Toàn quốc: Tìm đại lý phân phối đồ dùng cho bé NK từ Mỹ, Munchkin,BornFree, Summer bán buôn, bán lẻ

Thảo luận trong 'ĐỒ CHO BÉ' bởi shinichi90, 9/1/2013.

  1. shinichi90

    shinichi90 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/12/2011
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Tìm đại lý phân phối đồ dùng cho bé NK từ Mỹ, Munchkin,BornFree, Summer bán buôn, bán

    8 cách để bé thích ăn rau, quả
    Trước tiên, hãy thử thêm rau xanh vào món ăn yêu thích của bé. Nếu bé thích pizza, thử kẹp pizza với rau xanh. Nếu bé thích ăn bánh mỳ, hãy kẹp vào đó dưa chuột hoặc những lát mỏng hoa quả tươi.

    Những mẹo khác khiến bé thích rau (quả), tổng hợp từ Gagazine:

    2. Luôn để sẵn hoa quả tươi trên bàn, trong tủ lạnh

    Các bé sẽ tiến thẳng đến chỗ đựng quả tươi và thích thú khi được tự tìm và ăn chúng. Cần cắt xẵn quả tươi và dự trữ trong những chiếc bát nhỏ. Đây là cách rất thuận tiện cho bữa ăn vặt của bé.
    3. Biến món ăn thêm thú vị

    Dầm quả tươi với sữa chua là một cách làm mới món ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể phủ lên bề mặt bánh gatô, bánh ngọt những lát quả tươi, mọng như xoài, dưa hấu hay dâu tây. Cũng có thể nhúng vài miếng dâu tây (lê, đào) được thái dạng hạt lựu lên bề mặt một cây kem ốc quế. Chuẩn bị một bữa salad hoa quả, với nhiều loại quả có hình dáng đa dạng, trộn lẫn với nhau.

    4. Giúp bé ‘cai’ nước ngọt bằng nước quả tươi

    Nước quả tươi giàu chất xơ. Một cốc nước quả tươi là phù hợp với bé 1-6 tuổi mỗi ngày.

    5. Rau xay nhuyễn được thêm vào canh thịt, món thịt hầm hoặc những món khác

    Nhiều bé rất lười ăn rau (nếu biết món đó được chế biến từ rau, bé kiên quyết chối từ). Để thêm rau xanh vào chế độ ăn của bé, cần giấu rau trong những món chứa thịt (bé không ngờ tới). Rau xanh có thể được hấp chín, xay nhuyễn rồi trộn thêm vào món thịt để bé không phát hiện ra.

    6. Không quên rau xanh cho mỗi bữa

    Thử cho nhiều rau vào bát của bạn; sau đó, động viên bé cùng làm như vậy. Các bé sẽ hào hứng bắt chước khi xung quanh, cả nhà cũng thích ăn rau. Dù bất kỳ lý do nào, cần có ít nhất một món rau trong bữa chính, một loại quả trong bữa phụ dành cho bé hàng ngày.

    7. Dụ bé cùng đi mua rau, quả

    Các bé rất thích được làm theo ý mình; vì thế, hãy rủ bé cùng đi chọn mua rau, quả ở chợ (siêu thị). Hãy để cho bé được tìm những loại rau, quả yêu thích và cho bé được nhặt (rau) hoặc rửa quả.

    8. Bộc lộ niềm vui khi được ăn rau, quả

    Nếu bé nhìn thấy mẹ hào hứng với việc ăn rau, bé sẽ vui lây. Nếu bạn không thường xuyên ăn rau (quả) thì bé cũng dần xa lánh hai món đó.
     
  2. shinichi90

    shinichi90 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/12/2011
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Tìm đại lý phân phối đồ dùng cho bé NK từ Mỹ, Munchkin,BornFree, Summer bán buôn, bán

    [8 CÁCH ĐỂ BÉ THÍCH ĂN RAU QUẢ]

    Trước tiên, hãy thử thêm rau xanh vào món ăn yêu thích của bé. Nếu bé thích pizza, thử kẹp pizza với rau xanh. Nếu bé thích ăn bánh mỳ, hãy kẹp vào đó dưa chuột hoặc những lát mỏng hoa quả tươi.

    Những mẹo khác khiến bé thích rau (quả), tổng hợp từ Gagazine:

    2. Luôn để sẵn hoa quả tươi trên bàn, trong tủ lạnh

    Các bé sẽ tiến thẳng đến chỗ đựng quả tươi và thích thú khi được tự tìm và ăn chúng. Cần cắt xẵn quả tươi và dự trữ trong những chiếc bát nhỏ. Đây là cách rất thuận tiện cho bữa ăn vặt của bé.

    3. Biến món ăn thêm thú vị

    Dầm quả tươi với sữa chua là một cách làm mới món ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể phủ lên bề mặt bánh gatô, bánh ngọt những lát quả tươi, mọng như xoài, dưa hấu hay dâu tây. Cũng có thể nhúng vài miếng dâu tây (lê, đào) được thái dạng hạt lựu lên bề mặt một cây kem ốc quế. Chuẩn bị một bữa salad hoa quả, với nhiều loại quả có hình dáng đa dạng, trộn lẫn với nhau.

    4. Giúp bé ‘cai’ nước ngọt bằng nước quả tươi

    Nước quả tươi giàu chất xơ. Một cốc nước quả tươi là phù hợp với bé 1-6 tuổi mỗi ngày.

    5. Rau xay nhuyễn được thêm vào canh thịt, món thịt hầm hoặc những món khác

    Nhiều bé rất lười ăn rau (nếu biết món đó được chế biến từ rau, bé kiên quyết chối từ). Để thêm rau xanh vào chế độ ăn của bé, cần giấu rau trong những món chứa thịt (bé không ngờ tới). Rau xanh có thể được hấp chín, xay nhuyễn rồi trộn thêm vào món thịt để bé không phát hiện ra.

    6. Không quên rau xanh cho mỗi bữa

    Thử cho nhiều rau vào bát của bạn; sau đó, động viên bé cùng làm như vậy. Các bé sẽ hào hứng bắt chước khi xung quanh, cả nhà cũng thích ăn rau. Dù bất kỳ lý do nào, cần có ít nhất một món rau trong bữa chính, một loại quả trong bữa phụ dành cho bé hàng ngày.

    7. Dụ bé cùng đi mua rau, quả

    Các bé rất thích được làm theo ý mình; vì thế, hãy rủ bé cùng đi chọn mua rau, quả ở chợ (siêu thị). Hãy để cho bé được tìm những loại rau, quả yêu thích và cho bé được nhặt (rau) hoặc rửa quả.

    8. Bộc lộ niềm vui khi được ăn rau, quả

    Nếu bé nhìn thấy mẹ hào hứng với việc ăn rau, bé sẽ vui lây. Nếu bạn không thường xuyên ăn rau (quả) thì bé cũng dần xa lánh hai món đó.
     
  3. shinichi90

    shinichi90 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/12/2011
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Tìm đại lý phân phối đồ dùng cho bé NK từ Mỹ, Munchkin,BornFree, Summer bán buôn, bán

    [20 CÁCH TRỊ BIẾNG ĂN CHO TRẺ]

    Phần 1

    Hẳn là đã không ít lần, bạn phải trổ đủ "ngón nghề" mới cho bé ăn nổi vài thìa cơm hay mẩu thịt. Và chắc bạn từng tự hỏi tại sao con người ta ăn uống dễ dàng thế kia, còn con mình thì... Đừng lo, vẫn còn nhiều cách có thể làm bé hứng thú hơn với chuyện ăn uống.

    Nếu con bạn ăn ít hơn những đứa trẻ khác, bạn đừng bận tâm. Nếu bé vẫn phát triển bình thường thì không có gì phải lo lắng. Con bạn hầu như không đói? Thật vậy! Với bản năng sinh tồn, bọn trẻ có thể chỉ ăn đúng cái và đúng lượng mà cơ thể chúng cần. Do đó, nên chấm dứt chế độ độc tài bên bàn ăn nhà bạn. Hãy để cho trẻ được quyết định nó sẽ ăn gì. Ngoài ra, dạ dày của trẻ nhỏ hơn của người lớn rất nhiều nên khẩu phần ăn của chúng nhiều nhất chỉ bằng một nửa của người lớn.

    Chiến tranh bên bát ăn hay xảy ra nhất khi bé lên 2-3 tuổi và rất hiếm khi thực sự liên quan đến sự ăn uống. Trẻ ở tuổi này đã bắt đầu muốn khẳng định mình. Bé đã để ý thấy những gì nó làm, nó nói đều có tác động đến những người xung quanh. Giờ đây, bé muốn thử "tự vệ". Bạn hãy cố gắng đừng để lộ ra là bạn muốn bát ăn của bé phải sạch trơn. Dần dần rồi bé sẽ hiểu ra rằng nó ăn không chỉ để mẹ vui, mà còn để không bị đói.

