Thông tin: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi hienbt79, 19/12/2012.

  1. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    [h=1]6 “thần dược” trị ho, cảm lạnh hiệu quả cho trẻ ngay tại nhà[/h]






    1. Xông hơi


    Nếu ai đó trong nhà bị cảm lạnh hay gặp những vấn đề về hô hấp thì xông hơi là một trong những giải pháp hữu hiệu, nhất là với trẻ nhỏ. Để trẻ đứng trong nhà tắm với hơi nước ấm tỏa ra trong đó và bảo trẻ hít vào trong khoảng ít nhất 10 đến 15 phút. Thêm tinh dầu khuynh diệp vào nước xông có thể giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.


    2. Mật ong

    Mật ong cũng là một trong những cách trị hoa, cảm lạnh hiệu quả cho trẻ. Đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên, bạn có thể pha một thìa mật ong với bột quế và cho trẻ ăn.


    3. Massage


    Cách này có tác dụng hiệu quả nhất đối với trẻ nhỏ dưới hai tuổi. Trộn dầu mustard với tỏi rồi sau đó massage lên vùng ngực, lưng và cổ của bé. Ngoài ra, bạn có thể thoa hỗn hợp này lên lòng bàn chân và các ngón chân của bé.


    4. Cho trẻ uống đủ nước


    Khi trẻ bị ho, hắt hơi thì bạn nên nhớ rằng, phải luôn cho bé uống đủ nước. Uống đủ nước giúp trẻ chống lại cảm lạnh và giảm viêm họng. Bạn có thể thay nước lọc bằng món soup ấm hay nước cam để giúp trẻ không bị tổn hao năng lượng.


    [​IMG]Với các thành phần có tính sát trùng, nghệ được biết là "thần dược" có thể điều trị các chứng ho, cảm lạnh. (Ảnh minh họa)
    5. Súc miệng bằng nước muối


    Pha một thìa muối vào nước ấm và cho trẻ súc miệng hai lần một ngày. Cách này cũng rất tốt trong việc giúp trẻ chống lại những con ho và cảm lạnh.


    6. Sữa pha bột nghệ


    Với các thành phần có tính sát trùng, nghệ được biết là "thần dược" có thể điều trị các chứng ho, cảm lạnh. Bạn hãy thêm một chút tinh bột nghệ vào cốc sữa ấm và cho trẻ uống mỗi tối. Cách này có thể giúp trẻ nhanh chóng giảm đau họng và sổ mũi. Ngoài ra, sữa là nguồn giàu canxi, cung cấp năng lượng cho trẻ.

    Theo Song Tú (Đời sống pháp luật)
     
    Đang tải...


  2. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    [h=1]Kỹ năng giúp bé đối mặt với hình phạt của giáo viên[/h]

    Quát mắng hay sử dụng những hình phạt... nhiều giáo viên đã làm mất đi hình ảnh lung linh của mình để trở thành "cô nuôi dạy hổ". Tuy nhiên, phụ huynh cũng đừng quá lo lắng khi nghe đến việc thầy cô sử dụng hình phạt.



    Cô giáo có là mẹ hiền?


    Thời gian gần đây, báo chí đưa tin không ít về những phương pháp giáo dục đầy bạo lực giáo viên phạt học sinh như đánh vì vi phạm, dán băng keo vào miệng vì hay khóc, bắt học trò tự nhúng đầu vào hố xí hoặc giúi đầu vào thùng rác, nếu không sẽ bị đánh, phạt học sinh liếm ghế vì vẽ bậy...


    Không đến mức như những trường hợp kể trên nhưng chị Nguyễn Thảo Nguyên (Đống Đa, Hà Nội) có con học lớp 3 trường tiểu học T.T cũng mệt mỏi vì cô giáo. Chị kể lại, các đầu tuần cô chủ nhiệm dặn dò về chép lại Văn nhưng sang tuần này cô không dặn nữa. 7 học sinh không biết đã bị cô cho đứng phạt từ lúc vào học đến lúc về (khoảng 3 tiếng).


    [​IMG]Vụ việc gần đây nhất, cô giáo đánh bốn học sinh bầm tím chân (Ảnh: Pháp luật TP.HCM).

    Sau khi về nhà thấy vở không ghi bài, chị Nguyên hỏi con mới biết bị cô phạt đứng. Chị xót xa khi con kể thỉnh thoảng cô ra ngoài mới tranh thủ ngồi xuống nghỉ chân thì bị cô giáo bắt gặp quát: "Ai cho anh chị ngồi?". Cậu bé kể lúc đầu cô còn bắt đứng ngoài hành lang trời nắng, lúc gần về cô mới cho đứng cạnh tường. Điều đáng nói là khi bố mẹ đến trao đổi với cô về phương pháp phạt con thì cô giáo thản nhiên: "Phạt đứng chúng nó không sợ".


    Không sử dụng hình phạt đau đớn nhưng một trường hợp khác cũng khiến con trẻ sợ mất vía là cô giáo quá nghiêm khắc, hiếm khi nở nụ cười. Chị Thu Huyền (Bình Thạnh, TP.HCM) vô cùng lo lắng cho cô con gái mới vào lớp 1 nhưng tính hơi nhút nhát. Một hôm học về chị thấy con tô màu ra hết cả ngoài hình. Chị hỏi con sao tô xấu thế, cô bé e dè bảo: "Tại lúc đó cô mới mắng con nên con vẫn run tay".


    Một trường hợp khác, chia sẻ về chuyện ở lớp của con, chị Mai Hà kể: "Mình có con đang học mẫu giáo, đi học về hay bắt chước cô: 'Cậu kia, sao đứng im thế, không tập thể dục thì đi ra ngoài lớp ngay"; "Giờ này còn chưa ngủ mà còn giương mắt lên nhìn trần nhà?"; "Tôi đã nói đừng mang sữa chua đến lớp. Không ăn nữa thì đem vứt đi, ngồi mãi thế à?"...


    Cha mẹ cần dạy con kỹ năng ứng xử... sự cố


    Không chỉ mình chị Thảo Nguyên mà rất nhiều phụ huynh hoảng vì phương pháp giáo dục được cho là lạnh lùng của giáo viên. Hoảng nhưng lại cũng "bó tay" vì không biết ứng xử thế nào với thầy cô giáo: nói ra sợ con bị "trù", còn không nói thì căng thẳng khi ngày nào con đi học về cũng phải hỏi "Con hôm nay học hành thế nào? ăn uống ra sao? cô có nói gì không?...


    Có con vừa vào lớp 1, chị Linh Nhâm (Hà Đông, Hà Nội) đã xác định cách ứng xử với việc con ở trường. Theo chị, ngày nào phụ huynh cũng nên hỏi thăm con các việc ở lớp như học tập, bạn bè, ăn uống, sức khỏe và có bị cô phạt không. Trong trường hợp con bị phạt thì sẽ bàn với con xem cách phạt đó hợp lý chưa. Cứ để con nêu lên ý kiến sau đứa phụ huynh đưa ra quan điểm của mình rằng cô giáo phạt như vậy là không được (tránh dùng các từ tiêu cực).


    Đặc biệt, phụ huynh phải giải thích cho con hiểu sau này có thể con còn gặp nhiều điều vô lý nhưng phải bình tĩnh để giải quyết. Nói chung là tránh mọi tâm lý bất mãn cho con. Trong trường hợp giáo viên phạt học sinh như bé nhà chị Thảo Nguyên, có thể bảo con nên lễ phép xin cô "Con mỏi chân quá, cô cho phép con ngồi một lát". Điều này vô cùng quan trọng để rèn cho con tính tự tin, khi cần cũng phải nêu lên ý kiến bảo vệ quyền lợi của mình.


    Đừng quá lo lắng khi con bị... phạt


    Chia sẻ về vấn đề phạt học sinh có lỗi, cô Viên Thanh Mai, giáo viên một trường tiểu học cho biết, nhà trường quán triệt việc giáo viên sử dụng hình phạt đối với trẻ. Giáo viên có thể phạt học sinh, song là phạt... nhẹ khiển trách hoặc bằng việc làm cụ thể vì mục đích răn đe học sinh.


    Cá nhân cô Thanh Mai, phụ huynh yên tâm không sợ sẽ bị cô giáo "trù" khi đưa ra ý kiến của mình. Các bậc phụ huynh có thể trao đổi trực tiếp với giáo viên, hoặc nếu con tái phạm, chính thầy cô sẽ hẹn gặp trao đổi trực tiếp với phụ huynh.


    Theo Tiến sĩ Vũ Thu Hương, Khoa giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, giáo viên phạt học sinh là đúng. Tuy nhiên, hình phạt phải phù hợp, đặc biệt là không được ảnh hưởng tới thân thể. Nếu không có hình phạt gì thì khó có thể làm học sinh ngoan.


    [​IMG]Phụ huynh dạy con nên tự tin bày tỏ quan điểm của mình.
    Chuyên gia tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu cho biết, “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, hình phạt bản chất là để giáo dục. Hình phạt chia ra làm nhiều mức độ khác nhau, muốn phân định hình phạt nào là đúng hay sai, ta căn cứ vào tiêu chí quan trọng nhất: hình phạt đó sẽ dẫn đến hiệu quả hay hậu quả. Ví dụ chép phạt đôi khi giúp trẻ nhớ bài tốt hơn. Tuy nhiên nếu lạm dụng (chép 500 lần, 1.000 lần chẳng hạn) sẽ gây ức chế, chán nản và thù ghét bài học đó.


    Khi trẻ chưa ngoan, tâm lý giáo viên rất “ức chế”, bực bội, dẫn đến giận dữ. Cảm xúc này dễ làm lý trí mất kiểm soát và thúc đẩy những hình phạt mang tính “cho hả giận”, phản giáo dục. Trẻ sẽ không thể tiếp thu khi đang sợ hãi trước sự giận dữ, đe dọa của người lớn. Đồng thời hình phạt sẽ vô tác dụng nếu trẻ không thật sự hiểu rõ vì sao mình bị phạt và lần sau mình cần phải làm gì.


    * Tên phụ huynh đã được thay đổi.

    Tào Nga (Khám phá.vn)
     
  3. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    [h=1]Sai lầm khi cho con ăn sữa chua người lớn[/h]


    Sữa chua dành cho người lớn thường có công thức ít béo hoặc giảm ngọt nên không phải là sự lựa chọn tốt cho các bé.



    Sữa chua là một trong những món ăn yêu thích của rất nhiều bé, vì nó không chỉ ngon mà còn rất tốt cho tiêu hoá. Vậy ở độ tuổi nào thì mẹ bắt đầu cho bé ăn sữa chua?


    Viện dinh dưỡng khuyến cáo các bà mẹ nên cho trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và từ giai đoạn 6-12 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn bổ sung các thực phẩm khác. Từ giai đoạn này, mẹ có thể cho bé ăn sữa chua, nhưng tốt hơn hết mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng vì tùy theo thể trạng, cân nặng của bé mà có một chế độ dinh dưỡng riêng, phù hợp.


    Sữa chua có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho trẻ như protein, chất béo, canxi, phot pho, kali và i-ốt; ngoài ra còn một số loại sữa chua còn có thành phần dinh dưỡng khác như vitamin D, sắt, kẽm hoặc các axit béo omega 3.


    [​IMG]
    Giai đoạn trẻ từ 6-12 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn sữa chua (Ảnh minh họa)​
    Nhiều nhãn hiệu sữa chua có chứa các chế phẩm sinh học, trong đó các vi khuẩn có lợi được tìm thấy trong ruột con người có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa. Theo một nghiên cứu được công bố năm 2009 cho rằng cho trẻ ăn sữa chua sẽ hạn chế bị tiêu chảy. Sữa chua chứa ít lactose và nhiều lactase, được biết đến như là một loại thuốc chữa bệnh đường ruột, an toàn ngay cả khi bé mắc tiêu chảy.


    Nghiên cứu cho thấy, các bé phục hồi nhanh hơn từ tiêu chảy khi ăn sữa chua. Đặc biệt, mẹ nên cho con ăn sữa chua trong quá trình bé phải dùng thuốc kháng sinh, bởi vì sữa chua giúp giảm tác hại của kháng sinh tới những vi khuẩn trong đường ruột.


    Hiện nay, có một số mẹ khi bắt đầu cho con ăn sữa chua đã không chịu nghiên cứu và tìm hiểu kĩ dẫn đến một số sai lầm không nên có. Những sai lầm mẹ mắc sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới dưỡng chất mà con sẽ hấp thu được. Dưới đây là một số sai lầm mà các mẹ gặp phải khi cho con ăn sữa chua.


    1. Cho con ăn sữa chua người lớn


    Giai đoạn mới tập ăn, các bé sẽ cần một một loại sữa chua được làm từ sữa công thức và phải đảm bảo an toàn, hạn chế nguy cơ dị ứng. Vì thế, sữa chua dành cho trẻ con sẽ là lựa chọn thích hợp hơn cho sự phát triển và sức khỏe của các bé.


    Mẹ không nên cho trẻ ăn sữa chua người lớn bởi sữa chua dành cho người lớn thường có công thức ít béo hoặc giảm ngọt và nên không phải là sự lựa chọn tốt cho các bé. Mẹ nên cho bé ăn các loại sữa chua nguyên chất, vì nó có chứa hàm lượng chất béo cao, có nhiều dinh dưỡng hơn so với sữa chua hoa quả. Sữa chua trắng chứa gấp đôi protein, canxi tốt cho quá trình phát triển của trẻ, đặc biệt là sự phát triển về khả năng nhận thức.


