Thông tin: Những loại vắc-xin cần tiêm cho trẻ sơ sinh

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Ngựa Con Của Mẹ, 3/12/2014.

  1. Ngựa Con Của Mẹ

    Ngựa Con Của Mẹ Thành viên tích cực

    Tham gia:
    6/10/2014
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    28
    Các bà mẹ đều cảm thấy khá đau lòng khi nhìn con bị kim tiêm vào người và còn tệ hơn nữa là phải nghe bé khóc, nhưng tiêm chủng là một việc rất quan trọng cho sức khỏe của trẻ sơ sinh.

    [​IMG]

    Nếu bé bệnh nặng, bác sĩ có thể thay đổi lịch tiêm chủng. Nếu không, bé nên thực hiện việc chủng ngừa thường xuyên theo lịch cơ bản. Mặc dù một số bé có thể phải chịu những phản ứng nhẹ từ việc chủng ngừa, rất ít trẻ bị bệnh nghiêm trọng, và các bác sĩ Nhi khoa sẽ trấn an bạn bằng lợi ích của việc có kháng thể (cần thiết để chống lại nhiễm trùng) vượt xa những nguy cơ mà bé có thể bị từ các mũi tiêm chủng.

    Chính xác mũi tiêm có thể bảo vệ bé khỏi những bệnh gì? Từ Viện hàn lâm Bác sĩ Nhi khoa Hoa Kỳ, chúng tôi có được danh sách như sau:

    Vắc-xin viêm gan B (HepB)


    Giúp ngăn ngừa: Viêm gan B, một bệnh gan mãn tính có thể dẫn đến xơ gan và ung thư.

    Thời điểm tiêm ngừa cho bé: Mũi đầu tiên cần được tiêm trước khi bé xuất viện sau khi sinh. Mũi thứ hai có thể vào khoảng 1 đến 2 tháng tuổi. Nếu vì một lý do nào đó mà bé không được tiêm văc-xin viêm gan B ở bệnh viện, bé sẽ cần 3 mũi: lúc 0, 1 và 6 tháng tuổi, và mũi cuối cùng sẽ được kiểm soát khi bé dưới 24 tháng tuổi.

    Nếu mẹ có kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg) dương tính, bé nên tiêm loại vắc-xin chống viêm gan B và miễn dịch Globulin trong vòng 12 giờ sau khi sinh. Ngoài ra, bé cũng sẽ cần được tiêm thêm 3 mũi vắc-xin nữa sau đó giữa khoảng 9 và 18 tháng tuổi, cũng như cần phải được xét nghiệm HBsAg và kháng thể chống lại HBsAg trong 1 đến 2 tháng sau khi hoàn thành tiêm chủng loại vắc-xin này.

    Tác dụng phụ có thể xảy ra: Đau nhức và bị kích ứng

    Vắc-xin Rotavirus (RV)

    Giúp ngăn ngừa: Rotavirus, nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tiêu chảy và nôn mửa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể gây ra mất nước nghiêm trọng ở trẻ nhỏ. Loại vắc-xin này không cần phải chích mà được đưa trực tiếp vào cơ thể bé thông qua dạng thuốc uống.

    Thời điểm cho bé uống vắc-xin: Giữa 2 và 4 tháng tuổi, với 2 đến 3 liều, tùy thuộc vào nhãn hiệu vắc-xin bé uống. Bé cũng có thể cần thêm một liều nữa lúc 6 tháng, vì vậy hãy kiểm tra với bác sĩ.

    Tác dụng phụ có thể xảy ra: Kích ứng, và vài bé có thể bị tiêu chảy và ói mửa nhẹ, tạm thời.

    Vắc-xin bạch hầu, biến độc tố uốn ván, và ho gà vô bào (DTaP)

    Giúp ngăn ngừa: Đây là một loại vắc-xin tổng hợp giúp chống lại các bệnh như bạch hầu, ho gà và uốn ván. Bạch hầu từng là nguyên nhấn chính gây ra bệnh tật và tử vong ở trẻ em. Hiện nay, nhờ vào loại vắc-xin này mà căn bệnh chỉ xuất hiện một vài trường hợp một năm. Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng gây ra đau đớn thắt chặt ở cơ hàm. Ho gà là loại nhiễm trùng đường hô hấp rất dễ lây.

    Thời điểm tiêm ngừa cho bé: Vào 2 tháng, 4 và 6 tháng, giữa 15 đến 18 tháng, và từ 4 đến 6 tuổi.
    Tác dụng phụ có thể xảy ra: Đau, sưng tấy, đỏ, sốt, chán ăn trong vòng hai ngày kể từ ngày được tiêm ngừa.

    Vắc-xin liên hợp Haemophilus Influenzae loại B (Hib)

    Giúp ngăn ngừa: Bệnh Hib, có thể bạn chưa nghe tới bệnh này, nhưng đây là căn bệnh gây ra nhiều tác hại. Hib là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viên màng não do vi khuẩn ở trẻ em trước khi loại vắc-xin này được phát triển. Trẻ bị Hib có thể bị tổn thương não vĩnh viễn hoặc những biến chứng nghiêm trọng, như là viêm phổi.

    Thời điểm tiêm ngừa cho bé: Khi bé được 2 tháng, 4 tháng và 6 tháng tuổi, và giữa 12 và 15 tháng.

    Tác dụng phụ có thể xảy ra: Sốt, tấy đỏ và/hoặc đau nhức ngay tại vết tiêm.

