Dấu hiệu của sếp “hữu danh vô thực”

Thảo luận trong 'Tâm sự về các vấn đề khác' bởi donikids, 8/8/2014.

  1. donikids

    donikids Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    5/4/2014
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    75
    Điểm thành tích:
    28
    Không hiểu biết công việc. Sếp là một “người tàng hình” và không hề biết đến công việc chi tiết của nhân viên. Sếp tự vệ bằng cách nói với nhân viên “Đó không phải là công việc của tôi” và “Cứ làm đi!”. Bí quyết của sếp là… lảng tránh!

    Không lắng nghe. Sếp “lướt” phím điện thoại di động trong khi nói chuyện với nhân viên. Sếp ngắt ngang lời của nhân viên liên tục để nói quan điểm của mình. Sếp không nhìn thẳng vào mắt nhân viên khi nhân viên trình bày và tỏ ra thiếu kiên nhẫn.

    Không cởi mở. Sếp quá tự hào về bản thân và tự tin vào khả năng của mình. Sếp tự ra các quyết định một cách nhanh chóng. Mọi vấn đề mà sếp đưa ra chỉ là một chiều, không tạo cơ hội cho bất cứ một cuộc thảo luận nào, cũng không tạo ra sự khác biệt nào. Sếp cứ cho rằng mình biết tất cả, nhưng cuộc sống luôn thay đổi và có những thay đổi nhỏ mà sếp không hay biết, cứ chủ quan và cuối cùng tự chuốc lấy thất bại.

    Không chuẩn bị tốt. Đang có một cuộc họp gấp. Sếp phải gác mọi thứ sang một bên để tham gia cuộc họp. Mọi lịch trình bị đảo lộn. Kết quả là sếp phải làm việc trễ thường xuyên. Những sự cố như vậy cho thấy sếp là một người không có khả năng hoạch định và quản lý các tình huống đột xuất nên làm khổ mình và khổ mọi người.

    Không đào tạo và phát triển nhân viên. Con người là tài sản quan trọng nhất, nhưng sếp chỉ nói mà không làm. Vấn đề quan trọng là sếp phải giúp nhân viên mở rộng tầm nhìn, đề cao các giá trị của doanh nghiệp, chú trọng vào việc học hỏi để nâng cao trình độ, tay nghề và có cơ hội thăng tiến.

    Không giữ trật tự kỷ cương. Có sếp cho phép nhân viên đi về bất kể giờ nào và hành xử theo cách của riêng họ. Nếu cứ buông lỏng kỷ luật lao động thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp làm sao cao được.

    Thiếu sức ảnh hưởng. Hình thức bề ngoài, ngôn ngữ, phong cách diễn đạt đều góp phần tạo ra một tầm ảnh hưởng nhất định của sếp. Sếp có truyền đến nhân viên hình ảnh của một con người chuyên nghiệp, có khả năng làm việc theo nhóm và làm cho công việc được tiến hành thông qua người khác? Nếu chưa làm được điều đó thì nguyên nhân chính là sếp chưa tạo ra được ảnh hưởng đối với đội ngũ nhân viên của mình.

    “Tấn công” nhân viên. Sếp bất chợt chỉ trích nhân viên trước đám đông hay bất thình lình xông vào chỗ làm việc của nhân viên như muốn kiểm tra xem nhân viên có đang làm chuyện gì mờ ám không. Sếp làm cho nhân viên có cảm giác rằng họ chỉ là những người đầy tớ của sếp.

    Không động viên, khen ngợi nhân viên. Sếp làm cho nhân viên cảm thấy họ đang làm việc rất vất vả nhưng lúc nào cũng bị kìm cặp, giám sát chặt chẽ. Sếp có thường khen ngợi hay đưa ra phản hồi tích cực cho nhân viên? Sếp có khơi nguồn cho nhân viên phát huy khả năng của họ, khen ngợi những thành công của họ và nêu ra được bài học kinh nghiệm sau mỗi thất bại không?

    Không truyền thông hiệu quả. Sếp không quan tâm đến việc truyền đạt thông tin nội bộ. Vì vậy, nhiều nhân viên dường như bị mất phương hướng, không biết mục tiêu, những kỳ vọng hay thời hạn hoàn thành công việc đặt ra cho mình như thế nào.

    Đạo đức giả. “Hãy làm như những gì tôi nói, đừng làm như những gì tôi làm”. Đó là thông điệp mà một sếp gửi đến cho nhân viên của mình. Trong mọi vấn đề, nhân viên luôn nhìn thấy ở sếp hai chuẩn mực khác nhau. Sếp nghi ngờ vào khả năng gắn bó của nhân viên trong khi vẫn âm thầm đi phỏng vấn tìm việc ở nơi khác.

