Khác: Tất Tật Các Vấn Đề Bà Bầu Cần Lưu Ý (update Liên Tục)

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi snow_rainbow, 23/10/2012.

Tags:
  1. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,765
    Đã được thích:
    3,940
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    Sáu tháng sau khi sẩy thai là khoảng thời gian tốt nhất để có một thai kỳ khỏe mạnh và ít có nguy cơ bịsẩy thai nữa; vì vậy, phụ nữ đã bị sẩy thai không cần phải trì hoãn trước ý định có thai lại.

    Đó là kết luận của các nhà nghiên cứu ở Trường Đại học Aberdeen, sau khi xem xét các số liệu trong khoàng thời gian từ năm 1928 đến năm 2000 liên quan đến các phụ nữ đã bị sẩy trong lần mang thai đầu tiên và có thai lại, đã được đăng trên tạp chí British Medical Journal.

    Nên có thai ngay sau bị sẩy? - 1

    “Nếu đã trên 35 tuổi, phụ nữ vừa bị sẩy thai nên cố gắng có thai lại trong vòng sáu tháng” - Tiến sĩ Bhattacharya (Ảnh minh họa)

    Tiến sĩ Sohinee Bhattacharya, đứng đầu cuộc nghiên cứu trên, cho biết kết quả ghi nhận này trái ngược với nguyên tắc mang tính quốc tế lâu nay của Tổ chức Y tế Thế giới rằng sau sẩy thai, ít nhất sáu tháng sau phụ nữ mới nên có thai lại. Không chỉ thế, website NHS Choices cũng từng đưa ra lời khuyên rằng việc trì hoãn ba tháng giúp cho các chị có khoảng thời gian chấp nhận mất mát và cũng để chu kỳ kinh nguyệt của các chị trở lại bình thường.

    Càng nhiều tuổi, phụ nữ càng có nhiều nguy cơ bị sẩy thai và việc trì hoãn có thể cản trở cơ hội thụ thai. Vì thế, Tiến sĩ Bhattacharya đã luôn nhấn mạnh lời tư vấn: “Nếu đã trên 35 tuổi, phụ nữ vừa bị sẩy thai nên cố gắng có thai lại trong vòng sáu tháng”; và theo bà, lý do duy nhất phụ nữ cần trì hoãn có thai là khi mắc biến chứng nào đó, chẳng hạn như nhiễm trùng.

    Tuy nhiên, nghiên cứu trên cũng chưa nêu rõ vì sao trì hoãn có thai trở lại lâu hơn sáu tháng có thể gặp nhiều nguy cơ hơn. Về lý thuyết, theo thời gian, khả năng sinh sản thường kém đi; và một khả năng khác là, khi cố gắng có thai lại trong một thời gian ngắn sau sẩy thai có thể là động cơ để tuân thủ một lối sống lành mạnh. Một nhà nghiên cứu khác, tiến sĩ Tony Falconer, nhận định rằng nghiên cứu trên cho thấy sau khi sẩy thai, khi đã sẵn sàng về mặt thể xác và cảm xúc, phụ nữ không phải lo lắng về chuyện có thai lại.
     
    Đang tải...


  2. Oryshop

    Oryshop VÁY BẦU 160K, ÁO BẦU 120K

    Tham gia:
    5/5/2013
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    29
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    Thông tin rất hữu ích, tks chủ top đã chia sẻ:D
     
    snow_rainbow thích bài này.
  3. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,765
    Đã được thích:
    3,940
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    Để phòng chuột rút khi mang thai, chị em không nên đứng quá lâu hay ngồi vắt chéo chân. Khi nghỉ ngơi có thể nằm thẳng và hơi nhấc cao chân, ngón chân hướng lên phía trước để các cơ thịt ở ống chân được thoải mái, vừa hạn chế phù nề lại giảm chuột rút.

    Đi bộ thường xuyên khoảng 30 – 40 phút mỗi ngày cũng góp phần “đánh bay” vọp bẻ. Ngoài ra các mẹ nên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng như duỗi bàn chân về phía trước sau đó co lại rồi xoay mắt cá chân. Đứng cách tường khoảng 1 mét, rướn người về phía trước, tay bám chặt vào tường. Giữ lòng bàn chân bằng phẳng trên sàn nhà trong vòng 5 giây. Lặp lại động tác trong 5 phút, tập 3 lần/1 ngày. Đây là bài tập kéo giãn bắp chân, rất đơn giản mà lại hiệu quả.

    Trước khi lên giường đi ngủ, thai phụ nên ngâm chân bằng nước ấm có pha một chút gừng và muối trong vòng 10 phút sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Khi ngủ cần đảm bảo chân ấm áp, không được để gió hoặc không khí lạnh thổi trực tiếp vào chân, đồng thời nên nằm nghiêng về bên trái để cải thiện máu lưu thông đến và đi từ bàn chân, giảm triệu chứng chuột rút. Chị em cũng có thể kê chân trên một chiếc gối cao, tránh duỗi các ngón chân về phía trước khi ngủ.

    "Méo mặt" vì chuột rút khi mang thai - 3
    Uống đủ nước sẽ giúp máu vận chuyển oxy tới các cơ, giúp cơ vận động bình thường (Ảnh minh họa)

    Uống đủ nước sẽ giúp máu vận chuyển oxy tới các cơ, giúp cơ vận động bình thường. Từ đó ngăn được chứng chuột rút. Bên cạnh đó, chị em nên ghi danh các thực phẩm dồi dào can xi như cá, sữa, trứng, gà, đậu, rau cải, vừng, các loại giáp xác, các loại rong biển, tía tô… và các thực phẩm giàu magie như dưa lê, su su.... vào chế độ ăn của mình.

    Đối phó với chuột rút như thế nào?

    Khi đang ngủ ngon, đột nhiên chị em bị chuột rút, hãy cố gắng để thẳng chân, sau đó kéo gót chân, cổ chân, ngón chân lại rồi hướng lên trên. Sau đó bắt đầu xoa bóp các cơ bắp bị co rút. Nếu không làm được việc này, các mẹ nên rời giường và đi bộ quanh nhà trong vài phút.

    Nếu hiện tượng chuột rút xảy ra thường xuyên đi kèm các hiện tượng sưng tấy, bầm, đau đớn ở chân thì bạn cần đi khám bác sĩ ngay. Mặc dù rất hiếm gặp (1/2.000 bà bầu) nhưng rất có thể bạn đang mắc chứng huyết khối tĩnh mạch và cần điều trị khẩn cấp.
     
  4. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,765
    Đã được thích:
    3,940
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    Theo các chuyên gia, đau nhức cơ thể đặc biệt đau lưng là triệu chứng phổ biến trong thời gian mang thai. Sự gia tăng hormone khi bầu bí sẽ khiến các dây chằng ở khu vực xương chậu trở nên mềm hơn, những khớp xương cũng lỏng lẻo hơn để chuẩn bị cho sự ra đời của thai nhi. Sự thay đổi ở các khớp xương và quá trình giãn nở của dây chằng đã làm suy giảm chức năng nâng đỡ lưng thông thường. Chính vì vậy lưng sẽ yếu hơn và có cảm giác đau nhức.

    Ngoài ra, khi mang bầu trọng tâm của bạn dần dần tập trung về phía trước khi tử cung và thai nhi ngày càng phát triển, làm tư thế đứng ngồi cũng thay đổi theo. Sự tăng cân đáng kể trong quá trình mang thai cũng tạo ra sức ép khiến lưng phải chống đỡ nặng nề hơn rất nhiều.

    Thêm vào đó, tâm lý trong thời gian mang bầu thường mệt mỏi, stress cộng với việc đứng ngồi sai tư thế cũng khiến chứng bệnh đau lưng, đau hông trầm trọng hơn.

    Phát khóc vì đau lưng khi bầu bí - 2
    Massage thường xuyên giúp chị em bớt đau lưng khi bầu bí. (ảnh minh họa)

    Có cách nào để hạn chế cơn đau không?

    Một tin buồn với các mẹ là các chứng bệnh đau nhức nói chung và đau lưng khi mang thai là không thể chữa trị dứt điểm. Sau sinh nở, bệnh sẽ thuyên giảm dần. Tuy nhiên, vẫn có những cách giúp chị em bớt đau và thoải mái hơn khi ngủ cũng như làm việc.

    Tập thể dục nhẹ nhàng

    Trong thời gian mang thai, mẹ bầu luôn được khuyến khích tập các bài tập nhẹ nhàng để tăng sức mạnh và độ dẻo dai cho cơ thể. Những bài tập dành cho vùng lưng, bụng và xương chậu sẽ giúp bạn hạn chế tối đa được cơn đau lưng. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý luyện tập nhẹ nhàng và tốt hơn cả là tham khảo ý kiến chuyên gia để có phương pháp tập đúng đắn nhất.

    Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến tư thế tập. Khi mang thai, trọng tâm của cơ thể sẽ dồn về phía trước. Lúc này, tư thế thường gặp ở các bà bầu là cố gắng dồn hể cơ thể về phía sau để tạo thế cân bằng. Điều này có thể làm phần cơ ở vùng phía dưới lưng bị kéo căng, gây ra các cơn đau lưng. Do vậy, cần chỉnh sửa tư thế đúng bằng cách hạ mông xuống, kéo thẳng hai vai về phía sau và đứng thẳng, vươn người lên cao.

    Massage thường xuyên

    Mỗi buổi tối, hãy nhờ anh xã massage lưng, chân, tay hay bát cứ vùng nào bạn cảm thấy đau nhức. xoa bóp nhẹ nhàng sẽ khiến cơ thể được thoải mái, bớt đau nhức. Bạn cũng có thể đến các trung tâm massage dành riêng cho mẹ bầu để được massage một cách bài bản hơn.

    Chú ý đến tư thế nằm

    Từ tháng thứ 5 thai kỳ, mẹ bầu được khuyến khích nằm nghiêng chứ không nên nằm ngửa khi ngủ. Bạn cũng có thể dùng thêm những chiếc gối ôm mềm để chèn xung quanh cơ thể. Biện pháp này sẽ khiến chị em có giấc ngủ ngon dù bụng bầu đã vượt mặt.

