Đứa trẻ hư cần áp dụng hình phạt. Tuy nhiên, việc áp dụng hình phạt phải thật khéo léo mới đủ sức răn đe và giúp bé ngoan hơn. Dưới đây là những nguyên tắc dành cho các ông bố bà mẹ trong khi xử phạt con cái. 1. Tính nhất quán Nếu bố rất kiên quyết trừng phạt vì hành động sai trái của con trong khi đó người mẹ xót con lại liên tục can ngăn thì không thể nào giáo dục một đứa trẻ nghe lời và biết ứng xử. Qua sự mâu thuẫn của bố mẹ, trẻ sẽ không hiểu được liệu việc làm của mình là tốt hay xấu, được hay không được. Mặt khác, chúng còn có tư tưởng ỷ lại bởi luôn có một người đứng về phía mình, cho nên sự răn đe hay trừng phạt của người kia không có nhiều ý nghĩa với chúng. Vì thế, trước khi đưa ra bất kì một hình thức xử phạt nào cho bé, hai vợ chồng cần phải thống nhất. Nếu bạn không đồng ý cách phạt con của chồng, hãy nói riêng với anh ấy để anh ấy có cách làm khác phù hợp hơn, chứ không phải là bênh trẻ chằm chặp. 2. Đưa ra lời cảnh báo Trước khi phạt bố mẹ cần trao cho trẻ cơ hội để sửa chữa những hành vi sai trái của mình bằng những lời cảnh cáo. Cảnh cáo cũng là cách để trẻ hiểu sức nặng trong lời nói của bố mẹ. Nếu không chịu nghe thì hậu quả sẽ sảy ra. Bởi vậy, trước khi phạt bé bố mẹ nên đưa ra những lời răn đe, để bé có thể nhận thức được hành động đó là sai trái và lần sau biết cách sửa chữa. 3. Phạt chứ không phải trừng trị Phạt con để trẻ hiểu được hành vi sai trái của mình, để trẻ hiểu được tấm lòng yêu thương và bao dung của bố mẹ, từ đó trẻ sẽ thêm kính phục và nghe lời bố mẹ. Điều này khác với hành vi trừng trị, tức là khi trẻ có lỗi chúng sẽ phải chịu đòn trừng trị ghê gớm, ở đó trẻ không thấy được tình yêu thương, chỉ có thể thấy sự nhói buốt của đòn roi, sự hả hê hay lạnh lùng của người lớn. Điều đó chỉ khiến đứa trẻ căm ghét dẫn đến chống đối bố mẹ quyết liệt hơn một khi chúng có đủ sức mạnh. 4. Biết kiềm chế Phạt con là điều bất khả kháng, nhưng ngay cả khi trách phạt con, bạn cũng nên thể hiện thái độ biết kiềm chế. Đừng vì qúa nóng giận mà đánh con, thóa mạ hay mạt sát chúng. Bạn không chỉ làm con tổn thương mà còn làm hình tượng của bạn sụp đổ trong mắt chúng. Ngược lại, luôn bình tĩnh, đặc biệt không hành động khi đang tức giận, để cảm xúc lắng xuống và từ từ giải quyết là các tốt nhất. Bạn sẽ tạo cho con tấm gương về sự bình tĩnh và luôn biết kiểm soát được những cảm xúc của mình. Trẻ đủ khôn để hiểu sự kiềm chế của bố mẹ lớn lao tới đâu và chúng biết làm gì để không tái phạm những điều tương tự. Theo nhật ký bé Các bạn đã từng áp dụng những nguyên tắc nào? Cùng chia sẻ với cả nhà để nuôi dạy con cái tốt hơn nhé!
Ðề: Phạt con, không phải trừng trị con Trên lý thuyết là vậy,nhiều khi trẻ bướng quá cũng phải trừng trị tới nơi tới chỗ
Ðề: Phạt con, không phải trừng trị con lúc bình tĩnh thì nói như vậy, nhưng mình hay bị mất kiểm soát lắm
Ðề: Phạt con, không phải trừng trị con mình thì hay bắt con úp mặt vào tường. nhiều khi cũng quát con, mắng con xong lại thấy ân hận
Ðề: Phạt con, không phải trừng trị con Phạt con cũng phải đúng cách, các mẹ nhé k thì phản tác dụng đấy.
Ðề: Phạt con, không phải trừng trị con quan trọng là bé phải hiểu bé đã làm sai chỗ nào và tại sao phải sửa thì tự khắc bé sẽ ko làm thế nữa. chứ đâu phải cứ đánh thật đau, mắng thật khiếp thì mới là đúng. bài viết rất hay