Thông tin: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi hienbt79, 19/12/2012.

  1. tit248

    tit248 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    30/6/2013
    Bài viết:
    2,324
    Đã được thích:
    359
    Điểm thành tích:
    223
  2. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    4 thực phẩm hại hơn hút thuốc lá mẹ Việt cho con ăn


    Theo một nghiên cứu gần đây về thực phẩm và tình trạng nghiện thức ăn do tạp chí Time đưa tin, điều tồi tệ nhất chính là việc các thực phẩm chế biến sẵn, có hàm lượng muối, đường cao thậm chí còn gây hại cho sức khoẻ hơn cả hút thuốc lá. Trẻ em nghiện những món ăn này thậm chí còn nguy hại và đe doạ sức khoẻ hơn cả sử dụng thuốc lá.

    Ở nước ngoài, những thực phẩm này được một số người thậm chí gọi là "rác". Vậy nhưng ở Việt Nam, vẫn có rất nhiều mẹ Việt đang vô tư cho con ăn hàng ngày. Những thực phẩm đó chính là:

    Bim Bim

    Trong bim bim chứa khá chiều chất gây ung thư acrylamide. Chất này có trong một số nguyên liệu có lượng lớn carbohydrates và phát tác khi thực phẩm bị làm nóng trên 120 độ.

    Do đó, trẻ ăn bim bim quá thường xuyên và liên tục sẽ gây hại cho sức khỏe và tăng nguy cơ mắc các chứng ung thư.



    Khoai tây chiên

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc với acrylamide làm tăng nguy cơ một số loại ung thư, tổn thương thần kinh và các hiệu ứng độc thần kinh khác. Hoá chất acrylamide này hình thành trong nhiều loại thực phẩm khi chúng được làm nóng trên 120 độ C. Tuy nhiên chúng hình thành trong khoai tây chiên là nhiều nhất.

    Chất gây ung thư acrylamide có trong khoai tây chiên thậm chí cao gấp 1,5 lần so với hàm lượng có trong bim bim. Dù là khoai tây chiên ở nhà hay ở ngoài cửa hàng ăn uống đều có chứa chất này. Nên hạn chế tối đa lượng sử dụng và tần suất cho con ăn loại thực phẩm này.



    Bánh ngọt

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Phần lớn nguyên liệu làm bánh ngọt đều chế biến từ bột lúa mạch. Khi nướng ở nhiệt độ cao, sản sinh ra chất gây ung thư tương tự như trong bim bim hay khoai tây chiên. Hơn nữa, bánh ngọt cũng chứa rất nhiều đường tinh chế - loại đường có xu hướng làm tăng vọt mức insulin và thúc đẩy sự phát triển của các tế bào ung thư

    Tuy nhiên, đối với những loại bánh ngọt nướng ở nhiệt độ thấp, ít đường lại không xảy ra tình trạng này. Tốt nhất chị em nên hạn chế tần suất cho con ăn bánh ngọt, vừa tránh béo phì lại giúp giảm nguy cơ mắc ung thư.



    Xúc xích

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Các loại thịt chế biến kiểu xúc xích, thịt xông khói có chứa một thành phần gây ung thư được gọi là tiền thân của natri nitrit . Theo một nghiên cứu của đại học Hawaii trên gần 200.000 người trong vòng bảy năm qua, những người tiêu thụ các loại thịt chế biến nhất (xúc xích và các loại thịt tương tự) có 67 phần trăm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy hơn những người tiêu thụ sản phẩm thịt ít hoặc không có.



    Theo Linh Linh (livestrong) (khám phá)
     
  3. thanhthanh2015

    thanhthanh2015

    Tham gia:
    11/9/2014
    Bài viết:
    13,325
    Đã được thích:
    2,488
    Điểm thành tích:
    863
    kinh nghiệm hay cho các bà mẹ đang nuôi con nhỏ
     
  4. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    8 bí quyết nuôi con ít ốm mẹ cần biết


    Uống đủ nước

    Mùa nóng, trẻ thường ra mồ hôi nhiều nên mới cần bổ sung nhiều nước, nước chỉ giúp cân bằng việc điều hòa thân nhiệt cho trẻ vào mùa nóng – giảm sự nóng bức trong người cho trẻ, tức là giúp tạo mồ hôi, thải nhiệt và làm mát da khi trời nóng.

