Thông tin: Làm gì để tăng sức đề kháng cho trẻ

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Linh Su, 23/4/2014.

  1. Linh Su

    Linh Su Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/10/2013
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Trong giai đoạn thời tiết giao mùa như hiện nay, nếu sức đề kháng kém, trẻ rất dễ bị vi khuẩn bên ngoài tấn công và gây bệnh… Sức đề kháng chính là yếu tố chống lại các tác nhân ngoại lai xâm nhập vào cơ thể, làm ảnh hưởng đến sự phát triển, sự sinh tồn của cơ thể. Tác nhân ngoại lai có thể tạm chia thành 2 loại: những yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, trong đó có các loài vi sinh vật gây bệnh và yếu tố nội tại bên trong cơ thể (hệ thống thần kinh, hệ nội tiết tố, hệ thống miễn dịch.

    Sức đề kháng của trẻ - “lá chắn” bảo vệ cơ thể?

    Từ khi còn trong bụng mẹ, bản thân trẻ đã có một sức đề kháng nhất định để chống lại những tác nhân không có lợi, trong đó có kháng thể mẹ truyền cho con qua rau thai, vì vậy, khi mới sinh ra, đứa trẻ đã có sẵn một lượng kháng thể nhất định để chống lại một số tác nhân gây bệnh (nhưng không phải tất cả). Hầu hết các trẻ sơ sinh đều có sức đề kháng này cho nên chúng sống và phát triển một cách tự nhiên.
    Tuy vậy, cũng có một số trẻ từ khi mới sinh ra đã ốm yếu, không khỏe mạnh do bản thân người mẹ cũng không có sức đề kháng tốt nên không truyền sang cho con được bao nhiêu. Sức đề kháng của mẹ truyền cho con bao gồm các yếu tố chung về khả năng sống, khả năng chống đỡ với một số tác động của ngoại lai và cả khả năng thích ứng (với thời tiết, khí hậu, vệ sinh môi trường…), đặc biệt là các loại kháng thể chống lại tác nhân gây nhiễm khuẩn (kháng thể chống vi khuẩn, virut, vi nấm) được gọi là sức đề kháng do mẹ cho con.
    Hầu hết sức đề kháng của người mẹ truyền cho con chỉ tồn tại trong cơ thể đứa trẻ khoảng 6 tháng, sau đó dần dần biến mất, chỉ còn một số ít tồn tại lâu dài. Khi sức đề kháng của trẻ giảm xuống là thời kỳ trẻ rất dễ mắc bệnh tật, trong đó các bệnh nhiễm khuẩn là đáng lo ngại nhất (bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, lao, sốt xuất huyết…).
    Như vậy, sức đề kháng của trẻ một phần do mẹ truyền cho, một phần tự cơ thể trẻ tạo ra để chống lại bệnh tật gọi là miễn dịch chủ động. Ngoài ra, cơ thể trẻ còn có miễn dịch thụ động, tức là nhờ tác động bên ngoài, ví dụ sử dụng vắc-xin để kích thích cơ thể hình thành kháng thể. Vì vậy, sức đề kháng của trẻ càng ngày sẽ được hoàn thiện dần chứ không thể trong ngày một, ngày hai được, vì vậy, để có sức đề kháng của trẻ càng ngày càng tốt thì cần nhiều yếu tố trong đó có vấn đề dinh dưỡng, vấn đề sử dụng các loại vắc-xin phòng chống bệnh nhiễm khuẩn, vấn đề môi trường sống. Tất cả các yếu tố này nhằm nâng cao và hoàn thiện hệ thống miễn dịch, hệ thống nội tiết tố của cơ thể để chống lại tác nhân gây bệnh.

    [​IMG]