    2. Pha trộn thêm sữa bột vào sữa chua


    Khi cho trẻ ăn sữa chua trắng, một số bé sẽ cảm thấy chua, mẹ liền tăng thêm vị ngọt bằng cách trộn sữa bột vào, nghĩ rằng như vậy thì càng làm tăng chất dinh dưỡng. Thực tế, mẹ không nên “pha trộn” như vậy vì sữa bột không đủ lượng nước để hòa tan sẽ khiến cơ thể bé rất khó hấp thu.

    Do các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động rất mạnh nên dễ làm hỏng men răng. Vì vậy nếu sau khi ăn sữa chua xong, mẹ không xúc miệng cho bé xúc miệng sẽ ảnh hưởng không tốt tới men răng của bé.3. Cho con ăn sữa chua xong không xúc miệng


    4. Cho bé ăn sữa chua khi đói


    Mẹ không nên cho bé ăn sữa chua khi đói. Bởi vì khi bụng đói, độ axit trong dạ dày lớn (pH=2), ăn sữa chua vào lactic axit sẽ giết chết hết axit trong dạ dày, tác dụng bảo vệ sức khỏe giảm rõ rệt. Tốt nhất là nên ăn vào 1-2 tiếng sau bữa ăn chính.


    5. Hâm nóng sữa chua


    Đừng vì sợ các bé ăn sữa chua lạnh sẽ bị viêm họng, lạnh bụng mà mẹ ngâm sửa chua qua nước sôi nóng hoặc hâm nóng sữa chua trong lò vi ba, lò vi sóng bởi vì khi gặp nhiệt độ cao, sữa sẽ vón cục và làm cho các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, mất hết tác dụng tăng sức đề kháng bảo vệ sức khỏe.


    Sữa chua nên bảo quản trong tủ lạnh nhưng không nên cho trẻ ăn khi quá lạnh. Hãy lấy sữa chua khỏi tủ lạnh từ 15 đến 20 phút trước khi cho trẻ ăn.


    6. Dùng chung sữa chua với những thực phẩm chế biến sẵn


    Mẹ không nên dùng chung sữa chua với những thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, thực phẩm đông lạnh chế biến từ vì chúng có thể gây táo bón, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, thậm chí tử vong, rất nguy hiểm cho bé.

    Thanh Loan (Theo Healthyeating.sfgate) (khampha.vn)
     
  4. Mạc Vân

    Mạc Vân Banned

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    nhiều cách chăm sóc bé qua . mình không biết cái nào tốt cho bé. đọc mỏi mắt lun hichic
     
  5. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    [h=1]Thực phẩm CẤM kết hợp khi nấu cháo cho bé[/h]


    Nhiều thực phẩm nếu mẹ kết hợp với nhau khi nấu cháo sẽ khiến bé ăn hoài không lớn





    Khi nấu cháo cho bé, không phải tất cả loại thực phẩm nào cũng có thể chế biến cùng nhau. Chỉ cần sơ suất một chút cũng cũng có thể gay ra những vấn đề cho sức khỏe. Dưới đây là những cặp thực phẩm không nên nấu cháo cùng nhau:


    1. Óc lợn với lòng đỏ trứng gà


    Hàm lượng cholesterol sẽ tăng cao nếu nấu chung óc lợn với lòng đỏ trứng gà. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.


    2. Thịt lợn nấu chung với thịt bò


    Theo Đông y, thịt bò có tính ôn còn thịt lợn có tình hàn. Vì vậy, hai loại thịt này kị nhau. Các giá trị dinh dưỡng cần thiết của cả hai loại thịt sẽ không còn nếu các mẹ dùng cả thịt lợn và thịt bò nấu chung trong một bát cháo của con.


    [​IMG]Theo Đông y, thịt bò có tính ôn còn thịt lợn có tình hàn, vì vậy, hai loại thịt này kị nhau(Ảnh minh họa)
    3. Thịt cùng đậu nành


    Trong thịt và đậu nành đều chứa rất nhiều đạm, hàm lượng đạm sẽ tăng lên nên nếu nấu chung trong một bát cháo. Nếu mẹ không muốn bé bị ảnh hưởng đến tiêu hóa thì không nên cho bé ăn cháo thịt đậu nành.


    4. Cà rốt với củ cải


    Hàm lượng lượng vitamin C có trong củ cải sẽ bị các enzyme trong carrot phá hủy. Bởi thế, bé sẽ không thể hấp thụ hết lượng vitamin C, gây ảnh hửng xấu đến làn da của bé.


    [​IMG]Khi kết hợp 2 loại thực phẩm này sẽ gây ảnh hửng xấu đến làn da của bé (Ảnh minh họa)
    5. Thịt bò với lươn


    Nếu mẹ nấu cháo lươn cho thêm cả thịt bò, sẽ dễ khiên cho bé bị rối loạn tiêu hóa bởi hai loại thực phẩm này khắc nhau.


    6. Thịt gà với cá chép


    Cũng là hai loại thực phẩm kị nhau, nếu nấu chung chúng trong một bát cháo, bé sẽ bị nổi mụn nhọt, đầy bụng.


    7. Đỗ đen với thịt bò


    Khi nấu cùng đỗ đen, chất sắt có trong thịt bò sẽ bị mất đi. Vì vậy, bé sẽ khó mà hấp thu được lượng sắt có trong thịt bò. Bên cạnh đó, ngay sau khi ăn thịt bò, mẹ cũng nên để khoảng 2 tiếng rồi mới cho bé ăn thêm chè đỗ đen nếu bé muốn.


    8. Thịt bò cùng hải sản


    Do chất phôt pho có trong thịt bò sẽ bị kết tủa với canxi có trong hải sản. Vì vậy mẹ không nên nấu cháo chung thịt bò và hải sản nếu không muốn cơ thể bé bị chậm hấp thu canxi.


    Ngoài ra còn một số thực phẩm kị nhau không tốt cho sức khỏe của bé như:


    - Chocolate với sữa


    Chocolate chứa axit oxalic còn sữa lại chứa nhiều protein và canxi còn. Khi cho trẻ ăn hai thứ này trộn với nhau, axit oxalic sẽ kết hợp với canxi và tạo ra canxi oxalate không tan trong nước. Trẻ ăn phải có thể gây bệnh tiêu chảy, khô tóc hoặc các triệu chúng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.


    - Nước hoa quả chua kị sữa bò


    Trong sữa bò chứa nhiều protein, trong đó 80% là các chất cazeine. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Nếu trẻ uống lâu dài sẽ rất mắc bệnh khó thở, tím tái và có nguy cơ khiến bé tử vong. Chính vì thế, các mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ uống hoa quả cùng với sữa bò.
    [​IMG]Uống hoa quả cùng với sữa bò làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ (Ảnh minh họa)
    - Cải bó xôi và tôm


    Trong cải bó xôi là những thực phẩm có chứa rất nhiều axit Phytic. Axit này sẽ liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối. Kết quả là canxi chẳng được hấp thụ vào cơ thể bé mà thậm chí vì lý do sức khỏe, cơ thể trẻ sẽ còn “trục xuất” các hợp chất muối mới này dưới hình thức chất thải.


    Mật ong kị nước đun sôi

    Mật ong là một trong những loại thưc phẩm tự nhiên rất tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ và còn điều trị được nhiều căn bệnh khác. Mật ong có hàm lượng vitamin, enzyme, và khoáng chất phong phú. Khi uống mật ông chung với nước ấm có thể tăng cường sức đề kháng cho trẻ rất tốt. Nhưng các mẹ nên nhớ nếu pha mật ong với nước đun sôi lại không hề tốt cho sức khỏe của trẻ.-


    - Khoai tây/ khoai lang kị cà chua


    Trong cà chua có chứa nhiều chất toan, khoai lang và khoai tây là những thực phẩm no lâu, khi ăn các thực phẩm này cùng với nhau sẽ khiến dạ dày của trẻ khó tiêu hóa. Cà chua xào nấu cùng khoai lang hoặc khoai tây rất nguy hại cho sức khỏe của trẻ, chính vì vậy các bà mẹ nên lưu ý không nên cho trẻ ăn khoai tây/khoai lang cùng với cà chua.


    - Gan động vật với cà rốt, rau cần


    Tuyệt đối không dùng cà rốt, rau cần xào nấu chung với gan động vật hoặc ăn loại rau, củ này sau khi đã ăn gan động vật. Lý do là trong gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong loại rau, củ, quả này bị ôxy hóa và mất hết công hiệu. Ngoài ra loại rau, củ, quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt trong cơ thể của trẻ.
    Khi chọn nguyên liệu nấu cháo cho bé, các mẹ cần lưu ý và tránh chọn phải những cặp thực phẩm khiến con ăn hoài không lớn.

    Thanh Loan (Khampha.vn)
     
  6. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    [h=1]Những thói quen ngủ của trẻ mẹ nên biết[/h]




    Giấc ngủ của trẻ sơ sinh không phải lúc nào cũng yên bình. Trẻ thường hay rên rỉ và đạp đá trong khi ngủ, và điều này khiến cho những vị phụ huynh mới cảm thấy lo lắng.


    Nếu để ý, các mẹ sẽ thấy trong lúc ngủ, bé thường xuyên phát ra những tiếng rên như tiếng khóc, đôi khi giật mình. Hoặc mẹ cũng có thể quan sát thấy thi thoảng hơi thở của bé đột ngột bị gián đoạn.


    Tất cả những biểu hiện trên đều là những hiện tượng hết sức bình thường, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, cha mẹ nên quan sát con cẩn thận để nhận biết tình trạng bất thường của trẻ.


    1. Hay giật mình và quấy khóc


    Các bé nhỏ thường có tình trạng giật mình, quấy khóc về đêm. Việc bé giật mình giữa đêm nhiều lần thường làm cho các bà mẹ lo lắng cho sức khỏe các bé. Thông thường với những bé mới sinh dưới 6 tháng tuổi các bé sẽ thường xuyên thức giật vài lần trong đêm để “ti mẹ”. Điều này là một tình trạng hoàn toàn bình thường nên các mẹ không cần phải lo lắng quá nhiều.
    Trong 2 tháng đầu sau sinh nhiều bé thường thức và quấy khóc gần như suốt đêm. Đến khoảng 3 tháng tuổi các bé sẽ ngủ tương đối dài hơn, với các bé khỏe mạnh thì thường chỉ cần được ôm, vỗ về các bé sẽ nhanh chóng quay trở lại giấc ngủ.
    Đến khi bé được khoảng 7-8 tháng thì việc bé quấy khóc vào ban đêm có thể là do bé đang trong giai đoạn mọc răng hoặc học bò nên sẽ dễ bị hoạt động quá mức vào ban ngày khiến cho ban đêm bé bị khó ngủ, thường xuyên quấy khóc.


    2. Ngáy ngủ


    Nếu bé nhà bạn thi thoảng ngáy ngủ hoặc tạo ra những âm thanh nghe giống như tiếng ngáy, kèm theo nhịp điệu ngáy đều đặn thì đây không phải là một hiện tượng đáng lo ngại. Phần lớn trẻ nhỏ ngáy ngủ khi bị nghẹt mũi do bị cảm lạnh. Nếu em bé bị cảm lạnh, mẹ hãy thử dùng bình bay hơi hoặc dụng cụ làm ẩm để bé thở thoải mái hơn.
    Tuy nhiên, mẹ để ý nếu thấy bé thường xuyên ngáy thì đây lại là một vấn đề cần quan tâm. Nếu bé ngáy theo từng hồi một (thi thoảng có gián đoạn), và kèm theo đó là những tiếng thở hổn hển, rất có thể đường không khí của bé bị tắc nghẽn. Đây là một hiện tượng “ngưng thở khi ngủ” – một căn bệnh mãn tính.
    Một số trẻ ngáy ngủ là do dị ứng. Trong những trường hợp như thế này, cha mẹ nên cho bé ngủ trong phòng không có vật nuôi, ngoài ra cũng cần một chiếc máy làm sạch không khí. Nếu nhận thấy có dấu hiệu bất thường, bố mẹ nên đưa bé đi khám để nhận được lời tư vấn.
    [​IMG]Nếu bé ngáy theo từng hồi một (thi thoảng có gián đoạn), và kèm theo đó là những tiếng thở hổn hển, rất có thể đường không khí của bé bị tắc nghẽn (Ảnh minh họa)
    3. Nghiến răng


    Hơn một nửa số trẻ sơ sinh có thói quen “nghiến” răng trong khi ngủ. Nghiến răng có thể xảy ra với trẻ nhỏ ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh khi mới bắt đầu mọc răng sữa (khoảng tháng thứ 6) và trẻ em trong giai đoạn mọc răng vĩnh viễn (thường bắt đầu khi bé được 5 tuổi).
    Những nguyên nhân tiềm ẩn khiến bé hay nghiến răng có thể là do cảm giác khó chịu khi mọc răng mới, hoặc bé bị đau (đau tai, đau răng..), khó thở (nghẹt mũi…).
    Tiếng “nghiến răng” phát ra từ miệng bé có thể khiến bạn rùng mình, tuy nhiên, nó lại không làm tổn thương hay làm mòn men răng của bé. Để cẩn thận hơn, cha mẹ nên đưa bé đi gặp nha sĩ để kiểm tra (cho bé đi khám răng lần đầu tiên khi được 1 tuổi).