    Quá nghiêm trọng. Sếp làm cho không khí trong văn phòng trở nên ngột ngạt và căng thẳng. Sếp luôn đóng cửa phòng. Đến khi xuất hiện, sếp chỉ nói về công việc bằng một ngôn ngữ xa cách, đầy hàm ý chỉ trích.

    Đặt mục tiêu ngắn hạn. Sếp xem công việc hiện tại chỉ là một bước đệm cho sự nghiệp của mình. Sếp làm việc chỉ vì bản thân. Sếp đi trễ, về sớm và giao phó mọi việc mà nhân viên có thể đảm nhiệm được. Sếp muốn an toàn và chỉ tranh thủ hái những quả ngọt từ những cành thấp.

    Không bảo mật thông tin. Sếp xây dựng một chính sách mở, sẵn sàng lắng nghe, tiếp nhận mọi thông tin. Thế nhưng những cuộc trò chuyện của nhân viên với sếp cuối cùng vẫn được tất cả mọi người biết đến một cách khá chi tiết. Rút kinh nghiệm, nhân viên không chia sẻ với sếp bất cứ điều gì nữa.

    Không nói ra những khó khăn. Sếp muốn tạo ra một môi trường yên bình và làm ra vẻ như mọi thứ đang diễn ra suôn sẻ. Nhưng khi công việc đến dồn dập và mọi người đặt ra nhiều câu hỏi thì sếp sẽ… đổ hết gánh nặng lên vai họ.

    Quản lý vi mô. Sếp không biết cách giao phó công việc mà cứ nhúng tay vào mọi việc của nhân viên. Về lâu dài, sếp phải giao cho nhân viên quyền tự quyết nhất định và xây dựng văn hóa sở hữu công việc.

    Cảm thấy bị đe dọa bởi nhân viên. Người ta thường nói rằng khi nhân viên nghỉ việc tức là họ muốn xa lánh sếp chứ không phải rời bỏ công ty. Sếp nào cũng lo sợ bị mất quyền kiểm soát hay để lộ khuyết điểm của mình. Tuy nhiên, đừng vì thế mà tạo lập quyền lực bằng cách bác bỏ mọi ý tưởng hay tự ca tụng bản thân.

    Khiến người khác khó lường trước. Sếp thường có những cơn giận bất chợt khiến nhân viên không hiểu lý do. Các nhân viên không biết nên gặp sếp lúc nào. Họ sợ sẽ bị trút giận bất ngờ nếu đưa ra câu hỏi không đúng.

    Thiếu sự công bằng. Sự thiên vị, thất hứa và trả đũa là tất cả những điều mà mọi người nhìn thấy ở sếp. Khi thiếu sự công bằng và minh bạch, nhân viên sẽ luôn tỏ ra hoài nghi.

    Phản hồi chậm. Khách hàng đã quen được phục vụ nhanh chóng, nhưng nếu các nhân viên luôn phải chờ đợi sếp thì tất nhiên, mọi việc sẽ hỏng hết. Đã đến lúc sếp cần điều chỉnh lại thứ tự ưu tiên trong công việc và tốc độ làm việc. Nếu không làm được điều đó, khách hàng sẽ bỏ đi nơi khác.

    Không được nhân viên ủng hộ. Tất cả nhân viên họp thành một trận tuyến đối lập với sếp. Sếp không bao giờ thừa nhận sai lầm của mình và cũng chẳng có trách nhiệm gì đối với thành bại của doanh nghiệp. Nhân viên cũng chẳng muốn gánh chịu rủi ro nên cứ đổ hết tội lỗi cho sếp. Kết quả là sếp mất uy tín.

    Xử lý vấn đề mang tính cá nhân. Sếp đối xử tệ với các nhân viên chỉ vì mình không thích họ hay vì họ quyết định nghỉ việc. Sếp hành xử thiếu thiện chí và thậm chí còn bày trò hại nhân viên. Tệ hại hơn, sếp sẵn sàng sa thải nhân viên nếu họ có thái độ chống đối. Sếp quá dễ tự ái nên thiếu suy xét trước sau. Cách hành xử của sếp càng làm cho nhân viên dè chừng hơn.

    Chú trọng đến bè phái. Đôi khi sếp có vẻ quan tâm đến việc đấu đá với các phòng ban nội bộ khác hơn là chạy đua với các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Đây cũng là một cách để sếp chứng tỏ mình là người thông minh và có giá trị.
    Chuẩn không cần chỉnh
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi donikids
    Đang tải...


