Nuôi con bằng sữa mẹ- Mẹ là bò sữa!

Thảo luận trong 'Sữa cho bé' bởi trinh yen, 8/8/2014.

  1. trinh yen

    trinh yen Da bò, cừu, dê + Gầy xuất Nhật Bản

    Tham gia:
    13/3/2012
    Bài viết:
    2,787
    Đã được thích:
    408
    Điểm thành tích:
    223
    Thực ra đây là những điều mình mới học hỏi được sau khi đã cai sữa cho bé đầu được 1 tháng. Tức là từ T3/2014 mình mới biết đến hội: Betibuti ( Bé tí bú ti). Thực sự đó là những kiến thức rất quý báu mà k fải người mẹ bầu nào, hoặc người mẹ nào đang nuôi con nhỏ cũg biết được. Còn sữa mẹ tốt với con như thế nào thì chắc mình không phải giải thích nữa nhé.
    Và giờ mình đang bầu bé thứ 2, lần này sẽ quyết tâm làm theo để con có sữa mẹ, không phải dùng tới sữa công thức.
    Tất cả các kiến thức chăm sóc cho mẹ từ lúc mang thai, đến khi sinh con làm sao có sữa đủ cho con.
    Vì thế mình rất muốn chia sẻ những điều của group này cho các mẹ. TẤT CẢ VÌ SỰ NGHIỆP NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ.

    [​IMG][/URL][/IMG]

    [​IMG]