    4. Đổ mồ hôi


    Một số trẻ sơ sinh trong lúc ngủ thường đổ rất nhiều mồ hôi và kết quả là khi thức dậy phần gáy của bé sẽ bị ướt. Bởi vì, nhiều bé dành quá nhiều thời gian để có thể đi vào giấc ngủ sâu nên chúng thường có xu hướng đổ mồ hôi suốt đêm nhiều hơn người lớn hay những đứa trẻ lớn tuổi hơn.
    Trẻ đổ mồ hôi khi ngủ cũng được xem là một hiện tượng bình thường xảy ra, tuy nhiên nếu mồ hôi ra quá nhiều, cha mẹ cũng nên thận trọng. Đổ mồ hôi quá nhiều có thể là dấu hiệu của bệnh tim bẩm sinh, hay hội chứng ngưng thở khi ngủ (Trẻ thở một cách khó nhọc, dẫn đến đổ mồ hôi).Nhiệt độ quá nóng cũng là một nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến hội chứng đột tử bất thường liên quan đến giấc ngủ (SIDS) ở trẻ nhỏ. Do đó, cha mẹ không nên cho bé mặc quá nhiều quần áo khi ngủ, giữ nhiệt độ trong phòng luôn ấm áp, dễ chịu, không quàng khăn cho bé khi ngủ.


    5. Ngưng thở
    Nếu quan sát kỹ và nghe nhịp thở của bé khi ngủ, các mẹ sẽ thấy có những lúc bé đột ngột thở nhanh hơn, sau đó chậm lại và ngừng hẳn trong vòng 15 giây trước khi trở lại nhịp thở bình thường.
    Hiện tượng này thường gặp ở trẻ sơ sinh trong độ tuổi từ 1-6 tháng tuổi, nếu sau 6 tháng tuổi, bé vẫn bị ngưng thở khi ngủ, cha mẹ nên thông báo cho bác sĩ.
    Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bị SIDS, do đó cha mẹ vẫn nên đề phòng. Trong hầu hết các trường hợp, thói quen thở bất thường của trẻ sơ sinh không phải là vấn đề đáng lo ngại. Nhưng nếu trán, lưỡi, móng tay móng chân, môi của bé chuyển sang màu xanh, thì rất có thể bé đang gặp vấn đề về oxy.
    Nếu lo sợ bé bị ngừng thở, các mẹ có thể chạm vào người bé hoặc di chuyển bé một cách nhẹ nhàng để xem bé có phản ứng gì không. Trong thời gian bé ngủ, cha mẹ có thể ngồi trông bên cạnh hoặc thăm non bé thường xuyên. Nếu phát hiện trẻ ngừng thở, hãy lập tức bắt đầu tiến hành hồi sức tim phổi, thực hiện hô hấp nhân tạo cho bé, sau đó cần chuyển gấp bé đến bệnh viện gần nhất.


    6. Hay trở mình qua lại


    Ban ngày nhiều bé quen được cho người lớn ngủ võng, nên ban đêm bé ngủ rất hay trở mình qua lại, trăn trở ngủ không thẳng giấc và ngon giấc dù trước khi ngủ bé đã bú no và rất buồn ngủ. Do đó, mẹ không nên cho bé nằm võng nhiều. Cần kiểm tra độ thoáng khí trong phòng và số người ngủ chung với bé, tốt nhất là chỉ nên 2 mẹ con nằm chung. Ban ngày, nhất là tối không nên chơi đùa nghịch quá sức thì khi ngủ bé luôn bị kích thích thần kinh.

    Thanh Loan (Theo Babycenter) (khampha.vn)
     
  7. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    [h=1]Muốn con thông minh phải ăn nhiều chất sắt[/h]


    Các bé sơ sinh khi ra đời đều có một nguồn dự trữ sắt dồi dào, thường đủ cho nhu cầu của bé trong vòng 4-6 tháng. Sữa mẹ và sữa công thức chứa lượng sắt cần thiết cho nhu cầu của bé, nhưng sữa mẹ giúp bé hấp thụ dưỡng chất này tốt hơn.


    Sau 4-6 tháng, khi trẻ bắt đầu tập ăn những thức ăn rắn cũng là lúc mẹ nên bổ sung các thực phẩm chứa sắt cho con. Ngũ cốc chính là thực phẩm cung cấp dồi dào chất sắt nhất dành cho bé.


    Tầm quan trọng của chất sắt


    Sắt là nhân tố quan trọng để cơ thể sản xuất hemoglobin, giúp hồng cầu vận chuyển oxy đến các mô và cơ quan trong cơ thể. Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu, làm giảm khả năng vận động thông thường ở trẻ như đi, nói.


    Alan Greene, bác sĩ nhi khoa của DrGreene.com nhận định rằng trẻ bị thiếu máu khả năng mắc bệnh cao hơn so với những đứa trẻ khác. Da thường nhợt nhạt, chán ăn, giảm khả năng tập trung và học tập.


    Thức phẩm chứa hàm lượng sắt cao nhất


    Các bác sĩ nhi khoa khuyên rằng ngũ cốc tăng cường là thực phẩm tăng cường chất sắt tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Không chỉ chứa hàm lượng sắt cao mà ngũ cốc rất có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ. Chỉ với khoảng ¾ cốc có thể cung cấp cho trẻ 18mg sắt mỗi ngày.


    [​IMG]
    Các bác sĩ nhi khoa khuyên rằng ngũ cốc tăng cường chất sắt là thực phẩm tốt nhất cho trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa)

    Hay trong mỗi khẩu phần bột yến mạch cung cấp 11mg sắt, đáp ứng nhu cầu hàng ngày của trẻ từ 7-12 tháng tuổi. Các sản phẩm ngũ cốc chứa hàm lượng sắt khác nhau, vì vậy trước khi mua cho bé, các mẹ cần kiểm tra kỹ để xác định lượng sắt trong mỗi loại.

    Các thực phẩm chứa sắt khác


    Gan gà cũng là một trong những thực phẩm chứa sắt tốt cho bé. Trong gan gà cũng chứa lượng sắt khá cao, trung bình khoảng 11mg trong mỗi khẩu phần. Các loại thịt không có lợi cho hệ tiêu hóa của bé giai đoạn này, vì vậy các mẹ cần xay nhuyễn gan trước khi cho bé ăn.


    Đậu nghiền, đậu lăng, cải bó xôi hay lòng đỏ trứng cũng là nguồn cung cấp chất sắt tương đối cho bé. Lưu ý trứng có thể gây dị ứng, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sỹ trước khi cho bé ăn loại thực phẩm này.


    Lưu ý


    Khi bé không hấp thụ được các loại thực phẩm giàu chất sắt, cứ sau nửa thìa thức ăn, bạn có thể bổ sung 1 chút sữa mẹ hoặc sữa công thức cho bé.


    Mặc dù các loại trái cây có múi không khuyến khích cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, nhưng một số loại thực phẩm giàu vitamin C như mơ, cà chua, dâu tây, dưa và bông cải xanh lại giúp tăng khả năng hấp thu sắt ở trẻ.


    Để đảm bảo sức khỏe cho bé trong những năm đầu đời, mẹ nên bổ sung những thực phẩm giàu sắt cho bé và đưa con đi xét nghiệm máu thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời tình trạng thiếu sắt trong cơ thể.



    Hoài Nguyễn (Theo mayoclinic) (khampha.vn)
     
  8. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    [h=1]7 cột mốc trong "sự nghiệp" ăn uống của bé[/h]



    4-6 tháng: cho trẻ bắt đầu tập ăn đồ ăn


    Hầu hết các bác sĩ nhi khoa của Học viện Nhi khoa Mỹ, khuyên bạn nên cho trẻ sơ sinh bắt đầu ăn thức ăn đặc khi bé 4 đến 6 tháng. Đây chính là khoảng thời gian trẻ bắt đầu mất dần "phản xạ đẩy lưỡi" hoặc phản xạ phun ra, vì bé chỉ bú mẹ hoặc bú bình. Nếu không cho bé tập ăn trong giai đoạn này, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn sau đó.


    Nếu em bé của bạn đang ở độ tuổi này, hãy thỉnh thoảng cho bé mút, nhấm nháp thử 1 vài loại thức ăn mà bạn đang ăn như cà rốt, su hào luộc... Nhớ cho bé cầm miếng to để tránh trường hợp trẻ bị hóc, nghẹn khi đưa cả miếng thức ăn vào mồm.

    Sau 6 tháng: Thời điểm cho trẻ uống nước


    Các bé sẽ không cần uống nước trong 6 tháng đầu đời. Tất cả mọi thứ mà cơ thể bé cần lúc này chỉ đơn giản là sữa mẹ hoặc sữa bột trẻ em. Nếu mẹ cho bé uống nước trong giai đoạn này, nước sẽ lấp đầu dạ dày của trẻ và khiến bé lười bú. Không bú sữa sẽ khiến trẻ không thể nhận được các chất dinh dưỡng cơ thể cần. Đồng thời, trong 6 tháng đầu đời, thận của trẻ còn quá yếu để tiếp nhận lượng nước mà mẹ cho uống thêm.


    [​IMG]
    Chỉ khi nào các mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm mới cần cho bé uống thêm 1 chút nước.


    9 tháng: cho trẻ ăn theo 3 cấp độ: mịn - nhuyễn - đặc


    Sau giai đoạn tập cho trẻ ăn, mẹ hãy cho trẻ ăn dặm bằng 3 cấp độ thức ăn từ: bột mịn, sau đó là cháo say qua cho nhuyễn và cuối cùng là cháo không say.


    [​IMG]
    Mỗi giai đoạn thức ăn, bạn cần cho trẻ có thời gian thích ứng và chuyển sang món mới sau khoảng 1 tháng để bé làm quen với kỹ ăn ăn, nhai, cảm nhận thức ăn.

    Đây là thời kỳ mé sẵn sàng với tất cả các loại thực phẩm và nhiều bé đã biết đòi ăn khi nhìn thấy người lớn ăn bất kỳ món gì đó. Các mẹ đừng quá lo lắng khi thấy trẻ như vậy, đây là thời điểm tốt nhất để cho bé cảm nhận hương vị của từng loại thực phẩm.

    Từ 7-11 tháng: Bé đòi ăn tất cả các loại thực phẩm bé nhìn thấy


    Tuy nhiên, hãy cắt nhỏ mọi thứ mà bạn định cho bé ăn để giảm thiểu nguy cơ học, nghẹn. Bạn có thể cho bé ăn: mì cắt nhỏ, rau có lá cắt nhỏ, rau củ quá cần cắt nhỏ xíu... Thậm chí cả đậu phụ, thịt gà hoặc thịt mềm bạn đều có thể cắt nhỏ và cho bé ăn thử. Bạn cũng có thể cho con bốc bằng tay để luyện khả năng cầm nắm cho bé.

    Trước 12 tháng: cho trẻ ăn trong ghế cao bằng món ăn đặc


    Khi bé sẵn sàng với loại thức ăn đặc như cháo không cần say cũng là lúc bé đã có thể ngồi thẳng. Hãy sắm cho bé một chiếc ghế ăn và cho bé ngồi an toàn trong đó trước khi các mẹ cho con ăn.


    [​IMG]Hãy cho bé ăn vào 1 lhung giờ, ngồi trên ghế ăn để bé ăn tốt hơn
    Cách này vừa giúp các mẹ đỡ vất vả khi bón cho con ăn, vừa hình thành phản xạ có điều kiện cho trẻ là cứ ngồi vào chiếc ghế đó là đã đến giờ ăn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các mẹ nên cho con ăn trong 1 khung giờ nhất định để dạ dày bé tiết dịch vị giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn nhé!


    Sau 12 tháng: Hãy cho bé thử các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng


    Một số bác sỹ nhi khoa khuyên rằng, các mẹ nên chờ cho đến khi trẻ được ít nhất 1 tuổi mới nên cho con ăn những loại thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao như lạc, trứng, quả đào, cá... Tuy nhiên, nhiều bác sỹ khác lại cho rằng, bạn hoàn toàn không cần lo lắng về nguy cơ dị ứng của chúng với trẻ nếu trong gia đình bạn không có ai từng bị bệnh này trước đó.


    Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) cho rằng, các bậc cha mẹ nên thử cho bé ăn từng chút 1 với những loại thực phẩm có nguy cơ dị ứng ngay khi bé có thể ăn thức ăn đặc. Vừa ăn các mẹ vừa nghe ngóng xem con có bị đi ngoài hoặc mẩn đỏ gì không. Nếu có, hãy ngừng cho con ăn loại thực phẩm đó và tập ăn lại sau đó 1 thời gian. Nếu đến lần thứ 3 mà trẻ vẫn có biểu hiện dị ứng thì các mẹ nên ngừng cho con ăn loại thực phẩm đó.

    Từ 12-18 tháng: Tập cho bé dùng thìa


    Sau khi hình thành thói quen ngồi ghế ăn, bạn cũng dần cho bé làm quen với việc cầm thìa để bé có thể tự xúc thức ăn của mình. Đây là 1 quá trình lâu dài và bạn đừng thúc ép trẻ, đừng cáu ghắt và quạt nạt bé khi con làm rơi vãi đồ ăn trong những lần tự xúc đầu tiên.


    Đầu tiên, hãy cho con tập cầm thìa thành thạo trước, sau đó cho con tập xúc ăn những thứ mà bé yêu thích như: sữa chua, phô mai, khoai tây nghiền... Các mẹ có thể giúp bé bằng cách cho thực phẩn sẵn lên thìa để bé đưa vào mồm... Dần dần khi kỹ năng cầm thìa và xúc của bé đã thuần thục hơn hãy cho con ăn cơm cùng bàn và để trẻ tự xúc thức ăn có trong bát riêng của mình.


    Hương Giang (Theo WebMD) (khampha.vn)
     
  9. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    [h=1]Thói quen sống lành mạnh mẹ cần dạy con[/h]



    Cu Bon nhà tôi năm nay đang học lớp 2, cháu được cô giáo và người lớn đánh giá là một cậu nhóc thông minh, hoạt bát, vui tính. Nghe mọi người nhận xét con như vậy tôi thầm cảm ơn con đã mang đến một niềm vui lớn cho tôi.


