[Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi thanhbatbai, 9/7/2011.

  1. thanhbatbai

    thanhbatbai Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/7/2011
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    85
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: [Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

    Mùa lạnh, mẹ cần cảnh giác viêm amidan cho con

    Dấu hiệu trẻ bị viêm amiđan có thể dễ nhận thấy là: trẻ ăn uống và nuốt mọi thứ trở nên khó khăn. Khi trẻ há miệng thì có thể nhìn thấy hai bên họng của trẻ bị sưng đỏ.

    Mùa lạnh là mùa trẻ thường hay bị ho, viêm họng do không được giữ ấm cẩn thận. Do đó, bệnh viêm amiđan hãy nhiễm trùng amiđan cũng phát triển hơn. Nếu bị viêm amiđan, trẻ có thể bị đau tai, sốt, đau đầu hoặc khi trẻ há miệng thì có thể nhìn thấy hai bên họng của trẻ bị sưng đỏ, có một lớp phủ màu trắng hoặc màu vàng có thể có thể được hình thành trên amiđan. Trẻ bị viêm amiđan cũng có thể thay đổi giọng nói và có hơi thở hôi. Ngoài ra, khi thấy trẻ có triệu chứng đau bụng và nôn những gì đã ăn thì cũng rất có thể đó là dấu hiệu viêm amiđan.

    Viêm amiđan gây ra bởi nhiễm trùng do vi khuẩn và nhiễm virus. Vi khuẩn gây nhiễm trùng ở đây là liên cầu khuẩn, do vậy cần được điều trị đặc biệt.

    Khi trẻ bị viêm amiđan, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều chất lỏng, nên ăn thực phẩm mịn, tránh ăn thực phẩm khô, cứng để giảm đau. Thức ăn như súp, kem, táo xay, và gelatin là một lựa chọn tốt. Thực phẩm nhiều gia vị cũng nên tránh. Trong phòng trẻ cũng nên để nhiệt độ mát mẻ để trẻ dễ thở hơn. Nếu trẻ bị viêm amiđan, các bác sĩ khuyên nên để trẻ nghỉ ngơi tối đa và nằm trên giường ít nhất là hai ngày. Các virus và vi khuẩn gây viêm amiđan dễ lây lan qua hắt hơi, ho hoặc sờ vào. Trẻ bị nhiễm bệnh nên được cho cách ly, kể cả đồ dùng của trẻ như khăn, quần áo... cũng nên để tách ra với các đồ dùng của gia đình để tránh ảnh hưởng.

    - Cha mẹ nên đưa con đi khám khi nghi ngờ con bị viêm amiđan. Bác sĩ sẽ kiểm tra họng, mũi, tai, kiểm tra nhịp tim... Nếu nghi ngờ có dấu hiệu viêm amiđan, bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm cần thiết. Đối với loại viêm này, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh phù hợp để "tiêu diệt" vi khuẩn gây bệnh. Còn nếu viêm do virus thì không có thuốc đặc trị, mà thay vào đó cơ thể phải có khả năng chống virus của chính nó. Khi con thường xuyên bị nhiễm trùng amiđan và con thấy khó thở vì của viêm amiđan, thì các bác sĩ sẽ khuyên nên cắt bỏ amiđan. Đây là liệu pháp điều trị cuối cùng mới cần áp dụng vì dù sao amiđan cũng rất quan trọng với hệ thống miễn dịch của cơ thể.

    - Sau khi phẫu thuật cắt amiđan, trẻ sẽ không phải chịu những cơn đau viêm họng và khó thở nữa. Phẫu thuật thậm chí sẽ không để lại bất kỳ vết sẹo nào. Một ngày trước khi phẫu thuật, đứa trẻ không được ăn hoặc uống gì, để tránh trường hợp trẻ bị nôn ra khi bác sĩ đang phẫu thuật. Trẻ làm phẫu thuật sẽ được gây mê và ca phẫu thuật chỉ diễn ra trong khoảng 20 phút. Bác sĩ sẽ phẫu thuật bằng cách đốt điện, do được gây mê nên trẻ sẽ không cảm thấy đau đớn gì. Sau phẫu thuật, trẻ cần được bổ sung nhiều nước, và sau một ngày có thể ăn các thức ăn mềm. Thông thường phải mất khoảng hai tuần để hoàn toàn hồi phục sau phẫu thuật và trẻ có thể trở lại hoạt động bình thường.

     
    Đang tải...