    I. Mẹ nào có face thì vào nhóm nhé:
    https://www.facebook.com/groups/betibuti/
    QUAN NIỆM
    Quan niệm sai lầm "Béo khoẻ":
    http://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/569207436451416
    Trẻ bụ bẩm có mạnh khoẻ k?
    http://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/577343798971113:0
    90% CV ngành y tế k biết lợi ích sữa mẹ:
    http://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/572105542828272
    Giải toả sai lầm trong bài viết "6 nguy hiểm vô hình trên báo mạng 5/2014:
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/716379371734221
    WHO và UNICEF bày tỏ quan ngại về tình hình sức khoẻ của trẻ em VN (liên quan đến nuôi con sct):
    https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=746086738763484&id=289879814384181
    Luật Quảng Cáo VN: cấm quảng cáo sct và bình sữa - điều ít ai biết vì thấy sct vẫn qc ầm ầm:
    https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=726712487367576&id=289879814384181
    Ụ Sữa v Bầu vú:
    https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=726457964059695&id=289879814384181
    KIẾN THỨC
    Tác hại của SCT, và ngay cả bú phối hợp vừa SM vừa SCT (UNICEF 11/2013)
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/492426947527884
    Tài liệu Facts of Life của WHO/ UNDP/ UNICEF/ WORLD BANK 2010
    xếp sữa đi xin (thanh trùng) ngay sau sữa mẹ ruột và trước sữa công thức
    https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=725585434146948&id=289879814384181
    Tác hại của SCT, hiện tượng hở ruột do vi lông ruột k phát triển do thiếu sữa non (sữa mẹ)
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/682288228476669:0
    Đặc điểm chủng loài của sữa mẹ:
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/600915903280569:0
    Dây chuyền SX - TT sữa mẹ:
    http://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/589663284405831:0
    Sữa trước, sữa sau:
    http://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/586628801375946:0
    Ảnh chụp hiển vi sữa mẹ/ sữa ct:
    http://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/574908605881299:0
    Câu chuyện sữa mẹ
    http://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/596195407085952:0
    Hai cơ chế tạo sữa mẹ trước và sau 6 tuần
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/638609232844569:0
    Nuôi song song - tiếp tục cho bé lớn bú mẹ khi mẹ mang thai
    https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=746077102097781&substory_index=0&id=289879814384181
    Phát hiện mới: Đặc tính chống ung thư của sữa mẹ
    https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=731863113519180&id=289879814384181
    SỮA NON
    Phần 1 - Sữa non là thần dược
    http://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/586628314709328:0
    Phần 2 - Sữa non, lập trình đầu đời:
    http://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/586624188043074:0
    Phần 3: Đừng "chờ sữa mẹ về", vì sữa mẹ đã có sẳn trong bầu vú! K dùng sữa non của bò cho bé!
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/663863030319189:0
    Ghi nhớ: ảnh tóm tắt các thông tin cần biết ở bé sơ sinh
    https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=729013967137428&id=289879814384181
    PHƯƠNG PHÁP VẮT TRỮ SỮA NON TRƯỚC KHI SINH (dự phòng khi mẹ con bị cách ly ngay sau sinh và con không được bú mẹ - vd như biết trước dự định sinh mổ)
    Phần 1 - Cách vắt và trữ sữa non trước khi sinh
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/644331032272389:0
    Phần 2 - Cách giải thích khoa học về cơ chế chuyển dạ, để hiểu vì sao vắt sữa non trc khi sinh không gây sinh non
    (hay nói cách khác, các ca sinh non là do nguyên nhân khác)
    https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=719715341400624&substory_index=0&id=289879814384181
    CÁC CHUẨN PHÁT TRIỂN CỦA BÉ
    Các giai đoan phát triển (có giải thích TViet trong comment)
    http://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/573564022682424:0
    Các chuẩn phát triển dành cho trẻ em của WHO
    Phần 1 - chuẩn ptrien của WHO là gì?
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/627308027308023:0
    Các chuẩn phát triển của WHO
    Phần 2 - cách hiểu các chuẩn ptr của WHO
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/628038437234982:0
    Phần 3 - Các cột mốc phát triển vận động của bé theo tiêu chuẩn của WHO
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/638633316175494:0
    Trì hoãn kẹp/ cắt rốn, giúp tăng nguồn dự trữ sắt kẽm cho bé bú mẹ hoàn toàn trước khi ăn dặm:
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/500659286704650
    Cách cơ thể bé sử dụng năng lượng (để phát triển, vận động, nhận thức, giao tiếp và lên cân)
    https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=717684378270387&id=289879814384181
    LỢI ÍCH Cho BÀ MẸ CHO CON BÚ
    Phần thưởng dành cho bà mẹ nuôi con bú mẹ (Phần 1 - lợi ích sức khoẻ, tâm sinh lý)
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/620532344652258:0
    Phần thưởng dành cho bà mẹ nuôi con bú mẹ (Phần 2 - thẩm mỹ bầu vú mẹ)
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/620563834649109:0
    Phần thưởng dành cho bà mẹ nuôi con bú mẹ (Phần 3 - giảm nguy cơ bị loãng xương)
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/620572591314900:0
    Phần thưởng dành cho bà me nuôi con bú mẹ (Phần 4 - giảm nguy cơ tiểu đường, mất trí nhớ)
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/623900934315399:0
    Phần thưởng dành cho bà mẹ cho con bú mẹ (Phần 5 - giảm nguy cơ ung thư)
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/624356484269844:0
    KỸ THUẬT CĂN BẢN
    Khớp ngậm đúng
    http://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/586627428042750:0
    Tư thế bú mẹ tốt nhất?
    http://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/586626018042891:0
    Nuôi dưỡng sinh học - Da tiếp da - Phần 1
    http://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/591999460838880:0
    Nuôi dưỡng sinh học - Da tiếp da - Phần 2
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/660627720642720:0
    Nuôi dưỡng sinh học - Da tiếp da - Người thật việc thật
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/706868462685312
    Da tiếp da có sợ đau cuống rốn, tức ngực hay hại cột sống k?
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/716377771734381
    Ti me, Ti bình - Cách tập bé ti mẹ, cách tập bé ti bình
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/716581465047345:0
    Ti mẹ trực tiếp có lợi ich ntn so với ti sữa mẹ bằng bình
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/644568148915344:0
    CHẤT LƯỢNG SỮA MẸ
    Chất lượng sữa mẹ, chế độ dinh dưỡng của mẹ
    phần 1
    http://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/598089333563226:0
    Chất lượng sữa mẹ, chế độ dinh dưỡng của mẹ
    phần 2
    http://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/598429346862558:0
    Có cần bổ sung D cho bé bú mẹ?
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/654609314577894:0
    Móng giò không lợi sữa (Phần 1)
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/705951489443676
    Móng giò không lợi sữa (Phần 2)
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/707284785977013
    MẸ BỊ BỆNH VÀ UỐNG THUỐC KHI CHO CON BÚ
    phần 1
    Mẹ bị bệnh và đang dùng thuốc nên tiếp tục cho con bú?
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/648750491830443:0
    phần 2:
    Mẹ bị viêm gan siêu vi B có thể cho con bú?
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/650921611613331:0
    phần 3
    Có nên uống thảo dược lợi sữa?
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/652064061499086:0
    Mẹ có thể làm gì giúp con trong dịch sởi:
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/701385176566974:0
    Mẹ sữa có thể dùng thuốc tránh thai hay các biện pháp tránh thai nào?
    https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=734392246599600&substory_index=0&id=289879814384181
    Mẹ Sữa có thể làm đẹp và làm tóc trong thời gian cho con bú?
    https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=732440516794773&id=289879814384181
    CHĂM SÓC BẦU VÚ MẸ
    Chăm sóc bầu vú mẹ (Phần 1 - mang thai)
    http://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/601306679908158:0
    Chăm sóc bầu vú mẹ (Phần 2 - cho con bú)
    http://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/604254752946684:1
    Chăm sóc bầu vu mẹ (Phần 3 - khi có các triệu chưng đau, ngưa, nut co ga, tac sua..)
    http://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/607937825911710:0
    Chăm sóc bầu vú mẹ (Phần 4 - cai sữa)
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/610942548944571:0
    GIẤC NGỦ CỦA BÉ
    Giấc ngủ của bé (Phần 1 - nhu cầu và thói quen)
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/617422064963286:0
    Giấc ngủ của bé (Phần 2 - khắc phục những thói quen k đúng)
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/617652694940223:0
    HỆ TIÊU HOÁ CỦA BÉ
    Phần 1 - Dung tích dạ dày sơ sinh và Cơ chế điều tiết đối ứng
    http://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/595163260522500:0
    Phần 2 - Trớ sữa và trào ngược thực quản
    http://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/595569097148583:0
    Phần 3 - Bé bú mẹ hoàn toàn có tiêu chảy, táo bón k?
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/634564399915719:0
    Phần 4 - Vì sao niêm mạc ruột của bé cần được tráng bằng sữa non?
    Hiện tượng "hở ruột" [leaky gut] do thiếu vi lông ruột, tổn thương niêm mạc ruột là gì?
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/638107462894746:0
    Chất xơ vi sinh và men vi sinh - Prebiotic và Probiotic trong sữa mẹ
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/700185283353630
    Phân biệt "Quá tải Lactose" (phổ biến) và "bất dung nạp Lactose" (rất hiếm)
    https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=723218027717022&substory_index=0&id=289879814384181
    KÍCH SŨA
    Mẹo tiết kiệm thời gian vs mhs
    http://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/590517537653739:0
    Cách bảo quản sữa mẹ:
    http://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/588941407811352:0
    Cách kích sữa v mhs, dành cho mẹ đang cho con bú:
    http://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/588954267810066:0
    Tìm lại sữa mẹ - dành cho mẹ đã mất sữa một thời gian:
    http://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/586623221376504:0
    Thực phẩm lợi sữa:
    http://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/588975024474657
    PP massage 3' giúp tạo và tiết sữa mẹ dồi dào:
    http://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/586560894716070:0
    Video massage 3' betibuti:
    http://m.youtube.com/watch?v=Sp7quTV9I6U
    ĂN DẶM
    9 Nguyên tắc ăn dặm của WHO (bắt đầu tập ăn dặm lần đầu tiên sau 180 ngày)
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/666982000007292:0
    Cách duy trì sữa mẹ lâu dài sau khi bé ăn dặm hoặc mẹ đi làm trở lại:
    https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=747429268629231&substory_index=0&id=289879814384181
    BỐ SỮA ĐỒNG HÀNH
    Bài viết dành cho Bố Sữa của WABA nhân Ngày của Bố 6/2014
    https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=730479270324231&id=289879814384181
    Danh mục vật dụng cần thiết khi đi sinh (bố có thể giúp mẹ chuẩn bị)
    https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=728511733854318&substory_index=0&id=289879814384181
    NHỮNG CÂU CHUYỆN CÓ THẬT!
    Bé sinh non 800g sống khoẻ mạnh nhờ mẹ ấp và sữa mẹ 100%
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/644327142272778
    Bé sinh mỗ tại VN được da tiếp da mẹ và bú sữa non mẹ vắt và trữ trước khi sinh
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/636754863030006:0
    Bố đơn thân nuôi con hoàn toàn sữa mẹ
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/716377821734376
    https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/7163807550674

