Thông tin: Xử trí và phòng ngừa chứng say nắng ở trẻ

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi choi1biet2, 6/5/2014.

Tags:
  1. choi1biet2

    choi1biet2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    8/7/2010
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    174
    Điểm thành tích:
    43
    Những ngày gần đây thời tiết nắng nóng, khí trời oi bức đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người, nhất là trẻ em. Một trong những ảnh hưởng rất dễ nhận biết khi nhiệt độ môi trường tăng cao là tình trạng mất nước do sự tăng tiết mồ hôi qua da và sự mất nước qua hơi thở làm cho trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, bứt rứt. Nghiêm trọng hơn trẻ em có thể bị say nắng.
    Nguyên nhân trẻ say nắng thường do cơ thể bị phơi dưới ánh nắng nóng quá lâu, vượt quá mức chịu đựng của cơ thể, dẫn đến nhiều rối loạn ở các cơ quan, nhất là hệ thần kinh.

    Những dấu hiệu trẻ đang bị say nắng
    Khi cơ thể bị nóng quá mức, trung tâm điều hòa nhiệt độ ở thân não ứng biến bằng cách tiết mồ hôi để hạ bớt sức nóng của cơ thể. Tuy nhiên đối với trẻ em, trung tâm này chưa phát triển hoàn chỉnh nên sự giải nhiệt không tốt, khiến trẻ rất dễ bị say nắng khi cơ thể phải phơi nắng quá lâu. Nếu không cấp cứu kịp thời, trẻ có thể tử vong. Những dấu hiệu gợi ý sau đây báo hiệu trẻ đang bị say nắng:
    - Mệt mỏi, mắt lờ đờ.
    - Cơ thể nóng ran, mặt đỏ gay, thân nhiệt lên đến 41độC.
    - Trẻ than đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.
    - Trẻ có giác buồn nôn, ói mửa.
    - Một số trẻ có thể bị ngất xỉu.
    - Nhịp thở yếu, nhanh.
    - Mạch nhanh yếu, khó bắt, hoặc thậm chí không bắt được mạch.
    - Trường hợp say nắng nặng, trẻ sẽ hôn mê hoàn toàn và lên những cơn co giật.
    Sơ cứu đúng cách trẻ bị say nắng
    Khi trẻ bị say nắng, cần nhanh chóng tìm phương tiện đưa trẻ đi cấp cứu tại một cơ sở y tế gần nhất để bảo đảm sự an toàn cho trẻ. Trong khi chờ đợi, phụ huynh phải thật bình tĩnh thực hiện ngay một số biện pháp sau đây:
    - Nhanh chóng đưa trẻ đến chỗ thoáng mát như phòng thông gió, hành lang có mái che hoặc dưới tán cây có nhiều bóng mát.
    - Cởi hết quần áo trẻ giúp trẻ hạ nhiệt và dễ thở.
    - Dùng khăn thấm nước mát đắp lên đầu, lên trán trẻ để giải nhiệt.
    - Dùng một khăn khác, cũng thấm nước mát, lau nhẹ nhàng mình mẩy, chân tay của trẻ.
    - Cho trẻ uống nước đầy đủ (nước trái cây, nước khoáng, hoặc nước đã đun sôi để nguội). Cho trẻ uống thật từ từ, từng chút một để tránh làm cho trẻ bị nôn.
    Những biện pháp kể trên cũng cần được tiếp tục thực hiện trong xe trên đường đến bệnh viện vì chúng rất hữu ích cho việc xử trí say nắng tiếp nối khi trẻ đến bệnh viện.
    Phòng ngừa hiệu quả chứng say nắng ở trẻ
    - Nên cho trẻ uống nhiều nước khi đi ra ngoài trời nắng nóng vì trẻ sẽ bị đổ mồ hôi nhiều và cơ thể rất dễ bị mất nước. Trẻ còn bú mẹ nên cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt. Những trẻ phải luyện tập thể lực hoặc tham gia các trò chơi vận động ngoài trời thì lượng nước mất sẽ nhiều hơn như vậy cần cho trẻ uống nước ngay cả khi trẻ chưa cảm thấy khát.
    - Hạn chế tối đa việc cho trẻ đi ra ngoài đường trong giờ nắng nóng cao điểm từ 11h - 4h chiều. Và khi đi ra nắng, hãy đảm bảo toàn cơ thể của trẻ cần được che nắng kín đáo như mặc áo dài tay, quần dài cho trẻ, đeo khẩu trang và đội mũ rộng vành cho trẻ để hạn chế tác hại sức nóng của ánh nắng mặt trời.
    - Cần tránh đột ngột sự tiếp xúc với nắng nóng. Không nên để trẻ quá gắng sức khi luyện tập thể lực hoặc chơi đùa ngoài nắng. Khi trẻ cảm thấy mệt mỏi, ra mồ hôi quá nhiều nên khẩn trường đưa trẻ vào chỗ râm mát để nghỉ ngơi.
    - Mặc cho trẻ quần áo thoáng, mát, màu nhạt để dễ thấm mồ hôi và thoát nhiệt, và giúp tránh hấp thụ nhiệt từ môi trường.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi choi1biet2
    Đang tải...


