Thông tin: 6 thói quen xấu khiến trẻ kém thông minh

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi dacochong, 25/11/2012.

  1. hoa mặt trời 30

    hoa mặt trời 30 Thành viên mới

    Tham gia:
    26/8/2013
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Bí quyết giúp bé sơ sinh không bị bẹt đầu

    Cảm ơn bài viết hay của chủ shop.
     
    Đang tải...


  2. Mẹ con nhà Cốm

    Mẹ con nhà Cốm http://mummycare.net/

    Tham gia:
    21/8/2012
    Bài viết:
    6,873
    Đã được thích:
    1,319
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Bí quyết giúp bé sơ sinh không bị bẹt đầu

    bé nhà em sinh ra có u huyết thanh, đến lúc 2 tháng thì nó tự teo và canxi hóa tạo thành vỏ da đầu. Thế nên giờ đc 7 tháng rùi mà nhìn đầu vẫn cứ bẹt bẹt. haizzz
     
  3. vi_vi2011

    vi_vi2011 Bôngytế cắt miếng p/vụ bé

    Tham gia:
    19/3/2013
    Bài viết:
    24,284
    Đã được thích:
    5,445
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ðề: Bí quyết giúp bé sơ sinh không bị bẹt đầu

    lúc sơ sinh gái nhà mình đc đc mình k cho nằm 1 tư thế lâu,mình sợ con bẹp đầu
     
  4. dacochong

    dacochong Thành viên chính thức

    Tham gia:
    21/10/2012
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    127
    Điểm thành tích:
    43
    Nhìn móng tay đoán bệnh của bé

    Nếu móng tay của bé xuất hiện 1 trong 9 dấu hiệu dưới đây thì có thể cơ thể bé đang thiếu một số vi chất nào đó hoặc thể trạng bé không khỏe mạnh. Bởi vì hình dạng, kết cấu, màu sắc và độ dày móng tay của bé có thể là dấu hiệu mách nước nhận biết nhiều bệnh tật khác nhau. Chỉ cần một chút quan tâm và để ý đến móng tay của con là các mẹ có thể nhận biết được một số bệnh tật đang “ghé thăm” bé nhà mình. Các mẹ nên chú ý nhé!

    1. Móng có xuất hiện đốm hay vân trắng
    Tín hiệu mách bạn: Thông thường, hiện tượng này thường được gây ra khi bé bị thương tích trên móng. Những điểm trắng này sẽ biến mất ngay sau khi phần bị ảnh hưởng (do bị thương) của móng tay mọc lại.

    Ngoài ra, tình trạng này đôi khi cũng có thể xảy ra do bé bị thiếu hụt kẽm hoặc đang đối mặt với bệnh xơ gan. Mẹ không cần quá lo lắng vì khi móng tay dài ra, những đốm hay vân trắng đó sẽ được cắt bỏ.

    Phòng tránh và xử lý: Các mẹ cần lưu ý đến môi trường vui chơi của bé, tốt nhất không nên cho bé nghịch ngợm với cửa tủ, cửa ra vào hay ngăn kéo…
    [​IMG]
    2. Móng xuất hiện vết vàng, xanh, xám hoặc màu đen kỳ lạ bao phủ trên màu hồng tự nhiên vốn có Tín hiệu mách bạn: Nếu là màu vàng thì đó là dấu hiệu bé đã hấp thu quá nhiều thực phẩm chứa carotene hoặc cũng có thể là nguyên nhân di truyền. Ngoài ra, màu xanh, xám hoặc đen có thể là do bé bị nhiễm trùng hay nhiễm nấm gây ra.

    Phòng tránh và xử lý: Tay đổ nhiều mồ hôi khiến cho bé dễ bị nhiễm trùng nấm. Do vậy, cha mẹ nên giữ cho da bé sạch sẽ và khô ráo. Không để cho bé chơi trong nước trong thời gian dài, sau khi rửa tay thì lau khô bằng khăn sạch. Khi phát hiện nhiễm nấm, cha mẹ nên chú ý và cách ly con để tránh lây nhiễm chéo.

    3. Một nửa móng tay có màu đỏ hoặc màu hồng bất thường
    Tín hiệu mách bạn: Nếu đột nhiên móng tay bé xuất hiện màu đỏ hoặc hồng bất thường so với màu móng tự nhiên thì mẹ cần chú ý. Trong khi màu đỏ là dấu hiệu bệnh tim thì màu hồng chủ yếu là nguyên nhân thiếu máu.

    Phòng tránh và xử lý: Tăng cường chế độ ăn giàu chất sắt cho bé hoặc uống viên sắt bổ sung trong trường hợp bé ăn uống kém. Khuyến khích bé ăn các loại thực phẩm giàu sắt như gan động vật, thịt bò, rau bina, nho khô và các loại thực phẩm khác.