  2. donikids

    donikids Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    5/4/2014
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    75
    Điểm thành tích:
    28
    Check mail liên tục khiến bạn ngày càng 'kém thông minh"?

    Làm việc với cả tá email khiến IQ giảm 10 điểm, nhiều hơn cả khi hút cần sa.

    [​IMG]

    Bạn thường xuyên bỏ ra 13 tiếng mỗi tuần để đọc email và mở điện thoại 110 lần mỗi ngày?

    Nếu đúng như vậy, hãy cân nhắc lại công việc của mình, bởi theo Havard Business Review, thường xuyên làm việc với thư điện tử sẽ khiến não của bạn ngày càng làm việc tệ hơn. Dưới đây là một số tác động tiêu cực của việc liên tục phải kiểm tra hòm thư:

    - Nó làm gián đoạn công việc: Bạn đang làm việc và nghe thấy chuông báo từ điện thoại hay email mới, bạn sẽ phải mất tới 20 phút để tập trung trở lại với công việc ban đầu.

    - Nó khiến chúng ta trở nên "trì độn": Một nhà tâm thầng học thuộc King's College London University chỉ ra rằng việc bạn làm việc với cả tá email khiến IQ giảm 10 điểm, nhiều hơn cả khi hút cần sa.

    - Làm chúng ta trở nên chậm chạp: Việc phải chuyển đổi qua lại từ công việc sang kiểm tra email, điện thoại khiến tốc độc làm việc của bạn giảm 40% so với khi chỉ tập trung vào một việc.

    - Làm xói mòn khả năng tập trung: Những người giải quyết nhiều việc liên tục cùng lúc khiến não bộ không thể tập trung. Nghiên cứu của đại học Stanford đã chỉ ra rằng, multitasking (làm việc đa nhiệm), chẳng hạn như đang làm việc lại phải đọc email, khiến não ngày càng chậm lại và mất khả năng tập trung.

    Như bạn đã thấy, ngập chìm trong công việc và email có thể khiến bạn kém thông minh, mất khả năng tập trung và ngày càng chậm chạp. Nhưng điều đáng buồn là bạn không thể bỏ qua những email công việc của mình. Vậy giải pháp ở đây là gì?

    Theo nhà tư vấn Ron Friedman, lựa chọn tốt nhất là hãy thay đổi môi trường làm việc của bạn, thoát khỏi Outlook, đóng cửa sổ email, và tắt điện thoại 30 phút để có thể thực sự tập trung vào công việc.

    Hãy nhớ, những người thành công nhất chỉ sử dụng bộ óc của mình để tập trung vào những việc quan trọng nhất và bỏ qua phần còn lại. Chẳng hạn Tổng thống Obama luôn mặc những bộ quần áo y chang nhau, như vậy thì ông sẽ không cần phải quan tâm tới nó nữa. Tương tự, thật ngớ ngẩn khi chúng ta phí phạm năng lượng vào hòm thư của mình.
     
  3. donikids

    donikids Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    5/4/2014
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    75
    Điểm thành tích:
    28
    Đối mặt với sếp “xấu tính”

    - Người quản lý của bạn không phải là một người sếp mẫu mực. Những gánh nặng công việc và tâm lý sếp gây ra đang ngày một tác động đến sức khỏe của bạn. Làm sao để đối phó với sếp “xấu tính”?
    1. Luôn giữ vững tinh thần

    Cho dù sếp có làm phiền và gây khó khăn cho bạn đến mấy, điều quan trọng là bạn vẫn giữ được bình tĩnh và kiềm chế bản thân. Việc nổi cáu trước mặt sếp hay đồng nghiệp chỉ khiến bạn trở thành một nhân viên xấu và điều này có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn. Hãy suy nghĩ rằng mọi người không phải lúc nào cũng nhận ra mình là một người sếp “tồi”, vì thế phương án đơn giản đó là giúp họ nhân ra được điều đó. Ví dụ, nếu sếp bạn hay sai vặt, cứ mỗi lần sếp nhờ vả gì, bạn hãy nhấc lại những yêu cầu vô lý của sếp để khẳng định: “Sếp muốn tôi tìm một con rùa cho sinh nhật con gái sếp trước 6h tối này ư?”