  2. DUYEN DOAN

    DUYEN DOAN Thành viên mới

    Tham gia:
    6/9/2011
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: [Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

    hii oanh dau de sau co gi con doc lai :">
     
  3. lananhplus

    lananhplus Thành viên mới

    Tham gia:
    2/10/2011
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: [Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

    Haizz cứ vào Ẳm thực bốn mùa là có hết mà :partyman:
     
  4. ngocnhi06

    ngocnhi06 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    29/3/2009
    Bài viết:
    2,363
    Đã được thích:
    424
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: [Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

    Nhiều kinh nghiệm hay quá, đánh dấu để còn hoch hỏi.
     
  5. metunglinh

    metunglinh Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    18/4/2009
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    65
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: 4 điều cấm kỵ khi chăm sóc trẻ sơ sinh

    Con tớ cứ 2h ti mẹ 1 lần, không kể thức hay ngủ.
     
  6. nguyenhien

    nguyenhien Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    27/1/2010
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    50
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: [Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

    Bài viết rất hay, thêm được nhiều kinh nghiệm chăm sóc bé.....
     
  7. cuacoi

    cuacoi Thành viên chính thức

    Tham gia:
    5/1/2011
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: [Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

    Cái này theo tớ thì không chuẩn lắm. Sữa Công thức thường nhiều chất hơn sữa mẹ nên con dễ bị táo hơn. Con nhà tớ bú mẹ 99%, mà ngày vẫn đều đều 2 lần, phân vàng hòa cà hoa cải, đẹp lắm.
    Còn 1 kinh nghiệm nữa mà tớ muốn chia sẻ với các mẹ là, trước khi đi ngủ buổi tối, hãy tập thói quen cho trẻ ti bình sữa công thức. Vì sữa công thức nhiều chất hơn sữa mẹ, giúp bé được no lâu, ngủ sẽ sâu giấc hơn và không quấy đêm mấy. Thứ nữa là cho bé ti bình 1 lần trên ngày để bé quen với việc ti bình. Chứ 1 số bà mẹ tớ biết, đến khi 4 tháng, quay trở lại đi làm, con nhất định ko chịu ti bình, mà phải dùng thìa đút, vừa lâu, lại vừa vất vả cho người trông ở nhà.
     
  8. thanhbatbai

    thanhbatbai Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/7/2011
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    85
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: [Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

    Nâng cao chỉ số thông minh cho trẻ từ những năm tháng đầu đời

    Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và đi đến kết luận: Việc dạy dỗ trẻ tốt từ khi chưa lọt lòng có thể làm tăng chỉ số thông minh (IQ) ở trẻ.

    Nâng cao IQ ngay từ trong bụng mẹ

    Trong thời kỳ mang thai, nếu thai phụ được sinh hoạt trong hoàn cảnh tốt, nghe những điệu nhạc du dương, êm dịu, thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật, ngắm phong cảnh đẹp hoặc đọc những cuốn sách hay… thì biểu đồ sóng siêu âm cho thấy hoạt động của các cơ quan hoặc phản ứng sinh lý của thai nhi đều diễn ra rất tốt. Còn ngược lại, nếu trong thời gian mang thai, người mẹ phải chịu những áp lực không thuận lợi từ điều kiện sống thì những biểu hiện hoạt động tích cực của thai nhi cũng kém đi.

    Các bà mẹ có thể tham khảo một số cách đơn giản sau đây để giúp nâng cao chỉ số IQ cho trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ

    Âm nhạc: Từ khi người mẹ biết mình đã có thai, nên cho thai nhi tiếp xúc với âm nhạc mỗi ngày và mỗi khi có thời gian cho đến khi trẻ ra đời. Tốt nhất là nhạc thiếu nhi, dân ca, nhạc nhẹ, nhạc cổ điển. Điều này sẽ kích thích sự phát triển tri giác, đem lại hiệu quả “an thần” cho thai nhi.

    Trò chơi: Khi người mẹ cảm nhận được sự vận động của thai nhi thì đã bắt đầu có thể chơi trò “vỗ một cái, động một cái; vỗ hai cái, động hai cái”. Trò chơi này kéo dài khoảng một tháng thì trẻ sẽ có những phản ứng phối hợp nhịp nhàng với động tác của mẹ.

