Nhân duyên cha mẹ con cái

Thảo luận trong 'Tâm sự về các vấn đề khác' bởi bebuti, 20/12/2013.

  1. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Hòa thượng Tuyên Hóa giảng tại Vạn Phật Thánh Thành,Talmage, California, Hoa Kỳ

    Hôm nay tôi xin truyền cho quý vị một yếu quyết. Ðó là yếu quyết để áp dụng trong giờ phút thật khẩn cấp. Gặp những trường hợp đó chúng ta phải giữ bình tĩnh, đừng hốt hoảng, chuyện sống chết hãy tạm gác một bên, một lòng niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thì chắc chắn sự hiểm nguy sẽ hóa thành tốt lành, thoát khỏi ách nạn.
    Trong giây phút khẩn trương, chúng ta hãy nghĩ rằng: "Ðàng nào cũng chết, vậy trước khi chết ta hãy dốc lòng niệm Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát, biết đâu đó là niềm hy vọng." Hành động như thế, tức là từ hiểm nguy mà gặp may mắn.
    Khi đi máy bay, gặp lúc trên không máy bay gặp nạn, sắp bị rớt. Ngay lúc đó chúng ta hãy niệm Quán Thế Âm Bồ Tát. Vì rằng Ngài Quán Thế Âm là một vị Bồ-tát chuyên cứu khổ cứu nạn, một vị Bồ-tát có cầu có ứng, nếu chẳng niệm danh hiệu Ngài, thì sanh mạng của chúng ta vô cùng nguy hiểm, không còn hy vọng gì nữa. Lúc đó chúng ta đem hết lòng thành niệm, cảm ứng tới đức từ bi của Ngài, thì toàn thể sanh mạng trên máy bay được cứu vớt. Vào thất Quán Âm chúng ta cũng phải khởi lên những ý tưởng như vậy để hạ công phu niệm Quán Thế Âm Bồ Tát.
    Chúng ta lại tưởng tượng khi đi xe lửa, và giả thử ngay khi biết xe lửa trật đường rầy, tức là trong khoảng thời gian đường tơ kẽ tóc đó, nếu chúng ta không niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, toàn thể hành khách trên chuyến xe đó đều gặp nạn tử vong. Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát có nghĩa là phát ra lời kêu cứu, Bồ-tát nghe được tiếng kêu thì dầu có cách xa cả vạn ngàn sông núi, Ngài cũng tới ngay, tiếp cứu chúng ta ra khỏi khổ nạn, linh nghiệm vô cùng.
    Lại tưởng tượng chúng ta đi tàu trên biển, chẳng may gặp cảnh tàu sắp đắm, cái nguy cơ gửi thân trong bụng cá. Trong phút nguy cấp ta niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, tới phút chót cũng niệm, tới giây chót cũng niệm. Nếu được như vậy, nhất định là hung hóa cát.
    Lại giả thử ta ngồi trên xe hơi đang chạy nhanh trên đường, hốt nhiên xe không thể làm chủ được nữa, bay qua lề đường bên bờ vực sâu, vách dựng thẳng đứng. Xe hơi mà rớt xuống đáy vực thì là hết đời, xương tan thịt nát. Ngay lúc đó nếu niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, với tất cả lòng thành khẩn, xe hơi sẽ đáp xuống an toàn, kinh hoàng nhưng không nguy hiểm. Ðây chính là sự cảm ứng của pháp niệm Quán Âm.
    Trong giờ phút khẩn cấp hiểm nghèo, niệm được một câu Quán Thế Âm Bồ Tát thì bằng cả trăm vạn câu niệm trong lúc bình thường. Tại sao vậy? Bởi trong lúc không có gì nguy hiểm, lời mình niệm chưa đủ tha thiết, lòng mình chưa đủ thành khẩn. Cho nên, niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, ta phải hết lòng kiền thành, hết lòng chân thực, thì cảm ứng đó mới thật là không thể nghĩ bàn.
    Vừa rồi tôi có nói với Quả Khiêm rằng: "Ngày nay ở tại Vạn Phật Thành này con có niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, thì hãy tưởng tượng như khi ở trên thuyền mà thành tâm khẩn niệm, tất sẽ có cảm ứng. Hồi đó, trong lúc sóng to gió lớn, nguy hiểm vạn phần như vậy, nếu không niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, thì đâu còn hy vọng có ngày nay. Có niệm Quán Âm mới có phần hy vọng, hoặc giả được cứu vớt, cho nên đã hết lòng khẩn niệm thì cuối cùng tai nạn sẽ vượt qua, gió im sóng lặng, đến được bến bờ. Bây giờ con niệm Quán Âm còn để thì giờ để nghỉ ngơi, ấy là vì nay không còn ở trong cảnh ngộ nguy hiểm như trước." Sự thực thì:
    Một ngày qua đi, mạng cũng giảm dần,
    Như cá thiếu nước, có gì mà vui!
    Ðại chúng!
    Phải lo tinh tấn, cứu lấy cho mình.
    Nghĩ tới vô thường, chớ đừng phóng dật!"
    Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, tùy nơi tùy lúc mà niệm, nói một cách khác, đi, đứng, nằm, ngồi, đều niệm được cả. Miệng niệm hay tâm niệm, công đức cũng ngang nhau, đừng khởi tâm phân biệt, lúc nào cũng tùy duyên. Phải nhớ rằng chờ tới lúc mạng chung mới niệm thì đã quá muộn, không còn cơ hội nữa. Vì vậy mới có câu: "Nghĩ tới vô thường, chớ đừng phóng dật."

    [​IMG]
     
    Đang tải...


  2. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Câu Hỏi : Tại sao một người cả đời chỉ làm bất thiện nghiệp khi tử lại được tục sinh và cảnh giới tốt lành còn một người suốt đời làm thiện tu hành tinh tấn nhưng đến khi tử thì lại rơi vào cảnh giới địa ngục?

    (Bài giảng trong rơom Diệu Pháp , Ngày 16 tháng 03 năm 2008)

    TT Tuệ Siêu: Một câu hỏi đưa lên phải có sự kiện cụ thể, không thể nào chúng ta tự đưa lên một giả thuyết để hỏi. Câu hỏi này xem như là một giả thuyết, nếu muốn hỏi chúng ta có thể đưa lên một điều nào quý vị tìm thấy trong kinh điển.

    Có hai ttrường hợp, một người làm thiện chúng ta không thể nói rằng làm thiện suốt đời. Một người làm thiện có thể bị cận tử nghiệp ác rồi rơi vào cảnh giới địa ngục. Một người suốt đời làm bất thiện đến khi cận tử nghiệp được sanh vào cảnh giới tốt lành. Hai sự kiện đó chúng ta phải dè dặt, nếu chúng ta khẳng định một người cả đời làm ác, làm bất thiện nghiệp khi tu lại được sanh vào cảnh giới tốt lành. Điều này chúng ta cũng nên biết rằng, nếu một người cả đời chỉ làm ác thôi, thì họ rơi vào tình trạng người chuyên làm ác như vậy không thể sanh về cõi trời được. Và nếu chúng ta bết rõ một người suốt đời chuyên làm việc thiện tinh tấn tu hành mà đến khi cận tử nghiệp sanh xuống cảnh giới địa ngục thì lúc đó chúng ta hãy nêu nên vấn đề.

    Không phải một người chuyên làm việc ác hay việc thiện suốt cả đời được. Trường hợp người ác lúc cận tử nghiệp có thể sanh vào cảnh giới tốt đó là trường hợp họ chỉ thỉnh thoảng làm ác. Do đó đối với cận tử nghiệp lúc đó tâm của người này vẫn có thể khởi lên tâm thiện được dễ dàng. Chứ nêu người làm bất thiện suốt cả đời nó đã trở thành Bahulakamma tức là thường nghiệp ác. Hễ có thường nghiệp ác cận tử nghiệp không thể quyết định cho sự tái sanh được. Cũng vậy đối với người suốt đời làm thiện thì nghiệp thiện của người đó gọi là Acinnakamma, đã có thường nghiệp thiện thì cận tử nghiệp không thể nào quyết định cho sự tái sanh được.

    Trong Trung bộ kinh Đức Phật Ngài dạy bốn vấn đề chúng ta phải nhớ,
    Nếu trong đời sống một người đã phạm vào trọng nghiệp ác, khi chết sự tái sanh ở cảnh khổ sẽ quyết định bởi trọng nghiệp ác như giết cha, giết mẹ, giết A-La-Hán, làm thân Phật chảy máu, chia rẽ Tăng. Như vua A-Xà-Thế phạm tội giết cha là vua Bình-Sa-Vương, về sau Đức vua đến đảnh lễ Phật và sám hối lỗi lầm của mình. Đức vua trở thành người Phật tử ngoan đạo và có nhiều công lao đối với Phật Pháp. Đức vua mỗi lần đến viếng thăm Đức Phật, chỉ nghe Pháp rồi hoan hỷ đi về.
    Đức Phật tuyên bố rằng,
    “ Này Chư Tỳ kheo, nếuvị vua này không phạm tội giết cha, thì chính ngay tại chỗ ngồi này, vị vua ấy đã chứng được pháp nhãn ly trần vô cấu tức đạo quả Tu-Đà-Hườn”

    Trong đời sống chúng ta có làm một trọng nghiệp ác, hay một trọng nghiệp thiện thì sự tái sanh đã có quyết định rõ ràng. Tức là tạo trọng nghiệp ác thì trọng nghiệp đó sẽ cho tái sanh xuống cảnh khổ. Nếu trọng nghiệp thiện như đắc thiền chẳng hạn, sau khi mệnh chung sẽ sanh về cõi Phạm Thiên. Đó là điều cố định. Nếu một người không có trọng nghiệp ác, không có trọng nghiệp thiện.

    Nói chung trong đời sống một người không có tạo trọng nghiệp Garukammamà người đó có Acinnakamma tức là thường nghiệp.Thường nghiệp thiện hoặc thường nghiệp ác.
    Thường nghiệp thiện là một người suốt đời làm phước, mỗi ngày thường đến chùa cúng dường bông hoa hoặc làm việc thiện, ngày nào cũng làm. Ngày nào cũng tinh tấn tu tập trở thành thường nghiệp thiện, sự tái sanh của người này ở đời sau chi phối bởi thường nghiệp thiện này. Một người có thường nghiệp ác như suốt cuộc đời làm đồ tể, họ đã quen sát sanh cho nên giờ phút lâm chung chính thường nghiệp đó chi phối mạnh và làm cho tâm của người này trở nên điên đảo và tái sanh vào cảnh giới khổ. Đó là trường hợp thứ hai do thường nghiệp làm chủ quyết định sự tái sanh.

    Trường hợp thứ ba nếu một người trong cuộc đời, không làm trọng nghiệp ác không làm thường nghiệp ác, nghĩa là thường nghiệp và trọng nghiệp không có nhưng tâm của họ vui đâu trút đó, ai làm sao họ cũng làm vậy. Trong cuộc sống hằng ngày bậc đại hiền không ra bậc đại hiền nhưng nói rằng người hung dữ cũng không phải là người hung dữ. Đối với người này giờ phút lâm chung sự tái sanh sẽ bị chi phối bởi cận tử nghiệp. Ngay trong lúc đó nếu tình cờ họ nhìn thấy Đức Phật đi ngang, như cậu Matthakundali thì sẽ sanh lên cõi trời mặc dầu suốt đời cậu ta không làm thiện và cũng không làm ác nặng nề lắm, cho nên cận tử nghiệp dễ phát sanh . Cũng vậy với một người suốt đời họ không làm được thiện nhiều hay không làm ác nhiều, đối với người đó giờ phút lâm chung có thể khởi lên ác nghiệp để sanh xuống địa ngục. Như vậy chúng ta thấy rằng nêu không tạo trọng nghiệp, không tạo thường nghiệp thì sự tái sanh ở đời kế tiếp sẽ tỳ thuộc vào cận tử nghiệp, chứ không thể tự nhiên cận tử nghiệp sanh khởi được.

    Với câu hỏi này, với một người suốt một đời làm ác nhưng tại sao giờ phút lâm chung được sanh về cõi trời. Điểm này trái với kinh điển vì suốt cuộc đời làm ác sẽ tạo thường nghiệp ác. Thường nghiệp ác sẽ quyết định sự tái sanh chứ không thể nào đến lượt cận tử nghiệp quyết định. Còn nói môt người suốt đời chuyên làm thiện tinh tấn tu hành tại sao khi cận tử nghiệp lại rơi xuống địa ngục. Bởi vì nếu họ tinh tấn tu hành suốt đời là thiện sẽ tạo thường nghiệp thiện, Thường nghiệp thiện sẽ quyết định sự tái sanh chứ không thể nào đợi đến cận tử nghiệp. Chúng ta nên lưu ý ở hai điểm này.

    Trường hợp cuối cùng, chúng ta cần phải hiểu rằng, nếu như người này suốt đời họ không làm thiện nổi bật, không làm ác nổi bật, cũng không quen thường làm thiện, cũng không quen thường làm ác. Giờ phút lâm chung họ bị tình trạng hôn mê bất tỉnh, nên không ó cận tử nghiệp khởi lên lúc đó thiện hay ác, bậy sự tái sanh của họ do cái gì quyết định? Đó chính là Katattakamma khinh tiểu nghiệp, là một nghiệp nào nhỏ nhặt tiểu tiết mà người đó vô tình hay tình cờ làm được trong đời sống hiện tại hoặc trong đời sống quá khứ, nó sẽ len lõi nó khởi lên.