    2. Xử trí những công việc tư như việc công

    Muốn đối phó với sếp “xấu tính” và xóa bỏ nỗi sợ của mình, bạn nên coi mỗi cuộc trò chuyện như một cuộc họp công việc. Hay nói cách khác, bạn phải giữ một thái độ trung lập. Thay vì than phiền những sai lầm của sếp, hãy cùng sếp thảo luận cách thay đổi quản lý nhằm cải thiện công ty. Những sếp nhỏ dễ chấp nhận những đề xuất này bởi vì nó giúp họ cảm thấy mọi thứ vẫn trong tầm kiểm soát của họ. Bạn cũng nên tránh đề cập đến những vấn đề cá nhân. Những người sếp xấu tính thường không có khái niệm quan tâm đến suy nghĩ của nhân viên dưới quyền. Vậy nên những lời than phiền của bạn chỉ được coi là một sự nóng giận nhất thời của bản thân mà thôi.

    3. Liên hệ qua thư viết

    Hãy tìm sự đồng ý của sếp “xấu tính” bằng sự xác nhận qua thư điện tử, cũng nhớ sao một bản cho một người khác trong công ty nữa nhé. Nếu bạn có một yêu cầu hay đề nghị quan trọng cần sếp thông qua, cách tốt nhất là viết nó ra, như vậy sếp bạn sẽ chú ý đến những nhận xét của bạn hơn. Thêm vào đó, bạn có thể sử dụng những bằng chứng “giấy trắng mực đen” này trong trường hợp có gì sai sót hay sếp cố gắng đổ tội cho bạn. Tương tự, bạn nên có một lịch ghi chép các dữ liệu giữa bạn và sếp, nó sẽ giúp ích cho bạn nếu bạn cần một đơn than phiền chính thức.

    4. Giữ mọi việc một cách riêng tư

    Sự thận trọng là điều cần thiết khi bạn làm việc dưới quyền một người sếp “xấu tính”. Hẳn là bạn không muốn “phản kháng” sếp ngay “chốn đông người” vì bạn sẽ nhanh chóng nhận được sự trừng phạt nếu thách thức quyền lực của sếp trước “bàn dân thiên hạ”. Thế nên, đừng nên bộc lộ điều gì cho đồng nghiệp, cho dù họ có cùng quan điểm với bạn đi chăng nữa. Ngoài ra, nếu sếp biết suy nghĩ của bạn về sếp qua những “câu chuyện buôn dưa” nơi công sở thì mâu thuẫn “công” sẽ thành mâu thuẫn “tư” đó bạn. Bạn cũng nên nhớ rằng việc tố cáo sếp với cấp trên nữa là một sai lầm vì bạn đâu có thể bắt cấp trên “ẩn danh tính” của bạn với sếp dưới quyền.

    5. Không thỏa hiệp về khối lượng công việc

    Đừng cố tình làm hỏng công việc được giao để tỏ thái độ với sếp, như vậy chỉ khiến năng lực làm việc của bạn trong mắt mọi người bị giảm sút mà thôi. Muốn đối mặt với sếp “xấu tính”, điều quan trọng đó là bạn phải lưu giữ những ghi chép chính xác. Nếu, bạn đang gặp rắc rối với việc giữ vững vị trí hiện thời, hãy nhờ một người có nhiều kinh nghiệm trong công ty giúp đỡ vượt qua những thử thách. Người này thậm chí sẽ ở vị trí bảo trợ bạn khỏi những rắc rối chính trị ở công ty.

    Ngọc Linh
    Theo Askmen
     
  4. donikids

    donikids Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    5/4/2014
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    75
    Điểm thành tích:
    28
    14 tật xấu của sếp kém tài kém đức

    Một cơ quan có phát triển được hay không điều đó phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của người lãnh đạo đứng đầu cơ quan. Nếu người lãnh đạo giỏi, có tài, có tâm thì cơ quan chắc chắn sẽ phát triển; còn ngược lại, người lãnh đạo đứng đầu mà dốt nát lại không có đức nữa thì chắc chắn cơ quan sẽ trì trệ, rối bung rối bét. Đáng tiếc là trong thực tế hiện nay, ở nhiều cơ quan, ban ngành vẫn còn không ít những người lãnh đạo kém tài, kém đức( xin được gọi là sếp). Đi kèm với sự yếu kém này là những tật xấu sau:

    1- Đố kỵ:
    Vì sếp kém năng lực nên sếp rất hay đố kỵ với người tài, sợ người tài tranh mất chức của mình hoặc lấn át cái danh của mình do đó sếp không tin dùng người tài, thậm chí còn vô hiệu hoá người tài. Nếu sếp là cử nhân thì đừng hòng ai đó thông minh, học giỏi mà được sếp cho đi thi cao học hay nghiên cứu sinh!
    2- Bảo thủ:
    Sếp không thích sự đổi mới, cho dù sự đổi mới này đem lại nhiều lợi ích lớn cho cơ quan. Sếp rất bảo thủ, luôn luôn cho rằng mình là đúng và bắt mọi người phải làm theo ý kiến của mình. Nếu gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của nhiều người thì sếp, ngoài mồm bảo sẽ tiếp thu ý kiến của mọi người nhưng sếp vẫn lẳng lặng làm theo ý mình.
    3- Không có lập trường:
    Lập trường của sếp như cây non trước gió mạnh. Người này vừa nói phải thế này, sếp bảo rất sáng suốt thế nhưng gặp kẻ khác bảo phải thế khác thế là sếp cũng cho là đúng. Cuối cùng sếp chẳng biết phải quyết thế nào, thế nên cơ quan mất đoàn kết, chia phe chia phái, suốt ngày tìm cách nói xấu, hạ bệ lẫn nhau mà chẳng chịu làm việc, cống hiến.
    4- Nịnh và thích được nịnh:
    Vì không có tài, có đức vậy nên để giữ cho cái ghế của mình được yên vị thì ngoài chiêu bài phong bao, sếp rất hay dùng sở trường nịnh. Hễ gặp cấp trên là sếp nịnh, nịnh ra mặt, nịnh ngầm với những câu cửa miệng như: Ý kiến của anh rất sáng suốt ( dù là vô bổ); Anh có tầm nhìn chiến lược; Anh là người có tài có tâm; Nhờ có anh dìu dắt mà em mới được như ngày nay vv... Sếp hay nịnh và dĩ nhiên sếp cũng rất ưa nịnh; cấp dưới, nhân viên mà khen sếp với những lời đường mật, tuy bề ngoài sếp vờ khiêm tốn:" Cậu chỉ quá khen!" nhưng trong bụng, ruột sếp như nở ra từng khúc! Thôi thì sếp thích nịnh cũng được nhưng chết nỗi sau đó sếp lại hay cất nhắc những kẻ xu nịnh; mà kẻ đã hay xu nịnh thì lại giống sếp!
    5- Thích oai:
    Sếp thích oai lắm cho nên phòng làm việc của sếp phải được trang bị đồ dùng ngoại đắt tiền; máy vi tính xách tay phải cực xịn, tốc độ cực nhanh để sếp vào mạng chơi cờ tướng hoặc vào các trang Web tươi mát. Xe hơi phải đời mới, hàng ngày đến tận nhà sếp đón rước để hàng xóm nhìn thấy mà nể sếp! Để bạn bè sếp phải thèm thuồng! Điện thoại di động đời mới mua bằng tiền cơ quan, sếp thay như thay áo. Để tăng thêm độ oai, sếp cũng rất sính bằng cấp, vì dốt không học được thì sếp dùng tiền để thi, để học, để làm luận văn và trở thành thạc sĩ, tiến sĩ . Sếp cũng rất hay khoe quen với ông này, bà kia! Và nếu chụp chung được ảnh với vị lãnh đạo cấp trên nào đó là sếp hay phóng to treo ở vị trí trang trọng ở cơ quan, ở nhà...
    6- Hay hứa nhưng không hay thực hiện:
    Để lấy tình cảm của mọi người, nhất là sự tín nhiệm trước các cuộc bầu bán, bỏ phiếu tín nhiệm, sếp rất hay hứa, thậm chí hứa như đinh đóng cột rằng nếu được bầu vào chức này chức nọ, sếp sẽ hết lòng hết sức vì cơ quan, tập thể; sẽ giải quyết ngay việc này việc kia nhưng đến khi trúng rồi sếp lờ đi; hoặc có làm nhưng không"có ăn" thì sếp chỉ làm qua quýt để mọi người không quá thất vọng về sếp!
    7- Để bụng, thù dai:
    Ai hay phê phán, đấu tranh với những thói hư, tật xấu của sếp thì bề ngoài sếp tỏ ra tiếp thu và cảm ơn lắm lắm nhưng trong bụng sếp thì bầm gan, tím ruột. Thế rồi sếp tìm mọi lý do hoặc bày ra lý do để trù dập người dám phê phán, tố cáo sếp; không thực hiện được ngay thì sếp nuôi chí:" Quân tử 10 năm trả thù chưa muộn!".
    8- Công thì nhận, tội thì chối:
    Nếu cơ quan lập được công lớn trong lĩnh vực nào đó thì sếp cho là do có sự chỉ đạo sáng suốt của sếp. Thậm chí để nhận công, sếp sẵn sàng đứng tên làm chủ một công trình khoa học nào đó cho dù sếp mù tịt về lĩnh vực này... Nhưng khi gặp thất bại thì sếp tìm mọi cách thoái thách trách nhiệm đổ lỗi, đổ tội cho cấp dưới.
    9- Thích ăn nhậu:
    Sếp thích ăn những món sơn hào hải vị, uống r*** ngoại, 5, 7 triệu một chai, tất nhiên là bằng tiền cơ quan thông qua các chiêu bài tiếp khách, đi công tác. Nhiều khi một bữa nhậu của sếp bằng thu nhập cả năm của nguwoif nông dân.
    10- Thích ăn tiền:
    Sếp cũng rất thích ăn tiền của công, của hối lộ càng nhiều càng"ít"! Đối tác muốn ký được hợp đồng thì phải lại quả cho sếp 30, 40, 50, thậm chí 60%...
    11- Thích gia đình trị:
    Để cái ghế của mình vững vàng; để dễ cai trị mọi người; để dễ vơ vét, sếp hay dùng chính sách gia đình trị; tuyển con, cháu, anh em họ hàng nội ngoại tộc vào nắm giữ những vị trí then chốt... Vậy nên cái bọn con ông cháu cha hay dốt nát nhưng lại hưởng nhiều bổng lộc, hống hách...
    12- Mê tín:
    Sếp quan niệm con người có số chính vì vậy sếp mới được làm quan! Nên sếp hay nhờ "thầy" xem quẻ, cúng bái; đi đâu thì xem giờ, thậm chí triệu tập họp cơ quan có việc gì quan trọng, sếp cũng xem giờ; phòng làm việc, sếp cho bít cửa này, mở cửa kia để cho hợp với hướng của sếp; xe hơi của người tiền nhiệm còn mới, còn tốt nhưng đã bị phốt gì thì sếp không dùng mà phải mua xe mới cho sếp!
    13- Tham quyền cố vị:
    Sếp rất ngại về hưu cho nên hay dùng các chiêu bài: Khai man tuổi; là thạc sĩ, tiến sĩ nên cần phải giữ lại; còn đang dang dở làm việc này việc kia nên chưa thể về hưu được; chạy để được ở lại; sếp cũng không chịu đào tạo người kế cận để không có người thay thế nên sếp không yên tâm mà về...
    14- Dê gái:
    Vì dê gái nên Sếp hay tuyển thư ký chân dài, đẹp về không phải giúp việc mà để giúp “ái tình”. Trong cơ quan nếu nhân viên nào xinh, dù đã có chồng nhưng Sếp vẫn muốn tòm tem. Nếu bằng lòng thì Sếp ưu ái nâng lương, cất nhắc chức vụ; còn không thì Sếp tìm cách cho nghỉ việc. Đi công tác thì sếp thích đi Hát karaoke, mát-xa với các em xinh đẹp từ A- Z, rồi khéo mà hoạch toán vào khoản tiếp khách cơ quan...
    Nhà văn VŨ ĐẢM
     
