Làm thế nào đề giúp trẻ hay ăn chóng lớn

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi Hai Yen, 4/6/2010.

  1. Hai Yen

    Hai Yen Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/1/2009
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    218
    Điểm thành tích:
    83
    Các bậc phụ huynh là những bậc thầy tốt nhất cho con cái của mình! Trẻ con thường hay bắt chước những hành vi cư xử và thái độ của cha mẹ chúng. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể nhằm giúp gia đình bạn có những lợi ích thiết thực.

    Ưu tiên cho bữa ăn gia đình: Hãy lập ra thời gian biểu cố định cho các bữa ăn. Khuyến khích con trẻ tham gia đóng góp ý kiến về việc lập thời gian biểu, dắt trẻ đi chợ, khuyến khích trẻ cùng bố mẹ chuẩn bị bữa ăn để tạo hứng thú cho trẻ đối với thực phẩm trước khi ăn.
    Tạo không khí hứng thú và thoải mái cho bữa ăn: Tắt TV để dành thời gian trò chuyện và bày tỏ cảm xúc. Không kết tội hay phê bình con trong bữa ăn, cũng đừng tranh luận về thức ăn hay hành vi cư xử trong khi ăn.
    Ăn sáng cùng con: đây là bữa ăn quan trọng nhất của con bạn. Những đứa trẻ được ăn sáng đầy đủ thường có kết quả học tập tốt ở trường. Trẻ sẽ tập trung tốt hơn, đạt điểm bài kiểm tra cao hơn, và mau thuộc bài hơn những đứa trẻ không ăn sáng. Các bữa ăn khác trong ngày không thể bù đắp được bữa ăn sáng nếu trẻ vì lý do nào đó mà không ăn.
    Hãy làm tấm gương tốt cho trẻ: hãy thiết lập một lối sống khỏe mạnh và vận động. Tập cho trẻ ăn tất cả các nhóm thực phẩm và vận động cơ thể ít nhất 30 phút/ ngày trong hầu hết các ngày trong tuần. Hãy cùng trẻ vận động.
    Khuyến khích trẻ tập thể dục: tập thể dục sẽ giúp hệ thống cơ xương của trẻ phát triển. Hãy dùng những trò chơi vận động để vừa tập vừa chơi. Mục đích của việc luyện tập giúp trẻ khỏe mạnh và sử dụng năng lượng một cách có ích, hơn là để làm ốm và tiêu phí năng lượng. Hầu hết các trẻ em không phải là những vận động viên thể thao năng khiếu. Hãy khuyến khích chúng tham gia những trò chơi vận động và làm cho chúng cảm thấy thích thú với các trò chơi vận động.
    Đừng để ý quá nhiều đến chuyện “mập, ốm, cao, lùn” : Đừng phê bình hoặc có những nhận xét không hay về người khác trước mặt trẻ. Cũng đừng tự phê bình bản thân mình hoặc phê bình trẻ về những khiếm khuyết của cơ thể.
    Hãy nói với trẻ rằng mọi thứ đều ổn: Hãy phản đối nếu trẻ cho rằng phải ăn kiêng để có được thân hình lý tưởng thì mới hạnh phúc, hoàn thiện và được nhiều người chú ý.
    Giúp trẻ tự đánh giá bản thân: Hãy tôn trọng trẻ như những người khác. Hãy đánh giá cao những kỹ năng và năng khiếu của trẻ. Nhìn nhận khả năng sáng tạo, óc thông minh, sự trưởng thành về mặt cảm xúc và những khả năng thể thao hay âm nhạc.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Hai Yen
    Đang tải...


  2. Hai Yen

    Hai Yen Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/1/2009
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    218
    Điểm thành tích:
    83
    10 yếu tố ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ trẻ em

    Theo đà phát triển của cuộc sống hiện đại, một số vấn đề sức khỏe đã nảy sinh do hậu quả của xã hội công nghiệp hóa, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em nhưng ít được các bậc cha mẹ quan tâm. Lâu ngày sẽ sinh ra bệnh tật. Có thể kể đến 10 yếu tố sau đây:

    1. Tai nghễnh ngãng vì tiếng ồn

    Thống kê gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy trong số trẻ em nghe kém cả hai tai, có đến 61% không phải là hậu quả của bệnh mà do ảnh hưởng của tiếng ồn.

