Rau Cần (Cần Tây) Cần tây có tên khoa học là Apiumgaveolens, thuộc họ hoa tán ( cần phân biệt với rau cần ta có thân rỗng nhiều đốt, cũng được dùng làm rau ăn).Hiện nay, cần tây được xem như một loại rau sạch, thơm ngon, hợp khẩu vị. Nhưng không chỉ giàu khoáng tố, vitamin và chất dinh dưỡng, trong cần tây còn có một lượng lớn chất kích thích tố và tinh dầu, nên được đánh giá là một thảo dược có vai trò quan trọng. Kết quả phân tích trong 100g lá cần tây có chứa nhiều vi chất cần thiết cho cơ thể. Tinh dầu trong cần tây có công dụng điều hòa hệ thần kinh trung ương, an thần. Hạt rau cần giúp chống đầy hơi, sình bụng, kích thích bài tiết và làm tăng lượng nước tiểu. Sau đây là một số bài thuốc từ rau cần: _Bệnh phong thấp và Gout: Các nguyên tố kiềm trong cần tây có công dụng trung hòa các chất acid, nhờ đó rau cần có thể hỗ trợ chữa được các bệnh do acid tăng cao trong máu như urê huyết cao, nhiễm trùng máu, bệnh phong thấp và bệnh Gout. Lấy hạt đun lấy dịch chiết rồi uống mỗi ngày sẽ có hiệu quả cao hơn dùng lá tươi. _Viêm dây thần kinh: Uống dịch ép từ 100g rau cần phối hợp dịch ép củ cà rốt tươi có thể giúp cải thiện được bệnh viêm dây thần kinh, chứng bệnh gây ra do sự thoái hóa lớp vỏ bọc các dây thần kinh. Phương thuốc này giúp giảm các triệu chứng đau đớn và ngăn chặn sự thoái hóa trên. _Các rối loạn về máu: Cần tây có hàm lượng magnesium và sắt cao, nên uống dịch ép rau cần và cà rốt mỗi ngày, rất hiệu quả trong điều trị các chứng bệnh thiếu máu, bệnh Hodgkin, các chứng xuất huyết… _Bệnh đường hô hấp: Hạt rau cần có công dụng làm giảm co thắt nên được dùng chữa hen suyễn, viêm phế quản, viêm màng phổi và bệnh lao phổi. _Rối loạn tiêu hóa: 1 muỗng hạt rau cần tây ngâm trong một ly sữa trong 5-6 giờ, sau đó nghiền hạt trong sữa và uống sẽ giúp trị các chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, sình bụng. _Ngừa sỏi thận: Ăn rau cần tây có thể giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận. _Suy nhược cơ thể: Lấy 1 muỗng bột rễ rau cần tây khô hòa chung 1 muỗng mật ong, uống 2 lần mỗi ngày sẽ giúp bồi bổ cơ thể ở người trưởng thành. _Mất ngủ kinh niên: Nước ép rau cần trộn chung với một muỗng mật ong làm thành thức uống ngon miệng, uống mỗi tối trước khi lên giường sẽ giúp thư giãn để đi vào giấc ngủ sâu. _Huyết áp cao: Cần tây chứa canxi, sắt, phốt-pho, giàu protid (gấp đôi so với các loại rau khác), nhiều acid amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, nhiều loại vitamin, giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu, tăng cường khả năng miễn dịch và bổ não. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rau cần có công dụng hạ huyết áp rõ rệt, thời gian duy trì tùy theo liều lượng nhiều hay ít và trên từng đối tượng. _Viêm khớp cấp: Cần tây hữu hiệu trong việc cắt cơn đau viêm khớp. Để có hiệu quả tối đa, lấy lá cần tươi ép dịch chiết rồi uống trong ngày 2-3 lần (chỉ dùng lá không lấy cọng). _Ngừa sâu răng, chữa cảm cúm: Nhai lá hoặc hạt rau cần. Chỉ nên dùng mỗi ngày một nhánh. _Cần tây có thể ăn sống như xà lách, hoặc chế biến chung với các loại rau củ hoặc gia vị khác trong các món súp hoặc món hầm, xào thịt…Mỗi ngày ăn một nhánh cần tây là đủ. Dù cần tây có nhiều công dụng hữu ích cho con người, tuy nhiên cũng cần chú ý các điều sau đây: - Không ăn thường xuyên với thịt bò hoặc lòng của gia cầm: Vì ăn nhiều thịt, ít rau rất dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh Gout. - Nên chọn lựa kỹ các cành lá trước khi dùng: Những nhánh khô giòn nên loại bỏ, chỉ dùng những phần xanh tươi của thân lá vì còn giữ được nhiều vitamin. - Rau cần có thể làm sẩy thai khi sử dụng liều lượng cao ( dịch ép trên 500g): Vì gây co thắt mạnh ở cơ tử cung. Do đó, phụ nữ đang mang thai cần cẩn thận khi ăn rau cần. Trứng rán rau cần Nguyên liệu: Rễ rau cần 50g, trứng gà 2 quả, dầu ăn 1 muỗng , gia vị lượng vừa đủ. Cách chế biến: Rễ rau cần rửa sạch, vò nát cho vào một cái bát, sau đó đập trứng vào, thêm gia vị. Đặt chảo lên bếp đun nóng dầu ăn, sau đó cho hỗn hợp rễ rau cần và trứng gà đã chuẩn bị vào tráng chín. Món này ăn nóng rất thơm ngon. Công dụng: Món rễ rau cần tráng trứng gà có công dụng giảm đau thích hợp cho bệnh nhân Gout giai đoạn cấp tính. Chúc các bạn có sức khỏe tốt! Xem thêm: www.yuccatd.com.vn