    Nói chuyện: Từ tháng thứ 6 trở đi, hệ thống thần kinh thính giác của thai nhi đã có thể cảm nhận được nhịp tim và sự hô hấp của mẹ. Sau bảy tháng, sẽ dần dần có phản ứng với những âm thanh đến từ môi trường bên ngoài. Vì vậy, mẹ có thể “nói chuyện” với thai nhi một cách dịu dàng, điều này không chỉ kích thích sự phát triển thính lực của thai nhi mà còn làm thai nhi cảm thấy thoải mái hơn.
    Ăn uống: Những thai phụ có chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của trẻ sau này, đóng vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển trí não của trẻ.
    [​IMG]
    Từ lúc sinh đến 3 tuổi

    Giao tiếp bằng mắt: Những khoảnh khắc tuy ngắn ngủi này cũng đem lại những lợi ích cho trẻ. Khi trẻ mở to mắt, hãy nhìn vào mắt trẻ. Trẻ có khả năng phân biệt khuôn mặt từ rất sớm, và mỗi lần trẻ nhìn thấy bạn khả năng quan sát và trí nhớ của trẻ dần dần được hình thành.

    Cho trẻ bú sữa mẹ: Cố gắng cho trẻ bú sữa mẹ một thời gian dài. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, những trẻ được bú sữa mẹ có chỉ số IQ khá cao. Khi cho trẻ bú, bạn hãy tranh thủ hát cho trẻ nghe, đó chính là cơ hội tốt để “giao lưu” với trẻ.

    Tán gẫu: Lúc đầu chắc chắn bạn sẽ chỉ nhận được cái nhìn ngơ ngác của trẻ, hãy dừng lại một chút cho trẻ có cơ hội tham gia câu chuyện. Dần dần, trẻ sẽ “a…a…” trò chuyện với bạn cho mà xem.

    Xem phản ứng của trẻ: Cho trẻ tự soi mình trong gương. Ban đầu, có thể trẻ sẽ tưởng bóng mình trong gương là một đứa trẻ dễ thương nào đó, nhưng chẳng bao lâu sẽ đến lúc trẻ sẽ rất thích thú vẫy tay chào chính mình trong gương.

    Cù nhẹ vào chân trẻ: Bạn có thể cù nhẹ vào chân trẻ. Tiếng cười chính là hạt giống đầu tiên của sự hài hước. Bạn có thể nói rằng: “Mẹ đã bắt được con rồi!”, sau đó cù vào chân trẻ và dẫn dắt trẻ tham gia trò này.

    Chỉ ra sự khác biệt: Lấy hai bức hình có sự khác biệt, đưa cách mắt trẻ khoảng 20-30cm cho trẻ xem, trẻ sẽ xem đi xem lại và dần dần phát hiện ra sự khác nhau. Điều này rất có ích cho việc học chữ của trẻ sau này.

    Chia sẻ cùng trẻ những điều hai mẹ con nhìn thấy: Khi bế trẻ đi dạo, hãy chỉ cho trẻ những thứ bạn nhìn thấy và chia sẻ, trò chuyện cùng với trẻ. Như vậy trẻ sẽ có thêm cơ hội biết thêm nhiều từ mới cùng những sự vật ở thế giới xung quanh.
    Ca hát: Hãy học thêm thật nhiều bài hát, hoặc nếu có khả năng, bạn cũng có thể tự soạn một số bài hát để hát cho trẻ nghe. Các chuyên gia cho rằng âm điệu của những bài hát có liên quan tích cực đến việc học toán của trẻ sau này.
    [​IMG]
    Học tập ngay cả khi thay tã: Nhân cơ hội thay tã hãy chỉ cho trẻ biết cách gọi các bộ phận cơ thể hoặc tên của áo quần để giúp trẻ hiểu thêm về bản thân mình.

    Tạo niềm vui bất ngờ: Những lúc rảnh rỗi, bạn nên nhẹ nhàng vuốt ve mặt, bụng hoặc tay chân để tạo niềm vui cho trẻ. Lúc đó bạn hãy quan sát phản ứng và khả năng phối hợp của trẻ.

    Đọc sách: Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng trẻ 8 tháng tuổi đã có thể nhớ thứ tự của một số từ vựng trong những câu mà bạn nói với trẻ, điều này rất có lợi cho khả năng ngôn ngữ sau này của trẻ.

    Giúp trẻ cảm nhận: Bạn hãy chuẩn bị một ít loại vải khác nhau như tơ tằm, nhung, vải sợi thô…, rồi nhẹ nhàng cọ xát những loại vải đó trên bụng, ngực, lòng bàn chân của trẻ. Vừa làm vừa miêu tả cho trẻ nghe cảm giác sẽ như thế nào.

