Khi Midori gửi bé đi nhà trẻ, cậu bé đã khóc rất nhiều và không chịu rời xa mẹ. Việc trẻ nhút nhát trong khoảng thời gian đầu đời không phải là lạ, tuy nhiên nét tính cách này khiến trẻ gặp trở ngại trong giao tiếp xã hội, cản trở khả năng học hỏi ở trẻ và khiến trẻ dễ gặp khiếm khuyết trong quá trình hình thành nhân cách. Các trẻ nhút nhát cũng thường là đối tượng bị bắt nạt khi đi học. Vì vậy, việc bố mẹ quan tâm và giúp trẻ bớt nhút nhát là điều vô cùng quan trọng. Cách giúp con nhút nhát trở nên tự tin của mẹ Nhật - hình 1 [/URL Toyama là một cậu bé khá nhút nhát. Hãy xem bà mẹ Nhật Midori này làm gì để giúp cậu bé mạnh mẽ hơn. Trước hết, Midori dành thời gian nhiều hơn để quan sát con trai và rút ra những biểu hiện nhút nhát của cậu bé. Toyama luôn bám lấy mẹ khi đi siêu thị, khi gặp cô Yamada và bé Mei hàng xóm, cậu bé cũng không thể làm quen dù cô bé rất chủ động. Toyama cũng luôn im lặng khi người lớn hỏi chuyện bé, đôi khi bé còn khóc rất to và ôm chặt lấy mẹ. Giáo viên của Toyama cũng cho biết cậu bé không chơi với các bạn trong lớp kể cả bé Mei hàng xóm. Để khắc phục điều này chị Midori quyết định đưa cậu bé ra ngoài nhiều hơn, khi gặp bạn bè hay người quen chị thường chủ động cười tươi và chào hỏi họ. Midori cũng không quên nhắc Toyama chào những người lớn đó, tuy cậu bé không thể làm được nhưng Midori cũng không quá căng thẳng hay tức giận mà sau đó cô sẽ nói với Toyama rằng: “Mẹ biết con cảm thấy ngại nhưng bác Sawa tốt bụng lắm, mẹ chắc bác ấy sẽ rất vui nếu lần sau con chào bác ấy”. Cách giúp con nhút nhát trở nên tự tin của mẹ Nhật - hình 2 URL=http://s1314.photobucket.com/user/voicoidangiu/media/1396013463_cach-giup-con-nhut-nhat-tro-nen-tu-tin-cua-me-nhat-1-jpg_zps1e5ec50d.jpg.html][/URL Mẹ Toyama nhận thấy con trai mình tự tin hơn khi chơi cùng các bé gái, đặc biệt các bé gái nhỏ tuổi hơn. Chị cũng thường đưa Toyama sang nhà Mei chơi và rủ mẹ con Mei đến nhà để Toyama có một người bạn thân cùng tuổi, Mei sẽ là cầu nối quan trọng giúp Toyama chơi với những đứa trẻ khác. Mẹ Midori chủ động đưa con đến những nơi có nhiều trẻ em như công viên, trung tâm mua sắm, cô cũng dành thời gian đến lớp cùng Toyama. Thay vì làm như nhiều cha mẹ khác là để mặc các bé tự chơi với nhau hay cố dạy Toyama phải chơi thế này, chơi thế kia, ép cậu bé chơi cùng các bạn, Midori lại chọn cách tổ chức trò chơi cho bọn trẻ. Tất nhiên cô cũng khuyến khích Toyama tham gia vào các trò chơi này và để bé níu lấy mẹ khi bé muốn, tuy nhiên cô không chăm chút cho bé quá nhiều, cũng không nói chuyện riêng với con để bé có thể tự vui vẻ vượt qua sự nhút nhát và kết bạn. Midori cũng nhận thấy Toyama đặc biệt thấy tự tin hơn khi chơi với những đứa bé kém tuổi mình, đặc biệt