15 loại xét nghiệm chị em nên thực hiện

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi support, 22/7/2014.

  1. support

    support Super Moderator Staff Member

    Tham gia:
    7/11/2008
    Bài viết:
    8,184
    Đã được thích:
    3,690
    Điểm thành tích:
    2,113
    Đây là những loại xét nghiệm và kiểm tra mà các chuyên gia khuyên phụ nữ nên thực hiện tùy theo từng độ tuổi để sàng lọc và phát hiện bệnh sớm.

    Kiểm tra phụ khoa

    Tất cả phụ nữ cần kiểm tra sức khỏe phụ khoa bắt đầu từ độ tuổi 13-15 và nên kiểm tra hàng năm từ tuổi 21 tuổi.

    Kiểm tra tiền sử và khám sức khỏe tổng thể

    Yếu tố tiền sử ảnh hưởng tới mỗi người. Những cuộc đánh giá lại hàng năm có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ sớm, trước khi chúng gây hại hoặc dẫn tới những bệnh nghiêm trọng hoặc mạn tính. Bên cạnh việc xem xét lại những thay đổi trong tiền sử gia đình, các bác sĩ nên tìm hiểu về tiền sử kinh nguyệt, thực hành tình dục, định hướng, thói quen xã hội, cảm xúc, thể chất và lạm dụng tình dục. Các hoạt động khác như kiểm tra sức khỏe là một cơ hội để đánh giá huyết áp, cân nặng và chỉ số khối cơ thể.

    [​IMG]

    Kiểm tra vú lâm sàng

    Trong khi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ sẽ quan sát và kiểm tra vú của bạn, các cục u dưới cánh tay hoặc những dấu hiệu bất thường. Kiểm tra vú lâm sàng nên được bắt đầu từ tuổi 20 và nên được lặp lại cứ 3 năm một lần từ 20 tuổi đến 39 tuổi và lặp lại hàng năm từ tuổi 40. Bạn có thể tự kiểm tra tại nhà và nên kiểm tra khối u hàng tháng hoặc lâu hơn.

    Chụp nhũ ảnh

    Chụp nhũ ảnh là chìa khóa để dự phòng và phát hiện sớm ung thư vú. Đây là một kiểm tra X-quang liều thấp và bắt đầu từ 40 tuổi, phụ nữ nên chụp nhũ ảnh hàng năm. Nếu bạn có nguy cơ cao như có tiền sử gia đình bị ung thư vú, các bác sĩ có thể khuyến nghị chụp nhũ ảnh sớm hơn.

    Sàng lọc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD)

    Tất cả phụ nữ đều cần được sàng lọc STD khi bắt đầu có quan hệ tình dục. Nếu dưới 25 tuổi, phụ nữ nên sàng lọc bệnh lậu và Chlamydia hàng năm, sau độ tuổi này, việc sàng lọc phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ hoặc triệu chứng.

    HPV là virus u nhú ở người, căn bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Mỹ, gây ung thư cổ tử cung và các loại ung thư khác. Xét nghiệm HPV thường được thực hiện đồng thời với xét nghiệm PAP, được khuyến nghị thực hiện 5 năm một lần ở những phụ nữ từ 30 tới 65 tuổi. Vì HPV khá phổ biến ở những phụ nữ dưới 30 tuổi, nhưng thường tự biến mất nên xét nghiệm này thường không được khuyến nghị cho nhóm tuổi này nếu không có kết quả test Pap bất thường.

    Ung thư đại trực tràng

    Nội soi đại tràng có thể phát hiện và điều trị sớm ung thư đại tràng, một trong 3 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ. Việc sàng lọc nên bắt đầu từ độ tuổi 13 tới 18 đối với những người bị viêm đại tràng toàn bộ hoặc những người có tiền sử hội chứng đa polyp tuyến gia đình, một căn bệnh di truyền được chẩn đoán khi một người bị hơn 100 polýp đại tràng. Trong khi đó, những người từ 19 tới 49 tuổi nên được sàng lọc nếu họ có nguy cơ cao như bị bệnh ruột kích thích hoặc bệnh Crohn. Nhìn chung, phụ nữ nên đi nội soi đại tràng cứ 10 năm một lần bắt đầu từ tuổi 50 hoặc 45 đối với những người phụ nữ Mỹ gốc Phi, là đối tượng có tỷ lệ mắc cao và độ tuổi khởi phát sớm hơn.

    Bệnh tiểu đường

    Bắt đầu từ độ tuổi 45, phụ nữ nên được kiểm tra bệnh tiểu đường cứ 3 năm một lần và sớm hơn nếu có các yếu tố nguy cơ cao như béo phì hoặc tiền sử gia đình. Tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu của bệnh tim mạch và đang gia tăng do đại dịch béo phì. Việc can thiệp sớm là rất quan trọng. Xét nghiệm được thực hiện thông qua xét nghiệm gluco huyết tương lúc đói hoặc xét nghiệm hemoglobin A1.

