Cùng duỗi chân duỗi tay cái với truyên Trạng Quỳnh nào

Thảo luận trong 'Thư giãn, giải trí' bởi doduong2005, 3/8/2014.

  1. doduong2005

    doduong2005 Thành viên mới

    Tham gia:
    3/8/2014
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Cùng duỗi chân duỗi tay cái với truyên Trạng Quỳnh nào

    Dòm Nhà Quan Bảng

    --------------------------------------------------------------------------------



    Tương truyền rằng Quỳnh sinh cùng thời với nữ sĩ nổi tiếng, người đã dịch Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn ra thơ Nôm là Đoàn Thị Điểm.

    Ngày ấy, Quỳnh đã thành niên, nhà quan Bảng sinh ra thị Điểm, dạy học trò đông lắm. Quỳnh ngày ngày giả vờ đến xem bình văn, để ngấp nghé cô Điểm. Học trò biết ý, vào thưa với quan Bảng, ngài liền cho bắt vào hỏi:

    - Anh kia, anh muốn gì mà cứ thậm thò thậm thụt vào ra nơi đây?

    Quỳnh thưa:

    - Tôi là học trò, thấy trường quan lớn bình văn, tôi đến nghe trộm.

    Quan Bảng nói:

    - Ta biết rồi, anh đừng giả danh học trò mà bắt chước tuồng chim chuột. Có phải học trò thì ta ra cho một câu đối, không đối được thì đánh đòn!

    Quỳnh vâng.

    Quan Bảng ra một câu:

    - "Thằng quỷ ôm cái dấu đứng cửa khôi nguyên."

    Quỳnh ứng khẩu đối ngay:

    - "Con mộc dựa cây bàng dòm nhà Bảng nhãn."

    Quan Bảng ngạc nhiên vô cùng. Câu đối phải nói vào loại "Hóc" thế mà Quỳnh đọc ngay không cần nghĩ ngợi gì chứng tỏ phải là người thông minh xuất chúng. Ông có bụng yêu, bèn giữ Quỳnh lại nuôi cho ăn học. Từ ngày đó, như rồng gặp mây, Quỳnh học tấn tới lắm, kỳ nào văn cũng được đọc mẫu. Từ ngày trường quan Bảng có Quỳnh, bao nhiêu học trò danh sĩ đều phải nhận Quỳnh là tài giỏi hơn cả.

    Quan Bảng thấy Quỳnh học giỏi, có ý muốn gả cô Điểm cho, mà cô Điểm nghe cũng thuận.

    Quỳnh biết rằng cô Điểm chắc vào tay mình rồi, thỏa được ước nguyền, song tính tinh nghịch, cứ đùa cợt luôn. Cô Điểm đứng đắn, thùy mị lại không ưa kiểu chớt nhả, Quỳnh lại càng ghẹo dai. Chính vì vậy mới có những cuộc đối đáp lý thú về sau này...
     
    Đang tải...


    Các chủ đề tương tự:

    pnh11082005 thích bài này.
  2. hoanglan_anh

    hoanglan_anh Thành viên mới

    Tham gia:
    30/5/2014
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Cùng duỗi chân duỗi tay cái với truyên Trạng Quỳnh nào

    những lúc buồn thế này thì mò vào mục giải trí ở Làm cha mẹ là lựa chọn duy nhất của mình đấy. Đọc những câu chuyện mà vui quá

    ----------------------------------------------------------------------------------------------------
    Du lịch Tràng An
     
  3. doduong2005

    doduong2005 Thành viên mới

    Tham gia:
    3/8/2014
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Cùng duỗi chân duỗi tay cái với truyên Trạng Quỳnh nào

    Mọi người đọc truyện trạng Quỳnh có hay không? nếu hay thì cho nhời động viên, hay caam ơn gì đó, để mình có tinh thần sưu tầm tiếp nha
    Thanhks you!!!!!!!
     
  4. doduong2005

    doduong2005 Thành viên mới

    Tham gia:
    3/8/2014
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Cùng duỗi chân duỗi tay cái với truyên Trạng Quỳnh nào

    Đối Đáp Với Đoàn Thị Điểm

    Thuở còn đi học, Quỳnh càng ngày càng mê cô con gái thầy học là Đoàn Thị Điểm là người vừa xinh đẹp, đoan trang lại giỏi văn thơ.