    Ngoài tư thế nằm, chị em cũng cần chú ý đến tư thế đứng, ngồi. Không nên đứng, ngồi một chỗ quá lâu. Khi ngồi nên chọn ghế có phần tựa, đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng và gác chân lên cao một chút.

    Sử dụng đai đeo bụng

    Từ tháng thứ 7 thai kỳ, khi bụng bầu đã khá lớn, chị em nên sử dụng đai đeo bụng bầu để hỗ trợ việc nâng đỡ cho lưng. Trên thị trường hiện có bán rất nhiều sản phẩm này, chị em có thể tham khảo và chọn cho mình đai đeo phù hợp nhất.

    Phát khóc vì đau lưng khi bầu bí - 3
    Ngải cứu rang muốn giúp mẹ bầu bớt đau lưng. (ảnh: internet)

    Chữa đau lưng bằng bài thuốc dân gian

    Ngoài những lưu ý trên, chị em có thể áp dụng thêm những bài thuốc dân gian trị đau lưng khá hiệu quả dưới đây:

    Ngải cứu + muối

    Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu, rửa sạch, để ráo nước rồi đem sao vàng lên với muối hạt to. Sau đó bọc lá ngải trộn muối vào một chiếc khăn mỏng hoặc túi vải. Để nhiệt độ ấm vừa phải rồi chườm lên vùng bị đau nhức nhiều lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Đã có nhiều mẹ thực hiện phương pháp này và thấy khá hiệu quả.

    R*** gừng

    Gừng rửa sạch đập dập rồi cho vào lọ r*** trắng, đậy nắp để khoảng 3 ngày lấy ra xoa bóp những khu vực bị đau nhức. Để hỗn hợp này đạt hiệu quả hơn, chị em nên ngâm r*** gừng lâu hơn một chút (khoảng một tháng). Chăm chỉ xoa bóp với r*** gừng mỗi buổi tối sẽ giúp mẹ bầu bớt đau lưng và ngủ ngon hơn đấy.
     
  5. Nangthu9999

    Nangthu9999

    Tham gia:
    12/10/2012
    Bài viết:
    11,781
    Đã được thích:
    1,808
    Điểm thành tích:
    963
    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    Mình đang tuần 26 rồi, đang nghe ngóng các triệu trứng của việc sinh nở đây ạ
     
  6. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,765
    Đã được thích:
    3,940
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    Lượn một vòng quanh các diễn đàn dành cho phụ nữ, em thấy hầu như mẹ bầu nào cũng băn khoăn “thực phẩm nào nên ăn, thực phẩm nào cần tránh khi bầu bí”. Có thể nói đây là mối quan tâm hàng đầu của các chị em khi mang thai bởi chẳng ai muốn những thực phẩm mình “nạp” vào cơ thể lại gây nguy mẹ hại con. Khi mang bầu bé Táo, mẹ em là bác sĩ nên đã dặn dò em rất kỹ những món cần tránh trong thời gian đeo “ba lô ngược”. Dưới đây là danh sách những thực phẩm ăn vào tuy “đã”, “sướng” nhưng lại khiến mẹ và bé gặp nguy hiểm mà mẹ em đã cấm tiệt khi em mang bầu. Các mẹ nào “mê” các món này nên “nhịn miệng” nhé. Em nghĩ chắc mẹ nào cũng làm được thôi bởi tất cả vì con yêu mà.

    Hải sản giàu thủy ngân

    Hải sản là nguồn thực phẩm dồi dào protein và các axit béo Omega 3 giúp thúc đẩy sự phát triển trí não của thai nhi. Tuy nhiên các mẹ lưu ý rằng có một số loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá mập, cá kình, cá thu được khuyến cáo không nên sử dụng trong thời gian mang thai. Nguyên do là bởi nạp quá nhiều thủy ngân vào cơ thể chúng mình có thể gây tổn hại đến sự phát triển hệ thần kinh của bé.

    Thay vào đó, chị em nên thường xuyên “măm măm” tôm, cua, cá hồi, cá rô phi, cà ngừ trắng đóng hợp. Khoảng 2 -3 bữa/1 tuần là tốt nhất. Em thường hay nấu canh cua, tôm rim, cá ngừ sốt cam... ăn vừa ngon miệng là lại tốt cho sức khỏe của hai mẹ con.

    Sushi

    Sushi là món ăn tuyệt vời đến từ xứ sở mặt trời mọc và em biết nhiều mẹ cũng “cuồng” món này giống em. Lúc trước mang bầu Táo em hay đến mấy quán Nhật để “chén” sushi lắm. Nhưng khi biết tin em có bầu, mẹ em cấm tiệt sushi bởi ăn nhiều món này sẽ nguy hại đến cháu yêu của cụ. Mẹ giải thích rằng nguyên liệu chính của sushi là cá sống, nhiều khả năng chứa ký sinh trùng và vi khuẩn hơn hẳn so với cá nấu chín.

    Top thực phẩm nguy mẹ hại con - 1

    Chị em cần hạn chế ăn sushi khi mang bầu (Ảnh minh họa)

    Ký sinh trùng sống ký sinh trong vật chủ và sử dụng chất dinh dưỡng trong cơ thể để phát triển. Điều đó có nghĩa là mình sẽ có ít dinh dưỡng để nuôi bé, nhất là trong thời kỳ thai đang phát triển mạnh. Do đó ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của thai nhi. Chưa kể một số loại vi khuẩn và ký sinh trùng còn có thể gây bệnh cho những bà bầu có sức đề kháng kém.

    Thức ăn đông lạnh

    Đúng là thức ăn đông lạnh, hun khói rất thơm ngon, hấp dẫn và hợp với khẩu vị của nhiều mẹ. Tuy nhiên những loại đồ ăn này thường có nguy cơ chứa vi khuẩn listeria, khiến chị em dễ sảy thai, tử vong nếu không được cấp cứ kịp thời. Không những thế nó còn là mầm mống của nhiều loại ung thư. Vì vậy mẹ bầu nên hạn chế ăn thịt muối, thịt xông khói cũng như xúc xích. Nếu muốn ăn, chị em nên hấp lại ở mức nhiệt độ cao sau đó mới thưởng thức.

    Thức ăn nhanh

    Trong thời kỳ bầu bí, các chị em cũng nên tránh xa các loại thức ăn nhanh nhé. Mẹ em giải thích rằng đây là nhóm thực phẩm có chứa vi khuẩn listeria monocytogene, làm tăng hiện tượng đẻ non và sẩy thai. Bên cạnh đó thức ăn nhanh thường được chế biến bằng loại dầu mỡ dùng đi dùng lại, gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi trong thai kỳ.

    Thịt và gia cầm chưa chín kỹ

    Các mẹ có biết không, một trong những thực phẩm tối kỵ khi mang bầu là thịt và gia cầm chưa nấu chín. Vi khuẩn có trong thịt đỏ và thịt gà có khả năng đi qua nhau thai, lây nhiễm bệnh cho thai nhi, dẫn đến nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng máu, đe dọa tính mạng của mẹ và bé.

    Top thực phẩm nguy mẹ hại con - 2

    Mẹ bầu cần nấu chín các loại thịt trước khi sử dụng (Ảnh minh họa)

    Bên cạnh đó mẹ bầu cũng nên “né” các loại trứng sống, trứng chần dù ngon đến mấy và nên chế biến cẩn thận trước khi sử dụng. Chẳng hạn nếu luộc thì lòng đỏ phải chín và trở về trạng thái đặc chứ không phải lòng đào các mẹ nhé.

    Rau mầm

    Nhà có ban công rộng nên em cũng lúi húi trồng rau mầm. Ăn vừa ngon lại an toàn nên cả nhà em thích lắm nhưng từ khi mang bầu cu Táo, em đành ngồi nhìn mọi người nhai rau ráu món này. Nguyên do là bởi vi khuẩn từ đất có thể xâm nhập vào hạt trước khi chúng nảy mầm nên ăn sống sẽ rất nguy hại. Chị em nào thích ăn quá thì nên nấu chín rau mầm trước khi sử dụng nhé.

    R*** bia

    Khi lấy chồng, nhà em hay tích trữ r*** bia. Một phần là để tiếp khách, phần còn lại thi thoảng hai vợ chồng nhâm nhi cùng nem chua, mực nướng, cá bò, bò khô.... Song lúc mang bầu Táo, em đã tránh xa r*** bia vì nó gây chứng nhiễm độc cồn bào thai (FAS) làm suy giảm sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần của đứa trẻ.

    Top thực phẩm nguy mẹ hại con - 3

    Sử dụng quá nhiều cà phê gây đau đầu, căng thẳng thần kinh và dễ gây các biến chứng nguy hiểm khác như sẩy thai, đẻ non (Ảnh minh họa)

    Ngoài ra các loại đồ uống như chè, cà phê, ca cao... nếu sử dụng quá nhiều cũng khiến nhịp tim, huyết áp của mẹ bầu tăng lên, dẫn đến đau đầu, căng thẳng thần kinh và dễ gây các biến chứng nguy hiểm khác như sẩy thai, đẻ non.

    Trên đây là một số kinh nghiệm ăn uống mà em đã học hỏi được trong quá trình mang thai. Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh trong thai kỳ nhé.
     
  7. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,765
    Đã được thích:
    3,940
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    mong là topic của e có thể hữu ích cho mẹ nó ạ ^^
     
  8. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,765
    Đã được thích:
    3,940
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    Dưới đây là những thực phẩm hàng đầu giúp bé thông minh trong giai đoạn thai kỳ được tham khảo từ website Món ngon mỗi ngày và Y khoa:

    1. Táo tàu


    Các chuyên gia nghiên cứu và chứng minh rằng táo tàu rất có lợi cho dạ dày, bổ sung khí huyết, nhuận phổi. Thai nhi sẽ phát triển rất thuận lợi nếu các bà bầu khí huyết đầy đủ.

