Kinh nghiệm: 10 sai lầm lầm trong giao tiếp- Kỹ năng giao tiếp rất quan trọng

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm sống' bởi Bố bé bin, 18/7/2014.

  1. Bố bé bin

    Bố bé bin Thành viên tập sự

    Tham gia:
    11/7/2014
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Người ta có thể cải thiện những kỹ năng giao tiếp? Chắc chắn là vậy. Tất nhiên, để mài giũa và nâng cao nghệ thuật giao tiếp, bạn cần phải đầu tư một khoảng thời gian nhất định, nhưng điều này là hoàn toàn có thể.

    Dưới đây là những sai lầm phổ biến thường xảy ra với mọi người trong giao tiếp hàng ngày. Kèm theo đó là một số giải pháp để bạn tham khảo.

    1. Không chịu lắng nghe

    Ernest Hemingway từng nói: “Tôi thích lắng nghe. Tôi đã học được rất nhiều điều từ việc lắng nghe một cách cẩn thận. Hầu hết mọi người chẳng bao giờ chịu nghe”.

    Hãy đừng giống với đa số những người đó. Hãy đừng chỉ sốt ruột chờ tới lượt mình để được nói. Hãy để cái “tôi” của bạn trong vòng kiểm soát. Hãy học cách lắng nghe thực sự những điều người khác đang nói với bạn.

    Khi bạn bắt đầu thực sự lắng nghe, bạn sẽ tìm ra được vô số những phương thức hữu hiệu để khai thác thông tin trong khi trò chuyện. Nhưng hãy tránh các kiểu câu hỏi có dạng trả lời “có” hoặc “không”, vì chúng chẳng đem lại cho bạn nhiều thông tin lắm đâu.

    Nếu thoạt tiên họ trả lời bạn theo kiểu: “Ồ, tôi không biết nữa”, bạn cũng đừng vội bỏ cuộc. Hãy tiếp tục kiên nhẫn thêm chút nữa và hỏi thêm. Người được hỏi sẽ thấy rằng bạn quan tâm tới câu chuyện của họ và sẽ phải suy nghĩ thêm một chút. Một khi họ đã tỏ ra bắt nhịp với câu chuyện thì những thông tin sẽ thú vị hơn dần lên vì cuộc trò chuyện sẽ không còn mang tính tự phát, một chiều nữa.

    2. Hỏi quá nhiều

    Nếu bạn hỏi người đối diện quá nhiều thì cuộc trò chuyện có nguy cơ biến thành một cuộc thẩm vấn. Hoặc cũng có thể, điều đó khiến người được hỏi nghĩ rằng, bạn không có nhiều thông tin chia sẻ. Để khắc phục tình huống này, bạn có thể pha trộn các câu hỏi với những câu nói thông thường. Trở lại với nội dung cuộc trò chuyện ở trên.

    3. Khó bắt đầu câu chuyện

    Trong cuộc trò chuyện với ai đó bạn mới gặp lần đầu, hoặc khi một vài chủ đề thông thường trở nên khó thực hiện, bạn sẽ thấy xuất hiện không khí im lặng, ngượng ngùng. Rất có thể, khi ấy, bạn trở nên hồi hộp hoặc lo lắng mà chẳng biết chính xác vì sao.

    Leil Lowndes từng nói: “Đừng bao giờ ra khỏi nhà khi bạn chưa đọc báo”. Nếu bạn cảm thấy thiếu đề tài để bắt đầu câu chuyện, bạn luôn có khả năng khơi mào từ một tin tức thời sự nào đó. Cũng sẽ rất tốt nếu bạn có thêm những thông tin hay để cập nhật vào những chủ đề vốn được nhiều người quan tâm tại thời điểm diễn ra cuộc trò chuyện.

    Bạn cũng có thể đưa ra lời bình luận về một sự kiện nào đó đã diễn ra trong bữa tiệc gần đây mà cả bạn và người đối diện cùng tham dự. Bạn luôn có thể bắt đầu cuộc trò chuyện về một điều gì đó ở quanh mình.

    Nếu bạn thấy lo lắng hoặc ngại ngùng khi gặp ai đó lần đầu, hãy thử tưởng tượng thế này. Bạn hãy nghĩ như đang gặp một trong những người bạn tốt nhất của mình vậy. Và hãy vờ như, người bạn mới đó là người bạn thân nhất của bạn. Tất nhiên, bạn không đến mức phải ôm hôn người đó. Nhưng khi tưởng tượng như vậy, bạn sẽ chỉ tập trung vào những tâm trạng, cảm xúc rất tích cực. Bạn sẽ chào hỏi và bắt đầu trò chuyện với người bạn mới bằng nụ cười và thái độ thoải mái, cởi mở. Bởi lẽ, đó cũng chính là cách bạn vẫn thường trò chuyện với những người bạn thân của mình. Nghe qua, cách này tưởng như hơi quá đơn giản, nhưng hãy thử đi, bạn sẽ thấy tác dụng của nó đấy.

    4. Góp chuyện kém mặn mà

    Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong một cuộc trò chuyện không phải là việc bạn nói gì, mà là cách bạn nói như thế nào. Một thay đổi trong những thói quen này sẽ tạo nên sự khác biệt đáng kể. Ở đây, tiếng nói và ngôn ngữ cơ thể bạn là một phần thiết yếu của cuộc hội thoại. Dưới đây sẽ là một số điểm để bạn suy nghĩ thêm:

    – Hãy nói chậm lại: Khi bạn cảm thấy hứng thú về một vấn đề đó, bạn dễ dàng đẩy nhanh tốc độ nói mỗi lúc một nhanh hơn. Hãy cố gắng kiểm soát tốc độ và nói chậm lại. Điều này sẽ giúp người đối diện dễ nghe hơn và thực sự tiếp nhận được những thông tin bạn muốn truyền đạt.