    Ví dụ tình cờ một hạt bụi rơi vào mắt khiến chúng ta dụi mắt nhiều làm cho viêm giác mạc trở thành đau mắt, đó là do khinh tiểu nghiệp. Nhưng cái đau mắt này không phải do vi trùng hay một thương tổn nào khác, mà do sự tình cờ của một nguyên nhân rất nhỏ đó là một hạt bụi. Do vậy khi có bụi bay vào mắt chúng ta để yên đó rồi nhỏ thuốc hoặc nháy mắt trong nước cho nó trôi ra. Cái khinh tiểu nghiệp như tình cờ chúng ta làm được có khi rất nguy hiểm nhưng đôi khi cũng mang lại sự tốt lành, do đó chúng ta khó biết được.

    Trong đời sống hằng ngày, chúng ta nên quyết định hai điều, chúng ta không thể chủ động về cận tử nghiêp và khinh tiểu nghiệp. Vì cận tử nghiệp khởi lên khi chúng ta đứng gần với cái chết, nên không thể quyết định được. Khinh tiểu nghiệp chúng ta không thể biết được, lường trứoc được vì tình cờ chúng ta đã tạo quá nhiều những ác nghiệp hoặc thiện nghiệp trong qúa khứ nên không thể biết được.

    Chúng ta làm chủ được hai loại nghiệp là trọng nghiệp và thường nghiệp. Chúng ta bỏ trọng nghiêp ác như đừng giết cha , giết mẹ, giết A-La-Hán, làm thân Phật chảy máu, chia rẽ Tăng. Cố găng làm trọng nghiệp thiện là cố gắng tu thiền để chứng đắc được thiền. Khi chứng đắc được thiền sắc giới thiền vô sắc giới, sau khi mạng chung chắc chắn sẽ sanh về cõi Phạm Thiên. Nếu chúng ta thấy khả năng tạo trọng nghiệp thiện không được , chúng ta hãy làm thường nghiệp thiện. Thí dụ quý vị không tu thiền chứng thiền được thì quý vị làm việc thiện như thường xuyên nghe pháp, lâu năm lâu tháng lâu ngày chúng ta được thấm nhuần Pháp, tai văng vẳng nghe Pháp của đức Phật, giờ phút lâm chung thường nghiệp đó cũng tốt.

    Vào thời Phật Pháp mới du nhập sang xừ Tích Lan, vị vua xứ này vô cùng hoan hỷ với chư Tăng, thời gian đó Phật giáo vô cùng hưng thịnh. Đức vua rất hộ độ cho chư Tăng, vua có thói quen mỗi buổi sáng trước khi lâm triều, vua ngồi chời đợi trước cửa hoàng cung để đặt bát cho các vị trưởng lão, chư Tăng đi khất thức, sau đó nhà vua mới lâm triều. Thói quen đó làm thành một thường nghiệp. Sau khi mạng chung đức vua sanh về cõi trời.

    Chúng ta hãy tập thói quen làm việc thiện từng ngày lập đi lập lại. Ví dụ chúng ta hãy tập thói quen mỗi buổi sáng trước khi rời khỏi giường, chúng ta ngồi bật dậy dầu chưa đánh răng rửa mặt chúng ta quán tưởng “có thân đây phải chịu sự già sự bệnh sự chết.” Chúng ta cứ suy xét như vậy cho đến khi nào nhập tâm rồi chúng ta mời bước xuống giường và đi rửa mặt. Ngày nào cũng làm như vậy sẽ trở thành thường nghiệp thiện. Hoặc có thói quen khi đến chùa là đem theo bông hoa để cung dường tháp xá lợi hay mang chút ít lễ phẩm cúng dường đến chư Tăng, sẽ tạo thành thói quen trở thành Thường nghiệp thiện. Thường nghiệp thiện này sẽ giúp chúng ta có nhiều lợi lạc.

    Tóm lại chuyện chúng ta cho rằng một người suốt cuộc đời làm ác đến giờ phút lâm chung được sanh cõi trời hoặc một người làm thiện sanh về cõi khổ. Câu đó chúng ta nói chưa có chứng cứ và có tính cách đi ngược lại với lời dạy của Đức Phật. Chúng ta phải thận trọng trong vấn đề này. Cái gì làm thường cận y duyên thành thói quen cái đó gọi là thường nghiệp quyết định cho sự tái sanh.

    Mong rằng khi nêu lên các câu hỏi có liên quan đến vấn đề nghiệp quả, chúng ta nên dẫn chứng rõ ràng. Ví dụ như tướng cướp Angulimala giết ng ười như vậy mà chứng được quả A-La-Hán v.v. Tại sao có một anh thiện nam tinh tấn tu tập và suốt đêm nghe Pháp đến sáng, rời khỏi chùa Kỳ Viên Jetavana, ra bờ hồ rửa mặt. Vào lúc đó có tên ăn trộm chạy ngang qua ném gói đồ ăn trộm được bên anh, dân làng chạy đuổi theo thấy bógn người với gói đồ trong lúc trời tờ mờ sáng. Dân làng tưởng anh là tên trộm, đập chết. Tại sao một người tinh tấn làm phước như vậy mà phải bị chết oan ức. Như vậy chúng ta đặt câu hỏi có cơ sở , chư Tăng sẽ có cái lý trả lời cho quý vị dựa theo kinh điển.

    Chúng tôi xin dứt lời tại đây
    Namo Buddhaya.

    Chánh Hạnh chuyển biên
     
  3. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Chuyện có thật 100%: Oan gia trái chủ


    Lẽ ra tôi định post câu chuyện này vào “Chuyện của tôi” trong phần Hồi ký, nhưng ngẫm thấy nhờ câu chuyện này mà ngày ngày nhắc nhở tôi phải niệm Phật, niệm Phật. Âu cũng là một bài học kinh nghiệm để tu tập vậy.


    Mỗi một người, ai cũng có oan gia trái chủ, điều đó là không tránh khỏi. Vì từ nhiều đời, nhiều kiếp, mình đã u mê, lầm lỗi, sát hại và gây thù chuốc oán với bao nhiêu con người, bao nhiêu sinh vật mà mình không hay. Bạn đã sát sinh hay bạn đã vô tình dẫm chân lên 1 con kiến, như vậy cũng đã đủ cho bạn kết thêm oan gia trái chủ của mình, vì mỗi một loài vật đều có tánh linh, chúng cũng có sân, hận, yêu thương và đau khổ của mình.


    Năm ấy tôi vừa tốt nghiệp ra trường, tuổi còn trẻ, nên trong lòng hoài bão tràn đầy nhựa sống. Có biết bao dự định tương lai, chỉ còn vài tháng nữa là tôi hoàn thành xong khóa học 5 năm tiếng Nhật và tìm kiếm học bổng để sang Nhật du học. Nhưng không may, tôi đã mắc một bệnh hiểm nghèo (chắc là do điều kiện đi làm trong môi trường điều hòa quá lạnh, tối về lại tiếp tục đi học, ôn thi…).


    Tôi phải nhập viện trong tình trạng sốt cao và gần như là hôn mê. Bác sỹ đã có lúc đành lòng thông báo cho Gia đình tôi được biết là tôi không thể qua khỏi và một đêm họ đã chuyển tôi đến Phòng “chờ chết”. Tôi còn nhớ, chồng tôi (lúc bấy giờ là bạn trai) chăm sóc tôi không quản ngày đêm đã bật khóc giữa bệnh viện.


    Nhưng điều khủng khiếp nhất đối với tôi không phải là bệnh tật hành hạ, mà đêm nào tôi cũng bị những hồn ma đến quấy rối. Giờ theo con đường Phật pháp, tôi mới hiểu được họ chính là những oan gia trái chủ của tôi, chờ thời cơ là ùa đến đòi nợ, oan oan tương báo. Nếu tôi mất lúc đó thì chắc chắn tôi đã bị đọa lạc, bị họ lôi kéo vào địa ngục không hay. Nghĩ lại, thật là rùng mình.


    Có đêm, bạn trai tôi nằm sát ngay dưới bên cạnh giường bệnh, vậy mà rõ ràng tôi nhìn thấy 1 người đàn ông to lớn quấn băng trắng nhờ nhờ kín cổ từ đầu đến chân, cố kéo màn ra và dùng xi lanh định tiêm vào đầu tôi. Lúc đó không hiểu sao tôi lại có ý thức giằng co tấm màn mong manh lại, và niệm chú “Om Mani Padme hum”, niệm “Nam mô A DI ĐÀ PHẬT”, bởi chỉ cần lơ là để ông ta tiêm vào đầu thì không biết tôi sẽ ra sao. Niệm chú xong thì ông ta đi mất.


    Khi bệnh của tôi dần dần thuyên giảm, về nhà hàng đêm tôi lại nằm mơ thấy một người con gái trẻ tuổi, tóc dài và mặc áo trắng đến đòi nợ, kéo áo tôi và bảo: “Kiếp trước mày đã hại tao, giờ tao sẽ hại mày”. Và diễn tả lại cảnh tôi đã từng vô tình lái xe ô tô đâm vào cô ta đến chết. Đêm nào cũng vậy.


    Cuộc sống quả có điều diệu kỳ hoặc tôi chưa đến số mãn báo thân. Một năm sau, bệnh tình tôi dần dần hồi phục, đến nay thì đã hoàn toàn không còn. Một người Thầy đã nói tôi được Phật Bà Quan Âm cứu mạng. Thời gian phục hồi sức khỏe, tôi cũng không còn nằm mơ thấy những oan gia trái chủ đến nữa, hoặc thỉnh thoảng họ có xuất hiện nhưng người tôi như có thần hộ mệnh bảo vệ, tỏa ánh hào quang làm họ phải đi ngay, không dám lại gần tôi nữa.


    Câu chuyện của bản thân nhắc nhở tôi hàng ngày phải niệm Phật thật tinh tấn. Khi bệnh tật, không cần cầu hết bệnh, mà chỉ cầu được vãng sinh về Tây phương. Nếu số mệnh chưa mãn báo thì bệnh khắc tự khỏi, còn không thì được vãng sinh về thế giới an lành.


    Các bạn hãy mau mau niệm Phật, còn chần chừ gì nữa. Mặc dù Đức Phật A DI ĐÀ trong một lời nguyện của mình đã nói Người nào dù phát tâm niệm Phật chỉ cần 10 câu trước lúc lâm chung cũng sẽ được Đức Phật đón về Tây phương. Nhưng liệu con người có biết bao oan gia trái chủ, trước lúc lâm chung họ đến bủa vây quanh ta, thân ta đau đớn, cảnh giới hãi hùng… lúc đó ta có thể nhớ đến câu niệm Phật được chăng? Vì vậy, từng thời khắc ta phải niệm Phật, lúc lâm chung tiếng Phật niệm cũng tự nhiên mà khởi được là vậy.


    Tuy nhiên, điều quan trọng nữa là hàng ngày các bạn niệm Phật, cũng phải nguyện vãng sinh về Tây phương cực lạc và hồi hướng công đức của mình về Tây phương, cho oan gia trái chủ, cho Cửu huyền thất tổ, ông bà cha mẹ từ nhiều đời nhiều kiếp của mình. Niệm Phật và cùng khuyên họ niệm Phật để cùng đồng sinh cực lạc quốc. Có như vậy, con đường vãng sinh của bạn mới không bị cản trở.


    Công đức có thể có bằng nhiều cách, làm từ thiện, phóng sinh… Bạn đã vô tình sát sinh, vậy làm cách nào để hóa giải. Bạn có thể phóng sinh, giải thoát cho các loài vật đang bị giam cầm, đang chuẩn bị làm thức ăn cho loài người. Tôi vừa xem xong đĩa: “Mười công đức phóng sinh” do huynh Từ Khánh gửi tặng. Bạn nào cần có thể liên hệ và đăng ký với tôi, tôi sẽ sao in lại và gửi các bạn.
     
    loakentay thích bài này.
  4. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Những Lời Dạy Vàng của Đức Phật

    Tỳ kheo Thiện Minh
    (Bhikkhu Varapanno)
    Soạn dịch từ Miến Ngữ
    Phật Lịch 2547 - Dương Lịch 2003

    BỐ THÍ, PHÂN LOẠI BỐ THÍ,
    NHỮNG YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỐ THÍ