    Sự biếng ăn của trẻ đôi khi xuất phát từ những nguyên nhân khác. Thông thường khi nấu nướng, bạn chế biến món ăn theo khẩu vị của mình; nghĩa là bạn nấu món ăn mà chính bạn thích. Nhưng biết đâu, bé lại có khẩu vị hoàn toàn khác và cái món "chủ lực" của bạn thì bé lại ghét cay ghét đắng?

    Làm thế nào để trẻ thích ăn hay chí ít thì cũng không sợ ăn?

    1. Chỉ nên gợi ý cho bé ăn khi nó đã đói. Trẻ em thường chối bỏ thức ăn chẳng qua vì chúng chưa kịp đói. Thằng bé lười ăn của bạn hình như không bao giờ thấy đói? Cũng có thể do bạn đã không cho bé cơ hội ấy. Hãy thử trong vài ngày liền không liên tục ép bé ăn. Hãy đợi để tự bé phải nhắc đến bữa ăn.

    2. Khi đã quan sát được lúc nào bé thường thấy đói, bạn hãy cho bé ăn vào những giờ cố định. Trẻ em thích cuộc sống điều độ.

    3. Hãy giảm số bữa ăn. Một đứa trẻ 3 tuổi thực sự không cần đến 5 bữa mỗi ngày. Giữa bữa sáng và bữa trưa, thay vì cho ăn cháo hay một lưng cơm, bạn hãy cho bé một quả chuối hay miếng đu đủ, có thể sau đó bé sẽ ăn trưa một cách ngon lành.

    4. Hãy giảm những bữa ăn vặt. Bạn thử xem liệu bé có hay ăn vặt không? Vài cái kẹo, một gói bim bim, tưởng như không là gì cả nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sự ngon miệng của trẻ.
    5. Hãy giảm khẩu phần ăn của bé. Một bát cơm đầy có ngọn quả không kích thích sự thèm ăn của bé chút nào. Trái lại là đằng khác - nó khiến trẻ sợ và ngán. Sẽ hoàn toàn khác nếu trước mặt bé là một miếng thịt nho nhỏ, một chút xíu cơm và vài thìa canh. Ngần này thì có thể ăn được. Mà ngần ấy cũng đủ để một đứa trẻ hai tuổi no bụng.

    6. Hãy quan tâm đến tính đa dạng của các món ăn. Nếu ngày nào bạn cũng dọn cho bé món trứng đúc thịt, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi nó không muốn ăn. Nếu bữa sau, bạn cho bé một khúc cá rán hay một bát súp sườn hầm khoai tây, củ cải, bạn sẽ thấy là ít ra thì bé cũng thử.

    7. Bạn hãy cố gắng để các món ăn bày lên bàn trông thật màu sắc và ngon lành. Bên cạnh những búp súp lơ trắng là những cánh hoa cà rốt màu cam rực, bên cạnh những khúc đậu đũa xanh có cà chua đỏ... Một sáng kiến rất hay là món salad thập cẩm: cà rốt, ớt ngọt, giá đỗ, khoai tây, dưa chuột...

    8. Hãy để cho bé tự chọn. Trước khi nấu ăn, bạn hãy hỏi bé: "Con thích ăn gì nào?" và đưa ra một thực đơn mà bạn có thể làm để bé chọn. Có thể bé sẽ chẳng chọn gì cả, biết làm sao được! Nhưng cũng có thể bé sẽ thích một món nào đó.

    9. Hãy chấp nhận một số ý thích trái khoáy của bé. Nếu bé nhất định đòi uống sinh tố cà chua với cam, bạn đừng lấy đó làm điều bực mình, hãy làm cho bé. Đó chẳng qua là khẩu vị. Nếu bé chỉ thích bánh mì kẹp hình tam giác hay uống sữa bằng ống hút, bạn cứ chiều theo ý thích của bé, chắc chắn rồi đến lúc bé sẽ chán.

    10. Đừng ép bé ăn cái mà nó không thích. Thay vì thịt, bạn có thể cho bé ăn trứng, cá hoặc giò, xúc xích. Nếu bé sợ rau, thì thay vì bực bội, bạn hãy cho bé ăn thêm trái cây.
     
  4. shinichi90

    shinichi90 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/12/2011
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Tìm đại lý phân phối đồ dùng cho bé NK từ Mỹ, Munchkin,BornFree, Summer bán buôn, bán

    [​IMG]

    TOP 10 VIỆC NÊN LÀM VÀ KHÔNG NÊN LÀM CHO CÁC CHA MẸ TƯƠNG LAI

    (Đây là bài viết của tiến sĩ Alan Gleene của Bornfree về 10 việc nên và không nên làm cho các cha mẹ. Bài viết được dịch từ trang newbornfree.com Các mẹ cùng đọc và tham khảo nhé)

    Khi bạn trở thành cha mẹ, sẽ không còn giới hạn bao nhiêu lời khuyên mà bạn sẽ nhận được. Có rất nhiều sách, trang báo điện tử. tờ rơi, hang xóm, gia đình, người lạ…… mọi nơi mà bạn đến, bạn sẽ tìm thấy những lời khuyên hữu dụng và không hữu dụng (và đôi khi là những lời khuyên có hại) của tất cả mọi người

    Hàng ngày, tôi thấy rất nhiều cha mẹ đấu tranh với lĩnh vực nhạy cảm này, cố gắng hết sức để làm những gì tốt đẹp nhất cho gia đình của họ, nhưng không ai có một cuốn sách hướng dẫn hoàn hảo mà nói rõ rằng các cha mẹ phải làm gì. Sau đây là 10 điều nên làm và không nên làm mà tôi dành tặng cho các cha mẹ (sau khi làm việc hang ngày và thái độ với chính mình)

    1) Nên tự tin với vai trò cha mẹ của mình. Không nên lo lắng về chuyện các ông bố bà mẹ hang xóm, bố mẹ mình hay giáo viên của con nghĩ gì về việc bạn làm cha mẹ. Tìm một cách nào đó để có thể khiến bạn thoải mái hơn với vai trò của mình

    2) Nên Tập thể dục. Không nên bỏ qua việc này chỉ vì bạn không có thời gian. Nó không chỉ tốt cho cơ thể bạn, mà còn tốt cho não của bạn và toàn bộ các phần cơ thể khác. Và con của bạn có thể bắt chước bạn và coi bạn làm ví dụ. Nên nhớ rằng, nếu bạn không tập thể dục, thì con bạn sẽ không học được điều đó bao giờ, vì chúng sẽ không bao giờ học từ người khác. Hãy chú ý đến hành động của mình vì bé sẽ bắt chước bạn mọi thứ

    3) Nên Dành thời gian để mang đến một bữa ăn giàu dinh dưỡng cho gia đình của bạn. Không nên Nhặt bừa các loại thức ăn mà không giúp gia đình bạn có một sức khỏe tốt. Những gì mà bé ăn thực sự rất quan trọng, và loại thức ăn bé thích từ khi còn nhỏ, thường sẽ tiếp tục là loại thức ăn bé yêu thích cho đến khi lớn

    4) Nên Cho trẻ uống vitamin có lợi cho sức khỏe hàng ngày. Không nên Tin vào các nguồn thức ăn cung cấp tấ cả các chất dinh dưỡng trẻ cần. Hầu hết các bé đều không ăn đủ 5 bữa rau và hoa quả hàng ngày. Thậm chí ngay cả khi các cha mẹ đã làm như vậy, nhưng độ dinh dưỡng của thức ăn đã giảm đáng kể. Lượng vitamin hang ngày có thể đáp ứng hoàn toàn được nhu cầu dinh dưỡng mà trẻ cần

    5) Nên giữ vững các nguyên tắc của bạn. Không nên Rên rỉ hay than phiền. Nếu như bạn muốn bé ngủ trên giường của bé, hãy để bé ngủ trên giường của bạn và nói rằng “Chỉ lần này thôi” Và lần sau thì việc ngủ cùng bạn sẽ ‘khó’ hơn đối với bé

    6) Nên Nghĩ về những điều mà có thể ảnh hưởng đến bé. Không nên Lo lắng những việc đã làm chưa đúng. Bạn cần chú ý nhiều hơn đến mọi thứ xung quanh bé, như là sự an toàn của bé. Nhưng đừng có đổ mồ hôi vào những thứ nhỏ như để bé ngủ với bộ quần áo bình thường thay vì Pajama

    7) Nên : Nhớ đến lợi ích của ngày hôm nay. Không nên Đợi đến ngày mai để tạo dựng một kí ức đẹp suốt đời

    8) Nên : Chú ý nhiều hơn đến quan điểm của bạn, và của cả bé nữa. Không nên bỏ qua sự quan tâm đến nhu cầu của bạn hay của bé. Nếu bạn tập trung quá nhiều cho những cái gì mà bé cần, hoặc những gì mà bạn cần, bạn sẽ quên mất việc phải học cách cho và nhận

    9) Nên : Cố gắng giảm thiểu tối đa lượng thuốc độc từ những thứ như thuốc trừ sâu hay các loại dung dịch làm sạch tiện ích/ Đừng tạo áp lực lên những thứ nhỏ nhặt – đừng để nó vượt quá tầm kiểm soát của bạn. Căng thẳng có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn

    10) Nên : Ủng hộ bé trở nên tốt nhất theo khả năng của bé. Đừng Đặt quá nhiều sự kì vọng cho bé. Điều đó có thể khiến bé căng thẳng rất nhiều. Mọi đứa trẻ đều đặc biệt và có những tài năng tiềm ẩn của mình. Hãy để bé bộc lộ bé là ai, chứ không phải là bạn muốn bé là ai

    Ý kiến của các mẹ thế nào?
     