    Mùa lạnh trẻ vẫn cần uống nước đầy đủ. Chỉ như vậy cơ thể trẻ mới đảm bảo hoàn thành tốt các chức năng sinh lý. Vì thế mẹ cần khuyến khích trẻ uống nước đầy đủ hàng ngày.

    Rửa tay sạch sẽ

    Rửa tay thường xuyên là cách hữu hiệu để phòng tránh các bệnh liên quan tới đường hô hấp và tiêu hóa khi nuôi con nhỏ. Vì vậy, một đứa trẻ khỏe mạnh luôn có thói quen rửa tay sau khi đi học về, trước khi ăn , sau khi chơi và đi vệ sinh. Dĩ nhiên, bé cần học kỹ năng rửa tay với xà phòng.

    [​IMG]Ảnh minh họa.
    Vận động nhiều

    Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tập thể dục có thể làm giảm số lượng các ca bị sốt, cúm, cảm lạnh trong mỗi một khóa học của bé từ 15 – 50%. Đồng thời, tập thể dục còn thúc đẩy sự sản sinh và hoạt động của các kháng thể.

    “Các bài tập còn tốt hơn nhiều lần so với những quảng cáo chữa bệnh hay phép thần thông” – T.S. Harley A. Rotbart, cố vấn của tạp chí Parents cho biết.

    Ngủ đủ giấc

    “Những đứa trẻ khỏe mạnh thường ngủ sớm và có giấc ngủ sâu. Không ngủ đủ sẽ làm tăng nguy cơ bị cúm hay cảm lạnh ở trẻ”, T.S. Rotbart chia sẻ. Hầu hết trẻ dưới 1 tuổi cần ngủ khoảng 14 giờ mỗi ngày. Trẻ mầm non cần 11 – 13 tiếng để ngủ.

    Không sờ tay lên mặt

    Virus cúm hay một số loại vi khuẩn khác sẽ xâm nhập vào cơ thể qua mũi, mắt, miệng. Vì vậy, một đứa trẻ khỏe mạnh sẽ biết hạn chế sờ tay lên mặt. Tuy nhiên, đây không phải là việc dễ dàng.
    Thế nên bạn vẫn cần nhắc nhở con rửa tay thường xuyên. Đặc biệt, bé không nên dùng chung ống hút, cốc hay bàn chải đánh răng với người khác…

    Có một chế độ ăn đảm bảo và cân bằng dinh dưỡng

    Ăn nhiều rau và hoa quả giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Những đứa trẻ khỏe mạnh thường ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C (súp lơ, dâu tây, nước cam) và vitamin D (cá thu, sữa công thức và ngũ cốc). Ăn sữa chua sẽ cung cấp men vi sinh tự nhiên, cũng giúp bé tăng cường hệ miễn dịch.

    Tiêm phòng đầy đủ

    Trung tâm Kiểm soát và phòng bệnh Hoa Kỳ cho biết, cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh, đặc biệt với bệnh cúm chính là tiêm phòng. Mẹ nên cho con đi tiêm phòng định kỳ thì chủng ngừa là phương pháp vô cùng kỳ diệu để tăng cường khả năng miễn dịch cho bé.

    Tắm nắng buổi sáng

    Bé cần vitamin D từ ánh sáng mặt trời để xương mạnh khỏe. Nghiên cứu gần đây còn chứng minh rằng, vitamin D từ mặt trời còn giúp bé duy trì hệ miễn dịch mạnh khỏe.

    Theo Phụ Nữ Online
     
    mebaochau101982 thích bài này.
  5. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Quả nào nên cho bé ăn mùa hè?


    Em bé nhà tôi 8 tuổi. Mùa hè muốn cho bé ăn nhiều hoa quả nhưng lại toàn quả nóng: Dưa hấu, xoài, nhãn, hồng xiêm…Mong chuyên mục cho biết, trẻ em ăn nhiều những hoa quả trên có bị mọc mụn không? Nên cho bé ăn quả gì để tốt cho sức khỏe vào mùa hè?

    Khánh My (Hà Nội)


    Rất nhiều người lầm tưởng dưa hấu, xoài…là quả nóng sẽ khiến người ăn phát mụn nhọt. Tuy nhiên, những loại quả trên lại rất tốt đối với trẻ nhỏ. Hãy xem hàm lượng dinh dưỡng của từng loại quả này nhé.

