Thông tin: Các mẹ có con nhỏ nên đọc bài này nhé

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi caothuynen, 2/4/2010.

  1. caothuynen

    caothuynen Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    17/6/2009
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    78
    Điểm thành tích:
    28
    Mình vừa đọc được bài này bên WTT post sang đây cho cả nhà đọc

    Khủng khiếp chuyện bệnh nhân nổ tung 2 mắt do bệnh sởi


    Tôi sốc thực sự vì vừa mới mở hai mí mắt ra thì bỗng nghe một tiếng "bốp" và hai nhãn cầu của cậu bé bắn ra ngoài, để lại hai hố mắt sâu hoắm. Bố mẹ đứng bên cạnh thì gần như ngất xỉu vì đau đớn.

    Đã mấy năm trôi qua nhưng BS Cấn Phú Nhuận, Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương vẫn không thể quên được ca bệnh đặc biệt ám ảnh ông đến tận bây giờ. Đây cũng là một trường hợp kinh điển để bất cứ buổi lên lớp cho sinh viên y khoa nào, ông cũng nhắc tới như một ví dụ điển hình của việc áp dụng kinh nghiệm dân gian trong việc điều trị bệnh sởi một cách thái quá, thiếu khoa học

    Bệnh nhân là một bé trai, 5 tuổi, được bố mẹ đưa đến khám trong tình trạng mắt nhắm tịt, người gầy gò xanh xao. Bố mẹ bệnh nhân cho biết, cách đây một tháng, bé bị bệnh sởi. Bé được người nhà, trong đó bà nội là người chăm bé kỹ nhất, đã áp dụng triệt để các biện pháp dân gian để kiêng cữ. Bé được "nhốt" trong phòng kín mít, kiêng nước, kiêng gió, không tắm rửa và đặc biệt với chế độ ăn cực kỳ kiêng khem. Bé chỉ được ăn cơm trắng và thịt thăn kho với muối. Gần một tháng trôi qua, các nốt sởi đã bay mất nhưng bé vẫn không chịu mở mắt.

    "Ngay lúc đó tôi đã hiểu, bé đã hỏng mắt vì sởi chạy hậu. Tìm hiểu tôi còn được biết anh chị này đều là giảng viên đại học, nhiều chữ nhưng nhất mực tuân theo cách nuôi dạy con của bà nội. Tôi báo trước với họ tin đau lòng là con họ đã hỏng mắt rồi mặc dù chưa cần khám. Lúc đó, cả hai vợ chồng ớ người ra. Nói rồi tôi lấy chút nước muối và bông để rửa mắt cho cháu. Rửa ra bao nhiêu là ghèn, nhử mắt vì lâu rồi họ không cho con đụng gì vào nước. Và khi tôi mở hai mí mắt bé ra thì bỗng nghe tiếng "bốp", hai nhãn cầu bắn vọt ra ngoài, để lại hai hố mắt sâu hoắm. Mặc dù biết trước nhưng hôm đó tôi thực sự bị sốc với cảnh diễn ra trước mắt mình. Vừa bực, vừa tiếc cho thằng bé. Còn hai vợ chồng ngồi đó gần như xỉu đi" - Bác sĩ Cấn Phú Nhuận vẫn không khỏi bàng hoàng khi kể lại buổi khám bệnh hôm đó.

    Trong quãng đời làm việc của mình, bác sĩ Nhuận còn chứng kiến một trường hợp bệnh nhi 7 tuổi, bố mẹ cực giàu, nhà tại phố Ấu Triệu (Hà Nội) nhưng cũng suýt mất đôi mắt vì người nhà quá kiêng khem khi bé mắc sởi.

    "Đứa trẻ này bị sởi nhưng gia đình không đưa con đi khám ở viện mà mời bác sĩ về nhà. Khi tôi đến, gia đình còn không cho con ra ngoài phòng khách để khám mà mời tôi vào căn buồng kín mít, phủ rèm tối om, đóng cửa chặt vì sợ ánh sáng lọt vào. Căn phòng cực bí, tối và được trang bị ti vi, karaoke cho bé quanh quẩn ở đó. Cơm nước cũng đưa vào tận nơi, tuyệt đối không để bé ra ngoài. Lúc đó, tôi kiên quyết không khám mà chỉ bảo với gia đình, coi chừng ngày mai bé hỏng mắt. Sợ quá, họ đành đưa đứa bé ra. Khi thằng bé bước ra, mắt nhắm nghiền, loạng choạng giơ hai tay phía trước và hỏi: bố ơi đây là chỗ nào? Tôi bảo người nhà, chỉ đến ngày mai là vứt bỏ hai đôi mắt của cháu. Tại sao anh giàu có mà lại muốn giết con anh thế?" - BS Nhuận nhớ lại.