là các bé gái. Cách giúp con nhút nhát trở nên tự tin của mẹ Nhật - hình 3 Để khắc phục tính nhút nhát của con, mẹ Toyama thường rủ các bạn đến nhà chơi cùng con và tổ chức các trò chơi cho bạn trẻ. Khi Toyama lớn dần lên thì bé cũng tự tin hơn tuy nhiên vẫn còn khá nhút nhát, về mặt nhận thức Toyama đã biết tự trách mình, khi ấy bé sẽ khóc vì cảm thấy tội lỗi nếu gây ra rắc rối nào đó. Midori đặc biệt chú ý đến điều này vì Toyama dễ tổn thương hơn và thu mình hơn những đứa trẻ khác. Cô cho biết mình thường ôm bé vào lòng để bé cảm thấy được tin tưởng, khi bé nói ra được vấn đề của mình, cô sẽ an ủi và giải thích cho bé hiểu vấn đề. Sau hơn một năm cố gắng, Toyama đã thay đổi rất nhiều tuy cậu bé vẫn hay mút tay và cảm thấy ngượng ngùng nhưng đã có thể trò chuyện với người lạ. Midori tin rằng việc lo lắng quá mức hay tỏ ra không quan tâm đến trẻ đều không giải quyết được vấn đề, quan trọng là bạn phải tin vào sức mạnh của con mình và củng cố nó. Kazuko – giáo viên của Toyama cho biết thêm, việc trẻ nhút nhát thường hay mút tay cũng là một điều bình thường. Việc trẻ mút tay không có nghĩa là bé thiếu tình thương mà nó là cách đứa trẻ tự trấn an mình.
Ðề: Cách giúp con nhút nhát trở nên tự tin của mẹ Nhật Cảm ơn chủ top! Bài viết cần cho rất nhiều người đấy ạ!
Ðề: Cách giúp con nhút nhát trở nên tự tin của mẹ Nhật Mình rất thích cách giáo dục con của người nhật,thông tin râtts hay,tks mn
Ðề: Cách giúp con nhút nhát trở nên tự tin của mẹ Nhật bài viết rất hay và bổ ích, giờ trẻ thành phố ít chỗ chơi đâm ra cũng nhát hơn nhiều đấy
Ðề: Cách giúp con nhút nhát trở nên tự tin của mẹ Nhật Mình có hai cậu con trai, việc dạy sao cho con không nhút nhát và không quá hiếu động luôn là điều mình quan tâm nhất: Khi các con còn tuổi bế bồng mình chủ động cùng con đi vào chỗ tối, mình thường nghĩ ra các trò trốn tìm để dần tạo cho con có thể một mình, khi trời mưa có tiếng sấm rền, mình che ô bế con ra để bé quen với các hiện tượng thời tiết, đưa bé cùng sang đường để bé quen sự hoạt động của giao thông...và rồi lớn dần mình luôn dạy để con không phải quá sợ hãi khi gặp một ai đó hù dọa. Con bạn sợ một ai đó bạn nên dắt con đến chủ động cùng con đối diện với người đó thì bé sẽ ko bị sợ nữa (người VN hay có thói quen trêu trẻ ) Khi bé dạn thì bạn lại nghĩ đến tình huống con quá hiếu động và cách bạn dạy như trên lại chính là cách bé sẽ tiết chế sự tăng động rất nhiều... Bạn nên chủ động chỉ ra những mối nguy hiểm tiềm ẩn trong môi trường một cách rõ ràng dành mạch,( người Việt mình hay có thói quen nói ẩn ý và bóng gió làm trẻ khó hiểu!!!! ) .....Mình đã qua và đã thấy hai cậu con trai nay đã trở thành hai người đàn ông rất " ổn" nên chia sẻ với chủ top vài dòng nhé!