    [​IMG]
    4. Móng xuất hiện rặng núi, bề mặt xù xì Tín hiệu mách bạn: Dấu hiệu này chủ yếu là do bé thiếu vitamin B.
    Phòng tránh và xử lý: Trong trường hợp này, mẹ chỉ cần chú trọng chế độ ăn giàu vitamin B cho bé. Mẹ có thể ưu tiên các thực phẩm như lòng đỏ trứng, gan động vật, đậu xanh và các loại rau màu xanh đậm… trong khẩu phần ăn của bé.

    5. Móng mỏng nhưng giòn, dày nhưng lại thô ráp, bề mặt móng bị rỗ
    Tín hiệu mách bạn: Khi móng bé xuất hiện hiện tượng này, mẹ đừng quá lo lắng vì đó hiện tượng này có thể là dấu hiệu cảnh báo bé bị bệnh vảy nến, eczema, chấn thương và đôi khi nó cũng có thể do di truyền.

    Phòng tránh và xử lý: Tốt nhất thì mẹ nên cho bé đến bệnh viện thường xuyên để kiểm tra và điều trị.

    6. Móng bị lõm hay còn gọi là móng tay lòng thìa

    Tín hiệu mách bạn: Móng tay có hình dạng giống một cái muỗng. Móng tay của bé có thể bị san bằng ở giữa, trong khi các cạnh 2 bên móng thì đầy lên, do đó nó sẽ tạo thành móng lõm.

    Nếu móng tay bé có triệu chứng này thì có thể nguyên nhân chính có thể do bé đang bị thiếu sắt. Các điều kiện khác về sức khỏe như bệnh thận, rối loạn chức năng tuyến giáp và các bệnh về cơ xương cũng có thể là thủ phạm đáng nghi ngờ gây nên tình trạng này ở móng tay của các bé. Bên cạnh đó, nếu móng tay bé bị thương tích và sử dụng quá nhiều xà phòng cũng có thể dẫn đến hiện tượng móng lõm.
    Phòng tránh và xử lý: Mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra, chẩn đoán theo hướng dẫn của bác sỹ để điều trị.
    [​IMG]
    7. Móng giòn, dễ bị rách nát hoặc bong thành từng lớp Tín hiệu mách bạn: Khi móng bé có hiện tượng này thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bé mắc các bệnh về da hoặc thiếu protein (vì 97% thành phần của móng là các protein).
    Phòng tránh và xử lý: Tăng cường cho bé ăn cá, tôm và các loại thực phẩm giàu protein khác. Ngoài ra, quả óc chó, đậu phộng cũng làm cho móng tay khỏe hơn. Bên cạnh đó thì bổ sung các nguyên tố vi lượng như kali, sắt cũng rất quan trọng.

    8. Móng có dòng kẻ ngang

    Tín hiệu mách bạn: Khi có những dòng kẻ tối màu tô điểm trên các móng tay theo chiều ngang thì đó chính là kết quả của sự gián đoạn đột ngột trong quá trình phân chia tế bào trong móng tay của bé. Những dấu hiệu này thường được gây ra do một số bệnh nhiễm trùng trong móng tay, bệnh ngoài da và nguy cơ bị bệnh tiểu đường đang tiềm ẩn.

    Ngoài ra, cũng phải nhắc tới nhiều nguyên nhân khác khiến móng tay của bé xuất hiện một vệt kẻ tối màu là do suy dinh dưỡng, nồng độ canxi trong máu thấp, tắc nghẽn trong mạch máu, do tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc bị chấn thương ở móng tay. Nếu ngay từ khi sơ sinh mà móng tay của bé đã có hiện tượng này thì nguyên nhân có thể do thai nhi bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ.
    Phòng tránh và xử lý: nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra và được chẩn đoán càng sớm càng tốt, để có điều trị kịp thời.

    9. Móng tay bị xước măng rô

    Tín hiệu mách bạn: Móng bé bị xước măng rô là biểu hiện rất rõ của việc thiếu vitamin C và acid folic. Ngoài ra, hiện tượng này cũng xảy ra ở những người bị viêm da, nấm da, bệnh eczema, gây tổn thương phần da quanh móng tay, làm tổn thương gốc móng tay, làm xuất hiện những đường gờ ngang. Nếu ở dạng viêm nhiễm, ngoài những hiểu hiện trên, thì các bé còn bị ngứa.

    Phòng tránh và xử lý: Không trực tiếp kéo phần xước măng rô bằng tay mà cẩn thận dùng kéo hoặc dụng cụ cắt móng tay để bấm. Với bé bị thiếu vitamin C và acid folic, mẹ có thể bổ sung cho bé các món ăn giàu 2 vi chất này. Các thức ăn giàu vitamin C hầu hết là các loại rau củ như cam, quýt, bưởi, ổi, cải bắp, rau muống, súp lơ, cần tây… Các thực phẩm giàu Acid folic là các loại rau có màu xanh thẫm, gan động vật, hạt nảy mầm (giá đỗ, rau mầm…). Trong trường hợp bé kém ăn thì mẹ có thể bổ sung bằng việc cho bé uống thêm 2 nguyên tố vi lượng này.