    Mỗi mẹ có một cách dạy con riêng, mỗi bài dạy của mẹ đều nhất quán hướng về một mục đích đó là mong muốn những điều tốt nhất cho con. Và tôi cũng vậy. Muốn con học giỏi nên người, trước tiên tôi luôn cố gắng tạo lập thói quen sống tốt cho con. Có sống lành mạnh, con mới có đủ sức khỏe và tinh thần để làm tốt mọi việc. Và đến giờ nhìn thấy con lúc nào cũng vui vẻ và khỏe mạnh khiến tôi rất vui. Dưới đây tôi xin mách cho các mẹ cách mà tôi giúp con hình thành một lối sống lành mạnh.


    1. Không được quên bữa sáng


    Đa phần các bé khi bước sang lứa tuổi tiểu học thường bận rộn với lịch học nên thường mệt mỏi, ngủ dậy muộn mà thường xuyên ăn sáng qua loa, không chú trọng đến dinh dưỡng. Hoặc cha mẹ bận rộn mà được tự do ăn sáng, bé lại ăn uống theo sở thích hoặc nhịn ăn sáng để lấy tiền mua đồ chơi, đồ ăn vặt…


    Tất cả những trường hợp này đều là nguyên nhân chính khiến bữa ăn sáng của bé không đảm bảo, dẫn đến bé thiếu hụt dinh dưỡng, hạ đường huyết, mệt mỏi, không tập trung khi học… Hậu quả là bé sẽ học kém và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.


    Vì muốn gia đình có một ngày làm việc hiệu quả và đầy sức sống nên mỗi sáng sớm tôi đều cố gắng thức dậy sớm để chuẩn bị bữa sáng đủ chất cho chồng và con. Để con không quên thói quen ăn sáng, hai vợ chồng phải làm tấm gương cho con, sáng nào cả nhà cũng ngồi ăn lót dạ gì đó rồi mới tính đến làm những việc khác.


    Nếu bé được ăn sáng đầy đủ sẽ có tác dụng tích cực vào việc giúp cơ thể phòng chống béo phì. Do đó, dù có bận rộn thế nào mẹ hãy chắc chắn rằng con đã được ăn sáng trước khi đến trường để giúp bé nâng cao hiệu suất học tập, tăng cường hoạt động thể chất và giữ gìn cho trí óc luôn minh mẫn.


    2. Lựa chọn những môn thể thao thú vị


    Trẻ em ngày nay thường thích chơi điện tử hơn là vận động ngoài trời. Điều này là hoàn toàn không tốt, bởi lười vận động sẽ khiến hệ cơ và xương của trẻ không phát triển hết mức và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Do đó, mẹ cần khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn để có thể phát triển toàn diện.


    Thay vì cho con ngồi nhà xem ti vi hay chơi điện tử, tôi đã đăng kí cho cu Bon tham gia lớp học bơi 4 buổi/tuần. Mỗi chiều đi học về, cu cậu đều tỏ ra hí hửng đợi mẹ đưa đi bơi. Ngoài 4 buổi đó ra, con thường ở nhà chơi đá bóng cùng mấy bạn trẻ trong xóm. Mỗi ngày tôi cố gắng cho con vận động khoảng một tiếng để giúp con khỏe mạnh hơn.


    Gần nhà tôi có công viên, nên vợ chồng hay dẫn con sang đó chơi đùa. Bon rất thích thú với những trò chơi trong công viên, bé chơi không biết mệt mỏi. Cho con đi chơi thế này vừa xây dựng lối sống lành mạnh cho con, vừa tạo thêm nhiều thời gian vui vẻ giữa các thành viên trong gia đình. Nhiều lúc nhìn cảnh hai bố con chơi đùa, đuổi bắt nhau tôi thấy mình như đang được ngắm một bức tranh đẹp.


    3. Thói quen đọc mỗi ngày


    Hình thành thói quen đọc sách là việc làm không khó nhưng cũng không phải dễ. Thói quen này nếu xây dựng ngay từ bé sẽ quyết định đến khả năng đọc sách trong suốt thời gian dài của cuộc sống. Ngay từ khi con còn nhỏ, mẹ hãy cố gắng tạo lập thói quen này cho con bởi đọc sách mỗi ngày giúp con mở mang đầu óc, con có thể học hỏi được nhiều thứ đơn giản từ những mẩu chuyện hay những hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu.


    Để giúp con học tập và tư duy tốt, tôi luôn rèn cho con thói quen đọc sách mỗi ngày. Trước giờ con đi ngủ, tôi sẽ dành chút thời gian đọc truyện cho bé nghe. Mỗi câu chuyện tôi đọc hay kể cho Bon nghe đều ẩn chứa trong đó những bài học sâu sắc. Khi bé chưa biết chữ, mỗi lần nghe mẹ đọc và nhìn tranh, bé thường đặt ra rất nhiều câu hỏi ngây ngô, nhưng chính từ những thắc mắc đó mẹ có thể phán đoán được khả năng nhận thức của con.


    Khi bé bước vào lớp một, cuối tuần có thời gian rảnh tôi lại cho bé đi thư viện hay cửa hàng sách để cho con lựa chọn những cuốn mà mình muốn đọc. Tôi không bắt ép con phải đọc cuốn này cuốn kia, hay cho bé đọc những cuốn quá cao siêu, tôi cho bé tự do lựa chọn bởi khi bé chọn được thứ mình thích bé sẽ nâng niu và trân trọng hơn.


    [​IMG]
    4. Chú ý đến nhãn hiệu, hạn sử dụng khi mua đồ


    Dạy con biết chú ý đến tên nhãn hiệu, ngày sản xuất, nơi sản xuất một thứ đồ nào đó chính là cách mẹ giúp con biết tự bảo vệ sức khỏe của mình.

    Thỉnh thoảng đi chợ, tôi hay cho con đi theo để hai mẹ con cùng chọn đồ cho gia đình. Nhiều mẹ nghĩ rằng cho trẻ đi chợ cùng, chúng sẽ có nhiều đòi hỏi và yêu sách hơn, nhưng điều đó chỉ đúng với trường hợp các mẹ không dạy con cẩn thận. Tôi giáo dục con rất chặt trong khoản này nên cu cậu không dám đòi hỏi gì, chỉ khi nào mẹ đồng ý thì mới được phép.


    Mỗi lần mua thứ đồ gì, tôi đều chỉ cho con xem những thứ quan trọng nhất khi chọn một sản phẩm đó là hạn sử dụng, thành phần và nơi sản xuất. Nhiều lần như vậy, con sẽ tự hình thành cho mình thói quen. Giờ cu cậu ăn gì cũng phải nhòm xem hạn sử dụng rồi mới ăn. Tôi nhớ có lần, trong tủ lạnh có món đồ hết hạn, tôi không để ý mà đưa cho con, may mà con có tính cẩn thận nên đã phát hiện ra kịp thời.


    Ngay từ nhỏ, bé đã ý thức được việc bảo vệ bản thân thì khi lớn lên bố mẹ sẽ không cần phải lo lắng nhiều. Khi con đi học xa nhà, mẹ sẽ bớt đi một nỗi lo đó là lo con ăn uống không an toàn, lo con không chăm lo tốt bản thân.


    5. Dành thời gian với bạn bè


    Tình bạn là rất quan trọng giúp hình thành lối sống lành mạnh của trẻ. Khuyến khích trẻ có những tình bạn tốt đẹp sẽ giúp cuộc sống của con luôn luôn vui vẻ và trở nên có ý nghĩa hơn. Mẹ đừng ép hay đừng cấm con được kết thân với những bạn đồng trang lứa, bởi chính từ những người bạn con quen sẽ giúp bé học hỏi được nhiều thứ.


    Kết giao bạn bè, con sẽ tránh xa được căn bệnh “tự kỉ”, bởi lúc nào bên con cũng có người để bầu bạn và vui chơi cùng con. Con sẽ học được cách tâm sự hay chia sẻ từ chính những người bạn của mình.


    Mỗi lần lớp cu Bon có tổ chức những buổi dã ngoại, tôi đều vui lòng cho bé tham gia. Qua những buổi chơi này, con sẽ cơ hội được gần gũi và thân thiết hơn với các bạn. Tôi luôn khuyến khích con mời bạn bè về nhà chơi để các con có thêm không gian vui đùa, đồng thời giúp tôi nhận biết được bạn bè của con.


    Mỗi khi bạn Bon đến nhà, tôi vui vẻ chuẩn bị đồ ăn và đôi khi cũng biến mình trở thành một đứa trẻ để cùng chơi đùa với các con. Nhìn các con vui vẻ bên nhau như vậy, tôi cũng thấy vui lây.


    Nhìn thấy con yêu lớn lên từng ngày, tôi luôn cảm thấy hạnh phúc và may mắn vì đã có con trên đời. Nếu cho tôi lựa chọn lại cách giáo dục con thì chắc chắn tôi vẫn kiên trì đi theo con đường này. Tôi luôn nỗ lực hết mình để tạo dựng cho con một cuộc sống tràn ngập tiếng cười và tình thương.

    Theo Mẹ Bon (khampha.vn
     
  10. familygd

    familygd Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/8/2012
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    32
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    giờ mới thấy nuôi con đúng là 1 nghệ thuật và bà mẹ là các nghệ sĩ
     
  11. ngocvien1994

    ngocvien1994 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    17/10/2014
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    ôi, phải ghi lại kinh nghiệm quý báu này
     
  12. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    [h=1]Những sai lầm nguy hiểm khi hạ sốt cho con trẻ[/h]



    Thời điểm giao mùa dễ khiến cho trẻ nhỏ dễ bị sốt, thậm chí là sốt cao trên 38oC. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng hiểu được cách hạ sốt cho trẻ đúng cách. Nhiều người do thiếu hiểu biết, thậm chí còn khiến con trẻ gặp nguy hiểm.


    Sau đây là một số sai làm khi hạ sốt cho con trẻ mà các bà mẹ thường gặp. Một phần do luống cuống, một phần do thiếu hiểu biết và quá tin vào quan niệm dân gian.


    Mới sốt đã uống thuốc


    Vì lo lắng thái quá nên khi con vừa bị sốt, các bậc cha mẹ đã ngay lập tức cho con uống hạ sốt. Nhưng điều này đâu cần thiết, bởi lẽ thuốc hạ sốt đâu thể dùng tùy tiện như vậy. Mỗi loại thuốc đều có hướng dẫn cụ thể trên bao bì, nhưng vì cha mẹ không chịu đọc, thiếu hiểu biết mà tự động làm theo cách của mình điều đó rất nguy hại cho con trẻ.


    [​IMG]
    "Cạo gió" cho trẻ


    Đây là một sai lầm phổ biến thường gặp, cũng bởi khi cạo gió cho trẻ nhỏ có nhiều rủi ro mà người lớn không lường trước được. Chẳng may, khi trẻ bị sốt xuất huyết, bác sĩ không thể xác định được vùng nào xuất huyết do bệnh, vùng nào xuất huyết do cạo gió. Do đó, tuyệt đối không cạo gió khi trẻ sốt.


    Chườm lạnh cho con


    Nhiều bà mẹ thấy con sốt cao quá, nên đã dùng túi đá chườm lạnh cho con. Điều này thực sự rất nguy hiểm và mẹ tuyệt đối không nên làm. Cơ thể bé đang ấm, nếu bạn chườm lạnh, nhiệt độ nóng- lạnh chênh lệch quá mức có thể gây bỏng lạnh, khiến trẻ suy hô hấp ngay lập tức.
    Các mẹ cũng nên hạn chế và tốt nhất là không nên lấy miếng dán lạnh đắp vào trán cho bé. Tốt nhất bạn nên giặt khăn bằng nước ấm để lau cho con, như thế sẽ hữu ích hơn.


    Làm mát bằng r***, chanh


    Ai cũng biết r*** có thể làm mát nhanh, nhưng thực tế rất nguy hại. Bởi bạn đâu biết rõ nguồn gốc và các hợp chất có trong thức uống này. Không cẩn thận bạn có thể khiến con trẻ bị ngộc độc. Ngoài ra, việc dùng chanh cũng được khuyến cáo là không nên bởi trong chanh chứa axit loãng, không cẩn thận sẽ làm bỏng da của bé, khiến tình trạng thêm nặng hơn.


    [​IMG]
    Ủ ấm cho bé


    Khi trẻ bị sốt cao, bạn nên giữ cho môi trường quanh bé trong lành. Bạn nên cởi bỏ bớt quần áo cho bé thông thoáng. Tuy thế, nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa thực sự tuân thủ lời khuyên trên. Họ vẫn sợ con lạnh, ủ ấm cho con bằng nhiều lớp chăn, quần áo. Hiện tượng này thực sự nguy hiểm nó sẽ gây tổn thương tới não của bé, thậm chí là bị co giật ngay tức thì.


    Để tránh những sai lầm đáng tiếc khi chăm sóc trẻ sốt cao, các mẹ cần bình tĩnh chủ động tìm hiểu nguyên nhân cũng như tiến hành các bước sau:


    - Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng.
    - Lau mát cho trẻ bằng nước ấm. Tránh dùng nước lạnh, tuyệt đối không dùng nước có pha r***, cồn.
    - Cho trẻ uống nhiều nước và các dung dịch khác như sữa, nước trái cây, oresol.
    - Để trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát, tuyệt đối không ủ ấm.
    - Cho trẻ nằm nơi thoáng mát, giảm nhiệt độ phòng, tránh gió.
    - Cần theo dõi nhiệt độ trẻ bằng nhiệt kế sau mỗi 4 giờ.