    Mặc dù có nhiều tác dụng như vậy nhưng táo tàu lại rất nóng vì vậy không nên ăn quá 3 quả một ngày.
    Táo tàu có chứa lượng vitamin C và vitamin E phong phú. Các loại vitamin này giúp cho làn da của phụ nữ mang bầu tươi sáng hơn. Ngoài ra, nó còn giúp chống lại sự hình thành các vết nám.

    2. Rong biển, hải sản


    Tảo bẹ, rong biển, hải sản rất giàu canxi, iốt, phốt pho, sắt, muối vô cơ và các nguyên tố khác kích thích sự sinh trưởng và phát triển đại não của thai nhi; chống suy nhược thần kinh và tốt cho sức khỏe bà mẹ.







    3. Vừng đen

    Hạt vừng đen đặc biệt rất giàu canxi, phốt pho, sắt, và 19,7% protein chất lượng cao với gần 10 loại axit amin quan trọng, mà các axit amin là thành phần chính tạo thành các tế bào não.

    4. Hạt sen

    Hạt sen rất giàu canxi, đạm, photpho có tác dụng ích tâm, bổ thận, kiện tỳ, cố tinh, an thần có công dụng dưỡng tâm, ích trí. Với những lợi ích này, bà bầu đừng nên bỏ qua hạt sen vì chúng rất tốt cho sự phát triển thần kinh và trí não thai nhi.

    5. Chocolate

    Theo các chuyên gia, chocolate có tác dụng cải thiện tâm trạng mẹ bầu cũng như thai nhi, vậy có lý do gì để chúng ta không ăn chocolate phải không? Tuy nhiên, bạn nên ăn ở mức độ vừa phải thôi nhé.

    6. Táo

    Táo không chỉ giàu kẽm và các nguyên tố vi lượng, mà còn giàu chất béo, carbohydrate, các vitamin và chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là chất xơ phong phú có lợi cho các cạnh của vỏ não bào thai phát triển, tốt cho bộ nhớ của bé sau này.

    Phụ nữ mang thai nên ăn 1-2 quả táo mỗi ngày để bổ sung kẽm. Bên cạnh việc bổ sung táo làm, bà bầu cũng cần ăn thêm hạt hướng dương, nấm, hành tây, chuối, bắp cải và các loại hạt cũng giàu kẽm.







    7. Trứng





    Ăn trứng trong thời gian mang thai có thể cải thiện được trí nhớ của bé và giúp chống ung thư vú cho người mẹ. Dưỡng chất choline được tìm thấy trong trứng giúp não trẻ sơ sinh phát triển mạnh mẽ. Trứng là nguồn thực phẩm dồi dào protein và sắt tuy nhiên, theo khuyến cáo mẹ bầu nên ăn trứng đã được nấu chín và chỉ nên ăn 3-4 quả/tuần.

    8. Nhân hồ đào

    Nhân hồ đào có lợi cho gan và thận, bổ sung khí huyết, nhuận phổi. Phụ nữ mang bầu thường xuyên ăn nhân hồ đào, em bé khi sinh ra không những thông minh mà tóc sẽ đẹp hơn. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều bởi nhân hồ đào có chứa nhiều chất béo. Nhân hồ đào đặc biệt rất thích hợp cho những bà bầu thường xuyên bị chứng táo bón.

    9. Lạc

    Các bác sỹ về đông y cho rằng lạc có nhiều tác dụng như nhuận phổi, chống ho, tốt cho dạ dày. Tuy nhiên mỗi ngày không nên ăn quá 10 hạt bởi ăn nhiều sẽ rất dễ gây chứng trướng bụng.

    Nếu phụ nữ mang thai kiên trì ăn trong một thời gian dài chắc chắn em bé sinh ra sẽ rất thông minh. Ngoài ra, việc ăn lạc thường xuyên còn giúp cho lượng sữa của các bà mẹ được tiết ra đều đặn.

    10. Thực phẩm thuộc họ đậu







    Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, rau củ quả thuộc họ đậu làm tăng khả năng kích thích sự phát triển trí thông minh của thai nhi. Các loại quả, hạt thuộc họ đậu có chứa axit béo chưa bão hòa, canxi và vitamin B giúp cho sự phát triển của bộ não được thăng bằng và ổn định.

    Chính vì thế, các chuyên gia khuyên phụ nữ có thai nên bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm thuộc họ đậu như đậu nành, hay dầu đậu nành.

    11. Cá

    Sử dụng dầu cá thường xuyên trong 3 tháng cuối thai kỳ giúp thúc đẩy sự phát triển não bộ của bé. Thời gian này rất quan trọng cho sự phát triển của mắt và não bộ vì vậy mẹ bầu đừng bỏ qua những loại dầu cá có lợi như dầu cá hồi, cá ngừ tươi, cá trích, cá thu và cá mòi. Bạn cũng có thể thay đổi thực đơn với 1-2 bữa ăn với cá mỗi tuần, tuy nhiên cần lưu ý không nên ăn quá nhiều vì trong một số loại cá có chứa thành phần thủy ngân. Cá còn dồi dào omega-3 – rất có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ.







    12. Nghệ tây

    Tiêu thụ hỗn hợp sữa và nghệ tây trong thời kỳ mang thai sẽ làm giảm bớt đau bụng thận và đau dạ dày cũng như giúp các em bé có xương chắc khỏe và trở nên thông minh hơn.

    13. Hạt óc chó

    Hạt óc chó giàu chất dinh dưỡng, trong đó chất béo chiếm 63% – 65%, protein chiếm 15% – 20%, đường chiếm khoảng 10%. Với 500 gram quả óc chó tương đương với 2,5 kg trứng gà, hay 4,5kg sữa tươi.

    Đặc biệt canxi, phốt pho, sắt và vitamin B1, vitamin B2 cũng khá cao, rất tốt cho các tế bào thần kinh lớn.

    14. Mộc nhĩ

    Mộc nhĩ rất giàu chất sắt và các loại dinh dưỡng khác, ăn mộc nhĩ giúp máu lưu thông tốt từ mẹ sang bào thai, giúp bé phát triển khỏe mạnh.





    Bên cạnh việc ăn thường xuyên những loại thức ăn cho bà bầu để bé thông minh, bà bầu cũng cần bổ sung đủ những loại vitamin cần thiết cho phụ nữ mang thai như axit folic, sắt, vitamin A, vitamin B, canxi… để thai nhi phát triển tốt nhất.
     
  9. Minh Liberi

    Minh Liberi

    Tham gia:
    11/12/2012
    Bài viết:
    12,166
    Đã được thích:
    2,106
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    hi, hòi ta bầu ăn mỗi trứng là nhiều nàng ạ, mấy cái còn lại có ăn nhưng ít, để ý lần sau, hihi
     
  10. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,765
    Đã được thích:
    3,940
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    Cẩm nang chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp mẹ bầu.

    Vệ sinh chung

    Vệ sinh luôn là nguyên tắc hàng đầu dành cho chị em phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe sản phụ và thai kỳ.

    Mặc: Khi có thai, khối lượng tuần hoàn và hô hấp của các mẹ bầu tăng lên. Vì vậy, chị em phải mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Mùa hè mặc quần áo mỏng, mùa đông cần mặc đủ ấm. Khi có thai chị em nên dùng yếm nâng vú phù hợp với khối lượng vú, nhưng chú ý đệm vú phải thật mềm. Và tuyệt đối các chị em không nên đi giầy hoặc guốc cao gót.

    Tắm rửa: Khi có thai không nên tắm quá lâu, nên dùng nước ấm. tránh nước lạnh quá hoặc tắm nơi gió lùa dễ bị cảm lạnh hoặc kích thích tử cung.

    Chăm sóc vùng kín: Khi có thai do nội tiết tố sinh dục tăng nên âm đạo cũng tăng tiết dịch. Những chất dịch chảy ra ở âm hộ là một môi trường dễ bị nhiễm khuẩn cho nên phải rửa âm hộ ngày 2-3 lần. Hoặc các mẹ ngứa nhiều có thể rửa bằng cách đun nước lá trầu không.

    Dinh dưỡng

    Khi có thai cân nặng của chị em phụ nữ tăng từ 8-12kg. Vì vậy cũng phải tăng nhu cầu ăn uống 15-20%. Mỗi ngày thai phụ cần 2600 calo đủ để cung cấp nặng lượng cho cả mẹ và bé.

    Nhu cầu cụ thể:

    Protid hàng ngày cần 70-100g. Thiếu protid sẽ bị phù, giảm sức đề kháng, dễ bị nhiễm độc thai nghén.

    Glucid khi có thai cần khoảng 350-400g một ngày. Thiếu Glucid sẽ gây buồn nôn, ngất.

    Các chất vô cơ:

    Calci tăng 30%. Nếu thiếu gây chuột rút, thai chậm phát triển, xương phát triển chậm.

    Fe cần khoảng 10-15g mỗi ngày, nếu thiếu sẽ gây thiếu máu nhược sắt.

    Riêng muối, dù không phù các chị em cũng nên ăn giảm muối, nhất là trong tháng cuối trước sinh. Nên tránh các thức ăn khó tiêu (cua, sò, hến…) các chất kích thích, nhất là trong những tháng cuối. Ngoài ra, cần ăn nhiều rau, hoa quả tươi để bổ sung vitamin.

    Chăm sóc sức khỏe mẹ bầu

    Khi mang thai, cơ thể chịu nhiều thay đổi. Sự tăng kích thước của bào thai trong cơ thể người mẹ, khiến tăng cảm giác căng, nặng ở vùng ngực, bụng và chậu hông. Khi mang thai, sản phụ rất dễ mắc chứng chuột rút, co cơ, phù nề do sự chèn ép của thai cùng với đó là sự thay đổi nội tiết, khiến người mẹ thay đổi tâm tính.

    Lợi ích của Massage đúng kỹ thuật đối với chăm sóc sức khỏe mẹ bầu

    Việc massage toàn thân nhẹ nhàng và đúng cách có thể làm giảm và hạn chế các triệu chứng kể trên. Đồng thời, massage còn khiến các sản phụ tránh stress và các kích thích tâm lý làm ảnh hưởng đến bào thai, giúp thai nhi phát triển toàn diện.