    Móng tay, móng chân tuy nhỏ bé nhưng lại là một trong những bộ phận rắn chắc nhất của cơ thể (cùng với răng, xương), giúp bảo vệ ngón tay của bé, bảo vệ mạng lưới mạch máu và thần kinh dày đặc ở đầu chi, làm tăng cường khả năng xúc giác cho bé. Móng tay, móng chân hồng hào chứng tỏ sức khỏe của bé đang tốt. Vì vậy, mẹ hãy chú ý chăm chút hơn cho móng tay của các bé nhé!

    Ngoài ra, mẹ cũng nên đưa bé đi khám các cơ sở da liễu để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị cho bé. Bạn nên cắt và dũa móng tay cho bé gọn gàng để tránh việc móng tay dài hoặc xước có thể làm xước da bé khi bé đưa tay lên mặt.
     
    shop_yenviet thích bài này.
  5. Gotta

    Gotta Order Taobao đã 5 năm rồi ạ :D

    Tham gia:
    8/8/2013
    Bài viết:
    3,738
    Đã được thích:
    565
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Nhìn móng tay đoán bệnh của bé

    ngày trc thời học sinh toàn đồn nhau cái hiện tượng 1 là bói toán kiểu: "buồn vui xui tình tiền" ý ạ ^^ nghĩ lại mà thấy ngộ quá các mẹ nhỉ :D
     
  6. shop_yenviet

    shop_yenviet Chữ Tín Làm Đầu.

    Tham gia:
    21/12/2011
    Bài viết:
    1,294
    Đã được thích:
    404
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Nhìn móng tay đoán bệnh của bé

    bé nhà mình móng tay ....không đủ cắn, móng tay ra bao nhiêu đều đưa vào miệng cắn sạch, phạt hoài cũng chẳng bỏ tật,hey
     
  7. dacochong

    dacochong Thành viên chính thức

    Tham gia:
    21/10/2012
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    127
    Điểm thành tích:
    43
    5 nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ

    Việc xác định dấu hiệu thiếu máu ở người lớn khá dễ dàng trong khi ở các bé thì gian nan hơn. Nếu thấy con mệt mỏi, giảm hoạt động, da xanh tái thì nên đưa con đi khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra nguyên nhân thiếu máu ở bé và có cách điều trị thích hợp. Dưới đây là 5 nguyên nhân gây thiếu máu ở bé, từ Motherbabycare:

    1. Bất thường ở hemoglobin

    Cơ cấu và chức năng của hồng cầu phụ thuộc vào chất lượng và số lượng hiện tại của hemoglobin trong cơ thể. Một số bệnh di truyền có thể gây ra bất thường ở hemoglobin ở bé, dẫn tới giảm số lượng hồng cầu, gây thiếu máu, điển hình là thiếu máu tế bào hình liềm. Tuy nhiên, vấn đề này không phải là quá phổ biến với bé sơ sinh.

    2. Hình dạng bất thường của hồng cầu

    Mạch máu là những ống nhỏ xuyên toàn cơ thể, có những ống cực lớn và có những ống nhỏ đến mức ở cùng một thời điểm, chỉ có một hồng cầu di chuyển qua được. Thông thường, hồng cầu có hình dạng của một chiếc bánh rán có thể linh hoạt để đi qua những đoạn nhỏ của mạch máu. Nếu hồng cầu có dạng bất thường, nó sẽ khó khăn khi di chuyển trong mạch máu, bị tiêu diệt ở đây và dẫn tới thiếu máu.
    [​IMG]
    Ảnh minh họa – Internet
    3. Biến dạng trong xương tủy Tủy xương đóng vai trò quan trọng trong sản xuất hồng cầu. Nếu xương tủy bị biến dạng, quá trình sản xuất hồng cầu cũng bị ảnh hưởng. Một số virus và khói thuốc lá có thể gây ra rối loạn chức năng này. Bệnh bạch cầu hay ung thư tủy xương làm giảm quá trình sản xuất bình thường của hồng cầu.

    4. Dinh dưỡng không đúng

    Để tạo hồng cầu, cơ thể cần đủ sắt, vitamin B12 và dinh dưỡng từ rau quả. Thiếu sắt và vitamin B12 dẫn tới không sản xuất đủ hồng cầu, gây thiếu máu. Điều này hay gặp ở bé sinh non và bé được nuôi bằng sữa bò trước 1 tuổi. Bé bú mẹ không gặp phải tình trạng này.

