Thông tin: Hồ Sơ Cần Thiết Khi Vay Vốn Cá Nhân Tại Các Ngân Hàng

Thảo luận trong 'Tài chính gia đình' bởi tippit, 24/4/2014.

  1. tippit

    tippit Thành viên mới

    Tham gia:
    11/4/2014
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    8
    Hiện tại trên diễn đàn mình cũng có nhiều người có nhu cầu vay vốn ngân hàng tuy nhiên chưa có một top nào hướng dẫn cụ thể xem hồ sơ cần những gì nên mình mở top này để hướng dẫn cụ thể các hồ sơ cần chuẩn bị trước khi đến bank:
    1. Hồ sơ pháp lý
    - Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của 2 vợ chồng
    - Sổ hộ khẩu của 2 vợ chồng
    - Đăng ký kết hôn hoặc giẩy xác nhận độc thân (Xin tại cơ quan phường , xã nơi bạn có hộ khẩu)
    2. Hồ sơ chứng minh tài chính
    - Thu nhập từ lương:

    + Bảng lương (trả lương bằng tiền mặt) hoặc sao kê tài khoản ngân hàng (trả lương bằng chuyển khoản) của 2 vợ chồng và người đồng trả nợ (nếu có), tối thiểu 3 tháng gần nhất.
    + Xác nhận thu nhập (áp dụng trong trường hợp thu nhập thực tế từ công việc của bạn lớn hơn bảng lương hoặc số trả qua trài khoản ví dụ như ngoài lương ra còn có thưởng doanh số, lương kinh doanh, lương trả ngoài tránh thuế...) của 2 vợ chồng.
    - Thu nhập từ cho thuê nhà:
    + Bản sao sổ đỏ nhà cho thuê
    + Hợp đồng thuê nhà (hiện nay theo quy định thì hợp đồng thuê nhà có thời hạn lớn hơn 6 tháng thì phải ký qua văn phòng công chứng, nên một số ngân hàng hiện yêu cầu hợp đồng công chứng, một số ngân hàng không cần nên cần hỏi bank trước khi cung cấp)
    + chứng từ chứng minh việc bên thuê nhà thanh toán tiền thuê nhà trong vòng 3 tháng gần nhất, trong trường hợp thanh toán tiền mặt không có giấy tờ gì thì một số bank không yêu cầu, nhưng nếu yêu cầu có thể nhờ bên thuê nhà viết tay.
    + Nhà cho công nhân hoặc sinh viên thuê: Đăng ký tạm trú (nếu có), hợp đồng thuê nhà viết tay (nếu có) và sổ sách theo dõi việc thanh toán tiền thuê nhà hàng tháng.
    - Thu nhập từ cho thuê xe:
    + Bản sao đăng ký xe, sổ đăng kiểm
    + Hợp đồng cho thuê xe
    + giấy tờ chứng minh việc thanh toán tiền thuê xe hàng tháng (nếu có)
    - Thu nhập từ sản xuất kinh doanh
    + Giấy đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể (trừ mốt số ngành nghề không cần đăng ký kinh doanh)
    + Hợp đồng thuê nhà (trong trường hợp phải thuê địa điểm kinh doanh)
    + Sổ sách theo dõi thu - chi (nhập - xuất hàng), công nợ hàng tháng, tối thiểu 3 tháng gần nhất (người nhớ ghi chép cụ thể hàng ngày nhé)
    - Hồ sơ chứng minh tài chính khác: Bản sao các tài sản khác hiện đang có như: Sổ tiết kiệm, bất động sản, xe cộ.....vì theo quan điểm của bank là có nhiều tài sản chứng tỏ thu nhập và tích lũy cao.
    3. Hồ sơ tài sản bảo đảm:
    - Bản sao sổ đỏ, đăng ký xe
    - Giấy tờ chứng minh quan hệ với người vay (áp dụng với trường hợp dùng tài sản bảo lãnh của bên thứ 3 : Bố mẹ (vợ, chồng), anh chị em ruột, cô, dì , chú , bác. Giấy tờ này có thể là các sổ hộ khẩu chứng minh quan hệ, xác nhận của chính quyền địa phương.
    4. Hồ sơ phương án vay vốn
    - Vay mua nhà đất:

