Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật Cảm ơn mẹ redseapro rất nhiều, (u)(u)(u) Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật, Nam mô A di đà Phật
Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật Nhân ngày Vía Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, mời các me nghe Chú đại bi có hình- có chữ để cùng chuyển nghiệp nào [video=youtube;_5Ho-x0ujJs]http://www.youtube.com/watch?v=_5Ho-x0ujJs[/video] Nam mô Bổn sư Thích ca mâu ni Phật Nam mô A di đà Phật
Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật Hôm nay mình được nghe bài này, chia sẻ các mẹ cùng nghe nhé [video=youtube;H2VrA-M-Q0w]http://www.youtube.com/watch?v=H2VrA-M-Q0w[/video] Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu Ni Phật Nam mô A di đà Phật
Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật Bản Bát nhã ba la mật đa tâm kinh bằng Phạn ngữ, có lời dịch tiếng Việt để hiểu thêm Bồ Tát Quán Tự Tại, Khi quán chiếu thâm sâu Bát Nhã Ba La Mật, Tức diệu pháp trí độ Bỗng soi thấy năm uẩn, Đều không có tự tánh Thực chứng điều ấy xong, Ngài vượt thoát tất cả Mọi khổ đau ách nạn. Nghe đây Xá Lợi Tử: Sắc chẳng khác gì không, Không chẳng khác gì sắc Sắc chính thực là không, Không chính thực là sắc Còn lại bốn uẩn kia, Cũng đều như vậy cả. Xá Lợi Tử nghe đây: Thể mọi pháp đều không, Không sinh cũng không diệt Không nhơ cũng không such, Không thêm cũng không bớt Cho nên trong tánh không, Không có sắc, thọ, tưởng Cũng không có hành thức, Không có nhãn, nhĩ, tỷ Thiệt, thân, ý, sáu can, Không có sắc, thanh, hương Vị, xúc, pháp, sáu trần, Không có mười tám giới Từ nhãn đến ý thức, Không hề có vô minh Không có hết vô minh, Cho đến không lão tử Cũng không hết lão tử, Không khổ tập diệt đạo Không trí cũng không đắc. Vì không có sở đắc, Nên khi vị Bồ Tát Nương diệu pháp Trí Độ, Bát Nhã Ba La Mật Thì tâm không chướng ngại, Vì tâm không chướng ngại Nên không có sợ hãi, Xa lìa mọi mộng tưởng Xa lìa mọi điên đảo, Đạt niết bàn tuyệt đối. Chư Bụt trong ba đời, Y diệu pháp Trí Độ Bát Nhã Ba La Mật, Nên đắc vô thượng giác Vậy nên phải biết rằng, Bát Nhã Ba La Mật Là linh chú đại thần, Là linh chú đại minh Là linh chú vô thượng, Là linh chú tuyệt đỉnh Là chân lý bất vọng, Có năng lực tiêu trừ Tất cả mọi khổ nạn, Cho nên tôi muốn thuyết Câu thần chú trí độ, Bát Nhã Ba La Mật Nói xong đức Bồ Tát Liền đọc thần chú rằng: Ga-tê ga-tê pa-ra-ga-tê pa-ra-săn-ga-tê bô-dhi sva-ha ( 3 lần ) hôm nay tâm mình loạn động quá, nghe kinh này cho thanh thản mời các mẹ cùng nghe [video=youtube;8eg83xMW3k8]http://www.youtube.com/watch?v=8eg83xMW3k8[/video] Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật Nam mô A di đà Phật
Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật BỮA ĂN CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHẬT Tâm Diệu Bất cứ ai quan tâm đến lịch sử Đức Phật đều muốn biết về bữa ăn cuối cùng của Ngài do ông Thuần Đà (Cunda) cúng dường, trong đó có món ăn sūkara-maddava như là nguyên nhân dẫn đến cái chết của Ngài. Theo Kinh Trung Bộ, trên đường đi về hướng Câu Thi Na (Kushinagar), Đức Phật và Tăng đoàn của Ngài dừng nghỉ tại khu vườn xoài của nhà ông Thuần Đà ở làng Pava. Thuần Đà hay tin liền đến ngay chỗ Thế Tôn đảnh lễ và nghe Ngài thuyết pháp. Sau khi nghe pháp, Thuần Đà phát tâm cúng dường bậc Đạo Sư và Tăng đoàn bữa ăn trưa ngày hôm sau tại nhà. Đức Thế Tôn im lặng nhận lời. Sáng sớm hôm sau Thuần Đà sửa soạn các món ăn “loại cứng, loại mềm và nhiều thứ Sūkara-maddava” để dâng cúng vào thời ngọ trai. (Hòa thượng Thích Minh Châu dịch sūkara-maddava là một loại mộc nhĩ) Trong bữa ngọ trai hôm đó, sau khi an vị chỗ ngồi, đức Thế Tôn nói với Thuần Đà “hãy mang món mộc nhĩ đã soạn sẵn cho ta, còn những món ăn khác hãy dọn cho chúng Tỳ kheo”. Chờ cho Thuần Đà dọn xong các món ăn, đức Thế Tôn bảo Thuần Đà đem chôn món ăn mộc nhĩ còn lại, vì Ngài biết rằng không một ai có thể “tiêu hóa được” khi ăn món mộc nhĩ này. Sau bữa ăn đó, bữa ăn cuối cùng, đức Thế Tôn bị nhiễm bệnh trầm trọng và Ngài quyết định lên đường đi tiếp đến Câu Thi Na, cách đó khoảng 15 cây số. ***** Kinh Đại Bát Niết Bàn trong Kinh Trường Bộ của Tam Tạng kinh điển Pāli với bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu mà chúng tôi dẫn chiếu trên là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất về bữa ăn cuối cùng của Đức Phật (vào khoảng 483 trước Công nguyên). Trong bản Việt dịch, Hòa thượng dùng chữ sūkara-maddava một lần và chuyển ngữ chữ này thành “món ăn mộc nhĩ” 6 lần trong suốt bản văn kinh. [01] Song hành với Kinh Trường Bộ Pali là Kinh Trường A Hàm Sanskrit, Hòa Thượng Thích Thiện Siêu dịch là “nấm chiên-đàn (chiên-đàn-thọ nhĩ)” và ghi chú là “Chiên-đà ở đây nên hiểu là quý báu. Thức ăn này theo chữ Pali là sūkara-maddavam, có nghĩa là một loại nấm hay rau mà loài heo ưa thích”. [02] Thật ra “sūkara-maddava” là một thuật ngữ đã gây tranh luận từ rất lâu trong giới học giả Phật Giáo, vì thế trong một số bản dịch Anh ngữ thuật ngữ này được để lại y nguyên. Sūkara-maddava được phân làm hai từ: "sūkara " và "maddava". Theo nhiều học giả Pali thì danh từ sūkara được dịch là "lợn / heo rừng" mà tính từ maddava được dịch là "được ưa thích, mềm mại, dịu dàng". Tuy nhiên, trong bài viết bằng Anh ngữ “How did the Buddha die?” Tiến sĩ Bình Anson, một học gỉa/hành giả Phật Giáo Nam Truyền thời nay cho biết: “thuật ngữ sūkara -maddava có nghĩa là (1) phần mềm của lợn hay heo rừng, (2) một loại mà giống lợn/heo rừng thích ăn, được cho là một thứ nấm (mushroom) hay loại nấm truffle, khoai lang hay tuber (LND: truffle là quả thể phát sinh từ nấm tuber mọc hoàn toàn dưới mặt đất). Trong một số bài bình luận khác, sūkara -maddava cũng được nhắc đến như là một loại "cây thuốc" (dược thảo) trong y học cổ Ấn Độ, hoặc là "măng non bị chà đạp bởi lợn". Tất cả các nhà sư học giả ngày nay đều đồng ý với ý nghĩa của "nấm hoặc nấm truffle", và tôi đồng tình với họ. Theo các quy tắc của tu viện, các nhà sư không được phép ăn thịt từ động vật đặc biệt bị giết để làm thức ăn cho họ. Ý nghĩa của sūkara -maddava là "thịt lợn / thịt heo rừng " không thích hợp ở đây. " (“sūkara -maddava may mean: (1) the tender parts of a pig or boar,(2) what is enjoyed by pigs or boars, which may be referred to a mushroom or truffle, or a yam or tuber. In some other commentaries, sukara-maddava was also mentioned as a "medicinal plant" in classic Indian medicine, or as "young bamboo shoots trampled by pigs". All the current scholar monks agree with the meaning of "mushroom or truffle", and I concur with them. According to the monastic rules, the monks are not allowed to eat meat from animals specifically killed to make food for them. The meaning of sukara-maddava as "pork/boar meat" is thus not appropriate here.”) [03] Ngoài ra, trong lời nói đầu cho bản dịch tiếng Đức Kinh Trung Bộ, Karl Eugen Neumann, một trong những học gỉa Phật Giáo sớm nhất của Đức Quốc đã trích dẫn từ một bản tóm lược các cây thuốc Ấn Độ thì có một vài cây thuốc bắt đầu với chữ sūkara và ông kết luận sūkara –maddava có nghĩa là một món ăn ngon của heo, một loại nấm truffles. [04] Trong bản dịch từ tiếng Pali sang tiếng Anh, học giả Rhys Davids cũng đã dịch thuật ngữ sūkara –maddava là “truffles” [05]. Một học gỉa khác là Arthur Waley trong một luận án viết vào năm 1932 (("Did Buddha die of eating pork?") đã giải thích sūkara –maddava có ít nhất bốn nghĩa: (1) thức ăn mềm của heo (pig's soft-food), (2) món ăn ưa thích của lợn (pig's-delight), (3) thực phẩm, chà đạp bởi lợn (pig-pounded) và ông liệt kê một số thực vật bắt đầu bắng chữ “pig” như sūkara -kanda (pig-bulb), sūkara -paadika (pig's foot), sukaresh.ta (sought-out by pigs). Và sau khi phân tích các chữ và nghĩa, ông cho rằng sūkara –maddava không có nghĩa là thịt heo mà chính là một loại thực phẩm mà heo ưa thích, một loại nấm truffles. Hơn nữa, Waley chỉ ra loại thực vật này là do dân địa phương xứ Ma Kiệt Đà (Maghada ) tức bang Bihar (Bắc Ấn) ngày nay đặt ra mà vùng Tây và Nam Ấn, nơi Phật Giáo Pali hoàn toàn không biết nên đã hiểu lầm sūkara –maddava là món ăn làm bằng thịt heo. [06]. Tưởng cũng nên biết rằng (1) Tại sao Phật dặn Thuần Đà đừng dọn cho các vị Tăng khác món ăn nấm và phải chôn phần còn dư của món này. Có phải Phật đã biết món ăn nấm đã bị nhiễm độc là cơ duyên cuối để Phật Niết Bàn nên không cho chư tăng khác ăn? Cho nên rất có thể đây là món ăn mộc nhĩ như Hòa Thượng Minh Châu dịch hay là món ăn nấm như đa số các học gỉa Phật Giáo thời nay đồng ý, vì loại nấm này, một loại nấm chỉ mọc ngầm dưới đất có thể bị nhiễm độc và chỉ có heo rừng mới tìm ra được mà thôi. (2) Một điều nữa cần biết thêm là vùng Pava, nơi cư ngụ của ông Thuần Đà là trung tâm truyền giáo của Kỳ Na Giáo thời Phật tại thế, một đạo giáo chủ trương triệt để ăn chay thuần, cấm sát sinh và cấm uống r***.