    Nguồn gốc khuấy động không gian yên tĩnh ngày nay có rất nhiều: từ những loa nhạc công suất cao ở các tụ điểm ca nhạc, loa nghe nhạc cá nhân, tiếng còi, tiếng gầm rú của xe, tiếng ồn từ những khu vực sản xuất v.v... Trẻ càng nhỏ, tác hại của âm thanh càng lớn, gây tổn hại cho thính lực, nhất là với các loại đồ chơi phát ra tiếng ồn mà bé thường chơi.

    Một công trình khảo sát đại trà trong nhiều năm tại Mỹ bằng phương pháp thính lực đồ đã phát hiện có đến 11,4% trẻ em từ 6-19 tuổi bị dị tật ở tai, trẻ nam nhiều hơn nữ và tùy thuộc vào lứa tuổi. Trong 597 trẻ có thính lực đồ bất thường thì có 18% nghe bình thường, 57% sức nghe giảm nhẹ, 20% giảm trung bình và 5% sẽ bị điếc. Công trình nghiên cứu đi đến kết luận tại Mỹ đã có khoảng 5,2 triệu trẻ em bị rối loạn thính giác có thể dẫn đến điếc. Tiếng ồn trong môi trường sống công nghiệp hóa là một tác nhân quan trọng gây ra tình trạng này.

    Ngoài việc giảm thính lực, tiếng ồn còn làm trẻ không nghe được tiếng người lớn, vốn là phương tiện giúp trẻ mau nhận biết ngôn ngữ, do đó làm bé chậm biết nói.

    2. Nước củ dền có phải là thuốc bổ máu?

    Nhiều bà mẹ muốn con bổ máu, đã dùng nước củ dền pha sữa cho con. Ðây là một sai lầm trầm trọng có thể gây ngộ độc và dẫn đến tử vong. Sai lầm phát xuất từ chỗ máu có màu đỏ, vitamin B12 bổ máu màu đỏ, nước củ dền cũng màu đỏ, từ đó dẫn đến ngộ nhận dùng nước củ dền pha sữa sẽ có tác dụng bổ máu.

    Hàng năm, các khoa nhi cũng như những bệnh viện nhi ở nước ta vẫn thường phải tiếp nhận các ca cấp cứu ngộ độc do cha mẹ dùng nước củ dền pha sữa cho con uống, làm trẻ bị suy hô hấp do dư lượng nitrat trong thuốc bảo vệ thực vật. Nitrat, nitric trong nước củ dền khi vào cơ thể sẽ bám vào hồng cầu, biến ion sắt nhị (Fe 2+) thành ion sắt tam (Fe 3+), làm mất khả năng chuyên chở oxy trong tuần hoàn máu khiến cơ thể tím tái, suy hô hấp, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Ðiều nguy hiểm là tuy trẻ bị suy hô hấp nhưng lại không thở bằng oxy được, do không thể gắn kết oxy vào máu từ bệnh methemoglobine máu do nước củ dền gây ra.

    3. Ngộ độc do thuốc chống nôn

    Mùa du lịch, cha mẹ thường đưa con đi chơi xa. Tình trạng say tàu xe sẽ dễ xảy ra. Trong trường hợp này, cha mẹ thường cho con dùng thuốc chống nôn không qua ý kiến bác sĩ. Thuốc quen thuộc là hoạt chất Metoclopramide HCl (với nhiều tên biệt dược), thường được dùng trong hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản, các thủ thuật chẩn đoán như nội soi ruột non và nôn khi trị liệu ung thư. Việc dùng Metoclopramide cho trẻ cần thận trọng vì có thể gây ra các phản ứng ngoại tháp. Và khi đưa trẻ cấp cứu, nếu người nhà không nói rõ đã dùng thuốc này thì có thể làm bác sĩ chẩn đoán nhầm và điều trị không đúng hướng.

    4. Bất cẩn trong gia đình

    Với trẻ em, phần lớn thời gian là ở trong nhà. Ðây cũng là nguyên nhân gây tai nạn nếu cha mẹ không có biện pháp phòng ngừa: chẳng hạn bị bỏng do đổ nồi canh, sờ trúng ổ điện đến nuốt luôn bịch thuốc... Các trẻ trai dưới 5 tuổi với bản chất hiếu động thường dễ bị tai nạn trong gia đình nhất. Té ngã là nguyên nhân đứng đầu, tiếp đến là bỏng, ngạt thở, ngộ độc.