    II. Còn k có face thì có thể tham khảo ở đây: E sẽ post dần ạh

    III. Và mình cũg rất tỉ mẩn đã cóp nhặt thành file word để gửi cho bạn bè, hoặc in ra về quê cho các chị mình.
    Nên nếu mẹ nào cần file thì vui lòng để lại email, mình sẽ tập hợp mail và gửi dần cho.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi trinh yen
    Đang tải...


    Các chủ đề tương tự:

    Sửa lần cuối: 8/8/2014
    hat_de_cuoi thích bài này.
  2. trinh yen

    trinh yen Da bò, cừu, dê + Gầy xuất Nhật Bản

    Tham gia:
    13/3/2012
    Bài viết:
    2,787
    Đã được thích:
    408
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Nuôi con bằng sữa mẹ- Mẹ là bò sữa!

    QUAN NIỆM VỀ SỮA MẸ
    1. Quan niệm sai lầm "Béo khoẻ"
    1 quan niệm sai lệch trong cộng đồng chúng ta là: "Béo khoẻ"
    Thật ra k có mối liên hệ nào giữa "béo" v "khoẻ" cả, ở người lớn, cũng như ở trẻ nhỏ!
    Có phải chăng vì thông lệ "cân, đo" là chủ yếu của các trung tâm khám nhi, khiến các bà mẹ lầm tưởng rằng đây là 2 tiêu chí tăng trưởng quan trọng nhất?
    Rồi dần dần nó cũng trở thành niềm tin của cộng đồng?
    Ví dụ một trong những tiêu chí phát triển quan trọng nhất đối với con người là phát triển não, tuy nhiên việc này k thể thực hiện ở các trung tâm y tế khi thăm khám trẻ định kỳ được.
    Theo kết quả nghiên cứu khoa học được công bố (có đăng trên vnexpress gần đây), não của trẻ 2 tuổi được bú mẹ 100% ít nhất 6 tháng, phát triển hơn 30% so v trẻ k được bú mẹ, đặc biệt ở phần não về phát triển ngôn ngữ.
    Thế nên, nếu cần ưu tiên giữa có được não phát triển hơn 30%, với chiều cao và cân nặng hơn 30%, thì các mẹ sẽ đặt thứ tự ưu tiên thế nào?
    Trong văn hoá VN, khi hỏi thăm về 1 đứa trẻ, chúng ta luôn luôn hỏi "Bé được mấy kg rồi?" và bắt đầu so sánh bàn luận về thông tin này.
    Ở một số cộng đồng nước ngoài mà tôi được tiếp cận và quan sát, người ta k hề hỏi và k bàn luận về số cân của trẻ, mà luôn hỏi "Bé đã biết được, làm được gì rồi?" và họ bàn luận ở tháng tuổi đó những cột mốc "sensor-motor" cảm nhận - cử động nào là quan trọng và cách bố mẹ chơi những trò chơi đơn giản nhất để giúp bé phát triển tối ưu v các khả năng mới đó. Vd, ở tháng nào trò chuyện ê a v con là tốt nhất, ở tháng nào trò chơi cầm nắm, vỗ tay là tốt nhất!
    Ngoài ra sữa mẹ còn là thức ăn DUY NHẤT giúp phát triển TỐI ƯU các hệ khác: hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ miễn nhiễm, hocmon và các cơ chế vận hành khác của cơ thể người..., giúp con người sống khoẻ mạnh về thể chất và tinh thần.

