Khác: 40 tuần mang thai: phát triển thai nhi và chia sẻ kinh nghiệm với bố mẹ tương lai

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi d_v_b, 26/7/2010.

Tags:
  1. d_v_b

    d_v_b Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    23/5/2010
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    74
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: 40 tuần mang thai: phát triển thai nhi và chia sẻ kinh nghiệm với bố mẹ tương lai

    Mang thai tuần thứ 21
    [​IMG]
    1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
    Nếu bạn để ngón tay trên rốn khoảng hơn 1cm, bạn có thể cảm nhận được tử cung của bạn. Phần lớn những người bạn mà bạn gặp sẽ nhận ra là bạn đang mong chờ đứa bé đến mức nào. Nếu bạn thấy cổ chân và bàn chân bị phù vào cuối ngày, hãy cố gắng dành thời gian hai lần mỗi ngày để ngồi thư giãn. Nếu da bạn nhờn và nổi những vết mẩn đỏ trên da mặt và những phần khác trên cơ thể, hãy rửa mặt hai lần một ngày với nước và xà phòng có thành phần tẩy rửa dịu nhẹ.

    Nhiều phụ nữ thích nhất thời điểm mang thai này. Họ đã trải qua các triệu chứng thai kỳ khó chịu đầu tiên và lúc này thai không quá lớn nên không gây bất tiện. Hãy cố gắng nghỉ ngơi và tận hưởng niềm vui lúc này.

    2. Bé to chừng nào?

    Con bạn dài khoảng 22cm (8.5 inches) và cân nặng khoảng 340g (12 ounces).

    3. Bé thay đổi thế nào?
    Mí mắt của bé đã hình thành trong tuần thai này và bé luôn cựa quậy và nuốt nước ối. Bạn hầu như có thể cảm nhận được mọi cử động của bé và nhận ra là "lịch hoạt động " của bé có khi hoàn toàn chẳng giống của bạn. Khi bé nuốt nước ối, đường tiêu hóa tiếp tục hoàn thiện. Bé cũng nhận được một ít lượng calorie từ nước ối. Nếu thai nhi là một bé gái thì âm đạo đã hình thành đầy đủ nhưng vẫn tiếp tục phát triển cho tới lúc sinh.

    4. Tuần thai này bạn nên làm gì?
    Khi bạn tăng nhiều kg trong suốt thai kỳ, bạn có thể thấy các mạch máu bắt đầu sưng phồng với mức độ khác nhau, xuất hiện ở hầu hết phụ nữ mang thai. Điều này chủ yếu xảy ra ở chân nhưng cũng có thể xảy ra ở âm hộ và hậu môn. Sức ép từ tử cung đang lớn dần và sự thay đổi lưu lượng máu có thể làm cho tình trạng mạch máu tồi tệ hơn.

    Một số phụ nữ thấy có những đốm bầm tím không đau trên chân, trong khi những người khác có những mạch máu sưng ngày càng gây đau đớn hơn. Sự sưng tấy sẽ biến mất sau khi sinh nhưng những mạch máu sưng phù sẽ không mất hẳn lúc đó.

    5. Để thai kỳ thoải mái hơn
    Viêm nhiễm đường tiểu (UTI) hay viêm bàng quang là một dạng nhiễm trùng đường tiểu. UTI thường xảy ra trong suốt thai kỳ vì những thay đổi trong đường tiểu. Vì tử cung nằm đè ngay trên bàng quang nên khi nó lớn dần, trọng lượng của nó có thể gây nghẽn đường thoát nước tiểu gây ra nhiễm trùng. Nếu UTI không được chữa trị, nó có thể dẫn đến viêm thận.
    Bạn có thể làm giảm khả năng bị UTI bằng cách:

    * Uống 6-8 ly nước mỗi ngày
    * Sau khi tiểu tiện, lau khô từ trước ra sau.
    * Đi tiểu trước và sau khi giao hợp.
    * Tránh mặc quần dài ôm sát
    * Mặc đồ lót bằng coton hoặc có đáy bằng coton hoặc quần bó mỏng.

    6. Dành cho ba của bé

    Chắc bạn đã biết là mình có thể làm tăng khả năng nhiễm UTI cho vợ ? Viêm nhiễm đường tiểu phát triển do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiểu ngay trên vùng âm đạo và thường xảy ra qua những lần giao hợp vợ chồng. Bạn có thể giúp tránh đưa vi khuẩn vào bằng cách đi tiểu trước khi quan hệ và cũng nhắc vợ nên đi tiểu trước và sau giao hợp. Những chuyện nhỏ thế này có thể giúp tránh đau đớn và không thoải mái do UTI gây ra.
     
    Đang tải...


    Các chủ đề tương tự:

    Dust1506 thích bài này.
  2. d_v_b

    d_v_b Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    23/5/2010
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    74
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: 40 tuần mang thai: phát triển thai nhi và chia sẻ kinh nghiệm với bố mẹ tương lai

    Mang thai tuần thứ 22
    [​IMG]
    1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
    Bạn có thể cảm nhận đỉnh tử cung to ra khoảng gần 2cm phía trên rốn. Như chúng ta đã nói ở tuần thai trước, nhiều phụ nữ coi tuần này là giai đoạn thoải mái nhất trong suốt thời gian mang thai.

    2. Bé to chừng nào?
    Bé dài xấp xỉ 23cm (9 inches) và cân nặng gần 400g (14 ounces).

    3. Bé thay đổi thế nào?
    Bé có hình dáng khá giống với một em bé sơ sinh nhưng vẫn còn rất nhỏ. Sự phát triển sẽ tiếp tục diễn ra trong 18 tuần sau. Làn da của bé trông nhăn nheo do bé chưa đạt đủ cân nặng. Môi đang phát triển rõ rệt hơn. Mắt đã hoàn chỉnh đầy đủ nhưng lòng đen vẫn chưa có màu. Lông mi và lông mày đã mọc. Tuyến tụy đang tiếp tục hoàn chỉnh.

    4. Tuần thai này bạn nên làm gì?
    Nếu bạn vẫn chưa sắp xếp dự một lớp học về giáo dục sinh sản thì đây là lúc nên làm điều đó. Các lớp học này cung cấp thông tin chính xác về những gì xảy ra trong suốt thời gian mang thai và lúc sinh nở, chỉ dẫn những kỹ thuật nghỉ ngơi thư giãn lúc sắp sinh, giúp hộ sinh hiểu vai trò của họ và cho bạn cơ hội chuyện trò với những cặp vợ chồng sắp có con khác. Cố gắng học xong khoá học chậm nhất là vào cuối tuần thứ 37 để đảm bảo hoàn tất trước khi sinh. Bệnh viện, trung tâm gíao dục cộng đồng và những phòng khám phụ khoa thường mở những lớp như thế.

    5. Để thai kỳ thoải mái hơn

    Nhiều phụ nữ bắt đầu lo lắng về khả năng sinh con thiếu tháng, đặc biệt khi họ chịu đựng sự đau vùng bụng dưới, đau lưng âm ỉ, sức ép đè nặng lên vùng khung chậu, những cơn đau đột ngột và sự thay đổi trong tiết dịch âm đạo. Những triệu chứng này có thể là bình thường hoặc báo hiệu nguy cơ sinh non.

    Ngày nay người ta tiến hành xét nghiệm tìm protein Fibronectin trong túi nước ối và màng thai ở phụ nữ mang thai để xem có dấu hiệu sinh non không. Tuy nhiên loại protein này biến mất sau tuần thai thứ 22 và không xuất hiện lại cho đến tuần thứ 38. Nếu protein này có ở chất dịch âm đạo ở phụ nữ mang thai trong khoảng tuần 22 đến tuần 38 thì nguy cơ sinh non cao. Ngược lại nếu không có thì họ sẽ không sinh con trong 2 tuần tới. Xét nghiệm này được tiến hành giống như xét nghiệm Pap Smear (trích ra một lượng nhỏ các mô trong ống tử cung để xét nghiệm tế bào ung thư), kết quả có trong vòng 24 giờ.

    6. Dành cho ba của bé
    Hãy cùng làm điều gì khó thực hiện khi bé chào đời, có thể là cùng đi xem phim, hoặc đi bộ đường dài hoặc trải qua một ngày trên bãi biển, chỉ cần đó hoạt động mà bạn và vợ thấy thích và cảm thấy vui vẻ.
     
    Dust1506me cua mit thích.
  3. d_v_b

    d_v_b Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    23/5/2010
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    74
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: 40 tuần mang thai: phát triển thai nhi và chia sẻ kinh nghiệm với bố mẹ tương lai

    Mang thai tuần thứ 23
    [​IMG]
    1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
    Tử cung của bạn to ra gần 4cm trên rốn và cân nặng của bạn tăng thêm 6-8 kg. Bạn bè và gia đình có thể nói sao mà bụng bạn to quá hay nhỏ quá ở tuần thai này. Hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi thay đổi chế độ ăn của bạn.

    Vì tử cung nằm đè lên trên bàng quang nên bạn có thể đi tiểu rắt ra quần lót. Đôi khi khó phân biệt đó là nước tiểu hay là nước ối. Nếu các mô tế bào thai bị vỡ, nước ối sẽ rỉ ra và không có mùi. Hiện tượng này xảy ra với tia nước nhỏ phụt ra hoặc dịch rỉ ra từ từ. Nếu có hiện tượng này, cần phải xác định xem nó có mùi nước tiểu hay không mùi. Nếu đó không phải là nước tiểu, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức.

    2. Bé to chừng nào?
    Bé đã đạt cân nặng khoảng 450g (1 pound) và dài xấp xỉ 25cm (10 inches).

    3. Bé thay đổi thế nào?
    Bé tiếp tục lớn nhưng phải đến vài tuần nữa bé mới thật sự to ra. Lông tơ phủ khắp cơ thể bé, màu sẫm nên có thể nhìn thấy được qua siêu âm. Bé cũng bắt đầu có hình dạng trông giống lúc chào đời.

    4. Tuần thai này bạn nên làm gì?
    Nếu bạn đang làm việc, nên chuẩn bị kết thúc các dự án, sổ sách để nghỉ sinh. Nhớ bàn bạc với người quản lý và phòng nhân sự về ngày nghỉ của bạn. Bạn cũng cần biết thông tin về quyền lợi của mình ở nơi làm việc trong suốt thời gian nghỉ sinh.