    1. Sự cần thiết của bố thí

    Trong mười phước Ba-la-mật (paramī), bố thí Ba-la-mật là cần thiết hoàn thành đầu tiên nhất.
    Phật dạy: Dāna sabbatha sadhaka
    Bố thí là thiện pháp quan trọng cơ bản hàng đầu cho sự phát triển mọi thiện pháp từ thấp đến cao. Phước báu của bố thí và cúng dường bảo trợ cho tâm trí thảnh thơi nhẹ nhàng an vui. Là một phước báu lần lượt từng bước hỗ trợ cho phước đức được vun bồi, giới đức ngày được tăng trưởng, thanh cao và nếu hành thiền thì dễ dàng chứng đắc các tầng thiền định, các đạo quả quý báu cao thượng an vui giải thoát vĩnh viễn khỏi mọi phiền não buộc ràng trong sanh tử luân hồi.
    Trong vòng sanh tử luân hồi vô cùng vô tận, thật khó cho sự tái sanh lại ở các cõi an vui nh ư cõi trời, cõi người ... nếu như không có phước báu của bố thí bảo trợ. Đồng thời nếu được tái sanh lại các thiện thú, cõi trời, cõi người thì để được đầy đủ tài sản, của cải, hạnh phúc, an vui lại là một điều không dễ! Và như vậy muốn làm một việc phước thiện Bố thí cũng khó mà có điều kiện làm được.
    Khi mà vẫn còn luân lưu trong v òng sanh tử luân hồi này, thì việc bố thí, cúng dường đặc biệt quan trọng và cần thiết để tạo phước thiện - là nền tảng thuận lợi cho sự phát sanh, tăng truởng nhiều phước lành quý báu an vui y như ý nguyện. Phước thiện bố thí là một báu vật riêng của mỗi người, mỗi chúng sanh, không ai có thể mượn, xin, hay chiếm đoạt được. Phước lành này theo ta như bóng theo hình. Sau khi chết dù tái sanh vào bất kỳ cõi giới nào đều cho quả lành an vui Phúc lạc.
    Chỉ có người trong cõi Nam Thiện Bộ Châu nầy là có c ơ hội tạo được phước bố thí. Còn lại ba châu khác và các loài chư Thiên tại các tầng Trời đang thọ hưởng quả an lạc do họ đã tạo trữ từ trước thì rất hiếm có cơ hội để tạo Phước Thiện bố thí.
    Người có tạo phước bố thí, dẫu tái sanh vào kiếp nào dù là loài trời hay loài người cũng hưởng được quả lành ấy - như bóng theo hình . Thậm chí - lỡ phạm tội lỗi - dẫu tái sanh vào loài cầm thú thì loài cầm thú ấy cũng hưởng được quả lành mà chúng đã tạo trữ từ trước... Mặc dù làm kiếp súc sanh nhưng được ưu đãi đặc biệt hơn các súc sanh đồng loại khác. Có một số con vật như chó, voi, ngựa... chúng được thọ s anh ở những giống nòi tốt, có được thân sắc sinh đẹp, khôn ngoan, trung thành... được chủ chăm sóc chu đáo về nhiều phương diện như thức ăn, chỗ ngủ thơm sạch và thuốc men khi đau ốm... thậm chí một số được chủ trang sức vàng bạc quý giá đẹp đẽ nữa. Ấy cũn g là do nhân lành bố thí mà chúng đã làm từ tiền kiếp vậy.
    Phật dạy do nhân bố thí mà chúng sanh tránh được nhiều sự hư hại chết chóc khỗ đau.
    Đức Phật Ngài không động viên, khuyến khích cho sự bố thí quá dư thừa trong những trường hợp không cần thiết.
    - Ngài dạy bố thí đến những đối tượng nhận vật thí với nhu cầu thật sự cần thiết và vừa đủ.
    - Có thể bố thí một phần tư tài sản của m ình có được
    - Sự bố thí vì một lí do nào đó chẳng hạn để mong được tiếng lành v.v.. (làm quá sức m ình) để rồi cuộc sống lâm vào thiệt thòi, lo âu, tâm giảm đi sự an vui là điều Ngài không khuyến khích.
    - Trong thời còn thịnh hành Chánh Pháp, để thường có nhiều sự an vui, lợi ích là thường xuyên bố thí đến những nơi mà m ình đang ở, rộng hơn là tĩnh thành, toàn quốc .v.v.. là điều Đức Phật chỉ dạy.
    - Sự bố thí được coi như xây dựng một cây cầu để đi lên cõi trời và là một hành trang vô cùng giá trị. Đường đi của quả lành này thật bằng phẳng dễ dàng đi đến đích. Là nhân lành làm nền tảng cho sự chứng đắc đạo quả Niết Bàn.
    - Quả lành của sự bố thí làm cho an vui cả về thể chất lẫn tâm hồn; giàu sang, phú quí, làm chủ được nhiều tài sản; cũng như chính m ình làm chủ được m ình qua nhiều tình huống cam go trong cuộc sống.
    - Sự bố thí làm người không lịch thiệp trở nên lịch thiệp. Làm thành tựu hầu hết mọi chí nguyện lành. Phước lành của sự bố thí là một trong 38 điều hạnh phúc lớn lao cao thượng mà Đức Phật đã thuyết giảng đến tất cả chư Thiên cùng Nhân loại.
    - Với đức tin tuyệt đối vào nghiệp và quả của nghiệp, sự bố thí với thiện tâm tác ý hoan hỷ trong cả 3 thời sung mãn (tr ước khi bố thí - trong khi bố thí - và sau khi bố thí), quả lành trổ sinh chính là người bạn đường vô cùng tốt và thân thiết theo ta như bóng theo hình , bảo trợ ta khi còn vần xoay trong vòng sanh tử luân hồi này.
    2. Ba giai đoạn tác ý thiện tâm ảnh hưởng trong suốt một quá trình bố thí:
    Nếu không có thiện tâm, tác ý để bố thí thì sự bố thí sẽ không thành tựu với đầy đủ ý nghĩa của nó.
    Không có thiện tâm tác ý thì không thể bố thí được và do đó bố thí chỉ xảy ra khi có sự tác ý của thiện tâm.
    Sự tác ý thiện tâm có 3 thời:
    - Trước khi bố thí: Trước khi bố thí ta hoan hỷ nghĩ rằng" Ta sẽ bố thí vật này, là nhân lành để cho kết quả sự đầy đủ tài sản quý báu hằng hỗ trợ ta ở những kiếp sống t ương lai trong hai cõi trời người và sự giải thoát ra khỏi vòng tử sanh luân hồi đau khỗ ở vị lai.
    - Trong khi bố thí: Trong khi bố thí đến tay người nhận, ta hoan hỷ suy niệm rằng: "Đây là những tài, vật chỉ có giá trị tạm thời không bền vững lâu dài, sẽ là nhân của nguồn Phước báu có giá trị trong tương lai."
    - Sau khi bố thí xong : Sau khi bố thí xong thỉnh thoảng ta nhớ lại việc Phước ta đã làm với suy niệm rằng: "Ta đã làm được những công việc lợi ích quý báu mà các bậc Hiền Nhân, Thiện Trí từ ngàn xưa đến nay hằng tán dương khen ngợi ."
    Và cứ như vậy thỉnh thoảng nhớ lại, nhớ nhiều lần, càng nhiều càng tốt, những việc bố thí đã làm với lòng dâng tràn hoan hỷ. Ngoài ra để quả lành của bố thí trổ sanh càng sung mãn và lớn lao hơn còn phụ thuộc vào đối tượng - (người nhận sự bố thí ấy).
    Đ ối tượng nhận sự bố thí có tầm quan trọng không nhỏ trong sự trỗ sanh lợi ích cho người bố thí. Người nhận sự bố thí cho quả lành lớn lao nhất là các bậc Thánh nhân đã tiêu diệt được 3 loại phiền não (tham, sân, và si). Thứ đến là những người đang cố gắng tinh cần đi trên con đường dẫn đến sự thành tựu kết quả này. Sau đó là hạng người bình thường .v.v.. Cuối cùng là sự bố thí đến hàng súc sanh.v.v..
    Đầy đủ bốn chi sau đây gọi là sự bố thí :
    - Người bố thí
    - Sự tác ý thiện tâm bố thí
    - Đồ vật để bố thí
    - Có đối tượng nhận thí rõ ràng.
    3. Phân loại bố thí:
    Có vô số loại bố thí nhưng chủ yếu phân làm ba loại chính:
    - Bố thí theo tạng Kinh
    - Bố thí theo tạng Luật
    - Bố thí theo tạng Luận
    a. Bố thí theo tạng Kinh: (có 10 loại)
    - Bố thí cơm
    - Bố thí nước hay thức uống.
    - Bố thí các loại vải vóc hay y áo đến Tăng.
    - Bố thí phương tiện, dép giày
    - Bố thí các loại hoa
    - Bố thí các loại hương thơm, vật thơm.
    - Bố thí các loại nước hoa, nước thơm.
    - Bố thí các loại giường chõng, chỗ để nằm ngồi
    - Bố thí chùa chiền, nhà ở đến chư Tăng, nơi cư ngụ, nhà nghĩ , nhà dưỡng lão, bệnh viện, phước xá...
    - Bố thí các loại đèn dầu thắp.
    b. Bố thí theo tạng Luật: (có 4 loại)
    - Bố thí vải vóc, y áo đến tăng
    - Bố thí cơm nước, vật ăn, thức uống.
    - Bố thí chùa chiền, nhà ở đến tăng.
    - Bố thí các loại thuốc ngừa bệnh, rửa bệnh.
    c. Bố thí theo tạng Luận: (có 6 loại)
    - Bố thí về hình sắc: Các loại làm đẹp mắt người như; tranh ảnh có tính chất lành mạnh, tăng đức tin, tăng sự hoan hỷ cho người, trang hoàng cảnh chùa trong các ngày lễ hội...
    - Bố thí về âm thanh: thuyết Pháp, những âm thanh có lợi ích đến người nghe, tăng đức tin, phát triển thiện pháp, chuông mõ, trống canh giờ giấc...
    - Bố thí về mùi hương: các lọai hương hoa thơm, trầm hương, quế hương...
    - Bố thí về vị: các loại th ức ăn, vật uống liên quan đến vị giác.
    - Bố thí về xúc: các loại vải vóc, y áo, chỗ nằm ngồi, nhà ở, chùa chiền, trường học .v.v..
    - Bố thí về Pháp: giải pháp, các loại phương tiện, sách, kinh giúp tăng cường trí tuệ, tăng trưởng thiện Pháp...
    4. Những vấn đề ảnh hưởng đến sự bố thí liên quan đến tài vật bố thí và thái độ của người thí. Những quả lành tương ứng.
    a. Bố thí với trường hợp 1.
    - Bố thí với đức tin trong sáng về nghiệp và quả của nghiệp
    - Bố thí tài vật có giá trị với lòng cung kính.
    - Bố thí tài vật hợp thời, đúng lúc cần thiết đến người nhận.
    - Bố thí để tuyên dương khích lệ, hỗ trợ lợi ích đến người nhận, cũng như tăng trưởng lợi ích về lâu dài cho phần đông.
    - Sự bố thí không có tác ý làm ảnh hưởng xấu đến bất kỳ một ai.
    b. Bố thí với trường hợp 2.
    - Có sự chuẩn bị chu đáo, vật thí (hợp pháp, trong sạch)
    - Bố thí với tâm bi mẫn, thương yêu và cung kính.
    - Tự tay bố thí đến người nhận.
    - Không giống như sự vất bỏ cơm thừa, canh cặn mà bố thí một cách thận trọng, chu đáo.
    - Đức tin với sự hiểu b iết rằng, thiện sự này sẽ cho Phước báu về sau.
    c. Bố thí với trường hợp 3:
    - Dùng tài vật trong sạch hợp pháp để bố thí với tâm cẩn trọng và chu đáo.
    - Dùng tài vật tốt để bố thí.
    - Bố thí đến người nhận hợp thời, đúng vào lúc có nhu cầu
    - Cân nhắc, chọn lựa tài vật để bố thí tương xứng với người nhận.
    - Không những không tiếc của mà còn bố thí với tâm hoan hỷ trong sáng.
    - Tâm hoan hỷ với sự bố thí đã làm.
    - Có sự làm phước bố thí liên tục thường xuyên tùy theo khả năng.
    - Bố thí vật dụng cần thiết đến người nhận khi có nhu cầu.
    Các quả lành tương ứng:
    - Bố thí với đức tin cho quả có dung sắc xinh đẹp.
    - Với của cải hợp pháp mà bố thí cẩn trọng chu đáo, cho quả tất cả vợ con và tùy tùng đều nghe theo lời dạy bảo và phục tùng.
    - Do bố thí hợp thời, đúng lúc đến người nhận mà cho quả lành quý báu hợp thời, hợp lúc đến ta, nhất l à những lúc ta cần (mọi lúc).
    - Do sự bố thí không làm ảnh hưởng xấu đến quyền lợi, thanh danh của người khác mà cho quả lành giàu sang, phú quí nhưng không bị sự phá hoại tài sản bởi 5 nạn lớn:
    a. Nạn trộm cướp
    b. Nạn hỏa hoạn
    c. Nạn con hư phá hoại gia sản
    d. Nạn nước lớn
    e. Nạn vua quan chiếm đoạt.
    d. Bố thí với trường hợp 4 và quả lành tương ứng:
    - Bố thí tài vật (không hợp pháp), không có sự chuẩn bị chu đáo.
    - Bố thí với tâm không tôn trọng.
    - Không có sự bố thí tận tay đến người nhận (dù điều kiện có thể làm được)
    - Bố thí đến người khác giống như sự vất đổ cơm thừa, canh cặn.
    - Không hiểu biết lý nhân quả cũng như không có đức tin rằng, thiện sự bố thí này sẽ cho quả lành về sau.
    Các quả lành tương ứng:
    - Mặc dù giàu sang của cải nhưng nhan sắc không xinh đẹp, tứ chi ngũ quan không cân đối đều đặn...
    - Mặc dù giàu sang của cải nhưng lời nói vợ con, tôi tớ, không có sự phục tùng, vâng theo.
    - Mặc dù là người có Phước phú quí, nhưng của cải ấy không đáp ứng được kịp thời, đúng lúc khi mình cần thiết.
    - Dầu là người nhiều của cải nhưng không biết giá trị xử dụng của cải cho có lợi ích - người có của nhưng không biết dùng.
    - Mặc dù là người phú quí nhưng bị năm nạn lớn phá hoại tài sản (đã đề cập ở trên).
    e. Bảy loại bố thí khác.
    - Dùng tài vật không hợp pháp để bố thí.
    - Bố thí những tài vật xấu xa không có giá trị.
    - Bố thí không hợp thời, hợp lúc đến người nhận.
    - Bố thí vật dụng không đáp ứng nhu cầu cần thiết của người nhận.
    - Không lựa chọn đối tượng để bố thí, cũng như không lựa chọn tài vật thích hợp để bố thí.
    - Tuy có đủ khả năng nhưng bố thí với tâm dè xẻn, tiếc của, bố thí từng chút một.
    - Bố thí với tâm không hoan hỷ.
    - Có tâm ân hận tiếc nuối sau khi đã bố thí.
    5. Năm sự bố thí hợp thời đúng lúc và quả lành:
    Trong kinh Anguttaranikāya Đức Phật dạy rằng: "Này chư Tỳ kheo, ở trong đời có 5 sự bố thí đúng lúc, hợp thời.
    - Bố thí cho khách ở xa mới đến.
    - Bố thí đến cho người chuẩn bị đi xa.
    - Bố thí đến cho người bị bệnh hoạn , dịch bệnh...
    - Bố thí đến những người trong nạn lũ lụt, hạn hán, mất mùa, đói kém...
    - Bố thí những trái quả đầu mùa đến các bậc có đức hạnh, có giới.
    Các bậc hiền nhân, thiện trí nếu hiểu biết được sự cần thiết, đúng lúc của những người nhận thí nhất là những người có giới đức, thường hoan hỷ phát tâm bố thí.
    Nếu bố thí hợp thời, đúng lúc, với tâm trong sạch và hoan hỷ đến các bậc đã đoạn tận phiền n ão; các bậc đang trên đường đến thành tựu thánh nhân thì quả lành cũng trỗ hợp thời, hợp lúc thật lớn lao:
    - Được nhiều tài sản, của cải dồi dào, phú quý.
    - Thọ hưởng được nhiều loại tài sản quý giá.
    - Đầy đủ vật dụng tương ứng với thời gian thích hợp. Ví dụ vào mùa lúa thì được nhiều lúa gạo, vào thời đại tân tiến thì được nhiều của cải máy móc hiện đại.
    - Bấ t luận thời gian nào cũng có thể có được những vật dụng tài sản khi cần thiết.
    6. Có năm loại bố thí không được quả lành:
    - Bố thí r*** và chất say
    - Bố thí tuồng kịch, ca hát mang tính chất không văn hóa, cực đoan.
    - Thuê gái lầu xanh bố thí đến trai. (Xưa tại Ân Độ thời Đức Phật c òn tại thế, cũng như tại nước Myanmar, vua chúa cho phép các giai nhân quốc sắc làm nghề "lầu xanh" hợp pháp).
    - Bố thí bò cái đến bò đực.
    - Bố thí tượng, tranh ảnh không có tính văn hóa lành mạnh đến người khác.
    7. Năm sự bố thí cho quả lành tuổi thọ dài:
    - Bố thí bình lọc n ước.
    - Bố thí thuốc crửa bệnh.
    - Bố thí chùa chiền, nhà ở.
    - Tu bổ sửa sang nhà ở chùa chiền, tháp củ.
    - Giữ gìn 5 giới trong sạch.
    8. Sự bố thí cho phước lành thù thắng:
    - Người bố thí là người có đức tin, có nền tảng đạo đức, giữ giới trong sạch.
    - Người được nhận thí là người có giới đức đang tinh cần trên con đường tu tập giải thoát
    - Bố thí tài vật hợp pháp và trong sạch
    - Có đức tin về nghiệp và quả của nghiệp
    - Có thiện tâm tác ý về 3 thời bố thí, đầy đủ và sung mãn.
    9 . Có 14 hạng nhận vật thí:
    Có hai loại bố thí: Bố thí đến cá nhân và bố thí đến tập thể.
    Bố thí cá nhân theo trình tự từ thấp đến cao và do đó quả lành cũng được tăng trưởng vô số lần.
    - Cúng đường đến Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác
    - Cúng dường đến Đức Phật Độc Giác.
    - Cúng dường đến bậc A la hán