    5. Nguyên nhân khác

    Nhiều bệnh mãn tính có thể làm chậm quá trình hình thành tế bào và làm giảm hồng cầu, gây thiếu máu.
    Nhiễm độc chì cũng có thể gây ra thiếu máu ở bé.
    [​IMG]
    6. Các bà mẹ phải làm gì khi trẻ bị thiếu máu? Bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) gợi ý chế độ dinh dưỡng cho bé bị thiếu máu:
    - Cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều sắt như: Gan, tim, bầu dục, trứng, thịt, cá, tôm, cua, đậu, đỗ, lạc vừng, rau xanh và quả chín.
    - Cho trẻ ăn bổ sung đúng tuổi, đủ thành phần các chất dinh dưỡng. Trong thực đơn hàng ngày tăng cường các loại thực phẩm giầu sắt.
    - Tăng cường các loại rau quả có chứa nhiều vitamin C: Cam, quýt, chuối, đu đủ, rau ngót, rau muống, để hỗ trợ hấp thu sắt.
    - Khi trẻ đã bị thiếu máu chế độ ăn chỉ có tính chất hỗ trợ bên cạnh chế độ ăn phải cho trẻ uống các chế phẩm có chứa sắt theo chỉ định của bác sĩ.
     
  8. dacochong

    dacochong Thành viên chính thức

    Tham gia:
    21/10/2012
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    127
    Điểm thành tích:
    43
    9 loại “độc tố” ở nhà gây hại cho bé

    Nửa thìa cafe muối cho bé dưới 1 tuổi hoặc một thìa canh muối (cho bé 1-2 tuổi) có thể làm tổn thương hệ thần kinh trung ương của bé. Còn 8 độc tố dễ gặp còn lại mà hầu hết người lớn chủ quan khi ở nhà là:

    2. Nước súc miệng
    Nhiều nhãn hiệu nước súc miệng có chứa cồn. Mà cồn ảnh hưởng đáng kể đến các bé cho dù chỉ với số lượng nhỏ. Nó gây sụt giảm nhanh lượng đường trong máu, buồn ngủ, động kinh, thậm chí tử vong.
    Các sản phẩm gia dụng khác chứa cồn gồm nước hoa, nước dưỡng sau khi cạo râu, r***, một số loại thuốc ho, cảm lạnh.
    [​IMG]
    3. Tinh dầu dành cho bé (baby oil) Loại này tương tự như xăng dầu, chất đánh bóng gỗ, nước rửa kính… Khi nuốt phải những chất này, chúng dễ dàng đi xuống phổi của bé. Chỉ một lượng nhỏ có thể gây viêm phổi trong vài tiếng đồng hồ. Dung dịch này còn lan ở bề mặt bên trong của phổi, cản trở oxy vào máu.

    4. Mật ong Không nên cho bé dưới 1 tuổi dùng mật ong. Vì mật ong chứa các bào tử vi khuẩn có thể gây ngộ độc cho bé – một triệu chứng hiếm nhưng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé.
    [​IMG]
    5. Một số loại cây cảnh Cây cảnh trong nhà có thể không an toàn như bạn nghĩ. Một số cây cảnh có hoa, lá chứa chất độc, có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng; chẳng hạn, một số loài có chứa oxalat (tinh thể nhỏ mà khi bỏ vào miệng) gây đau đớn và viêm. Cây trúc đào nổi tiếng là đẹp nhưng lại độc hại, gồm cả nhựa mủ, hoa, thậm chí là khói khi đốt cây trúc đào. Trong thực tế, một chiếc lá của cây hoa nếu nuốt phải có thể gây tử vong.

    6. Thuốc lá

    Thuốc lá chứa nicotine, đủ để gây nguy hiểm cho các bé. Nếu bé nhai điếu thuốc lá hay tàn thuốc, có thể dẫn tới đổ mồ hôi, nôn, co giật.

    7. Pin cúc áo, pin tiểu

    Pin được dùng trong đồng hồ, các loại đồ chơi, máy móc. Nếu bé nuốt phải, pin sẽ dính ở cổ họng hay dạ dày, gây bỏng nặng vì hóa chất của pin rò rỉ ra ngoài.
    [​IMG]
    8. Nước máy ô nhiễm
    Nước sinh hoạt bị ô nhiễm (nhất là nước từ giếng) có thể ảnh hưởng nghiêm trọng với sức khỏe bé. Các chuyên gia khuyến cáo, nguồn nước cần được kiểm tra ít nhất mỗi năm một lần vì nước có thể chứa nitrat, tổng chất rắn hòa tan và vi khuẩn coliform. 9. Thuốc bổ sung sắt Mặc dù bổ sung viên sắt là an toàn cho người lớn nhưng phải tuân thủ hướng dẫn trên nhãn. Nếu uống phải thuốc bổ sung sắt của cha mẹ, bé có thể bị nguy hiểm đến tính mạng (tùy thuộc lượng thuốc và cân nặng của bé).