  2. choi1biet2

    choi1biet2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    8/7/2010
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    174
    Điểm thành tích:
    43
    Bài thuốc tẩy giun cho trẻ nhỏ đơn giản và hiệu quả

    Trong dân gian có nhiều bài thuốc tẩy giun cho trẻ nhỏ rất đơn giản, có thể các mẹ không biết.
    Tẩy giun cho bé là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, việc dùng các loại thuốc tẩy giun có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé. Trong dân gian có nhiều bài thuốc tẩy giun cho trẻ nhỏ rất đơn giản nhưng lại đem lại hiệu quả tuyệt vời, có thể các mẹ không biết.
    Rau sam
    Hẳn không nhiều mẹ biết, rau sam là ‘vị thuốc’ trị giun kim rất hiệu quả. Cách làm: khi trẻ có dấu hiệu bị giun, mẹ chỉ cần lấy khoảng 50g rau sam tươi (đã rửa sạch), sau đó thêm ít muối vào giã nát rồi vắt lấy nước. Để bé dễ uống hơn, mẹ có thể thêm vào ít đường (nhưng đừng quá ngọt). Cho bé uống liền trong 3-5 ngày.

    Hạt trâm bầu
    Tác dụng tẩy giun của hạt trâm bầu tới 70% so với dùng thuốc lại an toàn, không hại sức khỏe. Cách làm: Dùng hạt trâm bầu nghiền trộn với lá mơ tam thể, hấp chín tới và cho trẻ ăn vào buổi sáng sớm khi đói. Ăn liên tục từ 3-5 ngày.
    Hạt bí ngô
    Hạt bí ngô chữa sán, giun kim, giun móc cực kỳ hay.
    Để tẩy giun sán, dùng hạt bí bóc vỏ, nghiền nát, thêm nước và trộn với mật hoặc đường khi uống. Người lớn dùng 100g, trẻ em 3-4 tuổi dùng 30g, trẻ 5-7 tuổi dùng 50g, 7-10 tuổi dùng 75g. Uống vào sáng sớm, lúc đói.
    Để tẩy giun đũa, có thể rang hạt bí, ăn vào sáng sớm, lúc đói. Trẻ em mỗi lần ăn từ 30-50g, người lớn từ 60g.
    Để tẩy giun kim khoảng 30-50g hạt bí giã nát. Ngày uống 2 lần với nhiều nước, liên tục trong 7 ngày, lúc đói.
    Để tẩy giun móc, dùng khoảng 120g hạt bí và hạt cau nghiền thành bột, mỗi ngày uống 2 lần vào sáng, chiều lúc đói, liền trong 3-4 ngày.
    Tỏi
    Lấy tỏi đã bóc võ, giã nát. Sau đó, cho tỏi vào nước đun sôi để nguội với tỷ lệ 1/10, ngâm trong 1-2 giờ. Tiếp theo, lấy nước cốt ngâm tỏi qua gạc lọc. Cuối cùng, trộn đều nước cốt tỏi với lòng đỏ trứng gà.
