Thông tin: Các nghiên cứu về tác dụng của cây Salacia Reticulata đối với bệnh tiểu đường, béo phí và

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi Iono Vietnam, 24/12/2014.

  1. Iono Vietnam

    Iono Vietnam Tomi Vu

    Tham gia:
    16/4/2014
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Phần I: Một số thông tin cở bản về Salacia Reticulata.

    Salacia Reticulata (S. Reticulata) là một loại cây bụi leo thân gỗ lớn tự nhiên tìm thấy ở Sri Lanka và khu vực phía Nam của Ấn Độ. Nó được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh tiểu đường, rối loạn quá trình chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo do thiếu tuyệt đối, tương đối tiết insulin và có/không có mức độ kháng insulin khác nhau. Rễ của S. Reticulata cũng được sử dụng trong điều trị bệnh lậu, bệnh thấp khớp, bệnh ngoài da, bệnh trĩ, ngứa và sưng, hen suyễn, chứng khát và đau khi đến kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Sự hiện diện của mangiferin, kotalanol và salacinol được xác định là thành phần trị đái tháo đường của S. Reticulata. Thành phần hóa học như 1,3-diketones, dulcitol và leucopelargonidin, iguesterin, epicatechin, phlobatannin và tannin glycosidal, triterpenes, và 30-hydroxy-20 (30) dihydroisoiguesterin, hydroxyferruginol, acid lambertic, kotalagen 16-acetate, 26- hydroxy-1,3-friedelanedione, acid maytenfolic cũng đã được phát hiện trong gốc rễ của S. Reticulata. Quá trình trị đái tháo đường của Salacia Reticulata là do các hoạt động ức chế của enzyme trong ruột (α-glucosidase và α-amylase). Sự ức chế enzyme trong ruột làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu và ức chế tăng đường huyết sau ăn, dẫn đến cải thiện kiểm soát đường huyết. Hơn nữa, Mangiferin đã được báo cáo là ức chế hoạt động aldose reductase giúp trì hoãn việc khởi phát hoặc tiến triển của các biến chứng tiểu đường. Tiểu đường bây giờ đã trở thành đại dịch ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới, và rất khó để kiểm soát được biến chứng bệnh tiểu đường do nhiều yếu tố khác nhau liên quan tới gene và môi trường. Vì vậy, nỗ lực để tìm ra phương pháp điều trị mới nhằm vào các mục tiêu đa dạng mà đã trở thành một hình mẫu mới trong nghiên cứu thuốc. Trong bối cảnh này, những khám phá về S. Reticulata đã dẫn đến tăng mức tiêu thụ loại thực vật Salacia Reticulata trên thế giới và nó đã trở thành một đề tài nghiên cứu rộng trong việc kiểm soát theo dõi bệnh tiểu đường.

    Continue....
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Iono Vietnam
    Đang tải...


  2. bemapnamdinh

    bemapnamdinh Thành viên tập sự

    Tham gia:
    24/12/2014
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Các nghiên cứu về tác dụng của cây Salacia Reticulata đối với bệnh tiểu đường, béo phí

    Thông tin mới, đánh dấu để cập nhật. :)
     
  3. Iono Vietnam

    Iono Vietnam Tomi Vu

    Tham gia:
    16/4/2014
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Các nghiên cứu về tác dụng của cây Salacia Reticulata đối với bệnh tiểu đường, béo phí