    Ngay sau đó, bác sĩ Nhuận đã kê đơn, mua 3 ống vitamin A, tiêm luôn cho bệnh nhân. Hai hôm sau bé mới mở được mắt.

    Sởi là một bệnh nhiễm virus cấp tính đặc trưng ở giai đoạn cuối bằng ban dạng dát-sẩn xuất hiện tuần tự từ cổ, mặt, ngực, thân, chân tay kèm theo sốt cao. Tuy vậy, một trong những dạng sởi không điển hình là suy giảm miễn dịch, cộng với biến chứng kinh điển và đáng sợ của sởi là viêm loét giác mạc. Trẻ suy dinh dưỡng và thiếu vitamin A là những đối tượng có nguy cơ cao nhất. Bệnh có thể diễn biến từ loét gây mờ giác mạc, hỏng toàn bộ giác mạc đến làm mủ trong nhãn cầu. Hậu quả là giảm thị lực đến mù vĩnh viễn toàn bộ.

    Theo BS Nhuận, ở bệnh nhi này, do kiêng khem quá mức, trẻ lại thiếu vitamin A, sẽ dẫn tới khô giác mạc. Khi mở mí mắt ra, áp lực đã làm hỏng mắt.

    Hiện nay đã có vắc xin phòng sởi rất hiệu quả. Trẻ em khi sinh ra hầu hết được tiêm đầy đủ. Nhưng với nhiều bố mẹ, khi con mắc sởi vẫn kiêng gió, nước, khẩu phần ăn rất hạn chế.

    "Nhiều người khi con phát ban mang đến khám tại bệnh viện cũng che kín mít. Đưa con đến tận tay bác sĩ còn không cho bác sĩ mở áo, mở chăn ra để khám. Lại còn có người đến chẳng kể tiền sử bệnh, chỉ bảo bác sĩ thì phải nhìn là biết chứ. Bác sĩ khám phải nhìn tận nơi chứ có phải bói toán đâu mà nói mò?" - BS Nhuận kể về những suy nghĩ, hành động thiếu khoa học của không ít bậc phụ huynh trong thời buổi hiện nay.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi caothuynen
    Đang tải...


  2. cun_cun09

    cun_cun09 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    29/4/2009
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    77
    Điểm thành tích:
    28
    Sợ quá. đọc mà thương em bé quá.
     
  3. doanthinh81

    doanthinh81 Uy tín - thân thiện

    Tham gia:
    17/6/2009
    Bài viết:
    1,260
    Đã được thích:
    240
    Điểm thành tích:
    103
    Sợ quá giờ nhiều bệnh tật thật càng nghĩ càng thấy lo lắng cho trẻ nhỏ
     
  4. doanthinh81

    doanthinh81 Uy tín - thân thiện

    Tham gia:
    17/6/2009
    Bài viết:
    1,260
    Đã được thích:
    240
    Điểm thành tích:
    103
    Đọc đi đọc lại vẫn thấy thương cháu bé quá
     
  5. bbin1009

    bbin1009 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    29/6/2009
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    Ui, đọc bài này xong sợ nhỉ, mình cũng thấy mọi người bảo bệnh sởi nguy hiểm lắm nhưng hậu quả như em bé này quả thật đau xót thật.
     
  6. pooh_chip

    pooh_chip Thành viên tích cực

    Tham gia:
    7/11/2008
    Bài viết:
    500
    Đã được thích:
    104
    Điểm thành tích:
    83
    Thật là xót xa, mình cũng là người không mấy khi áp dụng sự kiêng khem của các cụ ngày xưa. Tốt nhất cho con đi BV khám hoặc tìm đến sự tư vấn của bác sĩ. Thời đại khoa học cơ mà.
     
