Em bé mới sinh

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi Hai Yen, 4/6/2010.

Tags:
  1. Hai Yen

    Hai Yen Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/1/2009
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    218
    Điểm thành tích:
    83
    Chắc hẳn bạn sẽ thấy em bé khác với những gì bạn mong đợi. Bé dường như nhỏ hơn so với điều bạn tưởng tượng và rất yếu ớt, mong manh.

    Đầu của bé có thể trông rất là lạ và toàn thân bé có thể phủ đầy một chất trắng hòn gọi là chất bã (vernix). Các hệ thống chức năng trong cơ thể bé hoạt động chưa được hữu hiệu lắm nên bạn sẽ thấy trên người bé những đốm những mảng da rộp và những biến đổi màu sắc, tất cả đều là những biểu hiện hoàn tòan bình thường. Bạn cứ hỏi bác sĩ hay nữ hộ sinh nếu có điều gì thắc mắc. Họ sẽ giải thích cho bạn hiểu rõ để bạn được an lòng.

    Có thể bạn thương yêu bé ngay lập tức. Nhưng nếu như bạn không cảm thận tình thương đó một cách mạnh mẽ ngay từ lúc đầu thì bạn hãy cứ đợi một thời gian. Một khi đã làm quen với em bé, chăm sóc và nựng nịu bé, khi bạn thấy bé đã biết nhận ra bạn và nín khóc khi nghe bạn lên tiếng thì tình thường sẽ lớn dần lên một cách tự nhiên.



    Những cảm tường đầu tiên

    Bạn chớ có hoang mang nếu em bé của bạn trông không được hoàn hảo. Mới sinh ra, ít em bé nào được như vậy. Bạn có thể thấy một vài vết đỏ và những dấu hay nốt sần sùi, tuy nhiên đa số những dấu này đều biến mất khi em bé được độ hai tuần.

    Đầu

    Một hình dạng đầu kỳ lạ thường là do sức ép của tử cung lúc rặn đẻ. Trong vòng hai tuần đầu em bé sẽ có dáng vẻ bình thường.

    Trên đỉnh đầu có một điểm mềm (cái thóp) nơi các xương sọ chưa gắn liền với nhau. Các xương này sẽ liền nhau khi em bé được 18 tháng.

    Mắt

    Màu mắt thật có thể không phát ra cho đến khi em bé được khoảng 6 tháng tuổi.

    Mí mắt bị sưng thường là do sức ép lúc rặn đẻ, tuy nhiên bạn hãy yêu cầu bác sĩ hay nữ hộ sinh kiểm tra lại mắt em bé vì đôi khi có nhiễm trùng.

    Mắt em bé lé là chuyện thường. Trong những tháng đầu, em bé có thể (tùy từng lúc trông như lác (lé) mắt).

    Lưỡi

    Lưỡi trông như thể neo xuống sàn khoang miệng nên đầu lưỡi trông như hơi tẻ đôi khi em bé lè lưỡi ra. Đầu lưỡi sẽ mọc dài ra phía trước trong năm thứ nhất.

    Bàn tay và bàn chân

    Tay và chân bé có thể có sắc xanh vì hệ tuần hoàn của em bé chưa hoạt động thích nghi. Nếu bạn chuyển bé sang một tư thế khác, tay chân sẽ trở nên hồng hào.

    Móng tay em bé có thể dài lúc mới sinh, bạn hãy cắn chứ đừng cắt mong tay cho bé.



    Đôi vú của em bé có thể căng phồng và rỉ ra luôn cả một chút sữa. Điều này là hoàn toàn bình thường ở cả trai lẫn gái. Vú căng như vậy sẽ xẹp xuống trong vòng hai ngày. Bạn chớ nặn cho sữa ra.

    Bộ phận sinh dục

    Bộ phận sinh dục trông có vẻ lớn ở cả bé trai lẫn bé gại

    Em bé gái có thể tiết dịch “huyết trắng” từ âm hộ ra. Điều này là do các kích thích tố của người mẹ và sẽ sớm biến mất.

    Tinh hoàn của em bé trai ở khi bị tụt vào trong bẹn. Nếu bạn có thắc mắc điều gì, hãy hỏi bác sĩ.

    Da

    Những đốm hoặc vết nổi bạn là điều bình thường và chúng cũng sẽ tự mất đi

    Da tróc đặc biệt là ở tay và ở chân cũng chỉ trong vòng một hai ngày là bong đi.

    Lông tơ trên cơ thể có thể thấy được đặc biệt nếu bé sinh sớm. Lông này sẽ rụng đi trong vòng hai tuần khi bạn lau bé.