    Những biện pháp để nâng sức đề kháng cho trẻ

    Sức đề kháng của cơ thể không phải vĩnh viễn mà luôn luôn thay đổi tùy theo hoạt động của cơ thể. Sức đề kháng của cơ thể sẽ suy giảm khi chế độ sinh hoạt không bình thường, đặc biệt là trẻ em. Chúng ta biết rằng khi đứa trẻ còn trong bụng mẹ thì trẻ được bảo vệ hết sức an toàn, môi trường trong lành, yên tĩnh, mọi sự sống của trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ.
    Khi chào đời, trẻ bắt đầu tiếp xúc với một môi trường hoàn toàn xa lạ và đầy thử thách như nhiệt độ, môi trường, khí hậu, tác nhân có hại (bụi, nóng, vi sinh vật gây bệnh…), đồng thời, sau khi rời khỏi mẹ (cắt rốn) thì nguồn kháng thể của mẹ truyền sang bị ngưng đột ngột trong khi trẻ chưa thể tự tạo ra kháng thể để đáp ứng với các tác nhân gây bệnh đó. Lúc này rất cần thiết sự hỗ trợ kháng thể của người mẹ có trong sữa mẹ và chính sữa mẹ là nguồn kháng thể vô cùng quan trọng cho trẻ sơ sinh và cả những tháng ngày sau đó.
    Bên cạnh sữa mẹ là quá trình nuôi dưỡng trẻ phải đảm bảo đủ chất, đủ lượng trong mỗi một bữa ăn để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và các loại vitamin cần thiết cho hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng để đảm bảo cho trẻ phát triển tốt thì cần cho trẻ ngủ tốt (trẻ 2 tuổi cần ngủ từ 12 – 15 giờ, khi trẻ tăng thêm 1 tuổi thì số giờ trẻ ngủ giảm đi 1 giờ). Cần cho trẻ uống đủ lượng nước mỗi ngày (khoảng 1.500ml, bao gồm nước có trong thực phẩm, hoa quả).
    Trong thực đơn hàng ngày, cần cho trẻ ăn nhiều rau và hoa quả chứa nhiều vitamin nhóm B, C (cam, xoài, ổi…). Ngoài ra, cần cho trẻ hoạt động thể lực, không nên để trẻ ngồi một chỗ, nằm lì trong võng hoặc bế ẵm suốt ngày. Với trẻ nhỏ, hàng ngày, lúc sáng sớm vừa có ánh nắng mặt trời và buổi xế chiều, nên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mỗi ngày khoảng 15 phút. Vấn đề tạo kháng thể thụ động để chống lại các tác nhân nhiễm khuẩn cũng hết sức quan trọng, đó là tiêm vắc-xin theo Chương trình tiêm chủng mở rộng của Quốc gia cho trẻ.
    Thực tế, bị ốm khi còn nhỏ là một việc bắt buộc phải xảy ra. Theo bác sĩ Charles Shubin, giáo sư Nhi khoa tại Đại học Maryland, Baltimore, thì “Tất cả chúng ta đều bước vào thế giới này với một hệ miễn dịch hoàn toàn non nớt'. Dần dần, qua những lần chống chọi liên tục với vi khuẩn, vi trùng cũng như các sinh vật khác, bé mới phát triển hệ miễn dịch – điều này lí giải tại sao nhiều bác sĩ khoa nhi coi là bình thường khi bé bị cảm lạnh, cúm hoặc viêm tai 6 - 8 lần/năm. Tuy vậy, hình thành và có những thói quen lành mạnh sẽ giúp tăng sức đề kháng cho bé một cách hiệu quả.
    Nuôi con bằng sữa mẹ
    Khi ra đời, bé cần được cho bú mẹ ngay vì những giọt sữa đầu tiên (sữa non) có nhiều chất giúp nâng cao hệ miễn dịch. Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp bé tránh được đáng kể những bệnh như viêm tai, dị ứng, tiêu chảy, viêm phổi, viêm màng não, viêm đường tiết niệu và chứng đột tử trẻ sơ sinh.

    http://anh.*********/upload/4-2011/images/2011-11-23/1322021454-tang-suc-de-khang-cho-be-eva.jpg


    Trong trường hợp điều kiện không cho phép thì cũng cố gắng nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 2 hay 3 tháng đầu để tăng cường hệ miễn dịch cho bé – vốn đã bắt đầu hình thành khi con ở trong bụng mẹ.
    Hình thành thói quen ngủ tốt
    Thiếu ngủ khiến trẻ dễ bị ốm hơn, do bị giảm các tế bào xung kích tự nhiên – vũ khí của hệ miễn dịch có tác dụng tấn công vi khuẩn và các tế bào ung thư. Do vậy, cha mẹ nên hỗ trợ và giúp trẻ sớm hình thành thói quen ngủ đủ giấc và năng vận động.
    Thông thường, khoảng thời gian ngủ chuẩn tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ: trẻ sơ sinh cần ngủ 18 tiếng/ ngày, trẻ ở tuổi tập đi thì 12-13 tiếng và trẻ trước độ tuổi đến trường cần ngủ khoảng 10 tiếng.

    Dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường trái cây và rau xanh
    Khi thay đổi thức ăn cho trẻ, nếu không chú ý giữ vững cân bằng dinh dưỡng, sức đề kháng của bé sẽ bị yếu. Bạn nên cho con ăn nhiều trứng, thịt, các loại rau, hoa quả tươi. Đây là những thực phẩm chứa nhiều vi chất dinh dưỡng (vitamin A, sắt, iốt, kẽm, canxi…) giúp chống lại bệnh tật.

    http://anh.*********/upload/4-2011/images/2011-11-23/1322021454-tang-suc-de-khang-cho-tre.jpg


    Chế độ ăn giàu dinh dưỡng thực vật còn có thể bảo vệ cơ thể khỏi những bệnh mãn tính như ung thư hay bệnh về tim ở tuổi trưởng thành. Vậy nên cha mẹ hãy cố gắng cho con ăn 5 suất hoa quả và rau xanh mỗi ngày. (Mỗi suất ăn khoảng 2 muỗng canh với trẻ đang tập đi, 1 và 1/4 chén với trẻ lớn hơn).
    Không tùy ý dùng thuốc kháng sinh
    Thuốc kháng sinh chỉ có thể điều trị những bệnh gây ra do vi khuẩn, trong khi, theo các chuyên gia thì “phần lớn những bệnh của trẻ nhỏ đều do virus gây ra”. Việc tùy ý dùng thuốc kháng sinh dẫn tới hiện tượng "nhờn" thuốc, khiến cơ thể không thể chống lại sự xâm nhập của những loại vi khuẩn trong môi trường xung quanh. Vì vậy, khi trẻ bị ốm, các bậc phụ huynh đừng cố thuyết phục bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh hay tùy ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống.