[07] Nói tóm lại, phần lớn các học giả Phật giáo đều đồng ý với ý nghĩa của sūkara -maddava là "một loại nấm truffle", chứ không thể là thịt lợn hay thịt heo rừng vì các nhà sư không được phép ăn thịt từ động vật đặc biệt bị giết để làm thức ăn cho họ. Điều này cũng dễ hiểu vì Thuần Đà là một vị cư sĩ Phật tử đã quy y theo Phật, biết luật Phật, biết Đức Phật rất nhạy cảm đến nỗi khổ đau của chúng sinh, ngay cả việc Ngài không dùng sữa của bò trong mười ngày đầu khi bê con ra đời; nên ông không thể nào nỡ giết heo làm thịt cúng dường Phật. Đức Phật biết nhân duyên tịch diệt của Ngài đã đến, lại thêm lòng từ bi muốn tạo phước đức cho Thuần Đà nên Ngài quyết định dùng bữa ăn do Thuần Đà cúng dường, cho dù không dùng bữa ăn ấy thì ngày giờ Niết Bàn của Đức Thế Tôn cũng được Ngài quyết định từ ba tháng trước [08]. Để xóa tan nghi ngờ và niềm hối hận trong lòng của cư sĩ Thuần Đà vì nghĩ rằng chính thức ăn mà mình dâng cúng làm cho đức Thế Tôn Niết Bàn. Đức Phật bảo Ngài A Nan hãy đến trấn an tinh thần Thuần Đà. Tâm Diệu
Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật TAM PHÁP ẤN (Three Characteristic marks of the Buddha’s Teachings) Ban Hoằng Pháp GHPHVN Tam pháp ấn: vô thường, khổ và vô ngã chính là ba dấu ấn mang tính pháp định, dùng để ấn chứng, chứng nhận tính xác thực của Chánh pháp. Mọi giáo lý của đạo Phật, tất yếu đều phải mang các pháp ấn, nếu thiếu một trong những pháp ấn đó thì giáo lý ấy chắc chắn không phải Chánh pháp, lời Phật dạy. Chính vì tính chất quan trọng này mà Tam pháp ấn luôn được nhắc đến trong hầu hết kinh điển, từ Kinh tạng Nam truyền đến Bắc truyền. Đức Phật từng dạy Tôn giả La Hầu La: Này Ràhula, mắt, tai…; sắc, thanh…; sắc, thọ… và thức là thường hay vô thường? Là vô thường, bạch Thế Tôn (Vô thường). Cái gì là vô thường là khổ hay vui? Là khổ, bạch Thế Tôn (Khổ). Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu xem cái ấy: Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi? Thưa không, bạch Thế Tôn (Vô ngã). (Kinh Tương Ưng II, Tương Ưng Ràhula, phẩm 1) Ba dấu ấn vô thường, khổ và vô ngã của giáo lý đạo Phật luôn là khuôn mẫu, thước đo nhằm đảm bảo mọi tư duy, ngôn thuyết, diễn giải, thực hành của người Phật tử đúng Chánh pháp. Ngoài ra, Đức Phật cũng còn dạy về Tứ pháp ấn là vô thường, khổ, vô ngã và Niết bàn hay vô thường, khổ, vô ngã và Không (Kinh Tăng Nhất A Hàm). Tuy nhiên, đấy chỉ là sự triển khai, mở rộng yếu tố vô ngã của Tam pháp ấn. Bởi lẽ, Niết bàn chỉ là tên gọi khác của vô ngã và Không cũng là một cách nhìn khác về duyên khởi. Các pháp đều do điều kiện, nhân duyên tạo thành, vì thế chúng vô ngã. Do vậy, có thể xem vô thường, khổ và vô ngã là một định thức chuẩn mực, tổng quát của Tam pháp ấn và cả Tứ pháp ấn. Pháp ấn thứ nhất: Vô thường Pháp ấn đầu tiên là vô thường. Vô thường, tiếng Phạn là Anitya, hàm nghĩa sự biến chuyển, thay đổi, không cố định. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng trên thế gian đều vô thường. Nói cách khác, sự vật không bao giờ đứng yên hoặc mang tính đồng nhất bất biến mà luôn vận động, lưu chuyển. Từ sơn hà, đại địa cho đến cỏ cây, hạt bụi và cả thân tâm con người luôn biến đổi, không bao giờ cố định và phải chịu sự tác động của vô thường. Không chỉ trong thế giới vật chất mà ngay cả trong thế giới tâm thức, vô thường vẫn luôn hiện hữu. Con người, theo Phật giáo, là hợp thể của năm uẩn. Trong đó, phần thân thể vật chất tứ đại (sắc uẩn) thuộc về Sắc và phần tinh thần gồm cảm thọ, tri giác, tư duy và nhận thức thuộc về Danh. Năm uẩn hay danh-sắc này luôn ở trong trạng thái biến đổi như một dòng sông chảy mãi không ngừng trong đời sống con người. Thân thể con người nếu nhìn thật sâu vào bản chất, nó chỉ là một trạm trung chuyển của các yếu tố tứ đại. Đất nước gió lửa từ bên ngoài đi vào thân, sau đó lại đi