    Theo Chương Tương (Đời sống pháp luật)
     
  13. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    [h=1]Trẻ biếng ăn là "nhờ" mẹ dại[/h]




    Con trai tôi năm nay mới 5 tuổi, nhưng khi cháu đứng cạnh những bạn cùng lứa hay thậm chí là các anh chị thì cháu vẫn nhỉnh hơn cả về chiều cao và cân nặng. Để con phát triển tốt, tôi luôn chú trọng đến dinh dưỡng và chế độ ăn cho cháu. Con tôi không phải là một đứa trẻ biếng ăn, nhưng tôi hiểu cảm giác của các bà mẹ có con rơi vào tình trạng "ăn mãi không xong". Nhiều mẹ luôn nghĩ đến việc cho con ăn là một cuộc chiến không ngừng, luôn phải hò hét, tức giận khi bản thân đã chuẩn bị rất nhiều món ngon mà bé vẫn dứt khoát không ăn.


    Nhiều mẹ nuôi con chỉ mong được thấy con mong con khỏe mạnh, đừng thấp còi, đừng suy dinh dưỡng là được. Tuy nhiên mong muốn đó của các mẹ đâu có dễ để thành hiện thực khi con lâm vào tình trạng biếng ăn. Trẻ biếng ăn phần lớn lại là do chính cha mẹ. Tôi xin kể ra 5 sai lầm “kinh điển” của các bà mẹ khiến con biếng ăn.


    1. Mẹ không làm gương cho trẻ


    Trẻ luôn có xu hướng học và bắt chước theo người lớn. Do đó, bố mẹ thường là tấm gương cho con cái. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi thói quen ăn uống của cha mẹ. Chính vì thế mà điều đầu tiên mẹ có thể làm để giúp trẻ có một chế độ ăn uống lành mạnh đó chính là người lớn cũng phải làm những việc tương tự, ít nhất là trước mặt trẻ.


    Nếu con thấy bố mẹ hầu như không bao giờ ăn đủ ba bữa mỗi ngày hoặc vừa ăn vừa mải đọc báo, xem tivi…thì chắc chắn bé sẽ không có được thói quen ăn uống lành mạnh. Để tránh con rơi vào tình trạng biếng ăn, thấp còi, mẹ không nên có thói quen ăn uống theo cảm xúc hoặc thường xuyên nói trước mặt con rằng mình không thích món này hoặc không muốn ăn món kia.


    Ví dụ, mẹ không thích ăn cà rốt và thường xuyên hay phàn nàn kêu ca khi thấy cà rốt xuất hiện trong bữa ăn gia đình. Việc làm này của mẹ sẽ khiến trẻ chú ý khi họ nhận ra rằng mẹ không bao giờ ăn cà rốt và các món được chế biến từ nó. Trong một thời gian dài, sự chú ý đó trở thành thói quen và trẻ sẽ thờ ơ với thực phẩm này.


    Nếu mẹ muốn con ăn uống đầy đủ dinh dưỡng thì nên gạt bỏ đi “cái tôi” cá nhân, đừng vì lấy khẩu vị của mình mà áp đặt lên con. Dù có không thích ăn món gì, mẹ cũng nên ăn một ít trước mặt con và nói cho con biết về tác dụng của chúng. Hãy giúp con có thói quen ăn uống tốt bằng cách cùng ngồi ăn với con bằng thái độ tích cực và nói với con về tác dụng của những món có mặt trên bàn ăn.


    2. Đe dọa, hứa hẹn cho con ăn


    Khi nuôi con, nhiều mẹ có sử dụng từ ngữ đe dọa hoặc hứa hẹn hay thậm chí là vũ lực để trẻ có thể ăn hết bát cơm. Tình trạng này khiến cho bữa cơm của gia đình luôn luôn căng thằng, ảnh hưởng không tốt tới tâm lý của trẻ.


    Đối với những em bé không thích ăn một món gì đó thì việc bị cưỡng chế sẽ càng khiến trẻ ghét không muốn ăn. Thay vì dọa dẫm hay quát nạt con, các phụ huynh nên trích dẫn các câu chuyện liên quan đến món ăn để giúp các bé loại bỏ sự ác cảm, tăng sự hứng thú với việc ăn uống.


    [​IMG]Trẻ biếng ăn đôi khi xuất phát từ việc dọa dẫm, thúc ép. (Hình minh họa)
    3. Chế biến bữa ăn quá đơn giản


    Hiện nay có nhiều bà mẹ vì quá bận rộn với công việc nơi công sở mà bỏ qua các bữa ăn gia đình. Đây chính là sai lầm lớn nhất của mẹ. Mẹ thường cho rằng trẻ em sẽ có đủ chất dinh dưỡng nếu chúng được ăn đầy đủ thịt, cá, trứng và sữa trong các bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên suy nghĩ này là không chính xác bởi vì trẻ em thường thích các bữa ăn rất hấp dẫn và có nhiều màu sắc.


    Những món ăn được chế biến đơn giản với màu sắc không bắt mắt sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn của trẻ. Thậm chí nếu mẹ thường xuyên kéo dài tình trạng này, con dần dần ghét những món đó và bé lười ăn dẫn đến thấp còi, chậm phát triển.


    Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến khích các bà mẹ nên chuẩn bị đa dạng các món ăn, hạn chế sự lặp lại bởi vì cho trẻ ăn quá lâu một món ăn sẽ khiến trẻ quen và không chịu tiếp xúc với món ăn khác. Khi cho con tiếp xúc với một món ăn mới, mẹ nên kiên trì, những lần đầu, mẹ đừng ép trẻ ăn quá nhiều mà hãy để trẻ ăn theo nhu cầu, lặp lại vào những ngày gần kề với số lượng tăng dần.


    Các mẹ nên tham khảo các công thức nấu ăn để từ một loại thực phẩm mẹ có thể chế biến đa dạng thành nhiều món ăn. Mẹ cần chú ý đến hương vị, màu sắc và chất dinh dưỡng để tăng cường ham muốn đối với thực phẩm của trẻ.


    4. Cho trẻ ăn đồ ăn nhẹ trước bữa chính


    Trước bữa ăn, trẻ em có thói quen ăn một số đồ ăn vặt như loại bánh, kẹo, nước ngọt. Nếu mẹ tiếp tay cho con làm vậy sẽ làm tăng đường huyết và gây cảm giác “no giả tạo”, nhưng thực chất là trẻ vẫn đói và vẫn bị thiếu dinh dưỡng.


    Các chuyên gia khuyên rằng mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn vặt tối đa vì nó ảnh hưởng đến khẩu vị và cảm giác thèm ăn của trẻ. Mẹ nên chọn những đồ ăn vặt có giá trị dinh dưỡng cao và thích hợp với từng độ tuổi của trẻ như lương khô, hoa quả khô, mứt trái cây, sữa chua… Bên cạnh đó, mẹ cũng “lập thời gian biểu” cho bữa phụ giống như bữa chính, lưu ý trước khi ăn cơm và trước khi ngủ không nên cho trẻ ăn vặt. Đối với những trẻ không thích ăn cơm thì càng phải kiểm soát các bữa ăn phụ, nên cất giữ các đồ ăn vặt ở nơi trẻ không chú ý đến.


    5. Mẹ thiếu kiến thức về dinh dưỡng


    Nhiều mẹ cố nhét cho con ăn nhiều thịt nhưng trẻ vẫn bị thiếu cân so với bạn bè cùng lứa. Các chuyên gia cho biết rằng ăn thịt nhiều cũng không hẳn là tốt. Bữa ăn của trẻ cần phải có nhiều thực phẩm khác nhau như rau, củ quả, chất đạm, chất béo. Các mẹ đôi khi chỉ dựa trên những suy nghĩ thông thường, trực giác và kinh nghiệm của họ để cho bé ăn thì điều này có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng khiến trẻ lười ăn và mất cân bằng dinh dưỡng.



    Theo Thanh Loan (Womenworld) (Khám phá)
     
  14. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    [h=1]Những món ăn sáng tốt cho bé khiến mẹ bất ngờ[/h]






    Bữa ăn sáng là thời điểm cần thiết để tăng cường trí tuệ và năng lượng cho trẻ bằng cách cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Bữa sáng đầy đủ giúp bé duy trì trọng lượng cân đối vì buổi sáng là thời gian khởi động cho sự trao đổi chất trong cơ thể, thúc đẩy quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng; sự trao đổi chất thường xuyên sẽ giúp cơ thể đốt cháy calo.


    Bữa sáng cho trẻ là một điều quan trọng mà các mẹ không thể quên hay chuẩn bị cẩu thả. Bởi một khi trẻ được cung cấp bữa sáng đầy đủ còn giúp trẻ tập trung tinh thần cao và sáng tạo trong những hoạt động, trẻ sẽ nhanh chóng nắm bắt được những kỹ năng giải quyết vấn đề cũng như nhanh nhạy hơn trong việc phối hợp tay – mắt.


    Theo các chuyên gia, việc bỏ bữa sáng sẽ khiến lượng đường trong máu thấp hơn mức bình thường và khiến não bị thiếu chất dinh dưỡng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển và hoạt động của não trẻ.


    Không chỉ có vậy, chất lượng bữa ăn sáng cũng ảnh hưởng tới sự thông minh ở trẻ nhỏ. Những trẻ ăn sáng thường xuyên ít có nguy cơ bị béo phì, mặc dù lượng calo tiêu thụ trong ngày có thể nhiều hơn. Đáng chú ý là bữa sáng có thể cải thiện trí nhớ, nâng cao điểm số và việc đi học đều đặn ở trẻ.


    Các chuyên gia dinh dưỡng cũng chỉ ra rằng một bữa sáng được cho là tốt nhất với trẻ nhỏ chính là bữa sáng giàu protein và đầy đủ dưỡng chất: chất xơ, canxi và khoáng chất. Nên hạn chế cho trẻ ăn nhiều các đồ ăn chứa nhiều đường và dầu mỡ để ngăn ngừa các vấn đề về răng và bệnh tiểu đường sau này.


    1. Trứng


    Trứng là một sự lựa chọn lí tưởng dành cho bữa sáng của trẻ. Trứng là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Trong trứng có chất đạm, chất béo, một ít chất bột đường, nhiều loại vitamin, chất khoáng. Chất đạm trong lòng trắng trứng có thành phần các acid amin toàn diện với tỉ lệ cân đối, có giá trị sinh học đặc biệt cao hơn các loại đạm khác, được hấp thu và sử dụng gần như hoàn toàn trong cơ thể.


    Ngoài ra, lòng đỏ trứng có nguồn chất béo rất quí chứa Lecithin, vì Lecithin thường có ít ở các thực phẩm khác. Lecithin tham gia vào thành phần các tế bào và dịch thể của tổ chức, đặc biệt là tổ chức não. Nhiều nghiên cứu cho thấy Lecithin có tác dụng điều hòa lượng cholesterol, ngăn ngừa tích lũy cholesterol, thúc đẩy quá trình phân tách cholesterol và bài xuất các thành phần thu được ra khỏi cơ thể.


    Tuy nhiên, đối với trẻ, các mẹ nên cho bé ăn lòng đỏ sẽ tốt hơn. Đây là món tuyệt vời cho bữa sáng, nhưng không nên ăn quá thường xuyên. Mẹ có thể cho bé dùng khoảng 2 bữa sáng có trứng ốp la, trứng luộc mỗi tuần. Những ngày còn lại, có thể chọn các chất đạm khác, như thịt gà, thịt vịt, cá, tôm (trong các món bún), thịt bò, heo (trong các món phở, hủ tíu).


    [​IMG]Ăn lòng đỏ trừng luộc buổi sáng rất tốt cho trẻ (ảnh minh họa)
    2. Sữa chua


    Đây được xem là món không nên thiếu trong các bữa ăn sáng dành cho trẻ. Sau các món chính, mẹ nên tập cho bé thói quen kết thúc bữa sáng bằng món tráng miệng là sữa chua ăn. Sữa chua ăn được đánh giá là một trong những thực phẩm tốt nhất cho cơ thể con người.


    Trong thành phần sữa chua, các chất đạm, chất béo có sẵn trong sữa đã được tiêu hóa một phần, rút ngắn thời gian hấp thu trong hệ thống tiêu hóa. Đường lactoza đã được lên men dễ hấp thu, làm giảm lượng đường tồn đọng lại ở hệ tiêu hóa tránh được tiêu chảy, giúp cho cơ thể hấp thu canxi và một số khoáng chất khác dễ dàng hơn


    Với 1-2 hộp sữa chua ăn, trẻ đã được cung cấp khoảng 20-25% nhu cầu canxi cơ thể cần mỗi ngày. Sữa chua là nguồn canxi tốt dễ hấp thu nhất cho cơ thể. Và buổi sáng cũng là thời điểm cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi.


    Một cốc sữa chua trộn hoa quả vào buổi sáng sẽ là gợi ý tuyệt vời cho bé tràn đầy năng lượng trong ngày. Tuy nhiên, do các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động rất mạnh nên cũng rất dễ làm hỏng men răng, nhất là răng trẻ nhỏ.Mẹ lưu ý khi cho trẻ ăn sữa chua xong nên uống vài thìa nước lọc tráng miệng.


    3. Ngũ cốc
    Một ít hạt ngũ cốc sẽ là món điểm tâm nhẹ nhàng đầu tiên cho trẻ trong ngày. Cơ cấu hợp lý cho bữa sáng gồm chất đạm, chất béo, carbohydrate theo tỷ lệ 14:25:61. Trong đó, tỷ lệ carbohydrate trong ngũ cốc là lớn nhất.