    Ngoài ra, trong quá trình mang thai, thay đổi nội tiết và sinh lý, khiến nhiều thai phụ mất ngủ triền miên. Massage là một phương án cực kỳ hiệu quả và đơn giản để các mẹ thư giãn và cải thiện giấc ngủ dễ dàng.

    Massage giúp giảm các trạng thái nghén, giúp da tăng độ đàn hồi và tăng sự chắc chắn của các sợi collagen. Nhờ đó, mà chống sự rạn da trong quá trình mang bầu và sau khi sinh.

    Chăm sóc làn da mẹ bầu đẹp mịn màng nhờ tinh dầu thiên nhiên

    Sử dụng đúng cách các loại tinh dầu thiên nhiên chăm sóc làn da ngay trong thai kỳ sẽ là giải pháp cứu cánh cho làn da xấu xí sau khi sinh. Các loại dưỡng chất từ tinh dầu thiên nhiên thấm sâu vào tế bào da, thẩm thấu vào bên trong giúp các sợi liên kết, sợi collagen, sợi elastin được nuôi dưỡng trở nên bền vững.

    Điển hình như: tinh dầu dừa, tinh dầu vừng chứa nhiều axit béo, vitamin E,B… có tác dụng chống oxi hóa, làm mờ đi các vết rạn da… Đặc biệt, trong tinh dầu chống rạn da của Beautymom còn chứa nhiều Vitamin E, Collagen Hydrolysates thúc đẩy quá trình làm mờ các vết rạn da một cách ưu việt và hoàn toàn vượt trội so với các sản phẩm tinh dầu khác.
     
  11. hongnga21

    hongnga21 0902002504

    Tham gia:
    1/10/2012
    Bài viết:
    1,529
    Đã được thích:
    217
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    cảm ơn chủ top thông tin rất hữu ích.....................
     
  12. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,765
    Đã được thích:
    3,940
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    Theo các nhà khoa học, khi mang bầu, hầu hết các giấc mơ của bạn sẽ rất kỳ lạ, sống động và dễ nhớ hơn thời son rỗi, do tác động mạnh mẽ của sự thay đổi đột ngột các hormone trong cơ thể, đặc biệt là sự gia tăng của hormone progesterone. Những mẹ bầu thức dậy trong đêm càng nhiều càng có “cơ hội” nằm mơ nhiều hơn. Vậy những giấc mơ này có ý nghĩa và liên kết thế nào với cuộc sống thực của mẹ bầu? Mẹ bầu có nên lo lắng khi nằm mơ gặp toàn ác mộng? Chị em hãy cùng tìm câu trả lời trong phần giải mã các giấc mơ thường gặp ngay sau đây nhé.

    Càng gần ngày sinh, bạn càng có nguy cơ mơ thấy nhiều hơn cảnh mình chuyển dạ và lâm bồn. Nhưng thay vì sinh ra 1 em bé bụ bẫm, đáng yêu như ngày đêm mong đợi, bạn lại sinh ra 1 con chuột bé xíu, 1 chú mèo con kêu meo meo, thậm chí là 1 người lớn trưởng thành hay em bé tóc vàng mắt xanh lạ lẫm thay vì da vàng tóc đen giống như bạn và “anh xã”. Hãy bình tĩnh nếu từng mơ thấy những điều này, vì đây không phải là dấu hiệu cảnh báo thai nhi của bạn gặp bất cứ vấn đề nào, đơn giản đó chỉ là giấc mơ phản ánh cảm xúc đang ẩn dấu bên trong bạn và được tích tụ từ ngày này sang ngày khác.

    Nếu mơ thấy mình sinh ra 1 con vật cưng, người trưởng thành thay vì là một em bé sơ sinh, điều này có nghĩa là bạn đang rất lo lắng về khả năng chăm sóc bé cũng như luôn băn khoăn tự hỏi, liệu bạn có thể trở thành 1 người mẹ tốt khi chưa có chút xíu kinh nghiệm nuôi dạy trẻ nào. Vì vậy, thay vì sinh ra 1 em bé thách thức khả năng nuôi nấng của bạn, giấc mơ thể hiện mong ước “đơn giản hóa” việc chăm sóc bé yêu bằng cách thay thế bé với các con vật nuôi, hay 1 người lớn vì dù sao, chăm nuôi 1 con mèo con, chuột con hay 1 người trưởng thành sẽ đơn giản hơn nhiều. Thêm vào đó, giấc mơ này cũng là cách để cơ thể và trí não bạn tập quen dần với vai trò làm mẹ mà bạn sẽ phải đảm đương trong tương lai. Cũng tương tự khi mơ thấy mình sinh ra 1 em bé “tóc vàng mắt xanh”, bạn cảm thấy vẫn còn lạ lẫm lắm với vai trò làm mẹ, và em bé của bạn cũng khá là xa lạ với chính bản thân bạn, vì dù sao bạn cũng chỉ biết bé qua các hình ảnh siêu âm chứ chưa thật sự ôm ấp hay âu yếm bé ngoài đời thực.

    Thấy bé được đưa ra ngoài, sau đó lại thành thai nhi trong bụng bạn

    Giải mã giấc mơ sợ hãi khi bầu bí - 2

    Đừng quá lo âu nếu gặp ác mộng về những nguy cơ xảy ra cho bé yêu khi mơ, bởi đơn giản chúng chỉ phản ánh tâm trạng trong hiện thực của bạn mà thôi (hình minh họa)

    Quả là 1 giấc mơ kỳ lạ và đáng sợ các mẹ nhỉ? Nhưng thật ra, đây chỉ là tấm gương phản ánh nỗi lo sợ của chính mẹ bầu về sức khỏe của thai nhi hay mong muốn cháy bỏng được tận mắt nhìn thấy bé yêu đang phát triển bình thường. Sau khi đã xác định tất cả đều tốt đẹp, bé lại được đưa vào tử cung để tiếp tục lớn lên chờ ngày sinh “đúng tháng đúng kỳ”, thể hiện ước mong bé sẽ phát triển tốt nhất như các bé bình thường khác. Giấc mơ kiểu này đặc biệt hay gặp ở những mẹ bầu từng bị sẩy thai hoặc đang trải qua 1 thai kỳ có nhiều rủi ro.

    Nước bủa vây mẹ bầu trong mơ

    Mẹ bầu thường mơ thấy nước trong suốt 9 tháng dài bầu bí, với nhiều hình thức khác nhau. Tùy thuộc vào thời điểm của thai kỳ, hay thái độ của mẹ bầu với thai nhi và với việc mang thai mà giấc mơ về nước sẽ thể hiện nhiều cảm xúc thầm kín khác nhau của chính bản thân thai phụ. Nếu mơ thấy mình đang bơi lội, có nghĩa là bạn đang cố gắng kết nối với bé yêu vì bé cũng đang tắm mình trong làn nước ối ấm áp ở tử cung của bạn. Mơ thấy mình đang vui đùa trong mưa, trong làn nước biển mặn mòi, hay đắm mình trong bồn tắm, hoặc chơi đùa với vòi phun nước trong vườn, ở công viên v.v…, có thể là biểu hiện tâm trạng hân hoan của mẹ bầu khi sắp sửa đón chào 1 cuộc sống, 1 khởi đầu mới đầy thú vị cùng bé yêu.

    Tuy nhiên, nếu mơ thấy mình bị rơi và chới với, chìm dần giữa đại dương bao la, hay đối diện với 1 nguy cơ thiên tai nào đó như sóng thần, vỡ đập v.v…, thì đây chính là dấu hiệu bạn đang bị stress và quá tải trong cuộc sống thực. Nếu những giấc mơ này xuất hiện thường xuyên vào những tháng cuối thai kỳ, nghĩa là bạn đang lo lắng mình có thể sinh đột ngột ở nơi công cộng hoặc khi đang trên đường đến bệnh viện, hay đơn giản hơn là phản ánh sự ám ảnh của bạn về cuộc vượt cạn sắp đến.

    Giải mã giấc mơ sợ hãi khi bầu bí - 3

    Nước là một trong những chủ đề gây ám ảnh thường xuyên trong giấc mơ của mẹ bầu (hình minh họa)

    Làm mất, hoặc để quên bé ở một nơi nào đó

    Có khi nào bạn thức giấc trong sợ hãi vì đã nằm mơ thấy mình sinh bé, nhưng không may bé qua đời ngay sau đó? Hoặc bạn đi siêu thị, đến bệnh viện, v.v…, và ra về rồi mới hốt hoảng nhận ra mình đã lạc mất bé yêu, mà dù có tìm kiếm thế nào vẫn không thấy bé? Những cơn ác mộng này thật sự tồi tệ với những mẹ bầu đang khao khát làm mẹ. Tuy vậy, bạn nên yên tâm vì đây thực chất chỉ là 1 biểu hiện hiển nhiên của sự sợ hãi bên trong bạn xuất phát từ lo lắng thái quá và tâm lý chưa sẵn sàng trở thành 1 người mẹ tốt trong tương lai.

    Mơ thấy chồng ngoại tình

    Thật buồn khi phải nức nở chứng kiến cảnh người cha tương lai của bé lại gắn bó với người phụ nữ khác thay vì mình, dù chỉ là trong mơ. Tuy vậy, đừng để giấc mơ này ám ảnh và làm tổn hại đến cuộc sống vợ chồng bạn bằng những ghen tuông vô cớ sau đó. Những giấc mơ loại này ở mẹ bầu chỉ thể hiện việc chị em đang thiếu tự tin về ngoại hình của mình, hoặc lo sợ cơ thể “sồ sề” khi mang bầu sẽ không còn hấp dẫn với chồng nữa. Đây cũng có thể là dấu hiệu bạn đang cảm thấy dễ bị tổn thương và bất an. Vì vậy, hãy gạt bỏ giấc mơ không thực tế này và chăm sóc bản thân cùng “anh xã” tốt hơn, bởi có rất nhiều cách hiệu quả giúp mẹ bầu đẹp lên mà bạn có thể tham khảo và trải nghiệm.