Những thực phẩm nên và không nên cho bệnh nhân Gout Gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng axit uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối tại khớp gây viêm khớp, đau đớn ở các khớp. Bệnh gout tấn công ngón chân cái đầu tiên và dần dần lan sang bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, cánh tay và bàn tay. Những người bị bệnh thận, khả năng bị gout sẽ cao hơn nhiều lần. KHÔNG NÊN Bệnh gout là thường gặp ở đàn ông và những người béo phì có nguy cơ cao. Bệnh sẽ nặng thêm bởi chính những loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Dưới đây là 8 loại thức ăn cần tránh: Sò Những thực phẩm động vật và đồ biển giàu purine, chất purine sản sinh ra các tinh thể uric acid ứ đọng trong các mô mềm và khớp. Do vậy, nếu bạn không bị bệnh gout thì bạn cũng không nên ăn quá nhiều đồ biển. Nếu bạn là người “nghiền” đồ biển thì bạn có thể ăn sò và cá hồi nhưng bạn không nên ăn thường xuyên. Cá trích Người bị bệnh gout có thể thỉnh thoảng ăn một số hải sản nhất định, nhưng bệnh nhân gout tuyệt đối không nên thêm cá trích, cá ngừ, cá cơm vào thực đơn bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên tôm, tôm hùm hay cua lại được cho là những thực phẩm an toàn cho bệnh nhân gout. Bia Uống bia làm tăng gấp đôi nguy cơ đối với những dễ mắc bệnh gout. Theo các chuyên gia, uống bia không chỉ làm tăng mức độ uric acid mà còn ngăn cản cơ thể loại bỏ chất này ra khỏi cơ thể của bạn. R*** có thể là một sự lựa chọn tốt hơn, tuy nhiêu uống nhiều r*** lại là không tốt cho tất cả mọi người và đặc biệt đối với những người mắc bệnh gout. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyên rằng, trong bữa tiệc bạn nên kiêng r*** hoàn toàn. Thịt đỏ Hàm lượng purine trong các loại thịt là khác nhau. Thịt trắng nói chung là tốt hơn so với thịt đỏ. Bạn không phải kiêng thịt đỏ hoàn toàn, nhưng tuy nhiên bác sĩ khuyên bạn không nên ăn nhiều thịt đỏ. Theo chuyên gia, bạn có thể thỉnh thoảng thưởng thức với thịt bò hoặc thịt lợn chứ không nên ăn thịt gà tây hoặc thịt cừu thì bạn chỉ nên ăn sườn cừu. Gà tây Thịt gà tây và thịt ngỗng là những loại thực phẩm chứa hàm lượng purin cao hơn so với các loại thực phẩm khác, do đó tốt nhất người bị bệnh gout nên tránh ăn các loại thịt này. Những người mắc bệnh gout không nên ăn các loại thịt thú rừng. Gà và vịt là những lựa chọn an toàn nhất. Trong đó, thịt đùi là một sự lựa chọn tốt hơn so với ức gà với da. Nước uống có đường Những người có nguy cơ mắc bệnh gout nên tránh các loại nước uống có chứa hàm lượng đường fructose cao, chẳng hạn như nước soda, nước hoa quả. Những loại nước uống này không chỉ khiến bạn dễ dàng tăng cân mà còn kích thích cơ thể sản xuất ra axit uric nhiều hơn. Một nghiên cứu tìm thấy rằng, những người tiêu thụ nhiều đường fructose có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn những người khác. Năm 2010, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, uống đồ uống chứa fructose mỗi ngày, phụ nữ cũng có nguy cơ mắc bệnh gout hơn so với những người khác. Măng tây Măng tây được xem là loại thần dược dành cho nam giới. Đây là loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, được xem như một loại thuốc kích dục tự nhiên quý giá. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh gout, đây là loại thực phẩm có purin cao nên có thể làm người bệnh đau khớp khi dùng. Măng tây, súp lơ, rau bina, và nấm có chứa purin hơn so với các loại rau khác. Nhưng nếu bạn thích những thực phẩm này, không cần phải loại bỏ hoàn toàn măng tây trong bữa ăn của bạn. Gan Theo các chuyên gia khuyên, những bệnh nhân gout không nên tránh ăn các loại thịt nội tạng, như gan, thận, lá lách… NÊN Mặc dù có rất nhiều thực phẩm bệnh nhân gout cần tránh đã được liệt kê ở trên, theo ý kiến của các chuyên gia, vẫn có một số thực phẩm bảo vệ bạn chống lại bệnh gout. Một trong những biện pháp quan trọng để phòng chống bệnh này là dùng những thực phẩm thích hợp để tăng cường đào thải acid uric qua đường tiết niệu. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo áp dụng. Khoai tây Là một thực phẩm kiềm tính, giàu sinh tố C và muối kali. Trong thành phần hóa học hầu như không có nhân purin. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, khoai tây tính bình, vị ngọt, có công dụng bổ khí, kiện tỳ, là thực phẩm thích hợp cho những người tỳ vị hư nhược, mắc các chứng bệnh ung thư, viêm loét đường tiêu hóa, tăng huyết áp và thống phong. Bí đỏ Tính ấm, vị ngọt, có công dụng bổ trung ích khí, giảm mỡ máu và hạ đường huyết. Sách Trấn nam bản thảo cho rằng, nam qua (bí đỏ) có tác dụng thông kinh hoạt lạc và lợi tiểu tiện. Đây cũng là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin, là thực phẩm lý tưởng cho những người bị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, béo phì và tăng acid uric trong máu. Bí xanh Tính mát, vị ngọt đạm, có tác dụng thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu tiện, giải độc, giảm béo. Là loại thực phẩm kiềm tính, nhiều nước, giàu sinh tố (đặc biệt là sinh tố C) và chứa rất ít nhân purin, có khả năng thanh thải acid uric qua đường tiết niệu khá tốt. Dưa hấu Tính lạnh, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát và lợi tiểu tiện. Trong thành phần có chứa nhiều muối kali, nước và hầu như không có nhân purin. Đây là loại quả đặc biệt tốt cho những người bị gút trong giai đoạn cấp tính. Đậu đỏ Còn gọi là xích tiểu đậu, tính bình, vị ngọt chua, có công dụng kiện tỳ chỉ tả, lợi niệu tiêu thũng. Sách Bản thảo cương mục viết: “Xích tiểu đậu hành tân dịch, lợi tiểu tiện, tiêu trướng trừ thũng”. Trong thành phần hóa học của đậu đỏ hầu như không có nhân purin, là thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh gút. Lê và táo Đây là hai loại quả tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt sinh tân, chỉ khát trừ phiền. Trong thành phần có chứa nhiều nước, sinh tố, muối kali. Là loại quả kiềm tính, dùng rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh gút cấp tính và mạn tính. Nho Tính bình, vị ngọt, có công dụng bổ khí huyết, cường gân cốt và lợi tiểu tiện. Sách Danh y biệt lục viết: “Quả nho trục thủy, lợi tiểu tiện”. Sách Bách thảo kính cho rằng, nho có tác dụng “trị gân cốt thấp thống, lợi niệu rất tốt”. Đây cũng là loại quả kiềm tính, nhiều nước, giàu sinh tố và hầu như không có nhân purin. Sữa bò Là loại thực phẩm bổ dưỡng rất giàu chất đạm, nhiều nước và chứa rất ít nhân purin. Là thứ nước uống lý tưởng cho bệnh nhân bị bệnh gút cấp tính và mạn tính. Đậu tương Đậu tương và các chế phẩm từ đậu tương là các thực phẩm kiềm tính, giàu chất đạm, nhiều sinh tố và khoáng chất, có khả năng tăng cường bài xuất acid uric qua đường tiết niệu. Xem thêm: www.yuccatd.com.vn
Thực đơn 1 ngày cho bệnh nhân Gout (Phần 1) Bệnh Gout hay còn gọi là Thống phong được biết đến như một căn bệnh nguy hiểm khó điều trị dứt điểm và có thể gây tàn tật suốt đời. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, tỉ lệ người mắc bệnh Gout đang ngày càng gia tăng tại Việt Nam. Nên người bệnh cần coi trọng việc ăn uống – dùng nhiều thức ăn kiềm tính, uống nhiều nước để thải acid uric ra ngoài, không dùng thức ăn giàu purine. Dưới đây là thực đơn món ăn – bài thuốc trong một ngày cho người phòng ngừa bệnh Gout. Cháo củ cải Nguyên Liệu Củ cải tươi vừa đủ Gạo 100g Cách Làm Củ cải tươi rửa sạch thái nhuyễn Vo sạch cho vào nồi, Thêm nước nấu chín phân nửa Đổ củ cải vào nấu cháo. Dùng sáng và chiều, lúc cháo nóng ấm. Khoai tây xào chay Nguyên Liệu Khoai tây 200g Dầu thực vật Các gia vị Nước dùng Cách Làm Khoai tây gọt vỏ rửa sạch thái lát, cho vào chảo có ít dầu để xào, nêm nếm gia vị, rưới ít nước cho chín đều. Tác Dụng Khoai tây là rau củ kiềm tính, chứa nhiều muối kali giúp kiềm hóa acid uric. Canh thịt lợn, rong biển Nguyên Liệu Thịt lợn nạc 150g Rong biển 50g Giá 100g Hành 10g Gừng 3g Muối một ít Cách Làm Cho 1 lít nước vào nồi, đun sôi, cho thịt đã băm nhuyễn vào, khuấy cho thịt rã đều rồi cho các thứ kia vào, đun nước sôi 30 phút, nêm mắm muối vừa ăn. Mỗi ngày ăn 1 lần. Tác Dụng: khử phong, trừ thấp, bổ thận hư, đau đầu gối, xương khớp. Cháo anh đào Nguyên Liệu Anh đào 10 quả Gạo nếp 50g Đường trắng Cách Làm Cho nước vào nồi đun sôi, tiếp theo cho anh đào, gạo, đường trắng vào nấu thành cháo, có thể cho thêm nước hoa hồng vào để tạo mùi thơm. Người bệnh hư nhiệt ho hen suyễn và trẻ em không nên dùng. Tác Dụng: điều hòa lợi khí, khứ phong thấp. Thích hợp với những người có thân thể gầy gò, hụt hơi, yếu sức, chân tay lạnh, tê liệt, toàn thân tê dại, phong tê thấp. Xem thêm: www.yuccatd.com.vn
Những điều cần biết về bệnh Gút (Gout- Thống Phong) Bệnh Gút (Gout - Thống Phong) là một bệnh lý được biết đến lâu đời nhất của loài người - đã hơn 2000 năm. Bênh Gút thường do các cơn tái phát của viêm khớp cấp tính, biểu hiện thông thường nhất là sưng tấy, đỏ ngón chân cái (50% trường hợp). Bênh gút nguyên nhân chủ yếu là do sự tích tụ axit uric ở các khớp, gân, cơ và xunh quanh các mô. Nam giới thường mắc bệnh gút nhiều hơn phụ nữ (tới 95% nam giới có thể trạng to béo trong độ tuổi 35-45). Bệnh Gút ở nữ thường xảy ra sau mãn kinh. Đây là một bệnh chữa trị được và có nhiều cách để phòng ngừa tái phát. Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh gút : Bệnh Gút tương đối dễ nhận biết, nếu được quan sát kỹ. - Tiêu biểu nhất là việc sưng tấy, đỏ ngón chân cái - Thường gặp ở nam giới (trên 95%), khỏe mạnh, mập mạp. Thường bắt đầu vào tuổi 35 đến 45. Khởi bệnh đột ngột, diễn biến từng đợt, giữa các đợt đau các khớp hoàn toàn khỏi (những năm đầu) - Vị trí bắt đầu thường là các khớp ở chi dưới, đặc biệt ngón I bàn chân (70%) Tính chất của Bệnh Gút là bệnh nhân thấy sưng nóng đỏ đau dữ dội, đột ngột ở một khớp, không đối xứng và có thể tự khỏi sau 3 - 7 ngày. Ở giai đoạn muộn biểu hiện ở nhiều khớp, có thể đối xứng, xuất hiện những u cục (tophy) ở nhiều nơi đặc biệt quanh các khớp. Trong giai đoạn cấp có thể kèm các dấu hiệu toàn thân như: sốt cao, lạnh run, đôi khi có dấu màng não (cổ cứng, ói...) Nguyên nhân gây bệnh gút : Bệnh gút có nhiều nguyên nhân, trong đó nồng độ axit uric trong máu tăng cao là nguyên nhân chính. Bệnh có thể xảy ra do 1 số lý do: di truyền, chế độ ăn uống, sự bài tiết axit uric của thận. Yếu tố nguy cơ bệnh gút : Những yếu tố hay hoàn cảnh sau có thể làm tăng nguy cơ bệnh Gút : - Lối sống: thường nhất là uống nhiều cồn, đặc biệt là bia. Uống nhiều nghĩa là hơn hai cốc ở nam và một cốc ở nữ mỗi ngày. Nếu thể trọng tăng cao hơn cân nặng lý tưởng 15kg cũng làm tăng nguy cơ bệnh Gút. - Một số bệnh lý và thuốc: một số bệnh lý và thuốc điều trị cũng có thể làm bạn tăng nguy cơ bị Gút, như tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ trong máu cao, hẹp lòng động mạch (do xơ vữa động mạch), phẫu thuật, các bệnh lý và tổn thương nặng, đột ngột, ít vận động,...cũng làm tăng axit uric máu. Một số thuốc như lợi tiểu thiazide (một thuốc điều trị tăng huyết áp bằng cách làm giảm lượng muối và nước trong cơ thể), aspirin liều thấp và cyclosporine (một thuốc sử dụng cho những người được ghép mô để chống thải loại mảnh ghép). Hóa trị liệu trong một số bệnh như ung thưlàm hủy diệt tế bào và phóng thích một lượng lớn purin vào máu. - Gen di truyền. Một phần tư số bệnh nhân bị bệnh Gút có tiền sử gia đình bệnh này. - Tuổi và giới. Nam giới có tần suất bệnh cao hơn nữ. Phụ nữ có nồng độ axit uric máu thường thấp hơn nam, nhưng đến tuổi sau mãn kinhlại tăng lên. Nam thường bị Gout trong khoảng 30-50 tuổi, còn nữ từ 50-70. Biến chứng bệnh gút Một số bệnh nhân bị Gút tiến triển đến viêm khớp mạn tính, dẫn đến biến dạng khớp, hủy hoại khớp. Một số ít có thể bị sỏi thận hoặc nặng hơn nữa là suy thận. Điều trị bệnh Gút Để ngăn ngừa và điều trị bệnh Gout Y học hiện đại ( Tây y ) chủ yếu đi theo điều trị triệu chứng với phác đồ điều trị cơ bản là 1, Thuốc kháng viêm giảm đau như Diclophenac, Celecoxib, Etoricoxib, Colchicine 2, Thuốc giảm acid uric máu như Zyloric (Allopurinol) Nhưng các thuốc này có các tác dụng phụ không mong muốn rất trầm trọng như: *thuốc Colchicin có thể gây suy tủy xương, nhiễm trùng máu, vô tinh trùng, rối loạn cơ thần kinh **Thuốc Diclophenac có thể gây buồn nôn, nôn, ỉa chảy, táo bón, đau thươngvị, dùng kéo dài gây loét, xuất huyết dạ dày; thủng đường tiêu hóa ***Thuốc Allopurinol có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, tăng phosphatase kiềm, tăng SGOT/SGPT. Đặc biệt thận trọng với người suy gan, thận. Mong muốn của các chuyên gia Y tế trong điều trị bệnh Gout phải đạt các tiêu chí : - Ngăn chặn quá trình hình thành các tinh thể urate tại các tổ chức quanh khớp. - Giảm Acid Uric trong máu, ngăn chặn nguy cơ tái phát của bệnh Gout. - Hỗ trợ chức năng gan thận. - Giảm đau, giảm viêm khớp. Nhằm mục đích chặn đứng bệnh Gout từ trong căn nguyên mà tác dụng phụ gần như không có. Hướng điều trị bệnh Gout bằng thảo dược. Hiện tại trên thị trường có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh Gout từ thảo dược công dụng chủ yếu là cân bằng lượng acid uric trong cơ thể. Đáp ứng mong muốn các chuyên gia Y tế trong hỗ trợ điều trị bệnh Gout, sản phẩm Yucca TD có xuất xứ tại Mỹ đã đáp ứng các tiêu chí trên với công dụng: phòng và hỗ trợ điều trị bệnh Gout giúp giảm đau, giảm viêm, giảm Acid uric. Giúp ổn định lâu dài Acid uric trong máu, giúp ngăn chặn nguy cơ tái phát của bệnh Gout. Giúp kiểm soát việc hình thành các tinh thể urate là nguyên nhân gây ra Gout. Yucca TD là sản phẩm được kết hợp một cách đặc biệt giữa các thảo dược có nguồn gốc từ Châu Mỹ như :dịch chiết từ cây Yucca Stalk, Black tart cherry ( quả anh đào đen), hạt cần tây đã được Y học Thế giới chứng minh lâm sàng là an toàn và hiệu quả cao trong việc phòng và điều trị Gout. Tự chăm sóc bản thân khi bị bệnh Gút Không uống nhiều r*** mạnh. Không ăn các thức ăn chứa nhiều purine như: phủ tạng động vật: tim, gan, thận, lá lách, óc..., hột vịt, gà lộn, trứng cá, cá trích, cá đối, cá mòi. Không ăn mỡ động vật, không ăn đường. Xem thêm: www.yuccatd.com.vn