    - Cúng dường đến bậc chứng A la hán Thánh Đạo
    - Cúng dường đến bậc chứng A na hàm Thánh quả.
    - Cúng dường đến bậc chứng A na hàm Thánh đạo.
    - Cúng dường đến bậc chứng Tu đà hàm Thánh quả.
    - Cúng dường đến bậc chứng Tu đà hàm Thánh đạo.
    - Cúng dường đến bậc chứng Thánh quả Tu đà Huờn
    - Cúng dường đến bậc chứng Thánh đạo Tu đà Huờn
    - Cúng dường đến bậc các chứng đắc Thiền Định - được hượng quả lành 1 ngàn tỷ kiếp.
    - Cúng dường đến người thường có giới đức, có nền tảng đạo đức (Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm...) hưởng quả lành 100 ngàn kiếp.
    - Cúng dường đến người thường không có giới, không có nền tảng đạo đức - quả lành 1000 kiếp.
    - Đến các loài thú vật, súc sanh (chúng sanh nói chung...) - hưởng quả lành một trăm kiếp.
    Phật dạy:
    Với nhân lành bố thí đến con vật ăn no 1 bữa, quả lành trỗ sanh hưởng thọ được hằng trăm kiếp với 5 phước báu (sống lâu, sắc đẹp, giàu sang, sức mạnh và trí tuệ.)
    Bố thí đến người không có giới không có đạo đức một bữa ăn no được hưởng quả lành 1 ngàn kiếp với 5 loại phước báu trên.
    Bố thí đến người thường có giới đức hưởng quả là một trăm ngàn kiếp.
    Bố thí đến đạo sĩ chứng đắc thiền định, hưởng quả lành 1 ngàn tỷ kiếp với năm phước báu trên.
    Bố thí đến bậc chứng đắc Nhập lưu Thánh Đạo hưởng quả lành suốt thời gian 1 A tăng kỳ kiếp.
    Cúng dường đến các Bậc Thánh nhân Tu Đà Hoàn, Đức Phật Độc Giác, Đức Chánh Đẳng Chánh Giác, qua lành trổ sanh với thời gian (vô số lần A tăng kỳ kiếp) theo mức độ tăng dần đến Đức Chánh Đẳng Chánh Giác.
    Đặc biệt khi bố thí đến những người không có giới, không đạo đức nếu với sự tác ý động viên ủng hộ cho những hành động xấu của họ thì có tội lỗi.
    Ngược lại nếu bố thí đến hạng người này, vào lúc mà tâm họ không có suy nghĩ làm hành động xấu khi nhận được vật bố thí đến, thì sự bố thí này xứng đáng và không có tội lỗi.
    10. Phước lành trỗ sanh trong v òng bảy ngày: (bố thí với đủ 4 chi)
    - Bố thí tài vật làm ra hợp pháp.
    - Với đức tin, sự phát thiện tâm mạnh mẽ, cùng với sự tác ý đủ 3 thời (trước, trong và sau khi bố thí)
    - Người nhận thí là người đắc Thánh quả A la hán hoặc A na hàm quả.
    - Người nhận thí sau khi mới vừa xả nhập diệt thọ tưởng định.
    Sự bố thí với đủ 4 chi trên, Phước báu sẽ trỗ sinh trong vòng 7 ngày.
    11. Trường cửu thí (thường xuyên thí)
    - Gieo trồng kiến tạo vườn hoa, vườn cây ăn trái để bố thí.
    - Gieo trồng các loại cây cho bóng mát, cây ăn trái, các loại cây lớn, cây nhỏ hữu dụng ... để bố thí.
    - Bắt cầu mở đường cho người đi để bố thí
    - Tạo các nguồn nước mát sạch, các nơi công cộng thường xuyên cho người tứ phương dùng.
    - Xây cất bệnh viện, phòng thuốc, các nhà Nghĩ mát ven đường, các phước xá nơi ở nghỉ tạm thời cho khách thập phương lỡ đường .v.v..
    Bố thí theo như một trong năm trường hợp trên thì gọi là bố thí th ư ờng xuyên mang tính lâu dài. Với sự bố thí này thì suốt đêm suốt ngày phước lành hằng hằng mãi mãi trổ sanh tăng trưởng không ngừng nghĩ.
    Nhờ phước báu này bảo trợ mà sau khi chết rồi được thọ sanh vào cõi trời dục giới hưởng nhiều an lạc.
    12. Bố thí, động viên bố thí và quả lành:
    - Chính mình bố thí nh ưng không động viên bày vẽ những người khác bố thí. Về các đời sau được giàu sang phú quý nhưng không có họ hàng bạn bè, người thân quyến thuộc đông.
    - Chính mình không bố thí nhưng lại bày vẽ động viên người khác bố thí về đời sau nghèo khỗ nhưng lại có họ hàng bạn bè thân thuộc giàu sang.
    - Chính mình cũng không bố thí và cũng không động viên người khác bố thí. Về đời sau không những không giàu sang mà cũng chẳng có họ hàng thân thuộc đông.
    - Chính mình bố thí đồng thời bày vẽ động viên người khác bố thí. Về đời sau không những là giàu sang phú quí mà lại có họ hàng thân thuộc giàu sang.
    13. Có năm phước lành trổ sanh ngay trong hiện tại của người bố thí:
    - Được phần đông quần chúng thương yêu mến mộ.
    - Các bậc Hiền Nhân, Thiện Trí thường thích thân cận gần gũi.
    - Được quần chúng hằng tán dương khen ngợi, có danh thơm tiếng tốt lan rộng nhiều nơi.
    - Có tâm dũng mãnh không sợ sệt, không rụt rè khi đi vào giữa các chốn hội đoàn đông đúc ...
    - Được sanh về cõi trời sau khi mạng chung.
    14. Bố thí trong thời kỳ có Phật giáo thịnh hành và thời kỳ không có Phật giáo thịnh hành:
    Có hai sự bố thí trong thời Giáo Pháp thịnh hành và ngoài thời Phật Giáo thịnh hành.
    Sự bố thí ngoài thời kỳ Phật Giáo thật là khó, bởi vì t hật khó gặp các bậc nhận vật thí đã được trong sạch phiền não như các bậc Thánh nhân đã đắc đạo quả hoặc các bậc chứng đắc thiền định
    Trong thời gian Phật Pháp còn thịnh hành thì việc bố thí làm ph ước đến Đức Phật hoặc các bậc Thánh nhân thật dễ dàng. Do vậy mà sự bố thí trong thời kỳ Phật Pháp thịnh hành có nhiều phước báu thắng xa thời kỳ ngoài Giáo Pháp.
    Đức Phật lên cung trời Đao Lợi thuyết dạy về Vi Diệu Pháp có hai vị trời nam đến để nghe Pháp, một vị là Inkura và vị kia là Indaka đến hầu bên Đức Phật, mỗi khi có vị Trời nào nhiều oai lực hơn đến thì vị Trời Inkura phải lùi ra xa để nhường chỗ cho vị ấy. Cứ thế cho đến khi xa cách Đức Phật 12 do tuần.
    Còn vị Trời Indaka thì ngồi yên một chỗ nghe Đức Thế Tôn thuyết giảng.Vị Thiên Nam Inkura đã nấu cơm bố thí với nước cơm chắc ra chảy thành khe mương. Đại bố thí ấy xảy ra với thời gian vô cùng lâu dài trong thời kỳ ngoài Phật Pháp thịnh hành. Do đó mà được tái sanh làm vị Thiên Nam tại cõi trời Đao Lợi nầy. Vị trời Inkura làm phước bố thí ở ngoài thời Phật pháp thịnh hành cho nên không được làm phước bố thí đến những bậc có giới đức. Do đó mà phước báu về oai lực bị hạn chế đi, cho nên mỗi khi có vị trời Nam nào có nhiều oai lực hơn đến là đều phải lui ra xa để nhường chỗ vậy.
    Vị trời Nam Indaka thọ sanh vào thời Đức Phật Thích Ca, đã đặt bát bố thí đến ngài A Nậu Lâu Đà là bậc Thánh nhân A la hán có giới đức trong sạch và cũng là bậc giỏi đệ nhất về thiền định, dù chỉ có một muỗng cơm mà được tái sanh thành vị Thiên Nam tại cõi trời Đao Lợi.
    Ngài A Nậu Lâu Đà là bậc thánh nhân A la hán (ví như là một ruộng phước vô cùng phì nhiêu mà Indaka đã gieo hạt giống vào) nên việc bố thí đến Ngài dù chỉ một muỗng cơm nhưng uy lực phước báu trổ sanh thật là sung mãn, do vậy mà Indaka trở thành vị Thiên Nam nhiều phước báu về thần thông và nhiều oai lực thắng xa vị trời Inkura về mười loại phước báu; năm pháp hưởng thụ đối với sự an lạc của ngũ quan về hình sắc; về âm thanh; về mùi hương; về vị giác về xúc giác cùng với tuổi thọ dài, nhiều kẻ hầu hạ, sự sang cả về nhiều oai lực... Vì cớ ấy cho nên Ngài chỉ ngồi yên một chỗ nghe Đức Phật giảng Pháp đến lúc kết thúc ./.
     
  5. stydecor

    stydecor Quần Triumph 25k, Áo 130k

    Tham gia:
    11/3/2013
    Bài viết:
    2,812
    Đã được thích:
    348
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    mình cũng tin vào cái này..............
     
  6. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Ý Nghĩa Cúng Dường Tu Phước Trong Tam Bảo

    Hòa Thượng Tịnh Không

    [​IMG]

    Tu phước trong Tam Bảo, hiến một đóa hoa, đốt một ngọn đèn thì thật được tiêu nghiệp chướng, thật được vô lượng phước. Thế nhưng hiện tại, ở trong Tam Bảo tu phước, vì sao không có hiển lộ, không như ngày trước? Thông thường ghi chép có được cảm ứng rõ ràng đến như vậy mà? Việc này không phải không có đạo lý

    Đạo tràng ngày trước, chân thật có người ở trong đó tu hành, cho nên họ có được cảm ứng rất rõ ràng. Hiện tại có rất nhiều đạo tràng tu không đúng pháp, chúng ở trong đó tu học không đúng pháp, ngày ngày họ vẫn là đang thị phi nhân ngã, vẫn là đang tham sân si mạn. Cho nên tu phước ở nơi đó không phải là không có phước, mà là cái phước này không được rõ ràng, không được hiển lộ, đời này không thể có được. Đạo lý ngay chỗ này. Nếu như cái đạo tràng này là chân thật có người đang tu hành, việc tu hành dễ dàng nhất, chân thật có người niệm Phật. Người niệm Phật này là người như thế nào vậy? Đích thực là buông bỏ tất cả thân tâm thế giới, một lòng niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Bạn tu phước ở đạo tràng có một người như vậy đang tu hành, thì công đức thù thắng không gì bằng. Bởi vì người này tương lai họ nhất định vãng sanh, vãng sanh thì thành Phật. Khi bạn ở nơi đó đốt một cây hương, thắp một ngọc đèn, đều là công đức chân thật, bạn thật đã cúng được Phật rồi.