    Tuy nhiên, mẹ cũng cần nhớ, nếu bữa sáng ăn quá nhiều bánh mì, cơm, các loại hạt ngũ cốc thì cơ thể con sẽ dư năng lượng không cần thiết. Bữa ăn chỉ có ngũ cốc mà thiếu đạm thì não sẽ hoạt động kém linh hoạt, dễ buồn ngủ. Vì vậy, mẹ chỉ nên cho bé ăn một lượng ngũ cốc vừa phải mà thôi.
    Mẹ không nên chọn bánh ngọt làm món ăn đầu tiên của bữa sáng. Chúng sẽ làm tăng nồng độ đường huyết nhanh một hai giờ rồi sau đó tụt xuống sớm. Nếu cho trẻ ăn bánh ngọt trước tiên, chúng sẽ có cảm giác mệt mỏi, cồn cào dạ dày và tiếp tục thèm muốn những món ngọt khác để thỏa mãn sự tăng và hụt đường huyết đột ngột.


    4. Sữa tươi hoặc sữa công thức


    Sữa là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho mỗi bữa sáng. Tuy nhiên, mẹ lưu ý, trẻ chỉ uống một cốc sữa buổi sáng sẽ vẫn không đủ năng lượng cho cả ngày học tập ở trường. Đặc biệt nếu trẻ chưa đủ 1 tuổi, sữa vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng và vitamin thiết yếu cho trẻ. Nếu bé đã ăn dặm buổi sáng, mẹ vẫn cần cho con bú thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức ngay sau đó.


    5. Chuối


    Chuối cũng là một trong những thực phẩm đáng tin tưởng dành cho bữa sáng của trẻ. Nhiều mẹ thường không đánh giá cao giá trị của quả chuối và dẫn đến không biết tận dụng loại trái cây tuyệt vời này. Thật sự, trong chuối có rất nhiều chất xơ, kali, và các loại vitamin C, B2, B6…rất cần thiết cho trẻ. Thêm vào đó, chuối còn trị rối loại tiêu hóa ở trẻ, loại bỏ vi khuẩn có hại cho đường ruột. Hơn nữa, vị ngọt của chuối giúp bé no lâu và không có cảm giác đói sớm mỗi khi chờ đợi đến bữa ăn trưa.


    Chuối là một loại quả khá bình dân và được bày bán rộng rãi. Trẻ sơ sinh mới tập ăn dặm thường rất thích chuối bởi vị ngọt thơm tự nhiên và mềm xốp của thức quả này. Không như những loại hoa quả khác, chuối rất an toàn và vô cùng tiện lợi.


    [​IMG]Chuối có vị ngọt tự nhiên trẻ rất ưa thích (ảnh minh họa)
    6. Dưa hấu


    Một loại trái cây quen thuộc, có vị ngọt tự nhiên, nhiều nước và màu sắc kích thích sẽ là nguồn cung cấp lycopene thiết yếu, loại vi chất giúp tăng cường thị thức, tim mạch và ngừa ung thư. Loại trái cây này cũng giúp cung cấp nước, và giữ ẩm cho bé.


    Nhờ đặc tính ít calo, nhiều nước mà mẹ nên chọn dưa hấu cho bữa sáng của bé vì lượng nước trong dưa hấu cũng sẽ giúp trẻ đủ no cho đến khi ăn trưa.


    7. Nước ép trái cây


    Có rất nhiều bé thích uống nước hoa quả. Điều này là một bổ sung khá tốt cho bữa sáng của con, miễn là mẹ cho trẻ uống nước hoa quả 100% nguyên chất và không cho thêm đường. Chú ý cho trẻ uống nước trái cây bằng một ống hút và súc miệng ngay sau khi uống xong để tránh cho trẻ bị sâu răng.

    Theo Thanh Loan (Khám phá)
     
  15. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    [h=1]Mẹo giữ ấm cho bé yêu khi ngủ mùa đông[/h]



    Thời tiết Hà Nội mấy hôm nay đang chuyển lạnh khiến cho các bậc phụ huynh có con nhỏ vô cùng lo lắng. Các mẹ than thở vì khổ sở đủ đường với việc giữ ấm đúng cách cho trẻ vào buổi tối lúc con ngủ. Các con đều có xu hướng đạp chăn ra ngoài và không có ý thức đắp lại. Đêm đến mẹ vẫn phải thức dậy nhiều lần, khi thì để đắp thêm chăn cho con, lúc lại phải sờ gáy, lưng xem có ra mồ hôi không rồi lấy khăn lau khô.


    Một số mẹ phòng xa, mặc nhiều quần áo cho con trước khi đi ngủ vì nếu chẳng may con có bị hở chăn, cũng không sợ lạnh, khiến bé không xoay mình được, nóng bức, toát mồ hôi, nếu không lau kịp lại dẫn tới mắc bệnh về đường hô hấp.


    Dưới đây là một vài gợi ý giúp bố mẹ cho bé ngủ mà không bị nóng hay lạnh trong những ngày thời tiết khắc nghiệt như thế này.


    1. Không được ủ ấm quá mức


    Nhiều bà mẹ đã chọn cách đóng kín cho con bằng việc mặc quần áo thật dày, kín trước khi đi ngủ. Nhưng trên thực tế đây là cách giữ ấm không khoa học. Mặc quá nhiều quần áo khiến bé có thể bị nóng, ra nhiều mồ hôi, làm nhiễm lạnh ngược và bé dễ viêm phổi. Ngoài ra, việc ủ quá nhiều lớp áo, chăn gây nóng còn dễ khiến làn da mỏng manh của trẻ bị viêm, ngứa, gây cho bé sự khó chịu. Ở một mức độ nào đó, ủ ấm quá mức còn khiến trẻ bị đột tử.


    Mẹ cần chọn quần áo ngủ cho con sao cho an toàn, thoải mái và giúp bé duy trì thân nhiệt tốt nhất. Đồ ngủ của bé không nên dày, bí quá. Mẹ nên chọn trang phục bằng sợi tự nhiên mềm, giúp da “thở” được như cotton là tốt nhất.


    Tránh đồ ngủ có ruy-băng, dây buộc, đính chuỗi hạt hoặc những chi tiết trang trí khác vì nó có thể quấn cổ bé. Các mẹ cũng nên tránh mua những bộ đồ ngủ có quá nhiều kim tuyến lấp lánh vì ánh sáng của kim tuyến trong bóng tối có khả năng thu hút côn trùng rất cao.


    2. Không nên đội mũ ấm đi ngủ


    Đối với trẻ sơ sinh, đầu là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt, nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Chính vì vậy, việc đội mũ và dùng băng quấn thóp là cần thiết với bé mới sinh (đặc biệt là các bé sinh non) nhưng với bé khỏe mạnh và đã được vài tháng tuổi, việc đội mũ khi ngủ là không cần thiết, mà ngược lại sẽ khiến nhiệt độ của não bé tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động của vùng thần kinh kiểm soát hô hấp.

    3. Giữ ấm bụng và chân


    Giữ ấm bụng cho bé trong ngày lạnh cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ dạ dày. Bởi nếu bị lạnh bụng, bé rất dễ bị tiêu chảy, đau bụng và các triệu chứng khác. Trong thời tiết lạnh với nhiệt độ thấp, bụng được giữ ấm, dạ dày hoạt động bình thường sẽ giúp bé tăng cường tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn. Khi bé ngủ, bạn vẫn có thể quấn khăn để đề phòng bé đạp chăn sẽ bị hở bụng.


    Mẹ nên nhớ đeo cho bé một đôi tất. Đây là cách tốt để giữ ấm cho những ngón chân của bé khi trời lạnh. Đừng đắp quá nhiều chăn dày, nặng cho bé vì nóng quá sẽ làm bé tăng thoát nhiệt ở đầu, dẫn tới dễ bị đột tử khi ngủ.


    4. Dùng túi ngủ


    Nếu cha mẹ lo lắng con sẽ đạp chăn trong lúc ngủ thì nên chọn cho con một chiếc túi ngủ. Túi ngủ vừa giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, vừa giúp bé không đạp chăn ra ngoài. Tuy nhiên để chọn cho bé chiếc túi ngủ tốt thì không phải mẹ nào cũng biết cách.

    Nhưng với bất kỳ chiếc tủi ngủ nào bạn cần để ý đến độ dày và sự vừa vặn của túi. Túi không nên rộng quá hay hẹp quá vì hẹp quá khiến bé khó chịu, bí bách, túi rộng quá thì bé dễ lọt sâu vào trong túi không an toàn. Nên chọn túi không có những lợi lông nhỏ tránh trường hợp bé có thể hít phải gây ho và ảnh hưởng sức khỏe của bé.Chọn túi ngủ cho trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh có sự khác biệt với túi ngủ cho người lớn ở chỗ, trẻ nhỏ dễ tụt xuống dưới và ngạt thở mà không biết tự ngoi lên. Do vậy cần lựa chọn loại túi ngủ cho bé được thiết kế có 3 lỗ với 1 ở phía trên đầu và lỗ ở hai chân hoặc hai tay.


    5. Chú ý nhiệt độ trong phòng


    Để giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, mẹ cần đảm bảo phòng ngủ của trẻ đủ kín đáo, không bị gió lùa. Cần đặt bé ngủ ở chỗ tránh hơi của máy điều hòa phả vào và tránh nơi gió lùa trực tiếp từ cửa sổ.


    Nếu dùng máy điều hòa ấm thì mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ trong phòng bé là 20-25ºC. Nếu dùng quạt sưởi hay máy sưởi thì mẹ cần tính toán khoảng cách giữa bé và nguồn nhiệt. Từ đó, có quyết định giữ ấm cho bé hợp lý. Mẹ cần lưu ý các thiết bị tạo nhiệt sẽ làm không khí trong phòng bị khô, do đó một chiếc máy tạo độ ẩm hoặc một bát nước đặt trong phòng giúp không khí dễ chịu hơn.



    Theo Thanh Loan (Babycenter) (Khám phá)
     
  16. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    [h=1]Bác sỹ Tây lý giải chuyện trẻ bú nằm bị viêm tai giữa[/h]



    Với những bà mẹ mới sinh con đầu lòng, cho con bú là một trong những việc khiến mẹ phải loay hoay và học hỏi. Cấu tạo hệ tiêu hóa của bé trong giai đoạn bú mẹ đang phát triển chưa hoàn thiện, vì vậy mẹ phải hết sức chú ý khi cho bé bú sau khi sinh. Có mẹ vừa nằm vừa cho con bú và ngủ luôn, cảm thấy rất tiện lợi. Tuy nhiên nhiều mẹ hay tin rằng việc cho con bú nằm là nguyên nhân khiến con bị viêm tai giữa. Liệu điều đó có đúng hay khôn? Dưới đây là ý kiến của các chuyên gia sữa mẹ về vấn đề đó.


    Theo chuyên gia sữa mẹ Kelly Bonyata


    Kelly đã nhận được cấp chứng chỉ của hội đồng sữa mẹ thế giới (IBCLC), là một thành viên của Hiệp hội quốc tế tư vấn cho con bú, Hiệp hội tư vấn cho con bú ở Hoa Kỳ. Kelly đã giúp đỡ các bà mẹ và trẻ sơ sinh bú mẹ từ năm 1997. Cô viết các bài viết về cho con bú và nuôi dạy con, nói về chủ đề cho con bú cho cha mẹ và các chuyên gia. Kelly đã có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn cho các bà mẹ.


    Trước những thắc mắc của các mẹ về vấn đề cho con bú nằm có khiến cho trẻ bị viêm tai giữa hay không, chuyên gia Kelly Bonyata cho hay:
    “Các mẹ có thể nghe ai đó nói rằng nếu nằm cho con bú sẽ gây nhiễm trùng tai. Tuy nhiên các nghiên cứ đã cho thấy điều này là không đúng. Dù cho con bú ở tư thế nào thì việc cho trẻ bú sữa mẹ giúp làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng tai.


    [​IMG]
    Đây là một trong những quan điểm sai lầm xuất phát từ việc cho bé bú bình. Đã có bằng chứng rằng nếu em bé bú bình khi nằm ngửa, sữa công thức có thể tràn vào vòi nhỉ (ống nối mũi, miệng với tai giữa) nên gây nhiễm trùng. Tuy nhiên các mẹ cần hiểu rõ hai vấn đề chính là:


    (1) sữa mẹ và sữa công thức không giống nhau - sữa mẹ ức chế sự hình thành của vi khuẩn, trong khi sữa công thức là môi trường phát triển vi khuẩn;


    (2) bú sữa mẹ và bú bình không giống nhau - sữa không ứ đọng trong miệng khi bé bú mẹ trực tiếp, nhưng khi bú từ bình, sữa có thể rỉ ra tạo thành "vũng" trong họng bé (dù bé không mút)

    Ngoài ra, các tư thế mẹ cho bé bú thì bé đều ở tư thế nằm - cho dù mẹ nằm hay không. Vì vậy, không cần sợ khi nằm cho bé bú. Hãy thoải mái và nghỉ ngơi ... trong khi bé đang bú mẹ”.


    Kathy Kuhn là một y tá đã từng làm việc với các gia đình cho con bú sữa mẹ từ năm 1981. Cô đã được cấp chứng chỉ của hội đồng sữa mẹ thế giới (IBCLC) từ năm 1988. Hiện nay, Kathy Kuhn đang làm việc như một nhà tư vấn về vấn đề cho con bú sữa mẹ mẹ tại một bệnh viện lớn ở miền đông Pennsylvania. Trước khi làm việc trong bệnh viện, cô là một chuyên gia tư vấn thực hành cho con bú và đến thăm các gia đình cho con bú để cung cấp dịch vụ chăm sóc.