    - Nói to đủ nghe: Đừng ngần ngại khi cần phải nói ở mức âm lượng đủ lớn để người nghe có thể hiểu bạn đang nói gì.

    - Nói rõ ràng: Đừng lúng búng trong miệng những điều cần nói.

    - Nói có cảm xúc: Rõ ràng, chẳng ai muốn nghe quá lâu nếu bạn cứ duy trì một giọng nói đều đều, vô cảm. Hãy để cảm xúc của bạn được thể hiện trọn vẹn trong lời nói.

    - Biết ngừng đúng lúc: Nói chậm và biết thêm những điểm ngưng nhỏ giữa các suy nghĩ, hoặc giữa các câu sẽ tạo nên một sự nhấn nhá cần thiết. Người nghe sẽ bắt đầu tập trung hơn và những gì bạn nói. Bạn hãy thử nghe lại những CD của Brian Tracy và các Podcast của Steve Pavlina, bạn sẽ thấy việc tạo ra những điểm ngưng nho nhỏ đã khiến họ nói dường như thú vị hơn rất nhiều.

    - Ngôn ngữ cơ thể: Bạn nên học hỏi thêm một chút trong việc cải thiện ngôn ngữ cơ thể, điều này sẽ giúp bạn truyền tải thông tin hiệu quả hơn.

    5. Thích tỏa sáng cái “tôi”

    Bất cứ ai, khi đã tham gia trò chuyện đều cần có thời gian dành cho họ để tỏa sáng. Đừng cắt ngang ai đó khi họ đang kể một câu chuyện, hoặc đang chia sẻ quan điểm của họ về những gì bạn nói để lôi kéo sự chú ý vào vấn đề của cá nhân bạn.

    Ví như, bạn đừng “cướp diễn đàn” khi ai đó đang nói về trò trượt tuyết chỉ để chia sẻ câu chuyện về trượt tuyết thú vị nhất của bạn. Hãy tìm ra cho bạn điểm cân bằng cho mình giữa nghe và nói.

    6. Luôn giành phần thắng

    Cần tránh thái độ luôn muốn tranh cãi và phải là người luôn đúng trong mọi chủ đề trò chuyện. Một cuộc nói chuyện rõ ràng không phải là cuộc tranh luận. Có nhiều cách để bạn giữ cho tâm trạng thoải mái khi trò chuyện. Sẽ chẳng ai ấn tượng nếu bạn thắng trong mọi cuộc trò chuyện đâu. Vì vậy, thay vào thái độ luôn muốn chiến thắng, bạn hãy ngồi xuống, thư giãn và giữ một cảm xúc thoải mái để lắng nghe người khác.

    7. Trò chuyện về những chủ đề tiêu cực hoặc nhàm chán

    Có những chủ đề sẽ chẳng bao giờ thích hợp trong những cuộc trò chuyện với người khác. Chẳng hạn, nói về sức khỏe hay mối quan hệ đang trở nên tồi tệ của bạn, nói về công việc hay người sếp chẳng ra sao, nói về những vấn đề kỹ thuật mà chỉ có bạn hoặc một số ít ai đó có thể hiểu được, v.v..

    Tất cả những chủ đề dạng này sẽ chỉ khiến câu chuyện đi vào trạng thái nhàm chán và bế tắc. Hãy giành riêng những vấn đề như tôn giáo và chính trị chỉ cho những người bạn thân thiết và đồng cảm với bạn mà thôi.

    8. Nhàm chán

    Một cách đơn giản và hiệu quả để có thể chia sẻ điều gì đó thú vị với người khác là bạn hãy sống một cuộc đời thật phong phú và chỉ tập trung vào những điều tích cực. Đừng bắt đầu câu chuyện bằng việc lải nhải những điều không hay về công việc hay sếp của bạn, sẽ chẳng ai muốn nghe nó đâu. Thay vì thế, bạn hãy nói về chuyến du lịch gần đây nhất của bạn, một vài câu chuyện vui diễn ra trong khi bạn đi mua quần áo, kế hoạch của bạn cho kỳ nghỉ lễ sắp tới hay một điều gì đó vui vẻ tương tự.

    Một cách khác nữa để tránh sự nhàm chán trong khi trò chuyện chính là bạn hãy tỏ ra thực sự quan tâm. Giống như Dale Carnegie đã từng nói: “Nếu chỉ trong vòng 2 tháng, bạn thực sự quan tâm đến người khác, bạn sẽ có được số bạn nhiều hơn nhiều so với số bạn bạn có được trong 2 năm nếu trong khoảng thời gian ấy, bạn chỉ cố gắng để khiến người khác quan tâm tới bạn. Đây cũng là một cách khác để nói rằng, cách tốt nhất để tìm kiếm bạn bè là bạn hãy trở thành một người bạn thực sự”.

    Hiểu biết đôi chút về rất nhiều điều hoặc chí ít, bạn hãy cởi mở trong trò chuyện với họ thay vì việc cứ cố kéo mọi cuộc trò chuyện trở về với những chủ đề yêu thích của bạn cũng là một cách làm hữu ích. Bạn hãy rèn luyện để có thể nói chuyện hàng giờ về một chủ đề nào đó như công việc, ban nhạc yêu thích, một chương trình truyền hình nào đó, v.v..

    Cởi mở với người đối diện và không quá đeo bám với một chủ đề nào quá lâu sẽ khiến cuộc trò chuyện trở nên thoải mái và thông thoáng hơn. Bạn sẽ trở thành người có khả năng trò chuyện về rất nhiều điều một cách tự nhiên, dễ dàng. Vì lẽ, bạn có thể sẽ gặp gỡ với rất nhiều người khác, nên khi có thể trò chuyện được theo cách này, bạn sẽ thấy mình có khả năng kết nối với những người khác chẳng khó khăn gì.

