Thông tin: 15 phương diện giáo dục của “Phương án 0 tuổi”

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi khoicv.pgbank, 21/8/2013.

  1. khoicv.pgbank

    khoicv.pgbank Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/9/2011
    Bài viết:
    228
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Giáo dục sớm là nền tảng của giáo dục cơ sở.
    [​IMG]

    Tuy nhiên, làm thế nào để bồi dưỡng trẻ từ nhiều phương diện và lựa chọn những nội dung giáo dục hiệu quả, cha mẹ và thầy cô giáo cần tham khảo 15 phương diện giáo dục sau:

    1. Rèn luyện cơ quan cảm giác

    Năm giác quan của trẻ cần phải được rèn luyện từ khi mới sinh ra, chẳng hạn như cho trẻ sống trong một căn phòng đầy ánh sáng, tránh các loại tiếng ồn. Chú ý để trẻ ngửi các mùi, các vị khác nhau và rèn luyện xúc giác của bé bằng cách cho tiếp xúc với các đồ vật cứng mềm, nhẵn mịn, thô ráp…

    2. Phát triển khả năng giao tiếp xã hội

    Cần chơi đùa, nói chuyện thân mật thường xuyên với trẻ đồng thời khích lệ bé tự do nói chuyện với mọi người.

    3. Dạy trẻ biết cách quan sát và đặt câu hỏi

    Phương pháp tốt nhất để dạy trẻ là, khi trẻ nhìn, nghe hay sờ thấy một vật nào đó, nên kịp thời dùng những từ ngữ ngắn gọn và đơn giản nói cho trẻ biết tên những đồ vật đó.

    4. Phát triển thể lực và độ khéo léo

    Trẻ sau khi tròn một tháng tuổi cần được thực hiện các động tác thể dục bị động như nghiêng trái, nghiêng phải, giơ tay lên cao… Nên dạy trẻ sớm hơn các khả năng bò, lẫy, đi,…

    5. Rèn luyện kỹ năng lao động và chế tác

    Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, nên khuyến khích trẻ làm những công việc gia đình và tự phục vụ mình trong khả năng của trẻ. Bên cạnh đó, hướng dẫn bé cắt giấy thủ công, nặn đất, trồng cây, làm đồ chơi

    6. Bồi dưỡng khả năng ngôn ngữ

    Ngay từ khi bé chào đời, thực hiện phương pháp “đàn gảy tai trâu”, nhằm tích lũy những tiếng nói đầu tiên cho trẻ.

    7. Học nghe và học nói giữ vị trí quan trọng số một

    Khi hoạt động với trẻ, cần để mặt mình hướng vào mặt trẻ, dùng những từ ngữ ngắn gọn và rõ ràng để nói chuyện với trẻ. Khi trẻ biết nói, cần khích lệ và khen ngợi bé và tuyệt đối phải dạy chuẩn xác, không được nói theo cách phát âm sai của trẻ.

    8. Dạy trẻ học âm nhạc và ca múa

    Quá trình này thúc đẩy sự phát triển của bán cầu não phải, từ đó giúp bé hình thành năng lực tưởng tượng và óc thẩm mỹ.

    9. Dạy trẻ học hội họa và tạo hình

    Thường xuyên đưa trẻ đi ngắm các đồ chơi, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các triển lãm mỹ thuật, triển lãm nhiếp ảnh nghệ thuật…Đặc biệt nên cổ vũ trẻ quan sát cuộc sống xung quanh và tập vẽ.

    10. Dạy trẻ chơi đồ chơi, tự tạo đồ chơi và làm thí nghiệm

    Người lớn nên chọn đồ chơi cho trẻ một cách có mục đích, giảng giải cho bé đồ chơi thú vị ra sao và chỉ tặng mỗi dịp đặc biệt như một phần thưởng.

    11. Cuộc sống và các trò chơi tập thể

    Cho trẻ tham gia vào cuộc sống cùng các bạn tại lớp mầm non, mẫu giáo và vui chơi cùng các bạn hàng xóm,… để trẻ có được những hoạt động tập thể đa dạng, phong phú.

    12. Dạy trẻ lòng yêu thiên nhiên và dạy nhận thức thiên nhiên

    Các bậc cha mẹ nên thường xuyên đưa trẻ đi du lịch hoặc dã ngoại để trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc với thiên nhiên.

    13. Dạy trẻ tìm hiểu và nhận thức xã hội

    Nếu có thể, các bậc phụ huynh nên thường xuyên đưa con đi thăm các công xưởng, cửa hàng, trường học, bảo tàng, đèn chùa, miền nông thôn… để mở mang vốn hiểu biết rộng cùng năng lực quan sát và phán đoán.

    14. Dạy trẻ nhận biết mặt chữ và đọc hiểu từ sớm

    Phương án 0 tuổi coi việc nhận biết mặt chữ và đọc hiểu là một phần trong quá trình bồi dưỡng “ngôn ngữ thị giác” cho bé.

    15. Các hoạt động khác


    Giáo dục sớm có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau tùy theo từng điều kiện cụ thể như dạy bé chơi cờ, sưu tập, nuôi các loài động vật nhỏ,… để bé vừa học vừa chơi.

    Trong những năm tháng đầu đời, đừng nên gò ép trẻ trong một khuôn khổ hay mong muốn nào của cha mẹ mà hãy hướng dẫn bé tham gia nhiều hoạt động khác nhau để bé được lớn lên và tìm thấy niềm đam mê của mình.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi khoicv.pgbank
    Đang tải...


Chia sẻ trang này