    Nhiều phụ nữ tự hỏi là họ nên làm việc đến thời điểm nào trước khi sinh. Một số ngưng làm việc vào khoảng tháng thứ 7 hoặc tháng thứ 8 trong khi một số khác làm việc cho đến tận lúc sinh . Không có câu trả lời đúng sai là cần phải làm việc đến lúc nào. Bạn cứ tiếp tục làm việc khi thấy còn có thể làm nếu không có những diễn biến phức tạp đòi hỏi phải nghỉ ngơi. Cần suy nghĩ về một số điều sau:
    • Sau khi sinh bạn sẽ đi làm lại hay là ở nhà chăm sóc con?
    • Nếu bạn làm việc, ai sẽ chăm sóc bé? Chồng bạn hay một thành viên khác trong gia đình?
    • Bạn có cảm thấy yên tâm khi gửi bé đến lớp hoặc chương trình dành cho các bà mẹ nuôi con ở nơi làm việc không?

    Tốt nhất là bạn cứ tiếp tục đi làm và bắt đầu thảo luận những vấn đề này với chồng bạn để sắp xếp chu đáo.

    5. Để thai kỳ thoải mái hơn
    Uống nhiều nước rất quan trọng, đặc biệt là trong suốt thời kỳ mang thai. Uống nước lọc hay nước suối là tốt nhất, nhưng bạn cũng có thể uống nước rau, nước trái cây, sữa hoặc một vài loại trà thảo dược. Cần tránh trà, cà phê và soda vì chúng làm lợi tiều, làm giảm lượng nước trong cơ thể bạn, gây mất nước. Nếu bạn uống đủ nước, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt hoặc trong suốt. Nước tiểu màu vàng đậm là dấu hiệu cho thấy bạn không uống đủ nước. Uống đủ nước có thể giúp ngăn chặn:
    • Chứng nhức đầu
    • Đau thốn vùng bụng
    • Nhiễm trùng đường tiểu
    • Sưng phù

    6. Dành cho ba của bé
    Người chồng cũng cần "nghỉ sinh"-đó là thời gian không đi làm khi em bé chào đời để cùng vợ chăm sóc bé. Hãy bắt đầu thảo luận cùng vợ về ngày nghỉ của bạn và lên kế hoạch tận hưởng niềm vui với đứa con mới chào đời của bạn.
     
    Dust1506 thích bài này.
  4. d_v_b

    d_v_b Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    23/5/2010
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    74
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: 40 tuần mang thai: phát triển thai nhi và chia sẻ kinh nghiệm với bố mẹ tương lai

    Mang thai tuần thứ 24
    [​IMG]
    1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
    Bạn có thể cảm nhận đỉnh tử cung to ra khoảng 5cm trên rốn. Da vùng bụng và ngực bị rạn nứt gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở những vùng này. Nhiều khi da bị ngứa là do da bạn khô. Nếu da bị ngứa hoặc khô, hãy sử dụng kem hoặc sữa dưỡng ẩm.

    Mắt của bạn cũng có thể nhạy cảm và khô trong suốt thai kỳ. Bạn có thể làm giảm khó chịu bằng cách dùng nước mắt nhân tạo để làm ẩm mắt.

    2. Bé to chừng nào?
    Bé bây giờ đã dài 27cm (11 inches) và nặng từ 550g đến 680g (1.25 đến 1.5 pounds).

    3. Bé thay đổi thế nào?
    Não bé phát triển nhanh vào tuần thai này. Bộ phận cảm nhận vị giác cũng đang phát triển. Phổi trở nên hoàn chỉnh hơn. Những cuống phổi chính bắt đầu định dạng cũng như những tế bào đặc biệt sẽ sản xuất ra chất surfactant. Chất này cần thiết để dễ dàng bơm đầy các túi khí trong phổi. Những em bé được sinh ra trong tuần thai này (sinh non) sẽ có vấn đề về hô hấp vì thai chưa đủ thời gian để phát triển và sản xuất ra đủ lượng surfactant cần thiết.

    4. Tuần thai này bạn nên làm gì?
    Giữa tuần thứ 24 và 28, hầu hết các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm kiểm tra lượng đường trong cơ thể người mẹ để phát hiện có bệnh tiểu đường hay không.
    Tiểu đường thai phụ là một dạng bệnh tạm thời của bệnh tiểu đường. Bệnh này do cơ thể không sản xuất đủ lượng insulin để kiểm soát lượng đường trong suốt thời kỳ mang thai. Những dấu hiệu và triệu chứng của nó bao gồm:
    • Có đường trong nước tiểu (được phát hiện qua xét nghiệm tại bệnh viện)
    • Khát nước bất thường.
    • Đi tiểu thường xuyên.
    • Mệt mỏi.
    • Nôn mửa.
    Khoảng 2-5% phụ nữ mang thai mắc chứng tiểu đường thai phụ. Việc kiểm tra bệnh này thường được bác sĩ tiến hành vào giữa tuần thai thứ 24 và 28, do trong thời gian này nhau thai đang sản xuất ra một lượng lớn hormone kháng insulin. Nếu kết quả cho ra với mức độ cao, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm chuyên sâu hơn để xác nhận việc chẩn đoán bệnh là đúng.

    5. Để thai kỳ thoải mái hơn
    Nếu bạn bị ợ nóng, hãy chia bữa ăn thành những phần nhỏ, ăn nhiều lần trong ngày. Nhiều phụ nữ nhận thấy ăn 5 hay 6 bữa một ngày giúp giảm ợ nóng. Chứng này cũng có thể giảm bằng cách ăn khuya nhẹ.

    6. Dành cho ba của bé
    Lên kế hoạch một kỳ nghỉ lãng mạn dành cho hai người. Đó có thể là nơi có ý nghĩa đặc biệt cho cả hai hoặc nơi mà bạn rất muốn đi.
     
    Dust1506 thích bài này.
  5. honeycat

    honeycat mẹ yêu em Su Kem nhất!!!!

    Tham gia:
    7/8/2009
    Bài viết:
    482
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: 40 tuần mang thai: phát triển thai nhi và chia sẻ kinh nghiệm với bố mẹ tương lai

    hehe...cái này hay quá...có từng tuần 1...xếp dép ngồi chờ tiếp
     
  6. d_v_b

    d_v_b Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    23/5/2010
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    74
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: 40 tuần mang thai: phát triển thai nhi và chia sẻ kinh nghiệm với bố mẹ tương lai

    Mang thai tuần thứ 25
    [​IMG]
    1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
    Tử cung bạn to gần bằng kích thước một quả bóng, đỉnh tử cung có thể được cảm nhận giữa rốn và đáy xương ức.

    2. Bé to chừng nào?
    Bé bây giờ đã dài khoảng 30cm (12 inches) và nặng từ 680g đến 780g (1.5 đến 1.75 pound).

    3. Bé thay đổi thế nào?
    Mặc dù vẫn còn nhỏ nhưng em bé đang từ từ lớn dần làm cho bề ngoài bớt nhăn nheo. Nếu có tóc thì màu tóc và độ mềm mỏng của sợi tóc có thể nhìn thấy được ở tuần thai này. Tuy nhiên, tóc có thể thay đổi khi bé ra đời.

    Giới tính của thai nhi:
    Bạn đã nghe người khác đoán già đoán non là bạn đang mang bé trai hoặc bé gái. Nếu nhịp tim bé đập nhanh thì đó là con gái, còn nếu đập chậm hơn thì đó là con trai. Những người khác sẽ đoán giới tính của bé dựa trên vị trí bụng bầu của bạn. Nếu bụng thấp là con trai còn nếu cao là con gái. Đây chỉ là một số ít trong nhiều chuyện không có cơ sở khoa học mà các bà mẹ mang thai thường nghe.

    Tuy nhiên chỉ có hai cách nhận biết giới tính thai nhi dựa trên khoa học, đó là dùng phương pháp siêu âm và phương pháp lấy mẫu màng ối (chọc màng ối). Thậm chí nếu bạn đã siêu âm sau tuần thứ 20 thì việc dự đoán giới tính của bé vẫn không chính xác 100%. Kỹ thuật viên siêu âm, y tá, bác sĩ có thể sai. Vì phương pháp chọc màng ối cho phép thấy được đặc điểm gen nên giới tính của bé nên có thể chắc chắn được, nhưng phương pháp này nói chung không bảo đảm an toàn. Trừ khi có chuyển biến phức tạp ở thai nhi, người ta sẽ không dùng phương pháp này.

    4. Tuần thai này bạn nên làm gì?
    Bạn có thể mong muốn có hình siêu âm trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ để giữ gìn như một kỷ niệm. Mặc dù có những dịch vụ đáp ứng nhu cầu này và rất sáng tạo trong việc tạo ra những kỷ niệm đặc biệt về thai kỳ của bạn, tuy nhiên cũng có những mối quan tâm về sức khỏe cần phải được cân nhắc. Quy trình siêu âm liên quan đến những sóng âm thanh tần số cao nhằm cho ra những hình ảnh có giá trị chẩn đoán. Theo các tổ chức y học, chỉ nên siêu âm khi cần thiết và phải có chỉ định của bác sĩ, cần phải được tiến hành bởi các chuyên gia đã qua đào tạo như kỹ thuật viên siêu âm, X-quang hoặc bác sĩ phụ khoa.

    5. Để thai kỳ thoải mái hơn
    Dù bạn đã biết hay chưa biết giới tính của bé, bạn cũng muốn nghĩ đến một cái tên cho con. Hãy cùng chồng thảo luận điều này và chọn ra một cái tên. Hãy trả lời những câu hỏi sau đây để dựa vào đó chọn tên cho con bạn:
    • Bạn thích tên con được bắt đầu bằng chữ gì?
    • Có những biệt danh nào liên quan đến tên đó?
    • Những từ nào tương tự với tên bạn chọn?
    Đây chỉ là một số gợi ý để bạn suy nghĩ khi chọn tên đặt cho con mình.