    Xem hình: Hình của những người thân hoặc họ hàng trong gia đình có thể giúp trẻ luyện trí nhớ. Chẳng hạn, khi bà nội gọi điện thoại cho trẻ, vừa để trẻ nghe giọng bà qua điện thoại, vừa đưa trẻ xem ảnh bà nội.

    Tự tập ăn: Trẻ khoảng 10 tháng tuổi đã có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, bạn có thể tập cho trẻ tự cầm thức ăn thử xem.

    Vượt chướng ngại: Đặt một số chướng ngại dưới sàn nhà, như: Gối ôm, gối tựa lưng, hộp giấy… sau đó bạn biểu diễn cho trẻ xem trước cách làm thế nào để vượt qua những thứ đó, nên bước qua hay nên bò phía dưới. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động.

    Mẹ và con cùng chơi: Khi trẻ sờ mũi bạn, bạn sẽ phùng hai má; trẻ kéo tai bạn, bạn phải le lưỡi ra; nếu trẻ đánh vào đầu bạn, bạn kêu lên một âm thanh khác lạ… Có thể lặp lại chừng ba bốn lần, sau đó có thể thay đổi quy luật và bắt trẻ đoán xem bạn sẽ làm gì.

    Theo: Afamily​
     
  9. lananhplus

    lananhplus Thành viên mới

    Tham gia:
    2/10/2011
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: [Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

    Nuôi con vất quá các mẹ ơi. Mình lại yếu không biết khi bé ra đời mình có chăm nổi không. Lo lắm!
     
  10. CxCy

    CxCy Thành viên mới

    Tham gia:
    17/1/2011
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: [Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

    danh dau de nghien cuu ..............
     
  11. đĩa thể dục

    đĩa thể dục Giảm Béo Nhanh 0932066389

    Tham gia:
    8/9/2010
    Bài viết:
    65,251
    Đã được thích:
    27,585
    Điểm thành tích:
    12,263
    Ðề: [Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

    EM cũng đang cbị làm mẹ nên fải bôkmark để học hỏi kinh nghiệm
     
  12. thanhbatbai

    thanhbatbai Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/7/2011
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    85
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: [Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

    Viêm gan B ở trẻ sơ sinh

    Trong các loại viêm gan do virus thì viêm gan B là nguy hiểm nhất. Trẻ em và người lớn đều có thể bị nhiễm virus viêm gan B, đặc biệt trẻ sơ sinh khi bị nhiễm thì hậu quả rất xấu có thể xảy ra.

    Nguyên nhân

    Ở Việt Nam, theo thống kê của một số tác giả có khoảng từ 10 - 13% số phụ nữ đang mang thai bị nhiễm virút viêm gan B. Đây là một tỷ lệ rất lớn. Sự lây truyền virút viêm gan B từ mẹ sang cho con trong thời kỳ mang thai là rất nguy hiểm. Mức độ nguy hiểm khác nhau tùy theo từng thời gian mang thai của người mẹ. Nếu người mẹ bị bệnh viêm gan B ở thời kỳ đầu của thai kỳ (3 tháng đầu) thì có tỷ lệ mẹ truyền mầm bệnh cho con khoảng 1% và vào 3 tháng giữa của thai kỳ lên tới 10%, đặc biệt nếu vào giai đoạn 3 tháng cuối từ 60 - 70%.

    Trẻ cần được tiêm ngừa vắc-xin viêm gan B

    Để đánh giá sự tiến triển của virút viêm gan B trong cơ thể người bị lây nhiễm, phương pháp thông thường và có thể áp dụng ở các phòng xét nghiệm của bệnh viện tuyến tỉnh là xác định HBsAg và HBeAg.

    Người ta thống kê cho thấy rằng, khi xét nghiệm máu của một người mẹ đang mang thai ở 3 tháng cuối mà thấy cả 2 loại HBsAg và HbeAg cùng dương tính thì tỷ lệ truyền bệnh từ mẹ sang cho con lên tới từ 90 - 100%. Tuy vậy, nếu xét nghiệm chỉ thấy HBsAg dương tính, trong khi đó HbeAg âm tính tỷ lệ người mẹ truyền bệnh cho con thấp hơn nhiều (khoảng 20%).