    5. Dùng thuốc cẩu thả

    Sự dùng thuốc cẩu thả cũng là nguyên nhân gây nhiều tai họa đáng tiếc cho trẻ. Việc tự ý dùng thuốc nhỏ mắt chứa corticoid trong thời gian dài cũng có thể làm mắt bé sau này bị mù...

    6. Thiếu quan tâm chăm sóc

    Thời gian gần đây, y học đã báo động về tình trạng thiếu hụt tinh trùng ở đàn ông (giảm 50% trong nửa thế kỷ qua). Nhiều yếu tố được xem là nguyên nhân như sự ô nhiễm môi trường, thủng tầng ozon, tiếng ồn, stress, thuốc lá... Các tác giả Ðức vừa bổ sung thêm một yếu tố nữa, đó là tã lót trẻ em bằng plastic sẽ làm tăng nhiệt độ bìu tinh hoàn. Mà đối với nam giới, việc sản xuất tinh trùng có thể bị biến đổi nếu nhiệt độ ở dịch hoàn tăng lên dù chỉ 10C. Từ phát hiện này, có thể nghĩ đến việc dùng tã lót bằng chất liệu khác để không làm tăng nhiệt độ bìu tinh hoàn.

    7. Cho bé bú sữa bò quá sớm

    Theo Viện quan sát dinh dưỡng trẻ em thì việc cho bé bú sữa bò quá sớm có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ, làm trẻ bị thiếu sắt, dễ dẫn đến các bệnh như thiếu máu, gia tăng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh tai mũi họng và đường tiêu hóa. Mặt khác sự dư thừa protein sẽ dẫn đến bệnh béo phì sau này. Vì thế các chuyên viên dinh dưỡng khuyên không nên dứt sữa mẹ quá sớm trong năm đầu, thậm chí có thể kéo dài thời gian bú sữa mẹ đến năm thứ ba. Việc cho bé ăn dặm nên thực hiện từ từ với thực đơn giàu chất sắt như thịt đỏ, trứng...

    8. Trẻ em bị thiếu ngủ

    Ngày nay với sự phát triển các phương tiện truyền thông và giải trí gia đình (như TV, Video, Games...), trẻ thường có khuynh hướng ngủ muộn để xem phim hoặc chơi game. Việc thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển trí tuệ của trẻ từ 5-15 tuổi. Theo một công trình nghiên cứu tại Israel, những trẻ ngủ ít đi 1 giờ trong vài đêm thường hay bị mệt mỏi vào buổi tối và đạt điểm kém hơn các bé ngủ đủ giấc trong những trắc nghiệm phản ứng nhanh về trí nhớ. Ngoài ra các thức uống có gaz hoặc chứa nhiều cafein cũng có thể làm rối loạn giấc ngủ, gây ảnh hưởng xấu đến hành vi của trẻ (Theo một công trình nghiên cứu tại Ðại học Ohio (Mỹ) trên 191 thiếu niên trong hai tuần).

    9. Say mê vi tính

    Hiện nay máy vi tính gia đình đang rất phổ biến, nhất là tại các thành phố lớn. Nếu không kiểm tra trẻ, để các cháu chơi game trong nhiều giờ sẽ dẫn đến mệt mắt, nhức đầu, buồn nôn, chưa kể đến các tác hại do điện từ trường của máy vi tính gây ra. Việc ngồi quá lâu bên máy vi tính còn làm cho trẻ lười hoạt động, một yếu tố căn bản trong quá trình phát triển cơ thể. Với trẻ nhỏ, mỗi ngày không nên để ngồi quá 1,5 giờ bên máy vi tính. Do mắt trẻ rất nhạy cảm với ánh sáng cũng như điện từ trường từ màn hình máy tính phát ra, nên dễ dẫn đến khô mắt, nhức đầu. Ngoài ra, một số trò chơi mang tính bạo lực sẽ gây căng thẳng thần kinh trẻ, do đó cha mẹ phải thường xuyên kiểm tra nội dung của trò chơi cũng như thời gian chơi của trẻ.

