Thông tin: Dấu hiệu và quá trình chuyển dạ

Thảo luận trong 'Sinh nở' bởi linhvanjsc, 22/10/2014.

  1. linhvanjsc

    linhvanjsc Yêu con hơn cả cuộc đời

    Tham gia:
    4/7/2011
    Bài viết:
    1,674
    Đã được thích:
    746
    Điểm thành tích:
    723
    GIAI ĐOẠN ĐẦU KHI CHUYỂN DẠ

    1. Quá trình chuyển dạ bao gồm 3 giai đoạn:

    + Cổ tử cung dần mở

    + Đẩy em bé ra (rặn đẻ)

    + Xổ nhau

    Giai đoạn đầu của chuyển dạ có thể kéo dài nhiều giờ đồng hồ, thậm chí nhiều ngày và là giai đoạn dài nhất, khó khăn nhất.

    Lúc này tử cung người mẹ xuất hiện những cơn co bóp, đồng thời, cổ tử cung mở dần ra (đến khoảng 10cm). Các cơn đau ban đầu ngắn và cách xa nhau, sau càng lúc càng dài, càng liên tục. Cách phân biệt chuyện dạ thật và giả

    2. Những dấu hiệu khác báo hiệu chuyển dạ

    Khi mới bắt đầu chuyển dạ, chưa khó chịu nhiều, bạn hãy nói chuyện, thư giãn, đi lại cho dễ chịu. Bạn nên ăn cho có sức, những loại thực phẩm người mẹ nên ăn bao gồm bánh mì, mỳ, cơm, rau, thịt, hoa quả tươi… Uống các loại sữa, sữa chua, nước hoa quả tươi (trừ những loại nhiều chất chua như cam, chanh, bưởi…) hoặc đơn giản là nước đun sôi để nguội. Tránh những thức ăn khó tiêu.

    Khi các cơn co trở nên liên tục, mãnh liệt, dứt mỗi cơn bạn hãy thở sâu để lấy bình tĩnh và tiếp nhận thêm ôxy. Bạn cần đi tiểu thường xuyên (dù không mót), đừng để bàng quang đầy sẽ cản đường em bé.

    Lúc khó khăn nhất thường là cuối giai đoạn này, khi cơn đau chỉ 2-3 phút đã lặp lại và kéo dài đến một phút hoặc hơn. Ở bên trong, bé ép mạnh xuống, khiến bạn không chỉ đau bụng mà lưng dưới và tầng sinh môn cũng có thể đau tức. Dịch âm đạo ra nhiều. Chân bạn có thể đau, run rẩy. Bạn có thể nóng hoặc rét, mệt bã người, buồn ngủ. Một số phụ nữ buồn nôn và nôn trong thời gian này.

    Trong khi cổ tử cung đang mở, điều quan trọng là không được rặn. Nếu bạn rặn quá sớm, cổ tử cung có thể bị phù, bé sẽ khó ra. Khi cảm thấy muốn rặn, bạn hãy há miệng để thở, nằm sấp chổng mông cho dễ chịu, đừng rặn. Hãy cố gắng một chút, mỗi cơn đau lại giúp bạn sớm nhìn thấy mặt con.

    + Vỡ nước ối

    Sau những cơn co thắt báo hiệu quá trình chuyển dạ thực sự, cơ thể người mẹ sẽ xuất hiện dấu hiệu vỡ nước ối. Một số thai phụ cho biết, họ có thể nghe thấy một tiếng động nhỏ khi túi nước ối bị vỡ đồng thời người mẹ có cảm giác nước chảy “xối xả” hoặc một chút nước hơi “rỉ ra” nơi âm đạo.

    Trường hợp người mẹ bị vỡ nước ối sớm, nguy cơ nhiễm trùng sẽ tăng lên. Bác sĩ khuyến cáo rằng, ngay sau khi có triệu chứng vỡ túi nước ối, người mẹ nên nhập viện nhanh chóng đồng thời người mẹ không nên tự ý cho bất kỳ thứ gì vào âm đạo để tránh nhiễm khuẩn.


    [​IMG]

    3. Dấu hiệu nên nhập viện sớm

    Cơn co thắt ở mỗi người mẹ là khác nhau, vì vậy, sẽ rất khó để nhận biết chính xác dấu hiệu bạn nên nhập viện. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên rằng, những trường hợp sau, người mẹ nên tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

    * Người mẹ sinh bé lần đầu, những cơn co thắt xảy ra 5 phút một lần, mỗi lần kéo dài khoảng 30 giây. Nhìn chung, những thai phụ sinh con đầu lòng bao giờ cũng có thời gian chuyển dạ dài hơn so với bà mẹ sinh con lần 2.