    Phần 2: Salacia Reticulata Bệnh tiểu đường.
    Kothala Himbutu (Salacia Reticulata) được biết đến rộng rãi đối với tác dụng trị đái tháo đường đã được nghiên cứu tại Nhật Bản và Hoa Kỳ đồng thời được cấp bằng sáng chế (Pushpakumara et al. 2002). Trong thời gian này, những khám phá về S. Reticulata đặc trị hiệu quả bệnh tiểu đường đã dẫn đến tăng mức tiêu thụ của nó trên thế giới và loại cây này đã trở thành một đề tài nghiên cứu sâu rộng để kiểm soát theo dõi bệnh tiểu đường. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, việc thương mại hóa và nghiên cứu về S. Reticulata là tối quan trọng.
    Tiểu đường là rối loạn mãn tính trong quá trình chuyển hóa car-bohydrates, protein và chất béo do thiếu tuyệt đối hay tương đối tiết insulin và có/không có mức độ kháng insulin khác nhau (Barar 2000; Yoshino et al 2009). Tiểu đường bây giờ đã trở thành một đại dịch ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới (Torben 2002) và Tổ chức Y tế Thế giới dự đoán rằng số lượng người bị bệnh tiểu đường có thể tăng nhiều lần trong tương lai gần. Bệnh tiểu đường có thể được định nghĩa như là một căn bệnh mà cơ thể sản xuất ít insulin hay ngừng sản xuất insulin và dần dần trở nên đề kháng với việc sản xuất Insulin (Ranjan và Ramanujam 2002). Vì vậy bệnh tiểu đường có thể được phân loại thành hai nhóm: Type I (bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin) và Type II (bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin).
    Cây thuốc S. Reticulata từ thời xa xưa đã được sử dụng trong việc kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Theo nghiên cứu gần đây, hơn 800 cây trồng được cho là có đặc tính chống bệnh tiểu đường (Eddouks và Maghrani 2004). Tác dụng hạ đường huyết của các sản phẩm thảo dược có chứa S. Reticulata đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học (Collene et al 2005;. Heacock et al 2005; Jayawardena et al 2005; Et al 2000 Kajimo-to). Rễ và thân của S. reticulata và rễ của S. Oblonga đã được sử dụng rộng rãi để điều trị bệnh thấp khớp, bệnh lậu, bệnh ngoài da, và đặc biệt là một giải pháp khắc phục cụ thể cho giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường trong bài thuốc y học cổ truyền Ayuverdic của Ấn Độ (Matsuda et al 2002;. Yoshino et al 2009). Theo Kumar (2000), có hai loại cây ở Sri Lanka (Salacia Reticulata và Salacia Prinoides) được cấp bằng sáng chế là có dược tính để giúp sản xuất thuốc chống đái tháo đường. Gần đây, loài Salacia đã được tiêu thụ rộng rãi ở Nhật Bản, Hoa Kỳ và các nước khác như là một thực phẩm bổ sung cho công tác phòng chống bệnh béo phì và tiểu đường, cũng như là đối tượng của nghiên cứu rộng rãi cho việc kiểm soát theo dõi bệnh tiểu đường (Heet al 2009. Yuhao et al. 2008).

    Continue....
    Dịch bởi: IONO VietNam
    Nguồn: Tropical Agricultural Research & Extension 13(2): 2010
     
  4. Iono Vietnam

    Iono Vietnam Tomi Vu

    Tham gia:
    16/4/2014
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Các nghiên cứu về tác dụng của cây Salacia Reticulata đối với bệnh tiểu đường, béo phí