    Chất bã vernix trắng, nhờn là chất bảo vệ da bé trong tử cung, có thể phủ toàn thân bé. Chất này có thể lai sạch đi dễ dàng.

    Các bớt bẩm sinh thường biến dần. Những vết này gồm:

    - Những vết đỏ (vết cò mổ) thường thấy trên mi mắt, trán và sau cổ, chúng lặn đi sau khoảng một năm.

    - Vết chàm dâu có thể gây lo lắng khi chúng lớn dần lên nhưng chúng thường biến mất khi bé lên 5.

    - Vết đốm xanh da trời (vết chàm lam), thường thấy ở phần lưng dưới của những em bé có da thẫm.

    - Vết màu đỏ tươi hoặc hơi tía là những vết bớt vĩnh viễn

    Phân

    Lúc mới sinh, ruột bé chứa một chất màu sậm, dính gọi là phân su. Khi bé bắt đầu bú, phân sẽ đổi màu.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Hai Yen
    Đang tải...


  2. Hai Yen

    Hai Yen Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/1/2009
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    218
    Điểm thành tích:
    83
    Kiểm tra bé

    Bé sẽ được khám nhiều lần trong tuần đầu. Các cô nữ hộ sinh sẽ cân em bé đều đặn và kiểm tra bé hằng ngày để xem có vấn đề gì hay có dấu hiệu nhiễm trùng không. Cô nữ hộ sinh cũng là một xét nghiệm khác (gọi là xét nghiệm Gutherie) khi em bé được khoảng 6 ngày tuổi. Ngoài ra, bé còn được bác sĩ khám tổng quát ít nhất một lần trong vài ngày đầu và đó là cơ hội tốt để bạn trao đổi về cả những gì bạn thắc mắc.

    Khám tổng quát

    Bác sĩ sẽ kiểm tra em bé từ đầu đến chân để bảo đảm không có gì khác thường.

    1. Bác sĩ đo đầu và tìm xem có gì khác thường không. Bác sĩ kiểm tra thóp và sờ vòm miệng để xem vòm có được hoàn chỉnh không.

    2. Bác sĩ nghe tim và phổi để xem hai cơ quan này có bình thường không. Tiếng thổi tim là bình thường ở trẻ sơ sinh và thường không phải là dấu hiệu khuyết tật.

    3. Bằng cách đặt tay lên bụng bé, bác sĩ kiểm tra các cơ quan bụng có đúng kích thước bình thường không. Bác sĩ cũng bắt mạnh ở cùng bẹn em bé.

    4. Bộ phận sinh dục được kiểm tra xem có gì bất thường không. Nếu bạn sinh bé trai, bác sĩ sẽ khám xem cả hai tinh hòan đã tụt xuống chưa.

    5. Bác sĩ cử động nhẹ nhàng trở qua trở lại chân tay em bé và kiểm tra xem hai bên chân dưới và bàn chân có ngay hàng không, hai chân có đúng chiều dài và có tật vẹo không

    6. Bác sĩ kiểm tra hông xem có trậ khớp không bằng cách gập chân bé lên và xoay tròn nhẹ nhàng

    7. Bác sĩ lần ngón tay cái xuống dọc theo lưng bé để xem tất cả các đốt xương sống có ở đúng vị trí trên cột sống không.

    Thử nghiệm GUTHRIE: Nữ hộ sinh thực hiện thử nghiệm này cho bé từ 6 đến 7 ngày sau khi sinh. Cô đỡ chích một điểm nhỏ ở gót chân em bé, để lấy một mẫu máu. Mẫu máu này được xét nghiệm xem có PKU hay không, một nguyên nhân hiếm của bệnh tâm thần và thiểu năng tuyết giáp.
     
  3. AOFF2010

    AOFF2010 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    18/4/2010
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Bài viết chi tiết và tỷ mỉ quá, hi! Cám ơn chủ tóp!
     
  4. Hai Yen

    Hai Yen Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/1/2009
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    218
    Điểm thành tích:
    83
    Sáu tuần tuổi

    Kiểm tra sức khỏe lúc được sáu tuần này là lần kiểm tra đầu tiên về tiến trình phát triển dành cho một em bé sơ sinh. Bác sĩ ở bệnh viện đa khoa hay phòng y tế phường sẽ thực hiện việc kiểm tra sức khỏe này cho em bé một cách thân mật và vui vẻ.