    Vắc-xin chủng ngừa phế cầu khuẩn (PCV13)

    Giúp ngăn ngừa: Vi khuẩn phế cầu, một căn bệnh có thể nghiêm trọng và thậm chí dẫn đến tử vong. Vi khuẩn phế cầu còn có thể gây ra nhiễm trùng máu, nhiễm trùng tai, viêm màng não và viêm phổi ở trẻ em. Vắc-xin này giúp bảo vệ trẻ trong 3 năm, khi chúng dễ bị tấn công bởi căn bệnh này nhất.

    Thời điểm tiêm ngừa cho bé: Lúc 2 tháng, 4 tháng, và 6 tháng tuổi, và một mũi nhắc lại vào giữa 12 và 15 tháng.

    Tác dụng phụ có thể xảy ra: Sốt nhẹ, đỏ tấy, đau nhức tại vết tiêm.

    Vắc-xin ngừa poliovirus bất hoạt (IPV)

    Giúp ngăn ngừa: Bại liệt, một dịch bệnh lan rộng gây thiệt mạng và làm hàng ngàn người bị tê liệt.

    Thời điểm tiêm ngừa cho bé: Vào lúc 2 tháng, 4 tháng, 6 và 18 tháng, và lúc 4 và 6 tuổi.

    Tác dụng phụ có thể xảy ra: Đau nhức hoặc tỏ tấy gần vết tiêm, đôi khi xảy ra phản ứng dị ứng.

    Vắc-xin cúm bất hoạt

    Giúp ngăn ngừa: Bệnh cúm, đây là căn bệnh mà theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh là nguy hiểm với trẻ nhỏ hơn cả cảm lạnh thông thường. Các chủng có trong văc-xin từ 2012 đến 2013 là virus H1N1, H3N2 và cúm B.

    Thời điểm tiêm ngừa cho bé: Hằng năm, từ khi bé được 6 tháng tuổi.

    Tác dụng phụ có thể xảy ra: Sốt, nhức mỏi, đau nhức, tấy đỏ hoặc sưng tại chỗ tiêm.

    Vắc-xin sởi, quai bị và Rubella (MMR)

    Giúp ngăn ngừa: Sởi, quai bị và Rubella, những căn bệnh nguy hiểm, gây phát ban và sốt, có thể dẫn đến những bệnh nghiêm trọng như viêm phổi, viêm màng não, co giật và điếc.

    Thời điểm tiêm ngừa cho bé: Một mũi từ 12 đến 15 tháng và mũi thứ hai lúc 4 đến 6 tuổi.

    Tác dụng phụ có thể xảy ra: Phát ban, sốt nhẹ, đau khớp, sưng ở cổ và các tuyến nước bọt trong 1 hoặc 2 tuần sau khi tiêm.

    Vắc xin ngừa thủy đậu

    Giúp ngăn ngừa: Thủy đậu, tuy vài người đã tiêm vắc-xin vẫn có thể bị bệnh, nhưng thường rất nhẹ và thời gian phục hồi rất nhanh. Dấu hiệu của bệnh thủy đậu là sốt và phát ban nặng. Các biến chứng từ thủy đậu bao gồm nhiễm trùm da, sưng não và viêm phổi. Nhiều nước hiện nay yêu cầu trẻ nhỏ tiêm ngừa vắc-xin này trước khi đi học. Loại vắc-xin này được khuyến khích sử dụng vì hậu quả nếu bé bị nhiễm bệnh vẫn sẽ nhẹ hơn nếu bé được tiêm ngừa, và sẽ phải nghỉ học ít hơn, cộng thêm nó giúp chống lại những nhiễm trùng nghiêm trọng.

    Thời điểm tiêm ngừa cho bé: Một mũi lúc 12 đến 15 tháng và mũi thứ hai lúc 4 đến 6 tuổi.

    Tác dụng phụ có thể xảy ra: Đau nhức hoặc sưng tại vết tiêm, sốt nhẹ, phát ban.

    Vắc-xin ngừa viêm gan A

    Giúp ngăn ngừa: Nó giúp chống lại viêm gan A, một căn bệnh gây viêm gan. Trẻ nhỏ có thể chưa có triệu chứng, vì vậy căn bệnh thường xuyên không được phát hiện cho tới khi người chăm sóc trẻ bị bệnh.

    Thời điểm tiêm ngừa cho bé: Một mũi lúc 12 đến 23 tháng và mũi thứ hai sau đó 6 tháng.

    Tác dụng phụ có thể xảy ra: Đau nhức tại vết tiêm, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi.

    Vắc-xin kết hợp ngừa viêm màng não cầu khuẩn (MCV4)

    Giúp ngăn ngừa: Bệnh viêm màng não cầu - chứng bệnh có thể gây ra viêm màng não, nhiễm trùng máu và những nhiễm trùng khác. Trẻ sơ sinh dưới một tuổi và tân sinh viên đại học sống trong ký túc xá là những người nhạy cảm nhất, dễ mắc bệnh này nhất. Loại vắc-xin này bảo vệ bé chống lại vi khuẩn bệnh này.

    Thời điểm tiêm ngừa cho bé:
    Người ta khuyến khích tiêm ngừa 2 mũi cho trẻ có nguy cơ cao, giữa 9 đến 23 tháng tuổi. Trẻ em và trẻ vị thành niên từ 11 đến 18 tuổi cần được tiêm 2 mũi vắc-xin này (mũi đầu lúc 11 hoặc 12 tuổi, và một mũi nhắc lại lúc 16 tuổi).

    Tác dụng phụ có thể xảy ra: Tấy đỏ và đau nhức tại vết nhức. Rất ít người có thể bị sốt.

    Nguồn: Phunuvagiadinh
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Ngựa Con Của Mẹ
    Đang tải...


Chia sẻ trang này