    Nên ăn nhiều thực phẩm có tính kiềm

    Môi trường kiềm trong cơ thể không có lợi cho vi-rút sinh trưởng và phát triển.

    Thực phẩm có chứa nhiều kiềm bao gồm táo, nho, cà chua, cà rốt, rong biển…

    [​IMG]

    Ảnh minh họa.


    Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A

    Vitamin A có thể ổn định màng tế bào da trên cơ thể, tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch. Khi cơ thể thiếu vitamin A, khả năng chống lại vi-rút của các tế bào cũng giảm đi, chức năng bảo vệ niêm mạc đường hô hấp cũng theo đó yếu đi, một khi bị vi-rút, vi khuẩn tấn công thì rất dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp.

    Thực phẩm chứa nhiều vitamin A gồm cà rốt, gan động vật, thịt đỏ, rau ngót, đu đủ…

    3. Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C

    Vitamin C hỗ trợ tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể, vitamin C còn có thể đẩy các chất có hại ra ngoài tế bào bạch huyết, phục hồi khả năng các tế bào bị thương tổn. Lúc bị cảm hoặc bị sốt, nồng độ vitamin C trong tế bào bạch huyết sẽ giảm thấp

    Thực phẩm chứa nhiều vitamin C bao gồm: cam, quýt, lê, dâu tây, rau cần, ớt xanh vân vân.

    Ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm

    Kẽm có thể trực tiếp khống chế sự sinh sôi nảy nở của vi-rút cảm, đồng thời tăng cường khả năng đề kháng cho cơ thể, được đặt cho biệt danh “khắc tinh của vi-rút”.

    Thực phẩm chứa kẽm bao gồm: con hàu, thịt nạc, gan lợn, các loại cá, lòng đỏ trứng....
    Trẻ thường xuyên bị ốm vặt hay mắc các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp… luôn là nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh. Làm thế nào để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ có được cơ thể khỏe mạnh, phát triển tốt về thể chất và trí lực là một vấn đề rất đáng được lưu tâm.
    Nâng cao hệ miễn dịch
    Theo đánh giá của giới y học, sức đề kháng của cơ thể đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe. Đây được xem là “hàng rào bảo vệ” giúp cơ thể chống lại các loại virus, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh. Vì thế, một khi “hàng rào bảo vệ” bị suy yếu, ngã đổ, hệ miễn dịch bị suy giảm, các loại virus sẽ có cơ hội tấn công sâu vào cơ thể, gây ra một số bệnh. Riêng đối với trẻ nhỏ, sức đề kháng thường rất non nớt và yếu kém hơn người lớn, nên khả năng mắc bệnh sẽ rất cao.

    Ở những năm tháng đầu đời, trong giai đoạn từ 0-12 tháng tuổi, trẻ được cung cấp nguồn kháng thể chính từ sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng kháng thể này sẽ giảm dần theo thời gian, đặc biệt là sau thời điểm 6 tháng tuổi. Vì thế, với một hệ miễn dịch còn non nớt, chưa hoàn thiện, trẻ sẽ phải thường xuyên đối mặt với các tác nhân gây bệnh. Đây chính là thời điểm quan trọng để các bậc phụ huynh quan tâm và xây dựng cho trẻ một “hàng rào bảo vệ” vững chắc, làm nền tảng để trẻ phát triển sau này. Nhưng làm thế nào để trẻ có sức đề kháng tốt là câu hỏi không phải bà mẹ nào cũng rành rẽ.
    Theo lời khuyên của các bác sĩ, để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, đồng thời nâng cao hệ miễn dịch, giúp ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm thường xảy ra ở trẻ như viêm đường hô hấp, viêm phổi, tiêu chảy… trước hết phải cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Bởi khi đủ chất dinh dưỡng thì cơ thể khỏe mạnh. Cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp cho hệ miễn dịch có thể “kháng” đối với nhiều loại bệnh.
    Tuy nhiên, để cơ thể có thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng cũng là một vấn đề không đơn giản đối với nhiều bà mẹ. Hiện nay, nhiều trẻ em dưới 5 tuổi đang lâm vào tình trạng ăn nhiều nhưng vẫn suy dinh dưỡng, cụ thể mới chỉ đáp ứng được 30 - 50% nhu cầu thực hằng ngày của các em. Chính vì vậy, theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngoài việc duy trì cho con nguồn sữa mẹ quý giá, các bậc phụ huynh cần tích cực xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống, sinh hoạt một cách hợp lý và chọn những sữa công thức có bổ sung các chất hỗ trợ tiêu hóa nhằm giúp trẻ tiêu hóa tốt cũng như hấp thụ các chất dinh dưỡng và các vi chất cần thiết. Vậy loại sữa nào có những chất này?
    Chọn sữa nào tốt cho hệ tiêu hóa?