    Sử dụng dung dịch này thụt rửa hậu môn cho trẻ hàng ngày liên tục từ 3-5 ngày để trị giun kim. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng tỏi giã nát trộn với dầu vừng hoặc dầu lạc bôi vào hậu môn để trị giun kim cho trẻ.
    Lá mơ lông
    Nếu trẻ bị nhiễm giun đũa thì lấy khoảng 50g lá mơ rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho thêm một ít muối hòa tan rồi uống. Uống vào buổi sáng lúc đói, sau 2-3 ngày giun sẽ ra hết.
    Cà Rốt
    Cà rốt có công năng tẩy giun (nhờ chứa lưu huỳnh), hơi nhuận tràng (giúp thải loại giun) và bổ dưỡng nhờ rất giàu vitamin (A, C, B6), khoáng chất, kali, thiamine, folic acid và măng-gan để tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, loại quả này cũng trị bệnh viêm đường tiêu hóa và tiêu chảy.
     
  3. choi1biet2

    choi1biet2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    8/7/2010
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    174
    Điểm thành tích:
    43
    Những bệnh thường gặp ở trẻ mùa hè

    Thời tiết nóng bức với đặc điểm nóng ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, gây nhiều bệnh tật ở trẻ như say nắng, sốt, tiêu chảy, viêm não…
    1. Say nắng
    Mùa hè nhiệt độ tăng cao làm giãn mạch máu não, gây áp lực cho vùng sọ khiến đầu đau nhức, co giật, hôn mê do não bị ức chế. Ngoài ra, nhiệt độ cao và tia cực tím của mặt trời vào mùa hè còn có thể gây tác hại đến gen ức chế ung thư làm gia tăng sự lão hóa và tạo điều kiện cho ung thư xuất hiện.
    Cách phòng chống
    Các bậc phụ huynh không cho trẻ chơi ngoài trời nắng nóng, chống nắng cho trẻ bằng cách cho trẻ đội mũ rộng vành khi đi ra ngoài, mặc quần áo dài tay để vùng da không bị lộ ra ngoài, sử dụng kím râm để bảo vệ mắt.
    Ngoài ra, có thể tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu caroten, vitamin C, vitamin E để hỗ trợ cho cơ thể của trẻ chống lại các ảnh hưởng của ánh ắng và sự oxy hóa. Cho trẻ uống nhiều nước
    2. Rôm sảy
    Rôm sảy là bệnh xảy ra trong mùa nắng nóng, khi nhiệt độ tăng cao.