    6. Dành cho ba của bé
    Vợ bạn đã không đi làm móng tay móng chân bao lâu rồi? Đây chỉ là một trong số những thú vui trong đời mà khi mang thai, phụ nữ thường bỏ qua một bên. Nhưng việc thực hiện những thú vui đó có thể làm cô ấy thoải mái tinh thần rất nhiều. Hãy mua cho cô ấy một phiếu chăm sóc móng tay móng chân hoặc đưa cô ấy đến chỗ đó.
    Nếu tài chính eo hẹp, hãy tự mình làm móng cho cô ấy tại nhà. Tất cả những gì bạn cần là một ít dụng cụ giúp cho việc làm móng có chất lượng không kém làm ở tiệm. Dụng cu bao gồm:
    • Thau đựng nước ấm.
    • Trộn sữa tắm hoặc dầu tắm với đường để tạo thành dung dịch tẩy tế bào chết.
    • Khăn lau mềm để lau chân tay cho cô ấy.
    • Sữa hoặc kem sử dụng sau khi làm xong.
    • Màu nước sơn cô ấy thích hoặc không cần sơn nếu không sẵn có.
    • Dụng cụ cắt móng và giũa.
    • Dép lê để cô ấy đi lại mà không làm hỏng mấy ngón chân mới sơn.
     
    Dust1506 thích bài này.
  7. d_v_b

    d_v_b Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    23/5/2010
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    74
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: 40 tuần mang thai: phát triển thai nhi và chia sẻ kinh nghiệm với bố mẹ tương lai

    Mang thai tuần thứ 26
    [​IMG]
    1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
    Đỉnh của tử cung lúc này có thể cách rốn bạn khoảng 6cm (2.5 inches). Trong thời gian còn lại của thai kỳ tử cung sẽ tăng khoảng 1,2cm (0.5 inch) mỗi tuần. Nếu bạn theo dõi trọng lượng mình trong suốt thai kỳ và tuân thủ chế độ ăn cân bằng, bạn sẽ tăng cân khoảng 7 đến 10kg (16 đến 22 pounds).

    2. Bé to chừng nào?
    Bé dài khoảng 33cm (13 inches) và nặng khoảng 1kg (2 pounds).

    3. Bé thay đổi thế nào?
    Sự phát triển diễn ra vào giai đoạn này ít và không đáng kể, nhưng vẫn rất quan trọng vì bé bắt đầu chuẩn bị ra đời. Dây thần kinh trong tai phát triển và cho phép bé đáp lại các âm thanh bé nghe thấy. Bé cũng đang tiếp tục nuốt dịch ối giúp hai lá phổi bé phát triển. Nếu bạn có bé trai, tinh hoàn của bé bắt đầu hạ xuống bìu dái.

    4. Tuần thai này bạn nên làm gì?
    Trong kỳ khám thai lần tới bạn nên chuẩn bị cho các xét nghiệm và các vấn đề sau:
    • Thử máu nhiều lần
    • Xét nghiệm yếu tố RH
    • Xét nghiệm lượng đường trong máu để chẩn đoán bệnh tiểu đường trong kỳ thai nghén
    • Thủ thuật cắt bao quy đầu (cho bé trai)
    • Chế độ ăn sau khi sinh và hồi phục
    • Ngân hàng máu
    • Các cơn co tử cung Braxton-Hicks (làm bụng tê cứng)

    5. Để thai kỳ thoải mái hơn
    Nhiều phụ nữ thích ăn cá, nhưng trong thai kỳ có những loại cá "nên ăn" và những loại cá "không nên ăn".

    Dưới đây là một danh sách mẫu các loại cá nên ăn khi mang thai:
    • Cá vược
    • Cá da trơn
    • Cá tuyết
    • Cá bơn
    • Cá rô nước ngọt
    • Cá hồi

    Các loại cá không nên ăn gồm:
    • Cá nhám
    • Cá kiếm
    • Cá thu
    • Cá ngừ nước ngọt
    • Cá vược biển
    • Cá chẽm biển
    • Cá tiếp xúc với các chất ô nhiễm công nghiệp
    • Sò ốc sống

    Việc ăn cá ngừ đóng hộp hay đóng gói là an toàn. Nhưng điều quan trọng cần nhớ là bạn không nên ăn bất kỳ loại cá nào nhiều hơn 340g (12 ounces) trong một tuần.

    6. Dành cho ba của bé
    Khi vợ mang thai đến cuối tháng thứ sáu, cô ấy có thể bắt đầu cảm thấy mình kém hấp dẫn. Sẽ rất quan trọng nếu bạn cho nàng biết nàng thật sự đáng yêu ra sao. Hãy đặc biệt cố gắng trong tuần này và làm cô ấy cảm thấy mình đặc biệt bằng cách hẹn hò với nàng hay đưa nàng ra phố.

    Vào tuần thứ 25 các hướng dẫn chăm sóc móng chân tay đã có rồi, nhưng bạn cũng có thể lên lịch hẹn một ngày ở spa hay một buổi làm đẹp nho nhỏ. Hoặc có thể mua cho nàng một bộ đồ mới. Chỉ có điều phải đảm bảo là nàng mặc vừa!
     
    Dust1506me cua mit thích.
  8. d_v_b

    d_v_b Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    23/5/2010
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    74
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: 40 tuần mang thai: phát triển thai nhi và chia sẻ kinh nghiệm với bố mẹ tương lai

    Mang thai tuần thứ 27
    [​IMG]
    1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
    Vào thời điểm này của thời kỳ mang thai, bạn cảm thấy bé cựa quậy rất nhiều. Một số cử động của bé có thể do nấc cục còn những cử động khác có vẻ như bé đang tham gia tập thể dục nhịp điệu. Nhiều phụ nữ thấy những cử động này dễ chịu và giúp tăng cường mối quan hệ giữa mẹ và bé. Nhiều phụ nữ hỏi rằng con của họ cựa quậy như thế nào là bình thường.

    Thời gian còn lại trong thời kỳ mang thai, bạn có thể được yêu cầu đếm số lần bé quẫy đạp, nhưng giờ thì bạn chỉ muốn so sánh với tình trạng bình thường. Nếu bé của bạn có vẻ thụ động hơn bình thường, bạn sẽ phải thảo luận điều này với bác sĩ của mình.

    2. Bé to chừng nào?
    Lúc này bé dài khoảng 35cm (14 inches) và nặng khoảng 1,2kg (2.25 pounds).

    3. Bé thay đổi thế nào?
    Khoảng tuần thứ 11 mí mắt bé bị dính lại, nhưng khoảng tuần thứ 27 đến 28 bé có thể mở và nhắm mắt. Bé cũng phát triển chu kỳ ngủ và thức đều đặn. Không may là chu kỳ này có thể không cùng chu kỳ với bạn. Bạn cũng có thể bắt đầu cảm thấy những cử động nhịp nhàng trong tử cung và thắc mắc không biết chuyện gì đang xảy ra. Có thể là bé đang bị nấc cục. Điều này là hoàn toàn bình thường và có thể diễn ra đều đặn trong giai đoạn cuối của thai kỳ khi phổi của bé tiếp tục phát triển.

    4. Tuần thai này bạn nên làm gì?
    Nếu bạn chưa thu xếp học các lớp về sinh con, đây là lúc để làm điều đó. Hãy nhớ rằng bạn phải học xong các lớp này khi hết tuần 37 của thời kỳ mang thai. Trao đổi với bác sĩ của bạn về nơi mở khoá học này.

    Nếu bạn là người mẹ nuôi con một mình, bạn có thể nhờ bạn bè, các thành viên trong gia đình, hay nữ hộ sinh làm bạn đồng hành cùng bạn, hay bạn có thể tham dự một lớp đặc biệt cho phụ nữ nuôi con một mình.

    5. Để thai kỳ thoải mái hơn
    Đây là lúc thích hợp để sắm sửa những thứ cần thiết cho con của bạn. Hãy trò chuyện với mẹ bạn - người đã từng ở trong hoàn cảnh bạn hiện nay - để xem mẹ bạn khuyên mua những loại sản phẩm nào. Nếu cần thiết, hãy trao đổi với một bác sĩ khoa nhi để xem bác sĩ khuyên bạn ra sao. Có nhiều chọn lựa nhưng phải phù hợp với bạn và hoàn cảnh bạn.

    6. Dành cho ba của bé
    Khi người phụ nữ của bạn trải qua những tuần cuối của thời kỳ mang thai, sẽ có vài việc nhà trở nên khó khăn và nguy hiểm nếu cô ấy phải làm. Hãy giúp đỡ cô ấy với những việc như đặt đồ đạc lên kệ cao và kỳ cọ bồn tắm hay bồn cầu. Những cử chỉ nhỏ này có thể làm vợ bạn rất vui.
     
    Dust1506 thích bài này.
  9. d_v_b

    d_v_b Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    23/5/2010
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    74
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: 40 tuần mang thai: phát triển thai nhi và chia sẻ kinh nghiệm với bố mẹ tương lai

    Mình đang post bài dở. Cám ơn đã tham gia forum mình nhé nhé.
     
    Sửa lần cuối: 26/7/2010
  10. d_v_b

    d_v_b Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    23/5/2010
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    74
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: 40 tuần mang thai: phát triển thai nhi và chia sẻ kinh nghiệm với bố mẹ tương lai

    Mang thai tuần thứ 28
    [​IMG]
    1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
    Tử cung của bạn sẽ tiếp tục phát triển theo từng tuần. Lúc này bạn có thể cảm thấy rõ ràng đầu tử cung cách rốn chừng 9cm (3.5 inches). Trọng lượng của bạn đã phải tăng từ 8,5 đến 12kg (17 đến 24 pounds). Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn về những bận tâm về trọng lượng vào kỳ hẹn tới.

    Kể từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 9, bạn có thể cảm thấy các triệu chứng của việc có thai đang thay đổi một lần nữa. Nhiều phụ nữ sẽ bắt đầu bị vọp bẻ chân, táo bón, mất ngủ và bị bệnh trĩ.

    2. Bé to chừng nào?
    Lúc này bé dài khoảng 36cm (14.25 inches) và nặng khoảng 1.25kg (2.5 pounds). Bé vẫn còn khá nhỏ, nhưng trong vài tuần cuối cùng thai kỳ, trọng lượng của bé sẽ tăng đáng kể.

    3. Bé thay đổi thế nào?
    Não của bé thật sự bắt đầu phát triển thành một cơ quan phức tạp. Cho đến lúc này, não của bé khá phẳng, nhưng bắt đầu từ tuần này não bé bắt đầu phát triển các nếp nhăn trên bề mặt não. Lượng mô não cũng bắt đầu tăng trong tuần thứ 28. Sự phát triển lông và tóc cũng tiếp tục. Lông mày và lông mi đã rõ ràng, tóc trên đầu cũng mọc dài hơn. Bé cũng bắt đầu tròn trịa hơn khi trữ lượng mỡ dưới da tiếp tục phát triển. Đây là một phần phát triển quan trọng sẽ tiếp tục suốt thời gian còn lại của thai kỳ.