    Duyên để tu phước trong Tam Bảo thì rất nhiều, rất rộng. Trong đây có nêu lên mấy thí dụ rất thường thấy, mọi người đều có thể hiểu rõ, đó là cúng dường kinh, tượng (tượng là hình tượng của Phật Bồ Tát). Việc cúng dường kinh tượng này như thế nào vậy? Là tài cúng dường cùng pháp cúng dường. Cũng giống như hiện tại chúng ta in kinh, vào thời đại này, ngoài việc in kinh ra, chúng ta còn có băng thu âm, đĩa ghi hình, có CD. Cho nên phương thức cúng dường nhiều hơn so với trước đây. Tiền của chúng ta dùng vào phương diện này đều là cúng dường kinh tượng. Kinh điển, tượng Phật nhờ vào khoa học kỹ thuật để lưu thông, như hiện tại Vcd có hình ảnh, đường truyền internet cũng có hình ảnh, khi người ta mở mang ra thì nhìn thấy tượng Phật trước, sau đó xem thấy giảng kinh nghe kinh, trên đường truyền internet đầy đủ cả Tam Bảo. Khi mở ra thì trước tiên xem thấy là tượng của Thích Ca Mâu Ni Phật, chúng ta tu Tịnh Độ thì tiếp theo đó là xem thấy Hội Liên Trì Tây Phương Tam Thánh. Sau khi xem xong thì bắt đầu giảng kinh. Đây chính là cúng dường kinh tượng.

    Hoặc tạo hình tượng Phật Bồ Tát. Chúng ta xây một niệm Phật đường, bên trong niệm Phật đường phải cúng dường hình tượng Phật Bồ Tát, cúng dường Tây Phương Tam thánh. Có năng lực thì chính mình làm một tượng. Phía trước đã nói qua, làm bằng xi măng, bằng gỗ, vàng, bạc, đồng thau đều tốt, tùy vào thực lực tài chánh của mình. Nếu như tiền có nhiều thì dùng vàng bạc đồng thau tạo tượng, tượng này có thể truyền lại được nhiều đời, xi măng gỗ trạm không thể lưu truyền được lâu như vàng bạc đồng thau. Bạn truyền được càng lâu thì sức ảnh hưởng càng lớn, công đức đó cũng sẽ lớn, được phước cũng từ đây mà nói. Cho nên tượng Phật ở thế gian là tác phẩm nghệ thuật cao cấp, dùng hợp kim gồm vàng, bạc, đồng thau hợp lại. Thời xưa dùng phương thức này tạo tượng rất nhiều, đó là do hợp kim tạo nên, tạo ra hình tượng. Thông thường là dùng thành phần đồng là nhiều nhất, bên trong có bạc có vàng.

    Tạo tượng phía trước có nói qua rồi, không luận là hình tượng vị Bồ Tát này lớn hay nhỏ, công đức đều như nhau. Đạo tràng quan trọng là mỗi ngày phải có giảng kinh nói pháp, để những tín đồ đi lễ lạy hình tượng của Phật Bồ Tát đều c thể hiểu rõ ý nghĩa của biểu pháp thì lợi ích mà họ có được sẽ nhiều hơn. Như chúng ta cúng dường Bồ Tát Địa Tạng, Bồ Tát Địa Tạng đại biểu hiếu thân tôn sư. Khi xem thấy tôn tượng này liền nghĩ đến ta phải hiếu thuận phụ mẫu, nhắc nhở hiếu thuận cha mẹ,nhắc nhở tôn sư trọng đạo. Bạn nói xem công đức này bao lớn? Không có hình tượng này thì quên mất. Bồ Tát Quán Thế Âm biểu thị đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn, xem thấy chúng sanh có khổ thì bạn liền dùng lòng từ bi đi giúp đỡ họ. Cho nên hình tượng của Phậ Bồ Tát luôn luôn đang nhắc nhở chúng ta, công đức của các Ngài ngay chỗ này. Nếu như không biết gì đối với cái ý nghĩa đã biểu thị, thì đó là thuộc về mê tín. Nhưng dù mê tín cũng được, vì khi vừa lọt vào mắt thì đã trồng căn lành, trong A Lại Da Thức của họ có hình tượng của Phật Bồ Tát, thế nhưng công đức lợi ích chân thật mà họ có được thì không phải ở ngay đời này. Lúc nào hiểu được thông suốt rồi thì công đức lợi ích đó của họ liền khởi hiện hành. Họ không thông hiểu cônG đức lợi ích này thì mãi mãi ẫn nằm trong A Lại Da Thức. Cái chủng tử đó rất đáng quý.

    Tài lực có được hùng hậu thì xây tự tháp. Tháp là để chứa Xá Lợi Phật. Chùa là nơi hoằng dương Phật pháp. Chúng ta cũng phải hiểu rõ ý nghĩa của chữ Tự này. Nơi làm việc của Đế vương thời xưa gọi là Tự, cho nên Tự là chỗ để làm việc. Điều này có ý nghĩa gì vậy? Ý nghĩa là tiếp nối không gián đoạn, đời đời có thể truyền lại nhau, ý nghĩa chữ Tự là như vậy. Hay nói cách khác, cơ cấu này là một cơ cấu vĩnh hằng, không phải nhất thời, mà là phải truyền tới nhiều đời, đời đời tiếp nối nhau nên gọi là Tự. Cho nên Tự là cơ quan làm việc, hoàn toàn khác với Miếu. Miếu là để tế thần, tế quỷ thần, Tự là cơ quan làm việc. Thế nhưng hiện tại, mọi người không hiểu cái ý này, đều xem Tự thành Miếu cả. Hiện tại xem thấy chữ này đều nghĩ sai ý nghĩa của nó, chúng ta cần phải thay đổi.

    Cho nên hiện tại đạo tràng chúng ta gọi là Học hội, dùng danh từ của hiện đại để mọi người xem thấy không đến nỗi mê hoặc. Ngày này nếu chúng ta cũng dùng Chữ Tự, người ta xem thấy thì e cho là tôn giáo, cho là mê tín, không hiểu được ý nghĩa chân thật.
     
  7. Phonghuyen2010

    Phonghuyen2010

    Tham gia:
    6/9/2012
    Bài viết:
    11,868
    Đã được thích:
    1,439
    Điểm thành tích:
    963
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    đánh dấu khi nào có thời gian sẽ đọc hết ạ!!!!!!!!!!!!!!!!!
     
  8. nusigiangho87

    nusigiangho87 Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    8/5/2012
    Bài viết:
    5,991
    Đã được thích:
    704
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Mới đọc 1 đoạn thôi nhưng thấy rất hay.Đánh dâu có thời gian đọc tiếp,
     
  9. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    PHONG THỦY, SỐ MẠNG
    (Hòa thượng Tịnh Không giảng)


    Phong thủy chính xác là có hay không? Thật sự là có. Tướng mạng là số, phong thủy là hoàn cảnh cư trú. Người nào mà tâm hồn luôn bất định, trí tuệ, tâm can sẽ theo cảnh mà chuyển theo, cho nên hoàn cảnh cư ngụ có ảnh hưởng đến tinh thần và tâm thái của người đó. Vì vậy, hoàn cảnh sống không thể không xem trọng và lựa chọn, đó gọi là phong thủy. Song phong thủy lại biến đổi nhanh chóng không nhất định, do đó có thể thấy, hoàn cảnh nhân duyên thay đổi không gì là trường tồn bất diệt. Tục ngữ có câu: “Người có phước ở trên đất phước, chỗ nào có phước là nơi người có phước ở”, đây là câu nói rất có đạo lý. Nếu chúng ta chân thật có phước báo, chúng ta dù có ở nơi nào mà phong thủy không tốt, tự nhiên nơi đó sẽ biến thành tốt. Cảnh luôn tùy tâm người mà biến chuyển, đây là lời Phật dạy. Cảnh là gì? Là phong thủy, là hoàn cảnh cư ngụ, tùy theo tâm mà chuyển xoay. Dựa trên nguyên lý ấy để xét đến hoàn cảnh địa cầu của chúng ta ngày nay. Chúng ta đang sống trong một hoàn cảnh lớn. Hiện tại, tâm lý của con người đều chứa đầy tham, sân, si, mạn nghi… tốc độ đó lại ngày một tăng trưởng. Các tệ nạn xã hội, hiện tượng nhân mãn, khủng bố ngày càng gia tăng, hoàn cảnh môi trường sinh thái thiên nhiên lại bị ô nhiễm trầm trọng, tất cả những điều đó đã làm trái đất chúng ta càng ngày càng nóng. Vậy có phải cảnh tùy theo tâm mà chuyển đổi không? Trong thời quá khứ, có ngài Kim Sơn Hoạt Phật. Kim Sơn Hoạt Phật là tên tục, Ngài sống tại chùa Kim Sơn, Trấn Giang, năm Dân Quốc thứ nhất, là pháp sư Diệu Thiện. Người đương thời nhìn Ngài có nét tương tự như trưởng lão Tế Công, cũng có biểu hiện như ngây như dại. Trên thực tế, những lời nói và việc làm của Ngài thì chân chính là của Phật. Có một giai đoạn Ngài có nói đến toán mệnh rất rõ. Ngài nói rằng số mạng của những người coi toán mệnh, tự họ không biết được họ, làm sao lại có thể biết số mạng của người khác. Chỉ vì bọn họ muốn kiếm tiền nên mới hành nghề vậy thôi. Thật ra, nếu những ông thầy bói mà biết được số mạng của họ, biết được phong thủy tốt thì đâu dễ gì họ coi cho chúng ta giàu có, nếu thực sự họ biết thì họ đã giàu có lâu rồi. Vì vậy, ca dao có câu: “Tiền của thì giữ bo bo, đem cho thầy bói mang lo vào mình” là vậy. Đức Phật Thích Ca có thể xem là một nhà toán số vĩ đại, vậy mà cuối cùng Ngài lại kết luận và khuyên mọi người không nên tin tưởng vào những điều đó, phải tin vào nghiệp, vì số mạng con người ta đều do nghiệp tạo ra. Hơn nữa, Ngài lại khuyên mọi người không nên làm ác, làm nhiều việc thiện thì số mạng sẽ tốt. Ngược lại, chúng ta không đoạn ác mà lại còn tạo ác, làm tổn giảm đến lợi ích của người, lại hy vọng số mạng của mình được tốt, đạo lý này nhất định không có. Nếu chúng ta chỉ nói sẽ làm tổn hại người, dù không làm, song nhất định chúng ta sẽ không có lợi. Chỉ cần chúng ta quán sát kỹ trong quá khứ cũng như trong xã hội hiện tại sẽ thấy. Phàm những người muốn lợi mình mà làm việc tổn hại đến người, kết quả sau cùng đều là tan nhà nát cửa. Điều này trong Phật pháp gọi là hiện báo, đời sau nhất định đoạ sẽ vào ba đường ác là địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh, bị hành hạ đau khổ vô cùng. Cho nên, việc chân chính lợi ích là phải lợi mình lợi người. Chúng ta càng làm lợi ích cho mọi người bao nhiêu thì chúng ta lại được lợi ích lớn bấy nhiêu. Người có thông minh trí tuệ sẽ luôn làm lợi ích cho mọi người. Phương pháp tự lợi là toàn tâm toàn lực làm lợi ích cho tất cả chúng sinh, lợi ích cho xã hội. Đó là chân lý mà thánh hiền thế gian hay xuất thế gian thường dạy cho chúng ta, chúng ta cần phải tư duy cho kỹ, sau mới tiếp thọ và y theo đó mà thực hành. Thế nên, pháp sư Diệu Thiện giảng, chúng ta cần phải tin vào nghiệp, không nên tin vào vấn đề vận mạng. Nói cách khác, chúng ta không nên tin vào thầy bói, xem phong thủy. Hoàn cảnh sinh sống mà thấy tốt là phong thủy đã tốt. Chỗ ở của chúng ta mà sắp xếp giường, tủ sao cho chúng ta cảm thấy thoải mái, thích hợp tự tại, đó là phong thủy đã tốt. Nếu chúng ta đi xem thầy bói, ông ta dạy chúng ta sắp xếp chỗ này chỗ nọ v.v… mà vận mạng của chúng ta lại cảm thấy khác, thấy như bị khống chế, thì thật đáng thương cho chúng ta, vì quá ngu si. Tuy chúng ta là người giàu sang, có địa vị nhưng lại khờ dại để vận mạng của mình cho người khác sắp xếp thì thật đáng thương, đáng tiếc. Phật giáo dạy con người là địa vị tối tôn, là chủ tể của chính hành động của mình, không nên nghe theo sự bày đặt của người khác, vì đó chỉ là hiện tượng cổ hủ, mê tín. Chúng ta phải hiểu chân lý, phải liễu giải chân tướng của vũ trụ, đọc nhiều sách thánh hiền, sẽ có lợi ích rất lớn cho chúng ta.
     
  10. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Hỏi Đáp Về Phá Thai và Vong Linh Thai Nhi

    Hòa Thượng Tuyên Hóa trả lời  

    Tốt hơn hết là đề phòng vấn đề để không xảy ra hơn là tiếc nuối sau này.



    Câu hỏi: Nếu có cặp vợ chồng không còn biện pháp nào khác ngòai phá thai vì những khó khăn kinh tế hay vì những lý do khác, hậu quả có nặng nề lắm không?