    Giải mã giấc mơ sợ hãi khi bầu bí - 4

    Đừng để giấc mơ thấy “anh xã” lăng nhăng ám ảnh bạn nhé, vì hầu hết chúng chỉ phản ánh tâm lý tự ti về ngoại hình rất phổ biến ở mẹ bầu (hình minh họa)

    Sự xuất hiện của người yêu cũ

    Đừng cảm thấy ăn năn hay có lỗi khi bạn mơ thấy mình đang “tay trong tay” với người yêu cũ thay vì “anh xã” đầu ấp tay gối. Mơ thân mật với bạn trai cũ không có nghĩa là bạn bí mật muốn chuyện này xảy ra, điều này đơn giản có nghĩa là bạn đang cảm thấy mâu thuẫn về vai trò mới và trách nhiệm làm mẹ nặng nề sắp tới. Cũng có thể bạn thấy mình mắc kẹt giữa nhiều luồng cảm giác khác nhau: phấn khích, lo âu, căng thẳng v.v… và việc lãng mạn hóa quá khứ qua hình ảnh người yêu cũ giúp bạn vô tư và thư giãn hơn.

    Mất kiểm soát khi tham gia giao thông

    Nếu từng mơ thấy mình bị mắc kẹt ở ghế sau và không cách nào thoát ra được trên 1 chiếc xe mất phanh đang lao nhanh vùn vụt, hay lái xe mà không thể kiểm soát được tốc độ của mình và có nguy cơ tông phải các chướng ngại vật phía trước v.v… đó là lúc cơ thể đưa ra cảnh báo rằng mẹ bầu bị mất kiểm soát về cảm xúc trong đời thực. Trầm cảm khi mang thai, những rắc rối nảy sinh không thể giải quyết thấu đáo trong cuộc sống v.v… có thể là nguyên nhân mang đến cơn ác mộng loại này cho mẹ bầu.

    Mơ về thời thơ ấu, gặp lại những người bạn thiếu thời

    Những giấc mơ đẹp về thời thơ ấu, hay trải qua những giây phút quá khứ đáng nhớ bên nhiều người bạn niên thiếu là 1 trong những giấc mơ hay gặp, vì nó phản ánh tâm trạng tiếc nuối quá khứ ở mẹ bầu, bởi mang thai là giai đoạn mà người phụ nữ phải giã biệt bản thân cũ tự do thời son rỗi để nhận lấy vai trò, trách nhiệm mới đầy thử thách trong tương lai.

    Giải mã giấc mơ sợ hãi khi bầu bí - 5

    Hãy yên tâm ngủ ngon suốt thai kỳ, vì dù có gặp ác mộng thường xuyên thì những giấc mơ loại này vẫn không hề ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ bầu và bé (hình minh họa)

    Tóm lại, dù có gặp phải ác mộng hàng đêm trong suốt thai kỳ thì mẹ bầu cũng đừng lo lắng quá, chúng đơn giản chỉ phản ánh cảm xúc trong đời thực của bạn chứ không phải là điềm dữ báo trước như nhiều lời đồn đại. Và mẹ bầu sẽ càng an tâm hơn khi biết rằng, theo các nghiên cứu khoa học, những thai phụ thường gặp những giấc mơ xấu sẽ có quá trình co thắt dạ con trước khi sinh ngắn hơn những phụ nữ khác. Bé sinh ra bởi những người mẹ này cũng có khả năng điều khiển, kiềm chế cảm xúc của mình tốt hơn bạn bè cùng trang lứa.
     
  13. Nangthu9999

    Nangthu9999

    Tham gia:
    12/10/2012
    Bài viết:
    11,781
    Đã được thích:
    1,808
    Điểm thành tích:
    963
    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    May là mình không bị strees khi mang bầu! nên lúc nào cũng vui vẻ mong rằng con yêu sau này cũng luôn lạc quan giống mẹ
     
  14. me_toet_2710

    me_toet_2710 maylocnuoc365.com-RẺ NHẤT

    Tham gia:
    29/6/2009
    Bài viết:
    14,060
    Đã được thích:
    2,318
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    tớ cũng k thấy stress gì cả, hi vọng con phát triển bình thường
     
  15. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,765
    Đã được thích:
    3,940
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    1. Tất cả phụ nữ đều bị ra máu khi mang thai?

    Sai. Ra máu là dấu hiệu tương đối dễ gặp khi mang bầu nhưng không phải 100% thai phụ đều bị ra máu. Nếu dấu hiệu ra máu nghiêm trọng, bạn nên nhanh chóng đi khám.

    2. Bạn chỉ nên luyện tập khoảng 2 lần/tuần (mỗi lần 30 phút) khi mang bầu?

    Sai. Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên duy trì chế độ luyện tập hợp lý khoảng 30 phút mỗi ngày. Những hoạt động tốt cho thai phụ là đi bộ, yoga, bài thể dục dành cho bà bầu…

    3. Bạn có thể phòng ngừa được chứng giãn tĩnh mạch khi mang thai?

    Sai. Giãn tĩnh mạch là một trong những rắc rối khi mang bầu. Bạn không thể phòng tránh hoàn toàn được hiện tượng này. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng khoa học, uống đủ nước, sử dụng kem dưỡng da hợp lý có tác dụng giảm thiểu nguy cơ giãn tĩnh mạch.

    4. Bị đau đầu khi mang thai sẽ phải được bác sĩ điều trị khẩn cấp?

    Sai. Cũng không phải mọi dấu hiệu đau đầu khi mang thai là tình trạng nguy cấp. Chứng đau đầu cũng là một trong những khó chịu về sức khỏe dành cho bà bầu, nhất là trong quý I (khi lượng hormone thay đổi mạnh). Bạn không nên tự ý dùng thuốc giảm đau. Nếu chứng đau đầu nghiêm trọng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

    7 câu mẹ nào cũng muốn hỏi khi mang bầu 1
    Khi mang thai, mẹ bầu có rất nhiều thắc mắc nhưng không biết hỏi ai. (Ảnh minh họa)

    5. Nếu bạn không xuất hiện những vệt sậm màu ở bụng bầu thì có thể bạn đang gặp nguy hiểm về sức khỏe?

    Sai. Những vệt sẫm màu ở bụng bầu là kết quả thay đổi hormone khi mang thai. Không phải bà bầu nào cũng gặp phải hiện tượng này.

    6. Sang quý III, chứng chuột rút về đêm có thể cảnh báo nguy cơ chuyển dạ sớm?

    Sai. Chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng tỏ, dấu hiệu chuột rút về ban đêm có liên quan đến nguy cơ chuyển dạ sớm.

    7. Chứng ợ nóng có liên quan đến số tóc trên đầu em bé sau này?

    Đúng. Có nghiên cứu chứng minh, chứng ợ nóng ở người mẹ có tỷ lệ thuận với số tóc trên đầu của bé sơ sinh. Nếu mẹ mắc chứng ợ nóng nhiều, bé sẽ có nhiều tóc và ngược lại.
     
  16. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,765
    Đã được thích:
    3,940
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    Một số thai phụ thấy lòng bàn tay, lòng bàn chân bị ửng đỏ và ngứa ngáy. Một số thai phụ khác lại bị chứng ngứa đi kèm với dấu hiệu phát ban toàn thân. Hiện tượng ngứa có thể gia tăng lúc vào thời điểm lúc bạn vừa tắm xong hoặc trước khi đi ngủ.

    Nguyên nhân

    - Do sự gia tăng hormone estrogen. Dấu hiệu này có thể biến mất tự nhiên sau khi sinh.

    - Những yếu tố như bà bầu có tiền sử da khô, mắc chứng chàm bội nhiễm hoặc bị dị ứng thức ăn càng khiến tình trạng ngứa thêm tồi tệ.

    - Nhóm thai phụ mắc chứng ứ mật trong gan (mật kém lưu thông) cũng có thể bị khô da và ngứa. Chứng bệnh này có thể đi kèm dấu hiệu khác như bạn mất cảm giác thèm ăn, buồn nôn, mệt mỏi, thậm chí là vàng da.

    - Viêm nang lông trong thai kỳ: Chứng bệnh này khởi phát vào khoảng quý III của thai kỳ. Dấu hiệu đi kèm là xuất hiện những sẩn mủ ở nang lông, gây ngứa.

    - Viêm da bọng nước: Chứng bệnh này xuất hiện khoảng tuần thứ 20-21 của thai kỳ. Lúc đầu, bạn có thể thấy những mảng mề đay, mụn nước mọc quanh rốn, đùi. Sau đó, những mụn nước này lan sang bụng, lưng, bàn tay, bàn chân…

    Ngoài ra, các nguyên nhân khác gây ngứa khi mang thai: Bạn bị đổ mồ hôi nhiều; bạn mắc bệnh trĩ, có thể gây ngứa hậu môn; bạn bị rạn da quá mức (thường xuất hiện trong những tháng cuối của thai kỳ), xuất hiện những mảng ngứa ở bụng, ngực, mông, đùi…

    Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ngứa khi mang thai 1
    Ảnh minh họa

    Giảm thiểu nguy cơ bị ngứa

    - Bạn nên tắm rửa sạch sẽ, mặc trang phục thông thoáng để tránh hiện tượng đổ mồ hôi. Bạn cũng nên tránh ra ngoài khi trời nắng hoặc cư trú trong những nơi nóng bức.

    - Bạn nên tránh tắm nước nóng lâu dưới vòi hoa sen hoặc ngâm mình lâu trong bồn tắm. Điều này chỉ khiến da bạn nhanh bị khô và càng thêm ngứa hơn.

    - Nếu dùng sữa tắm, bạn nên chọn loại có độ pH vừa phải. Một số loại sữa tắm không phù hợp có thể khiến da bạn bị khô và ngứa hơn. Để an toàn, bạn nên chọn loại sữa tắm không kích ứng (phù hợp với cả làn da mẫn cảm). Hoặc bạn có thể tắm với nước ấm mà không cần sữa tắm. Thỉnh thoảng, bạn mới nên dùng cách tắm ấm bằng bột yến mạch (đây là cách tắm xuất hiện ở nhiều spa). Phương pháp này có tác dụng cải thiện tình trạng bị ngứa da khi mang thai.