    Sự nguy hiểm

    Trẻ sơ sinh bị nhiễm virút viêm gan B bởi sự lây truyền từ người mẹ là một vấn đề nan giải trong công tác chữa bệnh. Số trẻ bị nhiễm virút viêm gan B từ người mẹ có thể trở thành viêm gan cấp tính, chiếm tỷ lệ khoảng từ 5 -7%.

    Số trẻ sơ sinh bị viêm gan cấp tính thường không có triệu chứng lâm sàng điển hình mà hầu hết là biểu hiện bệnh không rõ ràng.

    Viêm gan B cấp tính ở trẻ sơ sinh có thể có một số triệu chứng như vàng da, nước tiểu vàng, bú kém. Xét nghiệm máu sẽ thấy men gan và các chỉ số bilirubin máu cũng tăng rất cao. Các biểu hiện này rất dễ bị bỏ qua vì trẻ thường ở trong phòng thiếu ánh sáng và nhất là quan sát dưới ánh sáng đèn rất khó đánh giá hoặc có phát hiện được thì đôi khi có thể nhầm với trẻ vàng da sinh lý nên không đưa trẻ đi khám bệnh ngay.

    Người ta cũng thấy rằng có tới 50% số trẻ sơ sinh bị viêm gan B từ người mẹ có thể trở thành viêm gan mạn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành, thậm chí ung thư gan.

    Điều trị và phòng bệnh

    Khi trẻ sinh ra nghi ngờ bị viêm gan B, cần cho trẻ đi khám bệnh ngay ở cơ sở y tế có đủ điều kiện xét nghiệm. Sau khi khám bệnh xác định trẻ bị viêm gan B, cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và khi thấy trẻ vàng da thuyên giảm hoặc hết thì nên đưa trẻ đi khám định kỳ hàng tháng trong vòng khoảng 6 tháng.

    Đối với trẻ sau khi sinh ra mà không bị viêm gan B thì cần được tiêm phòng vắc-xin mũi 1 trong vòng 24 giờ sau sinh. Trẻ đó phải được tiêm phòng mũi thứ 2 sau một tháng cách mũi 1 và mũi thứ 3 khi trẻ được 2 tháng tuổi.

    Đối với phụ nữ nếu xét nghiệm máu chưa bị nhiễm virút viêm gan B, cần tiêm phòng vắc-xin ngay sau khi xét nghiệm. Đối với phụ nữ đang mang mầm bệnh virút viêm gan B muốn mang thai, cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

    Đối với phụ nữ chưa tiêm phòng vắc-xin mà trong thời kỳ mang thai bị viêm gan B càng cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để biết nên xử trí như thế nào, nhất là bị viêm gan B trong các tháng từ tháng thứ 3 của thai kỳ trở đi.

    Đối với các cặp vợ chồng mà cả hai chưa bị nhiễm virút viêm gan B, cần tiêm phòng để được an toàn khi người vợ mang thai. Nếu một trong 2 người bị nhiễm virút viêm gan B thì người còn lại cũng khẩn trương tiêm phòng vắc-xin ngay.
    Nguồn: PGS.TS. Bùi Khắc Hậu - Sức khỏe đời sống​
     
  13. mamut_dethuong

    mamut_dethuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    28/11/2009
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    336
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: [Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

    Oánh dấu để sau nay sẽ đọc lại, cám ơn những thông tin hữu ích của bạn nhe :D
     
  14. thanhbatbai

    thanhbatbai Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/7/2011
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    85
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: [Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

    Sữa mẹ - “ thực phẩm vàng” tăng cường sức khoẻ cho bé.

    Hiện nay, ước tính trên Thế giới có tới 2/3 số trẻ em tử vong dưới 5 tuổi có liên quan đến yếu tố nuôi dưỡng. Nuôi dưỡng không hợp lý là nguyên nhân trực tiếp của suy dinh dưỡng (SDD) và thiếu vi chất dinh dưỡng (thiếu vitamin A, thiếu sắt, thiếu Iốt, thiếu Kẽm).

    1. Sữa mẹ “ thực phẩm vàng” tăng cường sức khoẻ cho bé.

    “Sữa của động vật có vú là các chất lỏng có độ phức hợp rất cao và chỉ thích hợp với nhu cầu của con non của bản thân loài liên quan mà thôi” (Cơ sở sinh lý nuôi dưỡng trẻ nhỏ- theo Tổ chức Y tế Thế giới). Sữa mẹ là “thực phẩm vàng” và tốt nhất cho đứa con của mình.