  5. shinichi90

    shinichi90 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/12/2011
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Tìm đại lý phân phối đồ dùng cho bé NK từ Mỹ, Munchkin,BornFree, Summer bán buôn, bán

    Những mã hết hàng nhé tính đến ngày 21/3/2013

    10265 Bé 5 b¸t nhùa
    11024 Rïa ®ùng ®å ch¬i
    11440 Thæi bong bãng
    18002 C¸ phun n­íc
    31403 Phun n­íc Dora
    40226 Bé 2 cèc chèng ®æ h×nh thó
    42403 Th×a tËp ¨n
    49003 Bé 3 b¸t ¨n chèng ®æ
    72001 Xóc x¾c thó b«ng
    74001 GÆm n­íu l¹nh
    74064 GÆm n­íu matsa lîi Orajel
    75101 GÆm n­íu ®a n¨ng sè 8
    75401 GÆm n­íu ®a n¨ng qu¶ bãng
    BF00101 Bé 2 b×nh PES 160ml
    BF46060 Bé 3 b×nh Pes 260ml
    BF46100 Bé 3 b×nh PP 260ml
    SM02134 M¸y nghe tim thai
    SM04410A Bµn ch¶i
    SM06205A §Ìn chiÕu sao ru ngñ (b­¬m b­ím)
    SM11215 B« khñng long bÐ g¸i
    SM71395 Ch¨n quÊn Girl Flower Love
    SM91060 Gèi n»m ng¶ hç trî chèng trµo ng­îc
    10508 XÕp chång c¸nh côt (b«ng)
    11020 Bé ch÷ sè xèp
    11181 H©m nãng b×nh s÷a
    11281/11261 B« Di déng bÐ trai
    14900 M¸y ru ngñ chiÕu sao
    20049 Gèi ®Çu du lÞch (mµu xanh)
    23203 Bµn ch¬i du lÞch
    27104 Bé tËp ¨n cho trÎ lín
    30901 Ch÷ xèp Dora
    36001 B«ng t¾m h×nh thó chót chÝt
    40028 Cèc chèng ®æ MG
    40200 Cèc èng hót gi÷ nhiÖt
    42435 Bé thÎ xèp (24c)
    SM03384 §o nhiÖt dé tai
    SM11015 B« 3 trong 1 All-In-One hång
    SM72740 Tói quÊn bÐ (2 chiÕc) hoa xanh
    SM74750 Tói ngñ Bee S
    SM80463 GhÕ xÝch ®u Flitter
    SM80840 N«i Whisper
     
  6. shinichi90

    shinichi90 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/12/2011
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Re: Tìm đại lý phân phối đồ dùng cho bé NK từ Mỹ, Munchkin,BornFree, Summer bán buôn, bán

    [CÁCH CHỌN ĐỒ CHƠI CHO TRẺ SƠ SINH]

    Đối với các bậc cha mẹ, nhất là những cha mẹ lần đầu có con, việc chọn lựa đồ chơi cho bé là rất khó khăn. Đồ chơi nào vừa có tính an toàn, vừa có tính giáo dục lại vừa phù hợp với sở thích của bé là điều mà các bậc cha mẹ rất băn khoăn. Hơn nữa, đồ chơi của trẻ cũng rất nhiều chủng loại và mẫu mã, chọn loại nào phù hợp với túi tiền của mình mà lại có hiệu quả với bé cũng là điều khó khăn với các bậc cha mẹ.

    I. Lắc cổ tay và cổ chân

    Đây là một loại đồ chơi đơn giản, rẻ tiền mà trẻ sơ sinh rất thích. Khi bạn đeo vào tay hoặc chân bé một chiếc lắc có tiếng kêu lục lạc, mặc dù ban đầu bé chưa ý thức được tiếng kêu đó từ đâu ra nhưng bé vẫn rất thích thú và quan tâm đến nó. Đến một lúc nào đó, bạn sẽ rất ngạc nhiên khi phát hiện ra trẻ đã nhận ra được nguyên nhân của những tiếng kêu đó và có thể di chuyển tay chân để tạo ra những âm thanh vui nhộn đó. Bạn cũng có thể giúp bé khám phá ra điều này bằng cách lắc chân hoặc tay bé để cho chúng kêu, sau đó chắc chắn sẽ có lúc bé tự làm điều này mà không cần sự trợ giúp của bạn. Điều này cho thấy, bé của bạn đang có sự phát triển rất tốt.

    II. Chơi với cái gương

    Bé rất thích chơi với gương, bạn hãy để cho bé được khám phá hình ảnh bản thân mình thông qua một tấm gương. Tuy nhiên đó phải là cái gương an toàn đối với trẻ. Bạn hãy bế trẻ lại gần cái gương, làm các điệu bộ với gương đó, trẻ sẽ nhanh chóng bị cuốn hút bởi những điệu bộ, cử chỉ và hình ảnh của trẻ và của cha mẹ trong gương. Bạn có thể tương tác với bé bằng cách nhìn vào gương với bé và bắt chước các biểu hiện trên khuôn mặt khác nhau.

    III. Động vật phát sáng

    Một món đồ chơi thứ ba rất hấp dẫn trẻ mà giá cả phải chăng đó là động vật phát sáng. Bạn có thể chọn mua những con vật đồ chơi mà trong bụng chúng có bóng đèn sáng, nếu chúng có phát ra tiếng kêu thì càng hấp dẫn trẻ. Đây có thể là món đồ chơi rất hay để dỗ dành bé trước khi bé đi ngủ, để bé có thể yên tâm và không sợ bóng tối khi bé ngủ.

    IV. Sách tranh ảnh

    Cuối cùng, đồ chơi hay nhất mà bạn có thể mua cho trẻ sơ sinh của bạn là một cuốn sách có nhiều hình ảnh, có điều kiện bạn hãy sắm cho bé nhiều cuốn sách có ảnh. Những hình ảnh tranh truyện với nhiều màu sắc khác nhau gây rất nhiều tò mò với trẻ, bạn hãy lật dở từng tranh và đọc cho trẻ nghe, ban đầu trẻ chưa hiểu những điều bạn nói nhưng việc làm này cũng có thể gây nhiều hứng thú với trẻ. Đây là một việc làm tốt để bạn khơi dậy tình yêu của trẻ với sách. Không có phần thưởng lớn hơn xem con bạn học hỏi và phát triển
     
  7. w.tieudungthongminh.vn

    w.tieudungthongminh.vn Hàng nội địa chuẩn

    Tham gia:
    7/9/2012
    Bài viết:
    18,742
    Đã được thích:
    4,585
    Điểm thành tích:
    2,063
    Ðề: Tìm đại lý phân phối đồ dùng cho bé NK từ Mỹ, Munchkin,BornFree, Summer bán buôn, bán

    địa chỉ là gì thế bạn ơi .
     
  8. shinichi90

    shinichi90 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/12/2011
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Tìm đại lý phân phối đồ dùng cho bé NK từ Mỹ, Munchkin,BornFree, Summer bán buôn, bán

    Sữa công thức và các vấn đề liên quan

    Sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải bà mẹ nào cũng cho bé bút hường xuyên bởi các lý do như cấu tạo đầu ti mẹ, do nguồn sữa không dồi dàohoặc do mẹ phải đi làm ngoài.... Bạn có thể vắt sữa mẹ và cho vào bình hoặc sử dụng sữa công thức. Nhưng điều khó khăn nhất là bé sẽ thích nghi như thế nào khi chuyển đổi từ cách bú này sang cách bú khác. Tốt hơn hết là bạn phải tự chọn ra cho mình và bé một phương pháp thích hợp nhất.

    1. Sữa công thức

    Nếu như bạn cho bé bú bình, bạn phải sử dụng sữa công thức chứ không phải sữa bò. Sữa bò không thích hợp cho em bé. Nó có thể gây ra phản ứng (có thể là dị ứng) ở một số bé và các em bé cũng rất khó tiêu hóa sữa bò.