    2. Trẻ bụ bẩm có mạnh khoẻ k?

    [Tin chuyên mục tin Y Tế Sức Khoẻ ngày 17/6/2013 của Đài ABC của Úc, link:http://www.abc.net.au/radionational/programs/healthreport/chubby-babies---healthy3f/4755208]
    Trẻ bụ bẫm có mạnh khoẻ không?
    Một nghiên cứu mới [được công bố ngày 27/5/2013 trên tạp chí Nhi Khoa Pediatrics (tạp chí chính thức của Học Viện Y Khoa Mỹ The American Academy of Pediatrics - link:http://pediatrics.aappublications.org/content/131/6/e1821] phát hiện rằng tăng cân trong giai đoạn sơ sinh có thể gây hại cho sức khỏe trong cuộc sống sau này.
    Một nhóm các nhà khoa học nghiên cứu một nhóm trẻ đến tám tuổi đã phát hiện rằng tăng cân trong thời gian mười tám tháng đầu đời có liên quan đến tăng nguy cơ béo phì, huyết áp cao và dày thành động mạch sau này.
    Mỗi một kg trọng lượng đã đạt được trong giai đoạn này tăng gấp đôi nguy cơ béo phì ở tám tuổi.
    Nghiên cứu phát hiện ra rằng cho con bú sữa mẹ là câu trả lời; khi không được bú mẹ đến sáu tháng tuổi, trẻ sẽ có nguy cơ bị tăng cân sớm.
    Nhóm khoa học gia này dự định sẽ tiếp tục theo dõi nhóm trẻ em này suốt đến mười bốn tuổi.
     
  3. trinh yen

    trinh yen Da bò, cừu, dê + Gầy xuất Nhật Bản

    Tham gia:
    13/3/2012
    Bài viết:
    2,787
    Đã được thích:
    408
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Nuôi con bằng sữa mẹ- Mẹ là bò sữa!

    Vì sao nên tham khảo thông tin từ UNICEF, WHO và các chuyên gia ngành sữa mẹ (lactation consultant).
    90% nv ngành y tế vn, k cho bạn câu trả lời đúng.
    0% nhân viên y tế không tin nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất
    Ở Việt Nam cứ 6 bà mẹ thì chỉ một người nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Không chỉ người dân chưa tin vào vai trò quan trọng của sữa mẹ với sức khỏe và sự phát triển của trẻ mà ngay cả những người trong ngành y cũng có tâm lý này.