ra và vòng tròn đó luân chuyển bất tận. Nhờ sự vận hành ấy, thân này được nuôi dưỡng, lớn lên, già đi rồi hoàn trả về cho tứ đại. Vì thế, khi các yếu tố tứ đại bị mất quân bình, bệnh tật xảy ra và khi dòng chảy tứ đại ngừng luân chuyển, cái chết ập đến. Quá trình này, con người chỉ điều khiển được một phần, còn đa phần là mất tự chủ. Vì thế, chuyện sống chết, còn mất, có không của thân này như gió thoảng, mây bay. Về tâm lý của con người cũng vậy, các trạng thái tâm lý luôn thay đổi, chuyển biến trong từng sát na. Tâm thức con người với muôn ngàn ý niệm tuôn trào, trôi chảy như thác lũ. Tất cả vui buồn, thương ghét, tha thứ hay hận thù v.v..., luôn hiện khởi và vận hành trong tâm thức. Tuy vậy, chúng ta cần phải cám ơn vô thường. Bởi thực tế, nếu không có vô thường thì sẽ không có sự sống và phát triển. Nếu hạt lúa thường tại thì nó không bao giờ nảy mầm để trở thành cây lúa cho ra những hạt gạo trắng được. Nếu sự vật không vô thường thì lịch sử tiến hóa của nhân loại sẽ không phát triển. Nếu thân thể không vô thường thì con người sinh ra không thể lớn lên. Và nếu không có sự tác động của vô thường thì chúng ta sẽ không bao giờ có hy vọng chuyển hóa, đoạn tận các tập khí tham ái phiền não đang tiềm ẩn sâu kín trong nội tâm chúng ta. Giáo lý vô thường đem lại tuệ giác, nhận thức đúng về bản chất của các pháp đồng thời mang lại niềm tin cho mọi nỗ lực chuyển hóa, sáng tạo và phát triển của con người. Vì thế, vô thường là một khuôn dấu của Chánh pháp; những giáo lý nào không mang đặc tính của ấn pháp này thì không phải là Phật pháp. Pháp ấn thứ hai: Khổ Khổ, theo Hán tự, có nghĩa là đắng, tức mọi sự đau khổ trong đời chứa đựng nhiều đắng cay… Tiếng Pàli, khổ là Dukkha, ngoài ý nghĩa là cảm giác khổ đau, bức bách, khó chịu, nóng bức còn mang ý nghĩa sự bất toàn; thế gian vốn trống rỗng, đáng khinh miệt, không đáng để bám víu (Narada, Đức Phật và Phật pháp, tr.88). Khổ đau trong đời sống con người rất phổ biến, thường được trình bày qua tám phương diện là: Sanh là khổ. Già là khổ. Bệnh là khổ. Chết là khổ. Phải sống chung với người mình không thích là khổ. Phải xa lìa những người thân yêu là khổ. Cầu mong mà không được là khổ. Chính thân ngũ uẩn là khổ. Sự thật về khổ đau này được Đức Phật nói cho năm vị đệ tử ngay trong pháp thoại đầu tiên (Kinh Chuyển Pháp Luân) tại vườn Nai. Khổ còn được phân biệt thành ba loại là khổ khổ, hoại khổ và hành khổ. Khổ khổ có nghĩa là các cảm thọ khó chịu, thuộc khổ thọ. Những cảm giác thống khổ, đau đớn trong thân thể và các trạng thái tâm - sinh lý bất an đều là khổ thọ, loại khổ thứ nhất. Hoại khổ có nghĩa là sự thay đổi, biến chuyển, tiêu hoại tạo ra khổ. Nói cách khác, sự biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, sự biến hoại theo khuynh hướng xấu trong cơ chế tâm-sinh-vật lý của con người đem lại sự bất an, khổ đau là hoại khổ. Hành khổ nghĩa là các pháp do nhân duyên tạo thành đều vô thường, sinh diệt trong từng sát na nên tạo ra khổ. Thân thể, thế giới, hoàn cảnh sống, các trạng thái tâm lý của con người như đã nói đều do nhân duyên sinh nên phải chịu sự tác động của vô thường. Vô thường, thay đổi thì đưa đến khổ. Cho nên trong các hành, các hiện tượng đều chứa sẵn mầm mống của khổ, gọi là hành khổ. Tuy nhiên, mọi khổ đau đều xuất phát từ nội tâm bất an và có cội rễ từ vô minh, ái dục. Mặc dù vô thường là căn nguyên của mọi đau khổ trong cuộc sống nhưng nguyên nhân chính của khổ nằm trong nhận thức và thái độ sống tích cực hay tiêu cực của con người. Sự vật luôn luôn biến đổi vô thường mà chúng ta cứ tưởng và mong ước chúng sẽ thường còn, tồn tại mãi mãi. Chính nhận thức sai lạc, cho những gì vô thường là thường tại cho nên phát sinh mọi khổ đau. Cần phải nhận diện khổ đau để chấp nhận đồng thời tìm ra nguyên nhân và phương pháp diệt khổ. Như vậy, khổ đau là chân lý đầu tiên của Tứ diệu đế. Chỉ cần nhận thức toàn triệt về khổ thì các chân lý khác sẽ hiển bày. Do vậy, cần được quán sát, nhận thức thường trực về khổ đau trong thực tại cuộc sống và cả trong ý thức. Chúng ta chỉ có thể trị được bệnh khi ý thức là chúng ta đang bệnh. Cũng vậy, con người muốn giải thoát khổ đau trong cuộc sống trước hết phải thừa nhận chúng ta đang bị khổ đau chi