    + Sổ đỏ nhà mua, chứng minh nhân dân của bên bán.
    + Hợp đồng mua bán công chứng : Hiện nay mọi giao dịch mua bán nhà đất đều được thực hiện qua các văn phòng công chứng tuy nhiên phí được tính trên số tiền mua bán nên mọi người nhớ để giá trị hợp đồng thấp thôi ah, khoảng 2 hoặc 3 trăm triệu
    + hợp đồng mua bán viết tay giữa hai bên mua và bán : ghi giá trị thực tế giao dịch. Thông thường trong 1 hợp đồng mua bán phương thức thanh toán thường chia làm 3 lần: lần 1 đặt cọc khoảng 50 đến 100 trđ, thanh toán lần 2 khoảng 90% giá trị mua bán sau khi ký hợp đồng công chứng và thanh toán lần 3 số tiền còn lại sau khi hoàn tất thủ tục sang tên sổ đỏ và gửi lên phòng tài nguyên môi trường. Số tiền bank giải ngân chủ yếu là lần 2 vì số tiền tương đối lớn nên mọi người lưu ý vấn đề thời gian thanh toán ước tính khoảng 1 tháng kể từ khi gửi hồ sơ lên ngân hàng để tránh tình trạng bank xử lý chậm qua mất thời gian thanh toán trên hợp đồng lại phải làm lại hợp đồng mua bán
    - Vay mua nhà chung cư:
    + Hơp đồng mua bán nhà
    + phiếu thu các đợt đã thanh toán
    - Vay mua xe:
    + Hợp đồng mua bán xe
    - Vay xây dựng và sửa chữa nhà cửa, mua sắm thiết bị vật dụng gia đình (Vay tiêu dùng)
    + Giấy phép xây dựng
    + bảng dự toán kinh phí
    + sổ đỏ nhà xây
    - Vay sản xuất kinh doanh
    + kế hoạch kinh doanh
    + các hợp đồng, hóa đơn, đơn hàng đầu ra và đầu vào....

    Trên đây là những hồ sơ cơ bản cần thiết khi tới bank vay vốn tại tất cả các ngân hàng, một số giấy tờ yêu cầu khác do từng bank tùy từng trường hợp cụ thể.
    * Một số kinh nghiệm giúp mọi người tính luôn được với thu nhập hiện tại và tài sản bảo đảm giá trị như thế thì vay được bao nhiêu tiền.
    - Về thu nhập:

    + Tính tổng thu nhập của cả gia đinh (2 vợ chồng + 2 con) từ tất cả các khoản có thể chứng minh được ( vd là 30 tr một tháng.
    + chi phí sinh hoạt: khoảng 3 tr 1 người, nhà 4 người tính khoảng 12 trđ/tháng
    + Chi phí khác: Chi phí trả gốc + lãi hàng tháng cho các khoản vay đang có tại các ngân hàng hoặc thẻ tín dụng
    Sau khi tính được các khoản trên mọi người tính thu nhập ròng hàng tháng: bằng tổng thu nhập trừ chi phí sinh hoạt trừ chi phí khác. trong trường hợp ví dụ này thu nhập ròng còn lại là 18 trđ 1 tháng (không có chi phí khác). Từ đó dự tính được số tiền và thời hạn vay, ví dụ như vay 500 tr trong vòng 48 tháng, hàng tháng phải trả số tiền gốc bằng 500 trđ chia cho 48 = 10,5 trđ, tiền lãi tháng đầu = 500 trđ * lãi / 12 = 5 trd (giả sử lãi áp dụng là 12%/năm). Vậy tổng số tiền phải trả hàng tháng là 15,5 trđ. Mọi người so sánh thu nhập ròng và tổng nghĩa vụ phải trả, ở vd này thu nhập ròng là 18 tr, tông nghĩa vụ là 15,5 trđ, nếu tổng nghĩa vụ nhỏ hơn tức vay được, nếu lơn hơn thì mọi người đề nghị vay với thời gian dài hơn hoặc giảm số tiền vay hoặc trả theo phương thức hàng tháng trả 1 số tiền như nhau.
    - Về phương án: Thông thường tài trợ 70 đến 80% tổng nhu cầu vốn
    - Về Tài sản bảo đảm: Mọi người lấy giá trị thị trường của tài sản bảo đảm ở thời điểm hiện tại * 70% (các bank thường định giá khoảng 60-70% giá trị thị trường)sẽ ra được giá trị định giá của bank. Sau đó các bank cho vay từ 70 đến 85% giá trị định giá của bank.
    Hy vọng với bài viết này mọi người có thể chuẩn bị một bộ hồ sơ đây đủ trước khi đến các ngân hàng hỏi nhu cầu vay vốn và tránh mất nhiều thời gian trong việc chuẩn bị và đi lại.
    Thân!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi tippit
    Đang tải...


  2. tippit

    tippit Thành viên mới

    Tham gia:
    11/4/2014
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Hồ sơ cần thiết khi vay vốn cá nhân tại các ngân hàng

    Bài này khi mình đăng lên để cho mọi người đặc biệt là những người có nhu cầu vay vốn tham khảo để chuẩn bị hồ sơ, tuy nhiên vừa bị add cho rằng đây là bài quảng cáo nên đẩy đi. mọi người cho ý kiến. Hy vọng Add để bài này được duy trì để các thành viên có nhu cầu có được thông tin ngay tức thì mà không phải mầy mò tìm kiếm và hỏi hạn. Trân trọng cảm ơn add và mọi người ah
     
  3. meocon_1

    meocon_1 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    13/3/2013
    Bài viết:
    678
    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Hồ sơ cần thiết khi vay vốn cá nhân tại các ngân hàng

    cám ơn mn, mình cũng đang tìm hiểu cái này ạ
     
  4. tippit

    tippit Thành viên mới

    Tham gia:
    11/4/2014
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Hồ sơ cần thiết khi vay vốn cá nhân tại các ngân hàng

    Hiện tại một số ngân hàng cũng đang có gói vay ưu đãi tương đối hay như MB, Techcombank. Mọi người có nhu cầu thì tim hiểu nhé.
     