    Ảnh: Dailymail.co.uk.
    Đây là chia sẻ của tiến sĩ Đinh Thị Phương Hòa, Phó Vụ trưởng Vụ sức khỏe sinh sản, Bộ Y tế trong buổi họp báo phát động tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ từ ngày 1 đến 7/8.
    Theo bà Hòa, công tác đào tạo cán bộ y kế có kiến thức chuyên sâu về nuôi con bằng sữa mẹ chưa được quan tâm, không bài bản nên đa số họ chưa hiểu hết được giá trị của sữa mẹ với trẻ. Từ đó, nhân viên y tế chưa tư vấn được cho các bà mẹ về việc cần phải cho trẻ bú ngay sau khi sinh hay bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên và bú tiếp trong 2 năm đầu đời. Và đây chính là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ ở Việt Nam rất thấp.
    Theo các báo cáo của Thanh tra Bộ Y tế, hiện nay có tới 1/3 số cơ sở y tế sử dụng bình và núm vú nhân tạo cho trẻ em dù đã có quy định cấm. Các nhà kinh doanh sữa chạy đua quảng cáo mọi hình thức, đưa ra những đặc tính ưu việt và so sánh với giá trị của sữa mẹ. Cũng chính vì thế, nhiều người dân đã tin theo quảng cáo và cho rằng sữa công thức rất tốt cho sự phát triển của trẻ.
    Ông Jesper Morch, Trưởng đại diện của Quỹ Nhi đồng Thế giới (UNICEF), khẳng định, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển trí tuệ và an toàn của trẻ nhỏ không phải là điều cần bàn cãi gì nữa mà đã được chứng thực bằng các nghiên cứu khoa học và thực tế. Không một loại sữa công thức hay thức ăn nào có thể so sánh được với sữa mẹ và bất cứ bà mẹ nào nếu có niềm tin và được hỗ trợ về kỹ thuật, dinh dưỡng, đều có thể đủ sữa để nuôi con.
    Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ giúp giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ như tiêu chảy, các bệnh về đường hô hấp cấp tính và thiếu dinh dưỡng. Sữa mẹ có chứa tất cả năng lượng và các chất dinh dưỡng mà trẻ nhỏ cần trong sáu tháng đầu đời và còn tiếp tục cung cấp tới một nửa hoặc hơn một nửa nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong nửa sau của năm đầu đời, và tới một phần ba trong năm thứ hai của cuộc đời.
    3. Giải toả sai lầm trong bài viết "6 nguy hiểm vô hình trên báo mạng 5/2014:
    a. Tác hại của SCT, và ngay cả bú phối hợp vừa SM vừa SCT (UNICEF 11/2013)
    ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SỐNG SÓT của trẻ em và vấn đề toàn cầu.
    Nuôi con sữa mẹ theo chuẩn tối ưu cho trẻ sơ sinh đến dưới 2 tuổi có khả năng ảnh hưởng cao nhất đến khả năng sống sót của trẻ sơ sinh so với tất cả các biện pháp can thiệp dự phòng khác. Nếu điều này được thực thi, tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh tới dưới 5 tuổi sẽ giảm đi khoảng 800,000 ca (tương đương 13% tổng số trẻ dưới 5 tuổi tử vong trên toàn cầu) theo thống kê năm 2013.
    Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có cơ hội sống sót cao gấp 6 lần so với những trẻ khác trong những tháng đâu đời. Những trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời có tỉ lệ tử vong thấp hơn 14 lần so với những đứa trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ và đặc biệt việc nuôi con sữa mẹ giúp giảm đáng kể tỉ lệ tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu chảy. Đây là 2 nguyên nhân tử vong chính ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi (Theo thống kê của Lancet 2008). Việc đẩy mạnh nuôi con bằng sữa mẹ đặc biệt có ảnh hưởng ở các quốc gia đang phát triển nơi các bệnh nhiễm trùng còn phổ biến và thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh còn thấp. Mặc dù vậy, trẻ em không được nuôi bằng sữa mẹ ở các nước phát triển cũng gặp rủi ro tử vong cao hơn – Theo một nghiên cứu mới đây về trẻ sơ sinh được thực hiện ở Mỹ thì tỉ lệ trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ tử vong cao hơn so với nhóm trẻ còn lại tới 25%. Theo khảo sát của Milenium Cohort Anh Quốc với trẻ dưới 6 tháng tuổi cho thấy, việc trẻ được bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu đời đã giúp giảm 53% trẻ em phải nhập viện do tiêu chảy giảm đi và giảm 27% ca nhập việ do nhiễm trùng đường hô hấp.
    Trong khi, tỉ lệ trẻ được nuôi bằng sữa mẹ không còn giảm nữa trên phạm vi toàn cầu, nhiều nước đang có sự gia tăng đáng kể tỉ lệ này trong thập kỷ qua, ở các nước đang phát triển, chỉ có 39% trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi là được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ và chỉ có 58% trẻ từ 20-23 tháng tuổi tiếp tục được bú mẹ. Với ngày càng có nhiều quốc gia chứng minh rằng sự tiến bộ nhanh chóng và vượt bậc là việc khả thi, với 25 quốc gia có mức tăng gia tăng trên 20%.
    CÁC KHUYẾN NGHỊ NUÔI CON SỮA MẸ TỐI ƯU
    Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và UNICEF khuyến nghị cho việc nuôi con sữa mẹ như sau:
    - Cho con bú lần đầu tiên ngay trong giờ đầu tiên khi trẻ mới sinh;
    - Cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu;
    - và tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ cho đến khi 2 tuổi hoặc hơn;
    - cho trẻ ăn dặm các thức ăn an toàn, đầy đủ dưỡng chất, phù hợp với tuổi bắt đầu từ khi trẻ được 6 tháng tuổi.
     
  4. me_bin_bon

    me_bin_bon

    Tham gia:
    6/12/2011
    Bài viết:
    17,915
    Đã được thích:
    2,218
    Điểm thành tích:
    963
    Ðề: Nuôi con bằng sữa mẹ- Mẹ là bò sữa!

    mn dành nhiều tg tìm dc nhiều thông tin quá. tks
     
  5. trinh yen

    trinh yen Da bò, cừu, dê + Gầy xuất Nhật Bản

    Tham gia:
    13/3/2012
    Bài viết:
    2,787
    Đã được thích:
    408
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Nuôi con bằng sữa mẹ- Mẹ là bò sữa!

    NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI CON SỮA MẸ:
    Nuôi con sữa mẹ đem lại lợi ích vô cùng nhiều mặt.
    Nuôi con sữa mẹ đã được chứng minh ảnh hưởng đáng kể đến năng sống sót, sức khỏe, dưỡng chất và sự phát triển cho trẻ. Sữa mẹ cung cấp tất cả dưỡng chất, vitamin, khoáng chất mà một trẻ sơ sinh cần trong 6 tháng đầu đời, k cần bất cứ chất lỏng hay thức ăn nào khác trong suốt 6 tháng đầu tiên. Thêm vào đó, sữa mẹ còn cung cấp rất nhiều kháng thể giúp trẻ phòng ngừa các bệnh lây nhiễm. Chính động tác bú mẹ trực tiếp giúp trẻ phát triển các chức năng của miệng và hàm, và cung cấp cả các hócmôn giúp tiêu hóa cũng như cảm giác thỏa mãn cho trẻ. Cho con bú tạo ra mối liên kết đặc biệt giữa mẹ và con. Đồng thời sự tương tác giữa mẹ và con trong quá trình cho con bú có ảnh hưởng tới cuộc đời của trẻ trong việc thúc đẩy hành vi giao tiếp, khả năng diễn đạt, cảm giác thoải mái và cảm giác an toàn cho trẻ. Sữa mẹ cũng làm giảm nguy cơ của những bệnh mãn tính trong tương lai như béo phì, mỡ máu, huyết áp cao, trầm cảm, tự kỷ ....
    Các nghiên cứu cho thấy trẻ được nuôi bằng sữa mẹ thường có kết quả kiểm tra về trí thông minh cao hơn, khả năng ứng xử ôn hòa hơn khi lớn lên so với các trẻ được nuôi bằng sữa công thức.
    Về bản chất, tất cả các bà mẹ đều có khả năng cho con bú, nếu được trợ giúp một cách hợp lý, tư vấn và động viên, cũng những trợ giúp thực tiển để giải quyết các vấn đề liên quan. Các nghiên cứu cho thấy việc da tiếp da sớm giữa mẹ và con và việc cho bé bú mẹ theo nhu cầu, đảm bảo được sự tạo sữa liên tục, và cách này cũng giúp bé có tư thế bú và ngậm bú đúng giúp gia tăng khả năng cho con bú mẹ thành công.
    Việc con con bú mẹ cũng đóng góp vào sức khoẻ của mẹ.
    Cho con bú ngay lập tức sau khi sinh vì việc này giúp giảm nguy cơ băng huyết sau sinh. Trong ngắn hạn, cho con bú giúp vô kinh một thời gian. Trong dài hạn, nuôi con sữa mẹ giúp giảm khả năng bị trầm cảm loại 2 và ung thư vú, tử cung và buồng trứng. Các nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa bệnh trầm cảm sau sinh của mẹ với việc mẹ cho con cai sữa sớm.
    NHỮNG TÁC HẠI của việc cho bé vừa bú mẹ vừa bú/ ăn thêm thực phẩm khác (bú phối hợp)
    Cho bú phối hợp, hay nói cách khác là cho trẻ bú thêm chất lỏng khác hoặc ăn thêm thực phẩm khác, kèm với sữa mẹ trong 6 tháng đầu khá phổ biến ở nhiều quốc gia. Việc này thực tế làm tăng nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột và bệnh tiêu chảy, cũng như các bệnh nhiễm khuẩn khác. Việc cho trẻ uống nước hoặc các chất lỏng khác làm giảm khả năng cung cấp sữa của mẹ vì trẻ sẽ bú mẹ ít hơn. Trẻ sơ sinh không cần gì khác ngoài sữa mẹ, kể cả nước, trong 6 tháng đầu vì sữa mẹ đã cung cấp đủ tất cả nước mà trẻ cần, kể cả ở nơi khí hậu rất nóng.
    Cho bú phối hợp cũng gia tăng khả năng mẹ truyền HIV sang con. Cho con bú mẹ hoàn toàn 6 tháng giúp giảm nguy cơ lây truyền HIV tự mẹ sang con từ 3 đến 4 lần so với trẻ bú phối hợp trong nhiều nghiên cứu ở Châu Phi.
    NHỮNG TÁC HẠI của việc nuôi con hoàn toàn bằng sct
    Ở nhiều quốc qia, cần phải có sự tái thiết của "văn hoá nuôi con bằng sữa mẹ" và sự chống trả mạnh mẽ đối với sự lan tràn lấn át của "văn hoá nuôi con bằng sữa công thức. Nhiều bà mẹ không hề nuôi con sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu và cũng không tiếp tục nuôi con sữa mẹ đến ngoài 2 năm như khuyến nghị, và thay vào đó là thay thế hoàn toàn sữa mẹ bởi sữa công thức ngoài thị trường hay các loại sữa khác. Nuôi con sữa công thức vừa tốn kém, vừa tăng nguy cơ tử vong và các bệnh khác, đặc biệt ở những nơi mà các bệnh truyền nhiễm còn phổ biến và nguồn nước sạch còn thiếu thốn. Việc nuôi con bằng sữa công thức gây ra nhiều khó khăn thực tiển cho bà mẹ ở các nước đang phát triển, bao gồm đảm bảo sữa được pha bằng nước sạch, pha đúng liều lượng, nguồn cung cấp đầy đủ, và các dụng cụ cho bú, đặc biệt là bình sữa phải được vệ sinh đúng cách.
    Sữa công thức không được chấp nhận là có thể thay thế cho sữa mẹ
    vì sữa công thức, dù là tốt nhất, cũng chỉ cung cấp được một số thành phần dinh dưỡng chính gần như sữa mẹ. Nói cách khác sữa công thức chỉ là một loại thực phẩm. Trong khi đó sữa mẹ là một dạng dưỡng chất sống phức hợp, chứa kháng thể, các loại men, các axit béo dài và hóc môn, mà phần nhiều không có trong sữa công thức. Thêm vào đó, trong những tháng đầu, hệ tiêu hóa của trẻ khó hấp thụ được những thứ khác với sữa mẹ. Thậm chí chỉ cần 1 lần cho ăn bằng sữa công thức hoặc các thức ăn khác cũng có thể làm tổn thương hệ tiêu hóa của trẻ, mà cần nhiều tuần để bé phục hồi.
    Những nguyên nhân chủ yếu của việc ngừng nuôi con bằng sữa mẹ sớm phát sinh từ sức ép xã hội và thương mại,
    bao gồm tiếp thị lấn át và khuyến mãi tràn lan của các nhà sản xuất sữa công thức. Những áp lực này càng lớn hơn (tệ hơn) bởi những lời khuyên chuyên môn y khoa của các chuyên viên ngành y tế thiếu kỹ năng đúng và không được đào tạo tập huấn để hỗ trợ nuôi con sữa mẹ. Thêm vào đó, nhiều phụ nữ phải đi làm trở lại sớm sau khi sinh nở, và họ gặp phải rất nhiều thách thức, áp lực tâm lý. Đây là những nguyên nhân thường xuyên dẫn tới việc dừng cho con bú sớm. Những bà mẹ mới sinh cần phải được hỗ trợ, giúp đỡ cả về mặt tâm lý lẫn các phương tiện pháp lý, nhằm đảm bảo họ có thể tiếp tục nuôi con sữa mẹ.
     