    Chỉ cho bé ăn loại sữa đã được đưa vào công thức đặc biệt dành cho trẻ em. Bạn có thể thảo luận với bác sĩ đa khoa về loại sữa công thức tốt nhất cho bé nhà bạn khi có rất nhiều nhãn hiệu khác nhau trên thị trường làm bạn bối rối.

    2. Pha sữa công thức như thế nào?

    Có 2 loại sữa công thức:

    - Sữa công thức uống liền. Loại này có thể rót vào bìnhsữa và cho bé dùng ngay, tuy nhiên loại sữa này rất đắt tiền nên chưa được sử dụng phổ biến.

    - Sữa công thức dạng bột, khi dùng cần phải pha thêm nước. Loại sữa này được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Việc thêm lượng nước khi pha sữa bột rất quan trọng. Cho quá nhiều nước thì em bé sẽkhông có đủ dinh dưỡng khi ăn. Hơn nữa, nếu cho quá ít nước thì hệ tiêu hóa sẽ gặpkhó khăn.

    3. Cần những dụng cụ gì khi cho bé ăn?

    Bạn cần bộ dụng cụ đầy đủ gồm 6 cỡ bình sữa và tithay. Có vô số loại bình sữa khác nhau và bạn thực sự phải am hiểu về các loạibình sữa và ti thay mà bạn chọn mua. Một số điều khác cần ghi nhớ nữa là các embé sơ sinh có thể cần bình sữa có dung tích nhỏ hơn và núm ti có lượng chảy nhanh hơn. Các bé có thể cảm thấy nhanh mệt mỏi khi phải dùng sức mút nhiều sữa mới chảy ra từ núm ti.

    Điều quan trọng nữa là phải bảo đảm bình sữa và núm ti đều phảiđược tiệt trùng. Để làm điều đó, đầu tiên phải súc tất cả bình sữa và ti thaybằng nước sạch, sau đó rửa các dụng cụ bằng nước ấm, nước rửa bình chuyên dụng. Rồi bạn chọn một trong các cách tiệt trùng sau:

    *Máy tiệt trùng bằng chất hóa học: đổ đầy nước lạnh vào sau đó cho vào một viên thuốc khử trùng hoặc chất khử trùng. Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Không bao giờ đặt các đồ kim loại vào trong vật dụng đang tiệt trùng. Bởi vì phương pháp tiệt trùng này dùng chất tẩy loãng, nên tất cả các vật dụng đã được tiệt trùng phải được tráng lại bằng nước đun sôi trước khi tiếp tục được sử dụng để bảo đảm an toàn.

    *Tiệt trùng bằng hơi: Đây là phương pháp diệt vi khuẩn bằng cách sử dụng hơi nước được tạo ra trong một thiết bị điện được thiết kế đặc biệt. Tiệt trùng bằng hơilà biện pháp tiệt trùng nhanh và khá dễ dàng, nhưng phải bảo đảm rằng bạn đổđầy sữa công thức vào bình trong vòng 3 tiếng tiệt trùng.

    *Tiệt trùng trong lò vi sóng: Nguyên tắc hoạt động của phương pháp này là dựa vào hơi nước trong lò vi sóng để diệt vi khuẩn gây hại. Tất cả đồ dùng cần tiệt trùng được rửa sạch, và đặt vào hộp tiệt trùng, rót thêm vào một lượng nước phùhợp theo chỉ dẫn sử dụng. Bình sữa cho bé và nắp úp ngược xuống. Đóng chặt nắp hộp tiệt trùng lại trước khi đưa vào lò vi sóng. Tay bạn dứt khoát phải sạch khilấy bình sữa và ti thay ra ngoài để chuẩn bị cho bé ăn.

    4. Cách chọn mua bình sữa

    Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bình sữa cho trẻ với chất liệu và tính năng đa dạng. Việc chọn mua được bình sữa phù hợp cho bé là điều không dễ dàng, bạn có thể tham khảo một số tiêu chí sau:

    *Chất liệu bình sữa: yếu tố này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Hiện nay chất liệu được sử dụng sản xuất bình sữa có hai loại gồm nhựa và thủy tinh. Thủy tinh là chất liệu an toàn nhất tuy nhiên nó có nhược điểm là dễ vỡ, phải hết sức chú ý trong khi sử dụng.

    Nhựa dùng để sản xuất bình sữa chia ra thành rất nhiều loại: PP,PC, PES...Nhựa PP màu trắng đục, mềm; nhựa PC trong suốt, cứng và đẹp, nhựa PES trong, cứng, màu nâu vàng. Nhựa PC không tốt vì trong hợp chất cấu thành nên nó có Bisphenol A (gọi tắt là BPA)- một hóa chất độc hai gây ung thư, biến đổi hooc môn sinh dục và nhiều bệnh nguy hiểm khác. BPA có thể thôi nhiễm ra đồuống khi bị đưa vào môi trường có nhiệt độ cao (nóng hoặc lạnh) hay tiếp xúcvới chất tẩy rửa có tính axit. Trước kia các hãng đồ dùng vẫn sản xuất cả bìnhnhựa PP và PC, tuy nhiên từ khi lệnh cấm buôn bán và sản xuất bình sữa bằngnhựa PC được Ủy ban Châu Âu công bố và có hiệu lực từ tháng 6 năm 2011 thì người ta không còn sử dụng bình nhựa PC nữa. Tuy nhiên người tiêu dùng vẫn nên thận trọng và bằng mắt thường có thể phân biệt bình sữa làm từ nhựa PP và PC bằngcác dấu hiệu: nhựa PP đục và mềm, có kí hiệu số 5 ở trong hình tam giác trên thân bình, dấu hiệu BPA free. Trong khi đó nhựa PC trong và cứng, có kí hiệu số 7 ở trong hình tam giác in trên thân hoặc đáy bình.

    *Tính năng: Ngoài công dụng cho ăn, bình sữa còn phải đáp ứng được yêu cầulà đồ dùng cho bé ăn đúng cách và hiệu quả nhất. Vì vậy các hãng sản xuất cũng chú ý đến điều này bằng cách cho ra đời nhiều loại bình sữa có tính năng đa dạng, tuy nhiên tính năng quan trọng nhất đó là chống sặc, chớ và đầy hơi hay anti-colic.Các nhãn hiệu bình sữa khác nhau thiết kế các loại van chống sặc khác nhau: đôi khi là một lỗ nhỏ đục trên bầu núm tisilicon, khi là vô số lỗ nhỏ ở dưới đáybình được chặn bằng gioăng cao su, hay là một ống thông khí dài nằm trong thân bình, hoặc cổ bình được thiết kế nghiêng... Van chống sặc này có tác dụng lưu thông làm giảm bớt không khí đã bị hòa lẫn với sữa trong khi pha, giảm bớt lượng khí bé nuốt phải khi bé bú bình.

    *Núm ti phù hợp với bé: nên mua thử một số núm ti để chắc chắn xem bé nhà bạn thích loại núm ty nào: ti cao su, ti silicon mềm, ti tròn hay ty dẹt... Một số núm ti có van chống sặc-một lỗ nhỏ trên bầu núm ti, một số đầu ti có các gân nổi phía bên trong nhằm tránh bị bẹp vào trong trường hợp bé mút mạnh. Nên dùng xen kẽ 2chiếc núm ti và thời gian sử dụng trung bình của mỗi chiếc là 1 tháng. Điểm quan trọng nữa đó là cách thiết kế núm ti, tất nhiên loại nào thiết kế càng giống với ti mẹ thì càng tốt. Có loại đục một lỗ ở chính giữa đầu núm ti, có loại đục nhiều lỗ, có hãng thiết kế đầu núm ti tùy theo mục đích cho ăn - có thểlà sữa, cháo loãng hoặc nước trái cây. Tuy nhiên nếu cho bé sơ sinh ăn sữa bạn nên dùng núm ti có đục nhiều lỗ để bé đỡ mất sức nhiều khi mút bình.

    *Sự tiện lợi cho bố mẹ: trên thị trường hiện nay chủ yếu có hai loại bình cổ thường và cổ hẹp. Bình cổ thường truyền thống có điểm mạnh là thanh thoát và dễ cầm khisử dụng. Bình cổ rộng có ưu điểm dễ pha sữa và cọ rửa. Có loại bình tháo lắp được đáy thuận tiện cho các bậc cha mẹ khi rửa. Ngoài ra cũng nên chọn bình sữa ít hoa văn trên thân bình, vạch chia ml dập nổi hoặc rõ ràng.

    *Các phụ kiện đi kèm bình sữa: cọ bình sữa hoặc nước rửa bình sữa cũng rất quan trọng. Nên mua loại cọ bình bằng bọt biển mềm để không làm trầy xước bình, nước rửa bình có nhiều chiết xuất từ thực vật và rửa được cả rau quả.

    5. Chuẩn bị bữa ăn cho bé như thế nào?

    Dưới đây là một vài quy tắc vàng khi pha sữa công thức:

    - Tiệt trùng bình sữa, ti thay.