  5. tippit

    tippit Thành viên mới

    Tham gia:
    11/4/2014
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Hồ sơ cần thiết khi vay vốn cá nhân tại các ngân hàng

    Theo thông tin mình mới tìm hiểu thì khả năng lớn là trong năm nay Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục giảm lãi suất gửi và kéo theo đó lãi suất vay sẽ giảm theo. Nên khi đi hỏi thủ tục ngân hàng mọi người chú ý phần Kỳ điều chỉnh lãi suất và cách thức điều chỉnh như thế nào. Cái biên độ điều chỉnh cố định theo hợp đồng kia sau này có xin điều chỉnh giảm được hay không?
     
  6. chuoicabuong

    chuoicabuong Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    22/3/2010
    Bài viết:
    7,675
    Đã được thích:
    1,419
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Hồ sơ cần thiết khi vay vốn cá nhân tại các ngân hàng

    oánh dúa khi cần.........................................
     
  7. phanninh

    phanninh Thành viên chính thức

    Tham gia:
    23/4/2014
    Bài viết:
    211
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Hồ sơ cần thiết khi vay vốn cá nhân tại các ngân hàng

    hiếm thấy bác nào không phải người làm trong ngành ngân hàng mà có bài viết chi tiết đến thế, cảm ơn bác chủ thớt đã đóng góp nhé :)
     
  8. tippit

    tippit Thành viên mới

    Tham gia:
    11/4/2014
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Hồ sơ cần thiết khi vay vốn cá nhân tại các ngân hàng

    Cảm ơn bác, không biết như vậy đã đủ chưa, nếu thiếu giấy tờ gì hoặc cần lưu ý gì thì bác bổ sung cho em với
     
  9. mecutom1712

    mecutom1712 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    17/12/2010
    Bài viết:
    2,249
    Đã được thích:
    342
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Hồ sơ cần thiết khi vay vốn cá nhân tại các ngân hàng

    Cảm ơn bạn, m cũng đang quan tâm tới vấn đề này, muốn vay khoảng 350tr mà ko biết có đủ đk ko nữa?
     
    banker.mbbank thích bài này.
  10. braxuatnhat

    braxuatnhat shopminhlong.com

    Tham gia:
    30/11/2011
    Bài viết:
    19,897
    Đã được thích:
    2,531
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Hồ sơ cần thiết khi vay vốn cá nhân tại các ngân hàng

    đánh dấu khi có nhu cầu mua nhà.................
     
    banker.mbbank thích bài này.
  11. minhhb49

    minhhb49 Thành viên mới

    Tham gia:
    25/10/2013
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Hồ sơ cần thiết khi vay vốn cá nhân tại các ngân hàng

    Em làm CV KHCN ở Techcombank. Bác nào có nhu cầu vay vốn thì liên hệ em theo sdt 096.456.7711 để em tư vấn ạ. Em ở Hà Nội nhé
     
  12. tuanbank

    tuanbank Thành viên tập sự

    Tham gia:
    6/3/2014
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Hồ sơ cần thiết khi vay vốn cá nhân tại các ngân hàng

    Các ngân hàng hiện nay đang đua nhau giảm lãi suất để kích thích cho vay ví dụ như VIB 9,9 % / năm , hay Tien phong bank là 6,6% /năm trong 6 tháng đâu , VPBank là 5% /năm trong 6 tháng đầu .... Anh chị ai có nhu cầu vay vốn thì cố giắng tìm hiểu các chính sách khuyến mại để được hưởng lãi suất ưu đãi mọi người nhé .
     
  13. cavoi212

    cavoi212 Thành viên mới

    Tham gia:
    27/5/2014
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Hồ sơ cần thiết khi vay vốn cá nhân tại các ngân hàng

    Bạn ơi, nếu nhu cầu của bạn là vay 350tr thì mình nghĩ bạn nên vay theo hình thức thế chấp tài sản bạn ạ!
     
  14. cnvbank

    cnvbank Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    22/5/2012
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Hồ sơ cần thiết khi vay vốn cá nhân tại các ngân hàng

    Trao đổi khách hàng không bạn. Hợp tác cùng có lợi.
     
  15. Tư vấn tài chính An Huy

    Tư vấn tài chính An Huy Thành viên tập sự

    Tham gia:
    4/4/2015
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Bài số 7: Hồ sơ vay vốn ngân hàng gồm những gì?