    Đánh giá hồ sơ lipid

    Bảng xét nghiệm máu sẽ đánh giá nguy cơ bị bệnh tim cùng với đo hàm lượng cholestlerol và triglyceride của bạn. Làm các xét nghiệm này từ 13 tới 44 tuổi nếu bạn có nguy cơ cao như béo phì và có yếu tố di truyền. Sàng lọc thường quy, nhắc lại cứ 5 năm một lần, bắt đầu từ 45 tuổi. Những thay đổi về chế độ ăn có thể giảm những chỉ số này. Nếu việc thay đổi chế độ ăn không có tác dụng, bạn có thể sử dụng thuốc.

    Viêm gan B và C

    Phụ nữ có nguy cơ cao cần nghĩ đến việc sàng lọc những bệnh này bắt đầu từ 13 tới 18 tuổi. Các yếu tố nguy cơ của bệnh viêm gan B như sử dụng ma túy, người được sinh ra ở những nước có tỷ lệ mắc bệnh này chiếm từ 2% trở lên và những người dương tính với HIV. Nguy cơ mắc viêm gan C gia tăng nếu bạn tiếp xúc với kim tiêm nhiễm bệnh, có thể qua xăm hình hoặc mẹ ruột bị bệnh. Tần suất sàng lọc thực hiện theo khuyến nghị của bác sĩ.

    Xét nghiệm phiến đồ âm đạo (Pap smear)

    Trong xét nghiệm Pap smear, các tế bào được lấy từ cổ tử cung để sàng lọc ung thư. Xét nghiệm Pap smear được khuyến nghị thực hiện 3 năm một lần, bắt đầu từ tuổi 21 và kết thúc lúc 65 tuổi. Nếu có kết quả bất thường, bạn sẽ được làm xét nghiệm HPV để kiểm tra sàng lọc các chủng nguy cơ cao của vius HPV.

    Sa cơ quan vùng chậu

    Khoảng 1/3 phụ nữ bị ảnh hưởng của sa cơ quan vùng chậu hoặc một tình trạng tương tự trong đời, điều đó có nghĩa là có từ một hoặc một vài cơ quan vùng chậu - bàng quang, tử cung, âm đạo, ruột non, trực tràng - hoạt động không đúng chức năng. Bắt đầu từ tuổi 65, phụ nữ nên được sàng lọc hàng năm bệnh này. Thông thường bệnh nhân sẽ nhận thấy có vấn đề và để ý thấy những thay đổi về thói quen ở bàng quang, ruột nhưng không chắc chắn cho tới khi đi kiểm tra.

    Mật độ xương

    Phụ nữ từ 65 tuổi trở lên nên đi đo mật đọ xương 2 năm một lần. Và nếu họ có các yếu tố nguy cơ loãng xương như bị chứng rối loạn ăn uống hoặc lối sống ít vận động, bác sĩ có thể khuyến nghị làm kiểm tra này sớm hơn. Khi đo mật độ xương, người ta sử dụng X-quang để đo số lượng gam canxi và khoáng chất xương có trong một phân đoạn của xương, những xét nghiệm này thường tập trung vào cột sống, hông và cánh tay.

    Kiểm tra hormon kích thích tuyến giáp

    Xét nghiệm máu này kiểm tra những vấn đề ở tuyến giáp như cường giáp hoặc nhược giáp. Nó được khuyến nghị nên thực hiện từ 19 tới 49 tuổi ở những phụ nữ có nguy cơ cao như có bệnh tự miễn, hoặc tiền sử gia đình và cứ 5 năm một lần bắt đầu từ 50 tuổi.

    Ung thư da

    Tới khám bác sĩ da liễu để kiểm tra da tổng thể cứ 2 năm một lần hoặc sớm hơn nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu đáng ngờ nào trên da. Một tháng một lần kiểm tra các dấu hiệu bất thường như mụn, đốm không đối xứng, bất thường ranh giới, màu sắc không đồng đều, đường kính lớn hơn 6 mm và phát triển hình dạng, kích thước.

    Thị lực

    Hiệp hội Nhãn khoa Mỹ khuyến cáo kiểm tra mắt ít nhất 2 năm một lần. Tuy nhiên, với những người đang có vấn đề về thị lực thì nên kiểm tra hàng năm. Sau xét nghiệm cơ bản, bạn sẽ nhìn vào một biểu đồ mắt qua các thấu kính khác nhau, điều này sẽ giúp bác sĩ xác định loại kính mắt hoặc kính áp tròng bạn cần đeo.