    - Xoài: Là loại quả giàu hàm lượng beta caroten nhất, còn gọi là vitamin A thực vật. Trong 100g xoài có chứa 445mcg beta caroten. Chỉ cần cho bé ăn chừng 1/2 quả xoài đã đáp ứng đủ 30% nhu cầu beta caroten hàng ngày của bé. Trong số 20 axit amin tồn tại ở tự nhiên thì xoài chứa 19 loại với hàm lượng khá cao. Nếu tích cực ăn xoài, bé sẽ hấp thu được nhiều axit amin loại này. Do đó, hệ miễn dịch của bé sẽ vững chắc hơn và hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Trong xoài còn có chứa rất nhiều cholin. Ăn đủ thực phẩm chứa cholin sẽ làm não bộ của bé hoạt hóa hơn. Trong 100g xoài chứa 7,6mg cholin. Nếu bé yêu ăn 1/2 quả xoài, đã thu được chừng 7mg cholin cho hệ thần kinh.

    - Dưa hấu: Là loại quả dễ ăn nhất và rất tốt với trẻ em. Cứ 100g dưa hấu có chứa 3g đường các loại. Thêm vào đó, đây là loại quả á quân về beta caroten, chỉ thua xoài. Beta caroten là một chất dẫn xuất của vitamin A, vốn rất cần cho đôi mắt trẻ em.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    - Chuối: Chuối có nhiều kali. Nếu bé vừa trải qua một trận ốm do tiêu chảy thì chuối là thực phẩm rất phù hợp để bổ sung lượng kali bị mất với số lượng lớn trong những cơn tiêu chảy khiến cơ thể mệt mỏi, nhược cơ. Chuối kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong ruột cũng như sản xuất các enzyme tiêu hóa để hỗ trợ hấp thụ các chất dinh dưỡng. Một trái chuối có khoảng 3g chất xơ có thể giúp điều hòa nhu động ruột, làm dịu đường tiêu hóa.

    Chuối chứa tryptophan, một axit amin đóng vai trò quan trọng bảo vệ bộ nhớ và cải thiện tâm trạng. Nếu bé vừa trải qua một cơn cáu kỉnh vì bị bạn làm hỏng đồ chơi hay bị buồn bã vì không làm được bài tập thì việc ăn chuối sẽ giúp bé cải thiện tâm trạng nhờ nồng độ cao của tryptophan, được chuyển đổi thành serotonin- một chất giúp người ăn thấy hưng phấn.

    - Hồng xiêm: Hồng xiêm là loại quả giàu sắt đứng hàng thứ 2, sau đu đủ chín. Ăn 100g hồng xiêm (tương đương với 2 quả) đã đủ cung cấp 29% nhu cầu sắt trong 1 ngày của trẻ. Với hàm lượng sắt này, hồng xiêm được xếp trong nhóm quả giàu sắt nhất. Ngoài ra, hồng xiêm là loại quả giàu canxi. Nếu ăn 100g hồng xiêm thì bé yêu sẽ thu được 52mg canxi, tương ứng với 5% nhu cầu trong 1 ngày. Với một thực phẩm quả, lượng canxi như vậy là rất ấn tượng để làm cho bé cao lớn vượt trội.

    Chuyên gia tư vấn Kim Mai

    (Theo Gia đình và xã hội)
     
  6. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    5 hiểu lầm cực lớn của cha mẹ khi cho con uống sữa


    Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến khi cho con uống sữa nhiều cha mẹ hay mắc phải.

    1. Chỉ cho con uống sữa bột

    Nhiều mẹ cho rằng, chỉ mỗi sữa bột mới cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho bé và loại bỏ sữa tươi ra khỏi thực đơn của con. Thậm chí có người còn cho rằng sữa tươi không có chất gì, chỉ uống thay nước lọc. Thực ra, sữa tươi có nhiều hàm lượng dinh dưỡng rất tốt cho sự phát triển của bé, chứa nhiều canxi giúp trẻ phát triển chiều cao tốt hơn. Vì vậy mẹ hãy bổ sung sữa tươi vào thực đơn cho con, hoặc mẹ có thể cho bé dùng song song với sữa bột. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý, chỉ nên cho bé uống sữa tươi khi con tròn 1 tuổi.