    4. Tuần thai này bạn nên làm gì?
    Vào kỳ khám thai tới, bạn nên chuẩn bị cho những điều sau:
    • Siêu âm Rhogam nếu bạn có yếu tố Rh. Nếu kháng thể Rh không có trong máu thì bạn sẽ được siêu âm Rhogam vào tuần 28 và có thể sau khi sinh.
    • Thảo luận về sơ đồ hoạt động của bào thai
    • Cách tính các lần bé đạp
    • Có thể tham gia các lớp học sinh con
    • Cho bú mẹ hay bú bình

    Có thể bạn sẽ bắt đầu đi khám bác sĩ 2 tuần một lần cho đến tuần 36. Sau 36 tuần, các buổi khám sẽ thực hiện hàng tuần.

    5. Để thai kỳ thoải mái hơn
    Bạn có thể cảm thấy còn nhiều tuần nữa mới sinh con, nhưng bạn cần bắt đầu chuẩn bị cho việc sinh con của mình. Điều này có thể đặc biệt hữu ích nếu bé của bạn chào đời sớm. Hãy bảo đảm là bạn luôn có tất cả các số điện thoại của chồng bạn bên mình để có thể liên lạc khi bạn sắp sinh. Bạn sẽ làm gì nếu anh ấy không có ở đấy? Việc có sẵn một kế hoạch B luôn là điều tốt. Bạn nên vạch ra nhiều lộ trình đến địa điểm sinh của bạn. Một số đàn ông thấy kế hoạch này là thú vị và họ sẽ trở nên sáng tạo và tìm ra con đường ngắn nhất và nhanh nhất có thể đi đến.

    6. Dành cho ba của bé

    Nhiều cặp vợ chồng quyết định mua máy nhắn tin và điện thoại di động khi ngày chào đời của bé đến gần. Hãy nói với vợ về các chọn lựa. Hãy tham gia vào các quyết định và kế hoạch này. Trao đổi về những lo lắng của bạn khi cô ấy không thể gọi cho bạn được và các cách thức để tránh điều này. Có thể cũng cần những tin nhắn báo là nàng sắp sinh. Trao đổi với những cặp cha mẹ khác đã có kinh nghiệm để xem họ đã giải quyết những điều này như thế nào.
     
    Dust1506 thích bài này.
  11. d_v_b

    d_v_b Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    23/5/2010
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    74
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: 40 tuần mang thai: phát triển thai nhi và chia sẻ kinh nghiệm với bố mẹ tương lai

    Mang thai tuần thứ 29
    [​IMG]
    1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
    Tổng trọng lượng tăng trong thời kỳ mang thai của bạn nên từ 9.5 đến 12.5kg (19 đến 25 pounds). Đỉnh của tử cung lúc này có thể cách rốn bạn chừng từ 8,5 đến 10cm (3.5 đến 4 inches).

    Tuần trước chúng ta đã nói về một vài khó chịu liên quan đến thời gian cuối của thai kỳ. Chứng táo bón xảy ra khi vùng bụng dưới bị đau hay khó chịu, những vận động ruột trở nên khó khăn và phân đặc hơn. Có một số cách có thể giúp bạn ngăn chặn và điều trị chứng táo bón:
    • Có chế độ ăn chứa nhiều chất xơ hơn, bao gồm: trái cây, rau, ngũ cốc, bánh mì làm từ lúa mì, mận khô, cám.
    • Uống nhiều nước: Hãy uống 10 đến 12 ly nước mỗi ngày.
    • Tập thể dục đều đặn: Đi bộ, bơi và những hoạt động thể thao khác điều độ ba lần một tuần, mỗi lần 20-30 phút, có thể giúp ruột hoạt động tốt.
    • Dùng các thuốc mua không cần kê toa như Colace hay Metamucil
    • Giảm hay ngưng hẳn các bổ sung chất sắt KHÔNG NÊN dùng thuốc nhuận tràng và dầu khoáng để điều trị chứng táo bón trong thời kỳ mang thai.

    2. Bé to chừng nào?
    Bé lúc này dài khoảng 37cm (14.5 inches) và cân nặng 1,35kg (2.75 pounds).

    3. Bé thay đổi thế nào?
    Bé lớn nhanh vào thời điểm này. Rõ ràng bé đang tiếp tục tăng cân, và đầu bé cũng đang phát triển. Điều này là do sự phát triển nhanh của não đã bắt đầu trong tuần 28. Cơ và phổi cũng đang tiếp tục phát triển và hoàn thiện.

    Vì có rất sự nhiều phát triển và hoàn thiện đang diễn ra nên điều quan trọng là bảo đảm bạn phải có đủ dưỡng chất và nghỉ ngơi cần thiết. Phải bảo đảm bạn dùng đủ khối lượng đạm, vitamin C, axit folic, sắt và canxi. Bạn có thể xem trong danh sách các dưỡng chất và vitamin thiết yếu cho thời kỳ mang thai. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về dinh dưỡng và lượng vitamin và dưỡng chất thích hợp, hãy liên hệ bác sĩ của bạn.

    4. Tuần thai này bạn nên làm gì?
    Một số phụ nữ có thể được yêu cầu điều mà họ mô tả là “những yêu cầu kỳ lạ” từ các bác sĩ. Các yêu cầu này có thể là tránh một số hoạt động nhất định hay lời khuyên nằm nghỉ hoàn toàn trên giường. Nếu bạn không hiểu hay có thắc mắc, hãy đề nghị bác sĩ nói rõ yêu cầu. Hãy hỏi về những hậu quả có thể xảy ra nếu bạn làm theo hay không làm theo lời khuyên của bác sĩ để hiểu rõ về tất cả các chọn lựa này.

    5. Để thai kỳ thoải mái hơn
    Nữ hộ sinh là một chuyên gia được huấn luyện về sinh sản và họ hỗ trợ cho người phụ nữ đang chuẩn bị sinh, đang sinh, hay vừa mới sinh con về mặt tâm lý, phương pháp và các thông tin. Nữ hộ sinh giúp người mẹ sinh con dễ dàng và an toàn, dù người mẹ muốn sinh thường hay sinh mổ. Trong khi sinh, nữ hộ sinh thường trực kế bên người mẹ. Họ đem lại sự dễ chịu bằng các kỹ thuật xoa dịu cơn đau, như hít thở, thư giãn, xoa bóp và hướng dẫn các tư thế sinh nở. Các nữ hộ sinh cũng khuyến khích chồng bạn tham gia và ủng hộ bạn. Nữ hộ sinh không thể thay thế vị trí của chồng bạn khi bạn sinh nhưng họ sẽ giúp chồng bạn biết nên làm gì.

    Bạn có cần một nữ hộ sinh không? Có một nữ hộ sinh giúp đỡ trong thời gian sinh nở có những lợi ích rất to lớn. Hãy tìm cho mình một nữ hộ sinh có kinh nghiệm.

    6. Dành cho ba của bé
    Khi vợ đang lập kế hoạch cho việc sinh nở và ai sẽ có mặt trong lúc sinh, đây là lúc để bạn bày tỏ mong muốn được có mặt trong lúc vợ sinh nở. Bạn có thể là người hỗ trợ duy nhất hay bạn có thể muốn thuê một nữ hộ sinh để giúp cả hai trong quá trình sinh nở.

    Một số điều cần cân nhắc là:
    • Bạn có dễ buồn nôn không?
    • Bạn có muốn là người hỗ trợ chính cho vợ không?
    • Bạn có đồng ý đến các lớp hướng dẫn sinh con và học hỏi tất cả những gì bạn cần để có thể hỗ trợ tốt không?

    Một người mẹ sắp sinh cần biết trước kế hoạch sinh nở và cô ấy có thể trông đợi gì ở bạn. Thảo luận vào lúc này giúp bạn có thời gian để thực hiện, thu xếp nếu cần, và bảo đảm là bạn và vợ cảm thấy đã sẵn sàng cho việc sinh con.
     
    Sửa lần cuối: 26/7/2010
    Dust1506 thích bài này.
  12. d_v_b

    d_v_b Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    23/5/2010
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    74
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: 40 tuần mang thai: phát triển thai nhi và chia sẻ kinh nghiệm với bố mẹ tương lai

    Mang thai tuần thứ 30
    [​IMG]
    1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
    Bạn có thể bắt đầu nhận thấy là bạn trở nên dễ mệt mỏi trong thời gian này của thai kỳ. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn khó ngủ vào ban đêm. Một số phụ nữ có thể phải thử nhiều tư thế ngủ khác nhau giúp ngủ dễ dàng hơn một chút. Nếu bạn bị chứng mất ngủ và đang trở nên tồi tệ hơn, bạn có thể yêu cầu bác sĩ cho lời khuyên.

    Trong giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai, bạn có thể cảm thấy có những thay đổi về tâm trạng. Một số phụ nữ có thể đã cảm thấy điều này trong giai đoạn sớm hơn của thai kỳ. Cơ thể bạn đang sản sinh ra một số các hormon khác nhau khiến cho các khớp lỏng hơn. Điều này có thể dẫn đến việc bàn chân bạn trở nên to hơn. Một số phụ nữ nói rằng chân họ to lên một cỡ giày trong thai kỳ. Điều này thường là sự thay đổi lâu dài.

    2. Bé to chừng nào?
    Bé đã dài khoảng 37,5cm (14.75 inches) và cân nặng khoảng 1,5kg (3 pounds).

    3. Bé thay đổi thế nào?
    Khi bé tiếp tục phát triển, bé chiếm một phần lớn hơn trong tử cung của bạn. Bạn có thể cảm thấy rằng cơ thể mình không thể chứa một sinh vật lớn như vậy, nhưng nhờ tử cung co giãn đến dưới khung xương sườn, nên nó có thể chứa được đứa bé.

    Mắt bé đang trở nên hoàn thiện hơn, và giờ thì bé có thể phân biệt được ánh sáng và bóng tối. Bé ở 30 tuần tuổi thậm chí có thể dõi theo ánh sáng bằng mắt. Khi bé chào đời, bé sẽ nhắm mắt trong phần lớn thời gian. Điều này là hoàn toàn tự nhiên. Trẻ sơ sinh chỉ có khả năng tập trung vào những vật cách mặt chúng vài cm. Trong khi tầm nhìn của người lớn “bình thường” là 20/20 thì tầm nhìn của sơ sinh chỉ là 20/400.