    10. Thiết bị trường học gây bệnh tật

    Theo một kết quả kiểm tra năm 2002, có 96% số trường sử dụng bàn ghế học sinh sai quy cách làm cho học sinh mệt mỏi, uể oải trong giờ học và có thể dẫn tới vẹo cột sống, cận - viễn thị sau này. Ngay cả ở những trường thuộc hạng tốt, tình trạng vẫn không khả quan với 40% học sinh phải ngồi sai tư thế do các loại bàn ghế này. Nhưng đây là một vấn đề tổng thể thuộc phạm vi xã hội, ngoài tầm với của gia đình

    DS. TRƯƠNG TẤT THỌ
    (Sức khoẻ & Đời sống)
     
  3. Hai Yen

    Hai Yen Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/1/2009
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    218
    Điểm thành tích:
    83
    20 cách trị trẻ biếng ăn

    Việc cho bé ăn quả là một nghệ thuật thực sự: Hẳn không ít lần bạn đã trổ đủ “ngón nghề” chỉ cốt sao cho bé ăn được một vài thìa cơm hay mẩu thịt. Hẳn không chỉ một lần bạn băn khoăn, tại sao con người ta thì ăn uống dễ dàng thế kia, còn với con mình phải dùng đủ các biện pháp...

    Bạn không hề đơn độc: Có 20% các ông bố bà mẹ của trẻ 3 tuổi và 42% bố mẹ các bé 4 tuổi phàn nàn về sự biếng ăn của con mình.

    Nếu con bạn ăn ít hơn những đứa trẻ khác, bạn đừng bận tâm. Nếu con bạn vẫn phát triển bình thường thì bạn không có gì phải lo lắng.

    Con bạn hầu như không đói. Thật vậy! Bọn trẻ sinh ra với bản năng sinh tồn, điều đó khiến cho nếu như có thể thì chúng chỉ ăn đúng cái và đúng lượng mà cơ thể chúng cần. Do đó nên chấm dứt chế độ độc tài bên bàn ăn nhà bạn. Hãy để cho trẻ được quyết định nó sẽ ăn gì. Ngoài ra, dạ dày của trẻ nhỏ hơn của người lớn rất nhiều nên khẩu phần ăn của chúng nhiều nhất chỉ bằng một nửa của người lớn.

    Chiến tranh bên bát ăn thường hay xảy ra nhất khi bé lên 2 hay lên 3 tuổi và rất hiếm khi thực sự liên quan đến sự ăn uống. Bởi trẻ ở tuổi này đã bắt đầu muốn khẳng định mình. Bé đã để ý thấy những gì nó làm, nó nói đều có tác động đến những người xung quanh. Giờ đây bé muốn thử “tự vệ”. Bạn hãy cố gắng đừng để lộ ra là bạn muốn bát ăn của bé phải sạch trơn. Dần dần rồi bé sẽ hiểu ra rằng nó ăn không chỉ để mẹ vui, mà vì để không bị đói. Sự biếng ăn của trẻ đôi khi lại xuất phát từ những nguyên nhân khác. Thông thường khi nấu nướng, bạn chế biến món ăn theo khẩu vị của mình. Nghĩa là bạn nấu món ăn mà chính bạn thích. Nhưng biết đâu, bé lại có khẩu vị hoàn toàn khác và cái món “chủ lực” của bạn thì bé lại ghét cay ghét đắng?

    Làm thế nào để trẻ thích ăn hay chí ít thì cũng không sợ ăn:

    Bạn chỉ nên gợi ý cho bé ăn khi nó đã đói. Trẻ em thường chối bỏ thức ăn chẳng qua vì chúng chưa kịp đói. Thằng bé lười ăn của bạn hình như không bao giờ thấy đói? Cũng có thể do bạn đã không cho bé cơ hội ấy? Bạn hãy thử trong vài ngày liền không liên tục ép bé ăn. Hãy đợi để tự bé phải nhắc đến bữa ăn.
    Khi đã quan sát được lúc nào bé thường thấy đói, bạn hãy cho bé ăn vào những giờ cố định. Trẻ em thích cuộc sống điều độ.
    Hãy giảm số bữa ăn. Một đứa trẻ 3 tuổi thực sự không cần đến 5 bữa ăn mỗi ngày. Giữa bữa sáng và bữa trưa, thay vì cho bé ăn cháo hay một lưng cơm, bạn hãy cho bé ăn một quả chuối hay miếng đu đủ, có thể sau đó bé sẽ ăn trưa một cách ngon lành.
    Hãy giảm những bữa ăn vặt. Bạn thử xem liệu bé có hay ăn vặt không? Vài cái kẹo, một gói bim bim, tưởng như không là gì cả nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sự ngon miệng của trẻ.
    Hãy giảm khẩu phần ăn của bé. Một bát cơm đầy có ngọn quả không kích thích sự thèm ăn của bé chút nào. Trái lại là đằng khác - nó khiến trẻ sợ và ngán. Sẽ hoàn toàn khác nếu trước mặt bé là một miếng thịt nho nhỏ, một chút xíu cơm và vài thìa canh. Ngần này thì có thể ăn được. Mà ngần ấy cũng đủ để một đứa trẻ hai tuổi no bụng.
    Hãy quan tâm đến tính đa dạng của các món ăn. Nếu ngày nào bạn cũng dọn cho bé món trứng đúc thịt, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi nó không muốn ăn. Nếu bữa sau, bạn cho bé một khúc cá rán hay một bát súp sườn hầm khoai tây, củ cải, bạn sẽ thấy là ít ra thì bé cũng thử.
    Bạn hãy cố gắng để các món ăn bày lên bàn trông thật màu sắc và ngon lành. Bên cạnh những búp súp lơ trắng là những cánh hoa cà rốt màu cam rực, bên cạnh những khúc đậu đũa xanh có cà chua đỏ… Một sáng kiến rất hay là món salad thập cẩm: cà rốt, ớt ngọt, giá đỗ, khoai tây, dưa chuột…
    Hãy để cho bé tự chọn. Trước khi nấu ăn, bạn hãy hỏi bé: “Con thích ăn gì nào?” và đưa ra một thực đơn mà bạn có thể làm để bé chọn. Có thể bé sẽ chẳng chọn gì cả, biết làm sao được! Nhưng cũng có thể bé sẽ thích một món nào đó.
    Hãy chấp nhận một số ý thích trái khoáy của bé. Nếu bé nhất định đòi uống sinh tố cà chua với cam, bạn đừng lấy đó làm điều bực mình, hãy làm cho bé. Đó chẳng qua là khẩu vị. Nếu bé chỉ thích bánh mỳ kẹp hình tam giác hay uống sữa bằng ống hút, bạn cứ chiều theo ý thích của bé, chắc chắn rồi đến lúc bé sẽ chán.
    Đừng ép bé ăn cái mà nó không thích. Thay vì thịt, bạn có thể cho bé ăn trứng, cá hoặc giò, xúc xích. Nếu bé sợ rau, thì thay vì bực bội, bạn hãy cho bé ăn thêm trái cây.
    Bạn đừng cố giấu những thứ bé không thích ăn vào các món ăn. Vì chắc chắn bé sẽ phát hiện ra và sẽ không chịu ăn gì nữa. Và nguy nhất là bạn đã làm nó ghét cái món mà đến nay nó vẫn thích.
    Bạn có thể dùng chiến thuật “bình mới rượu cũ”. Thay vì cho bé ăn thịt với cơm, bạn kẹp thịt vào bánh mỳ. Bạn có thể cho canh vào cốc như một thứ đồ uống thay vì để ở bát như thường lệ. Bạn thử xay trái cây rồi cho vào ngăn đá cho đông sệt lại, có thể bé sẽ thích hơn?
    Chỉ có bé uống sau bữa ăn, chứ không để vừa ăn vừa uống, đặc biệt là trước bữa ăn. Nếu trước bữa ăn, dạ dày bé tẹo của bé đã được làm đầy bằng nước ngọt thì đương nhiên là suất ăn trưa không còn quyền cư trú trong đó nữa.
    Cứ để cho bé ăn lâu như nó thích. Việc bé nhẩn nha cả buổi trưa không có nghĩa là bé biếng ăn. Có thể việc tự ăn vẫn là quá khó đối với bé. Thậm chí cả khi bạn thấy bữa ăn dường như không bao giờ kết thúc, thì cũng đừng tỏ ra sốt ruột. Bé chỉ cần biết là bạn muốn nó kết thúc bữa ăn, nó sẽ đẩy bát cơm ra xa ngay. Vì điều đó dễ hơn so với việc xúc cơm cho vào miệng, rồi phải ngậm, nhai, nuốt!
    Các bạn hãy cùng ngồi ăn bên bàn bên bàn ăn gia đình. Ngồi ăn một mình thật buồn chán. Nếu bố kể chuyện có một con chim đến làm tổ trong vườn nhà thế nào, mẹ thì kể một chuyện vui khi đi chợ... Thế là bé vừa ăn vừa giỏng tai nghe, quên khuấy cái bát cơm đáng ghét.
    Bạn đừng bón cho bé, hãy để nó tự ăn. Phần lớn trẻ 2, 3 tuổi sẽ ăn nhiều hơn nếu mẹ để chúng tự ăn. Nếu mẹ cứ bón mãi, dần dần bé nhận thấy rằng ăn đúng là một việc khó chịu, chẳng khác gì gội đầu hay uống thuốc, cũng là mẹ làm cho bé. Hãy làm sao để bé thấy rằng được ăn là niềm vui, giống như chơi một trò chơi vậy.
    Bạn nên biết rằng “không” là một câu trả lời cần thiết. Không bao giờ ép bé ăn thêm thìa cơm cuối cùng. Nếu bé nói rằng nó đã no, hãy để bé đặt bát xuống, còn bạn không bình luận gì về chuyện đó.
    Hãy để bé cùng tham gia nấu nướng. Bé sẽ thấy rau muống mà bé tự tay nhặt, hay món thịt mà bé tự tay trộn gia vị sẽ ngon hơn rất nhiều.
    Bạn hãy quan tâm đến không khí của bữa ăn. Sự vội vã, lộn xộn, những xung khắc hàng ngày giữa bố và mẹ sẽ làm bé ăn mất ngon.
    Bé không nhất thiết phải ăn hết khẩu phần ngay một lúc. Bạn hãy thử chia nhỏ khẩu phần của bé, ví dụ bé có thể ăn bữa giữa buổi sau lúc đi dạo, hoặc một bát cháo nhỏ trước lúc bé ra sân chơi với các bạn. Có thể không khí trong lành sẽ khiến cho món thịt bò xào mà bé rất ghét trở nên ngon hơn.
     