    Theo các nhà khoa học, chỉ nên cho trẻ dùng sữa tươi khi trẻ đã hơn 1 tuổi. Lý do vì sữa tươi có hàm lượng đạm, can-xi và phốt-pho cao, nếu cho trẻ dưới 1 tuổi uống sẽ dễ có nguy cơ bị quá tải thận. Nếu tình trạng này kéo dài có thể làm trẻ có nguy cơ bị cao huyết áp, béo phì ở tuổi trưởng thành.

    [​IMG]

    2. Cho con uống sữa tươi nào cũng được

    Sữa tươi bao gồm 3 loại là sữa vắt trực tiếp, sữa thanh trùng và tiệt trùng. Trong đó chỉ nên cho trẻ uống sữa thanh trùng, tiệt trùng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không nên uống sữa bò vắt trực tiếp vì không đảm bảo sạch vi khuẩn, có nguy cơ nhiễm khuẩn tiêu hóa. Nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm độc cao nhất là với các cơ sở chăn nuôi vắt thủ công, quy trình vắt không sạch, chuồng trại không đúng tiêu chuẩn, bảo quản và vận chuyển không đảm bảo chất lượng.

    Các chế phẩm làm từ sữa tươi như ya-ua, váng sữa, phô mai, thường được các bà mẹ sử dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng ở mức vừa phải, giúp trẻ làm quen với nhiều mùi vị và đa dạng hóa thức ăn, nếu sử dụng nhiều thì hiệu quả tương tự uống nhiều sữa tươi. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách dùng hợp lý.

    3. Lấy sữa đặc thay thế sữa bò

    Sữa đặc là một loại chế phẩm từ sữa bò, là sữa tươi nấu lên đến dung lượng 2/5, sau đó thêm 40% đường mía đóng hộp là được. Có người bị ảnh hưởng của lý thuyết “ sản phẩm cô đặc đều là tinh hoa”, bèn lấy sữa đặc thay thế sữa. Làm như vậy hiển nhiên là không đúng. Sữa đặc quá ngọt, bắt buộc phải thêm 5-8 lần nước để hòa loãng. Nhưng khi độ ngọt vừa miệng thì nồng độ chất béo và protein cũng giảm thấp đi một nửa so với sữa tươi. Nếu thêm nước vào trong sữa đặc, sẽ làm cho nồng độ protein và chất béo gần với sữa tươi, như vậy thì hàm lượng đường sẽ hơi cao.
    [​IMG]

    4. Cho con uống no sữa

    Mặc dù là thức uống bổ dưỡng vì có nhiều vitamin và khoáng chất nhưng không có nghĩa sữa có khả năng thay thế hoàn toàn các nguồn thực phẩm khác. Uống quá nhiều sữa sẽ gây tiêu chảy, đầy bụng và cơ thể không có khả năng hấp thụ dưỡng chất trong sữa. Theo khuyến cáo cảu Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mỗi ngày trẻ từ 1-3 tuổi nên uống khoảng 500ml sữa; trẻ trên 3 tuổi nên uống khoảng 300-400ml là đủ. Ngoài ra, không nên uống sữa khi đói bụng, chỉ nên uống sữa sau khi đã ăn sáng và khi bụng không bị trống rỗng.

    5. Phải chọn sữa ngoại cho con

    Tâm lý của nhiều mẹ là sữa ngoại, càng đắt tiền thì càng tốt. Điều này hoàn toàn sai. Con bạn sẽ hợp với loại sữa này và có khi lại dị ứng với loại sữa "xịn" con hàng xóm dùng. Điều cốt yếu là mẹ phải chọn loại sữa dễ uống, bé thích uống, dinh dưỡng đầy đủ, không béo phì không có những phản ứng khác như đau bụng, nôn mửa, dị ứng... là loại sữa phù hợp nhất với trẻ.

    Theo Saga / Trí Thức Trẻ
     
  7. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    10 kỹ năng trẻ cần có trước khi vào lớp 1


    Trẻ từ lứa tuổi mẫu giáo lên lớp 1 còn nhiều bỡ ngỡ, bỡ ngỡ từ môi trường đến các thói quen sinh hoạt. Cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Vũ Thu Hương – Giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm sẽ tư vẫn cho các bậc phụ huynh để có những chuẩn bị cụ thể giúp các con thích nghi với trường, lớp mới.

    Khác biệt giữa mẫu giáo và lớp 1 như thế nào, thưa chuyên gia?