    Trên thực tế, trẻ em dùng sữa mẹ sẽ có sức đề kháng của hệ tiêu hóa tốt hơn trẻ dùng sữa ngoài. Lý do là trong sữa mẹ có nhiều hơn các chất xơ lương thực cần thiết, có tác dụng chính trong việc cung cấp lương thực cho hệ vi khuẩn có lợi trong ruột già, thúc đẩy sự phát triển của những vi khuẩn này. Đồng thời các loại vi khuẩn gây bệnh hay làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng bị kìm hãm phát triển. Đây là những chất xơ có vai trò vô cùng quan trọng trong giai đoạn đầu đời của trẻ, do trong giai đoạn này, bộ máy tiêu hóa của trẻ còn chưa được hoàn thiện, sức đề kháng của hệ tiêu hóa còn non kém dễ dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa hay kém hấp thu dinh dưỡng…
    Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có thể duy trì nguồn sữa mẹ một cách lâu dài và ổn định. Do đó, khi chọn nguồn sữa khác để thay thế sữa mẹ, yếu tố an toàn và tốt cho hệ tiêu hóa luôn được lưu tâm. Vì khi trẻ tiêu hóa tốt, trẻ sẽ hấp thu được chất dinh dưỡng đầy đủ hơn, cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn, khi đó sức đề

    "Ngủ mấy tiếng, ăn những gì và phân bố thời gian rỗi trong ngày đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hệ miễn dịch", tiến sĩ Alan Greene, chuyên gia về lâm sàng trẻ em tại California (Mỹ) cho biết. Dưới đây là 7 bước để giúp bé - và cả bạn - đều khỏe mạnh, hạnh phúc.

    [​IMG]

    Ảnh: optibacprobiotics.

    Giảm ăn đường
    Việc quá nhiều ăn đường không chỉ làm tăng cân, mà còn làm suy yếu hệ miễn dịch. "Đường tinh chế có thể gây ra những cục đường máu, làm tổn thương tế bào bạch cầu - hệ thống phòng vệ đầu tiên của cơ thể", Greene cho biết. Để giảm đường, hãy cho bé uống nước trắng thay nước ngọt có gas, và cung cấp hoa quả thay cho kẹo.
    Làm sạch không khí
    Thêm một lý do nữa để bảo vệ con bạn khỏi việc hút thuốc thụ động và những hóa chất lau nhà. Những chất ô nhiễm này phá loại các lông mao trong mũi, vốn có tác dụng ngăn cản virus. Vì thế, hãy để khói thuốc tránh xa nhà, xe hơi của bạn, và sử dụng các chất lau nhà dịu nhẹ.
    Vui đùa cùng bé
    Trong cuộc sống bận rộn, đôi khi bạn trải qua cả một ngày mà không nở nụ cười nào. Nhưng hãy dành thời gian nô đùa với bé và gia đình, nó sẽ mang lại tâm trạng tuyệt vời cho cả nhà. Nghiên cứu của Trường Y, Đại học Osaka, Nhật Bản cho thấy việc xem những bộ phim hài làm tăng sự sản xuất các tế bào chống cúm và cảm lạnh tự nhiên của cơ thể.
    Ăn sữa chua (vi khuẩn có ích)
    Probiotics làm tăng hệ miễn dịch. Mẹo này sẽ giúp em bé của bạn có đủ những anh bạn vi khuẩn thân thiện. Hãy chọn cho bé loại có nhiều vi khuẩn tốt thay vì chỉ có một loại, chẳng hạn sự kết hợp giữa lactobacillus và bifidus regularis.
    Giảm stress
    Quá nhiều căng thẳng sẽ làm cơ thể tiết ra cortisol - một loại hooc môn stress làm phá hủy hệ thống phòng vệ của cơ thể. Tất nhiên, bạn không thể loại bỏ hoàn toàn stress khỏi cuộc sống của bé, nhưng hãy dạy bé cách đối phó tốt hơn với chúng. Lần tới, nếu bé tỏ ra lo lắng, hãy bảo bé ngồi xuống, đặt tay lên bụng. Yêu cầu bé hít thở sâu cho đến khi trở lại bình thường.
    Vận động
    Hãy kháng lại cám dỗ của việc ngồi trước tivi. Vận động ngoài trời mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có cả hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vì thế, hãy đi dạo cùng cả nhà, hoặc tạo ra trò chơi vận động trong nhà.
    Đi ngủ đúng giờ
    Nghiên cứu tại Đại học Carnegie Mellon cho thấy những người có giấc ngủ đủ hơn thì ít bị cảm lạnh hơn 5 lần so với người đi ngủ thất thường. Các chuyên gia khuyến nghị trẻ dưới 12 tuổi nên ngủ 10 tiếng mỗi đêm, trẻ 1-3 tuổi nên ngủ 12-14 tiếng và trẻ nhỏ hơn 1 tuổi nên ngủ 14-15 tiếng.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Linh Su
    Đang tải...