    4. Tuần thai này bạn nên làm gì?
    Bạn có khoảng 10 tuần còn lại trong thời kỳ mang thai. Giờ là lúc để bạn bắt đầu nghĩ về các chọn lựa giảm đau khác nhau khi sinh. Bạn không chỉ nên trao đổi với bác sĩ về các chọn lựa mà cũng nên tìm hiểu các kỹ thuật khác nhau để có thể đưa ra một quyết định tốt nhất.
    Dưới đây là vài phương pháp để bạn lựa chọn:
    • Sinh nở tự nhiên - bao gồm Kỹ thuật Alexander, Phương pháp Bradley, thôi miên, sinh con không dùng thuốc (Lamaze) và sinh trong nước.
    • Gây tê cục bộ - gồm âm hộ, xương sống và màng cứng.
    • Gây tê tổng quát - không được dùng thường xuyên trong sinh con vì mất hoàn toàn cảm giác và ý thức.
    • Thuốc mê - thường được dùng khi đau đẻ cho phụ nữ tìm hình thức giảm đau nhẹ nhàng hơn. Mục đích của gây mê là giảm lo lắng và giúp phụ nữ đối phó với các cơn co thắt.
    • Hít thở theo chỉ dẫn – là các dạng hít thở theo nhịp và độ sâu nhất định cho phép phụ nữ bình tĩnh và thư giãn.
    • Các kỹ thuật thư giãn dành cho đau đẻ - được sử dụng bổ sung thêm cho các biện pháp trên để kết hợp chặt chẽ các giác quan.

    5. Để thai kỳ thoải mái hơn
    Trong giai đoạn này của thời kỳ mang thai, nhiều phụ nữ cho biết số lần đau lưng tăng lên. Điều này phần nhiều liên quan đến việc tăng cân và sự phát triển của bé. Nếu bạn cảm thấy đau lưng, bạn có thể xem xét tư thế của mình. Tư thế đúng có thể làm giảm bớt đau lưng. Cần cố gắng chút ít để thay đổi thói quen này, nhưng nỗ lực này sẽ có ích khi chứng đau lưng biến mất.

    6. Dành cho ba của bé
    Vợ bạn đã có thể cảm nhận cử động của bé trong một thời gian rồi. Đến tuần 30 bạn cũng có thể cảm thấy những cử động này. Hãy dành chút thời gian cho bạn và vợ ngồi cùng nhau, đặt tay bạn trên bụng cô ấy để cảm thấy bé cựa quậy. Chia sẻ những cử động này cùng nhau, sẽ không chỉ giúp bạn trong quá trình tạo mối liên hệ với bé mà còn giúp bạn dành thời gian đặc biệt với mẹ bé nữa.
     
    Mẹ BipbiDust1506 thích.
  13. d_v_b

    d_v_b Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    23/5/2010
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    74
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: 40 tuần mang thai: phát triển thai nhi và chia sẻ kinh nghiệm với bố mẹ tương lai

    Mang thai tuần thứ 31
    [​IMG]
    1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
    Bạn có thể nhận thấy một chất hơi vàng vàng hay giống như kem bắt đầu chảy ra từ ngực. Chất này được gọi là colostrum (sữa non). Sữa non là giai đoạn đầu của sữa mẹ diễn ra trong thai kỳ và kéo dài trong vài ngày sau khi sinh bé. Nó cũng đặc hơn nhiều so với sữa sản sinh ra sau này trong thời kỳ cho cho bú. Không phải tất cả phụ nữ đều chảy sữa non, nhưng cho dù có sữa non hay không thì điều này cũng được xem là bình thường.

    Bạn có thể nhận thấy rằng việc chảy sữa chỉ xảy ra vào những thời gian nhất định trong ngày. Nếu bạn bị chảy sữa suốt ngày, bạn cần mua ít miếng lót nâng đỡ có thể đặt trong áo ngực để thấm sữa non. Nhiều phụ nữ bắt đầu bị những cơn co thắt tử cung Braxton Hicks trong vài tuần cuối của thai kỳ. Các cơn co thắt Braxton Hicks có thể bắt đầu ngay từ quý hai, nhưng thường gặp nhất vào quý ba. Các cơ tử cung của bạn co thắt trong vòng chừng 30 đến 60 giây hay lâu đến 2 phút. Braxton Hicks còn được gọi là "cơn co thắt thực tập" vì chúng sẽ chuẩn bị cho bạn cho cơn co thắt thật, và bạn có thể thực tập các bài tập hít thở học được trong các lớp sinh con.

    2. Bé to chừng nào?
    Bé của bạn tiếp tục lớn và đã cao đưọc 38cm (15 inch) và cân nặng khoảng từ 1,6kg đến 1,8kg (3 ½ đến 4 pound).

    3. Bé thay đổi thế nào?
    Bé tiếp tục gia tăng một lớp mỡ dưới da. Đây là sự chuẩn bị cho việc bé chào đời và cho bé vẻ bề ngoài giống bé sơ sinh hơn. Trong vài tuần tới bé sẽ bắt đầu thật sự tăng cân. Hãy nhớ là kích thước trung bình của trẻ sơ sinh là khoảng 3,7kg (7 ½ pound) và cao từ khoảng 48 đến 53cm (19 đến21 inch).

    4. Tuần thai này bạn nên làm gì?
    Bạn đã quyết định xem sẽ cho bé bú sữa mẹ hay sữa bình chưa? Cả hai đều có những thuận lợi và bất lợi. Nghiên cứu kỹ càng cả hai cách sẽ giúp bạn có được quyết định tốt nhất cho sức khỏe của bé.

    5. Để thai kỳ thoải mái hơn
    Không may là bệnh trĩ khá phổ biến trong thai kỳ. Bệnh trĩ là sự giãn (sưng) tĩnh mạch trực tràng và thường gây đau đớn. Bệnh thường xuất hiện vào quý ba. Bệnh trĩ có liên quan đến chứng táo bón. Táo bón kết hợp với áp lực tăng lên trực tràng và đáy chậu là lý do chủ yếu khiến phụ nữ bị bệnh trĩ. Đứng trong thời gian kéo dài và tuổi người mẹ càng cao cũng có thể là những yếu tố góp phần gây bệnh trĩ.

    Tin tốt lành là bệnh trĩ thường được cải thiện sau khi sanh bé. Trong lúc chờ đợi, bạn có thể có một số cách điều trị bệnh trĩ. Bất kỳ một hay nhiều phương pháp sau đây đều có thể giúp giảm nhẹ bệnh trĩ:
    • Để bột nở (ẩm hay khô) vào nơi bị trĩ để làm hết ngứa
    • Tắm nước nóng có pha bột nở
    • Dùng nước chanh để giảm sưng hay chảy máu
    • Tắm với thảo dược
    • Dùng gạc y tế hiệu Tucks
    • Dùng thuốc mỡ làm bằng rễ cây Comfrey hay Yellowdock

    Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh trĩ là tránh bị táo bón. LUÔN LUÔN kiểm tra lại với bác sĩ của bạn trước khi dùng bất kỳ dược phẩm nào cho tình trạng này.

    6. Dành cho ba của bé
    Có một bé mới sinh trong nhà có thể là một sự kiện gây ra một số lo lắng. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nhẹ điều này bằng cách bảo đảm rằng bạn và cô ấy có thể xử lý những tình huống khẩn cấp. Xem xét theo học một lớp hồi sức tim phổi sơ sinh và sơ cứu. Tham khảo các trung tâm cộng đồng địa phương hay bác sĩ để tìm các lớp như vậy.
     
    Dust1506 thích bài này.
  14. d_v_b

    d_v_b Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    23/5/2010
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    74
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: 40 tuần mang thai: phát triển thai nhi và chia sẻ kinh nghiệm với bố mẹ tương lai

    Mang thai tuần thứ 32
    [​IMG]
    1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
    Đầu tử cung của bạn lúc này có thể chừng 12,5cm (5 inch) bên trên rốn. Vì đầu tử cung của bạn quá cao nên bạn có thể bắt đầu khó thở hay cảm thấy không thở được. Điều này là do sức ép tử cung đang tăng trưởng của bạn đè lên màng ngăn. Sức ép này cũng làm tăng chứng ợ nóng. Bạn có thể tăng khoảng 0,5kg (một pound) một tuần. Lượng máu đã tăng từ 40% đến 50% trong 32 tuần vừa qua. Điều này cho phép cơ thể bạn cung cấp máu cho cả bạn và bé. Lượng máu tăng lên này cũng quan trọng vì nó bù đắp cho lượng máu bạn sẽ mất khi sinh.

    2. Bé to chừng nào?
    Bé dài khoảng từ 38 đến 43cm (15 đến 17 inch) và cân nặng từ 2kg đến 2,25kg (4 đến 4 ½ pound).

    3. Bé thay đổi thế nào?
    Bé đang tiếp tục lớn. Móng tay và móng chân bé đã hình thành. Phổi tiếp tục hoàn thiện nhưng sẽ không đạt được sự trưởng thành đầy đủ trong vài tuần nữa. Bộ xương của bé đã hình thành hoàn toàn, nhưng xương bé rất mềm và dẻo.

    4. Tuần thai này bạn nên làm gì?
    Nếu bạn đã có một thai kỳ bình thường, bạn có thể gặp bác sĩ hàng tháng. Tuy nhiên vào thời gian này, bác sĩ của bạn sẽ yêu cầu bạn bắt đầu đến khám hai tuần một lần. Điều này sẽ tiếp tục trong bốn tuần tới, và rồi bạn sẽ bắt đầu đến mỗi tuần một lần.

    Bạn đã quyết định xem bạn có nên lưu lại máu cuống rốn của bé chưa? Bạn có thể thậm chí chưa biết ngân hàng cuống rốn là gì. Máu cuống rốn là máu còn lại trong cuống rốn và nhau sau khi sinh thường bị bỏ đi. Các tế bào gốc máu cuống rốn có khả năng điều trị các bệnh tương tự như những bệnh mà tủy xương có thể chữa được; tuy nhiên, máu cuống rốn ít bị đào thải hơn. Điều quan trọng là có một hồ sơ bệnh và đánh giá rủi ro để xem có nên lưu trữ máu cuống rốn hay không.