    - Tuân theo các hướng dẫn của nhà sản xuất đối với việc mỗi lần pha dùng bao nhiêu sữa cho bé (chú ý lượng sữa không nên nhiều quá cũng không ít quá)

    - Luôn cho nước vào bình trước, không phải là cho sữa bột trước-điều này sẽ đảm bảo bạn lấy đủ lượng nước cần dùng.

    - Cách tốt nhất để hâm nóng lại chai sữa là đặt nó vào một bình nước ấm. Chú ý đến độ nóng nếu bạn hâm sữa trong lò vi sóng bởi vì bình sữa sẽ nóng rất lâu. Luôn kiểm tra nhiệt độ của sữa trước khi cho bé ăn.

    - Kiểm tra hạn sử dụng của sữa công thức để tránh sử dụng phải sữa đã hết hạn.

    6. Bảo quản sữa công thức

    Ủy ban sức khỏe và Cơ quan an toàn thực phẩm vương quốc Anh khuyến cáo rằng đồ ăn cho bé phải được chế biến mới hòan toàn ngay trước mỗi lần cho ăn. Nếu bạn cần pha sữa cho bé vào lúc muộn, chúng tôi khuyên bạn nên để sẵn nước trong một chiếc chai đậy kín, và ngay khi cần sẽ pha được sữa tươi ngon cho bé. Bạn nên tránh sử dụng sữa đã pha đã qua đêm, hoặc hâm lại sữa công thức dạng bột đã nguội từ lần ăn trước.

    7. Nên cho bé ăn bao nhiêu?

    Em bé sẽ cho bạn biết khi nào nó đói. Em bé sơ sinh có dạ dày rất nhỏ vì vậy có thể chỉ chứa được một lượng nhỏ thức ăn. Em bé sẽ biểu hiện cho bạn biết khi nó ăn no, vì vậy đừng ép bé phải ăn hết cả chai sữa trong một lần.

    8. Cách cầm bình sữa như thế nào?

    Giống như mọi thứ mới mẻ khác, cách cầm bình sữa cũng phải mất một chút thời gian để các bậc cha mẹ làm quen. Trước tiên, bạn phải chọn tư thế thuận tiện và ôm bé vào lòng, đầu bé thoải mái trên khuỷu tay bạn, không để bé nằm ngang mà đầu bé phải ở vị trí cao hơn bụng. Cầm bình sữa dốc xuống sao cho núm ti luôn ngập sữa và luôn nhớ phải để cho bé ợ trong suốt quá trình ăn, kể cả sau khi ăn xong.
     
  9. shinichi90

    shinichi90 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/12/2011
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Tìm đại lý phân phối đồ dùng cho bé NK từ Mỹ, Munchkin,BornFree, Summer bán buôn, bán

    Chanh + mật ong long đờm cho bé

    Mình đã áp dụng bài thuốc này cho con, hiệu quả lắm!

    Tiết trời giao mùa nên mấy hôm nay Su yêu của mẹ bị ho có đờm, cổ họng như bị bít ứ, khò khè không khạc ra được mà cũng không nuốt vào được. Nhiều lần ăn, con ho sặc sụa, nôn cả đờm lẫn thức ăn. ‘Cẩn tắc vô ưu’, bố mẹ đã đưa con đi khám bác sĩ và được bắt mạch, kê đơn rất cẩn thận. Buồn nỗi, con uống thuốc có đỡ nhưng vài ngày sau lại ‘tình hình như tình trạng’. Nhìn con khụt khịt mà xót xa tê tái…

    Bác H đến chơi mắng mẹ vụng chăm con và nói: “Trị long đờm có gì mà khó. Em pha mật ong với chanh tươi cho con uống, hiệu quả lắm”. Nghe bác H nói, mẹ ‘mở cờ trong bụng’ làm theo ngay và thấy rõ tác dụng.

    Chanh + mật ong long đờm cho bé - 1
    Tiết trời giao mùa nên mấy hôm nay Thỏ con của mẹ bị ho (Ảnh minh họa).


    Mẹ pha 2 thìa cafe mật ong với 1/4 - 1/3 quả chanh tươi và 5 thìa cafe nước lọc. Để chắc chắn thuốc mẹ chế vừa miệng Su yêu, mẹ nếm thử trước thấy không ngọt quá, không chua quá là ưng ý. Buổi sáng khi con ngủ dậy, cũng là lúc bụng con đói nhất và chưa ăn gì, mẹ cho con uống khoảng 100ml nước lọc. Sau đó, cho con uống hỗn hợp đã pha.

    Bác H cũng dặn mẹ là sau khi con uống hỗn hợp chanh, tuyệt đối không cho ăn hoặc uống gì thêm để mật ong chanh ngấm vào họng. Tiếp đó, mẹ bế con ngồi khoảng 15 – 20 phút. Con sẽ ho để long đờm. Khi con ho, mẹ bế con trong lòng, đầu hơi cúi xuống và khum bàn tay vỗ nhẹ vào lưng.

    Sau khi nôn trớ ra đờm, con sẽ bị chảy nước mũi. Lúc đó, mẹ mới nhỏ thuốc mũi, hút sạch rồi cho con uống chút nước lọc và ăn bình thường.

    Bài thuốc này mẹ chỉ cho con dùng 2 - 3 ngày khi thấy con đã hết đờm và cũng không dám lạm dụng vì sợ sẽ tạo cho con thói quen nôn trớ nhiều.

    Lưu ý:

    - Bài thuốc dân gian này có tác dụng tốt nhất vào buổi sáng, khi bé chưa ăn gì. Nếu mẹ nào áp dụng bài thuốc này cho bé trong ngày, bé sẽ bị nôn trớ ra hết thức ăn.

    - Bài thuốc không dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì dễ ngộ độc mật ong.
     
  10. shinichi90

    shinichi90 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/12/2011
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Tìm đại lý phân phối đồ dùng cho bé NK từ Mỹ, Munchkin,BornFree, Summer bán buôn, bán

    Bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm
    Sẽ không mất quá nhiều thời gian để có một chén bột hay chén cháo thơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng cho bé ở tuổi ăn dặm.
    Momxinh gửi ngày: 11/12/2009 09:35 AM ▪ Theo nguoiduatin.vn ▪ xem link gốc 21,487 click 0 bình luận

    Chương trình quốc gia về sức khỏe trẻ em của Việt Nam khuyến cáo các bà mẹ nên tập cho bé ăn dặm khi bé tròn 6 tháng tuổi.

    Tập cho trẻ làm quen với thức ăn

    Nếu cho trẻ ăn quá sớm, phần lớn thức ăn sẽ không tiêu hóa được và khiến hai quả thận còn non yếu của bé phải làm việc quá sức.

    Việc tập cho bé ăn dặm cần được thực hiện một cách từ từ, thức ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ mịn đến thô, và tăng dần theo từng lứa tuổi. Để cho bé có thời gian làm quen với từng thức ăn, bắt đầu từ bột gạo, mỗi lần chỉ nên tập cho bé ăn một loại thức ăn mới và đợi vài ngày trước khi cho bé ăn lại món đó để xem bé có dị ứng với loại thức ăn ấy không.

    Không nên sử dụng máy xay để cho ra thứ bột quá mịn, điều này sẽ làm trẻ không có cơ hội luyện tập phản xạ nhai, dễ dẫn đến tình trạng khó làm quen với các loại thức ăn sau này và đưa đến biếng ăn ở trẻ. Tốt nhất bạn hãy sử dụng một cái rây, tán thức ăn đã được nấu nhừ qua rây, lấy phần bột bên dưới. Đến tháng thứ 8, mặc dù chưa đủ răng nhưng trẻ bắt đầu có phản xạ nhai, bạn sẽ sử dụng luôn phần thức ăn thô hơn bên trên rây trộn chung phần bột dưới rây để kích thích trẻ nhai nuốt, rồi dần dần đến cháo nhừ. Khi trẻ 1 tuổi tập cho trẻ ăn cơm nát, cơm nhão, và sau này có thể ăn cơm cùng bố mẹ.

    Bữa ăn dinh dưỡng, không gây dị ứng

    Cần lưu ý cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm cho mỗi bữa chính bao gồm:

    - Nhóm bột đường: gạo, nếp, bột mì, bánh mì, mì, nui, bún, phở, hủ tiếu, khoai, bắp.

    - Nhóm đạm: nguồn động vật như thịt, cá, trứng, sữa, tôm tép, lươn...; nguồn thực vật như đậu nành, các sản phẩm chế biến từ đậu nành và các loại đậu đỗ khác.

    - Nhóm béo: dầu, mỡ, bơ, hạt có dầu.

    - Nhóm vitamin và chất khoáng: rau củ, trái cây các loại.