  2. Linh Su

    Linh Su Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/10/2013
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Làm gì để tăng sức đề kháng cho trẻ

    Tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa


    Giao mùa là thời điểm số lượng trẻ nhập viện tăng vọt bởi khí hậu thay đổi làm "bùng nổ" nhiều tác nhân gây bệnh mới. Khi đó, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu để tăng sức đề kháng cho các bé.
    Chuyển mùa, bé bệnh triền miên!
    Ba nhóm bệnh thường gặp nhất thời điểm từ tháng 8 đến tháng 10 ở trẻ là bệnh lý hô hấp, bệnh lý tiêu hóa và bệnh lý dị ứng. Thời điểm giao mùa từ hè sang thu, nhiệt độ thay đổi bất thường giữa ngày và đêm, có lúc đang nóng đột nhiên chuyển nhanh sang lạnh, cơ thể trẻ nhỏ rất khó thích ứng kịp.
    Không khí cũng khô hơn, từ đó gây ra khô niêm mạc các hốc tự nhiên như miệng, mũi, làm lớp dịch nhày dễ đông vón, hạn chế tác dụng bảo vệ niêm mạc. Các bé dễ bị chảy máu cam, viêm mũi cấp và mãn tính, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, cảm cúm… Mẹ cũng nên lưu ý, đây là thời điểm bùng phát mạnh của 3 loại vi-rút cúm A, B, C gây bệnh viêm đường hô hấp.
    Không dừng ở đó, các bệnh lý về tiêu hóa cũng rất dễ xuất hiện ở trẻ trong những ngày hè thu này, nhất là tiêu chảy cấp do virus Rota. Nhóm bệnh lý dị ứng thường gặp như viêm da dị ứng, mề đay, viêm kết mạc mắt (đau mắt đỏ), hen phế quản, viêm phế quản…
    Khi mắc bệnh liên tục, trẻ dễ rơi vào vòng luẩn quẩn: sức khỏe giảm sút, chán ăn, mệt mỏi kéo dài, sụt cân, đề kháng kém, từ đó càng dễ tiếp tục mắc bệnh. Để bé có thể tránh xa bệnh vào thời điểm giao mùa hoặc nhanh chóng hồi phục, cha mẹ cần nâng cao khả năng đề kháng của con. Trong đó, dinh dưỡng chính là chiếc chìa khóa vàng mà mẹ không thể bỏ qua. Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp "nâng đỡ" cơ thể bé đủ khỏe mạnh và chống lại bệnh tật.

    [​IMG]

    Lượng bệnh nhi tăng khủng khi mùa mưa bắt đầu. Ảnh minh họa.
    Cung cấp dinh dưỡng cho bé
    Trong thời điểm giao mùa "khó tính", nguyên tắc dinh dưỡng đầu tiên là cần cho bé ăn đầy đủ 4 nhóm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Mẹ cần cho bé ăn đủ các chất này nếu bé đã biết ăn, không nên thấy trẻ bệnh mà kiêng khem quá mức. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý rằng nên chọn cách chế biến sao cho thật dễ hấp thu, vì hệ tiêu hóa của trẻ khi bị bệnh thường yếu, khó tiêu, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa nên không hấp thụ được.
    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam, phụ huynh cần chú trọng cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý để bé không rơi vào tình trạng mất sức khi mắc bệnh. Các bé biếng ăn thường dễ mắc bệnh, khả năng đề kháng cũng kém hơn so với những bé khác. Chính vì vậy, cha mẹ cần chăm sóc đúng cách và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp con tăng sức đề kháng trong mùa bệnh.
    Hiện nay, sữa Pediasure BA của Abbott Mỹ là sản phẩm dinh dưỡng được nghiên cứu khoa học dành riêng cho các bé biếng ăn với hệ bột đường kép tiên tiến và hệ chất béo độc đáo, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ ở trẻ. Điều đó giúp bé duy trì thể trạng và ăn ngon miệng hơn trong giai đoạn đang bệnh và sau đó. Pediasure BA với thành phần dinh dưỡng đầy đủ và cân đối giúp trẻ tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh.
    Mỗi ngày, tùy theo độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, mẹ có thể cung cấp cho con lượng sữa Pediasure BA phù hợp theo hướng dẫn. Trường hợp trẻ bệnh, biếng ăn, mệt mỏi, mẹ có thể dùng sữa thay thế một phần hoặc hoàn toàn bữa ăn chính để duy trì thể trạng, tránh sụt cân, khôi phục nhanh chóng sức đề kháng để bé trở về trạng thái khỏe mạnh bình thường. Đây chính là cách giúp cơ thể bé đủ sức vượt qua được giai đoạn biến đổi thời tiết khó chịu, để trẻ tiếp tục phát triển tốt.