  4. Hai Yen

    Hai Yen Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/1/2009
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    218
    Điểm thành tích:
    83
    6 Không trong bữa ăn của trẻ

    Đầu tiên là không nên “lên lớp” cho trẻ. Một số cha mẹ trong bữa ăn thường giáo huấn con mình, gây cho trẻ tâm lý khó chịu, bực tức, dẫn đến tình trạng tim đập nhanh, huyết áp tăng, khả năng tiêu hóa bị ảnh hưởng, khẩu vị giảm sút.

    Nếu tình trạng trên lặp lại thường xuyên, trẻ sẽ không còn cảm giác thèm ăn trước bữa ăn và có nhiều hậu quả nghiêm trọng về tâm sinh lý khác. Vì vậy, trong bất kỳ là bữa ăn nào mà trẻ tham dự, cần tạo một không khí vui vẻ, thích thú để nâng cao công năng tiêu hóa, có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần trẻ.

    Những điều không nên khác:

    Cho trẻ ăn những thực phẩm quá mặn: Những món này sẽ cung cấp quá nhiều natri trong khi thận của các trẻ phát triển chưa hoàn thiện, năng lực bài tiết natri còn kém. Như vậy, sự bài tiết sẽ bị ảnh hưởng, dấn đễn tổn thương thận, suy thận hoặc viêm cầu thận. Nồng độ natri trong máu tăng cao có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn máu - một trong những nguyên nhân gây bệnh huyết áp khi về già. Ngoài ra, việc ăn mặn còn khiến trẻ bị một số bệnh như suy tim, cơ bắp suy yếu.


    Sử dụng nhiều đồ đông lạnh trong thức ăn của trẻ: Tỳ vị của trẻ chưa hoàn thiện nên việc thức ăn lạnh vào dạ dày quá nhiều sẽ làm cho niêm mô huyết quản dạ dày bị co hẹp lại, dịch vị giảm. Đây là nguyên nhân giảm khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn trong cơ thể. Ngoài ra, thức ăn lạnh cũng khiến năng lực tiêu hóa của dạ dày giảm, hạn chế khả năng tiêu diệt vi khuẩn của dịch vị.