    5. Để thai kỳ thoải mái hơn
    Tuần qua chúng ta đã bắt đầu nói về các cơn co thắt Braxton Hicks. Nếu bạn bị những cơn co thắt sớm này, sau đây là một vài điều bạn có thể làm để giảm nhẹ chúng:

    • Thay đổi tư thế; nằm xuống nếu bạn đã đứng, hay đi bộ nếu bạn đã ngồi hay nằm
    • Tắm nước nóng khoảng 30 phút hay ít hơn
    • Uống hai tách nước, vì các cơn co thắt có thể do bị mất nước
    • Uống một chén trà thảo dược nóng hay sữa

    Nếu bất kỳ biện pháp nào trên đây không làm giảm các cơn co thắt, bạn nên liên lạc với bác sĩ của bạn.

    6. Dành cho ba của bé
    Việc bé sắp ra đời có thể bắt đầu khiến bạn sắp đặt lại các ưu tiên. Bạn bắt đầu nghĩ về việc bạn muốn cuộc sống của bạn ra sao trong thời gian bé chào đời và sau này. Nếu bạn dự định có mặt vào lúc bé chào đời, bạn cần lập kế hoạch một chút, nhất là nếu bạn phải di chuyển nhiều vì công việc.

    Khi bé chào đời, có một số điều bạn có thể làm để bảo đảm rằng bạn có thời gian cho cả bé và mẹ bé không? Có thể làm việc tại nhà trong chừng mực nào đó hay không? Đây chỉ là một số điều cả bạn và cô ấy cần bắt đầu nghĩ đến.
     
    Dust1506me cua mit thích.
  15. d_v_b

    d_v_b Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    23/5/2010
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    74
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: 40 tuần mang thai: phát triển thai nhi và chia sẻ kinh nghiệm với bố mẹ tương lai

    Mang thai tuần thứ 33
    [​IMG]
    1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
    Đầu tử cung của bạn cao hơn 12,5cm (5 inch) bên trên rốn. Tổng tăng trọng của bạn nên từ 11 đến 14kg (22 đến 28 pound). Bạn có thể thắc mắc không biết bạn cần việc chảy nước ối (còn gọi là vỡ màng) hay không. Đó là việc vỡ các túi dịch đầy (dịch màng ối) bao quanh bé. Chỉ một trong 10 phụ nữ bị phun dịch màng ối dữ dội, và ngay cả trong trường hợp đó, điều này cũng thường xảy ra tại nhà, thường là trên giường. Đôi khi túi màng ối bể hay chảy nước trước khi cơn đau đẻ bắt đầu. Đây chỉ là một rò rỉ nhỏ. Thường là bạn không biết đó là dịch chảy ra là nước màng ối hay nước tiểu. Nhiều phụ nữ chảy nước tiểu trong những giai đoạn sau của thai kỳ, vì vậy phải bảo đảm kiểm tra điều đó. Nếu bạn nghĩ màng bị vỡ, bạn nên liên hệ với bác sĩ.

    Đừng dùng băng vệ sinh, giao hợp hay bất kỳ điều gì có thể đưa vi khuẩn vào âm đạo khi nước ối vỡ cho đến khi gặp được bác sĩ hay bà mụ của bạn. Cho bác sĩ biết nếu dịch là một chất không phải là trong và không mùi, nhất là nếu nó có màu hơi xanh hay mùi hôi, vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.

    Bác sĩ của bạn sẽ khuyên bạn nên làm điều gì nếu màng bị vỡ. Phần lớn bác sĩ muốn đánh giá tình trạng của bạn và bé ngay khi màng bị vỡ vì rủi ro nhiễm trùng cao. Bác sĩ của bạn có thể quyết định dùng thuốc dục sinh.

    2. Bé to chừng nào?
    Bé dài khoảng 39 đến 44cm (15 ¼ đến 17 ¼ inch) và cân nặng từ 2,25 đến 2,5kg (4 ½ đến 5 pound).

    3. Bé thay đổi thế nào?
    Da bé bắt đầu có vẻ bớt đỏ và nhăn. Mỡ tiếp tục tích lũy dưới da bé. Tất cả xương bé bắt đầu cứng trừ xương đầu. Sọ cần mềm và dẽo cho lúc mẹ sinh bé.

    4. Tuần thai này bạn nên làm gì?
    Bạn đã thảo luận thủ thuật rạch âm hộ với bác sĩ chưa? Thủ thuật rạch âm hộ là một can thiệp phẫu thuật đôi khi cần thiết để làm rộng cửa âm hộ để giúp sinh bé. Nhiều phụ nữ và bác sĩ không thích dùng thủ thuật rạch âm hộ trừ khi điều đó thật sự cần thiết. Sau đây là các biện pháp ngăn ngừa để giảm khả năng cần đến can thiệp phẫu thuật này:
    • Dinh dưỡng tốt (da khỏe mạnh dễ dàng căng ra hơn!)
    • Tập luyện cho các cơ đáy xương chậu (Kegel)
    • Giai đoạn hai khi đau đẻ được làm chậm lại với việc rặn có kiểm soát
    • Gạc ấm và hỗ trợ trong khi sinh
    • Dùng các kỹ thuật xoa bóp đáy chậu

    Tập quán thực hiện rạch âm hộ trong khi sinh đang ít diễn ra hơn. Theo một nghiên cứu công bố trong Tạp chí Hiệp hội Y tế Mỹ (JAMA), thủ thuật rạch âm hộ có thể gây nên nhiều vấn đề hơn là việc tách âm hộ tự nhiên. Hãy đọc thêm về thủ thuật rạch âm hộ và trao đổi với bác sĩ của bạn hay bà mụ về những thắc mắc của bạn.

    5. Để thai kỳ thoải mái hơn
    Nhiều phụ nứ có thể thắc mắc giao hợp vào thời điểm này trong thai kỳ có còn an toàn không. Điều này vẫn an toàn nếu bác sĩ của bạn không có lời khuyên khác. Tuy nhiên, những thay đổi trong cơ thể bạn có thể làm cho điều này khó khăn hơn một chút. Có một số lời khuyên giúp giao hợp trong thai kỳ dễ chịu và thú vị hơn.

    6. Dành cho ba của bé:
    Dù còn vài tuần nữa mới đến ngày bé chào đời nhưng bạn và mẹ bé cần bắt đầu thảo luận các chọn lựa kiểm soát sinh sản sau khi sinh bé. Mẹ bé sắp trải qua rất nhiều khó khăn mà hiện tại cô ấy có thể thậm chí chưa bắt đầu suy nghĩ kỹ. Hãy đưa đề tài này ra và thảo luận. Rất có thể bạn sẽ muốn nghiên cứu điều này ở một mức độ nào đó để bạn và cô ấy có thể chọn lựa một phương pháp hiệu quả cho cả hai. Hãy nhớ, có vài phương pháp kiểm soát sinh sản không thể sử dụng nếu một phụ nữ đang cho con bú và việc cho con bú không phải là một hình thức kiểm soát sinh sản đáng tin cậy. Để biết thêm thông tin vui lòng xem Kiểm soát sinh sản & Ngừa mang thai.
     
    Dust1506 thích bài này.
  16. d_v_b

    d_v_b Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    23/5/2010
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    74
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: 40 tuần mang thai: phát triển thai nhi và chia sẻ kinh nghiệm với bố mẹ tương lai

    Mang thai tuần thứ 34
    [​IMG]
    1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
    Đầu tử cung của bạn lúc này có thể khoảng 14cm (5 ½ inch) trên rốn. Nên nhớ là thai kỳ của mỗi phụ nữ khác nhau, nên có thể kích thước của bạn không giống như của bất kỳ ai khác. Điều quan trọng nhất là tử cung của bạn đang phát triển theo một tỉ lệ nhất quán. Thông thường thì lượng dịch màng ối tăng lên cao nhất từ tuần 34 đến 36. Ở tuần 37, lượng dịch màng ối bắt đầu giảm để dành nhiều chỗ hơn cho bé. Dịch màng ối được cơ thể hút lại, điều này cũng làm tăng chỗ mà bé phải di chuyển.

    Bạn có thể bắt đầu nhận thấy rằng cử động của bé có vẻ khác. Bạn có thể đã nhận thấy rốn bạn đã nhô ra hay trở nên cực kỳ nhạy cảm. Nếu vậy, bạn có thể lấy một miếng băng nhỏ hay băng cá nhân che lại. Điều này có thể cực kỳ hữu ích nếu nó nhô ra khỏi áo quần của bạn.

    2. Bé to chừng nào?
    Phần lớn các bé dài khoảng từ 39,5 đến 44,5cm (15 ½ đến 17 ½ inch) và nặng khoảng 2,5 đến 2,75kg (5 đến 5 ½ pound).

    3. Bé thay đổi thế nào?
    Trong vài tuần vừa qua, chúng ta đã thảo luận rằng cơ thể bé đã bắt đầu đẫy ra với việc hình thành lớp mỡ dưới da. Điều này là phần quan trọng trong sự phát triển vì lượng mỡ này sẽ giúp bé điều chỉnh thân nhiệt khi chào đời. Hệ thần kinh trung ương tiếp tục hoàn thiện, phổi đã phát triển. Tuy phần lớn các bác sĩ thường thích bạn sinh nở trong khoảng thời gian từ tuần 38 đến 40, nhưng bé của bạn đã có cơ hội sống sót bên ngoài tử cung vào thời điểm này.

    4. Tuần thai này bạn nên làm gì?
    Vào thời gian này nhiều bác sĩ bắt đầu xem xét các thông tin sau với bệnh nhân:
    • Xét nghiệm khuẩn liên cầu nhóm B
    • Các dấu hiệu nguy hiểm và đề phòng
    • Địa điểm của phòng cấp cứu và lối vào khu vực đau đẻ và sinh
    • Bộ hồ sơ đăng ký trước
    • Các chọn lựa kiểm soát cơn đau
    • Sinh mổ (nếu cần)
    • Các phương pháp kiểm soát sinh sản sau khi sinh
    • Lịch khám cho thời gian còn lại của thai kỳ và sau khi sinh

    Bạn cũng nên hiểu biết các thuật ngữ khác nhau mà bác sĩ và nhân viên bệnh viện sẽ sử dụng trong thời gian đau đẻ và sinh. Hãy xem danh sách Thuật ngữ Đau đẻ và Sinh đẻ cần biết.

    5. Để thai kỳ thoải mái hơn

    Bạn có thể đã học hỏi một số điều cơ bản trong lớp sinh con rồi, nhưng chúng tôi sẽ dành một ít thời gian để xem lại một số thông tin này. Có ba giai đoạn đau đẻ:

    • Giai đoạn đầu: bắt đầu từ lúc đau đẻ thực sự và kéo dài đến khi cổ tử cung mở rộng đến 10 cm. Thông thường một phụ nữ sẽ đến bệnh viện khi cô ấy đã bước vào giai đoạn đau đẻ thực sự (các cơn co thắt cách nhau khoảng 5 phút).