Ðề: Cách giúp con nhút nhát trở nên tự tin của mẹ Nhật chà hữu ích , nhiều bé thời gian đi mẫu giáo cũng mắc phải sự nhút nhát!!!!!!!!!!!1
Ðề: Cách giúp con nhút nhát trở nên tự tin của mẹ Nhật Đúng cái đề tài em đang quan tâm ạ, con nhà em như vậy mà em đang loay hoay tìm cách các mẹ ạ
Ðề: Cách giúp con nhút nhát trở nên tự tin của mẹ Nhật Tính nhút nhát là cảm xúc phổ biến nhưng ít được hiểu rõ. Mọi người cảm thấy mâu thuẫn hoặc tự ý thức trong các tình huống xã hội mới. Tuy nhiên, nhiều khi tính nhút nhát gây trở ngại cho sự phát triển xã hội và hạn chế việc học hỏi ở trẻ. Bài viết này mô tả nhiều kiểu và các biểu hiện của tính nhút nhát, xem xét các nghiên cứu căn nguyên phát sinh, tính khí, và môi trường ảnh hưởng đến tính nhút nhát, phân biệt nhút nhát thông thường và nhút nhát có vấn đề và gợi ý vài cách giúp đỡ trẻ nhút nhát. Nhút nhát là gì? Cảm giác đơn giản nhất của nhút nhát không được rõ ràng và có thể có liên quan đến cơ chế thích nghi giúp cá nhân thích ứng với những kích thích xã hội mới lạ. Tính nhút nhát là cảm giác trộn lẫn giữa các cảm xúc gồm lo sợ và thích thú, căng thẳng và hứng thú. Nhịp tim và áp lực máu có thể tăng lên. Một nhà quan sát nhìn nhận tính nhút nhát qua hành động lẩn tránh, nhìn chằm chằm xuống đất và khi nói chuyện thì dè dặt. Lời nói của người nhút nhát thường nhẹ nhàng, run rẩy hoặc ngập ngừng. Những trẻ nhỏ hơn có thể ngậm ngón tay cái, một số em rụt rè, thỉnh thoảng mỉm cười và quay đi. Tính nhút nhát được phân biệt từ hai mô hình hành vi có liên quan: sự thận trọng và tách rời xã hội. Sự thận trọng của trẻ đối với người lạ vừa muốn tiếp xúc vừa muốn lẩn tránh họ đặc trưng cho tính nhút nhát. Một số em lớn hơn có thể thích chơi một mình hơn và có mặt với nhu cầu tương tác xã hội thấp, nhưng trẻ thực sự nhút nhát lại không trải nghiệm tình trạng quá căng thẳng . Trẻ em có thể bị tổn thương do tính nhút nhát tại một số thời điểm phát triển cụ thể. Việc trẻ nhút nhát sợ những người trưởng thành lạ mặt xuất hiện trong giai đoạn thơ ấu. Tiến bộ trong tự nhận thức mang lại tính nhạy cảm xã hội lớn hơn trong năm thứ hai. Tính e ngại có ý thức - có thể là sự ngượng nghịu - xuất hiện khi trẻ 4 hoặc 5 tuổi. Thời kỳ đầu tuổi thanh thiếu niên là giai đoạn đỉnh cao của tự ý thức. Tình huống nào khiến trẻ nhút nhát? Những cuộc gặp gỡ xã hội mới là nguyên nhân thường gặp nhất của sự nhút nhát, đặc biệt là khi người nhút nhát cảm thấy mình là trung tâm chú ý. “Nhút nhát” được cho là do môi trường xã hội thay đổi nhanh chóng và áp lực ở trường và nơi làm việc có tính cạnh tranh với những thứ trẻ em sinh trong những năm 1980 và người lớn phải đối mặt. Người lớn luôn đòi hỏi người khác chú ý tới con họ, hoặc cho trẻ ít được tự do tạo ra cảm giác nhút nhát ở trẻ. Tại sao một số trẻ em nhút nhát hơn các em khác? Một số trẻ em có thiên hướng nhút nhát: những em này phản ứng bằng những hành vi bẽn lẽn hơn so với các em khác trước các tình huống xã hội mới. Tuy nhiên, ngay cả những em đó cũng cho thấy tính nhút nhát