    9. Thụ động

    Hãy mở lời và chia sẻ những điều bạn nghĩ, những điều bạn cảm thấy trong vấn đề trao đổi. Nếu ai đó chia sẻ những kinh nghiệm của họ, lẽ dĩ nhiên, họ cũng muốn nghe bạn nói về những kinh nghiệm của bạn. Đừng chỉ đứng đó, gật hay lắc, hoặc trả lời vắn tắt những câu hỏi của họ. Nếu người đối điện có sự “đầu tư” vào cuộc trò chuyện, tất nhiên, họ cũng muốn bạn làm như vậy.

    Cũng giống như rất nhiều lĩnh vực trong đời sống, bạn không thể lúc nào cũng chờ đợi để người khác hành động trước rồi bạn mới bắt đầu. Khi cần thiết, bạn hãy tỏ ra chủ động và là người trước tiên mở lời cũng như dẫn dắt cuộc trò chuyện. Bạn có thể chọn cách thay đổi những câu hỏi bằng những lời nói. Nó sẽ khiến bạn bớt đi sự thụ động trong bất cứ cuộc trò chuyện nào.

    10. Không có nhiều thông tin chia sẻ

    Có thể bạn sẽ cảm thấy mình không có nhiều điều để nói lắm trong cuộc trò chuyện. Nhưng dù vậy, hãy cứ thử xem sao. Hãy thực sự lắng nghe và chia sẻ với những gì người khác đang nói. Hãy hỏi và đưa ra những bình luận liên quan tới vấn đề chung.

    Hãy mở mắt thật to. Hãy phát triển tất cả những kỹ năng quan sát để thâu lượm những vấn đề thú vị từ những vấn đề mà mọi người xung quanh bạn đang nói. Hãy phát triển ngân hàng kiến thức cá nhân của bạn bằng cách mở rộng phạm vi quan sát những điều thú vị trên thế giới. Hãy đọc báo mỗi ngày và quan tâm hơn tới những chủ đề mới mẻ, thu hút sự quan tâm của nhiều người.

    Nguồn: Dân Trí

    - See more at: http://ytuongviet.org.vn
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Bố bé bin
    Đang tải...


  2. Bố bé bin

    Bố bé bin Thành viên tập sự

    Tham gia:
    11/7/2014
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Biết cách lắng nghe đối phương