    - Bạn nên tránh các loại xà phòng hoặc các sản phẩm chăm sóc da có chứa nồng độ xút cao, dễ gây kích ứng.

    - Bạn có thể dùng một chiếc khăn mát hoặc một chiếc khăn ấm để chườm vào vùng da bị ngứa, giúp giảm bớt cơn ngứa. Hoặc bạn có thể dùng túi chườm mát hoặc túi chườm ấm để làm dịu cơn ngứa.

    - Bạn nên lưu ý tránh cào, gãi khi ngứa. Nguyên nhân là vì càng gãi thì bạn lại càng ngứa hơn. Ngoài ra, nếu gãi nhiều sẽ khiến cho lớp da ở chỗ đó càng bị kích thích, dễ để lại di chứng về sau. Tốt nhất, bạn có thể lấy tay vỗ (chà) nhẹ vào chỗ ngứa. Bạn cũng nên cắt móng tay, vệ sinh bàn tay để tránh nhiễm trùng vào vùng da bị ngứa.

    - Để giảm ngứa do thay đổi độ pH âm đạo khi mang thai, bạn nên giữ vùng kín luôn được khô thoáng, sạch sẽ. Nếu muốn dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ, bạn nên chọn loại phù hợp. Trên thị trường, có một số loại dung dịch vệ sinh phụ nữ bị chống chỉ định cho phụ nữ có thai. Bạn cũng không nên lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh vì chúng có thể làm thay đổi môi trường pH tự nhiên của âm đạo.

    - Bạn cũng nên tránh những loại thức ăn dễ gây dị ứng. Bạn nên tăng cường các loại thức ăn giàu vitamin A (có trong cá, trứng, các loại rau, củ)… Bạn cũng nên uống nước đều đặn hàng ngày.

    - Một số loại kem bôi da, giúp chống rạn da và giữ ẩm có thể lạm dịu cơn ngứa. Với vùng bụng, bạn nên bôi (xoa) kem một cách nhẹ nhàng, tránh kích thích gây co bóp tử cung.

    - Nếu tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng, bạn mới nên nhờ bác sĩ tư vấn việc sử dụng thuốc. Bạn không nên tùy ý sử dụng thuốc bởi vì, phần lớn các loại thuốc trị ngứa có ngoài thị trường là dành cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.

    Lưu ý: Đa số các trường hợp bị ngứa khi mang thai đều an toàn cho sức khỏe của bé. Bất tiện duy nhất là nó khiến người mẹ mất yếu tố thẩm mỹ và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày…

    Dấu hiệu nên đi khám

    - Bạn bị ngứa toàn thân đi kèm dấu hiệu vàng da: Có thể bạn đang mắc phải chứng mật kém lưu thông.

    - Bạn bị phát ban và sốt: Bạn có thể mắc chứng thủy đậu, herpes…

    - Bạn bị ngứa đi kèm với tổn thương ngoài da: Bạn có thể mắc chứng chàm, vẩy nến…

    - Bạn bị ngứa kèm theo dấu hiệu nóng rát âm đạo: Bạn có thể bị nhiễm nấm âm đạo hoặc mắc phải các chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
     
  17. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,765
    Đã được thích:
    3,940
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    Mang thai là một sự kiện quan trọng trong cuộc đời của một người phụ nữ. Nó giúp chị em trưởng thành nhanh chóng, từ một cô gái trẻ vô tư mải mê shopping, hay tham gia các buổi tụ tập bạn bè họ trở thành người phụ nữ của gia đình, biết cách vun vén cho tổ ấm bé nhỏ của mình.

    Điều kiện sống thay đổi đồng nghĩa với những thói quen hàng ngày của chị em phải thay đổi theo để thích nghi với “hoàn cảnh mới”. Vậy chị em chúng mình sẽ phải thay đổi những thói quen nào trong cuộc sống sinh hoạt đây?

    Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 7 thói quen mới này nhé!

    Hạn chế tối đa đồ uống có chất kích thích

    Phụ nữ hiện đại thường xuyên sử dụng các loại đồ uống chứa chất kích thích như :

    - Cà phê: Trong cà phê có hàm lượng axít taníc tương đối cao, gây cản trở trong quá trình hấp thụ sắt khiến mẹ bầu thiếu sắt. Điều này có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

    Có thể một ly cà phê vào mỗi buổi sáng giúp tinh thần chị em tỉnh táo làm việc, nhưng khi đã có bầu thì cần hạn chế tối đa việc sử dụng loại đồ uống này.

    - Trà xanh: Trà xanh vốn là thức uống giàu chất chống ôxy hóa và có tác dụng bổ sung chất kẽm cho cơ thể. Tuy nhiên mặt hạn chế khi mẹ bầu uống trà xanh là sẽ ảnh hưởng sự hấp thụ của axit folic đối với cơ thể. Trong khi đó, axit folic lại là dưỡng chất rất quan trọng để hạn chế nguy cơ khuyết tật ống thần kinh của thai nhi. Đối với mẹ bầu đang mang thai trong 3 tháng đầu cần tuyệt đối không uống trà xanh trong giai đoạn này.

    Như vậy: Các nhà khoa học đã đưa ra khuyến cáo, một người bình thường chỉ nên sử dụng tối đa 200mg cafein/ngày, tương đương với 3-4 tách trà xanh/ngày. Vì vậy các mẹ bầu chỉ nên sử dụng 100mg cafein/ngày mà thôi. Lượng cafein này bao gồm việc sử dụng tất cả các loại đồ uống như cà phê, ca cao, trà xanh.

    Nếu mẹ bầu sử dụng vượt quá hàm lượng cafein cho phép có thể khiến thai nhi sinh ra bị nhẹ cân, sinh non thậm chí phải đối mặt với nguy cơ trẻ bị khuyết tật.

    - R***: R*** có những tác hại trực tiếp đến gan và dạ dày. Nếu bà mẹ mang thai uống r*** và say dù chỉ trong thời gian ngắn thì thai nhi có thể “mê mệt” và say li bì suốt vài ngày do lá gan quá bé không thể phân hủy nhanh chóng lượng cồn mà bà mẹ hấp thụ.

    Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu uống r*** có thể khiến bé sinh ra nhẹ cân, sinh non, sảy thai hoặc trẻ sơ sinh có nguy cơ đột tử. Vì vậy nếu bạn đang là người nghiện r*** thì cần cai r*** trước khi có ý định thụ thai.

    - Hút thuốc lá: nicotin là chất kích thích có hại với sức khỏe của con người. Việc bỏ thói quen hút thuốc cần phải làm ngay từ giai đoạn chuẩn bị mang thai.

    Đối với chị em dù không có thói quen hút thuốc nhưng sống gần những người thường xuyên hút thuốc lá sẽ biến các chị thành người hút thuốc lá thụ động. Vì vậy cần tránh xa môi trường khói thuốc, đồng thời vận động những người trong gia đình từ bỏ hút thuốc lá.

    Nên và không nên khi mang thai - 1
    Khi mang thai, chị em không nên sử dụng chất kích thích. (ảnh minh họa)

    Lối sống tiêu cực dẫn đến thói quen xấu

    Khi còn son rỗi, nhiều chị em vẫn giữ những thói quen xấu, tuy biết rõ những tác hại của nó nhưng vẫn khó từ bỏ. Tuy nhiên để bảo vệ sức khỏe của con yêu và đảm bảo cho thai kỳ luôn khỏe mạnh,mẹ bầu cần phải nghiêm túc thay đổi những thói quen xấu như:

    - Thức khuya: thức khuya khiến cơ da mặt sớm lão hóa đồng thời cơ thể thường xuyên mệt mỏi do không ngủ đủ giấc, tinh thần không tập trung và thể trạng suy giảm.

    Mỗi ngày nên dành từ 15-20 phút để đi bộ, tập yoga, bơi…đều giúp chị em nâng cao khả năng đề kháng cho cơ thể, cơ thể luôn dẻo dai, săn chắc đồng thời hỗ trợ quá trình giảm cân nhanh chóng sau thời gian mang thai và sinh nở.

    Kiểm soát các loại thuốc đang sử dụng
    Người Việt Nam nói chung vốn có thói quen sử dụng thuốc một cách tùy tiện. Chỉ cần đau nhức ở đâu bạn có thể ra hiệu thuốc tây mô tả bệnh cho người bán thuốc và nhận về một tá các loại thuốc khác nhau.

    Vì vậy chị em chúng mình cần lưu ý trong việc kiểm soát các loại thuốc đang sử dụng:

    + Đối với người chuẩn bị mang thai: Trước thời gian mang thai 3 tháng, chị em nên đi khám sức khỏe tổng quát. Đồng thời liệt kê cho bác sĩ về các loại thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng đang sử dụng để họ có lời khuyên đúng đắn về các loại thuốc được phép sử dụng trong giai đoạn này.

    Bên cạnh đó, một số loại thuốc chữa bệnh cần có thời gian phân hủy trước thời gian chị em có bầu để đảm bảo quá trình mang thai không có các biến chứng do thuốc gây ra.

    + Đối với mẹ bầu: Việc sử dụng thuốc trong thai kỳ cần được tuân thủ nghiêm ngặt. Trước khi sử dụng loại thuốc nào cần có chỉ thị và hướng dẫn một cách chi tiết của chuyên gia y tế. Tuyệt đối không mua, uống thuốc theo sự mách bảo, mô tả của người ngoài.

    Bổ sung axit folic

    Việc bổ sung đầy đủ axit folic trước thời điểm thụ thai từ 2-3 tháng với liều lượng 400 microgram (mcg) hoặc 0,4mg axit folic rất quan trọng đến sức khỏe của thai nhi. Axit folic giúp hạn chế nguy cơ sẩy thai và thai nhi bị các khuyết tật ống thần kinh, tật nứt đốt cột sống.

    Điều này còn được duy trì một cách đều đặn cho tới khi mẹ bầu sinh bé.

    Lượng axit folic mẹ bầu cần phải bổ sung lúc này cần đến 600 đến 800mcg, tương đương 0,6 đến 0,8mg.