  7. Father's Dream

    Father's Dream Thành viên chính thức

    Tham gia:
    23/11/2009
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    100
    Điểm thành tích:
    43
    Không chỉ bệnh sởi mà còn những vấn đề khác cần chú ý

    Đọc bài viết mà thấy thương tâm. Chỉ trách những người không hiểu biết dãn đến làm hại đến các bé và người khác. Trước đây mình cũng được học 1 lớp phòng cháy chữa cháy do công ty mình tổ chức. Công ty có mời các chú công an bên PCCC về cty để giảng dậy cho cán bộ công nhân viên. Chú công an kể về 1 vụ cháu bé mới 3 tháng tuổi bị chết vì bỏng, nguyên nhân là do Bà ngoại lên Hà Nội trông cháu để cho Bố Mẹ cháu đi làm. Bà ở nhà thương cháu vì thời tiết quá lạnh nên đã thắp sáng bóng điện 100W rùi lấy khăn tắm quấn kín bóng điện và đặt vào bên cạnh cháu đang nằm ngủ cho ấm trong nôi. Bà mải làm việc nhà và làm việc bếp nên không để ý Khi thấy mùi khét mới chạy vào phòng Bé để tìm thì đã quá muộn. Cái khăn đã bốc cháy và làm cháu bé bị bỏng nặng đưa đi bệnh viện thì không cứu được nữa. Mỗi một vật dụng đều có nhiệt độ cháy nhất định nên khi không cần nửa chỉ cần nhiệt độ nóng đến mức vật dụng có thể cháy thì vật dụng tự bốc cháy. còn những vụ cháy vì không hiểu biết như khi về nhà thấy mùi gas bếp nồng nặc liên lấy quạt điện ra cắm điện, rùi bật quạt thổi cho gas bay hết ra ngoài, nhưng vô tình khi cắm phích điện do ổ chập chờn gây ra tóe tia lửa điện thế là vô tình làm khí ga gặp tia lửa điện liền bốc cháy cả dan bếp. dẫn đến người bị bỏng nặng. Do vậy khi thấy mùi ga thi không nên dùng quạt điện để thổi khí gas ra ngoài, không nên dùng bật nử để tìm vị trí gas rò rỉ. chỉ được mở hêt cửa ra rồi dùng quạt lan quạt bằng tay cho khí ga loãng ra và hết mùi tì thôi.
     
  8. babyhoney

    babyhoney Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    20/11/2008
    Bài viết:
    5,890
    Đã được thích:
    1,111
    Điểm thành tích:
    863
    Ôi em thương đứa bé bị nổ mắt quá.Mà cũng đáng trách cho người làm bố, làm mẹ.Là giảng viên đại học rồi mà còn thiếu hiểu biết.
     
  9. bimbim82_minhmun

    bimbim82_minhmun 0934510808

    Tham gia:
    26/10/2008
    Bài viết:
    13,008
    Đã được thích:
    2,659
    Điểm thành tích:
    863
    Em đang run cả người đây.Vừa thoát vụ thủy đậu,giờ lo tới sởi và quai bị.Nuôi trẻ con vất vả thật,hic...
     
  10. Father's Dream

    Father's Dream Thành viên chính thức

    Tham gia:
    23/11/2009
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    100
    Điểm thành tích:
    43
    Có trường hợp bà bón bột cho cháu, cháu khóc không chịu ăn liền bóp miệng bóp mũi cháu để cháu không thở được phải nuốt bột dẫn đến cháu bị sặc bột rất nguy hiểm.
     
  11. Father's Dream

    Father's Dream Thành viên chính thức

    Tham gia:
    23/11/2009
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    100
    Điểm thành tích:
    43
    10 lưu ý phòng cháy trong bếp

    Tuyệt đối không đổ nước vào xoong, nồi đang cháy hay nhấc chúng cho vào bồn rửa chén. Điều này không chỉ làm đám cháy lan sang khu vực bồn rửa mà còn khiến bạn có nguy cơ bị bỏng.


    Cháy do nấu nướng là một trong những nguyên nhân gây cháy phổ biến nhất tại các hộ gia đình. Những bí quyết sau đây sẽ giúp bạn phòng chống cháy trong nhà bếp hiệu quả.