    * Cường độ của những cơn co thắt mỗi lúc mỗi mạnh hơn, đến mức người mẹ không chịu đựng nổi.

    * Người mẹ mang thai dưới 37 tuần và xuất hiện những cơn co thắt dồn dập.

    * Người mẹ không còn nhận thấy cảm giác thai nhi cử động sau những cơn co thắt.

    4. Những biến chứng thường gặp trong giai đoạn đầu chuyển dạ

    + Vỡ ối sớm: Là khái niệm chỉ cổ tử cung chưa mở hoặc chưa mở hết mà túi nước ối đã bị vỡ trong giai đoạn đầu của chuyển dạ. Người mẹ dễ bị nhiễm khuẩn trong buồng tử cung. Do đó, thai nhi sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp.

    + Sa dây nhau: Trường hợp này xảy ra khi thai nhi chưa xuống tử cung trong khi túi nước ối đã vỡ. Bác sĩ có thể phát hiện ra dây nhau ngay trong âm đạo. Nếu được cấp cứu kịp thời sẽ an toàn cho cả bà mẹ và em bé. Ngược lại, sa dây nhau có thể là nguyên nhân làm gia tăng tình trạng thai chết lưu.

    + Người mẹ bị kiệt sức: Những cơn co thắt tử cung liên tiếp có thể khiến người mẹ mệt mỏi và mất sức nhanh chóng. Do vậy, người mẹ cần được sự động viên tinh thần của người thân đồng thời được cung cấp một lượng kalo phù hợp.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi linhvanjsc
    Đang tải...


  2. linhvanjsc

    linhvanjsc Yêu con hơn cả cuộc đời

    Tham gia:
    4/7/2011
    Bài viết:
    1,674
    Đã được thích:
    746
    Điểm thành tích:
    723
    Ðề: Dấu hiệu và quá trình chuyển dạ

    GIAI ĐOẠN THỨ 2 KHI CHUYỂN DẠ

    Đây là giai đoạn em bé được đẩy ra ngoài (rặn đẻ). Khoảng thời gian cho quá trình này phụ thuộc vào từng thai phụ. Một số người mẹ sinh con đầu lòng phải mất vài tiếng đồng hồ để rặn đẻ trong khi một số bà mẹ sinh con lần 2, hành trình này kết thúc trong 5-10 phút.

    Sau khi kiểm tra thấy cổ tử cung mở hết, bác sĩ sẽ thông báo cho người mẹ biết thời điểm bắt đầu rặn.

    Lúc này, các cơn co thắt tử cung diễn ra đều, mạnh hơn nhưng người mẹ không còn cảm giác đau nhiều như giai đoạn đầu nữa.

    1. Kỹ thuật rặn

    Khi bắt đầu cơn co, người mẹ hít thật sâu một hơi qua mũi, rồi thở ra bằng miệng. Người mẹ nên tì cằm xuống phía ngực để dồn không khí xuống phía dưới, giúp đẩy thai nhi ra ngoài nhanh hơn.

    Sau mỗi lần rặn, bé nhích thêm một chút để ra bên ngoài. Bác sĩ có thể thông báo thời điểm nhìn thấy đầu bé và hơi rặn cuối cùng (để đẩy đầu bé lọt ra ngoài) - lúc này, người mẹ có thể dồn sức để rặn mạnh hơn.

    [​IMG]
    2. Lưu ý

    - Người mẹ nên rặn đều đặn, kiên trì, theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ bên cạnh.

    - Trong quá trình rặn đẻ, người mẹ có thể cảm thấy hơi mệt, choáng váng, chóng mặt. Đây là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường. Người mẹ tránh kêu gào thái quá, vừa dễ mất sức, vừa khiến em bé dễ ngạt thở vì thiếu oxy.

    - Người mẹ không nên quá e ngại nếu trong quá trình rặn đẻ, bạn có thể xảy ra tình trạng tiểu tiện hoặc đại tiện.

    3. Thủ thuật cắt (rạch) tầng sinh môn

    Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ để mở rộng âm hộ, tránh âm hộ khỏi bị rách khi em bé được đẩy ra ngoài.