    Nghệ thuật giao tiếp vô cùng quan trọng trong cuộc sống cũng như công việc của chúng ta. Nhưng phần lớn mọi người nhầm tưởng rằng những ai giao tiếp giỏi là những người có kỹ năng nói tốt, điều đó hoàn toàn sai lầm. Nghệ thuật giao tiếp bao gồm cả kỹ năng nói và lắng nghe. Trong đó, kỹ năng nói là tiền đề để bạn tạo dựng mối quan hệ, nhưng nghệ thuật lắng nghe mới là nhân tố chính mang đến thành công cho bạn. Tại sao lại như vậy? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta hãy cùng nhau tìm ra những bí quyết trong nghệ thuật lắng nghe nhé.
    1. Nghe quan trọng hơn nói
    Tại sao lắng nghe lại quan trọng hơn nói. Có lẽ không ít bạn cho rằng nếu mình không nói thì người khác sẽ không đánh giá được con người, năng lực của mình, như thế có thể họ cho mình là người không thông minh. Đó là suy nghĩ hoàn toàn sai. Phần đông trong chúng ta chỉ biết nói chứ không biết nghe, những người biết lắng nghe thật sự vô cùng ít. Nếu người biết nói có thể tạo ấn tượng trước người khác thì người biết nghe sẽ tạo được cảm giác quan tâm, gần gũi, thân thiết. Nhưng phải nghe như thế nào cho đúng để được gọi là biết nghe, đó là một câu hỏi mà không ít người đang đi tìm câu trả lời cho mình.
    2. Lắng nghe ý kiến của người khác một cách cẩn thận
    Việc lắng nghe người khác cẩn thận thể hiện bạn đang tôn trọng người nói. Khi chú ý lắng nghe cẩn thận bạn sẽ cảm thấy sự đồng cảm và giúp bạn dành được lòng tin của người khác. Khi lắng nghe người khác một cách cẩn thận bạn có thể cùng họ giải quyết được vấn đề. Vì thế việc lắng nghe không phải chỉ đơn thuần là những cái gật đầu cho có, rồi vội vàng đưa ra lời khuyên hay góp ý chưa phù hợp với mong muốn của người đang chia sẻ. Hãy nghĩ rằng câu chuyện mà bạn đang được người khác chia sẻ nó vô cùng quan trọng với bản thân mình, nếu để lọt bất kỳ một chi tiết nào cũng có thể khiến bạn thấy hối tiếc. Như vậy chắc chắn bạn sẽ lắng nghe câu chuyện một cách cẩn thận hơn.
    3. Kiên nhẫn lắng nghe
    Trong nghệ thuật giao tiếp, yêu cầu người lắng nghe phải biết kiên nhẫn. Điều đó không phải ai cũng làm được, bởi sẽ có những câu chuyện, những vấn đề mà bạn không hề quan tâm và có hứng thú, khi đó việc sao lãng khi nghe là điều không khó tránh khỏi. Vậy để thành công bạn nên học cách kiên nhẫn lắng nghe. Kiên nhẫn không phải là việc bạn cứ cố gắng nghe hết câu chuyện từ đầu tới cuối mà kết quả là không hiểu được vấn đề của câu chuyện. Tất nhiên nếu câu chuyện đó không phải là vấn đề bạn quan tâm thì không nhất thiết phải cố tỏ ra đồng ý với quan điểm hoặc cố chỉ ra những điểm chưa đúng của đối phương. Những lúc như vậy bạn hãy thể hiện bằng những cái gật đầu hoặc nói: “Tôi hiểu những gì bạn đang suy nghĩ” hoặc “bạn hãy chia sẻ với tôi tất cả những gì bạn đang băn khoăn, tôi sẵn sàng lắng nghe bạn”…
    4. Đặt mình vào vị trí của người nói
    Việc đặt mình vào vị trí của người nói vô cùng quan trọng, bạn không nên lắng nghe một cách thụ động và để lời nói lọt từ tai này qua tai kia, không đọng lại gì trong tâm trí của bạn. Vậy để hiểu được câu chuyện bạn hãy đặt mình vào vị trí của người nói. Đặt mình vào vị trí người nói bạn sẽ tập trung và tôn trọng câu chuyện của người khác. Vì khi đó bạn đã xem câu chuyện của họ như câu chuyện của mình. Đã là câu chuyện của mình thì tất nhiên mình phải quan tâm.
    5. Tạo ra dấu hiệu là bạn hứng thú với câu chuyện
    Khi lắng nghe bạn không nên chỉ đứng yên nhìn chăm chăm vào người nói, bạn cần có những hành động để người nói biết rằng bạn đang rất hứng thú với câu chuyện họ đang kể. Trong lúc lắng nghe bạn nên có những cái gật đầu thể hiện rằng bạn hiểu và đang rất quan tâm đến câu chuyện của người nói. Bên cạnh đó bạn có thể có những phản ứng như: ừ, à, vâng… Những hành động đó tuy rất nhỏ nhưng sẽ làm cho người nói biết rằng bạn đang rất chú ý lắng nghe và hứng thú với câu chuyện của họ.
    6. Chắc rằng bạn hiểu được tất cả câu chuyện bạn được nghe
    Đừng để khi câu chuyện kết thúc mà bạn không biết người nói đã nói những gì, họ muốn truyền đạt gì tới bạn. Điều đó vô cùng nguy hiểm, bởi đó là biểu hiện của sự không tôn trọng người khác. Hãy chắc chắn bạn hiểu được tất cả câu chuyện bạn đã nghe được. Trong khi lắng nghe sẽ có những điểm bạn không hiểu, nếu có thể bạn hãy hỏi lại ngay để hiểu được vấn đề, nếu không bạn hãy ghi nhớ và hỏi lại ngay khi câu chuyện kết thúc. Việc làm đó để chắc chắn bạn có quan tâm đến câu chuyện và hiểu được ý nghĩa của câu chuyện đó. Điều đó cho thấy bạn là một người biết lắng nghe.
    7. Phản hồi lại ý kiến đó
    Một việc làm không kém phần quan trọng trong kỹ năng lắng nghe mà bạn cần phải có đó là phản hồi lại ý kiến người nói. Có thể bạn hiểu được câu chuyện, cũng có thể bạn không hiểu nhưng bạn cần phải có phản hồi lại những gì bạn đã nghe được. Khi hiểu được câu chuyện bạn sẽ phản hồi bằng cách cùng người nói chia sẻ về vấn đề câu chuyện họ đã nói, nhưng khi không hiểu bạn cần phải hỏi lại như: “Xin lỗi, tôi không hiểu lắm về vấn đề này, bạn (anh, chị) có thể nói lại được không?” hay “có phải bạn muốn nói về vấn đề…” Việc phản hồi lại ý kiến của người khác chứng tỏ bạn đã lắng nghe họ một cách cẩn thận. Bạn đã đặt mình vào vị trí của người nói để lắng nghe và thấu hiểu họ.
    8. Không cắt ngang khi người khác đang nói
    Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu như câu chuyện của bạn bị người khác cắt ngang. Chắc chắn là rất khó chịu đúng không? Vậy khi người khác đang nói bạn cũng không nên cắt ngang lời nói của họ. Việc cắt ngang lời nói của người khác không những làm cho họ bị đứt mạch, không còn hứng thú tiếp với câu chuyện mà còn thể hiện bạn là người thiếu lịch sự, không tôn trọng họ. Phản ứng lại người nói là việc cần làm, nhưng việc phản ứng đó phải đúng lúc, đúng chỗ mới thể hiện bạn là người biết lắng nghe và kiên nhẫn khi lắng nghe.
    9. Tôn trọng ý kiến của người khác
    Hãy lắng nghe ý kiến của người khác và đánh giá một cách chân thật nhất. Không nên đả kích hay chê bai ý kiến của họ. Làm như vậy sẽ khiến cho họ cảm thấy không được tôn trọng. Một ý kiến hay hay dở cũng đều phải suy nghĩ, cân nhắc trước khi nói ra. Vì vậy cho dù thế nào khi nghe chúng ta nên tỏ thái độ tích cực, nếu không chính chúng ta sẽ biến mình thành con người ích kỷ, nhỏ nhen. Nếu kéo dài tình trạng đó sẽ không ai chia sẻ gì với bạn nữa. Vì vậy hãy tôn trọng ý kiến của người khác trước khi bạn muốn họ tôn trọng ý kiến của mình. Lắng nghe là kỹ năng sống rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, nó không chỉ giúp bạn kiềm chế được cảm xúc của mình mà còn giúp bạn học hỏi thêm được nhiều điều bổ ích. Nếu không hài lòng với ý kiến của ai đó bạn hãy phân tích một cách chính xác và thuyết phục để người khác công nhận. Thay vì đả kích như một người không biết suy nghĩ. Nếu bạn tôn trọng ý kiến của người khác thì chắc chắn họ cũng tôn trọng ý kiến của bạn và ngược lại.
    Nguồn: http://www.careerlink.vn
    See more at: http://ytuongviet.org.vn
     