    Mỗi bà mẹ nên biết rằng, nuôi con bằng sữa mẹ là điều phù hợp với tập quán nuôi con của các bà mẹ Việt nam từ bao đời nay. Nhìn từ góc độ khoa học, đó là phương pháp nuôi con khoa học nhất vì sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh, thích hợp, vệ sinh và an toàn nhất đối với trẻ mà không có một loại sữa bột nào, cũng như một sản phẩm thay thế sữa mẹ lại có được. Đó là do sữa mẹ có đủ năng lượng và các chất dinh duỡng cần thiết như chất đạm, béo, vitamin, chất khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự phát triển của trẻ.

    Thành phần sữa mẹ rất khác so với sữa bò, chất đạm( protein) trong sữa mẹ chủ yếu là các axit amin cần thiết, sữa mẹ luợng vitamin (A, C), chất khoáng (sắt, canxi) đều cao hơn sữa bò, ở tỷ lệ cân đối thích hợp cho việc tiêu hoá và hấp thu, vì thế trẻ bú sữa mẹ không bị thiếu máu, còi xương. Chất béo trong sữa mẹ là các axit béo không no, nhiều DHA, ARA có vai trò trong sự phát triển hệ thần kinh, trí não của trẻ.

    Ngoài các yếu tố về dinh dưỡng, sữa mẹ còn có các globulin miễn dịch. Trong sữa mẹ có lactoferin- một protein gắn với sắt, sự gắn kết này làm cho một số vi khuẩn có hại không phát triển được. Chất lysozym, một loại men có trong sữa mẹ cao hơn sữa bò hàng ngàn lần, chất này có tác dụng tiêu diệt một số vi khuẩn có hại và nhiều loại virus. Do đó, trẻ bú sữa mẹ ít bị tiêu chảy cũng như các bệnh nhiễm khuẩn khác. Sữa mẹ còn có yếu tố bifidus, một chất carbonhydrate có chứa nitơ, yếu tố này cần thiết cho sự phát triển của vi khuẩn lactobacillus bifidus, có vai trò biến một vài loại đường lactoza trong sữa thành axit lactic nên ngăn được sự phát triển của vi khuẩn và ký sinh trùng có hại, tăng cường hệ tiêu hoá.

    Trẻ bú sữa mẹ ít bị dị ứng, eczema hơn ăn sữa bò. Và một điều rất quan trọng là khi nuôi con bằng sữa mẹ, các bà mẹ có nhiều thời gian gần gũi với con, điều này rất có ích cho sự phát triển hài hoà của trẻ, gắn bó tình cảm mẹ con, bé lớn lên trong tình yêu thương sẽ phát triển tốt về tâm lý, thông minh khoẻ mạnh.
    [​IMG]
    2. Nuôi con bằng sữa mẹ - tăng cường sức khoẻ cho mẹ

    Nhiều nghiên cứu đã chứng minh NCBSM không những có lợi cho sức khoẻ của con mà còn bảo vệ sức khoẻ cho cả mẹ trước mắt và lâu dài. Cho con bú giảm được nguy cơ băng huyết, thiếu máu sau sinh, giúp cho trẻ và mẹ hình thành sự gắn bó tình cảm mẹ con, giảm sự lo âu trầm cảm sau sinh, giảm nguy cơ ung thư vú, buồng trứng, loãng xương khi về già. Bà mẹ cho con bú sẽ nhanh chóng hồi phục cân nặng, vóc dáng ban đầu. NCBSM là một trong những biện pháp tránh thai an toàn và đạt hiệu quả cao nhất nếu bà mẹ cho con bú mẹ hoàn toàn trong giai đoạn 6 tháng đầu.

    3.Để mẹ có đủ sữa

    Muốn có sữa cho con bú thì ngay trong thời kỳ có thai mẹ cần được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, có chế độ nghỉ ngơi, lao động hợp lý, tinh thần thoải mái, giúp người mẹ tăng cân tốt ( 10-12kg), đó là nguồn dự trữ mỡ để sản xuất sữa sau sinh.

    Khi cho con bú điều trước tiên cần phải quan tâm là người mẹ phải kiên trì, tin tưởng vào việc NCBSM, luôn được gia đình, người thân, bạn bè quan tâm giúp đỡ, động viên khuyến khích tạo điều kiện để cho bú, nhất là khi đi làm trở lại. Trong thời gian nuôi con, mẹ cần ăn đủ chất, uống đủ, ngủ đẫy giấc. Có chế độ ăn uống bồi dưỡng hơn bình thường, nên ăn thêm hoa quả chín để đủ vitamin. Chú ý uống nhiều nước( 1.5 – 2 lít/ ngày). Nên hạn chế các thức ăn gia vị như ớt, hành, tỏi có thể qua sữa gây mùi khó chụi trẻ dễ bỏ bú. Khi cho con bú nên hạn chế dùng thuốc vì một số thuốc có thể qua sữa gây ngộ độc, hoặc làm giảm bài tiết sữa.