    Một bộ hồ vay vốn mua nhà có thể thay đổi tùy theo từng khách hàng, tùy theo mục đích vay nhưng nói chung bao gồm các mục sau:


    1. Hồ sơ pháp lý: các chứng từ chứng minh nhân thân


    + Chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu, hộ khẩu (nếu khách hàng sinh sống khác nơi có hộ khẩu cần cung cấp thêm đăng ký tạm trú), đăng ký kết hôn (nếu đã có gia đình), giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (chưa có gia đình), giấy xác nhận tình trạng hôn nhân/quyết định của tòa án (đã ly dị), giấy xác nhận tình trạng hôn nhân /giấy chứng tử (đã kết hôn nhưng người còn lại đã chết).


    + Chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu, hộ khẩu (đăng ký tạm trú) của vợ/chồng người vay nếu đã có gia đình.


    2. Hồ sơ tài chính: chứng từ chứng minh nguồn thu nhập trả nợ


    2.1. Nguồn thu nhập từ lương:


    + Hợp đồng lao động/quyết định biên chế (nhà nước)/quyết định bổ nhiệm, nâng lương, nâng ngạch (bộ độ, công an, giáo viên)…


    + Sao kê (sổ phụ) tài khoản lương (trả lương qua ngân hàng) có xác nhận của ngân hàng/hoặc phô tô bảng ký xác nhận khi nhận lương hàng tháng (nếu trả lương bằng tiền mặt) từ 3 – 6 tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ.


    2.2. Nguồn thu nhập từ lợi nhuận kinh doanh


    a) Kinh doanh theo hình thức cá nhân/hộ kinh doanh


    + Đăng ký kinh doanh hộ cá thể.


    + Sổ theo dõi bán hàng (nếu có)/hóa đơn bán lẻ từ 3 – 7 ngày gần nhất (nếu không có sổ theo dõi)/sao kê tài khoản thanh toán qua ngân hàng (nếu có); sổ theo dõi công nợ (gồm cả nợ mua hàng và nợ bán hàng); sổ theo dõi hàng tồn kho (nếu có);


    + Các chứng từ liên quan đến cơ sở kinh doanh khác nếu có như: hợp đồng thuê – giấy tờ sở hữu cửa hàng/kho/xưởng, đăng ký xe/phương tiện vận tải/phương tiện đi lại…


    b) Kinh doanh theo công ty/doanh nghiệp


    + Đăng ký kinh doanh công ty, đăng ký mã số thuế (nếu có)


    + Chứng minh nhân dân, hộ khẩu của giám đốc, các thành viên góp vốn, kế toán trưởng.


    + Điều lệ công ty.


    + Số liệu thuế: Báo cáo tài chính có xác nhận của cơ quan thuế 3 năm gần nhất, tờ khai VAT/hóa đơn VAT 1 năm gần nhất.


    + Số liệu thực tế: Các chứng từ liên quan đến doanh thu/chi phí (sao kê tài khoản thanh toán tại ngân hàng nếu có, sổ sách theo dõi bán hàng, sổ sách theo dõi công nợ mua vào – bán ra, sổ sách theo dõi hàng tồn kho nếu có; Các chứng từ liên quan đến cơ sở vật chất kinh doanh: nhà xưởng/kho tàng/bến bãi, máy móc thiết bị/phương tiện vận tải….


    2.3. Nguồn thu từ cho thuê nhà/cho thuê xe


    + Chứng từ sở hữu nhà/xe hay máy móc thiết bị cho thuê: giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất (sổ đỏ), đăng ký xe, hóa đơn mua bán/hợp đồng mua bán máy móc thiết bị…


    + Hợp đồng cho thuê có xác nhận của phường/xã/phòng công chứng


    + Hóa đơn/biên lai/giấy xác nhận thanh toán tiền thuê nếu có.


    2.4. Nguồn thu từ góp vốn: lợi nhuận/cổ tức


    + Các chứng từ liên quan đến vốn góp: hợp đồng góp vốn/thỏa thuận góp vốn, phân chia lợi nhuận/chứng từ sở hữu cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu….


    + Các chứng từ liên quan đến việc nhận cổ tức, lợi nhuận trong 1 – 2 năm gần nhất.


    3. Hồ sơ tài sản bảo đảm – thế chấp:


    + Chứng từ sở hữu: giấy chứng nhận sở hữu nhà đất (sổ đỏ), giấy tờ sở hữu xe (đăng ký xe, đăng kiểm), giấy tờ sở hữu máy móc/thiết bị (hợp đồng/hóa đơn mua bán, tờ khai hải quan…), giấy tờ sở hữu lô hàng_thế chấp bằng lô hàng (hợp đồng/hóa đơn mua bán, tờ khai hải quan…).


    + Các chứng từ liên quan đến chủ sở hữu tài sản: CMND, hộ khẩu, đăng ký kết hôn của chủ sở hữu nhà đất/xe/phương tiện vận tải; giấy tờ pháp lý của công ty/doanh nghiệp nếu chủ sở hữu là pháp nhân.


    + Các chứng từ khác: hợp đồng thừa kế/cho tặng…


    4. Hồ sơ liên quan đến phương án đi vay:


    Ở đây chỉ xét đến phương án mua nhà nên hồ sơ này chủ yếu gồm:


    + Nếu mua nhà dự án: hợp đồng mua bán nhà/căn hộ, hóa đơn/biên lai thu tiền đã nộp nếu có.