    Axit folic không lưu giữ trong cơ thể vì vậy mẹ bầu cần bổ sung dưỡng chất quan trọng này hàng ngày để tránh sự thiếu hụt gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

    Chị em có thể bổ sung dưỡng chất quan trọng này bằng việc sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều axit folic như bông cải xanh, đu đủ, các loại thịt đỏ, họ nhà đậu. Ngoài ra mẹ bầu nên sử dụng viên vitamin tổng hợp để đảm bảo việc bổ sung các vi chất một cách đầy đủ. Tuy nhiên chị em vẫn phải lưu ý để sử dụng hàm lượng một cách đầy đủ, không thiếu nhưng không được dư thừa quá mức.

    Nên và không nên khi mang thai - 2
    Bổ sung axit folic rất quan trọng trong thai kỳ. (ảnh minh họa)

    Kiểm tra mức độ an toàn của công việc đang làm

    Đối với các chị em đang làm công việc văn phòng thì vấn đề này có vẻ không quan trọng lắm, tuy nhiên nếu những ai đang làm các công việc thường ngày phải tiếp xúc với các yếu tố rủi ro, môi trường độc hại như: khói bui, hóa chất, nhiệt độ cao thì cần cân nhắc về việc thuyên chuyển vị trí công tác sao cho phù hợp.

    Thậm chí mẹ bầu văn phòng cũng nên lưu ý về chỗ ngồi làm việc như : không nên ngồi quá gần máy in, máy fax, máy photocopy vì nhiệt lượng tỏa ra từ các loại máy này về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

    Thay đổi thói quen ăn uống

    Việc ăn uống khi chưa có bầu không được các chị em quan tâm nhiều lắm: thích gì ăn nấy, tiện đâu ăn đấy, bỏ bữa, ăn kiêng, không chú ý xem khẩu phần ăn có đủ chất, đủ dinh dưỡng hay không đều là những thói quen ăn uống cần phải thay đổi khi bầu bí.

    Thời gian mang thai chế độ ăn khoa học, hợp lý để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi là điều vô cùng quan trọng. Mẹ ăn gì thì bé sẽ hấp thụ dinh dưỡng từ thực phẩm đó nên chuyện ăn cho hai người trong giai đoạn này cần phải chú ý.

    Nhiều mẹ bầu có tư tưởng cần phải ăn gấp đôi lượng thức ăn so với bình thường là điều hoàn toàn sai lầm vì có thể dẫn đến mẹ bầu bị thừa cân, béo phì mà thai nhi vẫn còi cọc do không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết.

    Chị em cần tham khảo chuyên gia dinh dưỡng để lên kế hoạch về thực đơn phù hợp cho mẹ bầu tùy thuộc từng thai kỳ.

    Mẹ bầu được khuyến cáo không nên ăn kiêng nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chị em được ăn uống thả phanh hoặc thèm gì ăn nấy. Các đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, hàm lượng muối cao, đồ hải sản nghi có chứa thủy ngân, đồ ăn để lâu ngày, đồ ăn tái, sống đều là mầm mống chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho thai nhi.

    Đặc biệt, những bà mẹ có tiền sử bị dị ứng thực phẩm thì cần đặc biệt lưu ý trong việc lựa chọn thực phẩm

    Trở thành người phụ nữ của gia đình

    Khi trở thành người phụ nữ của gia đình và đón nhận thiên chức làm mẹ, chị em sẽ ý thức hơn việc quản lý gia đình.

    Nếu trước đây, nhiều chị có thói quen mua sắm “vung tay quá trán” thì giờ trở nên so đo, tính toán trước việc có cần thiết tiêu tiền cho một món đồ xinh xinh, hợp mắt nhưng không có giá trị sử dụng lâu dài. Điều này giúp chúng ta học cách cân nhắc chi tiêu, quản lý nguồn tài chính của gia đình.

    Không chỉ vậy, trở thành người mẹ, chị em chúng ta cũng trở nên mạnh mẽ, bản lĩnh hơn trong cuộc sống. Trước đây, ai đó còn là nàng công chúa hay mít ướt, gặp chút khó khăn đã nản lòng thì giờ đây chúng ta là bà mẹ đầy kiên cường với tinh thần lạc quan để chào đón thiên thần bé nhỏ sắp chào đời.
     
  18. ỉn yêu

    ỉn yêu Guest

    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    mang thai cơ thể tâm sinh lý thay đổi nhiều lắm.nên mẹ nào chuẩn bị có e bé nên chú ý chăm sóc sức khỏe cho thật tốt nha
     
  19. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,765
    Đã được thích:
    3,940
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    Mang thai là giai đoạn dễ gây tác động xấu đến năng suất và hiệu quả làm việc của chị em, vì bên cạnh vấn đề sức khỏe bị giảm sút, mẹ bầu còn phải đối phó với việc cơ thể thường xuyên mệt mỏi, nặng nề, bụng bầu to làm hạn chế vận động nên không thể nhanh nhẹn, năng động như trước kia, tâm lý dễ cáu gắt vô cớ ảnh hưởng mối quan hệ đồng nghiệp ….

    Do đó, duy trì 1 phong độ làm việc ổn định, vượt qua các khó khăn trong công sở khi bầu bí là điều mẹ bầu cần quan tâm để vừa giữ được chỗ làm trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay vừa bảo đảm an toàn cho cả 2 mẹ con. Chỉ cần chịu khó thực hiện 1 số thay đổi nhỏ sau đây, mẹ bầu sẽ thấy rằng việc mang thai khi đi làm hóa ra không quá khó khăn, vất vả như bạn vẫn tưởng.

    Những điều mẹ bầu công sở PHẢI nhớ! - 1
    Bầu bí đi làm gặp nhiều khó khăn, nhưng nếu biết khéo léo sắp xếp công việc, cẩn thận giữ gìn sức khỏe, bạn vẫn có thể vui vẻ làm việc và đạt hiệu quả cao như thường (hình minh họa)

    Nhận diện thách thức từng quý thai kỳ

    Tam cá nguyệt thứ nhất và tam cá nguyệt thứ ba là 2 giai đoạn sẽ gây nhiều khó khăn cho mẹ bầu nơi công sở. Trong 3 tháng đầu, các triệu chứng như buồn nôn, mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt, thay đổi cảm xúc đột ngột v.v…, cộng với tâm lý lo lắng chưa biết phải thông báo việc mang thai thế nào với sếp cho hợp lý có thể sẽ làm mẹ bầu phải khổ sở. Vào 3 tháng cuối, cơ thể ngày càng nặng nề, nhức mỏi, chân tay bị phù, bụng bầu to kềnh gây trở ngại khi đi lại, làm việc, cộng với việc thường xuyên bị mất ngủ, khó thở v.v… chắc chắn sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả công việc của mẹ bầu.

    Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu sẽ chỉ thật sự thoải mái vào tam cá nguyệt thứ hai, khi lượng hormone trong cơ thể đã về trạng thái căn bằng, nhờ đó tâm lý, cơ thể cũng thư thái, nhẹ nhàng hơn so với 3 tháng mang thai trước đó. Tuy vậy, một số mẹ bầu vẫn còn bị nghén hoặc gặp phải chứng ăn không tiêu và đau mạn sườn ở giai đoạn này.

    Nếu đang vì các triệu chứng mang thai rất điển hình như trên làm giảm sút hiệu suất công việc, mẹ bầu cần phải tìm cách khắc phục để tránh bị đánh giá tiêu cực về khả năng làm việc của mình, nhất là sau bao năm gắng phấn đấu cho sự nghiệp. Hãy thông báo tin bầu bí đến sếp trước khi bạn trao đổi thông tin này với bất cứ đồng nghiệp nào trong công ty, vì có thể cấp trên của bạn sẽ lo ngại khi bạn do mệt mỏi, ốm nghén mà thường xuyên xin vắng mặt và năng suất lao động lại giảm dần.

    “Bí kíp” hay giúp mẹ bầu “vượt khó” nơi công sở

    Những điều mẹ bầu công sở PHẢI nhớ! - 2
    Nên nghỉ ngơi ngắn giữa giờ làm việc, nếu mẹ bầu không muốn vì cố gắng quá sức mà ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi (hình minh họa)

    - Không làm việc quá sức. Những công việc bình thường lúc son rỗi có thể gây áp lực và làm cho bạn cảm thấy “đuối sức” khi bầu bí. Kèm theo đó, mệt mỏi, bụng bầu nặng nề còn góp phần làm giảm tốc độ lao động, gây tâm lý lo lắng cho chị em vì bầu bí có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đánh giá hiệu quả làm việc và lương thưởng cuối năm. Tuy vậy, hãy đảm bảo đừng vì thành tích mà cố gắng làm hết sức mình suốt 8 tiếng đồng hồ không ngơi nghỉ. Thay vì làm “liên tù tì” từ sáng đến chiều, nên cố gắng dành khoảng 15 phút trong vòng 1 – 2 tiếng đồng hồ để nghỉ ngơi tại chỗ, dùng vài món ăn vặt bổ dưỡng hoặc thực hiện các động tác thể dục, thư giãn nhẹ nhàng ngay tại bàn làm việc. Mẹ bầu sẽ ngạc nhiên khi nhận ra rằng, nghỉ ngơi hóa ra lại là cách hay để phục hồi sức lực, năng lượng, nhờ đó mà công việc lại được giải quyết nhanh chóng, dễ dàng hơn. Và mẹ bầu cũng nên biết rằng, làm việc quá sức có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé, thậm chí gây sinh non, hoặc sẩy thai.

    - Trang bị 1 đôi giày thật thoải mái. Đứng hoặc ngồi quá lâu khi làm việc sẽ làm cho chân bạn bị sưng, nhất là vào cuối ngày. Bàn chân sưng bị dồn ép lâu ngày có thể gây nên chứng giãn tĩnh mạch làm mẹ bầu đau đớn, khó chịu. Vì vậy, một đôi giày với kích cỡ vừa vặn, phần đế chỉ nên cao tối đa khoảng 3cm, có miếng lót mềm mại, thấm hút tốt, phần mũi không nhọn, chống trơn trượt v.v… sẽ là “trợ thủ” đắc lực giúp bạn thoải mái hơn nơi công sở. Khi mua giày, mẹ bầu nên đi vào buổi chiều vì đây là thời điểm bàn chân có kích thước “chuẩn” nhất trong ngày.