    Nếu mỗi em bé sinh ra đều được nhận dòng sữa mẹ ngay từ khi chào đời thì chắc chắn bé sẽ lớn lên khỏe mạnh, thông minh và phát triển tốt cả tinh thần và thể chất.

    TS.BS Cao Thị Hậu​
     
  15. thanhbatbai

    thanhbatbai Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/7/2011
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    85
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: [Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

    16 thực phẩm mẹ ăn để nhiều sữa cho con


    Sản xuất sữa mẹ có liên quan trực tiếp đến những gì mẹ ăn uống hàng ngày. Uống nhiều nước là rất quan trọng, nhưng thực phẩm ăn uống lại là một yếu tố cần thiết.


    Làm mẹ là một "thành tựu" suốt đời hay đúng hơn là bạn có thể coi đó như là một "trách nhiệm" suốt đời! Ngay khi sinh con, việc các mẹ quan tâm đầu tiên bao giờ cũng là có đủ sữa cho con không và làm sao để có nhiều sữa cho con.

    Sản xuất sữa mẹ có liên quan trực tiếp đến những gì mẹ ăn uống hàng ngày. Uống nhiều nước là rất quan trọng, nhưng thực phẩm ăn uống lại là một yếu tố cần thiết. Các thực phẩm chứa nhiều calo là một nguồn cung cấp dồi dào các chất dinh dưỡng có thể hỗ trợ việc cho con bú.

    Có một số thực phẩm bao gồm phytoestrogen, thuốc an thần thực vật tự nhiên, sterol thực vật, saponin và tryptophan và là nguồn cung cấp phong phú các khoáng chất và cân bằng tốt các chất béo đảm bảo chức năng hoạt động tối ưu của các tế bào và thần kinh, giúp kích thích tuyến sữa và sản sinh sữa nhiều hơn.
    [​IMG]
    Các mẹ có thể tham khảo các loại thực phẩm có lợi sau:

    • Thì là (Saunf):
    Đây là loại thảo dược nổi tiếng với hiệu quả tăng nguồn sữa. Trong thì là có chứa các hợp chất như anethole, dianethole và photoanethole. Theo một báo cáo năm 1980 được công bố trên tạp chí Journal of Ethnopharmacology, các hợp chất này có thể kích thích sự sản xuất estrogen và prolactin - cần thiết để sản xuất sữa mẹ. Cây thì là có thể ăn sống hoặc nấu chín, ví dụ, hấp, xào trong bơ và sau đó nấu trong một chút nước. Theo khuyến nghị các chuyên gia, rau thì là chỉ được sử dụng cho một vài tuần.

    • Cỏ cà ri (Methi):
    Loại thảo dược tự nhiên này kích thích tuyến sữa trong vú để sản xuất sữa nhiều hơn. Cỏ cà ri thường được sử dụng để tăng nguồn cung cấp sữa trong ngắn hạn. Tuy nhiên, thảo mộc này cũng có thể được sử dụng một cách an toàn trong một thời gian dài. Phụ nữ có thể sử dụng loại thảo dược này cho đến sữa mẹ đầy đủ hơn.

    • Nghệ (Haldi): Nghệ có tính chất lactogenic và cũng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng viêm.

    • Hạt mè (Til):
    Hạt mè đen được sử dụng để tăng sản lượng sữa mẹ ở các quốc gia châu Á. Gạo lức, hạt vừng trắng cũng có hiệu quả và dễ dàng hơn trong việc tiêu hóa.

    • Mơ (Khubani):
    Quả mơ chứa nhiều vitamin C và các vitamin khác có lợi cho em bé, đồng thời lại tăng nguồn sữa mẹ nếu mẹ chịu khó ăn quả mơ mỗi ngày.

    • Cà rốt, củ cải (Shakharkand): Những loại rau màu đỏ có đầy đủ beta-carotene là rất cần thiết trong thời kỳ cho con bú.