    Để có một chén cháo đủ dinh dưỡng cho bé, bạn có thể lường theo ước lượng như sau:

    1 chén cháo + 2 muỗng canh thịt đã băm nhuyễn (thay đổi mỗi ngày với các chất đạm khác) + 2 muỗng canh rau xanh đã thái nhuyễn (thay đổi mỗi ngày với các loại rau có màu xanh hoặc củ có màu vàng như cà rốt, bí đỏ…) + 1-2 muỗng cà phê dầu ăn.

    Sẽ không mất quá nhiều thời gian để có một chén bột hay cháo thơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng cho bé, thức ăn tươi ngon vẫn là lựa chọn hàng đầu cho sức khỏe của bé, thực phẩm đóng hộp, thức ăn đóng gói, chỉ nên cho bé dùng khi cần “chữa cháy” mà thôi.

    Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số thức ăn sau đây có thể gây dị ứng nơi trẻ:

    - Lòng trắng trứng: Bé có thể ăn được lòng đỏ nhưng bạn không nên cho lòng trắng trước khi bé 1 tuổi. Lòng trắng trứng rất giàu protein và bé có thể dị ứng với chính chất này. Thực tế, nếu cảm thấy lo ngại, bạn có thể đợi đến lúc bé 2 tuổi trở đi mới cho ăn.

    - Mật ong: Mật ong có thể chứa mầm vi khuẩn Clostridium botulinum, một loại vi khuẩn kỵ khí gây chứng ngộ độc. Bộ máy tiêu hóa của người lớn có khả năng ngăn sự phát triển của mầm bệnh này nhưng với bé thì không.

    - Bơ lạc: Lạc có khả năng gây dị ứng khá cao. Để tránh cho bé khỏi nguy cơ này, bạn chỉ nên cho con ăn bơ lạc lúc bé được ít nhất là 1 tuổi.

    - Bột mì hay các sản phẩm từ lúa mì: Hầu hết các bé có thể ăn được các loại thực phẩm từ lúa mì (trong bột ngũ cốc và bánh mì) từ lúc 6-8 tháng tuổi. Tuy nhiên, trong lúa mì có chứa một lượng lớn gluten, một số bé bị dị ứng với chất này.

    - Động vật có vỏ như cua, tôm, trai, sò: Đây là những loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng nhưng lại có khả năng gây dị ứng cao. Vì thế, theo các chuyên gia, bạn không nên cho con ăn tôm, cua... khi bé dưới 1 tuổi, thậm chí là 3-4 tuổi nếu bạn chưa thấy yên tâm.

    - Những thức ăn có nguy cơ gây dị ứng khác: như ngô, đậu nành, cà chua, dâu tây, kiwi, chocolate, trà, cà phê, các loại thực phẩm muối, các loại gia vị, không dùng ít nhất cho đến khi bé 1 tuổi.

    - Những thức ăn đã gây dị ứng cho chính vợ chồng bạn cũng cần tránh cho bé ăn cho đến khi ít nhất bé được 1 tuổi.

    Dấu hiệu khi bé dị ứng thức ăn thường là ngứa, phát ban; nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, bụng chướng, xì hơi nhiều; chảy nước mũi; ho, thở dốc và thở khò khè. Hầu hết những triệu chứng này thường thấy trong vài giờ sau khi ăn xong. Hãy đưa bé đến bác sĩ ngay nếu bạn nghĩ bé bị dị ứng thức ăn nào đó.
     
  11. shinichi90

    shinichi90 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/12/2011
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Tìm đại lý phân phối đồ dùng cho bé NK từ Mỹ, Munchkin,BornFree, Summer bán buôn, bán

    MỘT THẾ GIỚI TỐT ĐẸP HƠN CHO MẸ VÀ BÉ

    Munchkin là thương hiệu sở hữu bởi Công ty Munchkin Inc., một công ty được thành lập từ năm 1991 với mục tiêu là “luôn đoán trước và đáp ứng được nhu cầu của các cha mẹ thông qua việc phát triển các sản phẩm dành cho em bé đơn giản, dễ dùng; giúp việc chăm sóc con cái – và cả cuộc sống- trở nên dễ dàng và thoải mái hơn”.

    Các mốc phát triển của Munchkin :

    2010 - 2014
    2010 – 2014 Munchin tiếp tục sứ mệnh của mình ....

    “Với mục đích thay thế các sản phẩm thông thường bằng cách sản phẩm tiên tiến, thông minh làm cha mẹ và các bé luôn thích thú và khiến cho việc chăm sóc con cái-và cả cuộc sống-trở nên an toàn, dễ dàng và thoải mái hơn”.
    2010 – Tập đoàn Munchkin cho ra mắt dòng sản phẩm cửa chắn an toàn

    Dòng sản phẩm cửa chắn an toàn đầy phong cách đạt và vượt các chỉ tiêu về an toàn khắt khe ở cả Mỹ và Anh.
    2010 – Munchkin công bố khoản đầu tư của Dự án lương hưu cho giáo viên tại Ontarion

    Dự án lương hưu cho giáo viên các trường công lập của thành phố Ontario, Canada đã mua một phần cố phiểu quan trọng của công ty, tiếp tục củng cố vị trí đứng đầu thị trường của Munchkin.
    2010 – Munchkin mở rộng sang châu Âu và mua lại thương hiệu đồ dùng an toàn cho trẻ em hàng đầu ở Anh

    Munchkin mua lại Lindam, thương hiệu đồ dùng an toàn cho bé đầu bảng ở Anh và là nhà phát triển toàn cầu các sản phẩm chăm sóc trẻ hàng đầu. Vụ mua bán này mang lại cho công ty một loạt các sản phẩm an toàn chất lượng cao của Lindam, trong đó có sản phẩm cửa chắn đứng đầu thị trường.
    2010 – Munchkin được cấp quyền kinh doanh các sản phẩm ăn uống cho bé của Sesame Street

    Munchkin kí hợp đồng dài hạn với Sesame Workshop, tổ chức giáo dục phi lợi nhuận đứng đằng sau chương trình Sesame Street, để thiết kế một dòng sản phẩm ăn uống mới với sự có mặt của các chú Muppets được yêu quý trong chương trình Sesame Street.
    2010 – Munchkin mua lại công ty SaraBear

    Các sản phẩm Giỏ đựng tã SaraBear®, một mặt hàng tã lót thịnh hành, bây giờ sẽ được bán với thương hiệu SaraBear by Munchkin®.
    2011 – Munchkin đoạt giải thưởng Đối tác kinh doanh xuất sắc năm 2010

    Lần thứ hai trong lịch sử 20 năm của công ty, Munchkin đoạt giải Đối tác kinh doanh xuất sắc.
     
  12. methumper

    methumper Mẹ hổ con hổ

    Tham gia:
    31/5/2012
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    38
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Tìm đại lý phân phối đồ dùng cho bé NK từ Mỹ, Munchkin,BornFree, Summer bán buôn, bán

    Cho mình hỏi muốn lấy buôn ít về bán shop có được không?
     
  13. shinichi90

    shinichi90 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/12/2011
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Tìm đại lý phân phối đồ dùng cho bé NK từ Mỹ, Munchkin,BornFree, Summer bán buôn, bán

    KM dành cho đại lý nhé từ ngày 16/4-15/5
     
  14. shinichi90

    shinichi90 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/12/2011
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Tìm đại lý phân phối đồ dùng cho bé NK từ Mỹ, Munchkin,BornFree, Summer bán buôn, bán

    Nên bắt đầu cho bé ăn dặm như thế nào?

    Sau khi bé tạm thoát khỏi cơn đói bằng cách bú mẹ hay sữa công thức, lúc này bạn có thể cho bé nhấm nhấp 1 - 2 thìa súp được làm từ ngũ cốc khô có pha với sữa mẹ hoặc sữa công thức.

    Thìa cho trẻ ăn là loại thì mềm (thìa cao su) và sau khi bé nhấm nháp hết 2 thì súp ngũ cốc thì lại cho bé bú mẹ hay uống sữa bình.

    Với cách này, bé sẽ không cảm thấy bị đói đến mức mà bé buộc phải thử một thực phẩm mới cũng như quá no để chẳng thiết tha gì.

    Không nên cho bé ăn vào buổi sáng. Hãy chọn một thời điểm phù hợp với cả 2 mẹ con.

    Lúc đầu, bé sẽ có vẻ như là ăn rất ít nhưng bạn hãy kiên nhẫn, cho bé ăn từng chút một thôi bởi bé đang học kỹ năng mới mà.

    Khi bé ăn 2 - 3 thìa bột/ngày thì có thể cho thêm những thực phẩm khác vào.

    Khi bé đã biết ăn các thực phẩm nghiền thì bạn có thể quấy bột đặc hơn. Điều này sẽ giúp bé học kỹ năng nhai và nuốt.

    Cảm giác thèm ăn sẽ đến sau khi bé được thưởng thức đúng món “khoái khẩu”.

    Khi bé thôi “miệng sáo”, bắt đầu đùa nghịch với thìa, nhè bột, ngậm trong miệng thì có nghĩa rằng bé đã no.