    10 mẹo giúp tăng cường sức đề kháng cho bé

    Để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, bên cạnh việc sử dụng, bổ sung dưỡng chất dinh dưỡng, bạn còn cần phải thiết lập các thói quen tốt, vuốt ve trẻ...
    10 cách đơn giản dưới đây giúp bé nâng cao khả năng miễn dịch, chống lại bệnh tật.

    1. Cho trẻ bú sữa mẹ
    Khi ra đời, trẻ cần được cho bú mẹ ngay vì những giọt sữa đầu tiên (sữa non) có nhiều chất giúp nâng cao hệ miễn dịch. Trẻ bú sữa mẹ sẽ có sức đề kháng tốt.

    2. Thường xuyên vuốt ve trẻ
    Việc thường xuyên được vuốt ve, trò chuyện khiến thai nhi cảm nhận tốt thế giới bên ngoài. Điều này giúp kích thích phát triển hệ thần kinh của trẻ. Bé sinh trưởng nhanh hơn và có cảm giác an toàn. Sự vuốt ve có thể cải thiện hệ tuần hoàn máu, nâng cao khả năng miễn dịch, giúp trẻ hấp thụ tốt, bớt quấy khóc, mất ngủ.
    3. Tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ
    Các bà mẹ nên đưa trẻ đi tiêm chủng để phòng chống một số bệnh nguy hiểm như viêm não, viêm gan siêu vi, bạch hầu, uốn ván, ho gà…

    4. Thiết lập các thói quen tốt
    Bạn nên hỗ trợ, giúp trẻ sớm hình thành thói quen tốt cho bản thân như ngủ đủ giấc, năng vận động...

    5. Dinh dưỡng đầy đủ và tăng cường vi chất
    Khi thay đổi thức ăn cho trẻ, nếu không chú ý giữ vững cân bằng dinh dưỡng, sức đề kháng của bé sẽ bị yếu. Bạn nên cho con ăn nhiều trứng, thịt, các loại rau, hoa quả tươi. Đây là những thực phẩm chứa nhiều vi chất dinh dưỡng (vitamin A, sắt, iốt, kẽm, canxi…) giúp chống lại bệnh tật. Các thực phẩm nhiều dầu mỡ, quá mặn hay quá ngọt không tốt cho sức khỏe của trẻ.

    6. Sử dụng Probiotic đúng cách
    Vi khuẩn có ích - Probiotic giúp trẻ hấp thu tốt hơn các chất khoáng trong thức ăn như canxi, sắt, kẽm… đồng thời ức chế các vi sinh vật có hại. Các bà mẹ cần cho trẻ dùng thường xuyên các loại “men vi sinh”. Môi trường ruột được bảo vệ trước các tác nhân gây hại giúp trẻ ít phải chịu bệnh viêm nhiễm như tiêu chảy, viêm hô hấp... Tuy nhiên, để được gọi là probiotic, chúng phải là chủng probiotic mạnh, số lượng đủ lớn để có thể đi qua phần trên hệ tiêu hóa đặc biệt là dạ dày mà không mất hoạt tính.

    7. Uống nhiều nước
    Việc thường xuyên uống nhiều nước có thể giúp rửa sạch ruột, hỗ trợ đường tiêu hóa.

    8. Cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với môi trường xung quanh
    Khi đó, trẻ sẽ có sức đề kháng tự nhiên tốt hơn do cơ thể đã được tập làm quen với những tác nhân gây hại (nếu có) trong môi trường. Đây là cách tập luyện hệ miễn dịch đồng thời giúp trẻ hình thành tính cách có lợi cho sự phát triển toàn diện.

    9. Giữ vệ sinh sạch sẽ
    Bạn nên rèn cho trẻ thói quen giữ vệ sinh sạch sẽ và rửa tay sau khi đi vệ sinh, đặc biệt trước khi ăn cơm. Bé sẽ hình thành thói quen, tránh đưa vi khuẩn vào người.

    10. Không nên tùy ý dùng thuốc kháng sinh
    Hệ thống miễn dịch của cơ thể quen với một vài loại vi khuẩn tránh cho trẻ khỏi mắc bệnh. Việc tùy ý dùng thuốc kháng sinh dẫn tới hiện tượng "nhờn" thuốc. Điều này khiến cơ thể không thể chống lại sự xâm nhập của những loại vi khuẩn trong môi trường xung quanh.