    • Rau xanh: Rau lá xanh là một thực phẩm được khuyến cáo là có thể đẩy mạnh nguồn cung cấp sữa mẹ vì chúng là nguồn tiềm năng khoáng sản, vitamin, enzyme và phytoestrogen có hỗ trợ cho con bú.

    Mùi tây (Ajmooda): Mùi tây là một loại thảo dược giúp tăng sản xuất sữa mẹ.

    • Tỏi: Từ xa xưa, tỏi đã nổi tiếng về tác dụng y tế. Mặc dù mẹ ăn tỏi có thể khiến sữa có mùi nhưng theo các chuyên gia thì nếu mẹ ăn tỏi thì con sẽ bú tích cực hơn và bú nhiều sữa hơn.

    Gừng: Với những mẹ có nguồn sữa ít thì có thể thử dùng gừng để cải thiện nguồn sữa của mình xem sao.

    Đu đủ xanh: Đu đủ xanh có chứa các enzym, vitamin và khoáng chất, bao gồm cả vitamin C, A, B và E. Đu đủ xanh là loại trái cây chưa chín và nó cần phải được nấu cho mềm để mẹ dễ ăn hơn.

    Ngũ cốc và đậu: Các hạt nguc cốc được sử dụng phổ biến nhất bao gồm yến mạch, kê, và gạo. Các cây họ đậu nên được bổ sung trong chế độ ăn uống của mẹ bao gồm đậu đen, đậu xanh và đậu lăng.
    [​IMG]
    • Quả hạch: Quả hạch cung cấp, hỗ trợ nguồn sữa, bao gồm hạnh nhân, hạt điều.

    • Chất béo và dầu:
    Chất béo khỏe mạnh đóng một vai trò quan trọng trong chuyển hóa tế bào và thần kinh. Các loại chất béo một bà mẹ ăn sẽ ảnh hưởng đến thành phần của chất béo trong sữa của mình. Hãy loại bỏ các chất béo không lành mạnh như dầu thực vật hydro hóa...

    Yến mạch (Jaee hoặc Avena sativa): Đây là một trong các loại thực phẩm bổ dưỡng có chứa protein, vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng nuôi dưỡng các dây thần kinh, hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất béo và nâng cao tinh thần. Nó là một cách tiềm năng để tăng nguồn sữa mẹ. Theo một số chuyên gia tư vấn cho con bú, yến mạch có thể hỗ trợ cho con bú vì chúng rất giàu chất sắt. Ngoài ra, yến mạch hoạt động như thuốc chống trầm cảm và antispasmodics và làm gia tăng mồ hôi.

    Tảo spirulina: Đây là một loại tảo xanh không độc hại và có ích trong việc tăng nguồn cung cấp sữa và các chất béo của sữa ở một số bà mẹ cho con bú. Nó có chứa các protein, enzyme, chất khoáng, vitamin, chất diệp lục và các axit béo thiết yếu. Spirulina là chất dinh dưỡng được hấp thu dễ dàng, dễ tiêu hóa.

    Theo: Afamily​
     
  16. sweetxuka

    sweetxuka WEB :sweetxuka.vn 091.209.3902/ 0973.304.1066

    Tham gia:
    16/6/2009
    Bài viết:
    22,942
    Đã được thích:
    5,217
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ðề: [Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

    Topic này hay quá, mình phải đánh dấu mới được!!!!!!!!!!
     
  17. UCHIN

    UCHIN Yêu Uchin nhất .

    Tham gia:
    5/9/2011
    Bài viết:
    8,737
    Đã được thích:
    2,061
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: [Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

    teng kiu bác. Em có thai mới dc 7w nên sẽ ngâm cứu dần là vừa bác nhỉ? Lần đầu có con chả biết gì cả.
     
  18. Csieunhan

    Csieunhan Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/9/2011
    Bài viết:
    662
    Đã được thích:
    82
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: [Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

    Topic hay ah, ủn lên cho các bà mẹ trẻ đọc hỏi ^^
     
  19. hanabi2410

    hanabi2410 HÀNG ÚC CÓ BILL

    Tham gia:
    9/1/2012
    Bài viết:
    1,425
    Đã được thích:
    297
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: [Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

    Tháng sau là mình sinh bé rồi,may quá lại thấy top này chồi lên
     
  20. nghesutho

    nghesutho Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    27/5/2012
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    75
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: [Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

    heheheheh, đánh dấu sau còn vào nghiên cứu cái nhể. Cam sơn mẹ chủ toppic nhé
     

Chia sẻ trang này