    Nhưng trêu chọc với nàng không dễ bởi ngoài tính tình đoan trang, Thị Điểm còn rất giỏi văn thơ nhất là ứng đối. Có lần Quỳnh từ phố Mía về, Thị Điểm thấy Quỳnh đang ngồi, liền ra ngay một vế đối có ý trêu:

    "Lên phố Mía gặp cô hàng mật, cầm tay kẹo lại hỏi thăm đường." (kẹo tiếng địa phương còn có nghĩa là kéo lại).

    Gặp câu đối ra toàn mía, mật kẹo, đường, Quỳnh nghĩ mãi không ra vế đối, bí quá,
    đành phải đánh bài chuồn.

    Một hôm, thấy cô Điểm vào buồng tắm, nhà vắng, Quỳnh nghịch ngợm gõ cửa đòi vào. Cô Điểm vốn hay chữ, tức cảnh, ra ngay một vế đối, bảo Quỳnh đối được thì cho vào. Câu đối như sau:

    - "Da trắng vỗ bì bạch!". (Bì bạch, chữ hán cũng có nghĩa là da trắng).

    Quỳnh nghĩ nát óc cũng không tìm ra câu để đối, đành lủi thủi bỏ đi nhưng nghĩ bụng sẽ tìm dịp lỡm lại Thị Điểm.

    Một lần khác, Quỳnh ngồi đối diện với Thị Điểm qua cửa sổ Thị Điểm lại đọc một câu:

    "Hai người ngồi song song hai cửa sổ." (Song là hai, song cũng có nghĩa là song cửa). Lại một lần nữa, gặp câu quá hóc búa, Quỳnh bí quá đành lảng ra chỗ khác.

    Một hôm tối trời, thừa lúc Thị Điểm ra ngoài, Quỳnh lẻn vào giường Thị Điểm nằm trước. Thị Điểm không biết, vào buồng sờ soạng, vô tình quờ ngay tay vào... Thị Điểm biết ngay là Quỳnh nghịch ngợm, liền ra cho một vế đối, bảo không đối được sẽ mách thầy học về tội sàm sỡ.

    Vế đối ra như sau:

    "Trướng nội vô phong phàm tự lập."

    (Trong phòng không có gió mà cột buồm lài dựng lên)

    Lần này Quỳnh đối được ngay:

    "Hưng trung bất vũ thủy trường lưu"

    (Trong bụng không có mưa mà nước vẫn chảy dài).

    Lần đó Quỳnh thoát tội.

    Nhân ngày xuân, thầy sai Thị Điểm đem lễ lên chùa. Quỳnh được thầy cho theo cùng. Trên đường, Thị Điểm chỉ cây xương rồng bảo Quỳnh:

    - Cây xương rồng, trồng đất rắn, long vẫn hoàn long (Long là lỏng lẻo, chữ Hán long nghĩa là rồng, mà chữ rồng đã dùng ở trên).

    Về ý, Thị Điểm nói bóng, Quỳnh ngang ngạnh, có dạy dỗ thế nào cũng không chuyển được.

    Chữ đối đã khó, ý lại sâu xa. Thế mà Quỳnh đối lại được rất chỉnh, lại tỏ được cái ý nhất quyết giữ cái tính ấy và còn thách thức Thị Điểm nữa. Quỳnh đối mhư sau:

    - Quả dưa chuột, tuột thẳng gang, thử chơi thì thử (Thử chữ hán nghĩa là chuột, mà chữ chuột cũng đã dùng trên).

    Cũng qua lần đối đáp này, hai người thấy tư tưởng không hợp nhau nên từ đấy thôi xướng họa.
     
    Ongrungf thích bài này.
  5. doduong2005

    doduong2005 Thành viên mới

    Tham gia:
    3/8/2014
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Cùng duỗi chân duỗi tay cái với truyên Trạng Quỳnh nào

    THỪA GIẤY VẼ VOI


    Trong lần thi hội Cống, Quỳnh không có ý định để lấy Trạng Nguyên, nên Quỳnh nhận lời.

    Lúc vào trường thi, Quỳnh làm bài rất nhanh, xong sớm trước nhiều thí sinh khác. Lẽ ra Quỳnh đem nộp quyển, nhưng vì chẳng thiết chuyện đỗ đạt, nên tái mái dở bài ra xem lại. Thấy còn một đoạn giấy trắng bên dưới, Quỳnh liền chấm bút vẽ một bầy voi, rồi tiện tay đề luôn bên cạnh mấy câu thơ ngẫu hứng:

    Văn chương phú túc đã xong rồi
    Thừa giấy làm chi chẳng vẽ voi?
    Tớ có một điều xin bảo thật
    Đứa nào cười tớ, nó ăn boi.