    Phòng ngộ độc

    - Để tất cả các loại thuốc xa tầm tay bé; lau sạch hóa chất bị rớt và để xa bé.
    - Dạy bé nên hỏi cha mẹ trước khi đưa thứ gì vào miệng.
    - Đóng gói bao bì, vặn chặt sản phẩm sau mỗi lần sử dụng.
    - Nên mua cây cảnh không độc hại.
     
  9. dacochong

    dacochong Thành viên chính thức

    Tham gia:
    21/10/2012
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    127
    Điểm thành tích:
    43
    Một vài cách xử trí nghẹt mũi cho bé tại nhà

    Nghẹt mũi là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến mà bé phải đối mặt nhưng cha mẹ có thể điều trị cho con dễ dàng với một số biện pháp tại nhà.
    Trong khi điều trị nghẹt mũi, hãy nhớ rằng bé còn quá nhỏ để lạm dụng thuốc hay các biện pháp thô bạo. Nếu con bạn dưới 3 tháng tuổi, bạn không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để khắc phục nghẹt mũi cho con. Tùy ý dùng thuốc cho bé có thể làm phức tạp thêm vấn đề sức khỏe thay vì chữa được bệnh.

    Các cách chữa nghẹt mũi được các chuyên gia của Parenting khuyên là an toàn cho bé:

    Xông hơi
    Hơi nước trong phòng tắm chẳng hạn là một trong những biện pháp tốt để khắc phục nghẹt mũi cho bé. Tiếp xúc với hơi nước có thể giúp làm loãng các đờm được hình thành trong mũi bé. Điều này cũng giúp mũi được thông thoáng và khiến bé dễ thở. Có thể xông hơi cho bé bằng cách xả nước nóng vào một cái chậu (xô) và bế bé cẩn thận để bé hít được hơi nước nóng bốc lên. Hơi nước vào mũi và họng của bé khiến mũi, họng sạch và thông đờm.

    Có thể thêm một ít muối trắng để bé hít được hơi nước muối cũng có tác dụng tốt.

    Nước muối
    Nước muối là một phương thuốc phổ biến lại an toàn chữa nghẹt mũi cho bé. Bạn có thể mua thuốc nhỏ mũi dạng muối sinh lý hay dạng nước biển (dùng được cho các bé) hoặc bạn tự chuẩn bị nước muối nhỏ mũi cho con ngay tại nhà. Để làm nước muối nhỏ mũi cho con rất đơn giản, bạn chỉ cần pha một cốc nước ấm với một nửa thìa cafe muối ăn là được.

    Khi nhỏ giọt dung dịch nước muối vào lỗ mũi của bé cần lưu ý, chỉ một giọt cho mỗi lỗ mũi là đủ. Sau đó, xoa bóp mũi của bé nhẹ nhàng từ cả hai phía. Trong khi nhỏ xong một bên mũi, nên lau sạch đầu ống thuốc nhỏ mũi trước khi tiếp tục nhỏ thuốc vào mũi còn lại vì vòi ống thuốc có thể đã bị nhiễm khuẩn.

    [​IMG]

    Dụng cụ hút mũi
    Về cơ bản, để thoát khỏi ngạt mũi là cần loại bỏ các chất nhầy từ mũi. Để thực hiện điều này, bạn có thể sử dụng một thiết bị hút mũi cho con (thiết bị hút mũi có sẵn ở nhiều cửa hàng dược). Thiết bị hút mũi dạng ống cao su hình bóng đèn được nhiều người mẹ ưa thích chọn cho bé nhà mình. Đảm bảo rằng trước khi đặt ống vào mũi của bé, bạn đã bóp bầu cao su một lần. Sau đó, nhẹ nhàng hút các chất nhầy từ một bên mũi bằng cách đưa đầu ống vào mũi bé và thả nhẹ tay ra. Lặp lại tương tự cho phía mũi bên kia.

    Trong khi sử dụng biện pháp khắc phục nghẹt mũi cho bé, bé có thể khóc và cử động rất nhiều, vì vậy bạn sẽ cần ai đó hỗ trợ. Chuyên gia đề nghị bạn nên sử dụng thiết bị hút mũi cho con sau khi bé được xông hơi hoặc nhỏ nước mũi muối sinh lý.

    Những mẹo khác
    Do mũi bị tắc, em bé của bạn sẽ phải hít thở qua miệng. Điều này có thể gây mất nước cho cơ thể của bé và do đó, bạn nên cho bé ăn với thực phẩm nhiều nước và nước hoa quả khi bé bị nghẹt mũi.

    Con bạn có thể hốt hoảng vì nghẹt mũi, vì thế, bé cần được mẹ quan tâm, săn sóc. Hãy giúp bé được thư giãn.

    Luôn luôn bao em bé của bạn với chăn ấm khi bé nghẹt mũi, nhất là khi trời lạnh.

    Lưu ý:
    Các giải pháp được liệt kê ở trên có thể được sử dụng cho các bé ở mọi lứa tuổi.