  3. vuthuha79207

    vuthuha79207 Mẹ Tũn

    Tham gia:
    31/10/2012
    Bài viết:
    3,399
    Đã được thích:
    339
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: 10 sai lầm lầm trong giao tiếp- Kỹ năng giao tiếp rất quan trọng

    Mình còn nhiều hạn chế quá. Hầu như tất cả :(
     
  4. ping sophie paris

    ping sophie paris Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    27/8/2012
    Bài viết:
    2,657
    Đã được thích:
    293
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: 10 sai lầm lầm trong giao tiếp- Kỹ năng giao tiếp rất quan trọng

    Đọc xong chạy lại gương ngó mặt mình nghĩ lại nghĩ lúc bị quê quê lúc góp chuyện. Ôi thật sự muốn ở ấn quá. Lỗi nào mình cũng dính. Sửa chưa được cái nào nên hồn cả!
     
  5. Bố bé bin

    Bố bé bin Thành viên tập sự

    Tham gia:
    11/7/2014
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Loại bỏ những cảm xúc tiêu cực giúp ta luôn vui vẻ[B/]

    [​IMG]

    Bày tỏ cảm xúc

    Có thể nói, bày tỏ cảm xúc đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tâm lý của con người. Về cơ bản, chúng ta có 6 loại cảm xúc: giận dữ, buồn, vui, ngạc nhiên, ghê tởm và sợ hãi. Khi giao tiếp trong đời sống hàng ngày, chúng ta vẫn thường bày tỏ những loại cảm xúc này một cách có ý thức hoặc là vô thức.
    Bạn có cảm xúc tiêu cực nhưng không thể bày tỏ được, dần dần vấn đề này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tinh thần của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn bày tỏ cảm xúc không đúng cách sẽ làm người khác bị tổn thương, và có thể gây ra mâu thuẫn xung đột trong các mối quan hệ, thậm chí bạn sẽ bị tổn thương nhiều hơn là chọn giải pháp không bày tỏ. Vậy, làm thế nào để bày tỏ cảm xúc một cách an toàn để tốt cho bản thân và người khác khi giao tiếp?
    Hãy bắt đầu việc bày tỏ cảm xúc của bạn bằng cụm từ: “tôi/anh/em cảm thấy ....”. Bạn chỉ được phép tập trung vào cảm xúc và cảm nhận của bản thân về vấn đề, sự kiện mà không tập trung vào nội dung, tính chất của vấn đề, sự kiện đó. Trong khi bạn bày tỏ cảm xúc của mình, bạn cần tránh: ra lệnh, đánh giá, bình phẩm, chỉ trích, phán xét. Ví dụ: Anh cảm thấy buồn khi em làm như thế.
    Tại sao như thế? Chúng ta thường sử dụng những cơ chế phòng vệ trong quá trình giao tiếp. Khi bạn ra lệnh, đánh giá, bình phẩm, chỉ trích, phán xét người khác thì bức tường phòng vệ của họ lập tức phản ứng lại bạn theo cách mà bạn đã phản ứng đối với họ. Điều này sẽ làm cho bạn tổn thương nhiều hơn. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn, xung đột thường xuyên của nhiều cặp vợ chồng vì không thể nói chuyện được với nhau và kết quả là phải ra tòa vì lý do không hợp nhau.
    Bày tỏ cảm xúc theo cách này sẽ giúp bạn giải tỏa cảm xúc tiêu cực một cách an toàn, khỏe cho bạn và không ảnh hưởng đến người khác trong giao tiếp. Đồng thời, đó cũng là tín hiệu cảnh báo cho người khác biết rằng, bạn không muốn người khác tiếp tục phản ứng như thế khi giao tiếp với bạn.
    Bày tỏ cảm xúc có thể được trình bày trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu có điều kiện, bạn nên làm việc này trực tiếp với đối tượng gây ra cảm xúc tiêu cực với bạn. Tuy nhiên, trong một số tình huống chúng ta không thể bày tỏ trực tiếp được thì hãy bày tỏ gián tiếp qua thư tay, email, tin nhắn điện thoại, …
    Cảm xúc bị ức chế, đặc biệt cảm xúc giận dữ là một trong những căn nguyên tâm lý gây ra các rối loạn tâm lý thường thấy như: trầm cảm, lo âu… và các khó khăn tâm lý khác. Vì thế, giải tỏa cảm xúc bằng cách bày tỏ cảm xúc một cách an toàn là việc bạn nên làm thường xuyên trong khi giao tiếp.
    Thạc sĩ tâm lý Ngô Minh Duy

    see more at: http://ytuongvietkynangmem.blogspot.com/2014/07/ky-nang-giao-tiep-bay-to-cam-xuc.html?view=magazine
     
  6. Bố bé bin

    Bố bé bin Thành viên tập sự

    Tham gia:
    11/7/2014
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Dập tắt tin đồn vây quanh chúng ta

    Dù là bản thân chúng ta bị dính những tin đồn "làm xàm" hay doanh nghiệp thì đây là những cách giúp chúng ta loại bỏ nó.
    Thông tin tiêu cực có thể xuất phát từ những vấn đề đã tồn tại từ lâu hoặc có thể bất chợt nảy sinh khiến bạn hoặc công ty đứng trước những lời chỉ trích của công chúng. Cách bạn xử lý những thông tin này thế nào sẽ tạo ra sự khác biệt lớn: Hoặc thông tin xấu có thể được kiểm soát, hoặc nó sẽ bị thổi bùng thành một vấn đề nghiêm trọng hơn.
    Dưới đây là 8 hướng dẫn có thể giúp bạn trong quá trình xử lý thông tin tiêu cực:

    1. Hãy trả lời và đừng che giấu
    Trong nhiều trường hợp, việc không phản ứng hoặc phản ứng chậm chạp với thông tin xấu sẽ tạo nên một khoảng trống về thông tin. Đối với công chúng và báo chí, điều đó có thể được xem như một lời xác nhận đối những thông tin xấu này. Điều bạn cần làm trong trường hợp này là có những phản ứng thích hợp càng sớm càng tốt. Như vậy bạn sẽ có nhiều cơ hội để kiểm soát được tình hình. Tuy nhiên, việc phản ứng nhanh chóng đối với các thông tin xấu thường là một quyết định khó, nhất là trong những tình huống phức tạp mà các dữ kiện và thông tin không rõ ràng. Bạn cần bác bỏ thông tin sai lệch và cam kết cung cấp thông tin cập nhật trong thời gian sớm nhất.

    2. Thận trọng trước tin đồn vô căn cứ
    Trong trường hợp tin xấu là tin đồn vô căn cứ, bạn cũng nên cân nhắc việc trả lời vì những phát ngôn chính thức đối với các tin đồn kiểu này có nguy cơ thu hút sự quan tâm của công chúng. Vô hình chung, những trả lời của bạn có thể khiến tin đồn được trở thành tâm điểm của truyền thông và được “chính thức hóa”.

    3. Hãy để những người ủng hộ bạn lên tiếng
    Nếu bạn có những khách hàng tin tưởng và có ảnh hưởng, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của họ. Bản chất của danh tiếng là những điều người khác cảm nhận hoặc nói về bạn. Vì vậy bên thứ ba, ngay cả những người không tuyệt đối khách quan, cũngchính là những đồng minh của bạn.

    4. Không phản ứng thái quá
    Khi bạn nhận được tin xấu, điều tự nhiên là bạn sẽ cảm thấy khó chịu và đôi khi sử dụng cả những ngôn từ mạnh để phản đối, nhất là khi những thông tin được đăng tải mang tính cá nhân. Ví dụ: khi có người nói công ty bạn làm chủ buôn lậu, có thể bạn sẽ phản ứng bằng cách đăng thông tin trên website công ty mình nói rằng điều đó là “vu khống” và “dối trá.” Có lẽ đây không phải là cách xử lý hay vì nó có thể làm cho các khách hàng quan tâm nhiều hơn và tò mò đặt câu hỏi. Nếu bạn không thể trả lời một cách khách quan (điều này thường khó làm vì đó là công ty của bạn) thì bạn có thể tìm kiếm những lời khuyên và sự hỗ trợ từ bên ngoài.

    5. Yêu cầu thời gian
    Hầu hết các cơ quan truyền thông sẽ cho bạn cơ hội để tìm kiếm thông tin làm rõ vẫn đề họ quan tâm. Khi bạn thấy câu chuyện có những chi tiết chưa rõ ràng, hãy bình tĩnh yêu cầu có thêm thời gian để thu thập thêm thông tin trả lời. Bạn không nên có thái độ đe dọa hoặc thách đố vì cách làm đó sẽ không giải quyết được vấn đề.

    6. Sử dụng các sự kiện và con số khách quan
    Một câu trả lời thuyết phục thường phải có các con số, dữ kiện hoặc trích dẫn cụ thể. Nếu có thể, bạn hãy dùng những thông tin hoặc các trích dẫn bên thứ ba. Những đánh giá về công ty, ý kiến chuyên môn hoặc thông tin từ bên thứ ba có thể hữu ích trong việc làm rõ trường hợp của bạn.

    7. Nếu bạn có lỗi, hãy xin lỗi
    Nếu công ty của bạn đã làm sai, hãy thừa nhận điều đó và đưa ra một lời xin lỗi chân thành. Không nên trả lời chung chung hoặc lảng tránh tránh trách nhiệm bằng những phát ngôn như: “Chúng tôi xin lỗi nếu có ai bị xúc phạm.” Hãy chịu trách nhiệm và thực hiện các bước cần thiết để sửa chữa sai sót.

    8. Tìm kiếm các cơ hội
    Những thông tin xấu hoặc chỉ trích công khai chưa hẳn đã là điều tồi tệ. Bạn hãy nghĩ xem liệu đây có thể là một cơ hội để khắc phục một vấn đề hoặc cải thiện tình hình theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Nếu thấy phù hợp, bạn hãy cảm ơn những lời phê bình và tận dụng điều đó để mời họ tham gia giúp đỡ công ty.

    Nếu bạn bị nói xấu vì những tin thất thiệt thì bạn sẽ xử lý thế nào? Hãy chia sẻ suy nghĩ bằng comment phía dưới.

    Nguồn: http://ytuongvietkynangmem.blogspot.com
     
  7. Bố bé bin

    Bố bé bin Thành viên tập sự

    Tham gia:
    11/7/2014
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Giao tiếp với Sếp cho khéo

    Trong cuộc sống, không phải ai cũng có thể giao tiếp tốt. Dưới đây là 9 mẹo nhỏ vô cùng bổ ích để mọi người có thể nâng cao kĩ năng giao tiếp của mình. Và qua đó, chúng ta có thể thoải mái, tự tin hơn khi trò chuyện với người khác.

    Nói với giọng nhiệt tình, quyết đoán
    Nói lí nhí là dấu hiệu của sự thiếu tự tin. Nếu là người nói chậm, bạn nên luyện tập cách nói to, nhanh và dứt khoát hơn. Hãy ngẩng cao đầu và nói một cách rõ ràng, khẳng khái.