    Hòa Thượng: Vì điều kiện kinh tế không cho phép có con thì, không nên để lỡ mang thai ngay từ đầu; như vậy, sẽ tránh được rắc rối về sau. Cho là hiện thời có những khó khăn về tài chánh, tại sao họ phải đợi cho đến khi vấn đề xảy ra rồi mới đi tìm giải pháp? Họ phải tự cảnh giác về vấn đề này trước khi để nó xảy ra; tại sao không tìm những giải pháp tốt đẹp khác. Có câu nói, "Tại sao để ván đã đóng thuyền rồi mới mới nghĩ đến việc quan trọng là cần củi để nấu cơm.". Tại sao phải đợi đến muộn màng rồi mới tính. Họ cần phải nghĩ đến việc có thể có mang thai khi chiết tính những chi tiêu hàng năm.

    Câu hỏi: Bạch Hòa Thượng, có một số những người mẹ không hôn thú đang gây ra nhiều vấn nạn xã hội, rồi sau đó là có việc phá thai ... Con tự hỏi Hòa Thượng có ý kiến hay đề nghị gì về vấn đề này.

    Hòa Thượng: Quý vị đang đề cập về những bà mẹ độc thân. Khổ thay, những người này đã đánh mất nhân phẩm, vì thế họ không tôn trọng những luật lệ trước khi lập gia đình. Ngày nay, những người trẻ thích khiêu vũ, xem phim ảnh, và ca hát. Họ hưởng thụ ăn uống, vui chơi và tìm khoái lạc. Những đam mê và hành vi dẫn đến sự mất nhân phẩm, đến độ họ không còn ý thức việc họ là con người. Là người, phải có hành vi của người, nhưng họ lại giống như ma quỉ -- lén lút không tôn trọng luật lệ, muốn thử hết trước khi lập gia đình ... và vì thế, họ có thai. Những chuyện như thế này có thể không có gì quan trọng ở phương Tây, nhưng ở Trung Hoa thì thật xấu hổ.

    Vấn đề này xảy ra do chỉ do một niệm vô minh: Nam theo đuổi nữ, nữ tìm kiếm nam ... Bởi vì vô minh, nên hành nghiệp theo sau, sau khi hành nghiệp tạo tác thì có danh sắc, lục nhập, xúc, và thọ hiện hữu …, tất cả nhựng thứ này đều tạo tác bởi vô minh ... Do mê mờ, tình ái khởi sanh, tiếp theo là dục vọng muốn nắm bắt (thủ và hữu), và sau đó là nhiều vấn đề khác xuất hiện … cho đến khi già chết (lão, tử) đến. Toàn bộ chuỗi biến cố này được gọi là Pháp Mười Hai Nhân Duyên.

    Vì người đời không hiểu Mười Hai Nhân Duyên nên, họ làm những việc trái với đạo lý. Vì vậy vấn nạn của họ càng ngày càng lớn. Cho đến lúc họ mang thai, sự việc càng trở nên rắc rối hơn khi thay vì dưỡng thai bào để sinh nở, họ lại phá hủy bào thai lúc thai từ một đến bốn tháng tuổi.

    Tội phá thai rất nặng. Quý vị có thể nghĩ chúng chỉ là con ma bé nhỏ, nhưng những con ma này có những năng lực tâm linh to lớn có thể làm quý vị chết hay mang những tật bệnh kỳ lạ, làm cho quý vị nói năng lảm nhảm và lẫn lộn đầu óc đến khi điên dại ... Tội phá thai còn nặng hơn tội giết người lớn. Nếu quý vị không muốn có con, tại sao lại gây ra việc thụ thai? Tại sao rắc rối như thế? Khổ thay, đàn ông và đàn bà không hiểu đạo lý làm người nên những vấn đề này mới xảy ra.

    Để giải quyết những vấn đề này, chúng ta cần cung cấp giáo dục về tình dục cho những người trẻ, và dạy họ đừng dính mắc vào tình ái cho đến khi khôn lớn trưởng thành; nếu không, họ sẽ gặp những vấn nạn khó khăn. Chúng ta phải thúc đẩy mạnh mẽ để họ tuân theo những quy tắc này .

     

    Câu hỏi: Bạch Hòa Thượng, nhân dịp Ngài trở lại Đài Loan, xin Ngài ban lời khuyên cho những đệ tử tại Đài Loan.

    Hòa Thượng: Đàn ông và đàn bà cư xử đứng đắn với nhau là nền tảng cho hòa bình quốc gia và thế giới. Nếu người chồng không cư xử như người chồng; người vợ không cư xử như người vợ; và con cái hành xử không ra con cái, thì làm sao thế giới có thể tránh được hỗn loạn? Tôi đề nghị mỗi người phải làm tròn vai trò của mình là vợ hay chồng của mình, không ly dị , và chăm sóc con cái tốt đẹp. Khi mỗi gia đình hạnh phúc và hài hòa thì quốc gia sẽ tự nhiên có hòa bình.

    Ngòai ra, tôi khẩn cầu mọi người hãy ngưng lại việc phá thai! Hãy suy nghĩ xem, nếu những chúng sinh trong bào thai chưa kịp chào đời đã trở thành những oan hồn ; khắp nơi nhan nhản những hồn ma nhỏ bé phiêu bạt đòi mạng thì làm sao xã hội an lành được? Những hồn ma nhỏ bé này cần phải gặp được người có Đạo hạnh và không tham tiền thì mới được siêu độ. Rất khó đốiI phó với những hồn ma nhỏ bé này! Rất khó giải quyết những vấn đề này, vì vậy, với nghiệp chướng khắp nơi thì làm sao có hòa bình?

    Câu hỏi: Làm sao cứu Đài Loan?

    Hòa Thượng: Bằng cách không phá thai, bằng cách không giết hại chúng sinh.



    Câu hỏi: Phá thai tạo nghiệp sát sanh. Vì con không được học giáo lý Phật trước đây, con đã phạm tội sát sanh mà không biết. Con có thể làm gì để đền bù lại nghiệp chướng của con?

    Hòa Thượng: Bằng cách làm thêm nhiều việc phước thiện, bằng cách sám hối sửa đổi nhiều thêm, , và bằng cách niệm danh hiệu Phật thường xuyên hơn.

    Câu hỏi: Con được nghe rằng phá thai là sai trái trong giáo lý Phật giáo, nhưng con đã phạm tôi này trong quá khứ mà không biết đó là sai trái. Con có thể làm cái gì bây giờ để đền bù lại những điều tai hại mà con đã làm trong quá khứ?

    Hòa Thượng: Không có điều tốt đẹp nào hơn là tự sửa đổi lỗi lầm của mình. Dầu cho tội của quý vị r ất to lớn , đầy ngập trời, nếu quý vị thành tâm ăn năn và sửa đổi, thì các tộiI sẽ tiêu sạch.

     

    Câu hỏi: Ngày nay có nhiều quảng cáo "Cúng Dường Vong Linh Thai Nhi" trên báo hàng ngày và tạp chí. Chúng con có thể cúng dường những vong linh thai nhi này hay không, hay các vong linh thai nhi này nên được siêu độ ?

    Hòa Thượng: Chữ "cúng dường" không thể dùng trong ý nghĩa này được, vì vong linh thai nhi không phải là Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Nếu quý vị xem đó là cúng dường vong linh thai nhi tức là đã rơi vào tà kiến vậy. Đó phải gọi là 'siêu độ'. Siêu độ chúng sanh không giống cúng dường cho chúng sanh, bởi vì việc siêu độ giúp chúng lìa khổ được vui. Tuy nhiên, vong linh thai nhi mang mối oán hận rất lớn khó làm vơi đi được, bởi vì đó là món nợ tước đoạt sanh mạng thì phải được trả bằng cách đền lại sanh mạng. Thế nhưng, nếu các vong linh thai nhi đó gặp được những vị chân tu không tham tiền thì chúng có cơ hội được siêu độ..

    Câu hỏi: Nhiều người bỏ tiền ra cúng những vong linh thai nhi, có thể nào những căm hận của các vong linh thai nhi này được đền bù hay không?

    Hòa Thượng: Không.

    Câu hỏi: Ngày nay có nhiều người lợi dụng để làm tiền người khác bằng cách nói rằng có thể khuyên giải những vong linh thai nhi. Có những phật tử không tán thành những việc làm như vậy. Thưa Hòa Thượng, ý của Hòa Thượng như thế nào? Những vong linh thai nhi sẽ làm cho những kẻ thiếu nợ chúng bị bênh hay bị những vấn đề khác không? Có những người đã từng phá thai nhưng lại ngại ngùng sợ tốn tiền không lập bài vị để cầu nguyện cho vong linh thai nhi. Bạch Hòa Thượng, Ngài nghĩ như thế nào về việc này? Có thực là những vong linh này có thể gây rắc rối không? Nếu như thế, làm sao để điều phục những vong linh thai nhi này? Làm sao chúng ta có thể an ủi và làm chúng an lạc ?

    Hòa Thượng: Tốt hơn hết là không nên có bài vị hơn là lập một bài vị. Tôi nói thế có nghĩa là gì? Người ta không nên phá thai ngay từ đầu; bằng cách ngăn ngừa phá thai thì không sát sinh. Vì không sát sinh, nên không cần bài vị. Thỉnh một bài vị cho một vong linh thai nhi là "lo cái ngọn mà quên cái gốc.", và giống như "bịt tai để đánh chuông", vì đó là tự lừa dối mình. Những vong linh này có thể được siêu độ chăng? Món nợ này có thể giải quyết được chăng? Vâu trả lời là không chắc. Vì thế, nên ngăn ngừa việc xảy ra hơn là hối hận về sau này. Trước khi kết hôn, không nên uống thuốc ngừa thai hay giao hợp tình dục. Tại sao không thể đợi đến khi kết hôn? Tại sao lại vội vàng như thế? 

    Câu hỏi: Bạch Hòa Thượng, có những hiện tượng lạ trên thế giới ngày nay như nhiều thiếu nữ chưa kết hôn đi phá thai, bị cưỡng hiếp, và đồng tình luyến ái. Là cha mẹ, chúng con ngày nay phải giáo dục con cái như thế nào để thanh thiếu niên có thể phát triển tâm hồn và thể xác trở thành những cá nhân tốt đẹp?

    Hòa Thượng: Câu hỏi này xuất sắc vì nó liên quan đến giải pháp đúng đắn cho những vấn nạn trong xã hội chúng ta. Các vấn nạn mà quý vị vừa nói đó đều rất đơn giản, dễ giải quyết. Những thanh thiếu niên này từ đâu đến? Những thanh thiếu niên có vấn đề này đều có cha mẹ, có phải không? Tuy nhiên, những bậc cha mẹ này không biết cách làm cha mẹ đúng đắn, làm cha mà không hành xử như một người cha; làm mẹ không hành xử như một người mẹ. Mặc dù, họ sinh ra con cái, nhưng trọng tâm của họ không ở con cái, họ chỉ tham lam khoái lạc và thỏa mãn ham muốn tình dục. Họ hành động chỉ để thỏa mãn chính họ, họ chỉ biết sinh đẻ mà không biết gì về cách giáo dục con cái. Đàn ông và đàn bà ở đất nước chúng ta đang bắt chước các trào lưu ở Âu Châu và Mỹ Châu, đam mê tình ái và đắm say tình dục, hẹn hò bừa bãi và theo đuổi người khác phái; họ nghĩ họ rất thời thượng khi làm như vậy! Nhiều người cho rằng nếu một người đàn ông mà không có bạn gái thì đó là một kẻ khờ. Tương tự như vậy, nếu một cô gái không có bạn trai trước khi kết hôn thì bị cho là bị bệnh tâm thần và không ai muốn kết hôn với cô ta! Vì những người này điên cuồng đắm mình vào tình ái và tình dục, họ chẳng quan tâm về con cái sau khi sinh ra chúng; họ chỉ quan tâm đến chính họ. Như thế, chỉ cần hai ngày rưỡi sau hôn lễ là họ bắt đầu chán nhau, và cuối cùng là ly dị.

    Sau khi ly dị, con cái họ hoặc không có cha hoặc không có mẹ. Rồi sau đó, quan tòa quyết định đứa bé sẽ ở ba ngày ở với cha , và bốn ngày ở với mẹ. Vì họ không còn sống chung với nhau, con cái họ không cần biết trai hay gái sẽ đến ở với người cha một thời gian. Người cha sẽ nói: "Mẹ con không làm tròn bổn phận một người mẹ. Mẹ con không tốt, vì thế ba đã ly dị mẹ con và gặp người đàn bà khác. Người bạn gái này của ba thật tuyệt vời, còn mẹ con là người tồi tệ nhất.". Đứa bé sẽ suy nghĩ: "Ô, mẹ mình thật tệ quá!". Khi đứa bé trở về nhà với mẹ, nó lơ là với mẹ nó và nói rằng: "Mẹ tồi tệ lắm! Mẹ không xứng đáng làm mẹ con!". Đứa bé chỉ nghe câu chuyện một chiều từ cha nó.

    Người mẹ bèn nghĩ: "Con mình thay đổi quá rồi! Tốt hơn là phải có một biện pháp.". Bà nói với con mình: "Ba con là một người đàn ông tồi tệ nhất. Mẹ không thể chịu đựng ba con, vì thế mẹ đã phải ly dị với ba con.". Người mẹ còn nêu thật nhiều lý do khác về việc ly dị người chồng và làm cho đứa bé suy nghĩ rằng: "Ô, ba tôi là nguời đàn ông ông tồi tệ nhất; và mẹ tôi là người đàn bà tồi tệ nhất! Tôi nên làm gì đây? A! với cha mẹ như vậy, tôi cũng phải học cách để thành đứa bé tồi tệ nhất..". Đứa bé bắt đầu dùng ma túy và gây đủ thứ rắc rối. Đứa bé không quan tâm bất cứ chuyện gì, kể cả tổ quốc, gia đình và cơ thể nó. Nó nghĩ,: "Tôi là một hạt giống xấu; cả ba và mẹ tôi đều xấu; do đó tôi phải là người xấu.". Với thái độ này, đứa bé buông thả không còn biết phân biệt cái đúng, cái sai và làm bất cứ những gì nó thích.