  5. donikids

    donikids Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    5/4/2014
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    75
    Điểm thành tích:
    28
    “Hiểm họa” khi làm việc với sếp tồi

    TTO - Nếu không may phải làm việc cho một sếp tồi (sếp ngốc nghếch, thụ động, không biết giao việc, thiếu năng lực...), bạn phải cố gắng không để những sai sót của họ ảnh hưởng tới của mình.
    [​IMG]
    Tuy nhiên, làm việc với sếp tồi có thể ảnh hưởng tới bạn theo những cách bạn chưa từng nghĩ tới. Dưới đây là những “hiểm họa” như vậy:

    Bạn sẽ làm theo những thói quen xấu và gắn bó với chúng

    Làm việc lâu tại một môi trường bất thường hoặc phải thay đổi thói quen của mình cho phù hợp với một sếp tồi sẽ đẩy bạn ngày càng theo chiều hướng tiêu cực.

    Chẳng hạn, nếu bạn làm việc với người sếp luôn trừng phạt những người bất đồng ý kiến với mình, bạn sẽ quen với việc luôn hạ mình, không bao giờ nói lên quan điểm của mình, thậm chí cố tình giấu giếm khi có sai lầm.

    Dù cách cư xử như vậy có thể giúp bạn trong công việc hiện tại, thói quen đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển lành mạnh của công sở và bạn sẽ khó có thể thoát khỏi khi nó đã ăn sâu vào con người bạn.