    Quỳnh làm như vậy là cố ý chọc tức các quan chủ khảo, họ sẽ điên tiết lên khi đọc những dòng này và sẽ đánh hỏng Quỳnh với tội "Phạm trường quy". Thực ra Quỳnh đâu cần sự thăng quan tiến chức.

    Lúc ấy, có viên quan giám thị theo dõi, liếc thấy bài thơ tứ tuyệt ngạo mạn của Quỳnh, liền chạy đi báo với ban giám khảo. Quan sơ khảo và quan phúc khảo rón rén đến dòm thử thì quả đúng như vậy. Quỳnh biết các hành động của ban giám khảo, nhưng cứ tảng lờ coi như không. Đợi đến lúc các quan trường xúm lại đông đảo, Quỳnh mới đưa bút viết tiếp hai câu thơ nữa vịnh bức tranh voi vừa vẽ:

    Voi mẹ, voi con, voi lúc nhúc
    Chú sơ, chú phúc, rúc mà coi.


    Đám quan viên lúc này cảm thấy sượng sùng nên bấm nhau rút lẹ, đứng lâu ở đó e không khéo lại bị Quỳnh chơi khăm, mất mặt nữa.
     
  6. ngloi80

    ngloi80 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    31/5/2013
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Cùng duỗi chân duỗi tay cái với truyên Trạng Quỳnh nào

    truyện rất hay
    Mong bạn sưu tầm thêm nhiều truyện nữa cho mọi người thưởng thức..
    Thank you!
     
  7. doduong2005

    doduong2005 Thành viên mới

    Tham gia:
    3/8/2014
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Cùng duỗi chân duỗi tay cái với truyên Trạng Quỳnh nào

    Ngọc Người

    Chúa Trịnh có một viên ngọc quí, suốt ngày nâng niu, giữ gìn rất cẩn thận. Nhân một buổi dạ tiệc, chúa đem ngọc ra khoe. Các quan nhiều kẻ có thói hay nịnh bợ, đua nhau tán tụng. Kẻ thì nói: "Ngọc của chúa quý hơn ngọc của rắn, mang vào người, có thể nghe được tiếng chim kêu, tiếng sâu, kiến!". Kẻ khác lại nói: "Ngọc của chúa quý hơn ngọc rết, giữ ngọc rết trong người dao chém không đứt, tên bắn không trúng, xông pha trận mạc như đi vào chỗ không người!". Kẻ khác lại ngọt ngào: "Ngọc của chúa quý hơn ngọc ba tiêu, lấy trong cây chuối, ba nghìn năm mới có một lần, giữ được ngọc này thì thoát tục, tới được cõi bồng lai, lại có thể phân biệt được đâu là yêu quái, đâu là người trần tục!". Nhiều kẻ thi nhau tán tụng, nào đó là ngọc kỵ thuỷ, ngọc kỵ hỏa v.v...

    Thấy Quỳnh vẫn đứng yên không nói năng gì, chúa bèn hỏi. Quỳnh chắp tay cung kính thưa:

    - Bẩm chúa, trong cõi trời đất này, không có gì quý bằng người. Ngọc rắn, ngọc rết có quí, những sau dám sánh bằng ngọc người? Ngọc người thì chỉ nằm trong óc người. Nhưng chỉ kẻ nào ngu ngốc mới có ngọc, còn khôn ngoan, thông minh thì không thể có được!

    Chúa hỏi:

    - Vì sao người ngu ngốc mới có ngọc?

    Quỳnh đáp: - Chúa chả nghe người ta bảo người khôn thì anh hoa phát tiết ra ngoài đó ư? Còn kẻ ngu ngốc vì bao nhiêu cái khôn không xuất ra được nên hun đúc trong óc rồi lâu ngày dẫn thành ngọc!

    Chúa nghe vậy thì tin, thích lắm bảo rằng:

    - Ngươi nói nghe có lý. Vậy thì ngươi mau tìm cho ta một viên ngọc người vậy! Quỳnh lại tâu:

    - Kẻ hạ thần tuy là người trần mắt tục nhưng vẫn thấy hào quang đang tỏa rạng quanh mình chúa.

    Đám bá quan văn võ ưa xu nịnh nghe thế được dịp dập đầu thanh hô vang:

    - Muôn tâu, hào quang tỏa rạng quanh mình chúa thượng. Hào quang tỏa rạng quanh mình chúa thượng! Chúng thần nhìn rõ lắm!