    + Nếu mua nhà/căn hộ riêng lẻ đã có sổ đỏ/sổ hồng: bản sao giấy chứng nhận QSDĐ nhà ở/đất ở, CMND/hộ khẩu/đăng ký kết hôn của chủ sở hữu là bên bán.


    Chú ý: nếu thế chấp bằng bằng chính nhà ở/căn hộ định mua cần xem xét:


    + Nhà/căn hộ dự án: vấn đề liên kết của chủ đầu tư với các ngân hàng, vấn đề sang tên người mua – người bán của chủ đầu tư nếu bạn mua lại của một người khác mà không phải mua trực tiếp của chủ đầu tư….


    + Nhà ở/căn hộ riêng lẻ: vì tại thời điểm giải ngân tiền vay, sổ đỏ vẫn đứng tên bên bán (chưa được đăng ký thế chấp với ngân hàng) nên có rủi ro cho ngân hàng nếu tài sản không sang được tên/không được đăng ký thế chấp do tranh chấp/quy hoạch…


    Để tránh rủi ro này, ngân hàng sẽ giải ngân số tiền vay vào tài khoản của bên bán nhưng sẽ phong tỏa (bên bán không được sử dụng) trong thời gian chờ sang tên và đang ký thế chấp (thường ~ 40 ngày làm việc, khoảng 53 ngày cả thứ 7 chủ nhật, có thể nhanh hơn nhưng khách hàng phải mất phí dịch vụ làm nhanh). Nếu không có rủi ro, tài khoản của bên bán sẽ được giải phong tỏa và số tiền vay mới thực sự đến được tay bên bán; nếu có rủi ro, ngân hàng sẽ thu hồi lại số tiền đã giải ngân. Do vậy khi đi hỏi mua, cần thương lượng với chủ nhà/bên bán về vấn đề này.


    Nếu có bất cứ câu hỏi/thắc mắc nào trong vấn đề mua nhà/đất, sang tên sổ đỏ, thừa kế nhà đất, cấp phép xây dựn…, rất mong các anh/chị hãy gửi thêm câu hỏi đến cho chúng tôi theo địa chỉ: taichinh.anhuy@gmail.com hoặc điện thoại: 0936.08.08.32 – 012.7685.9399 – 04.66.533.555, chúng tôi sẽ có câu trả lời/tư vấn hợp lý nhất. Cảm ơn tất cả các anh/chị.
     
  16. Tư vấn tài chính An Huy

    Tư vấn tài chính An Huy Thành viên tập sự

    Tham gia:
    4/4/2015
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Bài viết số 1: Vấn đề lãi suất


    Có lẽ điều quan tâm nhất khi quyết định mua một mặt hàng nào đó là giá thành của sản phẩm đó, và trong vấn đề đi vay điều này cũng không ngoại lệ.


    Người Việt mình xưa nay thường nói tiền nào của đấy, anh không thể kỳ vọng mua được sản phẩm có chất lượng tốt với giá “hời” được. Và trong vấn đề kinh doanh của các ngân hàng thì đã cho vay là phải có lợi nhuận, ngân hàng không thể cho vay khi mà thua lỗ hoặc hòa vốn.


    Vậy làm thế nào để lựa chọn được ngân hàng cho vay có ưu đãi tốt nhất về mặt lãi suất cho bài toán vay vốn là một vấn đề tương đối khó, nhất là khi khoản vay kéo dài từ 20 – 25 năm? Và càng khó hơn khi hiện nay thông tin về lãi suất cũng không đồng nhất, mỗi ngân hàng một mức lãi suất khác nhau.


    Hiện có rất nhiều ngân hàng tung ra các gói ưu đãi lãi suất cho khách hàng khi vay mua nhà – đất, xây dựng – sửa chữa nhà, điển hình như: 0.99%/năm_tức là ~ 0.0825%/tháng (PVCombank); 6,88% (Sacombank); 7% (LienvietPostbank); 7,5% (Vietcombank); 8% (ACB); Vậy đâu là mức lãi suất ưu đãi nhất?


    Để trả lời cho câu hỏi này, đòi hỏi khách hàng phải yêu cầu nhân viên tư vấn/tín dụng của các ngân hàng phải tư vấn kỹ về mức lãi suất ưu đãi, thời gian áp dụng lãi suất ưu đãi là bao lâu, hết thời gian ưu đãi lãi suất thay đổi thế nào?


    Ở đây mỗi ngân hàng có một mức kỳ vọng sinh lời (lợi nhuận) khác nhau, tuy nhiên mức chênh lệch giữa các ngân hàng không nhiều, chỉ có điều phần lợi nhuận đó được thu vào giai đoạn nào của khoản vay (những năm đầu hay năm tiếp theo).