    1. Luôn trông chừng món ăn đang nấu trong bếp

    Nguyên nhân gây cháy phổ biến nhất là do mọi người không chú ý trông chừng thức ăn đang đun trên bếp. Đừng rời phòng bếp khi bạn đang nấu món ăn. Nếu cần thiết phải ra ngoài, hãy tắt bếp và nhắc nồi, chảo xuống.
    2. Xem lại quần áo

    Tay áo quá dài, rũ lòng thòng, một cái áo sơ mi rộng thùng thình hay cái tạp dề… đều có thể vô tình bắt lửa. Vì vậy, bạn nên ăn mặc thật gọn gàng, chọn những chiếc áo vừa vặn, ngắn tay và cột tạp dề thật chặt khi vào bếp.

    3. Chú ý đến những đồ vật quanh bếp lò

    Khăn lau, găng tay hở ngón dùng khi nấu bếp, những dụng cụ làm từ chất liệu dễ cháy và ngay cả màn cửa đều có thể bắt lửa dễ dàng nếu chúng được đặt gần bếp lò đang cháy. Phải để những thứ dễ cháy cách xa bếp và phải cẩn thận khi dùng khăn nhắc nồi ra khỏi bếp đang cháy. Sử dụng găng tay hở ngón là phù hợp nhất. Nếu phải dùng khăn, chú ý đừng để phần khăn còn dư rơi xuống phía dưới và chạm vào bếp đang nóng.
    4. Đặt bình cứu hoả trong hoặc gần phòng bếp

    Trong trường hợp xảy ra cháy, bình cứu hoả sẽ là dụng cụ cần thiết nhất giúp bạn dập tắt lửa kịp thời. Tuy nhiên, phải chắc chắn là bạn thật sự biết cách sử dụng chúng.

    5. Thường xuyên thay pin cho máy dò khói

    Sẽ rất có ích nếu bạn đặt máy dò khói trong phòng bếp hoặc ở phòng bên cạnh. Nhưng, mua một chiếc máy dò khói chưa đủ, bạn phải đảm bảo máy luôn hoạt động tốt bằng cách thường xuyên kiểm tra và thay pin cho máy khoảng 6 tháng 1 lần.
    6. Không được đổ dầu nóng vào thùng rác

    Tuyệt đối không đun dầu ở nhiệt độ quá cao vì có thể gây cháy. Bạn cũng không được đổ dầu nóng vào thùng rác. Ngay cả khi dầu không còn cháy, nó vẫn có thể làm cháy những thứ khác có trong thùng rác. Bạn nên chờ dầu nguội đi, rót chúng vào một cái lọ cũ, rồi mới vứt vào thùng rác.

    7. Tắt nến

    Một bữa tối lung linh trong ánh nến sẽ rất lãng mạn, nhưng nến cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây cháy nhà. Bên cạnh việc sử dụng những loại nến to, ngắn (loại nến này ít bị nghiêng, đổ khi đang cháy), bạn nên tắt nến ngay khi sử dụng xong hay khi rời khỏi phòng.

    8. Chuẩn bị đối phó với đám cháy

    Dù không hề muốn có cháy xảy ra nhưng bạn cũng cần lập kế hoạch đối phó để đề phòng tình huống xảy ra cháy. Cách tốt nhất khi xảy ra cháy trên bếp là đậy ngay nắp nồi hoặc chảo đang nấu để dập lửa trong nồi, chảo.

    9. Có kế hoạch thoát khỏi đám cháy

    Cài sẵn số điện thoại cứu hoả (114) vào điện thoại và thảo luận với các thành viên trong gia đình về kế hoạch thoát khỏi đám cháy bao gồm việc thoát ra khỏi nhà và tập trung tại một địa điểm nào đó.

    10. Ghi nhớ nguyên tắc: “Dừng lại, nằm xuống và lăn”
    Trong trường hợp bị lửa bắt vào người, bạn hãy làm theo nguyên tắc: “Dừng lại, nằm xuống và lăn”. Đừng cố gắng chạy khi quần áo đang bắt lửa và cháy, hãy ngừng lại, nằm xuống đất và lăn người để dập lửa. Sau đó, đến ngay bệnh viện để điều trị vết bỏng,
     
  12. qiuyun

    qiuyun Vân - Mẹ Ken

    Tham gia:
    9/9/2009
    Bài viết:
    6,458
    Đã được thích:
    982
    Điểm thành tích:
    773
    Ôi thương bé quá. Đấy, chết vì thiếu hiểu biết. Từ khi sinh bé ra, ai khuyên kiêng khem theo kiểu các cụ ngày xưa mình đều phản đối hết, trừ những điều có cơ sở khoa học.
     