    Bạn ít có khả năng được tăng lương, thăng chức, tham gia những dự án hấp dẫn, cơ hội học thêm và hưởng những lợi ích khác

    Những người sếp tồi thường phớt lờ việc ủng hộ bằng phần thưởng tài chính và các khoản động viên khác với nhân viên xuất sắc.

    Thậm chí họ không có đủ nguồn lực để làm được những việc đó. Nếu không có hồ sơ thành tích nổi trội, họ sẽ không giành được những dự án và nguồn lực tốt nhất cho nhóm của mình.

    Mặt khác, một người sếp giàu kỹ năng hơn sẽ muốn nhận những dự án giá trị cao mà anh/cô ấy biết rằng sẽ khiến sự nghiệp của nhân viên tỏa sáng và đảm bảo nhóm mình được công nhận, bằng vô số cách thức khác nhau.

    Danh tiếng nghề nghiệp của bạn sẽ bị ảnh hưởng

    Một người sếp thích bạn, có tâm và tài sẽ giúp bạn mở rộng danh tiếng của mình. Anh/cô ấy sẽ đảm bảo những người lãnh đạo trong và ngoài tổ chức thấy được nỗ lực của bạn, nói tốt về bạn với những người khác và giới thiệu bạn tới những người có thể trở thành một phần trong mạng lưới quan hệ của bạn, giúp bạn một cách chuyên nghiệp hay thậm chí tuyển dụng bạn trong tương lai.

    Ngược lại, nếu sếp bạn có tiếng xấu, nó sẽ ảnh hưởng tới bạn. Mỗi hành động của bạn trong công việc đều bị người khác “soi” kỹ lưỡng, hay đơn giản mọi người sẽ nhớ tới bạn như một thành viên của nhóm yếu kém nhất công ty.

    Bạn sẽ không nhận được những lời nhận xét hữu ích cho sự phát triển nghề nghiệp

    Đồng nghiệp có thể cho bạn những phản hồi tích cực nhưng sếp mới là người đưa ra lời khuyên chi tiết giúp bạn làm tốt hơn hay tạo ra sự khác biệt như thế nào.

    Sếp tâm lý sẽ đóng góp những lời nhận xét hữu ích, giúp bạn phát triển một cách chuyên nghiệp chứ không chỉ có chỉ trích hay các hình phạt.

    Làm việc cho một sếp tồi có thể đồng nghĩa với việc sự nghiệp của bạn sẽ bị chững lại bởi không có phản hồi sâu sắc và đúng mục tiêu cùng hành động phù hợp.

    Sếp tồi sẽ ảnh hưởng tới tâm trí và hình ảnh của bạn

    Làm việc với sếp tồi có thể tạo ra thái độ tiêu cực trong công việc, khiến bạn đánh giá sai lầm, nghi ngờ năng lực bản thân và thường làm bạn cảm thấy tồi tệ về chính mình. Và điều đó cuối cùng sẽ làm hại tới cả công việc và cuộc sống của bạn.

    Với những “hiểm họa” trên, bạn cần tìm mọi cách để tránh làm việc cho sếp tồi trong sự nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình tuyển dụng ban đầu, bạn có thể không ngờ rằng mình làm việc dưới “trướng” một người quản lý yếu kém, xấu tính.

    Khi đó, hãy bình tĩnh quyết định mình nên làm gì để thoát khỏi một người sếp thiếu chuyên nghiệp.

    VŨ HUYỀN

    (Theo Usnews)
     
  6. donikids

    donikids Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    5/4/2014
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    75
    Điểm thành tích:
    28
    Nhận diện “sếp tồi”

    Một vị sếp tồi có thể biến một công việc và cả mức lương ấn tượng trên giấy trở nên không thể chịu đựng nổi. Vậy có cách nào để nhận diện những vị sếp không-ai-muốn- làm-việc-cùng này hay không?

    [​IMG]

    Có nhiều điều cần nghĩ tới trước khi bạn chấp nhận một lời đề nghị làm việc, nhưng có một điều chúng ta thường quên cân nhắc là: Liệu mình có thể hình dung được là mình sẽ làm việc cho vị sếp này không?

    Trong một bài đăng trên mạng xã hội LinkedIn gần đây, Abhilash Mishra, phó giám đốc tiếp thị của CresTech Software Systems đã nói rằng: "Một vị sếp có thể thực sự tạo ra hay phá vỡ sự nghiệp của bạn. Một người sếp tuyệt vời có thể khiến bạn cảm thấy gắn kết, có quyền tự chủ tại nơi làm việc, có thể xác định được và phát triển các thế mạnh của bạn. Nhưng một sếp tồi có thể biến một công việc và cả mức lương ấn tượng trên giấy trở nên không thể chịu đựng nổi”.