    Thủ thuật này được dùng trong những trường hợp.

    - Thai nhi có ngôi mông hoặc có đầu lớn.

    - Người mẹ gặp khó khăn khi rặn đẻ.

    - Khu vực cơ vùng âm đạo của người mẹ không đủ độ co giãn.

    Một số trường hợp bác sĩ có thể gây tê (hoặc không) khi tiến hành cắt (rạch) tầng sinh môn. Bởi vì vết cắt này diễn ra rất nhanh nên nhiều khi người mẹ không có cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, cảm giác đau sẽ đến khi bác sĩ tiến hành khâu lại tầng sinh môn. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cho người mẹ trong trường hợp cần thiết để tránh bị đau. Vết khâu sẽ lành sau 10-14 ngày đồng thời chỉ khâu cũng tự tiêu đi nên bạn không cần quay lại bệnh viện để rút chỉ.

    Chúc các mẹ vượt cạn thành công!
     
  3. linhvanjsc

    linhvanjsc Yêu con hơn cả cuộc đời

    Tham gia:
    4/7/2011
    Bài viết:
    1,674
    Đã được thích:
    746
    Điểm thành tích:
    723
    Ðề: Dấu hiệu và quá trình chuyển dạ

    GIAI ĐOẠN THỨ BA CHUYỂN DẠ

    Đây là giai đoạn xổ nhau, điểm kết thúc hành trình sinh nở của người mẹ.

    Lúc này, bác sĩ có thể đề nghị tiêm cho người mẹ một mũi vào bắp đùi để việc xổ nhau diễn ra dễ dàng và nhanh hơn (khoảng 5-15 phút). Nếu không tiêm, thời gian cho công đoạn này có thể kéo dài 1 tiếng đồng hồ.

    Người mẹ tiếp tục xuất hiện những cơn co thắt nhưng cảm giác không mạnh và đau như lúc sắp sinh bé. Theo từng đợt co thắt, nhau thai sẽ được đẩy ra ngoài qua đường âm đạo. Đồng thời, bác sĩ sẽ ấn một tay vào bụng người mẹ, tay kia nhẹ nhàng kéo dây rốn để nhau bong ra ngoài hoàn toàn. Bác sĩ sẽ kết thúc quá trình này bằng việc sờ vào bụng người mẹ kiểm tra xem tử cung của người mẹ đã co lại khi hết nhau thai chưa. Nếu phát hiện nhau thai chưa ra hết, bác sĩ sẽ can thiệp kịp thời.

    Cuối cùng, người mẹ sẽ được bác sĩ vệ sinh, khâu lại tầng sinh môn. Vết khâu tầng sinh môn sẽ nhanh chóng lành lại sau một khoảng thời gian và hoàn toàn không gây hại cho sức khỏe người mẹ.

    [​IMG]

    1. Cho bé bú sau khi sinh

    Sau khoảng 30 phút đến 1 giờ đồng hồ, người mẹ có thể cho bé bú khi được sự đồng ý của bác sĩ. Nếu người mẹ bị gây tê, khoảng sau 6 giờ đồng hồ, sức khỏe ổn định, người mẹ có thể cho con bú (hành động ôm ấp bé sẽ khiến người mẹ cân bằng tâm lý và giảm thiểu cảm giác đau đớn).

    Trường hợp chưa xuống sữa, người mẹ vẫn có thể ôm và cho bé “ngậm ti” để bé làm quen với việc bú mẹ sau này. Ngoài ra, động tác bú mẹ còn kích thích não mẹ tiết oxytocin, giúp sữa tiết ra nhanh hơn đồng thời giảm thiểu co thắt tử cung, hạn chế gây chảy máu.

    2. Lưu ý tư thế cho bé bú

    - Người mẹ nên giữ đầu và thân bé trên cùng một đường thẳng.

    - Bụng bé áp sát vào bụng mẹ, mặt bé đối diện với bầu vú mẹ.

    - Tay người mẹ cẩn thận đỡ đầu, thân và mông bé.

    3. Dấu hiệu bé ngậm ti mẹ tốt

    - Miệng bé mở rộng, môi dưới hơi hướng ra ngoài.

    - Mặt bé đối diện với bầu vú mẹ.

    - Bé “chóp chép” thật chậm rãi và thoải mái.

    Chúc mẹ và bé muôn khỏe mạnh!
     

Chia sẻ trang này