    Không nói vòng vo
    Khi được hỏi, hãy trả lời thẳng thắn và trực tiếp. Bạn có thể dành vài giây suy nghĩ nhưng đừng trả lời một cách vòng vo, đi ra ngoài chủ đề cuộc đối thoại. Hãy nói một cách trực tiếp để chứng tỏ sự tự tin của mình cũng như thể hiện sự tôn trọng thời gian của đối phương.

    Tránh ậm ừ
    Những từ dư thừa như “à, ừ” đã tố cáo sự lo lắng, hồi hộp hay không nắm rõ thông tin của bạn. Đặc biệt trong những buổi thuyết trình, sự ậm ừ sẽ khiến mọi người đánh giá thấp bạn. Vì vậy, bạn cần hạn chế tối đa thêm các từ đó trong cuộc nói chuyện của mình.

    Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ “phản chiếu”
    Ngôn ngữ cử chỉ cũng quan trọng không kém lời nói. Theo Susan Constantine, một chuyên gia về ngôn ngữ cử chỉ, 90% giao tiếp của chúng ta là phi ngôn ngữ. Vì vậy, khi giao tiếp hãy chú ý tới ngôn ngữ cử chỉ của bạn.Đặc biệt, bạn nên tận dụng ngôn ngữ cử chỉ “phản chiếu”, tức là có hành động giống như người nói chuyện cùng mình. Chẳng hạn, trong cuộc phỏng vấn tìm việc, nếu nhà tuyển dụng hơi ngả người về phía trước, bạn cũng nên làm như vậy. Tất nhiên, bạn phải thực hiện một cách tế nhị, khéo léo, tránh để người phỏng vấn có cảm giác bạn đang trêu tức anh/cô ấy.

    Hỏi lại những điều chưa rõ
    Đây là cách bạn thể hiện sự tham gia và tập trung vào cuộc nói chuyện. Hơn nữa, hỏi lại những điều mình chưa rõ sẽ giúp bạn nhìn nhận và tương tác với người nói chuyện một cách chính xác, hiệu quả hơn.

    Liên lạc qua ánh mắt
    Ánh mắt có thể thể hiện sự tự tin, quả quyết và thấu hiểu. Người đối diện sẽ biết bạn có thoải mái, tự tin và nắm được vấn đề trong cuộc nói chuyện hay không thông qua ánh mắt của bạn.

    Chứng tỏ khả năng giao tiếp qua văn viết
    Bên cạnh nói, viết cũng là cách thức thể hiện phong cách giao tiếp của bạn bởi các công việc hiện nay đều đòi hỏi kỹ năng viết ở một mức độ nào đó, đơn giản nhất là qua email trao đổi nhiệm vụ hằng ngày. Vì vậy, bạn có thể chứng tỏ sự tiến bộ trong kỹ năng giao tiếp của mình qua các bài viết trên blog, mạng xã hội… Tất nhiên, nội dung của chúng phải liên quan tới lĩnh vực của bạn.

    Nhớ tên người đối diện
    Khi gặp đối tác, khách hàng hay sếp/đồng nghiệp mới, hãy nhanh chóng nhớ tên của họ và gọi một cách thân mật. Ví dụ, thay vì nói một cách chung chung “Rất vui được gặp anh”, hãy nêu tên cụ thể của người đó “Rất vui được gặp anh Minh”. Như vậy, bạn sẽ gây thiện cảm tốt hơn với người nói chuyện cùng.

    Tạo sự thân mật
    Những cuộc nói chuyện thành công là những cuộc nói chuyện mang lại cảm giác như một cuộc trao đổi thân tình chứ không phải như một cuộc thẩm vấn. Hãy thoải mái, thân thiện khi giao tiếp, tỏ ra cứng rắn khi cần thiết và không nên liên tục ngắt lời đối phương.

    See more at: http://ytuongvietkynangmem.blogspot.com/2014/07/ky-nang-mem-9-bi-quyet-giao-tiep.html
     
  8. NguyenAnhHoang

    NguyenAnhHoang Thành viên tích cực

    Tham gia:
    2/7/2014
    Bài viết:
    510
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Giao tiếp với Sếp cho khéo

    Sếp mà mời uống r***, mình không thích thì phải làm sao @@
     
  9. Hoa của đá

    Hoa của đá Thành viên mới

    Tham gia:
    30/7/2014
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Giao tiếp với Sếp cho khéo

    chuẩn quá thớt ạ. thanks thớt :)
     
  10. khanhmoon

    khanhmoon Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/8/2014
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Giao tiếp với Sếp cho khéo

    giao tiếp với sếp. đúng là ko hề dễ chút nào
     
  11. chauphu

    chauphu Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    8/8/2014
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Giao tiếp với Sếp cho khéo

    Mình cũng có câu hỏi giống như bạn :(
     
  12. Babysealion

    Babysealion Hàng Mỹ cho Bé

    Tham gia:
    25/4/2010
    Bài viết:
    5,750
    Đã được thích:
    1,247
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Giao tiếp với Sếp cho khéo

    Khoản này thì E super kém rồi, nhưng cũng khó mà cải thiện vì bản thân con người mình đã thế, k sao thay đổi được
     
  13. vinhomesgroup

    vinhomesgroup Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    7/8/2014
    Bài viết:
    475
    Đã được thích:
    60
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Giao tiếp với Sếp cho khéo

    Tạo càm giác thân thiện nhất có thể thôi , từ đó có thể nói chuyện thoải mái hơn và cũng thân thiết hơn
     
  14. hieupede

    hieupede

    Tham gia:
    5/4/2013
    Bài viết:
    10,963
    Đã được thích:
    2,087
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Giao tiếp với Sếp cho khéo

    cảm ơn bạn, bài viết rất hay :)
     
  15. mehoatrau

    mehoatrau Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    14/3/2014
    Bài viết:
    7,994
    Đã được thích:
    848
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Giao tiếp với Sếp cho khéo

    Không phải sếp nào em cũng làm được ntn
     
  16. Bố bé bin

    Bố bé bin Thành viên tập sự

    Tham gia:
    11/7/2014
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Cách xử lý những người nhiều chuyện, đâm thọt mà chúng ta vẫn hồn nhiên.