    Vì có những người đàn ông bị đàn bà bỏ, và có những người đàn bà bị đàn ông sao nhãng, họ đi quá trớn. Họ trở thành người “đồng tình luyến ái”; và học những hành vi ngược lại nhân tính. Bởi vì vợ chồng không biết cách cư xử với nhau như vợ chồng, cuối cùng họ tạo ra những vấn nạn khổng lồ mà chúng ta phải đương đầu ngày nay. Khi gia đình đổ vỡ, quốc gia cũng đổ vỡ. Nếu mọi người có thể như bà mẹ của Mạnh Tử hay bà mẹ của Nhạc Phi, cả hai đều biết dạy con trở thành vĩ nhân thánh thiện, thì sẽ không còn nhiều trẻ con gây rối lọan. Tôi đã trả lời câu hỏi của quý vị, và tôi không biết là tôi nói đúng hay sai. Nếu quý vị không thỏa mãn với câu trả lời của tôi, xin tìm hỏi những vị khác có khả năng hơn.

    Về vấn đề phá thai, đó là một hành động vô nhân đạo! Quý vị hãy suy nghĩ đi, nếu quý vị giết một bào thai chưa chào đời, quý vị sẽ nói rằng quả báo của hành vi này có nghiêm trọng hay không? Bây giờ tôi sẽ nói cho quý vị điều này dù quý vị có tin hay không: mặc dù thai nhi bị hủy phá chỉ là một thai nhi nhỏ bé, nhưng vong linh thai nhi này còn dữ dằn hơn cả vong linh người lớn! Ngày nay bệnh ung thư trở nên khá thông thường trong xã hội chúng ta, và căn bệnh này một phần là do sự phá thai. Vì càng có nhiều trường hợp phá thai, số vong linh thai nhi càng gia tăng, và những vong linh thai nhi này rãi độc tố khắp nơi làm người ta bất an. Chúng nghĩ rằng: "Quý vị đã giết tôi sớm như vậy, tôi không để quý vị tránh thoát tội này đâu. Tôi cũng sẽ giết quý vị !". Vì thế, chúng ta có nhiều bệnh lạ lùng và không thuốc chữa.
     
  11. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    ĐIỀU LÀNH THỨ HAI: KHÔNG NÊN TRỘM CẮP

    Trộm cắp là do lòng tham lam, ham muốn. Sống được thảnh thơi, an nhàn, có nhiều của cải tài sản và được ăn ngon, mặc đẹp, mà chẳng cần phải làm lụng vất vả như bao nhiêu người khác. Hòa Thượng Thiện Hoa dạy: “Người không gian tham, trộm cắp là người yêu chuộng công bình, tôn trọng của cải kẻ khác như của mình”. Tiền bạc là huyết mạch của con người, nếu không có nó đời sống sẽ vất vả. Nếu của cải mình làm ra mà bị người ta lấy hết thì mình có đau lòng không? Mình mất của thì mình xót xa, tiếc nuối, thì người mất của cũng đau khổ như thế. Có nhiều người bị trộm cắp mất hết của cải, vàng bạc, thất vọng nến nỗi phải quyên sinh. Vả lại, của phi nghĩa thường vô ngõ trước ra ngõ sau, tiêu hao như nước soi, cát chảy. Manh tâm giành giựt cho lắm, chết rồi cũng hai bàn tay không. Người không trộm cắp luôn sống an vui vì không sợ bị tù tội, hoặc có người thù oán mình. Nếu mọi người giữ giới không nên trộm cắp thì nhà nhà được an vui, của đánh rơi cũng không có ai lượm, quên đóng cửa cũng chẳng có ai mất đồ. Nghe nói ngày xưa bên Trung Hoa, thời vua Nghiêu, vuaThuấn, thái bình thạnh trị, người ta ngủ cũng chẳng cần đóng cửa, đồ đạc có đánh rơi cũng không ai lượm, tôi thích lắm. Không ngờ ngày nay, tại các nước văn minh trên thế giới, nếu ai mất của, đi báo cảnh sát thì người ta cho biết có người nhặt được rồi. Tôi biết một phật tử tại Nhật bảo rằng một hôm cô có việc cần đi gấp, cô rời khỏi nhà cả ngày, không khóa cửa, về nhà đồ đạc vẫn còn nguyên. Cô TH ở California nói, có một hôm, cô về nhà thì thấy cửa mở toang, cô hoảng sợ, không dám vô nhà, cô gọi cảnh sát đến, họ đưa cô vào nhà, lục soát khắp nơi, thấy không mất gì cả. Thì ra, khi rời khỏi nhà cô không khóa cửa, gió thổi mở tung cửa mà thôi. Tại Việt Nam, thỉnh thoảng ta cũng thấy đăng trên báo những tấm lòng vàng, lượm được gói tiền, hoặc cái bóp của ai đánh rơi, được thông báo để chủ nhân đến nhận lại. Nhưng những tấm lòng vàng ấy ngày càng hiếm hoi.

    Người phật tử thọ năm giới thì không bao giờ khởi ý trộm cắp, dù trái cà, trái bí, cây đinh, cọng kẽm, nếu người ta không cho thì mình không được tùy tiện lấy đi. Từ nó suy ra, tất cả những gì không phải của mình thì mình không được lấy, không nhận, không sử dụng. Bây giờ, giả sử có người lượm được tờ giấy bạc 50.000 đồng Việt Nam hoặc tờ giấy 100 đô la, đưa lên máy phóng thanh mà gọi chừng hai lần thì đến lần thứ ba sẽ có người nhảy ra nhận là mình mất (mặc dù người ấy không có tờ giấy bạc ấy!). Trong cuộc sống hàng ngày, tại các xí nghiệp, nếu công nhân mà đi trễ, về sớm thì dễ bị sa thải. Công nhân viên làm việc mà lấy văn phòng phẩm đem về nhà để cho mình và gia nình mình xài là ăn cắp của công! Sử dụng máy photocopy để sao giấy tờ cá nhân của mình, thậm chí sao chụp tài liệu tu học để tặng bạn bè (nghĩ rằng mình làm phước, giúp người tu hành, sẽ được phước), không ngờ lòng tốt ấy cũng là ăn cắp của công, làm việc riêng. Có nhiều người đến sở làm mà đọc báo, đọc tiểu thuyết, nghe nhạc, trang niểm, hoặc cùng bạn bè ra quán cà phê tán gẫu hàng giờ... tất cả đều ăn cắp giờ làm việc mà thôi. Là phật tử, thọ trì năm giới hay mười giới nều phải ghi nhớ điều ấy, nếu rơi trúng vào một trong những niều kể trên tức là phạm giới thứ hai: Không trộm cắp.

    Kinh MƯỜI ĐIỀU LÀNH dạy: “Nếu không trộm cắp mà còn bố thí thì sẽ được mười quả báo phước lành như sau:

    1/ Tiền của có dư, không bị vua quan, giặc giã cướp mất, không bị nạn lũ lụt trôi, lửa cháy, hay con cái phá tán.

    2/ Được nhiều người kính mến và tin cậy.

    3/ Không bị ai lừa dối gạt gẫm.

    4/ Xa gần đều khen ngợi lòng ngay thẳng của mình.

    5/ Lòng được an ổn, không lo sợ về sự tổn hại nào.

    6/ Tiếng lành đồn xa.

    7/ Ở chỗ đông người lòng không khủng khiếp.

    8/ Tiền của, tánh mạng, nhan sắc, sức khỏe an vui, biện tài vô ngại.

    9/ Thường sẵn lòng bố thí cho tất cả chúng sanh.

    10/ Khi chết được sanh lên cõi Trời.

    Thật vậy, làm phước được phước. Chẳng phải mình mong cầu, mà phước ấy vẫn tự đến với mình. Lời Phật dạy: “Bố thí bất trụ tướng thì phước đức như hư không”. Điều này chúng tôi đã nghiệm thấy trong cuộc đời mình cũng như trong cuộc đời của các cư sĩ theo tu học với chúng tôi. Chẳng những mình không tham lam của người mà còn bỏ đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình ra để bố thí, cúng dường thì những người ấy không bao giờ lâm vào cảnh nghèo đói. Các phật tử làm việc ở nước ngoài thường dễ bị thất nghiệp, vì hãng xưởng làm ăn, buôn bán ế ẩm, nhưng các phật tử thuần thành, thường hành hạnh bố thí đều gặp may mắn. Họ không bị cho nghỉ việc, hoặc nếu có thôi việc ở nơi này thì họ liền tìm được một nơi khác còn tốt hơn chỗ cũ.

    Người giàu sang mà bo bo giữ của cải, không làm phước, bố thí, giúp người nghèo khó, bệnh tật thì đêm nằm ngủ không yên. Có của cải quý báu trong nhà thì tối ngày không dám rời nhà nửa bước, sợ gia nhân ăn cắp, hoặc ăn trộm cạy cửa lấy đồ, đêm ngủ không yên, nghe tiếng động tịnh thì lại tỉnh giấc, nơm nớp lo sợ ăn cướp... Giữ giới không trộm cắp là thực tập TÂM BUÔNG XẢ. Tâm buông xả thì thảnh thơi, an nhàn, không có gì phải lo toan.

    Vậy quý Phật tử phải thường xuyên giữ giới không trộm cắp, và tập bố thí, buông xả thì thân tâm, an lạc, phước lành tăng trưởng.
     
  12. dochipxinh

    dochipxinh

    Tham gia:
    6/2/2012
    Bài viết:
    15,898
    Đã được thích:
    4,044
    Điểm thành tích:
    2,113
    Dài quá chủ top ơi
    với lại bác đánh dấu đậm, thanh đề mục rõ ràng chứ tràn lan thế kia ngại đọc quá
     
  13. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    MƯỜI CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH:

    Kinh Dược Sư Lưu Ly bổn nguyện công đức dạy rằng: “Cứu thả các sinh mạng được tiêu trừ bệnh tật, thoát khỏi các tai nạn.” Người phóng sinh tu phước, cứu giúp muôn loài thoát khỏi khổ ách thì bản thân không gặp các tai nạn.

    Phóng sinh có những công đức gì?

    Công đức phóng sinh rộng lớn vô biên, không thể tính đếm. Nay xin nói đại lược như sau:

    1. Không có nạn đao binh, tránh được tai họa chiến tranh tàn sát.

    2. Sống lâu, mạnh khỏe, ít bệnh tật.

    3. Tránh được thiên tai, dịch họa, không gặp các tai nạn.

    4. Con cháu đông đúc, đời đời xương thạnh, nối dõi không ngừng.

    5. Chỗ mong cầu được toại nguyện.

    6. Công việc làm ăn phát triển, hưng thạnh, gặp nhiều thuận lợi.

    7. Hợp lòng trời, thuận tánh Phật, loài vật cảm ơn, chư Phật hoan hỷ.

    8. Giải trừ oán hận, các điều ác tiêu diệt, không lo buồn, sầu não.

    9. Vui hưởng an lành, quanh năm đều được an ổn.

    10. Tái sinh về cõi trời, hưởng phước vô cùng. Nếu có tu Tịnh độ thì được vãng sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc.

    Trong kinh Hoa nghiêm, phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện dạy rằng: “Chúng sinh thương yêu nhất là sinh mạng, chư Phật thương yêu nhất là chúng sinh. Cứu được thân mạng chúng sinh thì thành tựu được tâm nguyện của chư Phật.”
    Trích " Công đức phóng sinh" của Pháp sư Viên Nhân.
     
  14. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Trích Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo do Đức Thích Ca Mâu Ni Phật nói:

    Này Long Vương! Nếu tránh nghiệp sát sinh, liền thành tựu được mười pháp lìa xa phiền não. Những gì là mười?
    Một là, phổ thí đức vô úy đối với mọi chúng sinh.
    Hai là, thường khởi tâm đại từ đối với chúng sinh.
    Ba là, dứt hẳn hết thảy tập khí (11) giận dữ.
    Bốn là, thân thường không có tật bệnh.
    Năm là, thọ mệnh lâu dài.
    Sáu là, thường được hàng Phi nhân (12) thủ hộ.
    Bảy là, thường không ác mộng, thức, ngủ vui vẻ.
    Tám là, diệt trừ oán kết, mọi oán tự giải.
    Chín là, không sợ sa vào đường ác.
    Mười là, sau khi mệnh mất được sinh lên cõi trời.
    Ấy là mười pháp.
    Nếu đem mười pháp ấy hồi hướng đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác, sau khi thành Phật, được quả vị Phật, thọ mệnh sẽ tùy tâm tự tại.
    Lại nữa, Long Vương! Nếu xa lìa nghiệp trộm cắp, liền được mười pháp có thể bảo đảm, tin tưởng. Những gì là mười?
    Một là, của cải đầy dẫy, vua, giặc, nước, lửa và con hư không không thể làm tan mất được.
    Hai là, nhiều người yêu mến.
    Ba là, người không lừa gạt.
    Bốn là, mười phương khen ngợi.
    Năm là, không lo tổn hại. Sáu là, tiếng lành đồn xa.
    Bảy là, ở chốn đông người không sợ.
    Tám là, của cải, thọ mệnh, hình sắc, sức lực, yên vui, biện tài đầy đủ không thiếu.
    Chín là, thường sẵn lòng bố thí.
    Mười là, sau khi mệnh mất được sinh lên cõi trời. Ấy là mười pháp.
    Nếu đem mười pháp ấy hồi hướng đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác, sau khi thành Phật, chứng được trí thanh tịnh Đại Bồ Đề.