    Khi được hỏi về vấn đề cho con bú nằm và bú ban đêm có gây viêm trai giữa cho trẻ, chuyên gia sữa mẹ Kathy Kuhn đã cho biết:


    “Cho trẻ bú ban đêm không làm nguy cơ nhiễm trùng tai. Bú đêm giúp tăng cường mối quan hệ mẹ con, làm giảm nguy cơ mặc bị nhiễm trùng tai ở bé.


    Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng những bé bú sữa mẹ ít có khả năng bị nhiễm trùng tai hơn so với các bé bú sữa công thức. Sữa mẹ có thể bảo vệ bé tránh bị nhiễm trùng tai.


    Điều quan trọng là sữa mẹ chứa lượng kháng thể tuyệt vời và thúc đẩy hệ hống miễn dịch giúp ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn trong miệng, mũi và tai. Cơ chế cho con bú giúp dòng chảy của sữa không chảy vào vòi nhĩ (ống nối mũi, miệng với tai giữa). Khi cho con bú, sữa chỉ chảy khi em bé mút. Sau khi bé mút sẽ có phản xạ nuốt và điều này làm giảm đáng kể nguy cơ sữa mẹ nằm ứ đọng trong miệng bé rồi đi vào các ống Eustach.


    Khi bú bình, sữa công thức có thể bị chảy ra ngoài khi bé không mút và nuốt, dẫn đến việc sữa ứ đọng trong miệng và tăng nguy cơ sữa chảy vào tai. Đây là lí do vì sao mẹ không nên cho bé bú bình trong khi nằm bởi ngay cả khi bé được bú bình đúng cách, sữa vẫn có thể chảy vào vòi nhĩ vì bé thường được bú với tư thế nằm ngửa”.


    Theo Hãng tin BBC, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Canterbury Christ Church (Anh) đã khuyên các bà mẹ trẻ nên nằm khi cho con bú.


    Qua theo dõi 40 bà mẹ cho con bú theo nhiều tư thế khác nhau trong suốt 1 tháng đầu sau khi sinh, các nhà khoa học phát hiện trẻ sơ sinh bú mẹ dễ dàng hơn khi người mẹ nằm. Giải thích hiện tượng trên, nhóm khoa học cho biết khi bà mẹ nằm, đặt bé nằm lên bụng và cho bé bú đã kích thích phản xạ của trẻ, giống như trường hợp những động vật có vú cho con bú.


    Dưới đây là lời khuyên giúp mẹ cho co bú nằm đúng cách


    Trước tiên, mẹ nằm thoải mái, nghiêng về phía bên vú sẽ cho con bú. Sau đó dùng gối để đỡ vai cho mẹ rồi đặt bé ở phía bên vú sẽ cho bú.
    Tư thế cho con bú nằm, mẹ và bé nằm song song, miệng bé ngang tầm quần vú mẹ. Khi bé đã ngậm vú mẹ đúng cách, bạn hãy kê gối lên đầu để tạo tư thế thoải mái hơn cho bé khi bú. Cách này cũng khá thoải mái cho những người mẹ sau sinh, đặc biệt là sinh mổ. Nó cũng là lựa chọn số 1 khi mẹ mệt mỏi.

    Theo Thanh Loan (Kellymom và ivillage) (Khám phá)
     
  17. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    [h=1]Thói xấu của mẹ dễ tạo ra "thế hệ ăn bám"[/h]



    Là cha mẹ, đôi khi chúng ta quá dễ dàng bỏ qua những lỗi lầm của con trẻ. Chúng ta tự lừa dối mình bằng cách nghĩ thói xấu của trẻ thành những ưu điểm. Tuy nhiên, chúng ta cần nhận ra rằng, duy trì hành vi xấu của con trẻ chẳng mang lại điều gì.


    Sare Imas, một bà mẹ Do Thái từng sống nhiều năm ở Trung Quốc, tác giả cuốn sách “Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương” đã từng nêu quan điểm của mình về vấn đề nuôi dạy con cái. Trong cuốn sách của mình, Sare Imas chỉ ra thực trạng nuôi dạy con ở cha mẹ hiện đại Trung Quốc, và có lẽ cũng không xa lạ với cha mẹ Việt Nam. Dưới đây là một trong số những điều Sare Imas nhận thấy về cách nuôi dạy con sai lầm mà nhiều bà mẹ đang vướng phải.


    1. Con ngã, mẹ nâng


    Làm cha mẹ ai chẳng xót xa khi con vấp ngã. Nhưng cách ứng xử của mẹ với những khó khăn của con ngay từ những ngày đầu đời hay khi con đã khôn lớn lại quyết định đến tính cách của con sau này. Cha mẹ đừng vội vã xót xa khi con ngã đau vì các cụ có dạy: "Đòn đau nhớ lâu".
    Con có vấp ngã thì lần sau con sẽ cẩn thận hơn. Hãy dạy con nguyên nhân làm con ngã, con cần tránh vật cản sẽ làm con ngã để sau này con chắc chắn sẽ đỡ vấp ngã nhiều hơn. Vấp ngã là để con lớn hơn trưởng thành hơn, vấp ngã một lần sẽ giúp con hiểu được giá trị của thành công. Đó là cách để con hiểu rằng “Núi đã cao thì ắt có núi cao hơn”.


    Mỗi lần con gặp khó khăn, trước khi bố mẹ can thiệp vào thì hãy để tự con được tự thân vận động. Mẹ nên biết rằng mỗi một công việc được xử lý ngon lành không có sự trợ giúp của người lớn sẽ giúp cho đứa trẻ trưởng thành hơn rất nhiều. Từ đó giúp con biết cần phải nỗ lực và phấn đấu không ngừng, không ỷ nại vào những gì mình đã biết mà tự phụ.
    .
    2. Hạn chế cho con tiếp xúc với khó khăn


    Trong cuộc sống hiện nay, thực hiện theo kế hoạch hóa gia đình nên số lượng con cái cũng ít đi, mỗi nhà chỉ có tứ 1-2 con, do đó cha mẹ sẽ càng có thói quen bao bọc kĩ lưỡng con cái, không cho con cơ hội được tiếp xúc với những thử thách trong cuộc sống. Chính vì yêu con mù quáng, nhiều mẹ đã vô tình cướp đi khả năng được trải nghiệm của con.


    Mẹ nên cho con được cọ xát với khó khăn để từ đó giúp con lớn dần lên. Thực tế đã chứng minh rằng, những khó khăn và thử thách luôn là người bạn đồng hành với con trong suốt cuộc hành trình. Sẽ chẳng nơi đâu con có thể tìm thấy một hướng đi mà hoàn toàn chỉ có những con đường phẳng lì, rải chung quanh là những cánh hoa thơm tươi đẹp. Khó khăn sẽ luôn vây kín, dù con có tài giỏi mấy, có khôn ngoan mấy đi chăng nữa.


    [​IMG]
    Bao bọc con quá cũng là một trong những tội lớn của cha mẹ (Ảnh minh họa)​

    3. Luôn có tâm lý "làm cố phần con"


    Đây là quan điểm các mẹ nên gạt đi khi nuôi dạy con cái. Trong cuộc sống hiện đại khi ba mẹ muốn bù đắp cho con, không muốn con khổ như mình trước kia nên vô tình sinh ra tâm lý “làm cố phần con”. Tuy nhiên, khi chiều con như thế vô hình chung ba mẹ lại “tước” mất của con quyền được lao động và hưởng những lợi ích từ lao động.


    Thực tế những điều con học được từ việc nhà quả thực giúp con trưởng thành hơn rất nhiều. Thêm nữa, ba mẹ không thể lúc nào cũng kè kè bên con, không thể trong lúc đi công tác mỗi giờ gọi điện về nhắc nhở con một lần. Vậy tại sao từ nhỏ ba mẹ không rèn cho con thói quen tự chăm sóc bản thân và giúp đỡ người khác?


    Mẹ cho con làm việc nhà sẽ giúp con biết trân trọng những thành quả do chính mình làm ra, giúp con nhận thức sâu sắc một nguyên lý “có làm thì mới có ăn”. Hơn nữa, làm việc nhà là cách đơn giản nhất để con được vận động, rèn luyện chân tay. Tùy theo từng độ tuổi của con, cha mẹ hãy giao những công việc thích hợp để con phụ giúp, đừng chiều con mà hóa hại con.


    4. Chưa một lần biết trách mắng con


    Theo các chuyên gia giáo dục sớm Nhật Bản, những đứa trẻ không từng bị bố mẹ phê bình trong gia đình, đến khi ra làm việc ngoài xã hội thường dễ rơi vào tình trạng như: vừa gặp phải sự phê bình của cấp trên lập tức cảm thấy tất cả sụp đổ, tư tưởng mất phương hướng, hành động đi vào tiêu cực bằng cách nộp đơn xin thôi việc…


    Bố mẹ nên cần phải phê bình con cái bởi phê bình có những tác dụng giáo dục riêng. Thông qua sự phê bình của bố mẹ, trẻ có thể nhận thức đúng sai, hiểu được mặt tích cực hay tiêu cực của vấn đề. Khi trẻ mắc lỗi mà không bị phạt, chúng sẽ không biết sai mà sửa, ngày càng dẫn tới những hành động nguy hiểm hơn khi đi ra ngoài xã hội. Do đó, khi trẻ mắc lỗi, nếu bố mẹ đương nhiên bỏ mặc thì coi như chưa làm tròn trách nhiệm của người bố, người mẹ.


    Trách mắng con là một trong những việc mẹ nên làm khi con làm sai bất cứ điều gì. Tuy nhiên, mẹ nên có lời trách mắng có giá trị, tạo được cái uy trước mặt con. Hãy để con cái thật sự tôn trọng và kính phục khi “được” lắng nghe những lời phê bình của bố mẹ. Để có thể vừa giúp con nhận thức ra và sửa chữa những sai lầm, đồng thời không làm tổn thương đến lòng tự trọng của con, đối với tất cả những người làm bố, làm mẹ, đòi hỏi cả một “nghệ thuật” trong phê bình


    Nhiều mẹ vì muốn bảo vệ tốt nhất cho con nên đã cấm đoán nhiều hoạt động bên ngoài của con, hầu như nơi con có thể xuất hiện chỉ có thể là nhà và trường. Bên cạnh đó, mẹ nào có xu hướng thích đề cao thành tích học tập của con, coi kết quả là trên hết sẽ làm mọi cách để thúc ép con học bài. Và đương nhiên để con có nhiều thời gian học bài, đồng nghĩa với việc không được tham gia bất cứ hoạt động sinh hoạt nào bên ngoài. Nhưng chính việc làm này của mẹ đã vô tình cướp đi quyền được vui chơi, học hỏi, kết bạn với mọi người. Nếu tình trạng này kéo dài, mẹ sẽ là thủ phạm khiến con bị mắc bệnh tự kỉ, thế giới xung quanh của con quá nhỏ hẹp, con sẽ không thể phát triển được

    .5. Ngoài học tập, con đừng dành thời gian cho việc khác


    Để không nhìn thấy con lúc nào cũng một mình thì hãy để những hoạt động ngoại khóa trở thành một phần trong thời gian biểu của con. Mẹ không cần quá lo lắng rằng trẻ sẽ mải chơi mà quên mất việc học tập ở trường. Ngược lại, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa giúp trẻ trở nên nhanh nhẹn, năng động, phát huy óc sáng tạo, tổ chức và tự lập. Điều quan trọng hơn cả, chúng khiến trẻ vui vẻ và lúc nào cũng tràn đầy năng lượng.


    6. Sẵn sàng đáp ứng mọi mong muốn của con


    Đây là sai lầm nghiêm trọng trong cách nuôi dạy con cái của nhiều mẹ. Nuông chiều, bao bọc, làm theo mọi ý muốn, đáp ứng mọi nhu cầu của con là làm hại tương lai con. Con thích gì, muốn gì là ba mẹ, ông bà sẵn sàng đáp ứng ngay. Đó là biểu hiện cưng chiều con quá mức của không ít gia đình hiện nay, nhất là các gia đình mới có một con.


    Trẻ được nuông chiều chỉ biết có bản thân mình, cho rằng mình có tất cả là điều đương nhiên. Nuông chiều quá sẽ khiến trẻ sẽ có thêm nhiều đòi hỏi hơn, chúng sẽ sinh ra lối “có voi đòi tiên”, không biết quý trọng những gì mình đang có, chúng sẽ chỉ biết đòi hỏi mà không biết cho đi.


    Chính vì vậy, cha mẹ nên nói cho trẻ biết giới hạn của những yêu cầu, điều gì có thể đáp ứng, điều gì không, hãy giải thích cho con hiểu vì sao không thể đáp ứng yêu cầu của con một cách rõ ràng, nhẹ nhàng.



    Theo Thanh Loan (Khám phá)
     
  18. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    [h=1]10 quy tắc an toàn giúp bố mẹ dạy con bảo vệ bản thân[/h]

    [​IMG]
    (Nguồn: Mom)
     
  19. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    [h=1]Trời lạnh, cẩn thận bệnh bé dễ mắc[/h]



    Thời tiết Hà Nội trở lạnh khiến các mẹ vô cùng lo lắng về tình trạng sức khỏe của trẻ. Đây là thời điểm thuận lợi để nhiều loại vi rút phát triển mạnh, sức đề kháng của trẻ suy giảm, dẫn đến số trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp tăng đột biến. Dưới đây là một số bệnh thường gặp vào mùa đông ở trẻ em.


    1. Quai bị


    Bệnh thường phát vào mùa đông xuân, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, đặc biệt là thời gian giáp Tết. Bệnh xuất hiện ở những nơi đông người như: nhà trẻ, trường học, ký túc xá, khu tập thể… Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Bệnh thường gặp ở trẻ em lứa tuổi 5 -14.