    Nghẹt mũi ở bé có thể xảy ra do nhiều lý do như cảm lạnh thông thường, dị ứng... Nếu các biện pháp khắc phục nghẹt mũi cho bé kể trên không phát huy hiệu quả, bạn nên cho con đi khám. Nghẹt mũi phức tạp phải được bác sĩ kê thuốc chữa.

    Sưu tầm Đặt điện hoa Hà Nội
     
  10. haivinh2100

    haivinh2100 TỔNG ĐẠI LÝ EVERON, Đệm Liên Á, Đệm Kymdan

    Tham gia:
    11/9/2008
    Bài viết:
    1,295
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    48
    Ðề: Một vài cách xử trí nghẹt mũi cho bé tại nhà

    Thời tiết chuyển mùa, đúng là mọi người hay bị viêm mũi họng thật, nhà mình 2 bé ốm cả 2. Cảm ơn mẹ nó về bài viết
     
  11. hanhphuc_trontron

    hanhphuc_trontron Nhà chỉ có tiếng cười

    Tham gia:
    12/4/2012
    Bài viết:
    11,574
    Đã được thích:
    2,103
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Một vài cách xử trí nghẹt mũi cho bé tại nhà

    mùa này đúng là viêm mũi họng nhiều thật đấy
     
  12. Múp xinh

    Múp xinh Thành viên chính thức

    Tham gia:
    18/8/2013
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Một vài cách xử trí nghẹt mũi cho bé tại nhà

    Dùng nước muối mình tự pha bằng nước ấm rửa cho bé mỗi sáng. Dù bé ko bị ngẹt mũi cũng rất tốt đấy các mẹ
     
  13. ngocdiep2707

    ngocdiep2707 Thành viên mới

    Tham gia:
    25/3/2013
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    3
  14. kaka1086

    kaka1086 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,233
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Một vài cách xử trí nghẹt mũi cho bé tại nhà

    Nhà mình lúc ku chớm bị thì dùng nước muối cho trẻ em và Viên cảm Xuyên hương( hòa ra nước đun sôi xông hơi cho cả nhà) vài hôm thì thấy khỏi,ko biết là do thuốc hay trộm vía bé có sức đề kháng tốt, giờ ko bị nghẹt mũi mà chỉ có ít đờm khò khè thôi ạ(bé 10m)
     
  15. dacochong

    dacochong Thành viên chính thức

    Tham gia:
    21/10/2012
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    127
    Điểm thành tích:
    43
    Cách kiểm tra thính giác cho bé theo mốc tuổi

    Quan tâm đến khả năng nghe của trẻ sẽ giúp cha mẹ sớm nhận ra những dấu hiệu bất thường để kịp thời điều trị cho con. Một số bé chào đời với trục trặc về thính giác. Một số bé có khả năng nghe bình thường, sau mới trục trặc. Điều quan trọng là bạn nên phát hiện sớm những bất thường ở thính giác của bé (vì nghe kém có thể trì hoãn kỹ năng ngôn ngữ). Những câu hỏi gợi ý dưới dây nhằm kiểm tra thính giác cho bé theo từng độ tuổi. Trả lời “có” hoặc “không” cho mỗi câu hỏi. Nếu có một đáp án là “không”, bạn cần xem xét lại và đưa bé đi khám, nếu cần.

    Từ sơ sinh đến 3 tháng

    - Bé phản ứng với âm thanh lớn.
    - Bé bình tĩnh và mỉm cười khi có người nói chuyện.
    - Nhận ra giọng nói của mẹ và dịu lại nếu đang khóc.
    - Khi cho bú, bé bắt đầu hoặc ngừng hút do phản ứng với âm thanh.
    - Bé tạo âm thanh vui vẻ.
    - Mỉm cười khi nhìn thấy mẹ.
    [​IMG]
    Từ 4 tới 6 tháng - Dõi theo âm thanh bằng mắt.
    - Phản ứng với những thay đổi trong giọng điệu của mẹ.
    - Chú ý tới những đồ chơi tạo âm thanh.
    - Quan tâm tới âm nhạc.
    - Bập bẹ một hoặc một chuỗi âm thanh, bắt đầu với p, b và m.
    - Cười.
    - Bập bẹ khi bị kích thích hoặc không hài lòng.

    7 tháng tới 1 năm

    - Thích chơi “ú òa”.
    - Quay và nhìn theo hướng của âm thanh.
    - Lắng nghe khi nói chuyện.
    - Hiểu những khái niệm thông thường như “giày”, “cốc”, “sữa”…
    - Đáp ứng yêu cầu như “Con lại đây”.
    - Bập bẹ âm thanh dài như “tata”, “bubu”, “bibi”.
    - Giao tiếp cử chỉ như vẫy tay, chỉ tay.
    - Có một vài từ có nghĩa ở sinh nhật đầu tiên như “bà bà”…

    1-2 tuổi

    - Biết một vài bộ phận cơ thể và chỉ ra chúng khi được hỏi.
    - Làm theo lệnh đơn giản: “Đá bóng” hoặc hiểu câu đơn giản: “Giày của con ở đâu?”.
    - Thích câu chuyện, bài hát và những giai điệu đơn giản.
    - Chỉ vào những bức hình, có thể gọi tên.
    - Biết nói những từ mới.
    - Dùng câu hỏi đơn giản: “Mèo đâu rồi?”, “Mẹ đâu rồi?”.
    - Đặt 2 từ với nhau, chẳng hạn: “ăn bánh”.