    Nghe lời nịnh ấy, chúa vô cùng thích chí, mặt mày rạng rỡ. Quỳnh tiếp ngay:

    - Tâu chúa thượng, đó chính là hào quang của viên ngọc. Nếu chúa muốn thấy nó, xin chúa hãy truyền cho ngự y tìm cách mổ óc ra sẽ được ngọc ngay! Chúa chợt hiểu ra mình bị chơi xỏ, tức uất người ngưng chỉ đành câm lặng trong khi bọn quan nịnh thì chả hiểu sao chúa vừa vui vẻ đã quay sang bực bội.
     
    Ongrungf thích bài này.
  8. doduong2005

    doduong2005 Thành viên mới

    Tham gia:
    3/8/2014
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Cùng duỗi chân duỗi tay cái với truyên Trạng Quỳnh nào

    ĐƠN XIN CHÔN TRÂU

    Một cô gái ở thôn Hoằng Trì có con trâu chết đã ba ngày, trâu trương lên thối um mà bọn chức dịch trong làng vẫn cứ làm khó dễ, chưa cho chôn. Cô đợi mãi không được, bèn mang đơn lên trình quan huyện.

    Trên đường đi, đến một chỗ lầy lội, cô gặp một anh chàng ra dáng học trò. Anh kia hỏi thăm biết chuyện, mượn cô lá đơn xem lỡ tay đánh rơi xuống bùn. Cô gái bắt đền. Anh học trò liền đem giấy bút ra, thảo ngay tờ đơn khác cho cô. Đơn rằng:



    Ta là gái goá kẻ trị
    Nếu trâu không chết việc chi lụy đời?
    Lội đồng váy hếch đơn rơi,
    Ta phải cậy người mần lại đơn nị
    Quan tri ơi hỡi quan tri!
    Xác trâu chết để ba ngày thối hoăng
    Xét đơn phải xử công bằng
    Không thì bút... cho thằng mần đơn.

    Anh kia viết xong, cô gái thật thà cầm đơn vào trình quan. Xem xét chữ nghĩa và lời lẽ, viên tri huyện nghi hoặc, hỏi cô gái ai là người cô đã nhờ viết đơn. Cô gái kể rõ mọi chuyện chuyện đã xẩy ra trên đường. Tri huyện lặng người, biết ngay kẻ đó là Trạng Quỳnh chứ không ai khác. Tuy tức vì bị chửi xỏ, quan cũng đành chấp thuận cho cô gái kia được về chôn trâu mà không phải nộp phạt.
     
  9. doduong2005

    doduong2005 Thành viên mới

    Tham gia:
    3/8/2014
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Cùng duỗi chân duỗi tay cái với truyên Trạng Quỳnh nào

    MẸO TRẨY KINH

    Mùa đông năm ấy, Quỳnh có việc đi gặp người bà con đang sinh sống ở Thăng Long. Đường về kinh thì xa, cuốc bộ phải mất cả tuần, mà Quỳnh vẻn vẹn có một quan tiền giắt lưng. Mới ngày thứ ba túi đã hết nhẵn tiền, chiều xuống, trời âm u, lại điểm mưa lâm thâm, gió bấc. Đến đầu làng kia, bụng đói cồn cào, vừa may gặp một đứa bé mục đồng dắt trâu về xóm, Quỳnh mừng rỡ hỏi thăm lối vào nhà ấp trưởng.

    Ấp trưởng làng này vừa giàu sụ, vừa nổi tiếng quỷ quyệt. Qua vài lời chuyện trò với người lỡ độ đường, hắn đoán thầm khách không phải là hạng tầm thường, bèn vồn vã mời nghỉ lại và sai giai nhân làm mâm cơm thịnh soạn để thết đãi. Nhưng mấy ngày liền, khách cứ đi đi lại lại, rồi đến bữa nằm dài đợi cơm r*** hỏi đến chức danh công vụ thì cứ ậm ậm ờ ờ. Chủ nhà sốt ruột, sinh nghi. Như thường lệ, tối hôm ấy ăn xong một lúc, Quỳnh cáo lui về phòng riêng giáp với phòng ngủ của chủ nhân. Được một chập, Quỳnh tắt đèn lên giường nằm. Biết ở phòng bên có người vẫn thức rình mò mọi hành vi của mình, lát sau Quỳnh vờ thức dậy rón rén thắp đèn, sau đó cẩn thận lần dưới vạt áo, lấy ra một bọc nho nhỏ bên trong có ba gói vuông, bản bằng nhau. Khách cầm bút long chấm chấm, mút mút đầu ngòi, hí hoái viết vào từng gói như để đánh dấu cho khỏi nhầm lẫn (thực ra chẳng viết gì cả), miệng lẩm nhẩm đọc, cố ý cho kẻ đang rình bên kia khe vách vừa đủ lắng nghe: Độc dược của nhà chúa... Độc dược của bà chính cung... Độc dược của thái tử. Làm như vậy, đoạn Quỳnh đem gói chung thành một bọc như cũ, giắt vào lưng áo. Xong rồi tắt đèn, lên giường nằm trở lại. Khi phòng bên này bắt đầu tiếng ngáy đều đều, thì phòng bên vọng sang tiếng động khe khẽ. Tên ấp trưởng bí mật mở chốt cửa ra ngoài, lẻn đến chuồng ngựa... Hộc tốc lao đi trong đêm.