    Tại sao “làm quen” với thức ăn mới cần phải từ từ?

    Những thực phẩm mới nên có thời gian “làm quen” vì thế hãy cho ăn từng chút một. Bé cũng cần có thời gian để thích ứng với hương vị mới và cảm giác nữa.

    Ngoài ra, việc cho bé tập làm quen với thức ăn mới một cách từ từ sẽ cho phép bạn phát hiện các dấu hiệu của dị ứng thực phẩm chẳng hạn như tiêu chảy, đau bụng hay nổi mày đay.

    Co bé ăn một loại thực phẩm mới trong vài ngày. Bắt đầu với các loại quả và rau màu vàng, vốn rất dễ tiêu hóa đối với trẻ.

    Một số chuyên gia khác lại cho rằng nên ăn bắt đầu với rau xanh tuy nhiên thường thì rau quả màu vàng có vị ngọt nên bé sẽ chấp nhận hơn vì thé bạn có thể trộn 2 loại rau quả với nhau để bé không “phản đối”!

    Bắt đầu là một vài thìa rau quả trong cùng bữa ăn bột. Những thực phẩm tốt cho thời điểm bắt đầu ăn dặm là: chuối, cà rốt, rau, táo, đào, lê, khoai lang, súp lơ và bí ngô hầm nhừ. Các loại rau quả nghiền nhuyễn này có thể cho thêm nước sôi, nước mát hay sữa mẹ, sữa công thức để làm loãng trước khi cho bé ăn.

    Bạn cũng có thể nấu cháo rau cho bé. Nước dừa, nước quả và nước rau ép cũng có thể giới thiệu cho bé trong thời gian này.

    Nếu thấy bé không muốn ăn món ăn mới, bạn dừng lại vài ngày rồi cho bé thử lại. Bé có thể sẽ chỉ thích thú với vài loại thực phẩm nhưng bạn nên tiếp tục thử lại các món bé không thích cho tới khi bé chịu ăn nhiều hơn.

    Bao nhiêu bữa/ngày?

    Khi bé bước sang tháng thứ 7, bé có thể ăn thức ăn dạng bột lỏng 3 lần/ngày.

    Những thực phẩm thiết yếu của giai đoạn này gồm:

    - Bú mẹ hay uống sữa công thức giàu chất sắt. Một lượng nhỏ nước quả ít ngọt pha với nước sôi, nước mát (1 phần nước quả cho 10 phần nước) và có thể cho bé uống bằng thìa thay vì bú bình.

    - Ngũ cốc bổ sung chất sắt

    - Các loại rau củ như khoai tây, súp lơ xanh, súp lơ trắng, khoai lang, bí ngô

    - Một lượng nhỏ thịt, cá, sữa chua, trứng chín kỹ, đậu lăng ninh nhừ, phô mai.

    - Quả tươi

    Lưu ý chung:

    - Không cho bé uống mật ong trước 1 tuổi để phòng nguy cơ ngộ độc

    Khi nào cho bé tập gặm?

    Khi trẻ đã có nhiều kinh nghiệm ăn uống hơn, bạn có thể tăng cường thêm những thực phẩm cắt miếng được nấu mềm. Ở thời điểm 6 – 9 tháng, bé đã sẵn sàng với các món ăn cần tới khả năng gặm.

    Một số món ăn dễ gặm và tốt cho tiêu hóa ở thời điểm này bao gồm: các loại bánh ăn dặm, bánh tan, bánh mỳ, chuối chín, dưa thơm, cà rốt luộc chín, khoai lang.

    Không được để bé một mình với các món ăn này đề phòng nguy cơ bé bị hóc.
     
  15. Timmysweetie

    Timmysweetie Thành viên tích cực

    Tham gia:
    31/5/2010
    Bài viết:
    818
    Đã được thích:
    275
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Tìm đại lý phân phối đồ dùng cho bé NK từ Mỹ, Munchkin,BornFree, Summer bán buôn, bán

    Gửi cho mình báo giá& các chính sách hỗ trợ đại lý nhé. Mình đang muốn mở 1 shop bán tất tần tật đồ dùng cho bé. Bên bạn có phân phối đồ của dr brown & medela ko? Dc email của tớ Timmysweetie@yahoo.com
     
  16. shinichi90

    shinichi90 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/12/2011
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Tìm đại lý phân phối đồ dùng cho bé NK từ Mỹ, Munchkin,BornFree, Summer bán buôn, bán

    Tớ gửi rùi nha :).............
     
  17. shinichi90

    shinichi90 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/12/2011
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Tìm đại lý phân phối đồ dùng cho bé NK từ Mỹ, Munchkin,BornFree, Summer bán buôn, bán

    Bà bầu có nên đi máy bay?

    Dịp Tết đến, các gia đình rồng rắn kéo nhau về quê ăn tết với ông bà, cha mẹ. Chị em phụ nữ đang mang bầu cũng tranh thủ dịp tết về quê để được hít thở không khí trong lành, thu thập những kinh nghiệm về sinh và nuôi con. Có chị bụng bầu trên 30 tuần háo hức đặt vé máy bay để về quê mẹ “nằm ổ”. Quan niệm rằng di chuyển bằng máy bay sẽ an toàn khi mang thai liệu có đúng không?





    BS. Ngô Minh Xuân, Trưởng khoa Sơ sinh - Bệnh viện Từ Dũ khuyến cáo: “Phụ nữ mang thai từ 30 - 32 tuần tuổi trở lên đã có thể chuyển dạ. Một số trường hợp thai nhỏ tuổi hơn cũng có thể chuyển dạ khi đi máy bay do thay đổi áp suất dẫn đến những cơn co bóp tử cung. Vì vậy, phụ nữ đang mang thai nếu phải di chuyển bằng máy bay cần tham khảo ý kiến của BS để tránh trường hợp sinh non trên máy bay”.

    Như vậy, chị em phụ nữ cần hết sức thận trọng khi đi máy bay, nhất là máy bay đường dài. “Cẩn tắc vô ưu”, dưới đây là một số điều lưu ý cho bà bầu khi đi máy bay, các chị ghi nhớ để áp dụng nhé!




    + Bà bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa sản đã khám và theo dõi cho mình, đồng thời khi mua vé cũng cho hãng hàng không biết là mình có thai, ở tháng thứ mấy để họ quyết định có đi được hay không.

    + Mua vé nên chọn chỗ ngồi phía giữa khoang máy gần cánh máy bay để giảm thiểu dao động rung lắc khi máy bay vào vùng nhiễu loạn áp suất, khi máy bay va vào mây. Nên chọn ghế ngồi cạnh lối đi để dễ dàng đứng lên đi lại hoặc tới phòng vệ sinh, vị trí này cũng có khoảng trống để cử động cơ thể, chân tay. Trong khi bay, thỉnh thoảng nên đứng dậy, đi lại trong máy bay để xương khớp, cơ bắp vận động tránh đau nhức.





    + Khi ngồi, nên thường xuyên co duỗi bàn chân cổ chân, co duỗi tay để khí huyết lưu thông. Luôn luôn cài dây an toàn khi ngồi, nên đặt dây an toàn phía bụng dưới, ngang hông để dây khỏi ép vào thai nhi. Thường xuyên uống nước để tránh thiếu nước vì không khí trong máy bay khô, cơ thể dễ mất nước qua hơi thở. Trước và trong khi bay, không nên uống cà phê, nước trà vì gây lợi tiểu, khiến bà bầu phải đi tiểu nhiều, bị mất nước. Nên tránh các loại thức ăn lợi tiểu như bắp cải hoặc nước giải khát có gas… để tránh tình trạng gas giãn nở khi bay lên độ cao, gây ra đầy hơi, khó chịu.

    + Nên mặc quần áo rộng thoải mái, ít nút để thuận lợi khi đi vệ sinh. Nên mặc nhiều lớp quần áo để thích nghi với nhiệt độ thay đổi bất thường trong khi bay. Nên đi giày vừa chân hoặc hơi rộng, đi tất dày để có thể bỏ giày cho thoáng hơi chân. Nên mang theo hồ sơ y khoa về tình trạng sức khỏe của bà bầu trong thời kỳ thai nghén, kết quả khám thai gần đây nhất, các loại thuốc đang uống… để giúp bác sĩ thuận tiện trong việc chăm sóc y tế cho bà bầu khi cần thiết.
     
  18. shinichi90

    shinichi90 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/12/2011
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Tìm đại lý phân phối đồ dùng cho bé NK từ Mỹ, Munchkin,BornFree, Summer bán buôn, bán

    Đối với nhiều bà mẹ, việc bé yêu bị lạnh khi ngủ do vung vẩy mình, cựa quậy, đạp chăn ra ngoài thì một chiếc túi ngủ là giải pháp tuyệt vời để giữ ấm cho bé. Bên cạnh đó, cố định bé trong chiếc túi ngủ thích hợp sẽ giảm thiểu nguy cơ trẻ sơ sinh bị ngạt thở khi chăn, màn, khăn đắp che mặt.
    Bài viết liên quan

    Bạn đã biết tắm bé đúng cách?
    Mẹ làm gì khi bé từ 0-6 tháng?