    • Giai đoạn hai: tiếp tục đến sau khi cổ tử cung giãn đến 10 cm đến khi sinh ra bé.

    • Giai đoạn ba: liên quan đến việc đẩy nhau thai ra và là giai đoạn ngắn nhất. Thường mất 5 đến 30 phút để đẩy nhau thai ra.

    Tuần vừa qua chúng ta đã thảo luận thủ thuật rạch âm hộ. Một trong những cách tốt nhất để tránh rạch âm hộ và chuẩn bị cơ thể bạn cho việc sinh bé là xoa bóp đáy chậu. Phần lớn bác sĩ khuyên bắt đầu việc này vào tuần 34. Hãy tham vấn ý kiến bác sĩ của bạn về cách xoa bóp đáy chậu.

    6. Dành cho ba của bé

    Một điều hữu ích bạn có thể đem lại cho mẹ bé là giúp cô ấy xoa bóp đáy chậu. Kiểu xoa bóp này có thể giúp kéo giãn các cơ đáy chậu để tránh phải rạch âm hộ. Hãy nhớ điều này không phải là một hoạt động tình dục mà là tập luyện giúp việc đau đẻ của cô ấy dễ dàng hơn. Hãy hỏi bác sĩ của bạn về các hướng dẫn cụ thể để xoa bóp đáy chậu an toàn và hữu ích. Bạn và cô ấy có thể sắp xếp thời gian để làm bài tập luyện này vài lần một tuần cho đến ngày đau đẻ.
     
    Dust1506 thích bài này.
  17. d_v_b

    d_v_b Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    23/5/2010
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    74
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: 40 tuần mang thai: phát triển thai nhi và chia sẻ kinh nghiệm với bố mẹ tương lai

    Mang thai tuần thứ 35
    [​IMG]
    1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
    Đầu tử cung nên cách trên rốn khoảng 15cm (6 inch). Đến lúc này, bạn nên tăng cân khoảng từ 12 đến 14,5kg (24 đến 29 pound ). (Nếu bạn có các thắc mắc liên quan đến tăng trọng hay chiều cao đáy chậu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ) Nếu bạn bị khó thở là vì tử cung bạn ở dưới khung xương sườn, khiến bạn thấy khó thở.

    Đến cuối thai kỳ bé của bạn sẽ rơi, được gọi là sa bụng. Bé bắt đầu nằm sâu trong khung xương chậu và điều này làm giảm sức ép lên cơ hoành, nên bạn không bị khó thở nữa. Sa bụng có thể tăng sức ép lên bàng quang của bạn, làm bạn phải đi vệ sinh nhiều.

    2. Bé to chừng nào?
    Bé bắt đầu tăng trưởng và phần lớn dài từ 40 đến 45cm (15 ¾ đến 18 inch ) và nặng 2,75 đến 3kg (5 ½ đến 6 pound ).

    3. Bé thay đổi thế nào?
    Phần lớn sự tăng trưởng của bé hoàn tất vào tuần 35. Thận bé đã phát triển hoàn toàn, gan bắt đầu lọc chất thải. Vì bé đã lớn lên rất nhiều nên bạn sẽ nhận thấy rằng bé sẽ không tập thể dục nhịp điệu nữa. Chỉ có đủ chỗ để nhào lộn thôi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn sẽ không cảm thấy bé cử động. Trò đấm bốc hàng ngày của bé cũng sẽ giữ nguyên. Việc đếm cử động của bé sẽ được thảo luận trong phần sau.

    4. Tuần thai này bạn nên làm gì?
    Từ tuần 35 đến 36 bác sĩ của bạn sẽ có thể bắt đầu khám bạn mỗi tuần một lần đến khi bạn sinh. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn đếm các cử động của bé nếu bạn chưa làm. Trường Bác sĩ Sản khoa và Phụ khoa Mỹ (ACOG) khuyến cáo bạn nên đo thời gian cảm thấy 10 cái đá, nhúc nhích, sột soạt hay lăn. Điều chủ yếu để biết điều này là theo dõi các cử động:
    • Lý tưởng là bạn muốn cảm thấy ít nhất 10 cử động trong vòng 2 giờ
    • Sử dụng một cuốn sổ tay hay đồ thị đo bé đạp để ghi lại các cử động
    • Nếu bạn không cảm thấy được 10 cái đạp trong vòng 2 giờ, hãy đợi một vài giờ và thử lại lần nữa
    • Nếu bạn vẫn không cảm thấy nhiều cử động, hãy đảm bảo đã đọc thông tin của chúng tôi về việc đếm bé đạp và liên hệ với bác sĩ khi cần thiết.

    5. Để thai kỳ thoải mái hơn:
    Khi ngày sinh bé là còn vài tuần nữa, bạn cần bắt đầu tìm một bác sĩ nhi khoa cho bé. Trao đổi với bác sĩ sản khoa/ bác sĩ phụ khoa hay bà mụ và gia đình, bạn bè để xem họ có giới thiệu bác sĩ nào tại khu vực bạn ở không. Đây là lúc thích hợp để hỏi về các thông tin liên quan về số điện thoại ngoài giờ, đường dây điện thoại y tá, chủng ngừa, các quy định về xếp lịch và hủy lịch hẹn...

    6. Dành cho ba của bé:
    Bạn muốn tham gia vào việc bé ra đời như thế nào? Hãy thảo luận các chọn lựa khác nhau với mẹ bé và bác sĩ. Họ có đồng ý cho bạn cắt cuống rốn hay quay phim sự sinh nở không? Tốt nhất là tìm ra câu trả lời ngay từ trước. Điều này giúp bạn có thời gian cho bất kỳ sự chuẩn bị nào.
     
    Dust1506 thích bài này.
  18. d_v_b

    d_v_b Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    23/5/2010
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    74
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: 40 tuần mang thai: phát triển thai nhi và chia sẻ kinh nghiệm với bố mẹ tương lai

    Mang thai tuần thứ 36
    [​IMG]
    1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
    Khối lượng cơ thể thai nhi vẫn tiếp tục tăng (khoảng 1 ounce = 28,35g một ngày). Tuy nhiên, bạn sẽ không nhận ra sự thay đổi về khối lượng cơ thể mình. Bên cạnh đó, bạn sẽ cảm thấy thai nhi đủ lớn và thấy mệt vì cơ thể mình quá “to”. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, thai nhi sẽ an toàn trong bụng mẹ cho đến ngày chào đời.

    Vào thời kỳ này, bạn sẽ nhận ra dạ con co bóp càng lúc càng nhiều. Những cơn đau này xuất hiện báo hiệu cho bạn biết rằng mình đang trong giai đoạn sinh con rồi đấy. Vì thế, nhiều phụ nữ nghĩ rằng mình sắp sinh con nhưng thực tế không phải thế. Nó có thể làm họ thất vọng nhưng khi cơn đau cơ xuất hiện nhiều, tốt hơn hết, bạn nên nhờ người thân đưa vào bệnh viện.

    2. Bé to chừng nào?

    Thai nhi vẫn phát triển. Bé có thể dài 40 đến 47,5 cm (16 – 19 inch) và nặng khoảng 1,7 đến 2 kg (5 ¾ - 6 ¾ pao).

    3. Bé thay đổi thế nào?
    Lông tơ xuất hiện trên da thai nhi bắt đầu rụng dần cùng với bã nhờn. Bã nhờn là một chất kem khá dày bảo vệ da thai nhi khi ngâm trong dịch ối. Bé có thể nuốt cả hai chất này. Bã nhờn và dịch ối kết hợp với nhau tạo thành phân của thai nhi. Đầu thai nhi ở tư thế chúi xuống. Tuy nhiên, nếu duy trì tư thế này, thai nhi sẽ không bị đau. Nếu vào những tuần tiếp theo, thai nhi vẫn không ở tư thế này thì bạn nên tìm đến bác sĩ để thực hiện việc xoay đầu thai nhi. Để biết thêm thông tin có liên quan đến thủ tục này, các bạn có thể tìm đọc phần Sinh Ngược.

    4. Tuần thai này bạn nên làm gì?
    Vào tuần này, bạn cần chuẩn bị:
    • Tiêm chống khuẩn cầu nhóm B.
    • Thảo luận về việc xoay đầu thai nhi (EVC) nếu xuất hiện dấu hiệu sinh ngược.
    • Biết về việc phải cắt bỏ cổ tử cung hay về việc xoay đầu thai nhi.

    Chuẩn bị vào bệnh viện có lẽ là công việc khó khăn. Giờ đây, thai nhi của bạn đang ở tuần 36 và tốt hơn hết bạn nên chuẩn bị trước tất cả. Hãy gặp những phụ nữ từng sinh con và nghe lời khuyên của họ cho việc sinh con.
    Sau đây là những điều các bà mẹ cần ghi nhớ để chuẩn bị cho bản thân:
    • Thẻ bảo hiểm y tế.
    • Miếng lót ngực – Bạn cần chuẩn bị dụng cụ này trước khi sinh con và cho con bú.
    • Chuẩn bị đồ dùng – Chọn những đồ dùng thích hợp khi bạn đang mang thai 6 tháng.
    • Băng vệ sinh – Nhiều phụ nữ cảm thấy thoải mái hơn khi họ mang vật này.

    Chuẩn bị cho bé:
    • Ghế ngồi và miếng lót đầu cho trẻ sơ sinh – Bạn không thể rời khỏi bệnh viện mà không có những món đồ này, bao gồm cả tài liệu hướng dẫn sử dụng.
    • Đồ dùng cho trẻ ở nhà.
    • Tã cho trẻ sơ sinh.

    5. Để thai kỳ thoải mái hơn:
    Nếu không cảm thấy thoải mái, các bà mẹ có thể dùng áo ngực dành cho bà mẹ cho con bú. Loại áo ngực này hỗ trợ cho bạn rất nhiều kể cả trước khi bạn sinh con. Bạn có thể mặc nó ngày nếu thấy thoải mái.