phối, bức bách thường trực. Chính sự ảo tưởng về cuộc đời là hạnh phúc, bị buộc ràng trong cuộc sống vật chất dễ dãi, con người không thể nào vượt lên để hướng đến giải thoát và an tịnh. Cần phải can đảm nhìn thẳng vào khổ đau để giải quyết, đó là nhận thức căn bản, phương châm tu tập xuyên suốt toàn bộ hệ tư tưởng của Phật giáo. Căn bản của kinh điển Phật giáo vẫn không ngoài khổ và con đường diệt khổ. Chính vì vậy, khổ là một khuôn dấu của Chánh pháp. Pháp ấn thứ ba: Vô ngã Vô ngã (Anatma) là giáo lý đặc thù của Phật giáo. Giáo lý này là hệ quả của quá trình quán sát một cách sâu sắc nguyên lý duyên khởi. Với pháp ấn Vô thường, chúng ta thấy được sự vận động trong tự thân của sự vật và toàn thể. Nếu nhìn sâu hơn qua lăng kính duyên khởi, ngoài sự vận động thì bản chất của sự vật luôn mang tính không đồng nhất. Mỗi sự vật, hiện tượng đều do các điều kiện, nhân duyên kết hợp, tương tác lẫn nhau mà tạo thành, do vậy tuyệt nhiên không có tính chủ thể, đồng nhất, bất biến trong nó. Vì thế, Phật dạy: “Các pháp vô ngã”. Khi thấy một chiếc lá vàng rơi, bình thường ta chỉ biết đó là chiếc lá vàng nhưng nếu nhìn sâu thì trong chiếc lá kia có những khoáng chất của đất, có ánh sáng mặt trời, có nước từ những đám mây, có gió của bầu trời… và có cả một chút bâng khuâng của lòng người. Như thế, chiếc lá kia được tạo thành từ những yếu tố không phải là chiếc lá, trong nó có đầy đủ cả vũ trụ. Từ chiếc lá xanh, theo thời gian chuyển qua lá vàng, đó là sự vận động vô thường, nhưng dù là lá xanh hay vàng thì trong bản chất của chúng cũng do những yếu tố không phải lá tạo thành (duyên khởi), chiếc lá vốn Vô ngã. Con người cũng vậy, là hợp thể ngũ uẩn sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Ngay trong bài pháp thứ hai tại Lộc Uyển, Đức Phật đã dạy tính vô ngã của thân năm uẩn: “Này các Tỷ kheo, sắc (thân thể) này là vô ngã. Này các Tỷ kheo, nếu trong sắc có ngã như vậy, sắc không phải chịu đau khổ và ta có thể ra lệnh “sắc phải như thế này hay sắc phải như thế kia”. Nhưng vì sắc không có ngã (vô ngã), nên sắc này còn phải chịu khổ đau và không thể có trường hợp (ra lệnh) “sắc này phải như thế này hay sắc này phải như thế kia”. Thọ, tưởng, hành và thức cũng giống như vậy (Kinh Vô Ngã Tướng). Trong kinh điển Bắc truyền, thiền quán về năm uẩn đều Không cũng là một trong những giáo lý trọng yếu “sắc chính là Không, Không chính là sắc; thọ, tưởng, hành và thức cũng đều như vậy” (Bát Nhã Tâm kinh). Bản chất của năm uẩn là Không, không chủ thể, Vô ngã. Tuy nhiên, vì nghiệp lực con người luôn lầm chấp thân năm uẩn này là một hữu thể đồng nhất, có một “linh hồn” trường cửu, bất biến, không thay đổi. Từ mê mờ về một cái “ngã, tôi” giả tạo ấy nên con người dễ dàng sanh ra tâm lý tham đắm, say mê, ôm ấp, bảo thủ và chấp chặt vào những gì thuộc về năm uẩn (cái của tôi). Thế nhưng, mọi sự vật hiện tượng luôn sinh diệt, chuyển biến trong từng sát na. Sự sinh thành và hoại diệt của năm uẩn là kết quả của các điều kiện nhân duyên và quá trình sanh già bệnh chết, hay hình thành, tồn tại-thay đổi, hoại diệt, tiêu hủy luôn là một sự thật cho mọi con người, mọi loài và mọi vật. Vì không nhận thức được tính vô ngã của vạn sự, vạn vật (vô minh) nên chấp thủ, tham ái phát sanh và đó cũng chính là cội nguồn của mọi tà kiến, khổ đau. Pháp ấn vô ngã không những xác quyết tính pháp định của Chánh pháp mà còn mang tính đặc thù của giáo lý đạo Phật. Chính vì lẽ ấy, Vô ngã là pháp ấn thứ ba trong Tam pháp ấn. Ứng dụng Tam pháp ấn trong tu tập Vô thường, Khổ và Vô ngã là ba đặc tính trọng yếu của giáo pháp. Mỗi pháp ấn có vai trò và chức năng khác nhau để nhận diện Chánh pháp. Tuy nhiên, dưới tuệ giác duyên khởi thì ba pháp ấn có quan hệ tương tức, hỗ tương gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong dấu ấn vô thường vốn hàm chứa dấu ấn của khổ và vô ngã, trong hai dấu ấn còn lại cũng tương tự. Giáo lý Tam pháp ấn ngoài chức năng thẩm định Chánh pháp còn cung cấp tuệ giác để soi chiếu thực tại nhằm phá tan mê mờ, tham ái, tà kiến để vượt thoát mọi chấp thủ khổ đau, đạt đến bình an, giải thoát. Một khi tâm tư của con người bị nhuốm màu chấp thủ, khi đó khổ đau có mặt. Hai ý niệm mà con người thường bị trói buộc là “cái