  6. trinh yen

    trinh yen Da bò, cừu, dê + Gầy xuất Nhật Bản

    Tham gia:
    13/3/2012
    Bài viết:
    2,787
    Đã được thích:
    408
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Nuôi con bằng sữa mẹ- Mẹ là bò sữa!

    Đặc điểm chủng loài của sữa mẹ:
    Sữa của các loài có vú có đặc điểm chủng loài ("Species Specific"): tức là mẹ làm ra sữa hoàn toàn phù hợp với nhu cầu tăng trưởng và phát triển của con mình.
    Ví dụ:
    - Một con hải tượng con chỉ ăn mỗi bốn ngày một lần, nhưng cần phải nhanh chóng đạt được chất béo để bảo vệ chống lạnh, vì vậy sữa mẹ nó có hàm lượng chất béo rất cao.
    - Một con bê cần đạt được sức mạnh cơ bắp một cách nhanh chóng và cũng cần ngủ sâu và an toàn trong khi bò mẹ đi lang thang xa khỏi con để ăn cỏ. Vì vậy, những con bò sản xuất sữa hàm lượng protein cao, đặc biệt là casein có chứa nhiều casomorphin gây buồn ngủ.
    - Em bé của con người được sinh ra trong một trạng thái thận và gan và một số bộ phận chưa phát triển hoàn chình, nên không thể xử lý chất dinh dưỡng protein cao, và trong khi đó bộ não sẽ tăng gấp ba lần trọng lượng trong hai năm đầu đời để đạt được 80% kích thước cuối cùng của nó. Và vì vậy, sữa mẹ của con người có lượng protein thấp, nhưng lại có hàm lượng lactose cao nhất, so với tất cả các loại sữa, maf lactose cần thiết và thích hợp nhất cho sự phát triển não bộ.
    [Chi tiết về các chất và tác dụng của sữa mẹ đã được mô tả trong bài "Chất lượng sữa mẹ" của Betibuti cuối tuần trước.]
    Chúc cm tự tin và tự hào nuôi con sữa mẹ!
     
  7. trinh yen

    trinh yen Da bò, cừu, dê + Gầy xuất Nhật Bản

    Tham gia:
    13/3/2012
    Bài viết:
    2,787
    Đã được thích:
    408
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Nuôi con bằng sữa mẹ- Mẹ là bò sữa!

    Dây chuyền SX - TT sữa mẹ:

    [​IMG][/URL][/IMG]
    (Ảnh minh hoạ: Bé ngậm sai như ống nước hở, bé có khớp ngậm đúng như ống nước được nối chắc chắn.)
    Bé ti mẹ từng cử là cả 1 dây chuyền từ sản xuất đến tiêu thụ, chủ yếu qua 4 bước sau:
    Bước 1 - (mẹ) tạo sữa (milk production)
    Bước 2 - (mẹ) tiết sữa (milk ejection)
    Bước 3- (mẹ và con) truyền sữa từ mẹ sang con (milk transfer)
    Bước 4- (con) nhận và hấp thụ sữa (metabolism)
    Tương tự, khi chúng ta hứng nước, nhưng nước nhỏ giọt và hứng được rất ít..., thì có nhiều điểm cần phải xem xét, chứ k chỉ là công suất của nhà máy nước, vd, các chổ nối có kín không? cái khoá nước đang mở hay đang đóng? xô hứng nước kín hay thủng?
    Nhiều người tưởng rằng cứ tạo nhiều sữa thì tự nhiên sữa sẽ tiết ra tốt, tự nhiên bé sẽ bú được nhiều.
    Nhưng nếu vậy, thì tại sao lại có hiện tượng tắc sữa hay cương sữa! Mẹ nào cũng có lúc sữa tức căng trong ngực mà k tiết ra được!
    Hoặc vì sao có khi sữa mẹ dồi dào, mà con bú không tăng ký!
    Như thế, chứng tỏ việc tạo sữa và tiết sữa và bú sữa là ba cơ chế độc lập!
    Trong cả quá trình này, bước 3 là cực kỳ quan trọng, vì hiệu quả của bước 3 còn giúp kích thích việc tạo sữa ở bước 1 và kích thích tiết sữa ở bước 2 ở mẹ, và tạo điều kiện tối ưu cho bước 4.
    Do đó, nếu con k ti được nhiều sữa, hay bú lâu k no, tăng cân quá ít,... giải pháp không phải luôn luôn là mẹ phải bồi dưỡng hoặc uống thuốc lợi sữa (chỉ giúp cải thiện bước 1), mà mẹ còn phải chú trọng tìm giải pháp cho bước 2 và bước 3!
    Betibuti đã có bài viết chi tiết về giải pháp bước 2 và 3 - đặc biệt bài "KHỚP NGẬM ĐÚNG" ("good latch"), là kiến thức và kỹ năng căn bản và quan trọng cho tất cả các bà mẹ nuôi con sữa mẹ.
    Chúc cm nuôi con sữa mẹ thành công!
     
    Sửa lần cuối: 8/8/2014
  8. men.be.phot

    men.be.phot 0933851367

    Tham gia:
    26/12/2011
    Bài viết:
    13,702
    Đã được thích:
    2,511
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Nuôi con bằng sữa mẹ- Mẹ là bò sữa!

    nói chung mẹ có sữa nhiều nuôi con là tốt nhất, đỡ tốn tiền lại tốt cho con
     
  9. metomcat

    metomcat đồ sơ sinh giá rẻ

    Tham gia:
    20/2/2012
    Bài viết:
    21,895
    Đã được thích:
    2,319
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Nuôi con bằng sữa mẹ- Mẹ là bò sữa!

    sữa mẹ có nhiều đề kháng tốt cho bé
     
  10. hat_de_cuoi

    hat_de_cuoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    30/10/2009
    Bài viết:
    1,275
    Đã được thích:
    339
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Nuôi con bằng sữa mẹ- Mẹ là bò sữa!

    Oánh dấu! Tập 1 mình có ít sữa quá, phần lớn là do thiếu kinh nghiệm và stress, hy vọng lần này sẽ đủ sữa cho con :)
     
  11. ocyeucuame

    ocyeucuame chuaviemlotuyen.com

    Tham gia:
    3/4/2008
    Bài viết:
    9,562
    Đã được thích:
    1,237
    Điểm thành tích:
    963
    Ðề: Nuôi con bằng sữa mẹ- Mẹ là bò sữa!

    Mấy hôm nay mình cũng đang ngâm cứu các bài viết của nhóm này. Nhiều thông tin bổ ích lắm các mẹ đang nuôi con nhỏ ạ.
     
  12. trinh yen

    trinh yen Da bò, cừu, dê + Gầy xuất Nhật Bản

    Tham gia:
    13/3/2012
    Bài viết:
    2,787
    Đã được thích:
    408
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Nuôi con bằng sữa mẹ- Mẹ là bò sữa!

    uhm mình thấy kiến thức này bổ ích quá nên phải chia sẻ cho càng nhiều mẹ biết càng tốt. Bé đầu nhà mình thì mình đi làm sớm cũg mất sữa nhanh , toàn phải dùng thêm sữa ngoài. 13 tháng là đã cai sữa cho con rồi. Thấy tiếc vì k biết đến hội sớm hơn. Các mẹ chịu khó chia sẻ nhé
     
  13. ntchi

    ntchi HỘP CƠM ĐIỆN LÕI INOX CAO CẤP 0984649160

    Tham gia:
    6/3/2013
    Bài viết:
    6,997
    Đã được thích:
    757
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Nuôi con bằng sữa mẹ- Mẹ là bò sữa!

    tập 1 mình ít sữa do lười ăn uống, đến tập 2 mình sẽ chịu khó bồi bổ từ khi có bầu để có nhiều sữa cho con
     
  14. Me_moka

    Me_moka

    Tham gia:
    19/4/2014
    Bài viết:
    10,001
    Đã được thích:
    1,148
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Nuôi con bằng sữa mẹ- Mẹ là bò sữa!

    Đúng là sữa mẹ rất nhiều sức đề kháng,bỏ sữa mẹ con hay bị ốm đau lắm
     
  15. hapukid

    hapukid Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    18/3/2014
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Nuôi con bằng sữa mẹ- Mẹ là bò sữa!

    tick vào để đánh dấu...........................
     

Chia sẻ trang này