    Có thể thấy các ngân hàng hiện nay đều áp dụng lãi suất theo thời gian tương đồng nhau như sau:


    Thời gian vay = Thời gian ưu đãi lãi suất + Thời gian áp dụng lãi suất thông thường


    (1) Thời gian ưu đãi lãi suất (lãi suất không thay đổi trong thời gian này): có thể là: 3 tháng; 6 tháng; 12 tháng; 24 tháng; 36 tháng; 60 tháng. Lãi suất ở thời gian này là mức lãi suất ngân hàng đang quảng cáo (0.99%; 3.9%; 6.88%; 7.0%).


    (2) Thời gian áp dụng lãi suất thông thường (lãi suất thay đổi theo chu kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng 1 lần): là khoảng thời gian tiếp nối từ khi hết ưu đãi đến khi kết thúc khoản vay. Nếu khoản vay 20 năm và cố định lãi suất 1 năm đầu thì thời gian áp dụng lãi suất thông thường là 19 năm.


    Lãi suất thông thường = Lãi suất gửi tiết kiệm đầu vào + biên độ X


    Lãi suất tiền gửi tiết kiệm mỗi ngân hàng mỗi khác, tùy thuộc vào nhu cầu vốn của ngân hàng đó cao hay thấp (nếu nhu cầu cao thì đẩy lãi suất tiết kiệm lên cao để thu hút tiền gửi). Thường thì các ngân hàng càng nhỏ, vị thế càng thấp thì huy động càng cao (tuy nhiên hiện nay chênh lệch không nhiều do Ngân hàng nhà nước áp dụng trần lãi suất tiền gửi).


    Biên độ X: = Các chi phí hoạt động của ngân hàng + mức lợi nhuận kỳ vọng. Thông thường biên độ X này được cố định trên hợp đồng vay và thường từ 2.9 – 5.0 thậm chí cao hơn.


    Để có cái nhìn trực quan, chúng ta hãy xem xét một ví dụ:

    Khoản vay 1 tỷ đồng, vay trong 10 năm (120 tháng); 12 tháng đầu lãi suất 6%/năm; từ năm tiếp theo lãi suất thay đổi 3 tháng 1 lần và bằng lãi suất tiết kiệm + biên độ 3.9; lãi tiết kiệm hiện nay là 7%/năm

    + Lãi suất 12 tháng đầu tiên: 6%/năm

    + Lãi suất 108 tháng còn lại: 10.9%/năm

    + Lãi suất bình quân: 10.4%/năm.


    Vậy nếu nhân viên tín dụng nào khách quan sẽ nói cho khách hàng được mức lãi suất bình quân của khoản vay thay vì đưa ra mức khuyến mại hấp dẫn.


    Và nếu xét như trên, ngân hàng có mức lãi suất bình quân thấp là ngân hàng đáp ứng đồng thời các điều khoản như sau:


    + Thời gian áp dụng lãi suất ưu đãi càng dài thì lãi suất bình quân càng giảm và khách hàng tránh được rủi ro về biến động lãi suất. Tất nhiên việc cố định này phải được thể hiện trên hợp đồng.


    + Biên độ cộng về sau càng thấp càng tốt;


    + Tỷ lệ phạt trả nợ trước hạn không quá cao; và được trả nợ linh hoạt.


    Có 1 số ngân hàng đang đang áp dụng điều này như: Vietcombank; ACB; BIDV….


    Kết luận:


    Thông thường các ngân hàng thường dành ra một gói tín dụng với quy mô nào đó (ví dụ: 500 tỷ đồng, 1000 tỷ đồng) trong một thời gian nào đó để thu hút khách hàng vay và kích thích tăng trưởng tín dụng.


    Vậy để lựa chọn được những ưu đãi bất ngờ về lãi suất, bạn hãy:

    + Thường xuyên cập nhật thông tin về chương trình khuyến mại của các ngân hàng.

    + Yêu cầu nhân viên tín dụng/tư vấn giải thích kỹ càng về các điều khoản áp dụng trong hợp đồng; chỉ rõ các điều kiện ràng buộc nếu có;

    + Nên tham khảo một số ngân hàng để tìm ra được điểm chung và có cái nhìn khách quan (vì nhân viên tín dụng chỉ đứng trên góc độ 1 ngân hàng mà thôi, họ sẽ đề cao ngân hàng của họ).

    + Hỏi ý kiến của những người am hiểu hoặc bạn bè/người thân đã từng vay vốn để có được lời khuyên/kinh nghiệm hữu ích.


    Các câu hỏi có thể đặt ra:

    1. Tại sao trong công thức cộng lãi suất của ngân hàng thường lấy lãi suất tiết kiệm 13 tháng (7%/năm) để làm căn cứ tính lãi suất vay mà không lấy lãi suất ngắn hạn (1 tháng, 3 tháng, hay 6 tháng) chỉ 4 – 5%/năm?