    Sáng hôm sau, mới hửng sáng, quan quân từ đâu ập tới nhà ấp trưởng đông nghịt, gươm giáo tua tủa vây kín mọi phía. Quỳnh mở mắt, chưa kịp búi tóc đã bị trói nghiền lại, quẵng lên một chiếc xe có bốn ngựa kéo, trẩy về kinh.

    Trước phủ chúa, Quỳnh bị điệu ra xét xử với nhân chứng và vật chứng rành rành. Chúa đích thân tự tay mở tang vật. Té ra chẳng có gì ghê gớm! Chiếc bọc được gói kỹ lưỡng trong mấy lần mo cau, phủ ngoài bằng một vuông vải điều là chiếc bọc chứa ở bên trong mấy gói cơm khô nhỏ, Chúa lấy mũi hài đá té nắm cơm về phía Quỳnh, hất hàm tỏ vẻ khinh miệt:

    - Ta tưởng thế nào... Tài giỏi như Trạng mà cũng ăn cả cái vứt đi này à?

    - Khải chúa.

    - Quỳnh đáp lại không chút ngần ngừ, nhà chúa thừa thãi mới gọi đó là của vứt đi. Còn thần dân bên dưới đâu dám phung phí một hạt, họ gọi cơm gạo là ngọc thực.

    Nói rồi, Quỳnh trân trọng nhặt lấy mấy hạt cơm khô bỏ vào mồm nhai rào rạo. Chúa biết mình lở lời, đỏ bừng mặt, lại thêm một phen mắc lỡm, tức lộn ruột. Không có cớ gì buộc tội Quỳnh, chúa truyền nọc tên ấp trưởng ra, bắt lính đánh ba chục trượng vì tội nói láo và báo sai.

    Trước cảnh tượng ấy, Trạng chỉ biết mỉm cười. Mặc dầu đã được tha bổng, trước khi bái biệt bề trên, Quỳnh vẫn không quên giễu chúa bằng những câu khéo:

    - Xin chúa rộng lượng tha thứ cho ấp trưởng. Và cho thần được cảm ơn hắn cùng quan quân triều đình.
     
    Ongrungf thích bài này.
  10. ngloi80

    ngloi80 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    31/5/2013
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Cùng duỗi chân duỗi tay cái với truyên Trạng Quỳnh nào

    sao nick của bác bị baned rồi ạ?
    vi sao vay?
     
  11. khiconthamlam

    khiconthamlam Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    29/8/2014
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Cùng duỗi chân duỗi tay cái với truyên Trạng Quỳnh nào

    chỉ có thể là trạng quỳnh, không thể lẫn đi đâu được =))))))))))))
     
  12. Huongphamtiki

    Huongphamtiki Thành viên chính thức

    Tham gia:
    9/3/2015
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
  13. truyencotich.vn

    truyencotich.vn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/2/2015
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    TIÊN SƯ THẰNG BẢO THÁI

    Các bà, các cô chợ búa ở khắp các phường kinh thành Thăng Long, chưa bao giờ đi chợ lại gặp chuyện lạ kỳ như sáng hôm nay. Họ đến hàng thịt lợn, thịt trâu, thịt bò,… hỏi mua, nơi nào người ta cũng lắc đầu quầy quậy nói đã có khách đặt trước rồi. Người mua không nghi ngờ gì, tin người bán nói thật vì các loại thịt đều đã được thái nhỏ ra thành miếng chứ không để nguyên tảng.