Bệnh Gout khi nào cần dùng Colchicine Colchicine là thuốc trị gout cổ điển nhưng không phải là thuốc được chọn lựa để điều trị gout cấp. Thuốc hiệu quả nhất trong vòng 12 - 24 giờ đầu tiên của cơn gout cấp, nhưng sau đó tác dụng giảm dần theo tình trạng viêm kéo dài. Ngoài ra, khi được dùng để điều trị cơn gout cấp, colchicine gây những phản ứng phụ trên đường tiêu hoá, đặc biệt là nôn và tiêu chảy, ở 80% bệnh nhân. Để điều trị gout cấp, colchicine được dùng uống với liều 0,5 - 0,6mg mỗi giờ cho đến khi bệnh nhân có tác dụng phụ ở đường tiêu hoá. Liều tổng và số lần uống cần giảm ở bệnh nhân suy gan, suy thận và thông thường thì không nên dùng colchicine trong những trường hợp này. Bệnh nhân có thể phòng tránh một đợt gout cấp bằng cách uống một viên colchicine duy nhất khi xuất hiện triệu chứng đau đầu tiên. Colchicine không được dùng khi độ lọc cầu thận (GFR) dưới 10 ml/phút và nên giảm liều xuống ít nhất một nửa khi GFR thấp hơn 50 ml/phút. Colchicine cũng nên tránh dùng ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan, tắc mật và tiêu chảy nhiều. Đáp ứng lâm sàng khi dùng colchicine không phải là đặc hiệu cho gout và còn có thể gặp ở bệnh nhân giả gout, bệnh lý khớp sarcoid, viêm khớp vảy nến và viêm gân vôi hoá. Colchicine còn dùng tiêm tĩnh mạch. Tuy đường dùng này có thể ngăn chặn được một đợt gout cấp, nhưng chỉ nên sử dụng trong những tình huống thật cần thiết do độc tính của thuốc. Ở một số nước không cho phép dùng tiêm tĩnh mạch nữa vì tỷ lệ tử vong có thể lên đến 2%. Cần phải sử dụng colchicine tiêm tĩnh mạch rất thận trọng ở bệnh nhân suy gan, suy thận. Khi dùng tiêm tĩnh mạch, pha loãng colchicine trong dung dịch NaCl đẳng trương và bơm chậm trong thời gian 10 - 20 phút, sau đó không tiếp tục dùng colchicine nữa trong ít nhất 1 tuần. Nếu thuốc thoát khỏi thành mạch, nó có thể gây hoại tử mô. Trong mạch máu, nó có thể gây viêm tắc tĩnh mạch. Mất bạch cầu hạt là biến chứng quan trọng nhất khi dùng colchicine tĩnh mạch. Cần đếm bạch cầu hạt trước khi tiêm truyền. Các biến chứng khác bao gồm đông máu nội mạc rải rác (DIC), suy thận, độc tế bào gan, co giật và shock. Điều trị phòng ngừa đợt gout cấp Giảm lượng uric acid bằng allopurinol hoặc probenecid có thể làm bùng phát đợt gout cấp. Khi sử dụng dự phòng, colchicine có thể làm giảm đợt cấp xuống 85%. Liều dự phòng colchicine tiêu chuẩn là 0,6mg ngày 2 lần. Khi suy thận cần giảm liều hoặc dùng cách nhật. Nếu so sánh với 80% bệnh nhân có nguy cơ tác dụng phụ trên đường tiêu hoá khi dùng colchicine cho đợt gout cấp thì liều lượng colchicine dự phòng chỉ gây tác dụng phụ trên 4% bệnh nhân mà thôi. Sử dụng colchicine kéo dài có thể dẫn đến yếu cơ kết hợp với tăng creatine kinase do thuốc gây bệnh lý thần kinh cơ, đặc biệt ở những bệnh nhân suy thận. Nếu bệnh nhân không dùng được colchicine, có thể thay thế bằng NSAID để dự phòng, ví dụ indomethacin 25mg, ngày 2 lần. Dự phòng bằng colchicine có thể bắt đầu ngay ở đợt cấp của gout. Giảm lượng uric acid Trong nhiều trường hợp, các bệnh nhân bị đợt gout cấp lần đầu cần phải được điều trị bằng các thuốc hạ uric acid, do nguy cơ tái phát những đợt cấp về sau và do nguy cơ hình thành những tophi phá huỷ ở xương và bao hoạt dịch, ngay cả khi không có những đợt viêm cấp. Một số nhà khớp học cho rằng nên chờ đợt cấp thứ 2 để bắt đầu điều trị giảm mức uric acid vì không phải bệnh nhân nào cũng có đợt viêm cấp thứ 2 và do bệnh nhân cần được thuyết phục phải điều trị suốt đời. Quyết định này còn tuỳ thuộc một phần vào lượng uric trong máu (mức > 9mg/dL là báo hiệu cho thấy khả năng sẽ có tái phát và hình thành tophi). Trong tất cả các trường hợp, nguy cơ và lợi ích cần được cân nhắc dựa trên từng bệnh nhân. Ví dụ, ở một bệnh nhân cao tuổi có nhiều bệnh lý đi kèm và suy thận, nguy cơ khi dùng thuốc để hạ uric acid có thể cao hơn lợi ích mà nó đem lại. Mục tiêu điều trị là giữ mức uric acid ở khoảng 5 - 6mg/dL. Nguy cơ xảy ra đợt gout cấp thứ 2 sau đợt đầu tiên là 62% sau 1 năm, 78% sau 2 năm và 93% sau 10 năm. Điều trị bằng colchicine đơn độc có thể phòng ngừa những đợt gout cấp nhưng không ngăn cản được việc tích luỹ acid uric trong các khớp có thể dẫn đến việc phá huỷ khớp sau này. Mặc dù việc sử dụng các chất làm hạ uric acid là quan trọng, không nên bắt đầu dùng chúng ngay trong đợt gout cấp vì có thể làm cho đợt cấp nặng hơn và kéo dài lâu hơn. Chỉ nên dùng chúng vài tuần sau khi đợt cấp đã lui và dưới sự bảo vệ của colchicine để đề phòng tái phát một đợt cấp mới. Nếu xảy ra một đợt gout cấp khi bắt đầu dùng một loại thuốc hạ uric acid, không nên ngưng thuốc này lại vì điều này sẽ khiến cho lượng uric acid càng tăng nhiều hơn, đồng thời làm đợt gout nặng và kéo dài hơn. Xem thêm: www.yuccatd.com.vn