    1. Đánh giá tổng trạng: Bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về sức khỏe và nết ứng xử của bé. Bác sĩ sẽ đánh thức bé dậy và nói chuyện với bé để đánh giá việc bé đáp ứng với một gương mặt lạ tới mức độ nào. Bác sĩ tìm kiếm nụ cười đầu tiên kỳ diệu ấy là dấu hiệu bảo đảm bé đang phát triển một nhân cách bình thương, hòa nhã. Bà kiểm tra thị lực của bé bằng cách di chuyển cái trống lắc ngang qua tầm nhìm của bé. Bé theo dõi cả hai mắt chứng tỏ là thị lực tốt không có dấu hiệu lác mắt nào.

    2. Chân tay và trương lực cơ bắp thịt: Bác sĩ tự tay cởi áo cho bé để có thể quan sát trương lực cơ bắp thịt và xem em bé cử động chân tay thế nào.

    3. GIữ được đầu ngay: Bác sĩ nhấc bổng bé lên xem bé có giữ được đầu ngay hàng với thân không. Rồi bà quan sát khi bà béo cho bé lên tư thế ngồi

    4. Phạn xạ nắm tay: Một em bé sơ sinh có thể nắm chặt một ngón tay đặt trong lòng bàn tay và giữ nó rất chặt. Được sáu tuần những phản xạ lúc mới sinh mất đi dần dần là chuyện bình thường.

    5. Vòng đầu: bé được đo vòng đầu để kiểm tra xem có phát triển bình thường không.

    6. Nhịp tim: Bác sĩ nghe tim bé bằng ống nghe khoảng 120 nhịp/phút là bình thường trong năm đầu

    7. Cơ quan nội tạng: Bác sĩ nắn nhẹ một vòng bụng là yên tâm biết gan, dạ dày và lá lách đều phảt triển bình thường không có cơ quan nào quá lớn hay có hình dạng bất thường.

    8. Kiêm tra hông: Trật khớp hông vẫn còn khả năng xẩy ra vì vậy bác sĩ kiểm tra cử động của khớp bằng hai ngón giữa trong khi sờ nắn chân của bé.

    9. Cân nặng: cho tới giờ, bé đã được cân nặng với cả tá lót và bé sẽ được cân mỗi khi đến khám ở bệnh viện hay bất cứ khi nào bà mẹ yêu cầu, tăng cân bình thường cũng có nghĩa là em bé khở mạnh. Biểu đồ tăng trưởng của bé sẽ là một tài liệu ghi quan trọng cho những năm tới.
     
  5. Hai Yen

    Hai Yen Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/1/2009
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    218
    Điểm thành tích:
    83
    Giấc ngủ ngày và đêm

    Trong những ngày mới chào đời, bé thường chỉ ngủ từng giấc ngắn, không phân biệt ngày đêm và không có giờ giấc nhất định. Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt tùy theo mỗi đứa trẻ. Bạn đừng nên quá lo lắng nếu em bé của bạn phải mất lâu hơn thời gian trông đợi (hy vọng), mới ngủ được suốt đêm.



    Phân biệt rõ ngày và đêm

    Ngay từ giai đoạn sơ sinh, bạn hãy phân biệt rõ rệt cách bạn xử sự đối với giấc ngủ ban ngày và giấc ngủ ban đêm, để giúp cho em bé của bạn biết giờ nào là giờ chơi, giờ nào là giờ ngủ. Ban ngày, thỉnh thoảng bạn có thể đặt bé ngủ trong nôi xách, xe đẩ hay trong nôi giỏ mây: Nếu bạn đã sử dụng giường em bé rồi, bạn hãy dành riêng cái giường cho giấc ngủ ban đêm. Một cái nôi xách hay cái xe đẩy có thể đưa ra ngòai trời nơi có bóng mát, bao giờ cũng có mùng che muỗi và gài thắng. Trong nhà, cẩn thận đừng để cho chó, mèo vào phòng đặt em bé, nhưng không nhất thiết phải giữ im lặng tuyệt đốt cho em bé.

    Khi bé khóc, bạn hãy bế bé lên và tận dụng thời gian bé thức: bạn hãy giúp cho bé liên kết các thời gian ban ngày với sự vui chơi và thức tỉnh. Ban đêm, bạn nên quấn chặt bé lại, để bé khỏi vung chân vung tay giật mình thức dậy và bạn hãy đặt cho bé ngủ trong giường nếu bạn đang sử dụng một cái giường em bé. Khi bé thức dậy và đòi bú bạn hãy bế bé lên và yên lặng cho bé bú, nói ít chừng nào càng tốt chừng ấy và chỉ thay tã nếu bé đi vệ sinh xũng cả tã rồi. Bé sẽ hiều dần dân rằng các cữ bú đêm chỉ là công chuyện phải làm, không phải là lúc vui chơi, xã giao và giờ giấc ngủ của bé sẽ trở nên ngày một giống như giờ giấc ngủ của bạn hơn.