    ...............
    Do có thể xa lìa sự sát sinh mà thực hành bố thí nên thường được của báu, giàu sang, không ai có thể chiếm đoạt được, sống lâu không chết yểu, chẳng bị tất cả kẻ oán thù làm tổn hại.
    Do xa lìa việc trộm cướp mà thực hành bố thí, nên thường được của báu, giàu sang, không ai có thể chiếm đoạt được, có thể chứa nhóm đầy đủ tạng pháp của chư Phật hơn hết không ai sánh bằng
     
  15. bot_beo

    bot_beo Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    31/7/2012
    Bài viết:
    1,968
    Đã được thích:
    273
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    e cũng chỉ thích nghe thôi chứ ngại đọc lắm.
     
  16. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    GƯƠNG NHÂN QUẢ: CẮT CỔ GÀ VỊT - QUẢ BÁO UNG THƯ LƯỠI PHẢI MỔ QUANH CỔ ĐAU ĐỚN Y NHƯ TỪNG GIẾT HẠI CHÚNG SANH
    [​IMG]
    Cô Đàm Thị Hoa, pháp danh Diệu Phước, sinh năm 1970, sống ở quận 12. Cô sinh ra trong một gia đình miền quê, thuộc tỉnh Thanh Hóa. Năm 1984 cô theo cha vào Nam sống chung với chú thím. Thấy hoàn cảnh chú thím khó khăn, nên cô bắt đầu xin đi làm ở hãng kem ăn để kiếm tiền phụ giúp thêm gia đình. Làm việc được hai năm, cô thấy lương quá ít, nên chuyển sang cắt cổ gà cho nhà hàng bán Hambuger. Sau ba năm nhà hàng phá sản, cô lại chuyển sang phụ bếp tại các nơi khác, công việc vẫn là cắt cổ gà. Ngày tháng trôi qua, cô vẫn sống bình yên như vậy, cho đến khi cô lập gia đình và sinh em bé. Chồng cô làm việc ở xa thỉnh thoảng mới về nhà, một mình cô vừa đi làm, vừa nuôi con nhỏ. Nhưng vì em bé ốm yếu, bệnh tật liên miên, và cô cũng phát bệnh liên tục, nên cô đành phải bỏ việc phụ bếp. Cô ở nhà, nhận vài đứa trẻ chăm sóc để có tiền chi phí hàng ngày, vừa tiện lo cho con.

    Năm 2007, lưỡi cô bắt đầu lở bên phải. Cô đã đi khắp các bệnh viện như Tai Mũi Họng, Da Liễu, Thống Nhất, Hòa Hảo, Hoàn Mỹ v.v. Nhưng các bác sĩ đều bảo, lưỡi cô bị viêm nóng và mọc nấm, chỉ cho thuốc uống. Cô uống suốt mấy tháng vẫn không hết bịnh.
    Năm 2008, lưỡi cô đã bị thủng một lỗ lớn bằng đầu ngón tay. Cô thường khóc vì rất đau nhức, ăn cơm không được chỉ ăn cháo và ngày nào cũng phải ghé bác sĩ gần nhà để xin chích thuốc giảm đau. Cô hoàn toàn không biết bịnh này là do nghiệp sát sanh trước đây chiêu cảm. Sau đó, cô đến bệnh viện Da Liễu tái khám. Bác sĩ bảo chữa không khỏi, nên chuyển sang bệnh viện Ung Bướu. Sang bệnh viện này, cô bị cắt một ít ở lưỡi để sinh thiết. Sau một tuần có kết quả, bác sĩ không giấu mà báo thẳng cho biết cô đã bị ung thư lưỡi nên phải nhập viện mổ gấp. Vừa nghe xong, cô bủn rủn tay chân, giống như người mất hồn; cô đi lang thang mãi về đến nhà cô chỉ biết khóc và thở than với người thân.

    Đến tháng 3 năm 2009, cô bị mổ nguyên đường vòng ngang cổ, giống như cô từng cắt cổ gà, lưỡi cũng bị cắt một nửa, hành cô đau đớn quằn quại; lại không nói được, không ăn được, thức ăn loãng xay nhuyễn lỏng mà phải đưa ống dẫn vào đường mũi, đau đớn vô cùng. Cô lâm vào tình cảnh đúng như trong kinh nói, sống không được mà chết cũng không xong. Mổ hơn một tuần thì bác sĩ điều trị yêu cầu cô phải nhổ năm cái răng cấm mới tiến hành xạ trị ung thư. Cơn đau này chưa dứt thì cơn đau khác lại đến, sức khỏe suy yếu, cô phải chịu nỗi đau không thể nào diễn tả được, miệng lúc nào cũng đầy máu, đêm không ngủ được. Bệnh tật ập đến khiến cô tuyệt vọng không còn tha thiết sống, nhưng phải cố vì đứa con nhỏ.

    Sau khi nhổ răng xong được hai tuần thì cô đi xạ trị. Xạ đến tia thứ mười lăm thì mặt cô đen thui giống như da con gà ác, miệng và cổ cứng ngắc, không ăn, không nói được, cô quyết định bỏ cuộc.

    Lúc cô lâm vào tình cảnh đau đớn thể xác cần người động viên, an ủi thì chồng cô lặng lẽ chạy theo bóng hồng khác. Lần này, chồng chất lên cô nỗi đau tinh thần, cô chỉ biết ôm mà con khóc. Ba tháng cô ăn cháo liên tục, có uống chút sữa nào cũng ói ra, cô nằm thiêm thiếp một chỗ. Cô phải dùng thuốc ngủ nhiều lần, vẫn không thể ngủ được, thức trắng suốt ngày đêm bị suy nhược thần kinh.

    Cũng may! Cô còn một chút duyên lành, bà Phật tử gần nhà biết chuyện của cô. Bà đến động viên, khích lệ cô ăn chay, niệm Phật. Ban đầu cô không nghe, bà vẫn kiên nhẫn khuyên bảo, mang các loại đĩa giảng về Phật pháp, đĩa niệm Phật chuyển hóa tế bào ung thư tặng cho cô và muốn dẫn cô đi chùa, cô vẫn không chịu đi.

    Một hôm ở chùa gần bên nhà, có mở khóa tu một ngày, bà dìu cô đi. Cô vào nghe quý Thầy giảng kinh, niệm Phật, cũng không hiểu nhiều. Cứ nhiều lần đi như vậy, dần dần cô được bà hướng dẫn quy y Tam bảo. Nhờ đó cô mới biết rõ quả báo, mình mắc bệnh là do sát sinh, vì cắt cổ gà quá nhiều, khiến cô sợ hãi vô cùng. Bà tiếp tục hướng dẫn cô thỉnh Phật về nhà, hàng ngày tụng kinh, niệm Phật, lạy sám hối.

    Từ đó, ngày nào cô cũng đến trước Bồ-tát Quán Thế Âm chí thành sám hối, phát nguyện ăn chay, niệm Phật, không dám sát sinh. Tâm cô bắt đầu chuyển biến tốt, không còn nghĩ đến chuyện tự tử, mà biết chấp nhận trả nghiệp, đi phóng sinh chung với các Phật tử ở chùa Hoằng pháp, khuyên người phóng sinh v.v. Ban đầu, cô ăn chay kỳ dần dần về sau cô ăn chay trường. Từ khi, cô phát tâm sám hối, ăn chay, tụng kinh, niệm Phật thì sức khỏe cô ngày càng tiến triển tốt. Cô tăng lên được mười mấy ký và bệnh cô từ từ thuyên giảm, cô không còn nghĩ đến bệnh tật và người chồng bội bạc. Cô dạy cho con không được sát sinh, ngay cả con kiến cũng thương nó; bởi vì trải nghiệm từ bản thân mình mà cô sợ hãi.

    Đến tháng 9 năm 2011, cô khi đi xét nghiệm máu ở bệnh viện thì bác sĩ báo sức khỏe cô hoàn toàn bình phục và không còn một chút tế bào ung thư. Cô cảm động mừng rỡ khóc nức nở. Nhờ cô chí thành sám hối mà được cảm ứng đến Bồ-tát Quán Thế Âm. Thật đúng như trong kinh dạy:

    Tội từ tâm khởi đem tâm sám
    Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu
    Tội tiêu tâm tịnh thảy đều không
    Thế mới thật là chân sám hối.

    Phật pháp đã cứu cuộc đời cô như thế. Phật pháp thật sự không thể nghĩ bàn. Hiện nay cô trở thành một Phật tử tin theo Phật pháp tuyệt đối.

    Con người sinh ra ở cõi đời này ai cũng phải làm việc để mà tồn tại, nhưng phần đông hàng phàm phu chúng ta đều tạo nghiệp ác. Có người vì chén cơm manh áo mà tạo nghiệp nói dối; có người vì cơm áo gạo tiền bức bách mà tạo nghiệp sát sinh v.v. khi nhân duyên chín muồi thì quả báo đến chúng ta phải nhận lãnh. Vì thế trong kinh Đức Phật thường nói: “Bồ-tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”. Câu chuyện của Phật tử Diệu Phước trả quả báo ngay đời hiện tại, là do cô tạo nghiệp sát sinh.

    Diệu Âm Lệ Hiếu kính ghi lại từ Phật pháp nhiệm mầu kỳ 27 (4/2014)
     
  17. glinh2012

    glinh2012 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/3/2014
    Bài viết:
    2,271
    Đã được thích:
    288
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    dài quá, e đọc mai mà ko hết bác à,
     
  18. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Hòa thượng Tuyên Hóa giảng tại Vạn Phật Thánh Thành,Talmage, California, Hoa Kỳ

    Hôm nay tôi xin truyền cho quý vị một yếu quyết. Ðó là yếu quyết để áp dụng trong giờ phút thật khẩn cấp. Gặp những trường hợp đó chúng ta phải giữ bình tĩnh, đừng hốt hoảng, chuyện sống chết hãy tạm gác một bên, một lòng niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thì chắc chắn sự hiểm nguy sẽ hóa thành tốt lành, thoát khỏi ách nạn.
    Trong giây phút khẩn trương, chúng ta hãy nghĩ rằng: "Ðàng nào cũng chết, vậy trước khi chết ta hãy dốc lòng niệm Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát, biết đâu đó là niềm hy vọng." Hành động như thế, tức là từ hiểm nguy mà gặp may mắn.
    Khi đi máy bay, gặp lúc trên không máy bay gặp nạn, sắp bị rớt. Ngay lúc đó chúng ta hãy niệm Quán Thế Âm Bồ Tát. Vì rằng Ngài Quán Thế Âm là một vị Bồ-tát chuyên cứu khổ cứu nạn, một vị Bồ-tát có cầu có ứng, nếu chẳng niệm danh hiệu Ngài, thì sanh mạng của chúng ta vô cùng nguy hiểm, không còn hy vọng gì nữa. Lúc đó chúng ta đem hết lòng thành niệm, cảm ứng tới đức từ bi của Ngài, thì toàn thể sanh mạng trên máy bay được cứu vớt. Vào thất Quán Âm chúng ta cũng phải khởi lên những ý tưởng như vậy để hạ công phu niệm Quán Thế Âm Bồ Tát.
    Chúng ta lại tưởng tượng khi đi xe lửa, và giả thử ngay khi biết xe lửa trật đường rầy, tức là trong khoảng thời gian đường tơ kẽ tóc đó, nếu chúng ta không niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, toàn thể hành khách trên chuyến xe đó đều gặp nạn tử vong. Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát có nghĩa là phát ra lời kêu cứu, Bồ-tát nghe được tiếng kêu thì dầu có cách xa cả vạn ngàn sông núi, Ngài cũng tới ngay, tiếp cứu chúng ta ra khỏi khổ nạn, linh nghiệm vô cùng.
    Lại tưởng tượng chúng ta đi tàu trên biển, chẳng may gặp cảnh tàu sắp đắm, cái nguy cơ gửi thân trong bụng cá. Trong phút nguy cấp ta niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, tới phút chót cũng niệm, tới giây chót cũng niệm. Nếu được như vậy, nhất định là hung hóa cát.
    Lại giả thử ta ngồi trên xe hơi đang chạy nhanh trên đường, hốt nhiên xe không thể làm chủ được nữa, bay qua lề đường bên bờ vực sâu, vách dựng thẳng đứng. Xe hơi mà rớt xuống đáy vực thì là hết đời, xương tan thịt nát. Ngay lúc đó nếu niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, với tất cả lòng thành khẩn, xe hơi sẽ đáp xuống an toàn, kinh hoàng nhưng không nguy hiểm. Ðây chính là sự cảm ứng của pháp niệm Quán Âm.
    Trong giờ phút khẩn cấp hiểm nghèo, niệm được một câu Quán Thế Âm Bồ Tát thì bằng cả trăm vạn câu niệm trong lúc bình thường. Tại sao vậy? Bởi trong lúc không có gì nguy hiểm, lời mình niệm chưa đủ tha thiết, lòng mình chưa đủ thành khẩn. Cho nên, niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, ta phải hết lòng kiền thành, hết lòng chân thực, thì cảm ứng đó mới thật là không thể nghĩ bàn.

    [​IMG]
     
  19. Tú ngơ ngẩn

    Tú ngơ ngẩn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/8/2014
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Đúng vậy ,chúng ta hãy cùng nhau niệm :"Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát "nhé ,có thể mọi lúc mọi nơi đều tốt cả .
     
  20. Thanhxinhdep

    Thanhxinhdep Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    19/1/2013
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    52
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Mình lúc nào cũng tự nhắc mình luôn có luật nhân quả.
     

Chia sẻ trang này