tôi” và “cái của tôi”. Quan niệm sai lầm cho rằng mọi sinh thể đều có một bản chất đồng nhất hay một “ linh hồn” tồn tại mãi mãi và sự bảo thủ trong quan niệm, ý kiến và cho rằng ta luôn luôn đúng trong mọi trường hợp là căn để của khổ đau và làm chướng ngại sự thăng hoa tinh thần. Ý niệm “có một thực thể vô hình thường tại trong mỗi cá thể” đã hiện diện trong hầu hết các tôn giáo trước và đương thời Thế Tôn, đồng thời vẫn còn ảnh hưởng đậm nét trong đời sống tinh thần của nhân loại ngày nay. Do vậy, chừng nào con người liễu tri thế giới hiện tượng và chúng sanh vốn dĩ vô thường và vô ngã thì khi ấy khổ đau, tăm tối thật sự được diệt trừ. Tóm lại, ba khuôn dấu Vô thường, Khổ và Vô ngã là những nguyên lý cơ bản nhằm xác định Chánh pháp, tái thẩm định các lý thuyết, quan điểm và cả pháp môn tu tập của Phật giáo. Mặc dầu kinh điển Phật giáo cực kỳ đa dạng song tư tưởng hàm chứa trong các kinh điển ấy vẫn không ngoài quỹ đạo của ba pháp ấn. Hiện tại, vẫn còn rải rác đây đó những “kinh” sách lưu truyền trong chùa viện và giới Phật tử với danh nghĩa kinh Phật nhưng thiếu vắng ba dấu ấn Chánh pháp, đơn cử như Địa mẫu chơn kinh, Táo quân chơn kinh… Do vậy, cần nhận thức đúng về ba pháp ấn để thẩm định kinh điển và nhất là ứng dụng trong tu tập quán chiếu về năm uẩn. Mọi khổ đau của chúng sanh đều bắt nguồn từ những ràng buộc, chấp thủ do quan niệm sai lầm về một cái ngã thường tại, bất biến, vĩnh cửu. “Cái tôi” và “cái của tôi” là nguyên nhân của xung đột toàn diện trong mọi lĩnh vực của đời sống con người. Vì thế, giáo lý ba pháp ấn là chìa khóa để mở cửa giải thoát, làm nền tảng cho sự chuyển hóa phiền não, thành tựu tuệ giác và thăng hoa tâm linh.
Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật Cảm ơn mẹ redseapro, bài viết hay quá, Nhiều khi cứ nghe vô thường, vô ngã mà ko hiểu hết được ý nghĩa, bây h thì đã hiểu được 1 phần hôm nay chia sẻ cùng các mẹ bài thuyết pháp về "Sự khác nhau giữa Phước, Đức và Công Đức" nhé [video=youtube;Gt0ogqbFlr4]http://www.youtube.com/watch?v=Gt0ogqbFlr4[/video] Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật Nam mô A di đà Phật
Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật a di đà phật lầu rồi vì bận bịu công việc em giờ em mới vào clb nhà mềnh đựoc
Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật Mời các mẹ nghe thử một giọng hát làm lay động trái tim cả thế giới nhé! http://www.phatam.com/video/ani-choying-drolma/great-compassion-mantra-video_3c27e73f9-0.html
Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật hôm nay mình nghe bài này, chia sẻ với các mẹ Bố thí là gì? sao phải bố thí? [video=youtube;R-_8ha9ePvE]http://www.youtube.com/watch?v=R-_8ha9ePvE[/video] Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật Nam mô A di đà Phật
Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật Ngày càng nhiều hoa hậu, doanh nhân tìm đến cửa Phật Thực tập thiền có khả năng mang lại sự thư thái, bình an và hạnh phúc. Sau đây là kinh nghiệm hướng dẫn thiền của Sư cô tiến sĩ Hương Nhũ với giới hoa hậu và doanh nhân. Xin Sư cô cho biết nhân duyên nào có nhiều người đẹp như á hậu, hoa hậu Việt Nam học Phật pháp và thiền tập với Sư cô? Tất cả chỉ là nhân duyên. Vào tháng 9-2009 theo lời mời của Ban Tổ chức cuộc thi “Hoa hậu quý bà Đẹp và Thành đạt Việt Nam lần thứ I”, tôi đến thành phố biển Vũng Tàu để hướng dẫn thiền tập cho các thí sinh của cuộc thi này. Tôi còn nhớ, tối 21-9-2009, tại hội trường Nhà thi đấu đa năng TP.Vũng Tàu, 65 người đẹp được tuyển chọn từ 3 miền Bắc Trung Nam. Điểm đặc biệt của họ là đẹp và có cuộc sống thành đạt, tất nhiên họ theo nhiều tôn giáo khác nhau, thậm chí không theo một tôn giáo nào. Họ đang mệt mỏi từ thân thể đến tinh thần vì phải trải qua những ngày luyện tập và thi thố tài năng với quyết tâm giành chiến thắng. Chính tinh thần tranh giành thắng thua này đã tạo nên bầu không khí căng thẳng, đưa đến nhiều áp lực và cả stress cho các người đẹp. Do vậy, không hướng dẫn thiền tập ngay mà cũng không giảng cho họ những triết lý cao siêu của nhà Phật, tôi chỉ nói cho họ nghe những gì mà họ đang đối diện và những gì Ngày càng nhiều hoa hậu, doanh nhân tìm đến cửa Phật (1)Có thể là nguyên nhân trực tiếp khiến