    Những giấc ngủ ngắn của bé biết đi

    Từ sáu tháng tuổi trở đi, giờ ngủ tối sẽ trở thành một nghi thức ngày một thêm quan trọng hơn trong một ngày của bé và bé cảm thấy mệt và sẵn sàng đón nhận giấc ngủ để có thể ngủ được suốt đêm. Bé cũng ngủ một chút ban ngày để cung cấp cho bé đủ sức lực cho cuộc sống năng động của mình và bé sẽ còn cần ngủ ngày như vậy, suốt thời gian lẫm chẫm biết đi. Tuy nhiên, bạn đừng để cho bé ngủ những giấc ngủ ngày quá lâu. Bạn cứ cho bé ngủ khoảng hai tiếng, mỗi giấc, (bé có thể thức dậy trước) rồi đánh thức bé dậy. Bé có thể càu nhàu và bỡ ngỡ nếu bé đang ngủ say bởi vậy bạn hãy cho bé thật nhiều thời gian trước khi đưa bé vào sinh hoạt kế tiếp.

    “Con tôi được 10 tháng tuổi, thường thức giấc vào 6 giờ sáng và không ngủ lại. Chúng tôi có thể là được gì?”

    Có lẽ đã ngủ đủ giấc nên bé dậy sớm vào buổi sáng. Bạn nên để một số đồ chơi trong giường của bé mỗi tối để sáng dậy, bé chơi với đồ chơi và bé sẽ không quấy. Khi bé đã chán đồ chơi đó và đòi mẹ, bạn cho bé một ít đồ chơi mới (nếu cần, bạn hãy thay tã luôn cho bé), như vậy bạn có thể tranh thủ ngủ thêm một chút. Nếu em é ngày nào cũng dậy sớm, thường xuyên, bạn có thể sắp xếp lại giấc ngủ ban ngày của bé sao cho bé đi ngủ tối muộn hơn. Bạn cũng nên che rèm kín hơn để tránh ánh sáng mặt trời làm bé thức giấc vào buổi sáng.
     
  6. Hai Yen

    Hai Yen Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/1/2009
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    218
    Điểm thành tích:
    83
    Sáu tháng tiếp theo

    Bé sẽ nhồi nhét rất nhiều điều mới lạ vào đầu mình trong giai đoạn này. Em bé sẽ ngồi được không cần có gì chống đỡ, bé có thể bỏ và cả đứng chựng khi thôi nói. Đây không phải là sự tiến triển đều đặn và không phải đứa bé nào cũng trải qua từng giai đoạn một.

    Bạn chớ ngạc nhiên nếu bé không bao giờ biết bò chẳng hạn: điều đó không hề làm cho sự phát triển của bé bị trì trệ. Đây là tuổi bắt đầu tập khám phá mọi vật mới lạ bằng cách đít nó vào miệng - thế cho nên những thức ăn bốc được bằng tay rất lý tưởng trong giai đoạn này. Từ nay cho đến tuổi lên hai, bạn cẩn thận đừng bao giờ cho bé vớ phải vật gì bén nhọn hay độc hại hoặc vật gì nhỏ để bé có thể nuốt được.

    Khám phá các hộp đựng đồ

    Bạn đừng ngạc nhiên nếu em bé của bạn lấy làm thích thú với những hộp đựng chẳng kém gì với các đồ chơi bên trong, Hãy kiểm tra xem hộp có kẹp bấm không và bỏ chúng đi

    Gây tiếng động

    Một cái thìa (muỗng) gỗ và một cái xoong tạo nên một cái trống hoàn hảo – em bé của bạn sẽ thích phang và nghe tiếng ồn ào.

    Ngồi thẳng dậy

    Em bé của bạn sẽ nghiêng về phía trước và dang rộng hai chân duỗi thẳng hi mới ngồi vững lần đầu. (Hãy đặt một cái gối đằng sau bé cho đến khi bé ngồi được thật vững). Giờ thì cả hai tay bé rảnh tha hồ khám phá. Một cuốn sách bằng ba cứng thì dễ lật trang và càng vui hơn nếu bạn có thể coi cùng với bé và chỉ vào cảnh hoạt động các đồ vật và nhân vật.

    Biết bò

    Đi loanh quanh bằng bốn vó là cả một thành tích lớn lao. Bé có thể không sử dụng hai chân theo cùng một cách, kiểu lết đi nghiêng về một bên bằng một đầu gối với bàn chân bên kia là hòan toàn bình thường.