    Trả lời: Theo quy định về đảm bảo tính thanh khoản đối với các ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại không được sử dụng tiền tiết kiệm ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Do đó khi cho vay các khoản vay có thời gian > 12 tháng, buộc các ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn tiết kiệm > 12 tháng và nguồn này thường có lãi suất cao (7%/năm chẳng hạn). Đối với các khoản vay <( hoặc =) 12 tháng, mức lãi suất sẽ áp dụng theo mức lãi suất tiền gửi ngắn hạn.


    2. Vậy nếu ngân hàng áp dụng lãi suất ưu đãi trong 6 tháng đầu thì hết 6 tháng tôi thanh toán hết nợ thì sao?


    Trả lời: Thông thường khi cho vay ở mức lãi suất ưu đãi là ngân hàng chấp nhận lỗ để thu hút khách hàng, vậy phần lỗ này được bù đắp ở đâu? Phần này sẽ được bù ở lãi suất của thời gian vay còn lại không ưu đãi, nếu khách hàng thanh toán trước hạn sẽ thu vào phí phạt trả nợ trước hạn, mức phạt từ 1 – 5% tùy thuộc vào số tiền đã ưu đãi hoặc thu hồi lại phần lãi đã ưu đãi.


    3. Ngân hàng có quyền thay đổi lãi suất mà không thông qua khách hàng không?


    Trả lời: Thông thường lãi suất áp dụng cho khoản vay được ghi rõ trên hợp đồng dưới dạng con số tuyệt đối hoặc dưới dạng công thức tính toán cố định nào đó, ví dụ = lãi suất tiết kiệm đầu vào + 4.0; vậy ở đây lãi suất tiết kiệm đầu vào thay đổi theo thị trường và phải theo quy định của nhà nước, còn biên độ 4.0 là cố định. Nếu ngân hàng thay đổi không theo cam kết, khách hàng có quyền kiện và không thanh toán phần chênh lệch. Trong một số thời kỳ, nếu theo công thức ngân hàng bị lỗ thì ngân hàng sẽ phải thương lượng với khách hàng để thay đổi công thức tính toán bằng văn bản, tuy nhiên khách hàng có quyền đồng ý hoặc không đồng ý.


    4. Trong công thức tính toán lãi suất cho vay = lãi suất tiết kiệm + biên độ nào đó, vậy biên độ này xác định như thế nào?


    Trả lời: Biên độ này = các chi phí phát sinh trong hoạt động của ngân hàng (chi phí hoạt động_lương nhân viên, thuê mặt bằng, khấu hao máy móc, quảng cáo, tiếp thị…; dự phòng rủi ro…) + mức lợi nhuận kỳ vọng nào đó. Thường thì ngân hàng không thể để mức sinh lời kỳ vọng quá cao vì sẽ không cạnh tranh được với các ngân hàng khác.


    5. Nên lựa chọn ngân hàng có thời gian ưu đãi lãi suất dài hay ngắn?


    Trả lời: Nên chọn thời gian cố định dài vì sẽ tránh được rủi ro về biến động lãi suất và do có sự chủ động về phương án trả nợ.
     
  17. Tư vấn tài chính An Huy

    Tư vấn tài chính An Huy Thành viên tập sự

    Tham gia:
    4/4/2015
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Bài số 2: Các khoản phí phải trả khi đi vay nói chung và vay mua nhà – đất, xây dựng – sửa chữa nhà nói riêng.


    Các khoản phí trong quá trình đi vay gồm phí “trong” và phí “ngoài”.


    Phí “trong” ở đây được hiểu là các khoản phí mà các ngân hàng cũng như các cơ quan liên quan thu dựa trên quy định của ngân hàng, của nhà nước và thông thường là có biên lai (hóa đơn) thu phí.


    Xét theo tiến độ thời gian, các khoản phí trong ở đây bao gồm:

    + Phí mua bộ hồ sơ vay vốn: 10.000đ – 100.000 đ/bộ hồ sơ, hiện đa số các ngân hàng hiện không áp dụng.


    + Phí thẩm định tài sản: từ 0 (miễn phí) – 2.000.000 đ/tài sản/lần thẩm định, thu trước hoặc sau khi có quyết định cho vay, nếu thu trước thì khách hàng sẽ không được hoàn lại dù có được cho vay hay không, còn nếu thu sau thì chỉ thu khi khách hàng được đồng ý cho vay.


    + Phí thẩm định hồ sơ vay (phí cấp tín dụng): 0 – 2.000.000 đ/hồ sơ (thu khi giải ngân tiền vay).


    + Phí công chứng thế chấp, phí đăng ký giao dịch bảo đảm: thu theo biểu phí quy định của văn phòng công chứng và UBND các quận huyện nơi có tài sản thế chấp.