    Khi trẻ bị sốt cần tư vấn bác sĩ để hạ sốt cho trẻ.
    Ở trẻ nhỏ, do tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn chỉnh nên việc điều tiết mồ hôi kém, da của trẻ dễ bị tác động bởi môi trường. Thời tiết nắng nóng, mồ hôi của trẻ sẽ tiết ra nhiều làm tắc nghẽn lỗ chân lông, các chất bẩn ứ đọng lại ở da gây viêm nang tuyến chân lông, ngứa ngáy và khó chịu ở trẻ.
    Rôm sảy chủ yếu mọc ở da đầu, cổ, vai, ngực và lưng, cũng có thể mọc ở kẽ nách hoặc háng.
    Cách phòng chống
    Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, vải mềm, thấm mồ hôi
    Thường xuyên tắm gội cho trẻ sạch sẽ để giữa cho da được khô, sạch, lỗ chân lông được thông thoáng. Tắm bằng nước lạnh.
    Tránh thời tiết nắng nóng, có thể dùng quạt thông khí, máy điều hóa nhiệt độ.
    Chỗ ngủ phải đảm bảo thoáng khí, mát mẻ.
    3. Sốt
    Sốt virus và sốt phát ban là những biểu hiện rất phổ biến ở trẻ.
    Khi trẻ bị sốt virus thường có biểu hiện như nhiệt độ cơ thể tăng cao 39 – 40 độ C, trẻ biếng ăn, khóc, nằm li bì, có khi còn bị co giật.
    Trong trường hợp trẻ bị sốt phát ban thì sẽ có các dấu hiệu như sốt, ho, sổ mũi, nổi nhiều ban đỏ trên cơ thể. Đối với những trẻ sốt phát ban thường không sốt cao nên các bà mẹ sẽ nhận biết muộn hơn, vì vậy, cần chú ý, không được chủ quan để tránh những biến chứng do bệnh gây ra.
    Ngoài ra, trẻ còn có triệu chứng đau đầu, nôn ói,…Khi trẻ có các biểu hiện này nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.
    Cách phòng chống
    Các bậc cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng dung dịch tránh nhiễm vi khuẩn.
    Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn các loại trái cây giàu vitamin C, các loại nước ép hoa quả…
    Hạn chế tiếp xúc với những người bị bệnh bởi đây là bệnh rất dễ lây lan.
    Khi trẻ bị sốt cao cần đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế điều trị.
    4. Tiêu chảy
    Khi nhiệt độ tăng cao, đồ ăn dễ bị ôi thiu, chóng hỏng, các loại vi khuẩn sinh sôi nhiều như ruồi, muỗi,…nên dễ làm lây lan các dịch bệnh đường tiêu hóa, gây bệnh tiêu chảy, dẫn đến mất nước khiến cơ thể trẻ suy nhược.
    Cách phòng chống
    Khi chế biến thức ăn cho trẻ phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không để ruồi, muỗi bâu vào đồ ăn. Đồ ăn cần đươc che đậy, bảo quản.
    Rửa tay bằng xà phòng cho trẻ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh
    Phòng của trẻ phải được vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát
    Bổ sung thực phẩm giàu kẽm, sắt, acid folic cho trẻ.
    5. Viêm não
    Viêm não là tình trạng nhiễm khuẩn thần kinh với các biểu hiện như sốt cao, đau đầu, rối loạn ý thức, hôn mê, có thể bị liệt… Nếu bệnh nặng, có thể biến chứng nguy hiểm. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao và được truyền từ súc vật sang người như do muỗi đốt.
    Cách phòng chống
    Đảm bảo nơi ở thoáng mát, sạch sẽ
    Phun thuốc diệt muỗi, côn trùng và tiêm phòng vắc xin phòng viêm não cho trẻ
    Khi ngủ phải mắc màn cho trẻ.
    Tránh các hoạt động ngoài trời vào buổi chiều để tránh bị muỗi đốt,
    Thực hiện tốt các nguyên tắc vệ sinh ăn uống để phòng ngừa viêm não do các virut đường ruột gây nên.
     
  4. lam_tamnhu

    lam_tamnhu thờ trang nữ giá rẻ

    Tham gia:
    1/12/2013
    Bài viết:
    4,630
    Đã được thích:
    432
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Xử trí và phòng ngừa chứng say nắng ở trẻ

    sang mùa hè thời tiết nóng lưcf lắm pải cẩn thận với trẻ nhỏ
     
  5. dacsanlongnhanhy

    dacsanlongnhanhy 0978 249 568

    Tham gia:
    3/12/2012
    Bài viết:
    7,974
    Đã được thích:
    795
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Xử trí và phòng ngừa chứng say nắng ở trẻ

    Mùa hè nóng bức, ko nên cho trẻ đi nắng
     

Chia sẻ trang này