    Về triệu chứng, sau thời gian ủ bệnh từ 15 - 21 ngày, virút phát triển ở niêm mạc miệng, sau đó xâm nhập vào máu gây viêm các cơ quan. Viêm tuyến mang tai là thể điển hình nhất. Trẻ sốt 38 – 39oC, nhức đầu, mệt mỏi, ăn ngủ kém; viêm và sưng tuyến mang tai, da căng phồng lên, không đỏ, đau, miệng khô và khó nuốt.


    Với những trường hợp quai bị do vi trùng, bé có biểu hiện sốt cao, ói mửa, nhức đầu hoặc bộ phận sinh dục sưng to thì cần phải đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị sớm, bé có thể xảy ra một số biến chứng như viêm não - màng não, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng. Tình trạng viêm tinh hoàn có thể dẫn đến teo tinh hoàn và một số ít trong đó có khả năng dẫn đến vô sinh.


    Cha mẹ cần lưu ý:


    - Chế độ dinh dưỡng: thông thường các bé bị quai bị ăn uống rất khó khăn, cần phải chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
    - Nếu trẻ sốt hoặc quá đau, có thể cho trẻ uống thuốc giảm sốt.
    - Cho trẻ uống nhiều nước
    - Không cho trẻ ra ngoài để tránh gió, nên giữ trẻ trong nhà cho đến khi vùng sưng tấy có dấu hiệu giảm. Trẻ mắc bệnh không cho đến trường, các khu vực vui chơi công cộng vì có thể lây bệnh cho những bạn khác.
    - Vệ sinh cá nhân và tẩy uế sát trùng các chất dịch tiết ra, tránh tự ý bôi hoặc đắp, phun những loại thuốc dân gian ở tuyến mang tai đề phòng nhiễm độc.


    2. Cảm cúm


    Cảm cúm là bệnh về đường hô hấp mà trẻ nhỏ hay mắc phải, nhất là vào mùa lạnh. Trẻ em thường bị cảm cúm 6-7 lần trong một năm, trong có khoảng 10-15% trẻ bị cảm cúm nhiều hơn 12 lần/năm. Trong năm đầu tiên đi nhà trẻ, trẻ em có tần suất mắc bệnh cao hơn 50% so với trẻ được chăm sóc tại nhà.


    Đây là bệnh lý hô hấp do vi khuẩn, virus gây ra, bệnh rất dễ lây lan. Những triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh thường là ngứa họng, sổ mũi, nghẹt mũi và hắt hơi, sau đó là sưng họng, ho, đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ và chán ăn. Nước mũi của bé sẽ chuyển từ dạng lỏng sang đặc quánh và có màu vàng hoặc xanh.


    [​IMG]Cảm cúm là bệnh về đường hô hấp mà trẻ nhỏ hay mắc phải, nhất là vào mùa lạnh (Ảnh minh họa)
    Cha mẹ cần lưu ý:


    - Mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm giàu protein như trứng gà, các chế phẩm từ đậu. Bé cần ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể. Tuyệt đối không cho trẻ ăn đồ lạnh.
    - Khi trẻ bị bệnh cơ thể mất rất nhiều nước vì vậy cần được bổ sung lượng nước thay thế. Ngoài nước uống có thể cho trẻ uống thêm các loại nước sinh tố, sữa tươi để tăng sức đề kháng và dinh dưỡng cho trẻ.- Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý loại dùng cho trẻ giúp vệ sinh vùng mũi họng, giảm triệu chứng nghẹt mũi để trẻ có giấc ngủ tốt hơn. Có thể thoa chút dầu khuynh diệp lên ngực và lưng trẻ giúp giữ ấm cơ thể, giảm ho và nghẹt mũi. Ngoài ra có thể thực hiện việc xông hơi cho trẻ.
    - Cần luôn giữ ấm cho bé khi thời tiết thay đổi (đặc biệt là các bé mới sinh), nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
    - Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, cho bé uống nước đầy đủ vào mùa thu để giúp bé có sức đề kháng. Với bé trên 6 tháng tuổi, có thể tiêm phòng cúm cho bé mỗi năm một lần.


    3. Tiêu chảy


    Tiêu chảy cũng là một trong các bệnh thường gặp vào mùa đông ở trẻ. Tiêu chảy vi vút là một trong những bệnh phổ biến của trẻ trong màu đông. Bệnh do rotavirus gây ra và thường chỉ kéo dài trong ba đến bảy ngày. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ ở lứa tuổi từ 3-24 tháng.


    Trẻ bị tiêu chảy thông thường sẽ nôn trước, sau khoảng 1-2 ngày thì bắt đầu đi ngoài. Biến chứng nguy hiểm của bệnh là mất nước, mất muối quá nhiều dễ dẫn đến trụy mạch, thậm chí tử vong nếu không được bù nước kiph thời.


    Cha mẹ cần lưu ý:


    - Bù nước: Trẻ bị tiêu chảy sẽ bị mất nước. Cơ thể thiếu nước sẽ dẫn đến rối loạn điện giải gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó cần cho trẻ uống nhiều nước hơn thường ngày để phòng ngừa mất nước do tiêu chảy.
    - Trẻ bị tiêu chảy thường biếng ăn do cơ thể mệt mỏi, do đó cha mẹ cần chú ý chế biến các món ăn dưới dạng lỏng, mềm như súp, cháo như cháo thịt gà, thịt lợn nạc nấu với cà rốt,… và phải kiên nhẫn cho trẻ ăn chậm, ăn nhiều bữa nhỏ nếu trẻ buồn nôn, nôn, khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 2 giờ 1 lần.
    - Không cho trẻ uống thuốc “cầm” tiêu chảy, hoặc ăn lá ổi, hồng xiêm xanh,… các chất thải dễ ứ đọng lại đường tiêu hóa dẫn đến bệnh kéo dài và nặng thêm.


    4. Viêm mũi


    Viêm mũi ở trẻ xuất hiện sau khi trẻ bị nhiễm lạnh khiến trẻ khó chịu, nghẹt mũi và khó thở. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ từ khoảng 6 tháng tuổi đến 7 – 8 tuổi. Đây là tình trạng viêm niêm mạc của hốc mũi và vùng họng mũi, vì khả năng miễn dịch ở trẻ còn kém nên rất dễ bị bệnh. Khi trẻ hít thở không khí đi từ ngoài vào đến phổi, cung cấp ôxy cho cơ thể đồng thời những tác nhân gây bệnh cũng vào theo. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp…


    [​IMG]Viêm mũi ở trẻ xuất hiện sau khi trẻ bị nhiễm lạnh khiến trẻ khó chịu, nghẹt mũi và khó thở (Ảnh minh họa)
    Trẻ thường bị sốt và xuất hiện đột ngột nếu bệnh nhẹ, thì chỉ 37,5oc nếu bị bội nhiễm sốt khá cao có thể 39 – 40C, trong 2-3 ngày. Ngoài ra trẻ bứt rứt, quấy khóc, kém ăn, đôi khi có nôn mửa, tiêu chảy… Ngạt mũi kèm theo chảy nước mũi trong hoặc mũi nhầy mủ và ho. Các biểu hiện nếu kéo dài trên 7 ngày phải đề phòng có những biến chứng của viêm mũi.


    Cha mẹ cần lưu ý:


    - Khi trẻ bị viêm mũi, hàng ngày cần nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối 0,9%, ngày 3 – 4 lần cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi, dạy trẻ biết cách xì mũi đúng.
    - Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng thịt, cá, trứng, đậu, rau củ quả chín… giúp trẻ nhanh hồi phục.
    - Nếu trẻ sốt cao trên 38C, cần hạ sốt bằng phương pháp lau mát và dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của thầy thuốc. Lau mát bằng khăn bông nhúng nước ấm (bằng thân nhiệt của trẻ) vắt kiệt, lau khắp người trẻ.


    5. Viêm tiểu phế quản


    Viêm tiểu phế quản là bệnh hô hấp cấp tính, rất hay gặp ở trẻ nhỏ do viêm tắc các đường hô hấp nhỏ (hay còn gọi là tiểu phế quản). Bệnh xuất hiện trong 2 năm đầu, với tần suất cao nhất vào 6 tháng tuổi và ở nhiều nơi bệnh là một trong những nguyên nhân thường xuyên làm trẻ phải nhập viện.
    Bệnh xuất hiện quanh năm, cao nhất vào mùa đông và đầu mùa xuân. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm sẽ cho kết quả tốt, những trường hợp nặng gây suy hô hấp có thể bị tử vong.
    Triệu chứng ban đầu thường thấy nhất là tình trạng trẻ ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Trẻ có thể xuất hiện những cơn ho ngày một kéo dài, nhất là về nửa đêm hoặc gần sáng. Khi ấy, trẻ thường thở khò khè hoặc khó thở, thậm chí ngừng thở, bú kém, hay bị nôn trớ. Thông thường, trẻ sẽ khò khè kéo dài khoảng 7 ngày sau đó giảm dần rồi khỏi hẳn.


    Cha mẹ cần lưu ý:


    - Cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh thiếu nước và làm loãng đờm. Có thể nhỏ mũi 2-3 giọt nước muối sinh lý sau đó làm sạch mũi cho trẻ
    - Những trẻ có dấu hiệu nặng như khó thở, bú kém, tím tái… hoặc có các yếu tố nguy cơ như trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non, có bệnh tim phổi bẩm sinh, trẻ suy giảm miễn dịch thì cần nhập viện.
    - Để phòng bệnh hiệu quả, các bà mẹ hãy cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi, không để trẻ bị lạnh, giữ cho môi trường sống của trẻ được trong lành, không cho trẻ tiếp xúc với khói bếp than, khói thuốc lá, mầm bệnh.
    - Cha mẹ nên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hằng ngày.
    Để phòng tránh các bệnh thường gặp vàmùa đông ở trẻ, các bậc cha mẹ cần chăm sóc trẻ chu đáo hơn, tránh nhiễm lạnh, giữ ấm và đặc biệt là gió lạnh khi chiều về. Cần vệ sinh ăn uống và răng miệng cho trẻ thường xuyên để tránh nhiễm trùng.

    Theo Thanh Loan (Khám phá
     
  20. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    [h=1]Quá dễ để sinh ra một em bé thông minh[/h]



    Hầu hết các mẹ bầu đều biết rằng chế độ dinh dưỡng là đặc biệt quan trọng trong thai kỳ bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất cũng như tinh thần em bé. Tuy nhiên ăn những thực phẩm nào để trí não của con trẻ phát triển vượt trội thì không phải ai cũng rõ.


    Một chế độ ăn uống cân bằng cộng với việc chọn lựa những đồ ăn chứa nhiều axit béo omega-3, axit folic, sắt… sẽ giúp não bộ thai nhi phát triển tốt nhất.


    Dưới đây là 4 quy tắc ăn uống mẹ phải nhớ để sinh ra một đứa con “thông minh hơn người”:


    Ưu tiên số 1: Cá


    Cá, dầu cá có chứa lượng axit béo omega-3 dồi dào rất quan trọng cho sự phát triển não bộ của trẻ. Trong một nghiên cứu được thực hiện năm 2007 với 12.000 phụ nữ mang thai cho ra kết quả: trẻ được sinh ra từ các bà mẹ ăn ít hơn 2 khẩu phần cá mỗi tuần có số điểm thấp hơn trong các bài kiểm tra về trí thông minh, hành vi… so với những bé được sinh ra từ những mẹ ăn nhiều hơn 2 khẩu phần cá mỗi tuần.


    Tuy nhiên mẹ bầu cũng cần tránh những loại cá lớn có chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá kình… Viên nang dầu cá cũng là một sự thay thế tốt cho những mẹ bầu không thể ăn được cá.


    [​IMG]

    Trứng – chớ bỏ qua!


    Trứng là nguồn thực phẩm chứa lượng choline giúp thúc đẩy các chức năng của não và sự ghi nhớ của trẻ. Mẹ ăn hai quả trứng mỗi ngày sẽ cung cấp gần đủ lượng choline cần thiết mỗi ngày trong thai kỳ.
    Ngoài ra, trứng còn rất giàu protein, sắt – hai dưỡng chất này vô cùng quan trọng giúp thúc đẩy sự tăng cân ở thai nhi, ngăn ngừa nguy cơ sinh con nhẹ cân và trẻ có chỉ số IQ thấp.


    Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

    Trái cây và rau quả tươi có chứa chất chống oxy hóa sẽ giúp bảo vệ não bé khỏi hư hại do những yếu tố bên ngoài tác động tới. Vì vậy mẹ bầu nên chọn những loại quả có màu đậm như việt quất, cà chua, cải xoăn… Nếu mẹ có cảm giác buồn nôn, ốm nghén khó ăn uống thì có thể ép những loại hoa quả trên thành nước để dễ dàng nạp vào cơ thể hơn.


    Ăn đủ nhưng không quá nhiều


    Có lẽ yếu tố quan trọng nhất phải kể đến khi chọn lựa thực phẩm cho não bé không phải là những gì bạn ăn mà đó là bạn ăn bao nhiêu. Lượng thực phẩm mẹ ăn có thể tạo ra sự khác biệt trong quá trình phát triển, kết nối của các tế bào não thai nhi.


    Mặt khác, việc tăng cân quá nhiều trong tahi kỳ cũng có thể dẫn đến triệu chứng sinh non, tạo ra các hành vi không tốt ở trẻ. Phụ nữ mang thai được khuyến nghị chỉ cần tăng thêm 300 calo mỗi ngày là đủ.



    Theo Minh Phương/ Livestrong (Khám phá)
     

Chia sẻ trang này