    Mẹo chọn túi ngủ cho bé

    Túi ngủ vẫn là vật dụng chưa quen thuộc lắm với các bà mẹ hiện nay. Nhiều người vẫn nghĩ bé sẽ bị “bó chả” hay ngột ngạt, gò bó trong chiếc túi ngủ, bên cạnh đó, giá thành của sản phẩm này cũng là điều cần phải tính đến trong các khoản chi tiêu của trẻ sơ sinh. Những mẹo chọn túi ngủ sau đây sẽ giúp bạn có sự chọn lựa thỏa đáng cho bé yêu của mình.

    Túi ngủ có các loại nào?

    Thường có 3 loại phổ biến là có tay, mũ che đầu (hoặc gối mỏng), loại không có và kiểu áo liền quần. Loại có tay, mũ che đầu với lớp nệm mỏng, êm ái sẽ giữ ấm toàn diện cho bé. Tuy nhiên, ban đầu nếu không quen, bé sẽ cảm thấy hơi khó chịu. Loại túi này thích hợp khi thời tiết lạnh. Bên cạnh đó, loại túi không có tay, đầu sẽ giúp bé giữ ấm phần thân và thoải mái cử động, ngọ nguậy chân tay. Loại túi này thích hợp với thời tiết có nhiệt độ về đêm không lạnh, bạn nên cho bé mặc thêm áo tay dài mỏng nhẹ trước khi cho bé nằm vào túi ngủ.

    Túi ngủ hở đầu cho bé thoải mái vận động

    Túi ngủ hở đầu cho bé thoải mái vận động

    Chọn túi ngủ như thế nào?

    Túi ngủ giúp cố định và giữ ấm bé nên tiêu chí để chọn chính là sự vừa vặn và độ dày của chiếc túi. Nên “trừ hao” một khoảng trống để bé cử động nhưng túi ngủ cũng không được quá rộng vì bé sẽ lọt thỏm xuống, co vào trong túi sẽ không an toàn. Lớp nệm lót bên trong lưu ý nên chọn loại không có những sợi lông nhỏ vì bé có nguy cơ hít vào phổi khi ngủ.

    Bạn nên có bao nhiêu chiếc túi ngủ cho bé?

    Vì giá thành một chiếc túi ngủ hiện tại vào khoảng từ 300.000 – 1.000.000 đồng, việc nên có bao nhiêu chiếc túi ngủ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mẹ. Tuy nhiên, nếu có thể trang bị cho bé 2 chiếc túi giữ ấm toàn thân và loại mỏng nhẹ, cọc tay để bé thay đổi và sử dụng khi thời tiết khác nhau. Nên sử dụng túi ngủ cho trẻ sơ sinh dưới 3 tuổi. Tuy nhiên, nếu bé quen và yêu thích chiếc tổ ấm áp này thì bạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng khi bé lớn hơn.

    Chọn túi ngủ phù hợp cho bé

    Chọn túi ngủ phù hợp cho bé

    Giặt túi ngủ như thế nào?

    Bạn nên giặt túi ngủ thường xuyên và phơi thật khô trước khi cho bé sử dụng. Tùy theo mỗi loại túi với chất liệu khác nhau mà nhà sản xuất sẽ có những chỉ dẫn sử dụng khác nhau. Bạn nên chú ý đọc kỹ hướng sử dụng của sản phẩm và làm theo để bảo quản túi được lâu. Khi ngâm các loại nước xả làm mềm vải, bạn cũng nên chú ý chọn loại có mùi hương nhẹ nhàng, tránh gây kích ứng cho bé.

    Ngoài công dụng giúp giữ ấm và cố định bé, chiếc túi ngủ giống như cái kén nhỏ ôm lấy bé có thể tạo cho bé cảm giác yên tâm khi ngủ ở trẻ sơ sinh gần giống như lúc bé được bao bọc trong bụng mẹ. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên cẩn thận trông chừng cẩn thận dù bé đã có một chiếc túi ấm áp, vừa vặn và đang ngon giấc.

    AN.

    Ảnh: Internet
     
  19. shinichi90

    shinichi90 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/12/2011
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Tìm đại lý phân phối đồ dùng cho bé NK từ Mỹ, Munchkin,BornFree, Summer bán buôn, bán

    Bác sĩ Hải sẽ hướng dẫn các mẹ từng bước cụ thể nhất và chuẩn nhất để mẹ tập cho bé ăn dặm.

    Nguyên tắc khi cho con tập ăn dặm
    Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé
    Điều quan trọng mẹ cần biết khi nêm dầu/mỡ cho bé ăn

    Xin chào bác sỹ, con em hiện tại được 5 tháng 4 ngày, em chuẩn bị cho cháu ăn dặm, em muốn nhờ bác sỹ tư vấn giúp để cho cháu ăn cho hợp lý, đúng và đủ chất.

    Có người nói vói em rằng trước khi cho con ăn dặm thì nên cho cháu ăn cháo gạo tẻ nấu nhừ và loãng khoảng 1 tuần để tạo men cho đường ruột, như thế có đúng không ạ? (nguyen thuy – thuynguyen01...@gmail.com)

    Trả lời:

    Tuổi của bé bây giờ là đã bắt đầu ăn dặm được. Bữa ăn dặm đầu tiên bạn có thể cho ăn chuối nạo thìa, khoai tây nghiền trộn sữa, cháo xay trộn sữa, hoặc ăn bột loãng 5%.

    Tuần đầu chỉ nên ăn 1 bữa sau đó tăng dần lên 2 – 3 bữa, cho ăn ít để bé tập dần dần với thức ăn mới, tránh tình trạng rối loạn tiêu hoá, do hệ tiêu hoá còn non yếu.

    Mách mẹ từng bước cho bé ăn dặm chuẩn nhất 1


    Từ tuần thứ 2 sau ăn dặm bạn có thể tăng dần lượng thức ăn lên, có thể nấu bột hoặc cháo xay với thịt, rau củ, cho thêm dầu mỡ cũng với số lượng từ ít đến nhiều, từ lỏng tới đặc.

    Khi bắt đầu cho con ăn dặm, bạn nên theo dõi tình trạng đi ngoài của trẻ, nếu khi ăn một thức ăn mới mà bé đi ngoài thì nên ngừng lại cho ăn ít hơn đi sau đó mới tập ăn dần trở lại.

    Bạn nên nhớ dù đã ăn dặm vẫn phải cho bú sữa mẹ hoặc ăn sữa bột công thức 600- 700ml/ngày.

    Một nguyên tắc cần nhớ khi cho con ăn dặm là tập cho bé ăn ít một sau đó tăng dần lên, lúc đầu ăn bột xay nhuyễn sau chuyển thô dần, chuyển dần từ lỏng xang đặc, tập dần cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm.

    Bạn có thể cho bé ăn dặm theo khẩu phần được khuyến cáo sau:

    Với bé 6 tháng tuổi, mỗi ngày cần ăn 2 bữa. Thành phần cụ thể của một bát bột như sau:

    - Bột gạo: 20g

    - Thịt (cá, tôm ): 20 - 25g.

    - Dầu (mỡ): 5g

    - Rau xanh: 2thìa cà phê (10g).

    Ngoài ra cần ăn thêm quả chín, sữa chua, váng sữa sau các bữa ăn.
     
  20. shinichi90

    shinichi90 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/12/2011
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Tìm đại lý phân phối đồ dùng cho bé NK từ Mỹ, Munchkin,BornFree, Summer bán buôn, bán

    Chương trình khuyến mại " VÀO HÈ 2013"
    4/12/2013 1:46:07 PM

    Trong không khí tưng bừng bước vào nhiều ngày nghỉ lễ cuối tháng 4, CÔNG TY TNHH TM&DV PHÂN PHỐI ÁNH DƯƠNG xin gửi đến quý khách hàng chương trình khuyến mại "CHÀO HÈ 2013"

    Kể từ ngày 20/04/2013 đến ngày 04/05/2013, Hệ thống sẽ giảm giá 10% cho các mặt hàng sau:


    Lưu ý:
    - Chương trình có thể chấm dứt trước thời hạn khi số lượng dành cho chương trình hết
    - Giá chiết khấu cho các đại lý được tính trên giá đã giảm 10%

    Mọi chi tiết xin liên hệ:

    CÔNG TY TNHH TM&DV PHÂN PHỐI ÁNH DƯƠNG
    Địa chỉ: Số 81A Trần Quốc Toản, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tel: (84-4) 39 41 3145
    Email: ha.tran@phanphoianhduong.com.vn
    Hotline: 0912 0 tám nămn 777
     
    Sửa lần cuối: 3/5/2013

Chia sẻ trang này