    2-3 tuổi

    - Dùng câu với 2-3 từ để nói hoặc hỏi.
    - Gọi tên một số đối tượng theo yêu cầu.
    - Ngôn ngữ của bé được hiểu bởi những người trong nhà.

    [​IMG]
    Ảnh từ Hoa cưới

    3-4 tuổi

    - Nghe được mẹ khi mẹ gọi to từ một phòng khác.
    - Nghe truyền hình hoặc phát thanh ở mức độ tương tự với các thành viên trong nhà.
    - Có thể trả lời các câu đơn giản như “Ai?”, “Cái gì?”, “ở đâu?”, “Tại sao?”.
    - Nói về hoạt động tại nhà trẻ, nhà bạn của bé.
    - Dùng câu có 4 hoặc nhiều hơn 4 từ.
    - Nói trôi chảy mà không cần lặp lại từ.
    Với những bé ở trường hợp dưới đây, cha mẹ cần lưu ý đặc biệt về thính giác của con và nên đưa con thăm khám bác sĩ:
    - Thành viên trong nhà hoặc anh, chị, em của bé có vấn đề về thính giác.
    - Người mẹ có vấn đề y tế trong quá trình mang thai hoặc sinh nở (bệnh nặng hoặc chấn thương).
    - Bé sinh non.
    - Bé sơ sinh nhẹ cân.
    - Bé có vấn đề về thể chất lúc sinh.
    - Bé thường kéo tai.
    - Bé từng bị sốt phát ban.
    - Bé từng bị viêm màng não, nhiễm trùng tai, dị ứng…
     
  16. dacochong

    dacochong Thành viên chính thức

    Tham gia:
    21/10/2012
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    127
    Điểm thành tích:
    43
    Trẻ có thể teo não vì mẹ pha oresol không đúng cách

    Dung dịch oresol đã cứu hàng triệu trẻ em bị tiêu chảy cấp khỏi tử vong. Thế nhưng nếu pha oresol không đúng cách, bé cũng có thể tử vong vì ngộ độc oresol mà nhiều mẹ chưa biết đến.

    Sáng tạo nguy hiểm
    Trường hợp bệnh nhi Xuân Hà, 9 tháng tuổi (Văn Điển – Thanh Trì) được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu. Theo mẹ bé Hà thì bé bị tiêu chảy trên 20 lần, nôn 4-5 lần và sốt cao từ hôm trước. Sốt ruột gia đình cho bé nhập viện. Sau khi được đưa vào viện các bác sĩ chẩn đoán cháu bị tiêu chảy cấp mất nước độ C. Hỏi kỹ bà mẹ sau khi có kết quả điện giải đồ và được biết là mẹ đã cho trẻ uống hết hơn 3 gói oresol, bằng cách pha từng ít một ra chén và cho trẻ uống liên tục vì thấy trẻ vẫn còn rất khát, cứ hễ khát là mẹ bé lại cho bé uống oresol và cho thêm chút đường để cháu dễ uống.

    Cũng giống như trường hợp bé Hà, bé Mai con anh chị Vân Anh (Đan Phượng – Hà Nội) cũng có triệu chứng sốt cao, li bì, đi ngoài liên tục... được gia đình cho uống nước oresol nhưng tình trạng của bé không cải thiện và càng trở nên trầm trọng. Bé không tỉnh táo, khát nước dữ dội, đòi uống liên tục, vật vã. Thấy bé đòi uống nước mẹ tiếp tục cho uống dung dịch oresol gia đình pha sẵn mang theo. Cho đến khi hết oresol pha sẵn, mẹ bé pha tiếp gói khác thì bác sỹ trực phát hiện mẹ pha sai, mẹ đổ khoảng nửa gói oresol để pha với 1 lít nước, lắc kỹ và tiếp tục cho trẻ uống. Bác sĩ hỏi lại cách pha oresol ở nhà, bà mẹ trẻ khẳng định là đã pha tương tự.

    Theo BS Vũ Vân Anh (Sở Y tế Hà Nội) cho biết, trẻ tiêu chảy cấp chủ yếu do mất nước và muối, đường... Oresol pha vào nước theo đúng quy định khi cho trẻ uống sẽ có tác dụng bù lượng nước, muối, đường đã mất. Nhưng nếu pha không đúng quy định sẽ càng gây rối loạn nước và điện giải, tình trạng tiêu chảy càng nặng hơn, thậm chí trẻ có thể tử vong.