    Chia sẻ kinh nghiệm


    Không biết với các mẹ có con nhỏ khác thì các mẹ làm như thế nào để tăng cường sức đề kháng cho con đây? Nếu mẹ nào có mách nước gì thì mách giúp em với nhé.

    Từ một email xin trợ giúp của một mẹ có con nhỏ 3 tuổi:

    Robot nhà em năm nay đã được 3 tuổi rồi nhưng con cứ còi cọc hoài. Đến bây giờ con vẫn chưa được 13 kg. Làm mẹ mà em thấy sốt ruột quá thể.

    Cũng xin nói qua với các mẹ một chút là, từ khi sinh ra đến giờ, con đều uống sữa ngoài hoàn toàn vì mẹ cháu sinh ra đã mổ và bị mất sữa luôn. Có lẽ vì sự thiệt thòi này mà Robot rất hay bị ốm như sốt, ho, viêm họng, sổ mũi, tiêu chảy đủ cả… Hầu như tháng nào con cũng ốm một đến 2 lần. Điều này làm ba mẹ cháu thấy xót con lắm mà chẳng biết làm cách nào để con tăng cường sức đề kháng hơn.

    Làm sao để tăng cân cho Robot nhà em.
    Với lại, ba mẹ cháu vẫn ở chung một nhà với ông bà nội. Nhà ông bà nội cháu lại rất đông người. Cả nhà phải tới hơn chục người lận, trẻ có già có. Vì thế khi ai đó trong nhà bị ốm, hầu như ở nhà em không có khái niệm được cách ly. Vì thế con đã hay ốm đau, giờ lại càng hay ốm đau nhiều hơn.

    Thấy con hay bị ốm đau nên hầu như tháng nào ba mẹ cháu cũng đã phải chịu khó mang Robot đi rất nhiều nơi để khám chữa bệnh. Mới đây, có một bác sĩ đã tư vấn cho ba mẹ cháu nên tiêm bổ xung chất tăng cường miễn dịch gama - thành phần thường có trong sữa mẹ để tăng cường đề kháng cho Robot. Khi tiêm thuốc đấy, em cũng thấy có hiệu quả với con chút ít và được một thời gian con đỡ ốm đau hơn. Em cũng cho Robot uống bổ sung thêm thuốc Brocho Vaxom nữa.

    Làm thế nào để tăng cường sức đề kháng cho con đây?


    Không biết với các mẹ có con nhỏ khác thì các mẹ làm như thế nào để tăng cường sức đề kháng cho con đây? Nếu mẹ nào có mách nước gì thì mách giúp em với nhé. Em xin cám ơn các mẹ rất nhiều. Không cứ tháng nào cũng phải vác con đi bác sĩ làm em xót con và cảm thấy mệt mỏi quá các mẹ à.

    (Mẹ Robot)
    Bí quyết tăng sức đề kháng cho bé của các mẹ nhiều kinh nghiệm
    Mẹ Hải Ly: Thấy Robot nhà mẹ hay ốm đau mà em cũng thấy xót ruột quá. Em mạnh dạn chia sẻ một ít kinh nghiệm của bản thân em nhé. Năm nay bé nhà em được 25 tháng tuổi rồi nhưng trộm vía con rất ngoan và không hay bị ốm đau gì hết.

    Em vẫn cho con ăn uống đầy đủ dưỡng chất như bình thường. Ngoài ra, bà nội cháu hàng ngày vẫn thường đun lá diếp cá cho con uống thay nước lọc hàng ngày. Không biết có phải vì thế mà con ăn uống tốt hơn và chống được nhiều bệnh tật hơn không?

    ...đun lá diếp cá cho con uống thay nước lọc hàng ngày..

    Mẹ Cún: Cứ mỗi khi cây quất trồng trong bồn nhà mình có quả chín thì mình toàn hái và để dành để ngâm quất với mật ong cho con ăn hàng ngày. Mình thường cho con uống mật ong quất vào mỗi sáng sớm.

    Điều này giúp con phòng chống đau họng và đờm khá hiệu quả. Có lẽ vì thế mà suốt mùa đông vừa qua, trộm vía con không bị sổ mũi, ho hắng gì hết.


    Đừng quên xịt nước muối vào mũi để vệ sinh mũi cho bé hàng ngày nhé.

    Mẹ Nấm: Chào mẹ Robot! Để tăng sức đề kháng cho con hàng ngày, mẹ nhớ chăm sóc con cẩn thận và cho con ăn uống đủ dưỡng chất nhé. Bên cạnh đó, mẹ đừng quên xịt nước muối vào mũi để vệ sinh mũi cho bé hàng ngày nhé.

    Ngày nào mẹ cũng làm thế sẽ là cách chăm sóc và phòng bệnh hiệu quả cho con lắm. Con cũng không ốm đau và không phải tốn tiền hay mệt mỏi tới bác sĩ.