    Hải Ngân
    Nguồn: msn/VnExpress
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi support
    Đang tải...


  2. len7277

    len7277 Banned

    Tham gia:
    17/7/2014
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: 15 loại xét nghiệm chị em nên thực hiện

    Mình thấy có chương trình này khám bệnh miễn phí nè, các chị các mẹ hay cả các anh đến coi, đc làm xét nghiệm miễn phí nữa chứ. Nói thật thì e là dân văn phòng, cả ngày ngồi nhiều, bụng to, đau lưng, mỏi cổ, mà càng ngày càng phát phì, thấy jo dân văn phòng nhiều bệnh lắm, biết là phòng hơn chưa bệnh nhưng nếu có cơ hội thì đi khám tổng thể cho biết.
    NGÀY HỘI TƯ VẤN KHÁM BỆNH + XÉT NGHIỆM ĐƯỜNG HUYẾT + NƯỚC TIỂU + ĐO HUYẾT ÁP MIỄN PHÍ MỌI ĐỐI TƯỢNG NHI VÀ NGƯỜI LỚN

    Thời gian:Từ 22 đến 27/07/2014 tại PHÒNG KHÁM BẠCH MAI (58 Đào Tấn, HN)

    Đăng ký ngay để được xếp lịch:
    Điện thoại (04) 3760 6262 // 0947 768 999 // 0989 069 669

    * NỘI KHOA
    -Thần kinh: Bác sĩ Nguyễn Đình Cương – chuyên khoa thần kinh (đặc biệt về thủy châm) đã có hơn 10 năm kinh nghiệm công tác là bác sĩ của văn phòng trung ương Đảng và hơn 20 năm kinh nghiệm làm tại Bệnh viện Quân y 103 chuyên thủy châm chữa các bệnh về thần kinh như: Viêm gai đốt cột sống, chèn dây thần kinh, đau dây thần kinh, đau vai gáy, khớp…
    -Tiêu hóa: Phòng khám Bạch Mai đặc trị về các bệnh đau dạ dày, đại tràng, bệnh về tiêu hóa…
    -Tim mạch: Huyết áp,…
    -Sinh hóa: Tiểu đường, mỡ máu, gout,…
    -Tai-Mũi-Họng: Viêm tai, viêm mũi, viêm phế quản, hen suyễn, ….
    -Siêu âm màu 4d: Siêu âm thai soi dị tật 4d
    -Siêu âm 2d

    * NHI KHOA
    -Khám và chữa bệnh cho trẻ từ sơ sinh. Bác sĩ Đinh Thị Lam – bệnh viện Nhi, chuyên môn cao, có tâm với nghề, kê thuốc chuẩn, nhẹ nhàng và yêu trẻ.

    Giới thiệu bác sĩ
    - Đại tá- bác sĩ chuyên khoa Nguyễn Đình Cương – hơn 10 năm kinh nghiệm công tác là bác sĩ cho văn phòng trung ương Đảng, 20 năm kinh nghiệm làm việc tại bệnh viện Quân y 103, là một vị bác sĩ có tâm với nghề và có đức với bệnh nhân, luôn vui vẻ và niềm nở với mọi người, phương châm của bác “mỗi bệnh nhân là một bài toán mà người bác sĩ bắt buộc phải là người giỏi giải toán”

    - Tiến sĩ - bác sĩ Phan Huy Tập – Chuyên khoa Nội

    - Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Văn Hùng – Chuyên khoa Ngoại
     
  3. me_bin_bon

    me_bin_bon

    Tham gia:
    6/12/2011
    Bài viết:
    17,915
    Đã được thích:
    2,218
    Điểm thành tích:
    963
    Ðề: 15 loại xét nghiệm chị em nên thực hiện

    cảm ơn vì thông tin hữu ích .
     
  4. chamsocmevabe24h

    chamsocmevabe24h Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/4/2014
    Bài viết:
    228
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: 15 loại xét nghiệm chị em nên thực hiện

    Cảm ơn thông tin của mẹ len7277 nhé. Mình sẽ đt để đặt hẹn làm xét nghiệm máu.
     
  5. Chuyển hàng nội địa

    Chuyển hàng nội địa Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/2/2014
    Bài viết:
    348
    Đã được thích:
    50
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: 15 loại xét nghiệm chị em nên thực hiện

    Cảm ơn bạn nhé mình sẽ đánh dấu topic này.
     
  6. Mẹ_Nở_0609

    Mẹ_Nở_0609

    Tham gia:
    7/1/2009
    Bài viết:
    22,413
    Đã được thích:
    2,447
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: 15 loại xét nghiệm chị em nên thực hiện

    hay quá chắc phải đk đi xét nghiệm cái nhỉ
     

Chia sẻ trang này