    Trên thực tế, rất nhiều bậc phụ huynh không biết cách pha cũng như cho trẻ uống oresol đúng cách đã khiến trẻ bị nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều mẹ có cách pha Oresol rất khác người như tự ý chia nhỏ lượng thuốc, mỗi lần cho vào một cái chén con cho bé uống khiến tỷ lệ pha là rất đặc.
    Nếu uống Oresol với nồng độ quá đặc sẽ khiến hàm lượng muối trong máu tăng lên, gây tình trạng ưu trương, tạo nên áp lực thẩm thấu trong máu cao hơn bình thường. Tình trạng này kéo dài có thể gây biến chứng teo não, nếu không cấp cứu kịp thời, trẻ rất dễ tử vong.

    Ngoài ra, nước uống Oresol này có vị rất khó uống nên có rất nhiều trẻ không uống được, để tìm mọi cách cho con uống nhiều mẹ còn cho thêm đường, hay mật ong tạo độ ngọt cho bé dễ uống, không tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của thuốc nên không lường hết những hiểm họa có thể xảy đến với trẻ.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa
    Vali kéo du lịch

    Để hiểu đúng, hiểu đủ khi pha dung dịch nước uống Oresol cho trẻ
    Theo BS Vân Anh mỗi gói Oresol được định liều để pha với đúng 1 lít nước. Vì thế, bạn nên sử dụng các bình có chia vạch để xác định chính xác lượng nước cần để pha chứ không nên áng chừng.

    Mỗi lần, bạn cần pha nguyên một gói cho dù có thể không dùng hết. Nếu chia nhỏ gói thuốc để pha từng ít một, không bảo đảm là lượng nước cần thiết là đủ để sử dụng.

    Mẹ nên dùng nước đun sôi để nguội (không dùng nước ấm hay nước lạnh) để pha dung dịch Oresol, tránh dùng nước khoáng hoặc các loại nước khác vì trong các dung dịch này đã có các ion kim loại, sẽ làm công thức điện giải trong nước Oresol bị mất cân bằng.

    Trước khi cho trẻ uống, mẹ phải khuấy cho bột thuốc tan hẳn. Dung dịch đã pha nếu không dùng hết trong 24 giờ thì bỏ đi, thay gói mới, tuyệt đối không sử dụng lại.

    Cha mẹ nên cho bé uống từ từ từng ít một, liều lượng do bác sĩ quy định theo lứa tuổi và tình trạng bệnh. Không nên ép uống nhiều một lúc vì bé sẽ dễ bị nôn.

    Bản thân dung dịch Oresol đã có muối, đường nên các mẹ không nên cho thêm bất cứ thành phần đường hay các vị khác tạo mùi khác.

    Điều quan trọng nhất đó là phát hiện những dấu hiệu bất thường của bé, đưa bé đi khám, tư vấn kịp thời với bác sỹ và đặc biệt hơn đó là phải biết cách theo dõi, xử lý, chăm sóc ban đầu cho bé. Khi có dấu hiệu ngộ độc Oresol cần nhanh chóng đưa trẻ tới viện để bác sĩ điều trị, tránh nguy hiểm cho bé.

    Theo Minh Tuyết - aFamily/ TTVN - Chuột không dây
     
    Sửa lần cuối: 16/3/2014
    Chính là em thích bài này.
  17. VNXK BAOANSHOP

    VNXK BAOANSHOP Thành viên chính thức

    Tham gia:
    2/1/2014
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Trẻ có thể teo não vì mẹ pha oresol không đúng cách

    cam on vi bai viet huu ich nay, nha minh co con nho nen se de y chau ky hon khi cho uong bat ky thuoc gi
     
  18. yeuconngoan

    yeuconngoan Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2010
    Bài viết:
    1,736
    Đã được thích:
    211
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Trẻ có thể teo não vì mẹ pha oresol không đúng cách

    Sợ quá!!!! đúng là phải luôn cẩn trọng khi dùng thuốc các bố mẹ nhỉ!
     
  19. Me_VuMinh

    Me_VuMinh Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    26/9/2012
    Bài viết:
    5,625
    Đã được thích:
    1,009
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Trẻ có thể teo não vì mẹ pha oresol không đúng cách

    Đọc mà sợ quá ,mình hay mua gói này ngoài hiệu thuốc, trên bao bì có ghi pha một gói với 200ml nước.
    và mình đã pha đúng như vậy
     
  20. me_bin_bon

    me_bin_bon

    Tham gia:
    6/12/2011
    Bài viết:
    17,915
    Đã được thích:
    2,218
    Điểm thành tích:
    963
    Ðề: Trẻ có thể teo não vì mẹ pha oresol không đúng cách

    minh đọc dc bài này lâu rồi, đúng là chết vì ko hiểu biết
     

Chia sẻ trang này