    PHẦN 3: TÁC DỤNG VÀ DƯỢC TÍNH CỦA SALACIA RETICULATA.
    Rễ của S. Reticulata được sử dụng trong điều trị ngứa và sưng, hen suyễn, chứng khát, đau bụng kinh và thống kinh (Tissera và Tha-brew 2001). Rễ hăng, chát, đắng, sinh nhiệt, tiết niệu, làm giảm đau, chống viêm (Nadkarni 1993). Các rễ và thân của S. Reticulata đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh tiểu đường và béo phì (Im et al 2008;.. Li et al 2008), bệnh lậu và bệnh thấp khớp (. Im et al 2008), bệnh ngoài da (Im et al . 2008; Matsuda et al 2002) và bệnh trĩ (Nadkarni 1993). Ngoài ra, chiết xuất nước của lá của S. Reticulata có thể có lợi cho việc phòng chống bệnh tiểu đường và béo phì gồm nhiều tác dụng đa dạng như khả năng tăng nồng độ insulin huyết tương và giảm nồng độ lipid peroxide của thận (Yoshino et al. 2009). Thêm vào đó, S. Reticulata được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị hoặc ngăn ngừa nhiều bệnh rối loạn khác, tuy nhiên, thiếu cơ sở dữ liệu về thông tin này. Các bác sỹ y học cổ truyền dường như đã phát triển một hệ thống mà họ tìm thấy những bộ phận của các loại cây có tác dụng hiệu quả nhất cho nhiều mục đích chăm sóc sức khỏe khác nhau và tiếp tục sử dụng chúng ngay cả khi không đưa ra được bằng chứng được chứng minh thông qua các thử nghiệm lâm sàng tiêu chuẩn.
    Kajimoto et al. (2000) đã báo cáo rằng một nghiên cứu thử thuốc lâm sàng có đối chứng giả dược, “mù đôi” (Để bảo đảm tính khách quan trong khi thẩm định quá trình tiến triển của bệnh nhân, bác sĩ không biết bệnh nhân đang nhận thuốc thật hay giả. Bệnh nhân cũng không biết mình dùng thuốc thật hay giả. Trong nhóm nghiên cứu, chỉ có một nhà nghiên cứu độc lập có danh sách bệnh nhân nhận thuốc nào, và chính nhà nghiên cứu này phân tích dữ kiện và căn cứu vào các dữ kiện này để đánh giá sự hữu hiệu của thuốc) được thực hiện tại Nhật Bản dẫn đến kết quả giảm đáng kể lượng đường trong máu ở người bị bệnh tiểu đường Tuýp II khi họ sử dụng chiết xuất từ S. Reticulata trong chế độ ăn uống. Trong một thử nghiệm dung nạp sucroza (loại carbonhydrate gồm có glucose và fructose) thực hiện trên những tình nguyện viên, việc điều trị ban đầu sử dụng dung dịch nước của S. Reticulata trước khi dung nạp sucroza đã ức chế hiệu quả việc tăng đường huyết sau ăn (Shimoda et al 1998;. Tanimura et al 2005.). Chiết xuất nước từ lá S. Reticulata cũng có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường và béo phì tương tự như của rễ và thân cây (Yoshino et al. 2009). Mangiferin, một trong những thành phần chính trong các loài Salacia (Li et al. 2004), đã được báo cáo là chứa chất ức chế α-glucosidase mạnh đã được chứng minh có tác dụng ức chế sự gia tăng nồng độ glucose huyết thanh (Yoshikawa et al. 1997, 1998, 2001). Chiết xuất dung dịch nước của S. Reticulata ức chế mạnh các hoạt động của α-glucosidase và α-amylase, nhưng không ức chế các hoạt động của β-glucosidase (Shimoda et al. 1998). Chiết xuất từ rễ S. Oblonga làm giảm đường huyết và insulin huyết ở những bệnh nhân tiểu đường Tuýp II sau bữa ăn có lượng carbonhydrate cao (Williams et al. 2007). Sự đông tụ chiết xuất từ rễ S. Oblonga độc lập ức chế hoạt động của α-glucosidase trong ống nghiệm (Li et al. 2004). S. Chinensis cũng cho thấy hoạt động ức chế α-glucosidase (Yoshikawa et al. 2003). Các enzyme trong ruột α-glucosidase và α-amylase phá vỡ tinh bột, dextrin, maltose và sucrose thành các monosaccharide có thể hấp thụ được, do đó, ta có thể thấy rằng đặc tính điều trị đái tháo đường của S. Reticulata là phần nào do hoạt động ức chế α-glucosidase tại đường ruột (Yuhao et al. 2008). Hơn nữa, sự ức chế các enzyme trên trì hoãn sự hấp thu đường glucose vào máu và ức chế tăng đường huyết sau ăn, dẫn đến cải thiện việc kiểm soát đường huyết (Heacock et al. 2005).
    Ngoài ra, mangiferin có thể kích hoạt các hoạt động phản ứng lucifeare PPAR-α trong 293 tế bào thận chưa phát triển và tăng sự biểu hiện lipoprotein lipase PPAR-α phụ thuộc và hoạt động trong THP-1 có nguồn gốc đại thực bào (Huang et al. 2006). Hợp chất này cũng có thể ức chế hoạt động reductase aldoza, do đó trì hoãn việc khởi phát hoặc tiến triển của các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra (Yoshikawa et al. 2001).