    Biểu phí công chứng hiện nay (Quy định tại: Thông tư số 91/2008/TT-LT-BT):

    Dưới 100.000.000 đồng: thu 100.000 đồng;

    Từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng: thu 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

    Từ trên 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng: thu 1.000.000 + 0,07% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 1.000.000.000 đồng

    Từ trên 5.000.000.000 đồng: thu 3.800.000 đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 5.000.000.000 đồng (mức thu tối đa không quá 10.000.000 đồng/trường hợp)

    Phí đăng ký giao dịch bảo đảm: mức phí mà cơ quan nhà nước (UBND quận/huyện, cơ quan cảnh sát giao thông…) thu khi làm thủ tục thế chấp và ngăn chặn chuyển nhượng nhà đất, phương tiện vận tải…mức phí này từ 60.000 đ – 100.000 đ/1 lần đăng ký.

    + Phí quản lý tài sản thế chấp: về mặt khái niệm đây là phí ngân hàng phải bỏ ra để lưu trữ/quản lý các giấy tờ có giá của khách hàng đang thế chấp: chi phí thuê kho, chi phí bảo quản, an ninh….và thường thì chi phí này đã được tính trong chi phí hoạt động của ngân hàng hoặc trong chi phí khi tính toán lãi suất của khoản vay. Vậy khi nào áp dụng phí này? Có thể thấy phí này vào giai đoạn 2011 – 2012, khi mà ngân hàng nhà nước áp trần lãi suất cho vay thì ngân hàng áp dụng phí này để lách trần và tăng thêm lãi vay. Còn hiện nay, có thể có ngân hàng áp dụng để làm “lãi suất chìm”, nghĩa là lãi suất trên hợp đồng thì có thể thấp để thu hút khách hàng nhưng đằng sau đó áp dụng thêm phí quản lý tài sản để quân bình lãi suất, khi đó lãi suất thực của khoản vay = lãi suất hợp đồng + phí quản lý tài sản.


    + Phí phạt trả nợ trước hạn: từ 0% – 5% số tiền trả nợ trước hạn. Tại sao có phí này này? Phí này để đảm bảo mức lợi nhuận dự kiến của ngân hàng khi cho vay: khi áp lãi suất cho vay, ngân hàng tính toán dựa trên thời gian vay nào đó thì mới đảm bảo lợi nhuận, tuy nhiên nếu khách hàng trả trước thì chưa thu đủ lãi do đó phải thu thêm vào phần phạt.


    + Phí phạt quá hạn, phí gia hạn/cơ cấu lại khoản vay: áp dụng khi khách hàng phát sinh nợ quá hạn hoặc cần cơ cấu/gia hạn lại thời hạn trả nợ.


    + Phí thanh lý/giải chấp tài sản bảo đảm: miễn phí.


    Phí “ngoài” ở đây được hiểu là các khoản phí phải chi riêng cho nhân viên tín dụng/hoặc nhân viên các bộ phận khác nhằm có được khoản vay hoặc đẩy nhanh tiến độ giải ngân khoản vay, gồm:


    + Phí cho nhân viên tín dụng (%): mặc dù không có quy định nhưng phí này đã trở thành 1 luật bất thành văn. Mức phí này cao hay thấp phụ thuộc vào hồ sơ vay khó hay dễ, số tiền vay nhiều hay ít, mức “yêu cầu” của nhân viên tín dụng, hồ sơ có qua “môi giới” hay không…và nằm trong khoảng từ 0 – 7% số tiền vay.


    Có 2 góc độ để nhìn nhận vấn đề này:


    (*) Ở góc độ tiêu cực: đây là khoản phí bắt buộc phải có, nếu không có thì không vay được; nhân viên tín dụng cố tình gây khó dễ/chậm tiến độ hồ sơ để tạo áp lực cho khách hàng trả phí; vì mức phí này nhân viên tín dụng chấp nhận tạo hồ sơ giả/cho vay sai nguyên tắc; môi giới_cò vay vốn yêu cầu trả phí….


    (**) Ở một góc độ tích cực hơn: người đi vay chấp nhận trả một mức phí nào đó để đẩy nhanh tiến độ hồ sơ từ đó tiết kiệm được chi phí huy động vốn tạm thời từ nguồn khác; nhân viên tín dụng chấp nhận làm ngoài giờ để đẩy nhanh tiến độ cho khách hàng (làm nhanh chứ không làm sai)….


    + Phí đẩy nhanh tiến độ cho khâu đăng ký giao dịch bảo đảm: thường khi đăng ký thế chấp tại UBND các quận/huyện thường mất từ 1 – 5 ngày làm việc, do đó nếu khách hàng muốn làm nhanh phải mất chi phí từ 1 – 3 triệu đồng để rút ngắn thời gian.
     
  18. hoanglinhchi2208

    hoanglinhchi2208 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    14/3/2015
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    0917303332. Tư vấn mh nhé
     
  19. moonchichi9

    moonchichi9 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    24/7/2009
    Bài viết:
    1,067
    Đã được thích:
    93
    Điểm thành tích:
    48
    trong hồ sơ vay vốn cá nhân để mua nhà có đòi hỏi sổ bảo hiểm k vậy
     
  20. phanninh

    phanninh Thành viên chính thức

    Tham gia:
    23/4/2014
    Bài viết:
    211
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Hoàn toàn không yêu cầu mẹ nhé
     

Chia sẻ trang này