  13. Rosa

    Rosa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/11/2009
    Bài viết:
    271
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    Tội cho bé quá! Sao lại kiêng cho bé bằng những cách đó chứ! Đó cũng chính là sai lầm của cha mẹ và của ông bà
     
  14. meyeubull

    meyeubull Thành viên tập sự

    Tham gia:
    4/6/2010
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    sao lại có cha mẹ như thế nhỉ? đều được ă học tử tế mà lại để con như thế!nhất định em chỉ tin bác sĩ thôi
     
  15. bonbon08

    bonbon08 Em Bon Lịch Tịch Bịchhhhh

    Tham gia:
    6/12/2008
    Bài viết:
    2,782
    Đã được thích:
    456
    Điểm thành tích:
    173
    Năm ngoái mình ko nhớ là sữa nào (hình như là hãng Abbot) có mở cái ngày hội của bé có mới bác sĩ này về nói chuyện mình cũng được nghe trực tiếp 2 chuyện này từ bác sĩ giờ đọc lại vẫn bủn rủn cà người
     
  16. mit203nha

    mit203nha Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/3/2010
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Em vừa đọc xong mà vẫn run quá! xót xa cho cháu bé quá, lỗi tại người lớn thiếu hiểu biết thật là đáng trách.Em hãi nhất vụ cho các cụ chăm cháu( tuy nhiên là cũng tuỳ từng ông bà thôi)
     
  17. hotbrands

    hotbrands Thành viên tích cực

    Tham gia:
    30/8/2009
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Đọc bài viết mà thấy đau lòng quá ạ. Em đề cao nuôi con theo quan điểm khoa học & sợ nhất mấy vụ kinh nghiệm dân gian. Mình không coi nhẹ kinh nghiệm các cụ, có cái đúng cái sai, nhưng con em mà có dấu hiệu gì bất thường, em hỏi, khám bác sĩ ngay.
     
  18. gialinhvu

    gialinhvu Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/5/2009
    Bài viết:
    912
    Đã được thích:
    175
    Điểm thành tích:
    83
    Thương cháu bé quá. Mà sao dạo này toàn đọc được những tin buồn thôi nhỉ các mẹ. Các mẹ cho em hỏi: tiêm phòng sởi rồi thì có thể bị sởi nữa không ạ?
     
  19. rainy

    rainy Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/5/2009
    Bài viết:
    545
    Đã được thích:
    121
    Điểm thành tích:
    83
    ui sợ quá lạnh hết cả người, hic cún nhà em mới có 6 tháng rưỡi còn chưa đến tuổi tiêm phòng sởi cơ, thế này thì lo quá đi mất
     
  20. chan lam

    chan lam Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    2/12/2009
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    8
    Xử trí khi bé bị sởi
    (*********) - Hà Nội đang bùng phát dịch sởi ở người lớn, nhiều bệnh nhân có triệu chứng nguy hiểm. Bạn nên phòng tránh sởi cho bé ngay từ lúc này.

    Dấu hiệu

    - Bé bị sốt cao, ho, chảy nước mũi.

    - Toàn thân bé bị phát ban: Da bé xuất hiện những mẩn đỏ đồng thời bé bị ốm, sốt. Phát ban thường xuất hiện trước ở mặt và đầu sau đó sẽ lan xuống chân, tay, người bé. Các vết mẩn đỏ này sẽ tự bay hết sau đó từ 5 đến 8 ngày kèm theo dấu hiệu bé bị bong da.

    - Miệng bé đỏ và đau, có những nốt ban trắng mọc ở niêm mạc miệng.
    - Bé mệt mỏi, kém ăn, hay quấy khóc.

    Quá trình bệnh

    - Sau khoảng từ 8 đến 12 ngày nhiễm virus sởi, bé sẽ xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên như bị sốt, chảy nước mũi, có những nốt trắng trong niêm mạc miệng.