    CONTINUE....
     
    lananhhnbemapnamdinh thích.
  5. mebe_shushi

    mebe_shushi Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    22/12/2014
    Bài viết:
    2,928
    Đã được thích:
    489
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Các nghiên cứu về tác dụng của cây Salacia Reticulata đối với bệnh tiểu đường, béo phí

    Oánh dấu thông tin hữu ichs giới thiệu cho ông bà nhà mình
     
  6. lananhhn

    lananhhn Thành viên tập sự

    Tham gia:
    25/12/2014
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Các nghiên cứu về tác dụng của cây Salacia Reticulata đối với bệnh tiểu đường, béo phí

    Cây quý dành cho tiểu đường, oánh dấu cái :)
     
  7. Iono Vietnam

    Iono Vietnam Tomi Vu

    Tham gia:
    16/4/2014
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Các nghiên cứu về tác dụng của cây Salacia Reticulata đối với bệnh tiểu đường, béo phí

    PHẦN 4: SỰ AN TOÀN CỦA SALACIA RETICULATA ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG.

    Sự an toàn của các chất chiết xuất từ các loài Salacia đã được khẳng định bởi các cuộc điều tra về độc gen và độc tính cận mãn tính,…. (Wolf và Weisbrode 2003). Xét nghiệm đột biến nghịch, sai lệch nhiễm sắc thể, nhân sinh sản chuột đã được thực hiện để đánh giá khả năng bị độc gen của chiết xuất từ rễ Salacia Reticulata và không độc gen nào dưới những điều kiện xét nghiệm đột biến nghịch và nhân sinh sản chuột được phát hiện, nhưng lại có kết quả dương tính nhẹ đối với sai lệch nhiễm sắc thể (Flammang et al. 2006) Không có trường hợp tử vong hoặc bất thường trong những biểu hiện bệnh lý đã được quan sát từ một thử nghiệm độc tính liều cao được thực hiện trên chuột và không có tế bào bị sai lệch nhiễm sắc thể trong một thử nghiệm sai lệch nhiễm sắc thể sử dụng các tế bào của động vật có vú (CHL / IU). Như vậy, S. Reticulata không có độc tính cấp tính hoặc gây đột biến gen (Shimoda et al. 1999). Hơn nữa, việc dùng các chiết xuất từ rễ S. Reticulata trong thời kỳ đầu hoặc giữa thai kỳ không có ảnh hưởng đến sự sinh sản, mô cấy tử cung, chỉ số cấy ghép, chỉ số thai nghén (Ratnasooriya et al., 2003). Tuy nhiên, vì nó có thể gây ra một mối đe dọa đáng kể tới sự thụ thai thành công, những phụ nữ có thai bị biến chứng bởi tiểu đường nên tránh sử dụng các chiết xuất từ S. Reticulata (Ratnasooriya et al. 2003). Mặc dù nhiều nghiên cứu về độc tố thực hiện với động vật gặm nhấm đã chứng minh rằng không có tác dụng nghiêm trọng của S. Reticulata, các thử nghiệm lâm sàng là rất quan trọng để tiếp tục khẳng định sự an toàn khi sử dụng chiết xuất Salacia. Các bằng chứng nghiên cứu cho thấy rằng thảo dược này đáp ứng một chiến lược đa mục tiêu trong việc phòng ngừa, điều trị bệnh tiểu đường và béo phì.

    CONTINUE....
     
    Chuyen hang Nhat thích bài này.
  8. Heracare

    Heracare Thành viên chính thức

    Tham gia:
    11/11/2014
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Các nghiên cứu về tác dụng của cây Salacia Reticulata đối với bệnh tiểu đường, béo phí

    Trong bối cảnh này, những khám phá về S. Reticulata đã dẫn đến tăng mức tiêu thụ loại thực vật Salacia Reticulata trên thế giới và nó đã trở thành một đề tài nghiên cứu rộng trong việc kiểm soát theo dõi bệnh tiểu đường.
     

Chia sẻ trang này