    – Hỏi ra mới biết nhà vua ngày ngày giao cho quan Trạng làm chủ một tiệc rất lớn. Nghe nói khách đông lắm phục dịch không xuể. Gia nhân được lệnh quan Trạng, đến báo cho các hàng thịt khắp nơi thái sẵn, có bao nhiêu cũng mua, đắt mấy cũng lấy, để về nhà bếp chỉ có việc chế biến gia giảm, kịp làm cỗ, soạn mâm.

    – Nhưng ngày hôm ấy, đến khi chợ vãn hết người, ruồi muỗi vù vù đến bâu, các quầy hàng thịt vẫn còn đóng ghế ngồi đợi… Quá trưa sang chiều, thịt đã bắt đầu ôi chảy nước ra vẫn không thấy mặt mũi khách hẹn đâu. Trong bọn họ nhiều kẻ sốt ruột, đành liều thẳng đến nhà quan chẳng thấy cổ bàn, khách khứa nào cả. Họ hỏi đầu đuôi, thì chính Quỳnh ra trả lời rằng:

    – Sao bà con lại dại dột cả tin như vậy? Chắc có đứa nào mạo danh “Trạng” chơi xỏ đấy thôi. Cớ sự đã thế, bà con cứ gọi những thằng nào, con nào “bảo thái” ra mà chửi cho bọn khoảnh ác chừa cái thói ấy đi.

    – Các hàng thịt không nhớ mặt, biết tên phường những người đặt hàng. Bực mình chỉ còn biết đứng ra giữa chợ chửi um lên: Tiên sư thằng “Bảo Thái”! Tiên sư thằng “Bảo Thái”!

    – “Bảo Thái” là niên hiệu vua Lê đương thời. Thành thử nhà vua không làm gì bọn hàng thịt mà bị chúng réo tên chửi oan, không còn mặt mũi nào ra khỏi cổng thành nữa.
    Nguồn: http://********.vn/
     
  14. Huongphamtiki

    Huongphamtiki Thành viên chính thức

    Tham gia:
    9/3/2015
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Tương truyền rằng Quỳnh sinh cùng thời với nữ sĩ nổi tiếng, người đã dịch Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn ra thơ Nôm là Đoàn Thị Điểm.

    Ngày ấy, Quỳnh đã thành niên, nhà quan Bảng sinh ra thị Điểm, dạy học trò đông lắm. Quỳnh ngày ngày giả vờ đến xem bình văn, để ngấp nghé cô Điểm. Học trò biết ý, vào thưa với quan Bảng, ngài liền cho bắt vào hỏi:

    - Anh kia, anh muốn gì mà cứ thậm thò thậm thụt vào ra nơi đây?

    Quỳnh thưa:

    - Tôi là học trò, thấy trường quan lớn bình văn, tôi đến nghe trộm.

    Quan Bảng nói:

    - Ta biết rồi, anh đừng giả danh học trò mà bắt chước tuồng chim chuột. Có phải học trò thì ta ra cho một câu đối, không đối được thì đánh đòn!

    Quỳnh vâng.

    Quan Bảng ra một câu:

    - "Thằng quỷ ôm cái dấu đứng cửa khôi nguyên."

    Quỳnh ứng khẩu đối ngay:

    - "Con mộc dựa cây bàng dòm nhà Bảng nhãn."

    Quan Bảng ngạc nhiên vô cùng. Câu đối phải nói vào loại "Hóc" thế mà Quỳnh đọc ngay không cần nghĩ ngợi gì chứng tỏ phải là người thông minh xuất chúng. Ông có bụng yêu, bèn giữ Quỳnh lại nuôi cho ăn học. Từ ngày đó, như rồng gặp mây, Quỳnh học tấn tới lắm, kỳ nào văn cũng được đọc mẫu. Từ ngày trường quan Bảng có Quỳnh, bao nhiêu học trò danh sĩ đều phải nhận Quỳnh là tài giỏi hơn cả.

    Quan Bảng thấy Quỳnh học giỏi, có ý muốn gả cô Điểm cho, mà cô Điểm nghe cũng thuận.

    Quỳnh biết rằng cô Điểm chắc vào tay mình rồi, thỏa được ước nguyền, song tính tinh nghịch, cứ đ[​IMG]ùa cợt luôn. Cô Điểm đứng đắn, thùy mị lại không ưa kiểu chớt nhả, Quỳnh lại càng ghẹo dai. Chính vì vậy mới có những cuộc đối đáp lý thú về sau này...

    Nguồn: http://truyentrangquynhhaynhat.blogspot.com/
     

Chia sẻ trang này