    Những điều mẹ bầu công sở PHẢI nhớ! - 3
    Hãy trang bị ngay 1 đôi giày thật vừa chân, êm ái và chắc chắn để tăng sự thoải mái, dễ chịu chốn công sở nhé các mẹ (hình minh họa)

    - Gác chân lên cao. Càng vào những tháng cuối thai kỳ, chân và bàn chân của mẹ bầu sẽ càng sưng phù và to hơn. Nguyên nhân là do khi mang thai, cơ thể bạn sản xuất nhiều hơn đến 50% máu và dịch, đồng thời tăng khả năng giữ nước để hỗ trợ bé phát triển, thậm chí đây cũng là cách để giúp mẹ chuẩn bị vượt cạn bằng cách làm nới lỏng các khớp và mô vùng chậu. Chứng phù nề sẽ càng trầm trọng nếu mẹ bầu vì yêu cầu công việc phải đứng lâu, làm việc trong môi trường nóng bức hoặc có thói quen dùng nhiều loại thức uống chứa caffein, ăn thức ăn chứa nhiều muối, cũng có thể do mức Kali trong cơ thể giảm xuống thấp… Để hạn chế chứng sưng phù ở chân, ngoài việc cắt giảm muối trong khẩu phần ăn, uống nhiều nước, dùng vitamin theo chỉ định của bác sĩ, mẹ bầu nên gác chân lên cao trong suốt thời gian làm việc, nhất là khi phải ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu.

    - Thư giãn bằng cách tắm hoặc massage. Nếu nhà gần, mẹ bầu có thể tranh thủ buổi nghỉ trưa để về nhà tắm rửa, nghỉ ngơi. Theo các chuyên gia, việc giữ vệ sinh tốt trong thai kỳ là cách hay nhất để bạn phòng ngừa nhiễm trùng vùng kín, vốn là tác nhân gây nhiều nguy hiểm cho thai nhi. Còn không, sau bữa ăn trưa, thỉnh thoảng có thể ghé cơ sở Spa uy tín gần công ty để được các chuyên gia xoa bóp giúp mẹ bầu thư giãn và giảm stress. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh massage nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật mang lại rất nhiều lợi ích cho mẹ và bé, như làm tăng tuần hoàn máu, cung cấp oxy và dưỡng chất nhiều hơn cho từng tế bào của 2 mẹ con, từ đó tăng cường trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi, giúp việc nuôi dưỡng thai được tốt hơn.

    - Dùng nhiều bữa nhỏ trong ngày. Nhấm nháp những món ăn vặt hoặc đồ ăn nhẹ giàu dinh dưỡng trong giờ làm việc cũng là cách hay để giữ lượng đường trong máu mẹ bầu được ổn định, nhờ đó tránh được việc thay đổi tâm trạng thất thường và ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, giúp cơ thể tỉnh táo để làm việc tốt hơn.

    - Mang theo nước súc miệng, kem đánh răng và khăn ướt. Nếu đang phải “vật vã” vì ốm nghén, những vật dụng này sẽ giúp mẹ bầu tránh tình trạng phải “thăm” toilet quá thường xuyên. Ngoài ra, nước súc miệng hay kem đánh răng dùng sau bữa ăn trưa còn giúp mẹ ngăn chặn các bệnh răng miệng gây nguy hiểm cho thai nhi nhưng rất dễ mắc khi bầu bí.

    Những điều mẹ bầu công sở PHẢI nhớ! - 4
    Tranh thủ thiền định, tập Yoga nhẹ nhàng trong giờ nghỉ trưa sẽ giúp mẹ bầu giảm stress từ áp lực công việc khá hiệu quả (hình minh họa)

    - Giảm stress . Trong môi trường công sở rất khó để không bị căng thẳng, stress. Tuy nhiên, mẹ bầu hãy cố gắng giảm stress ở mức thấp nhất có thể bằng cách giữ cho tâm trí thư giãn, thoải mái, không đặt mục tiêu quá cao trong công việc hay tự gây áp lực cho mình. Ngoài ra, đi dạo 1 khoảng ngắn trong khuôn viên công ty, tập Yoga, thiền trong giờ nghỉ trưa hoặc vào buổi tối sau khi về nhà cũng giúp ích rất nhiều trong việc giảm thiểu căng thẳng từ áp lực công việc.

    - Yêu cầu được giúp đỡ. Mẹ bầu nên nhớ rằng, dù gì mình cũng không phải là 1 “super women”. Vì vậy, nếu thấy đang phải ôm đồm quá nhiều việc, hoặc đã quá tải, kiệt sức, bạn cần phải trao đổi nhanh với cấp quản lý trực tiếp để được thu xếp lại khối lượng công việc hoặc phân thêm nhân sự hỗ trợ. Ngoài ra, bạn cũng nên đề nghị hình thức làm việc từ xa nếu có thể.

    - Thận trọng khi trao đổi về việc bầu bí. Dù đã thông báo với cấp trên và toàn công ty rằng sắp được làm mẹ, bạn cũng nên nhớ đây là vấn đề mang tính chất cá nhân. Chắc chắn đồng nghiệp sẽ vui mừng với bạn, nhưng bạn cũng không vì thế mà bắt buộc phải chia sẻ hết thông tin về thai nhi hay về thời gian mang bầu với mọi người. Ngoài ra, không phải ai cũng thích khi nghe bạn kể chuyện bầu bí, do vậy, tránh nói quá nhiều hay phàn nàn thường xuyên về các vấn đề gặp phải trong thai kỳ. Chúng có thể sẽ ảnh hưởng đến công việc của bạn theo chiều hướng không mấy tốt đẹp.

    Bảo vệ việc làm và sức khỏe cả 2 mẹ con

    Những điều mẹ bầu công sở PHẢI nhớ! - 5
    Cần hiểu biết rõ về chế độ thai sản để đảm bảo quyền lợi lao động khi bầu bí (hình minh họa)

    Để được đảm bảo quyền lợi trước cũng như sau khi sinh bé, mẹ bầu nên nghiên cứu kĩ Luật lao động, Chế độ thai sản trước khi thông báo tin mừng bầu bí hay khi thông báo thời gian dự kiến nghỉ thai sản với cấp quản lý và bộ phận nhân sự. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên hoạch định thời gian nghỉ chờ sinh nở. Thông thường, các chuyên gia đều khuyên chị em thai phụ không nên tiếp tục làm việc quá tuần thứ 32 của thai kỳ. Vào khoảng thời điểm này, tim, phổi và các cơ quan nội tạng quan trọng khác sẽ phải làm việc nhiều hơn, các khớp xương, bắp thịt cũng sẽ bị kéo căng quá mức, vì vậy bạn cần phải nghỉ ngơi nhiều trong ngày.

    Chị em cũng nên lưu ý là dù bầu bí thường làm chậm tiến độ công việc, nhưng đừng vì áp lực thành tích hay từ cấp trên mà bạn buộc phải “tăng tốc” quá khả năng của mình, nhất là khi mẹ bầu gặp các vấn đề về sức khỏe như bị cao huyết áp, nguy cơ mắc chứng tiền sản giật hoặc khả năng sinh non cao, từng bị sẩy thai, hay bác sĩ đã cảnh báo về khả năng phát triển của thai nhi v.v… Trong các tình huống này, cách xử lý tốt nhất là mẹ bầu cần bàn bạc với “anh xã” và sau đó là xem xét với cấp trên về khả năng giảm giờ làm, chuyển hình thức làm việc từ xa hoặc nghỉ làm nếu có thể để đảm bảo độ an toàn và sức khỏe của 2 mẹ con.
     
  20. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,765
    Đã được thích:
    3,940
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    Trọng lượng cơ thể mà chị em nên có khi mang bầu sẽ dựa vào chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) và số lượng thai nhi bạn có. Chỉ số BMI sẽ tính lượng mỡ của cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng hiện tại của bạn.

    Nếu bình thường bạn đã có chỉ số BMI ở mức cao hơn bình thường thì khi mang thai không cần tăng quá nhiều cân và ngược lại.

    Sau đây là một số gợi ý về tiêu chuẩn tăng cân dành cho mẹ bầu dựa trên chỉ số BMI:

    [​IMG]

    Trong đó: W là trọng lượng cơ thể (tính bằng kg) và H là chiều cao của người đó (tính bằng m)

    Đối với phụ nữ trên 20 tuổi nếu chỉ số BMI:

    - BMI < 18: là người dưới cân: khi mang bầu nên tăng 12,7 đến 18,1 kg

    - 18 <= BMI < 23: cân nặng bình thường: khi mang bầu cần tăng từ 11,3 đến 15,9 kg

    - 23 <= BMI < 30: quá cân: mẹ bầu nên tăng 6,8 đến 11,3kg

    Trọng lượng cơ thể mà chị em nên có khi mang bầu sẽ dựa vào chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) và số lượng thai nhi bạn có. Chỉ số BMI sẽ tính lượng mỡ của cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng hiện tại của bạn.

    Nếu bình thường bạn đã có chỉ số BMI ở mức cao hơn bình thường thì khi mang thai không cần tăng quá nhiều cân và ngược lại.

    Sau đây là một số gợi ý về tiêu chuẩn tăng cân dành cho mẹ bầu dựa trên chỉ số BMI:

    Bầu bí, tăng bao nhiêu cân 'chuẩn' nhất? - 1

    Trong đó: W là trọng lượng cơ thể (tính bằng kg) và H là chiều cao của người đó (tính bằng m)

    Đối với phụ nữ trên 20 tuổi nếu chỉ số BMI:

    - BMI < 18: là người dưới cân: khi mang bầu nên tăng 12,7 đến 18,1 kg

    - 18 <= BMI < 23: cân nặng bình thường: khi mang bầu cần tăng từ 11,3 đến 15,9 kg

    - 23 <= BMI < 30: quá cân: mẹ bầu nên tăng 6,8 đến 11,3kg
     

Chia sẻ trang này