    Mishra cho rằng mặc dù có nhiều cách để chống lại những ảnh hưởng của một vị sếp tồi, nhưng không chiến thuật nào trong số đó đảm bảo được sự cải thiện, và thường là chúng sẽ dẫn tới nhiều căng thẳng hơn.

    Đó là lý do tại sao bạn muốn nhận diện một vị sếp tồi trước khi họ trở thành vị sếp tồi của bạn.

    Dưới đây là ba cách nói lên liệu người phỏng vấn bạn có phải là một nhà quản lý tồi hay không:

    1. Sử dụng đại từ

    Hãy chú ý đến cách vị sếp đó sử dụng đại từ và hoàn cảnh sử dụng nó. Mishra giải thích rằng: Nếu người phỏng vấn bạn dùng từ “anh” trong khi đưa ra các thông tin tiêu cực, chẳng hạn như “anh sẽ phải giải quyết nhiều điều không rõ ràng”, thì đừng mong đợi vị sếp đó sẽ là một người hướng dẫn bạn. Nếu người sếp chọn từ “tôi” để mô tả thành công của tập thể, thì đó cũng là một dấu hiệu báo động đỏ. Và nếu người phỏng vấn nói “chúng tôi” khi nói về một thách thức cụ thể mà cả nhóm hoặc cả công ty đã từng đối mặt, thì chứng tỏ họ phủi trách nhiệm và đổ lỗi cho người khác.

    2. Họ bị phân tâm

    Mishra cho biết: "Thời đại của email, BlackBerry và điện thoại thông minh khiến mọi người cảm thấy không có vấn đề gì khi có thói quen giao tiếp thiếu tôn trọng người khác với lý do là công việc. Đặc biệt là trong môi trường công sở làm việc điên cuồng, thì việc đọc email khi ai đó đang nói, làm nhiều việc trong cuộc hội thảo qua điện thoại và kiểm tra thư đến nhấp nháy trên màn hình điện thoại BlackBerry giữa cuộc trò chuyện đã trở thành một quy tắc tiêu chuẩn của việc giao tiếp kinh doanh”.

    Nhưng bất kể họ giữ vai trò gì trong công ty, thì người phỏng vấn cần cố gắng tạo ra ấn tượng tốt và nên hoàn toàn tập trung vào cuộc trò chuyện - điều này bao gồm tắt các thiết bị để chăm chú theo dõi bạn tối đa. Nếu người phỏng vấn bạn liếc nhìn email khi bạn đang nói, nhận các cuộc gọi đến hay tới buổi phỏng vấn muộn, thì đừng hy vọng vị sếp đó sẽ dành thời gian cho bạn”.

    3. Họ không thể đưa ra câu trả lời thẳng thắn cho bạn

    Một tín hiệu hé lộ khác là những câu trả lời mơ hồ cho những câu hỏi của bạn. Mishra khuyên bạn: "Lắng nghe những khoảng dừng, sự lúng túng hoặc những câu trả lời quá chung chung khi bạn hỏi về điều đã xảy ra với người từng giữ vị trí mà bạn đang ứng tuyển hoặc lý do tuyển dụng. Ví dụ nếu họ nói với bạn rằng người từng làm ở vị trí này “không phù hợp” thì có thể là công ty đã không dành thời gian đủ nhiều để phát triển nhân viên và đổ lỗi cho họ khi mọi việc không có kết quả”.

    Bạn cũng nên đặt câu hỏi về thời hạn luân chuyển nhân sự, mọi người thực hiện các vai trò nhất định trong bao lâu và con đường nghề nghiệp của họ như thế nào. Tất cả những câu trả lời này sẽ không chỉ chứng tỏ liệu đó có phải là vị sếp mà mọi người muốn làm việc cho họ hay không mà còn chỉ ra xem liệu mức lương có cạnh tranh không và liệu nhân viên có được cung cấp một kế hoạc phát triển nghề nghiệp không”.


    (Dịch từ Businessinsider)
     
  7. thinhthikhuyen

    thinhthikhuyen

    Tham gia:
    12/12/2012
    Bài viết:
    16,656
    Đã được thích:
    2,476
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Check mail liên tục khiến bạn ngày càng 'kém thông minh"?

    hic, mình thường phải mở mail hàng ngày, haizzz
     
  8. khanhmoon

    khanhmoon Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/8/2014
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Check mail liên tục khiến bạn ngày càng 'kém thông minh"?

    giờ hầu như ai cũng phải mở mail trong suốt thời gian làm việc mà
     

Chia sẻ trang này