Bệnh Gout ở Phụ Nữ Xưa gút là bệnh của các quý ông, nay gút còn tìm đến các quý bà. Không giống như quý ông thường mắc bệnh gút tầm tuổi 30-40, thì các quý bà tiền mãn kinh lại có nguy cơ cao về bệnh này. Cứ nghĩ gút là bệnh của nam giới, nên nhiều phụ nữ khi có các biểu hiện giống bệnh gút nhưng vẫn không nghĩ mình bị gút. Bác N.A.T (55 tuổi) tâm sự thời gian gần đây, mắt cá chân có hiện tượng sưng đỏ và đau nhức, cứ ăn nhiều thịt là đau. Bác đi khám ở bệnh viện tỉnh thì chuẩn đoán gút nhưng vẫn không tin nên lặn lội gần 200 km từ Lạng Sơn về Hà Nội để khám lại. Giờ thì bác mới “tâm phục khẩu phục” chấp nhận mình mắc gút. Trường hợp chị Lan (Hà Nội) có chồng mắc bệnh gút nên chị hiểu rất rõ về nó. Tuy nhiên, điều chị không ngờ tới là bệnh gút có biểu hiện khác ở phụ nữ. Mẹ chị có biểu hiện đau sưng ở ngón tay, không đau dữ dội nên chủ quan cứ nghĩ là bệnh thoái hóa khớp. Đợt này thấy mẹ đau nhiều hơn, đi khám thì được chuẩn đoán là gút. Không bia, không r*** cũng bị gút Bệnh gút là do rối loạn chuyển hóa acid uric dẫn đến acid uric máu tăng cao, khi đạt đến ngưỡng bão hòa gây lắng đọng các tinh thể urat tại các mô khớp và các mô khác trong cơ thể. Trong khi các món ăn nhậu và bia r*** làm cho nam giới đau đầu vì gút thì thói quen uống nước nhiều nước ngọt của phụ nữ lại làm tăng nguy cơ bệnh gút.Theo nghiên cứu BS. Hyon.K (Boston, Hoa kỳ), mỗi ngày uống 1 cốc nước cam ép làm tăng 70% nguy cơ bệnh gút. Không đơn giản chỉ là chế độ ăn, nội tiết tố estrogen có vai trò rất quan trọng kiểm soát acid uric máu. Và nhờ đó, phụ nữ trẻ dường như “miễn dịch”với bệnh gút. Khi bước sang tuổi mãn kinh, mức estrogen giảm nhanh và phụ nữ phải đối diện với nguy cơ gút cao gần như nam giới. Gút “nhẹ nhàng” và âm thầm Trong khi nam giới mô tả cơn đau gút giống như một ngọn đuốc đang cháy, một cái búa khoan, kim đâm hay đi chân trần trên than nóng thì với phụ nữ, gút có xu hướng đau lan tỏa, ít dữ dội hơn nhưng lại dễ xuất hiện những hạt lồi tophi hơn. Sự “nhẹ nhàng” và âm thầm là nguyên nhân khiến phụ nữ thờ ơ với gút và dễ chuẩn đoán nhầm sang các bệnh viêm khớp hay thoái hóa khớp. Chính điều này đã làm bệnh trở nên trầm trọng và gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch nhiều hơn nam giới. Chuẩn đoán sớm và điều trị đúng là cách tốt nhất kiểm soát bệnh gút. Khi thấy những dấu hiệu sưng, đỏ và đau không đối xứng ở tay, ngón chân cái, mắt cá chân… thì nên đi khám và kiểm tra chỉ số acid uric máu. Phụ nữ nên cẩn thận với gút Điều trị gút ở phụ nữ gặp nhiều khó khăn. Điều này một phần là do quan niệm xưa cho rằng bệnh gút là bệnh "nam giới". Phụ nữ thường chuẩn đoán nhầm, điều trị sai thuốc và điều trị muộn, không điều chỉnh chế độ ăn hợp lý. Phụ nữ bị bệnh gút có nhiều khả năng cũng mắc các bệnh khác kèm theo như huyết áp cao, tiểu đường, bệnh thận và bệnh tim mạch. Điều này có thể làm cho điều trị bệnh gút khó khăn và trầm trọng hơn. Ví dụ, thuốc lợi tiểu dùng điều trị huyết áp cao làm tăng nguy cơ bệnh gút. Ngoài ra, chức năng thận suy giảm, đào thải acid uric kém dẫn đến tăng acid uric máu và hạn chế trong các phương pháp điều trị. Đồng thời, bệnh nhân gút nên giảm tối đa thức ăn nhiều đạm gốc purin, giảm calorie, giảm chất béo, uống nhiều nước và dùng sản phẩm hỗ trợ giảm acid uric máu. Xem thêm: www.yuccatd.com.vn
Ðề: Bệnh Gout khi nào cần dùng Colchicine cảm ơn chủ top về bài viết hữu ích. ông em cũng bị gout toàn dùng thuốc colchicine bằng đường uống
Tìm hiểu vể thuốc muối (Baking Soda) Những cách sử dụng thuốc muối trong điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau, trong đó có Gout. Bicarbonate (có trong sôđa), hay còn được biết đến nhiều hơn dưới cái tên thuốc muối (baking soda), là một hợp chất dạng tinh thể màu trắng tìm thấy trong quặng nahcolite (NaHCO3). Những ứng dụng về y tế phổ biến của loại chất này bao gồm điều trị khó tiêu và ợ chua, ngừa sẹo, giảm ngứa do dị ứng, chữa đau họng và cả nhiệt miệng. Mặc dù được đánh giá là khá an toàn, sử dụng thuốc muối vẫn có một số nguy cơ nhất định. Điều này đặc biệt đúng nếu người bệnh đang sử dụng một số loại thuốc kê đơn hoặc đang trong một số tình trạng bệnh lý nhất định. Nahcolite thường được tìm thấy ở những vùng có hoặc từng có suối khoáng, loại khoáng chất này được tạo ra từ hàng ngàn năm trước khi mà các sông hồ bị bay hơi một cách nhanh chóng bởi nhiệt độ cao. Ngày nay, nahcolite được khai thác bằng