    6. Dành cho ba của bé:
    Lúc này, bạn cần giúp vợ chuẩn bị hành lý để vào bệnh viện. Dưới đây là những đồ dùng bạn có thể chuẩn bị:
    • Quần áo.
    • Áo ngủ nếu ngủ qua đêm.
    • Đồ tắm – Đây là đồ dùng khá quan trọng nếu bạn muốn vợ tắm trong quá trình mang thai hay sử dụng bể tắm lớn trong quá trình sinh con.
    • Đồng hồ.
    • Máy quay phim – Đảm bảo bạn có những đoạn băng ghi âm hay ghi hình, pin, ...
     
    Dust1506 thích bài này.
  19. d_v_b

    d_v_b Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    23/5/2010
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    74
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: 40 tuần mang thai: phát triển thai nhi và chia sẻ kinh nghiệm với bố mẹ tương lai

    Mang thai tuần thứ 37
    [​IMG]
    1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
    Nếu chú ý kỹ, bạn sẽ nhận ra thai nhi chỉ thay đổi chút ít vào khoảng thời gian này. Lúc này, bạn không nhận ra cân nặng của mình thay đổi. Tuy nhiên, bạn sẽ tăng khoảng 11,35 – 16 kg (khoảng 25 – 35 pound). Luợng dịch ối cũng giảm dần vào tuần thứ 37. Những cơn đau dạ con càng xuất hiện thường xuyên hơn.

    Khi chuẩn bị sinh con, cổ tử cung của bạn bắt đầu mở rộng ra và nước nhầy ra nhiều hơn. Trong thời gian mang thai, nước nhầy làm bịt kín cổ tử cung để tránh tình trạng thai nhi bị nhiễm trùng. Trước khi sinh, lượng nước nhầy sẽ ra trước và thai nhi ra sau. Lượng nước nhầy đổ ra báo hiệu cổ tử cung của bạn đang mở và bạn sắp sinh bé. Việc sinh con có thể kéo dài vài giờ, vài ngày hay vài tuần. Lúc ấy, cổ tử cung luôn mở. Để biết thêm thông tin, xem phần Thiếu dịch nhầy.

    2. Bé to chừng nào?
    Lúc này, thai nhi dài khoảng 41,25 - 49 cm (khoảng 16 ½ - 19 ½ inch) và nặng 2,7 - 3,2 kg (6 - 7 pound).

    3. Bé thay đổi thế nào?
    Vào cuối tuần này, thai nhi vẫn được tính là đủ tháng. Tuy nhiên, nó vẫn còn nằm trong tử cung cho đến khi có dấu hiệu chuẩn bị chào đời. Nếu thai nhi không chuyển đầu xuống, bạn nên cùng chồng đến tìm gặp bác sĩ để bàn về vấn đề này.

    Có nhiều cách để xoay thai nhi. Hầu hết, chúng đều là những kỹ thuật tự nhiên và kỹ thuật y khoa. Bạn nên nhớ rằng tình trạng sinh ngược xuất hiện ở 1 trong số 25 trẻ sinh đủ tháng. Để biết thêm thông tin có liên quan đến việc sinh ngược và cách xoay thai nhi, bạn có thể xem thêm phần Sinh ngược.

    4. Tuần thai này bạn nên làm gì?
    Bạn nên hoàn thành khóa học sinh con và tiếp tục chuẩn bị những thứ khác khi bé chào đời. Bạn phải đảm bảo rằng hành lý được chuẩn bị sẵn. Đồng thời, bạn cần vào bệnh viện thực hiện những cuộc kiểm tra để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

    5. Để thai kỳ thoải mái hơn
    Thường thì các bà mẹ chỉ cần chờ đợi cho đến ngày sinh bé. Tuy nhiên, vì không biết khi nào ngày trọng đại ấy đến nên các bạn không thể chuẩn bị chu đáo ngay khi sinh bé. Nếu có thể, bạn cần chuẩn bị trước tất cả trước khi sinh bé. Nhiều phụ nữ chuẩn bị chu đáo đến nỗi làm cho nhà của mình gọn gàng và sạch sẽ. Sau khi sinh bé và cùng bé về nhà, mọi thứ có thể vô cùng hỗn độn. Vì thế, bạn có thể chuẩn bị trước để nhà cửa gọn gàng. Ngoài ra, một thành viên trong gia đình có thể chuẩn bị sẵn thực đơn để gia đình dùng bữa trưa nhanh chóng. Hơn thế nữa, bạn có thể ra ngoài mua thức ăn rồi tự nấu hoặc chuẩn bị sẵn thức ăn rồi hâm nóng lại.

    6. Dành cho ba của bé
    Bạn có thể làm gì để giúp vợ trong giai đoạn cuối này? Cô ấy có nhắc nhở bạn bao nhiều lần về việc đặt giường cũi hay sơn lại phòng cho con mình không? Có lẽ cô ấy thích tự mình dọn dẹp việc nhà và cũng cần sự giúp đỡ của bạn nữa. Ngoài ra, bạn cần giúp vợ hoàn tất công việc mà cô ấy đề nghị và đưa cô ấy đi dạo trước khi sinh con.
     
    Sửa lần cuối: 26/7/2010
    Dust1506 thích bài này.
  20. d_v_b

    d_v_b Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    23/5/2010
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    74
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: 40 tuần mang thai: phát triển thai nhi và chia sẻ kinh nghiệm với bố mẹ tương lai

    Mang thai tuần thứ 38
    [​IMG]
    1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
    Vào thời điểm này, chân bạn có thể sẽ bị sưng phồng. Nhưng bạn đừng quá lo lắng vì hiện tượng này khá bình thường trong quá trình bạn mang thai, đặc biệt là khi bạn chuẩn bị sinh. Tuy nhiên, nếu tay hoặc mặt của bạn sưng quá nhiều rồi sau đó chân và mắt cá của bạn cũng sưng phồng lên thì bạn nên đến gặp bác sĩ. Có lẽ, bạn mắc phải chứng tăng huyết áp trong quá trình mang thai, hay còn gọi là tiền sản giật hoặc chứng tăng huyết áp đột ngột. Ba tên gọi này đều có chung một triệu chứng. Để biết thêm thông tin về triệu chứng này, bạn có thể tham khảo thêm phần Chứng tăng huyết áp phát sinh trong quá trình mang thai (PIH): Tiền sản giật hay Chứng tăng huyết áp đột ngột.

    2. Bé to chừng nào?
    Kích thước thai nhi thay đổi, thường thì thai nhi dài khoảng 42,5 – 50 cm (17 – 20 inch) và nặng khoảng 2,8 – 3,4kg (6 ¼ - 7 ½ pound).

    3. Bé thay đổi thế nào?
    Thai nhi vẫn tiếp tục phát triển. Các cơ quan chủ yếu của bé đã phát triển hoàn thiện và có đầy đủ chức năng, ngoại trừ hai cơ quan: não và phổi. Hai cơ quan này chỉ hoạt động khi thai nhi chào đời. Tuy nhiên, hai cơ quan này vẫn phát triển trong suốt thời thơ ấu của trẻ.

    Có lẽ bạn sẽ nghĩ đến việc đứa bé chào đời sẽ trông như thế nào. Có lẽ bạn muốn con mình có mái tóc đỏ hung, có cặp mắt giống cha nó hay cao ráo như ông ngoại. Nếu cả cha và mẹ có đôi mắt nâu hoặc đen thì đứa bé sinh ra cũng có mắt nâu hoặc đen. Nếu khi sinh ra, bé có màu mắt nâu hoặc đen thì khi lớn lên, màu mắt bé vẫn thế. Tuy nhiên, nếu mắt bé màu xám hay xanh da trời thì có hai trường hợp xảy ra. Một là màu mắt bé không đổi khi trưởng thành. Thứ hai, màu mắt bé có thể chuyển sang xanh lá, nâu đỏ hay nâu. Thường thì hiện tượng này xuất hiện khi con bạn được 9 tháng tuổi.

    4. Tuần thai này bạn nên làm gì?
    Bác sĩ sẽ bàn với bạn những vấn đề sau nếu bạn chưa biết:
    • Bạn sẽ gọi cho ai khi bạn nghĩ mình sắp sinh con và khi nào thì bạn gọi cho người đó?
    • Sinh sớm ở nhà.
    • Vấn đề y khoa.
    • Chứng tăng huyết áp xuất hiện trong quá trình mang thai (PIH).
    • Bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai.
    • Bệnh thiếu máu.
    • Những vấn đề phát sinh bên trong dạ con (IUGR).
    • Chuyển động của thai nhi bị giảm.
    • Thai nhi ở vị trí không đúng.

    5. Để thai kỳ thoải mái hơn
    Nếu bác sĩ chẩn đoán rằng thai nhi nằm không đúng vị trí thì họ sẽ thực hiện việc siêu âm để chắc chắn. Đây là cơ hội để bạn nhìn thấy con mình trước khi nó chào đời. Thai phụ nên kiểm tra sự căng thẳng trong những tuần cuối thai kỳ. Cuộc kiểm tra mức độ căng thẳng của các bà mẹ có thể được thực hiện ở văn phòng bác sĩ hay ở bệnh viện. Bạn sẽ được yêu cầu nằm xuống và được gắn vào bụng một màn hình. Sau đó, bạn sẽ ấn nút màn hình nếu cảm thấy thai nhi cử động và màn hình này sẽ ghi nhận lại nhịp tim của thai nhi. Tuy nhiên, thực hiện những cuộc kiểm tra này có thể làm bạn mệt mỏi. Thế nhưng đây chính là cơ hội để bạn cảm nhận được tình cảm thiêng liêng giữa mẹ và con. Có nhiều bà mẹ cảm thấy vui vào khoảng thời gian này vì họ có thể nghe được nhịp tim của con mình.

    6. Dành cho ba của bé
    Bạn có chuẩn bị hành lý cho vợ để cô ấy vào bệnh viện sinh con chưa? Nếu chưa, bạn cần phải làm ngay và chuẩn bị cho thật kỹ vì bé có thể ra đời bất cứ lúc nào. Có nhiều ông bố muốn tặng cho con trai hoặc con gái của mình một món quà đặc biệt. Nó có thể là món đồ chơi, quả bóng, búp bê, sách hay thú nhồi bông. Nếu muốn thế, bạn cần phải chuẩn bị trước ngay từ bây giờ. Ngoài ra, vợ bạn cũng cần một món quà nữa chứ. Điều này làm cô ấy biết rằng bạn yêu và trân trọng cô ấy biết bao. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng, món quà không cần thiết phải quá đắt mà bạn chỉ cần mua món quà nào đó biểu hiện tình thương và sự quan tâm của mình mà thôi.
     
    Dust1506 thích bài này.

Chia sẻ trang này