    Sự kích thích của thức ăn lạnh có thể làm cho dạ dày co giật, gây đau bụng tiêu chảy, khẩu vị kém. Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây ra những bệnh mạn tính như viêm đại tràng mạn, thường xuyên đau bụng đầy hơi...


    Cho trẻ ăn những thực phẩm có dùng chất màu tổng hợp: Y học hiện đại cho rằng, trẻ nhỏ nếu sử dụng kéo dài một lượng nhỏ thuốc nhuộm và chất màu thực phẩm sẽ có thể xuất hiện những biến đổi bất thường. Màu thực phẩm là những hợp chất hữu cơ tổng hợp hoặc bán tổng hợp, đã qua những quá trình tinh chế và thử nghiệm nghiêm ngặt; trong quá trình sử dụng cũng có những giới hạn nồng độ an toàn cho phép. Tuy nhiên, nếu thường xuyên ăn thực phẩm nhuộm màu, trẻ sẽ mất khả năng tự giải độc của cơ thể, bị rối loạn những chuyển hóa bình thường, xuất hiện đầy bụng, rối loạn tiêu hóa. Các sắc tố có thể tích tụ, gây ngộ độc mạn tính; nếu dính vào thành dạ dày, nó có thể gây biến đổi bệnh lý.

    Nếu vào các cơ quan của hệ thống bài tiết, chất màu có thể gây sỏi trong niệu đạo. Vịêc dùng quá nhiều thực phẩm màu sẽ làm rối loạn tác dụng truyền thông tin của hệ thống thần kinh, khiến cho thần kinh xung động gấp bội, hậu quả là trẻ trở nên quá hiếu động hoặc mắc bệnh đa động.


    Cho trẻ em dùng thức uống của người lớn: Các bộ phận trong cơ thể trẻ còn non yếu, năng lực ứng phó với sự kích thích của axit, kiềm, hưng phấn... còn tương đối thấp. Vì vậy, không nên để chúng dùng đồ uống của người lớn như cà phê, coca... Chất cafein có tác dụng gây hưng phấn tương đối mạnh đối với hệ thống thần kinh trung ương của trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não. Nước chè tuy có nhiều vitamin, nguyên tố vi lượng... nhưng cũng chứa cafein, làm cho trẻ hưng phấn, tim đập nhanh, đi tiểu nhiều, ngủ không yên giấc. Các chất trong chè kết hợp với protein trong thức ăn sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa và sự hấp thụ sắt, gây thiếu máu. Nước có ga thường chứa xút, có thể trung hòa axit dạ dày, cản trở tiêu hóa, gây nhiễm trùng đường ruột. Chất muối phophoric trong đồ uống này ảnh hưởng trực tiếp đến sự hấp thụ sắt của trẻ, gây thiếu máu. Còn các loại rượu, bia có thể kích thích niêm mạc dạ dày của trẻ, gây tổn hại tế bào gan, làm hại hệ thống thần kinh của trẻ, dẫn đến mất cân bằng sinh lý. Rượu bia cũng gây nhiều tác dụng phụ khác.


    Không nên ăn quá thừa dinh dưỡng: Trong thời kỳ phát triển để trưởng thành, sự hấp thu dinh dưỡng cao cấp vô độ sẽ gây quá thừa dinh dưỡng, làm cho tế bào miễn dịch phát triển quá sớm. Hậu quả là đến tuổi trung niên, sức miễn dịch của tế bào nhanh chóng suy thoái. Ở những trẻ quá thừa dinh dưỡng, khi đã trưởng thành, công năng của các bộ phận bất kỳ đều giảm mạnh.
     
  5. nghiasg

    nghiasg Thành viên mới

    Tham gia:
    11/6/2010
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Chào chị con nhà em cũng lười ăn lắm em có thăm khảo bạn em thì nói trẻ con bây giờ lười ăn, nên bạn em có nói cho con dùng cốm vi sinh safikid BIO. em cho cháu dùng 1 tuần thấy hiệu quả, ăn tốt hơn, ngủ tốt hơn, tất nhiên cháu sẽ lơn hơn..... nhà cho các mẹ nữa. em mua ở nhà thuốc chị tham khảo xem nhé vì thị trường có nhiều cốm vi sinh lắm nhưng có loại đó là được. chúc chị và cháu khỏe.
     

Chia sẻ trang này