    “Vỗ tay bà cho ăn bánh”

    Bạn hãy cho bé cầm mỗi bên tay một khối vuông nhỏ và bạn vỗ tay khi bé vỗ.

    Chơi vọc nước

    Bạn hãy cho bé thấy nước chảy như thế nào và cảm giác khi nước chảy lên tay ra sao. Rây hay bình nhựa rất có thể dùng thay thế cho xô nước đồ chơi.

    Hộp và đồ vật

    Khi bé lớn hơn một chút bạn hãy cho bé một cái hộp với vài cái truc chỉ xài hết, bé sẽ vui thích lấy từng cái trong hộp ra rồi lại bỏ từng cái vào hộp.

    Làm quen với quả bóng

    Bảy tháng tuổi, bé có thể thích thú nhìn một quả bóng lăn quanh, những lại ngạc nhiên khi tình cờ đụng vào làm cho nó lăn. Khoảng một tuổi, bé có thể biết nhặt lấy quả bóng, ném bóng đi cho nó lăn – bé đã biết quả bóng lăn ra làm sao.

    Tự đứng dậy và đi mon men

    Tới 10 tháng, bé có thể phối hợp tốt động tác tay và chân đẻ chíu vào đồ đạc mà đứng dậy (hãy dẹp bất cứ đồ vật nào bấp bênh). Bước kế tiếp là bắt đầu đi men vịn vào các đồ vật – gọi là đi dạo. Chắc hẳn là bé sẽ ngồi cái phịch xuống đất.

    Leo bậc cầu thang

    Hễ bao giờ em bé của bạn tỏ ra chú ý đến cầu thang, để cho bé được an toàn bàn hãy tập cho bé leo lên và leo xuống cầu thang bằng cách bò, mặt hứng vào bậc thang. Khi bạn không thể trông chừng bé thì bạn phải gần một cái cửa chắn cầu thang.

    Cũi và xe tập cho bé đi

    Một cái cũi có thể là một chỗ an tòan trong trường hợp bạn phải bỏ em bé một mình (em bé đã biết đi) trong chốc lát – để đi mở cửa chẳng hạn. Bạn đừng bao giờ để em bé trong cũi quá vài phút, bé sẽ đâm chán và dễ nổi cáu.

    Một cái xe tập đi cho em bé là một loại ghế có bánh xe mà bé có thể sử dụng chân dẩy đi quanh nhà. Xe máy có thể khiến cho việc tập đi của em bé chậm lại vì nó thiếu khuyến khích em bé tự đi dạo quanh một mình.

    Đừng bao giờ bỏ bé một mình trong cái xe tập đi. Cái xe rất dễ lật, đặc biệt là trên các nấc thềm thấp giữa phòng nọ và phòng kia.
     
  7. Hai Yen

    Hai Yen Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/1/2009
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    218
    Điểm thành tích:
    83
    Những đốm và mẩn đỏ

    Đốm và mẩn là gì?

    Nhiều bé sơ sinh trải qua một giai đoạn có nổi đốm đỏ, bởi vậy bạn đừng nên lo lắng nếu bé nổi một vài đốm – điều đó không có nghĩa bé bị bệnh. Một trong những mẩn đỏ thường gặp được gọi là chứng nổi mề đay sơ sinh (newborn urticaria). Chứng này thường xuất hiện trong tuần lễ đầu tiên và biến đi không cần chữa.



    Nếu em bé của bạn bị nổi mề đay sơ sinh, đơn giản là bạn cứ coi như không có đốm nào – tự nhiên rồi chúng cũng sẽ biến đi trong vòng hai hay ba ngày, như vậy bạn đừng có thoa bất cứ thứ nước hay kem gì lên chúng cả. Đừng thay đổi các cữ bú của bé – các đốm này không phải là do sữa không hợp với bé.

    Các triệu chứng: Những mảng đỏ ở giữa có chấm đỏ nhỏ xíu, hiện lên và biến đi trên nhiều phần đoạn cơ thể em bé và chỉ kéo dài vài giờ thội

    Bạn có thể làm gì?

    Hãy kêu bác sĩ nếu các đốm có mặt bằng phẳng và màu đỏ sậm hay đỏ bầm. Bạn hãy đi thăm bác sĩ càng sớm càng tốt, nếu:

    - Mỗi chấm nhỏ phát ra một khoảng trung tâm đầy mủ.

    - Bạn hãy nghĩ rằng có những đốm đỏ đã trở nên bị nhiễm trùng
     

Chia sẻ trang này