    Tiểu học và mầm non khác biệt nhau rất lớn. Ở mầm non, các con được vui chơi là chính, được phép tùy hứng đi lại, chạy nhảy, vui chơi, nói năng. Các con không có nhiệm vụ gì quan trọng, cũng không bị kiểm tra hay thi cử gì. Cô giáo mầm non giống mẹ, chăm sóc và vui chơi với các bé. Bạn bè giống anh chị em trong gia đình, chia sẻ và vui chơi.

    Ở bậc tiểu học, con sẽ phải tập trung học hành với thời khóa biểu nghiêm túc. Các bé phải ngồi yên suốt giờ học để nghe giảng. Các bé phải học tập nghiêm túc với nhiệm vụ khá nặng nề. Thời gian vui chơi hạn hẹp. Cô giáo tiểu học là giáo viên dạy dỗ các bé, cô sẽ quản lý và đánh giá các bé. Vì thế, cô sẽ nghiêm khắc và xa cách hơn cô giáo mầm non. Bạn bè ở tiểu học sẽ có quan hệ đồng đẳng và cạnh tranh chứ không còn là anh chị em như bạn bè mầm non.

    Theo chị, những kỹ năng nào mẹ cần chuẩn bị cho con để con thích nghi từ môi trường của mầm non lên tiểu học?

    Kĩ năng 1: Tự tìm lối thoát hiểm.Ở bất kể một môi trường nào cũng sẽ tiềm ẩn các nguy cơ. Hướng dẫn con tìm lối thoát hiểm là việc nên làm sớm.

    Kĩ năng 2: Sử dụng nhà vệ sinh công cộng. Con sẽ ở trường tiểu học trong 5 năm liền, vì thế, xác định nhà vệ sinh ở khu vực nào là điều vô cùng quan trọng. Con rất cần tìm đúng và nhanh nhà vệ sinh khi có nhu cầu sử dụng đúng cách, sạch sẽ và văn minh để không gây ảnh hưởng đến nhà trường, bạn bè, xếp hàng theo trật tự để cùng sử dụng, không chen ngang, lấn hàng.

    Kĩ năng 3: Đi cầu thang đúng cách. Nếu đi cầu thang mà chen lấn xô đẩy, rất dễ có thể làm không chỉ bản thân bị ngã mà các bạn xung quanh cũng ngã theo.

    Kĩ năng 4: Việc ăn uống ở trường

    Con cần có kĩ năng ăn tự giác, ăn uống gọn gàng, lịch sự. Trước khi ăn, con phải biết cách rửa tay cho đúng cách. Sau khi ăn, con cần phải biết tự dọn bát ăn của mình, lau bàn ghế và rửa tay, rửa mặt.

    Kĩ năng 5: Rửa tay đúng cách. Các mẹ đừng lười nhé, hãy cố gắng dạy con quy trình rửa tay đúng cách theo quy định của bộ Y tế. Con làm quen rồi thì việc rửa tay trở nên đơn giản thôi.

    Kĩ năng 6: Việc ngủ ở trường

    Con đi học tiểu học chắc chắn sẽ ăn và ngủ trưa tại trường. Các bé nào không hòa nhập được, khó ngủ trưa, sẽ bị mệt và chiều học hành sẽ khó khăn. Vì thế, các cha mẹ cần tập cho con thói quen ngủ trưa vào 1 giờ nhất định và thay đồ ngủ cho phù hợp với thời tiết và điều kiện nhà trường.

    Kĩ năng 7: Tạo thói quen với đồng phục trường

    Khác với mầm non, tiểu học sẽ luôn sống cùng đồng phục. Đồng phục của con sẽ là áo trắng và quần hoặc váy. Với các bé gái, các cha mẹ cần dặn con đi đứng chú ý để khỏi bị tốc váy. Khi ngồi khép chân để không bị lộ đồ lót.

    Với các bé trai, các cha mẹ cần chọn áo rộng một chút để con có thể mặc thoải mái. Các bé cũng cần được hướng dẫn mặc đồ cho phù hợp với nội quy của nhà trường mà vẫn thoải mái dễ chịu.

    Kĩ năng 8: Giữ trật tự trong lớp. Trẻ mầm non thì được tự do nói chuyện thoải mái. Nhưng khi lên tiểu học, các con sẽ không được tự do như vậy. Để bài giảng được tiến hành, chắc chắn cô giáo sẽ yêu cầu các con phải giữ trật tự. Với người lớn điều này quá dễ dàng nhưng với trẻ thì không dễ.