cho họ mệt mỏi, lo âu cũng như giải pháp tập buông xả và an lạc trong giây phút hiện tại. Sau thời pháp thoại, tôi hướng dẫn các thí sinh ngồi thiền. Sáng hôm sau, họ lại tiếp tục thực tập thiền hành tại thiền viện Chân Không - TP. Vũng Tàu. Sau giờ thiền tập, nhiều người đẹp đã đến nắm tay tôi, có vị rơi nước mắt muốn chia sẻ nhiều nỗi lòng của họ. Nhưng thời gian không còn nữa. Có lẽ buổi nói chuyện ngắn ngủi đêm ấy tại Nhà thi đấu đa năng TP.Vũng Tàu đã để lại một chút ấn tượng tốt đẹp nên sau cuộc thi, một số người đẹp vẫn tiếp tục giữ liên lạc với tôi để tìm hiểu thêm về đạo Phật. Còn cơ duyên Sư cô dạy thiền cho quý bà hoa hậu thế giới thế nào? Lại cũng là vấn đề nhân duyên nữa. Hai tháng sau đó (11- 2009), Ban Tổ chức lại mời tôi hướng dẫn thiền cho các thí sinh đến từ 76 quốc gia trên thế giới trong cuộc thi Hoa hậu quý bà thế giới được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam. Tôi cũng có một chút băn khoăn khi biết quý bà thế giới phần lớn là đạo Thiên Chúa, Tin Lành hoặc Hồi giáo nhưng tôi nghĩ thiền tập sẽ luôn cần thiết cho tất cả mọi người nên tôi nhận lời mời của Ban Tổ chức. Trước buổi thiền tập, tại khách sạn Imperial – TP.Vũng Tàu, quý bà đã thảo luận sinh động câu hỏi vì sao quý bà xinh đẹp, thành đạt và thậm chí nổi tiếng như ngày nay. Sau đó là buổi thiền tập rất vui và tư thế ngồi thiền của các thí sinh khá chuẩn xác. Sáng hôm sau họ cũng được hành thiền tại thiền viện Chơn Không. Nhiều thí sinh lấy làm tiếc vì Ban Tổ chức đã để cho quý thí sinh phải chia làm hai nơi để “chạy” chương trình, một nửa lên thiền viện tập thiền và một nửa ra bãi biển với một chương trình khác. Tưởng rằng mọi thứ đã kết thúc tại đó nhưng hai ngày sau, tôi nhận được phone của chị Đoàn Thị Kim Cúc – trợ lý Ban Tổ chức của cuộc thi Hoa hậu quý bà thế giới: “Thưa Sư cô, bà Betsheva - điều hành và quản lý các thí sinh đã yêu cầu Ban Tổ chức mời Sư cô ra Vũng Tàu nói chuyện cho họ nghe nữa, vì chương trình thi của quí bà nhiều căng thẳng và mệt mỏi nên họ muốn nghe Sư cô tiếp tục giảng về đề tài sống thiền như một thứ thức ăn tinh thần thưa Sư cô”. Và cuộc thi đã qua đi, nhưng một số hoa hậu quý bà ở một số nước vẫn giữ liên lạc với chúng tôi dù cuộc sống của họ rất bận rộn, họ tâm sự những ngày ở Việt Nam là những kỷ niệm khó quên đặc biệt là những phút giây ngồi thiền trong tiếng gió của biển và tiếng reo của những hàng dương ở thành phố biển Vũng Tàu. Giới doanh nghiệp luôn sống trong căng thẳng. Họ đã đến với Sư cô như thế nào? Ngày càng nhiều hoa hậu, doanh nhân tìm đến cửa Phật (2)Qua những lần chuyện trò sau cuộc thi hoa hậu tôi cũng không ngờ đó lại là cái duyên đem Phật pháp đến với một số nhà doanh nghiệp. Hiểu hơn một chút về họ tôi nhận thấy tuy là những người đẹp và có cuộc sống thành đạt, nhưng cũng như tất cả mọi người, họ vẫn mang nhiều có niềm trăn trở, băn khoăn về cuộc sống tâm linh. Phần lớn các doanh nhân đều thông minh, chu đáo, kỹ lưỡng và sáng suốt và thật ra, nếu không có những phẩm chất này thì họ khó thành công trong công tác kinh doanh. Với niềm tin tưởng, họ đã tâm sự với chúng tôi nhiều vấn đề liên quan đến đạo Phật và cuộc sống mà theo tôi, lời giải đáp thực tế nhất là giảng giải và hướng dẫn các phương pháp tu tập căn bản để giúp họ chuyển hóa đời sống vốn nhiều áp lực và căng thẳng này (theo khảo sát thì tỷ lệ doanh nhân Việt Nam bị stress đứng hàng thứ 3 trên thế giới (72%) sau Trung Quốc (76%) và Mexico (74%). Tiến sĩ Đoàn Thị Kim Hồng - Giám đốc Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ Ciat, là Hoa hậu thân thiện tại cuộc thi Hoa hậu quý bà thế giới tổ chức tại Ấn Độ chia sẻ: “Từng làm công tác tổ chức các cuộc thi Hoa hậu, như: cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam (2007), cuộc thi Hoa hậu quý bà Việt Nam (9/2009) và cuộc thi Hoa hậu quý bà thế giới (11/2009), tôi rất cảm ơn các thời pháp thoại và hướng dẫn thiền tập của quý sư, vì nhờ đó mà tinh thần của chị em thí sinh an lạc, thanh thản hơn. Tôi chủ trương pháp thoại và hành thiền là một chương trình chính thức trong các kỳ thi hoa hậu. Tôi vẫn thực hành thiền mỗi ngày và khuyến khích các em trong công ty thực hành thiền đều đặn và làm từ thiện nhiều hơn để làm đẹp