công nghệ Solvay. Ứng dụng được biết đến nhiều nhất là việc sử dụng thuốc muối như một chất kháng axit. Khi axit từ dạ dày di chuyển lên cuống họng, người bệnh sẽ có triệu chứng nóng rát, hay chính là chứng ợ chua, ợ nóng. Triệu chứng này có thể xảy ra bất kể ngày hay đêm. Chất kháng axit có tính kiếm sẽ trung hòa axit dạ dày, trong đó thuốc muối có khả năng trung hòa mạnh và có thể xóa bỏ hoàn toàn triệu chứng chỉ trong 2 giời đồng hồ. Thuốc muối có thể làm tăng độ pH trong dạ dày và làm giảm hoặc thậm chí cắt hẳn cơn Gout cấp ở người bệnh. Người ta thường dùng thuốc muối kèm với đồ ăn hoặc uống trước khi đi ngủ để phòng trường hợp cơn ở nóng đến vào ban đêm, với liều thích hợp là một muỗng café thuốc muối pha với 120ml nước ấm. Nếu có ai tình cờ bị bỏng, thuốc muối có thể rất hữu dụng trong sơ cứu trước khi có sự hỗ trợ y tế. Hỗn hợp thuốc muối và một chút nước trộn vào nhau thành dạng kem dày dùng để bôi nhẹ lên chỗ bỏng sẽ giúp làm dịu cơn đau và làm lành vết thương. Những cơn ngứa gây ra do côn trùng cắn cũng có thể được xoa dịu với cách thức như trên. Tác dụng kháng viêm của thuốc muối còn giúp giảm ngứa do độc của cây thường xuân, cây sồi độc và cây thù du. Chỉ cần trộn một phần nước với 3 phần thuốc muổi là bạn đã có ngay thứ thuốc bôi sơ cứu hiệu quả. Ngoài ra, loại chất này còn giúp làm giảm đau rát họng và các vết loét ở miệng. Với khả năng kháng khuẩn, thuốc muối có tác dụng làm sạch miệng, ngăn ngừa sự sinh sôi của vi khuẩn trong miệng và chống nhiễm khuẩn gây viêm họng. Các bác sĩ khuyên dùng một thìa café thuốc muối pha với 240ml nước ấm uống mỗi 4 tiếng đồng hồ ngay khi có triệu chứng đau họng hoặc loét miệng. Thuốc muối có thể phản ứng với một vài loại dược phẩm làm giảm đáng kể lượng thuốc này hấp thu vào cơ thể. Một trong số chúng có thể kể đến như sắt, lithium, aspirin, thuốc tiểu đường, tetracycline, benzodiazepines và ketoconazole. Nhiều chuyên gia y tế khuyên bệnh nhân uống thuốc muối và thuốc điều trị cách nhau ít nhất 1 tiếng. Thuốc muối an toàn cho hầu hết mọi người, ngoại trừ người bị huyết áp cao và người bị bệnh tim mạch. Những người đang trong chế độ ăn kiêng muối cũng nên tránh sử dụng loại chất này. Và mặc dù người ta tin rằng việc sử dụng thuốc muối khi mang thai không gây nguy hiểm, phụ nữ nếu hay có hiện tượng tích nước hoặc hay mắc chứng phù thủng nên tham khảo ý kiến bác sẽ trước khi tự điều trị bằng loại sản phẩm này. Xem thêm: www.yuccatd.com.vn
Ðề: Tìm hiểu vể thuốc muối (Baking Soda) Mình toàn mua cái này về làm mặt nạ, nhưng mua buôn giá thế nào nhỉ
Ðề: Món ăn bài thuốc dành cho người bị bệnh Gout Phần 2: Rau Cần (Cần Tây) bố mình bị bệnh gout, cảm ơn thông tin hữu ích mà mẹ nó post lên nhé
Trị liệu bệnh Gout bằng chế độ ăn uống - Duy trì cân nặng hợp lý: Mức độ muối urat trong huyết thanh có mối quan hệ tương quan với độ béo phì, diện tích bề mặt và chỉ số cân nặng. Sau khi cân nặng của người mắc bệnh béo phì giảm thì độ axit uric trong máu cũng giảm, nhiệt lượng mỗi ngày giảm 10 – 15% so với bình thường. Bạn nên áp dụng nguyên tắc ăn uống một cách tuần tự, không nóng vội. Nếu không, nhiệt năng giảm quá nhiều và quá nhanh sẽ khiến cho ceton trong nước tiểu tăng lên, ảnh hưởng tới chức năng bài trừ axit uric, phát sinh bệnh Gout cấp tính. - Hạn chế hấp thụ thức ăn có purin: Purin là một thành phần của nhân tế bào. Chỉ cần trong thực phẩm có nhân tế bào thì sẽ có purin, thức ăn của động vật, có hàm lượng purin tương đối cao. Người bệnh nên kiểm soát lượng purin hấp thụ trong thời gian dài (thông thường lượng purin hấp thụ mỗi ngày là 600-1000mg), thời kỳ cấp tính nên chọn các loại thức ăn có hàm lượng purin thấp (lượng purin hấp thụ mỗi ngày dưới 100-150mg). Nếu bệnh thuyên giảm, có thể nới lỏng chế độ ăn một cách hợp lý. Tuy nhiên, bạn vẫn nên hạn chế thức ăn có nhiều purin. Do protein có công dụng đặc biệt trong cơ thể làm tăng axit uric nội sinh nên bạn phải có những hạn chế. - Ăn nhiều thức ăn có tính kiềm: Thức ăn có hàm lượng natri, kali, canxi nhiều trong cơ thể được oxy hóa thành kiềm oxy. Rau xanh, khoai lang, khoai tây, các loại sữa… được gọi là thức ăn có tính kiềm. Các loại hoa quả như cam, quýt cũng giữ lại nguyên tố kiềm qua quá trình trao đổi chất trong cơ thể gọi là thực phẩm tính kiềm. Mỗi ngày cung cấp 1000g rau xanh, 50g hoa quả có thể giúp bạn tăng cường khả năng hấp thụ thực phẩm tính kiềm, làm giảm axit uric trong huyết thanh, từ đó tăng axit uric trong nước tiểu. Hoa quả rau xanh có nhiều Vitamin C có thể thúc đẩy quá trình phân giải muối urat trong các cơ quan. Dưa hấu và bí