    Tại sao một số người quan tâm quá nhiều đến những tin tức mới của người khác? Trước khi tôi nghiên cứu tâm lý học, tôi thường ghét người nhiều chuyện, nhưng sau khi tôi khám phá ra điều này thì hầu hết những người nhiều chuyện cần sự giúp đỡ và không đáng ghét. Lý do tại sao một số người là nhiều chuyện

    Mỗi người sống trên quả đất này đều muốn cảm thấy tốt về bản thân họ theo cách này hay cách khác. Một số người đạt được mục tiêu này bằng những phương tiện hữu ích như đạt được thành công trong cuộc sống, trong khi một số người đạt được nó bằng những phương tiện có hại như trở thành tội phạm.

    Nói ngắn gọn, tất cả mọi người đều cố gắng để cảm thấy tốt hơn theo cách này hay cách khác, một số người làm nó theo một cách tốt, trong khi người khác làm nó theo 1 cách xấu.
    Điều này có liên quan gì đến người nhiều chuyện?

    Sau đây là một số ví dụ sẽ làm mọi việc sáng tỏ:

    1) Tôi giỏi: một số người trở nên quá nhiều chuyện vì họ muốn so sánh tiến bộ trong cuộc sống của họ với người khác để cảm thấy tốt về bản thân họ. Những người đó thường thụ động, họ ít nỗ lực để cải thiện cuộc sống của họ và họ có được cảm giác tốt hơn, giỏi hơn bằng cách hỏi về những người khác và sưu tập những tin tức mới của họ để cảm thấy tốt về bản thân họ khi họ phát hiện mình đạt được nhiều thành tựu hơn người khác.

    2) Anh ta không giỏi: vì hầu hết những người nhiều chuyện không phải là những người hành động nên họ cố đạt được mục tiêu giỏi hơn của họ mà không phải tốn nhiều nỗ lực. Khi người nhiều chuyện nghe về ai đó rất thành công, họ cố tìm kiếm thông tin đằng sau sự thành công của người đó, không phải để học hỏi từ người đó mà để chứng minh với bản thân rằng người đó không thành công đến thế hoặc anh ta thành công vì may mắn. Một lần nữa, những hành động của họ có một mục đích là làm họ cảm thấy tốt về bản thân mà không tốn bất kỳ nỗ lực nào.

    3) Dìm hàng ai đó: Đôi lúc, một người trở nên nhiều chuyện để dìm hàng một ai đó. Đó là một cách thụ độngđể đạt được sự ưu việt hơn. Một số người làm việc chăm chỉ để cảm thấy hài lòng về bản thân họ, trong khi những người khác “làm việc chăm chỉ” để dìm hàng người thành công để cảm thấy tốt về bản thân họ. Người nhiều chuyện thường dùng chiến lược 2 vì họ thường không biết phương pháp đúng đắn để đạt được thành công.

    Xử lý với người nhiều chuyện

    Tất nhiên có thể có những lý do khác làm một người nhiều chuyện hơn những lí do trên. Ví dụ, một người có thể trở nên nhiều chuyện nếu anh ấy quan tâm đến một ai đó hoặc nếu anh ấy muốn biết ý kiến của một ai đó về anh ta.
    Cách tốt nhất để xử lý với một người nhiều chuyện nếu anh ta là một người gần gũi là giải thích với anh ta sự thật là anh ta đang cố gắng để cảm thấy tốt về bản thân mà không phải tốn bất kì nỗ lực nào.
    Thông tin đó sẽ gây sốc cho người nhiều chuyện và bạn phải đưa nó một cách rất thông minh để không làm tổn thương anh ấy.

    Nếu bạn không biết về người nhiều chuyện thì chỉ cần phớt lờ anh ta.

    See more at: http://ytuongvietkynangmem.blogspot.com/2014/08/ky-nang-song-xu-ly-nguoi-nhieu-chuyen.html
     
    pnh11082005chauphu thích.
  17. Bố bé bin

    Bố bé bin Thành viên tập sự

    Tham gia:
    11/7/2014
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Giao tiếp với Sếp cho khéo

    Chúng ta có thể khéo léo khen sếp là người đàn ông mẫu mực của gia đình. Và chúng ta có hứa với người yêu là không uống nhiều. Sếp sẽ thông cảm.
    Ngoài ra còn nhiều cách như: sức khỏe, công việc, lo cho sếp ...
    Hi vọng giúp ích cho các bạn
     
  18. chauphu

    chauphu Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    8/8/2014
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Cách xử lý những người nhiều chuyện, đâm thọt mà chúng ta vẫn hồn nhiên.

    Kinh nghiệm rất hay cám ơn bạn đã chia sẻ
     
  19. pnh11082005

    pnh11082005 0988.44.00.51

    Tham gia:
    11/6/2012
    Bài viết:
    4,722
    Đã được thích:
    800
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Cách xử lý những người nhiều chuyện, đâm thọt mà chúng ta vẫn hồn nhiên.

    Mình không phải là người nhiều chuyện nên rất dị ứng với người nhiều chuyện!
     
  20. Hà Phương 1989

    Hà Phương 1989 Dưỡng da & Trang điểm

    Tham gia:
    8/4/2014
    Bài viết:
    3,027
    Đã được thích:
    519
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Cách xử lý những người nhiều chuyện, đâm thọt mà chúng ta vẫn hồn nhiên.

    cảm ơn bnó chia sẽ :D rất hay
     

Chia sẻ trang này