cuộc sống của chính mình và làm đẹp quê hương”. Ngày càng nhiều hoa hậu, doanh nhân tìm đến cửa Phật (3)Cô Phạm Hồng Thắm - Tổng giám đốc Tập đoàn Giáo dục Âu Mỹ, là người đẹp đạt danh hiệu Hoa hậu Nhân ái trong cuộc thi hoa hậu quý bà Việt Nam 2009, hiện có 18 cơ sở với 22.000 học viên. Sau thời gian thực hành thiền tập, cô tâm sự: “Nhờ tinh thần sống thiền mà tôi đã giảm đi sự căng thẳng và mệt mỏi rất nhiều trong công tác kinh doanh. Tôi rất hạnh phúc khi giúp đỡ mọi người nâng cao đời sống tri thức và vật chất cũng như tâm linh. Đây cũng là cách mà tôi trả ơn cuộc đời”. Cô Lê Tú Lan - Giám đốc Công ty đầu tư xây dựng Vũ Kiều bộc bạch: “Những lúc tôi lạy Phật và trì chú Đại Bi là những giờ phút thanh thản và an lạc nhất trong ngày. Tôi không còn cảm giác âu lo hay buồn phiền. Có lẽ nhờ vậy mà tôi làm việc tốt hơn với niềm tin và hạnh phúc”. Còn cô Nguyễn Thị Ngọc Hường – cán bộ Chi cục Thuế tỉnh Bình Dương phát tâm trường chay và niệm Phật thì thổ lộ: “Tôi rất vui mừng khi hiểu ra một điều là không có con đường nào đem lại an lạc và hạnh phúc vĩnh hằng như đạo Phật. Với tôi bây giờ chỉ là sự quyết tâm thực hành lời Phật dạy thường xuyên mà thôi”. Đối với doanh nhân nam, Sư cô có giúp được gì cho họ? Không chỉ nữ giới, tôi cũng được biết Võ Kim Seng, pháp danh Đức Phú một nam doanh nhân ngành vàng bạc và đá quý tại thành phố Hồ Chí Minh, sau thời gian tu tập Seng đã tăng trưởng niềm tin nơi giáo pháp của đức Phật. Gần đây, Võ Kim Seng đã tâm sự: “Từ khi nghe theo lời Sư, dành thời gian tụng kinh Phổ Môn mỗi tối, Seng cảm thấy rất an ổn trong tâm và bắt tay vào những công việc kinh doanh mới với một tinh thần nhẹ nhàng thanh thản. Sư biết không, trước đây có những lúc Seng rất mệt mỏi, chán nản và muốn buông xuôi tất cả. Bây giờ thì khác rồi, Seng thật biết ơn Sư, biết ơn đức Phật đã cho Seng thêm niềm tin vào cuộc sống ”. Chúng tôi nhận thấy á hậu Trương Thị May có duyên lành gắn bó với Sư cô trong rất nhiều hoạt động như từ thiện, tham gia biểu diễn văn nghệ tại hội nghị Sakyadhita, hành hương xứ Phật. Có phải Trương Thị May được quen biết Sư cô trong kỳ thi hoa hậu các dân tộc 2007? Ngày càng nhiều hoa hậu, doanh nhân tìm đến cửa Phật (4)Không, á hậu Trương Thị May là Phật tử của Quan Âm tu viện nhiều năm trước đây, khi em còn rất bé, Sư bà đặt pháp danh cho May là Tâm Lạc. May ăn chay trường và có một nếp sống của một Phật tử thuần thành, mặc dù em là người mẫu và diễn viên điện ảnh. May và mẹ May thường gặp chúng tôi học hỏi Phật pháp và theo các Sư làm từ thiện cũng như đi hành hương chiêm bái ở nhiều nơi như Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản… Xin hỏi vui một chút, Sư cô giảng dạy ở Học viện PGVN tại TP.HCM và các khóa tu dành cho người lớn cũng như trẻ em, in kinh sách chữ nổi cho người mù, lại có nhiều nhân duyên với các người đẹp. Vậy công việc nào Sư cô yêu thích nhất? Nói theo lời Phật dạy thì người sứ giả Như Lai giữ tâm bình đẳng với tất cả Phật sự, nhưng thật lòng mà nói, Tăng Ni sinh của các trường Phật học và giới trẻ Việt Nam là chiếm nhiều tình yêu trong trái tim tôi hơn cả. Cám ơn Sư cô và chúc thân tâm thường an lạc. Theo Nguyễn Thành Công Đạo Phật ngày nay
Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật Giá mà chủ top tổ chức dc những buổi cộng tu thì tôt squas
Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật Nam mô A di đà Phật [video=youtube;eW2AQt2lFXI]http://www.youtube.com/watch?v=eW2AQt2lFXI[/video]
Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật Mẹ chồng em cũng đang trên đường tìm hiểu đạo phật, nhưng em đang lo bà đi lạc.....
Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật Chúng ta còn vô minh nên tìm được đúng đạo lý thì phụ thuộc nhiều vào Phúc đức và duyên. Nên lạy Phậy xin Phật gia hộ để tìm được minh sư. (u)
Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật Chùa Quán Sứ có mở lễ Tam Quy y- Ngũ giới cho các Phật tử vào hồi 14h ngày 19-2 Quý Tỵ, tức thứ 7, ngày 30/3/2013 Mời các mẹ có mong muốn Quy y Tam bảo đến đăng ký tại chùa. Hôm nay là ngày Vía Đức Phật thích ca nhập diệt Ngày 19-2 là ngày Vía Đức Quán thế âm Bồ tát giáng đản Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật Nam mô A di đà Phật