đao không chỉ là thực phẩm có tính kiềm mà còn có công dụng lợi tiểu rõ rệt, có lợi đối với bệnh nhân Gout. Bảng dưới đây liệt kê các thức ăn có tính kiềm thường dùng. Một số thức ăn có tính kiềm thường dùng Đậu tương +2,20 Bí đỏ +5,80 Chuối +8,40 Đậu Phụ +2,20 Măng khô +6,33 Lê +8,40 Hành tây+2,40 Củ cải +9,28 Táo +8,20 Ngó sen +3,40 Rau chân vịt +12,00 Dưa hấu +9,04 Dưa chuột +4,60 Rong biển +14,60 Bí đao +9,60 Đậu bốn mùa +5,20 Hồng xiêm _6,20 Sữa +0,32 Khoai tây +5,20 Dâu tây +7,80 Nước trà +8,89 - Bảo đảm lượng nước tiểu nhiều: Nếu chức năng tim, phổi của người bệnh bình thường, nên duy trì lượng nước tiểu ở mức 2000ml/ngày trở lên để thúc đẩy sự bài tiết axit uric. Người bị sỏi thận tốt nhất lượng nước tiểu phải đạt mức 3000ml. Đối với bệnh nhân bị Gout mãn tính không phải lúc nào chúng ta cũng kiểm soát hoàn toàn lượng nước. Do đó, thông thường tổng lượng dịch thể hấp thụ của người bệnh mooxio ngày nên đạt tới 2500-3000ml. Nước uống có thể là nước sôi để nguội, trà, nước khoáng, nước có ga, nước ép hoa quả. Tuy nhiên, các loại nước uống khác như trà đặc, cà phê, côca… không sản sinh axit uric trong cơ thể, cũng không gây tích tụ hạt tophi nhưng lại có công dụng kích thích hệ thần kinh thực vật, gây phát bệnh Gout. Vì thế bjan nên trách uống nhiều. Trước khi đi ngủ hoặc nửa đêm, bạn nên uống một lượng nước thích hợp. - Thành phần đường có công dụng thúc đẩy bài trừ axit uric. Người bệnh nên ăn nhiều thức ăn có hàm lượng đường phong phú như cơm, bánh bao, mì… Tùy theo cân nặng để bổ sung protein thích hợp, 1kg cân nặng cần 0,8 – 1g protein (chủ yếu từ trứng và sữa). Nếu là thịt nạc, thịt gà, vịt… nên luộc qua rồi bỏ nước luộc đi, không nên ăn thịt hầm hoặc thịt luộc với muối. R*** có thể làm ức chế quá trình bài trừ axit uric trong cơ thể gây phát bệnh Gout. Các loại ớt, cà phê, hồ tiêu, hoa tiêu, bột hạt cải… cùng các gia vị khác đều có công dụng kích thích sự hưng phấn của hệ thần kinh thử vật, làm phát bệnh Gout cấp tính, do đó cần hạn chế một cách tối đa. Xem thêm: www.yuccatd.com.vn
Vitamin C có thể không có lợi cho việc giảm urat ở bệnh nhân Gout Theo bài nghiên cứu này , thực phẩm chức năng có vitamin C có thể không có nhiều tác dụng làm giảm axit uric ở những người đã mắc Gout. Bạn có thể muốn dừng việc dùng quá nhiều vitamin C, vì nó không giúp gì nhiều cho bệnh gout của bạn. Thoe một nghiên cứu mới đăng trên tờ Arthritis và Rheumatism (về viêm khớp và thấp khớp), Vitamin không hề làm giảm axit uric một các đáng kể ở bệnh nhân đã mắc Gout. Nồng độ axit uric cao trong máu có thể gây ra các triệu trúng giống viêm khớp, thường được gọi là Gout, gây ra do các tinh thể axit uric tập trung ở các khớp, mao mạch và các sụn khớp. Những nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng vitamin C giúp điều chỉnh lượng axit uric xuống mức thấp và giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gout đối với những người chưa bị. Trong nghiên cứu này, nhóm đã tập hợp các bệnh nhân gout có nồng độ axit uric cao, theo như người đưa tin. Trong số 40 người tham gia vào cuộc nghiên cứu, 20 bệnh nhân đã đang điều trị gout bằng alloupurinol được kê thêm viên Vitamin C 500 milligram mỗi ngày. 20 bệnh nhân còn lại thì bắt đầu cho sử dụng alloupurinol hoặc Vitanmin C 500mg. Khi các nhà khoa học phân tích nồng độ Vitamin C, creatinine (chất hóa học được thoái hóa từ chuyển hóa của cơ) và axit uric sau 8 tuần điều trị, kết quả thu được cho thấy về mặt lâm sàng, Vitamin C không làm giảm mức axit uric một cách rõ rệt ở bệnh nhân. Trên thực tế, lượng axit uric giảm đi cho sử dụng vitamin C thấp hơn nhiều so với người dùng so với việc dùng alloupurinol từ đầu hoặc tăng liều alloupurrinol . Mặc dù các nghiên cứu trước đây trên người khỏe mạnh nhưng có lượng axit uric cao chứng minh được rằng dung Vitamin C là có hiệu quả, tuy nhiên điều này không áp dụng cho những người đã có săn bệnh gout trong cơ thể. “Mặc dù Vitamin C có thể làm giảm nguy cơ mắc Gout, những dữ liệu của chúng tôi không ủng hộ việc dùng vitamin C như một phương pháp làm giảm axit uric ở bệnh nhân Gout”, tác giả bài viết Lisa Stamp đã khẳng định, “cần có thêm các cuộc điều tra kĩ lượng hơn về tác dụng giảm axit uric của Vitamin C trên người đã mắc bệnh”. Xem thêm: www.yuccatd.com.vn
Ðề: Món ăn bài thuốc dành cho người bị bệnh Gout Phần 2: Rau Cần (Cần Tây) Trong này mình chỉ thích ăn cần tây thôi, vì nó chữa bệnh gout rất tốt, mới đọc bài viết thấy nó có đề cập đến bài viết này, thây hay nên chia sẻ luôn http://kenhsuckhoe.vn/nam-gioi/vi-sao-nam-gioi-khong-nen-nhieu-rau-can-tay/