    - Sau đó khoảng 3-4 ngày, các nốt ban đỏ trên người bé bắt đầu xuất hiện, thường ở trán trước rồi lan tới toàn bộ cơ thể.

    - Triệu chứng sốt ở bé sẽ giảm đi sau đó 3-4 ngày và các nốt ban đỏ cũng từ từ biến mất trong 5-6 ngày tới.
    Lưu ý: Thời gian để bé hồi phục sức khỏe có khi kéo dài hàng tháng. Bạn nên chú ý chăm sóc vì lúc này cơ thể bé còn yếu, bé rất dễ mắc phải những chứng bệnh khác.


    Để tránh bé bị sởi...

    Nguyên nhân

    - Do bé bị nhiễm virus (có thể do lây sởi từ người khác).

    - Ngoài ra, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sởi ở bé bao gồm: Bé chưa được tiêm phòng sởi; Bé dưới 1 tuổi bị thiếu vitamin A; Bé suy dinh dưỡng nặng; Bé bị mắc bệnh truyền nhiễm…

    Hướng dẫn xử lý
    - Chế độ dinh dưỡng: Với bé bú mẹ, bạn nên tăng cường các cữ bú trong ngày. Với bé ăn dặm, bạn nên bổ sung các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu hóa và cho bé ăn làm nhiều bữa nhỏ mỗi ngày.

    Bạn nên cho bé uống thêm nước, đặc biệt là các loại nước hoa quả tươi để bổ sung vitamin. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho bé dùng thêm các loại thuốc vitamin tổng hợp dạng viên (nên tham khảo ý kiến bác sĩ thật cẩn thận).

    - Nếu bé sốt: Bạn nên hỏi bác sĩ về loại thuốc hạ sốt, giảm đau an toàn cho bé. Tuyệt đối không nên cho bé sử dụng tùy tiện các loại thuốc kháng sinh. Bởi vì, kháng sinh có thể là yếu tố khiến bé mắc phải hội chứng Reye (tình trạng phù não và suy gan).
    - Nếu bé bị chảy nước mũi: Bạn có thể dùng nước muối sinh lý (hoặc thuốc nhỏ mũi loại dành cho bé) để làm thông, mát mũi bé.


    ... bạn nên cho bé đi tiêm phòng.

    - Vệ sinh răng miệng cho bé: Sau mỗi bữa ăn, mỗi lần bé uống thuốc… bạn nên dùng bông (hoặc gạc) sạch nhúng vào nước muối ấm, vệ sinh miệng bé thật cẩn thận.

    -Chăm sóc mắt bé: Dùng một chiếc khăn xô mềm lau rửa mắt cho bé. Bạn không nên để mắt bé trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời vì bé còn nhỏ, lớp niêm mạc mắt còn mỏng nên hành vi này có thể làm mắt bé bị tổn thương.

    - Giúp bé thư giãn và nghỉ ngơi đầy đủ để bé hồi phục sức khỏe và tránh bị sởi trầm trọng hơn. Nên cho bé nằm trong phòng ấm, thông thoáng và yên tĩnh.

    - Bạn nên cách ly bé với môi trường khói thuốc lá. Bởi vì khói thuốc có khả năng ảnh hưởng đến tim, phổi bé và có thể để lại di chứng như viêm, ung thư phổi về sau.

    Lưu ý: Sởi là chứng bệnh có khả năng lây truyền nên bạn nhớ cách ly bé với anh (chị, em) bé nếu có. Ngoài ra, nên kiêng gió cho bé cho đến khi những nốt ban bay hết.

    Dấu hiệu nên đưa bé đi khám

    - Tình trạng sởi ở bé càng ngày càng nặng: Bé ho nhiều kèm theo thở nhanh, thở rít hoặc khó thở.

    - Bé đi tiêu ra máu, kém ăn, sút cân.

    - Bé sốt cao co giật, hôn mê.

    Phòng tránh

    Bạn nên cho bé tiêm chủng theo đúng định kỳ: Thông thường, bé sẽ được tiêm phòng sởi mũi thứ nhất khi được 9-11 tháng tuổi. Mũi thứ hai được tiêm khi bé 6 tuổi.
    (Theo M&B)


    Vừa sưu tầm bài hay, pốt lên để có thêm kinh nghiệm
     

Chia sẻ trang này