Mối liên hệ giữa cha mẹ & con cái

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi SuTu, 12/11/2004.

  1. SuTu

    SuTu Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/9/2004
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Cali Today News – Trong các mối quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội thì mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là mối quan hệ quan trọng bậc nhất. Các sinh viên chọn ngành học là gia đình, tâm lý xã hội và săn sóc trẻ là những người phải theo dõi kỹ mối quan hệ này, xem tác động của nó lên quá trình thành hình bản chất cách ứng xử của đứa bé sau này, cũng như đã tác động ngược trở lại cha mẹ ra sao.

    1. Thuở còn nằm nôi:

    Theo tiến sĩ Laurence Steinberg, thuộc trường Đại học Temple, bản chất của mối quan hệ cha mẹ-con cái khi nó còn nằm ngửa là mối quan hệ “gắn bó” (attachment relationship), có vai trò rất hệ trọng trong việc phát triển đứa bé gần như mọi mặt sau này.

    Khi con khóc, cha mẹ ẵm bồng cho bú. Lúc nó rút lại gần thì cha mẹ ôm hôn. Ngày qua ngày, đêm từng đêm, cha mẹ tắm giặt, thay tả, nựng nịu, ru ngủ, truyện trò, hát ru… Với thời gian các cảm giác và chờ đợi tăng trưởng. Đứa bé cảm thấy an toàn, khoái trá, yên ổn, cha mẹ thì mệt nhoài nhưng sung sướng, hạnh phúc, vui mừng. Đứa bé dần dần cảm nhận cha mẹ là những người“khá đặc biệt”, hễ… mình làm mình làm mẩy một chút là ổng bả quýnh lên liền! Đến độ chỉ có cha mẹ, nhất là người mẹ “đoán” được nhu cầu của con mình trúng phóc khi nó mới trở mình một chút.

    Người ta khảo sát xem phản ứng của đứa trẻ như thế nào khi nó bị cách ly kẻ sinh thành và khi được đoàn tụ lại với họ. Cuộc thí nghiệm này có tên là “Strange Situation”, trong đó đa số trẻ con phát triển cái mà các nhà tâm lý gọi là “secure attachment”. Khi được đoàn tụ lại với cha mẹ sau nhiều phút hay nhiều giờ xa cách, trẻ con có 2 cách: nếu bị bực mình, sợ hãi, đứa bé thường muốn được ẵm bồng ngay và vỗ về; ngược lại nếu hài lòng, nó mỉm cười, nói chuyện líu lo hay đôi khi còngiơ tay… cho đồ chơi cho cha mẹ nữa!

    Sau này người ta thấy đứa bé nào may mắn có được “secure attachment” thường phát triển thành những người có liên hệ xã hội với nhiều người khác một cách thành công. Trong lúc mối quan hệ giữa cha mẹ con cái vẫn tiếp tục trên căn bản bền vững của lòng tin cậy lẫn nhau thì mối liên hệ này sẽ làm đà cho mối quan hệ của đứa bé sau này với tất cả những ai ngoài cha mẹ của nó ra.

    Người ta nhận thấy người mẹ có vai trò bậc nhất đối với con cái trong giai đoạn này. Người mẹ nào trả lời các kêu gọi của con mình một cách thích hợp, chu đáo tận tâm và tràn lòng thương yêu sẽ cung cấp cho con mình bầu không khí để đứa bé có được “secure attachment”.

    2. Giai đoạn từ 18 tháng đến 9 tuổi:

    Với thời gian, mối liên hệ cha mẹ-con cái sẽ thay đổi sự tập trung,thay vì nuối nấng, ẵm bồng và tạo sự an ninh dễ chịu cho đứa bé, bây giờ vì đứa bé đã biết đi, chạy chơi cùng khắp nên cha mẹ bắt đầu chú ý tạo bản lề cho cung cách giao tiếp xã hội của đứa bé (social behavior). Cha mẹ vừa phải nuôi con, vừa phải chuẩn bị dạy con “học ăn, học nói, học gói, học mở” cho cuộc sống xã hội của nó sau này.

    Cho đến 2 tuổi thì sự “giám sát đôi” này có tính nội tại, chưa rõ. Từ 3 tuồi trở lên nó trở thành ngoại tại (explicit).

    Khoảng từ 30 năm nay, một loạt nghiên cứu về mối liên hệ giữa cha mẹ con cái cho thấy có 2 kích thước giao nhau, đều đóng vai trò trong việc phát triển cung cách tâm lý của đứa bé: cha mẹ đã đáp ứng ra sao (how responsive the parents are) và đã đòi hỏi ra sao (demanding). Những bậc phụ huynh có tính đáp ứng luôn nồng ấm đối với con cái, làm con cái vui tươi hớn hở và khá tự lập, dù tuổi còn nhỏ.

    Còn ngược lại cha mẹ nào có cách đáp ứng hời hợt, lạnh nhạt với nhu cầu của con sẽ có khuynh hướng cô đơn, cách biệt với con cái, thậm chí rất khắc khe với chúng. Họ sẽ không hứng khởi với con họ, cho dù con họ có thành công trên đường học vấn, vốn là loại cơ hội để chia xẻ niềm vui . Họ tỏ ra lãnh đạm ngay cả với nhu cầu bày tỏ tình cảm của chúng.

    Cha mẹ đòi hỏi sẽ có yêu cầu “thường xuyên cao” đối với đức hạnh của con cái vì nếu không họ sẽ bị xem có khuynh hướng chiều chuộng, quá dễ dãi. Cha mẹ thuộc loaị này ít kiểm soát, cũng ít hướng dẫn và thường thì hay nhượng bộ yêu cầu của con cái, nhiều khi họ biết yêu cầu của con là sai cũng thế.

    Các chuyên viên tâm lý cho là đứa bé sẽ có “khung cảnh phát triển tâm lý lý tưởng” nếu như có bậc cha mẹ vừa có tính đáp ứng vừa có tính yêu cầu vừa phải.
    Không thể nói “sinh con không sinh tính”, giáo dục con cái là nhiệm vụ cao nhất của bậc sinh thành, và cha mẹđược xem là “thành công” nếu con cái có sự phát triển sung túc và hài hòa về mặt tâm lý và xã hội với người xung quanh sau này.

    Hồng Quang theo “Looksmart”

    Nguồn: CaliToday.com
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi SuTu
    Đang tải...


  2. concòbébé

    concòbébé Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/10/2004
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Đồng ý, gia đình chính là cái nôi giáo dục đầu tiên của trẻ .
     

Chia sẻ trang này