chỉ thể hiện trong một số loại cuộc gặp gỡ xã hội. Các nhà nghiên cứu cho rằng có nguyên nhân về giáo dục và bản tính tự nhiên trong những khác biệt cá nhân đó. Một vài khía cạnh của tính nhút nhát đã được nghiên cứu. Nền văn hoá và môi trường gia đình tạo ra các mô hình hành vi xã hội. Trẻ em Trung Quốc ngày nay dè dặt trong lời nói hơn so với người da trắng, và trẻ em Thụy Điển cảm thấy lo lắng về mặt xã hội hơn trẻ em Mỹ. Một số cha mẹ cho rằng con họ nhút nhát đã khuyến khích các em đoán trước những thứ các em tự hoàn thành. Người lớn có thể không chú ý đến trẻ em nhút nhát để khuyến khích trẻ tham gia các tương tác xã hội, như vậy sẽ càng làm cho những hành động e thẹn của các em nhiều hơn. Có nhiều bằng chứng ngày càng rõ về di truyền và tính khí cơ sở cho một vài biến thể của tính nhút nhát có thiên hướng. Thực tế, di truyền đóng vai trò lớn hơn so với bất kỳ đặc điểm tính cách nào khác trong tính nhút nhát. Các nghiên cứu về con nuôi cho thấy tính nhút nhát ở các em là con nuôi giống với của mẹ ruột của mình. Từ 2 đến 5 tuổi, những trẻ rụt rè nhất tiếp tục có hành vi dè dặt kín đáo hơn đối với các bạn cùng độ tuổi và người lạ. Những mô hình thụ động hoặc hạn chế về mặt xã hội rất phù hợp trong các nghiên cứu theo chiều dọc về phát triển nhân cách. Mặc dù có những dấu hiệu này thì hầu hết các nhà nghiên cứu nhấn mạnh ảnh hưởng về mặt di truyền chiếm tỷ lệ nhỏ trong tính nhút nhát và có những thay đổi. Trẻ em là con nuôi có vài tác phong xã hội của cha mẹ nuôi, và trẻ mới tập đi khá rụt rè cảm thấy dễ chịu hơn nhờ những nỗ lực của cha mẹ.
Ðề: Cách giúp con nhút nhát trở nên tự tin của mẹ Nhật Bé nhà mình rất nhát, mình cũng đã cố gắng cho con tiếp xúc chỗ đông người cho bé đỡ sợ, đi chơi cùng con. Nhưng nhiều lúc con nói không nghe mình lại phải lôi chuột ra dọa như thế có đúng không nhỉ :-k
Ðề: Cách giúp con nhút nhát trở nên tự tin của mẹ Nhật Mình cảm thấy người NHật thật giỏi! Họ nghiên cứu ra những cách dạy con người, dạy đạo đức cho mỗi người. Học cách dạy con từ người Nhật thật là đúng đắn.
Ðề: Cách giúp con nhút nhát trở nên tự tin của mẹ Nhật Bảo làm sao mà kinh tế Nhật phát triển, con người Nhật thông minh.
Ðề: Cách giúp con nhút nhát trở nên tự tin của mẹ Nhật đúng là người Nhật rất nghiêm khắc trong vấn đề dạ con cái.
Ðề: Cách giúp con nhút nhát trở nên tự tin của mẹ Nhật Nhút nhát đôi khi là nét tính cách đặc trưng bình thường của trẻ, do trẻ còn bỡ ngỡ với ng lạ hoặc do tính cách, môi trường sống... Tùy xem trẻ thế nào mà có cách giúp trẻ bạo dạn hơn. Có trẻ bẩm sinh hướng ngoại thì cũng có trẻ thích hướng nội, tuy nhiên điều quan trọng theo em vẫn là cho trẻ tiếp xúc với nhiều ng, bản thân mình phải nhanh nhẹn chào hỏi mọi ng để trẻ học theo...
Ðề: Cách giúp con nhút nhát trở nên tự tin của mẹ Nhật Nếu bé đỡ nhút nhát thì bé mới có nhiều cơ hội được
Ðề: Cách giúp con nhút nhát trở nên tự tin của mẹ Nhật Chơi với trẻ thật nhiều, động viên trẻ, và khen ngợi trẻ cũng là những phương pháp giúp trẻ tự tin hơn rất nhiều.