    Mình chỉ tích cực cho con ăn nhiều trái cây hàng ngày thôi.
    Mẹ Sapa: Với sapa nhà mình, mình chẳng có bí quyết gì to tát cả. Mình chỉ tích cực cho con ăn nhiều trái cây hàng ngày thôi. Đặc biệt nên cho con ăn những loại quả có múi như cam, quýt, bưởi… vì chúng chứa nhiều vitamin C và khoáng chất, alij giàu chất chống oxy hóa.

    Bạn cũng nên giữ ấm cho con thường xuyên nhé. Đừng quên khuyến khích con vận động thật nhiều hàng ngày.

    Món cháo tăng sức đề kháng cho bé

    Nguyên liệu:
    Bột gạo dinh dưỡng Nestlé 20g ( 3muỗng canh)
    Sữa bột tiếp theo 15g (3 muỗng lường )
    Lòng đỏ trứng gà luộc (1/2cái)
    Cà chua xắt nhỏ 10g (1muỗng canh)
    Dầu ăn tinh luyện 5g (1muỗng cà phê)
    Nước lọc 200ml ( 1 chén)


    Cách làm:
    Cà chua nấu chín
    Để còn ấm hoà bột và sữa vào cho mịn
    Tán nhỏ lòng đỏ trứng gà cho vào sau cùng cho dầu ăn
    Mách bạn
    Nên luộc trứng chín và ngâm nước ngay để dễ bóc và tránh có màu xanh tụ lại xung quanh lòng đỏ
    Bạn có biết
    Cà chua cung cấp cho cơ thể 1 lượng vitamin C, caroten đáng kể giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ
    Dinh dưỡng trên 1 khẩu phần % giá trị
    Lượng 270 Calo (Kcal)
    210 Chất Đạm (g)
    9.518%Chất Béo (g)7.5 32% Chất Đường (g)26 50% Canxi (mg)232 Chất Sắt (mg)2.2 Iốt (mcg)167.7



    Chăm sóc bé sau khi ốm dậy
    Nuôi con bằng sữa mẹ thời hiện đại
    Bổ sung vitamin cho trẻ trong mùa đông
    Dùng thuốc kháng sinh cho trẻ sơ sinh
    Bà bầu nên ăn gì để con thông minh
    Chăm sóc trẻ mọc răng.
     
  3. Linh Su

    Linh Su Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/10/2013
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Làm gì để tăng sức đề kháng cho trẻ

    Biện pháp phòng ngừa bệnh sởi đối với trẻ dưới 9 tháng tuổi

    Không nên cho trẻ tiếp xúc với những người sốt phát ban nghi sởi để tránh lây lan.
    Cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

    Khi ra đời, bé cần được cho bú mẹ ngay vì những giọt sữa đầu tiên (sữa non) có nhiều chất giúp nâng cao hệ miễn dịch. Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp bé tránh được đáng kể những bệnh như viêm tai, dị ứng, tiêu chảy, viêm phổi, viêm màng não, viêm đường tiết niệu và chứng đột tử trẻ sơ sinh.

    Vacxin virus sởi sống kích thích cơ thể tạo miễn dịch chủ động chống sởi bằng cách sinh kháng thể đặc hiệu: Các globulin miễn dịch IgG và IgM. Cho nên đối với trẻ dưới 9 tháng không được tiêm vac xin nên cho con bú sữa mẹ và bổ sung sữa non để tăng cường các kháng thể tự nhiên IgG, IgM
    Sữa non có tác dụng cung cấp các kháng thể tự nhiên giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ.
    Để phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ, nên bổ sung sữa non để giúp cho trẻ nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức để kháng.

    Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nếu tiêm vắc xin sởi vào lúc 9 tháng tuổi, chỉ có khoảng 85% trẻ được tiêm vắc xin có đáp ứng miễn dịch. Còn lại khoảng 15% số trẻ không có đáp ứng miễn dịch do các yếu tố còn tồn lưu miễn dịch do mẹ truyền, tình trạng sức khỏe, chất lượng bảo quản vắc xin... 
    - Cho nên, một số trẻ em trong độ tuổi mới tiêm vắc xin sởi lần 1 vẫn có thể bị mắc sởi. Vì vậy, phải tăng cường thêm cho trẻ sữa non để tăng cường các kháng thể tự nhiên IgG, IgM, nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ.

    Đối với những bé không được bú sữa mẹ hoàn toàn Các nghiên cứu cho biết mỗi ngày trẻ uống 3g sữa non 100% có tác dụng tương đương với tiêm một ống thuốc tăng sức đề kháng.
    Cũng có bằng chứng từ các chuyên gia Thụy Điển thấy những bé được uống sữa non hàng ngày có sức đề kháng cao hơn 33% so với những bé khác.


    NHƯ VẬY, VIỆC BỔ SUNG SỮA NON CHO TRẺ ĐỂ PHÒNG CHỐNG DỊCH SỞI LÀ VIỆC LÀM CẤP THIẾT
     

Chia sẻ trang này