    Kĩ năng 9: Không chen lấn xô đẩy khi xếp hàng. Với trẻ tiểu học, kĩ năng đi theo hàng là khá quan trọng. Khi các bạn xếp hàng, các bạn phải tự xác định được hàng của lớp mình là ở đâu và mình đứng ở chỗ nào trong hàng.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Tiến sĩ Vũ Thu Hương – Giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm

    Đứng trong hàng, trẻ không được phép nói chuyện riêng, phá hàng, trêu chọc bạn. Kĩ luật trong hàng nếu bị phá vỡ, có thể cả lớp sẽ bị phạt. Vì thế, rất cần thiết phải dạy trẻ không chen lấn xô đẩy khi đứng trong hàng, không nói chuyện riêng, phá hàng, trêu chọc bạn.

    Kĩ năng 10: giữ gìn đồ dùng học tập

    Một “tội” rất phổ biến của học sinh lớp 1 khiến cha mẹ và thày cô vô cùng phiền lòng chính là phá đồ dùng học tập. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì những đồ dùng đó quá mới lạ với trẻ, cách thức sử dụng chúng trẻ chưa rõ lắm. Trẻ cũng không hiểu rõ về lợi ích của từng đồ dùng. Sự tò mò đó đã khiến trẻ rất thích thú khám phá và làm hỏng các đồ dùng.

    Hơn nữa, do chưa quen với việc quản lý tài sản riêng, trẻ rất dễ làm mất mát đồ dùng như sách vở, bút, tẩy, bút chì…. Để tránh lãng phí, đồng thời dạy trẻ kĩ năng bảo vệ đồ dùng học tập cha mẹ cần thực hiện theo các bước như sau.

    Những bước các mẹ chuẩn bị để cho con vào lớp 1 là gì, thưa chị?

    Theo tôi, có 2 phần việc rất rõ ràng mà cha mẹ cần làm để giúp con bước vào lớp 1 vui vẻ.

    Trước hết về Tâm lý: Cha mẹ cần đưa con đến trường tiểu học trước để con làm quen với ngôi trường, với các đồ dùng học tập và môi trường mới. Cha mẹ cũng cần kể cho con nghe về trường lớp, nhấn mạnh những điểm khác biệt giữa tiểu học và mầm non để con có sự chuẩn bị từ trước khi vào lớp. Cha mẹ cũng cần biến ngày đầu tiên đi học của con trở thành ngày hội lớn để con háo hức bước đến trường. Một món quà, một bữa tiệc đơn giản với con sẽ là niềm vui con nhớ mãi.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Cần chuẩn bị cho trẻ những bước cần thiết để trẻ vào lớp 1

    Thứ hai là chuẩn bị về đồ dùng học tập: Cha mẹ nên cùng con lập kế hoạch mua sắm. Có thể ghi ra thành một danh sách đầy đủ và cùng con đi tìm đồ dùng trong hiệu sách và hiệu văn phòng phẩm. Cùng con sắp xếp đồ đạc, bọc vở, dán nhãn. Những công việc này sẽ tạo cho con niềm háo hức được đến trường. Đồng thời nó còn giúp con nhận thức được trách nhiệm giữ sạch đẹp đồ dùng học tập.

    Cảm ơn chuyên gia vì cuộc trò chuyện này!

    Theo Tuệ Linh (Khám Phá)
     
  8. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Trị con hay "ăn vạ" bằng quát mắng là kém cỏi


    Lên ba tuổi, bé đã khôn ngoan hơn nhiều so với những ngày còn chập chững biết đi hay đang bập bẹ tập nói. Ở độ tuổi này, trẻ thừa khả năng để đạt được mọi thứ mà chúng mong muốn. Chúng thông minh tới nỗi có thể hiểu thấu tâm lý người lớn. Sau đó, trẻ dùng những biện pháp nhõng nhẽo, hờn giận, cáu gắt, ăn vạ… để “đo” phản ứng của người nhà.

    Ngày trước, bố mẹ cháu cũng sợ rúm người mỗi khi nghe thấy tiếng cháu “thét” ra lửa. Nhưng bây giờ, chuyện đó với mẹ cháu thì “xưa rồi Diễm ơi”. Mẹ cháu đã dùng cách gì mà hay vậy?

    Hãy "bơ" khi con lăn lộn ở ngoài phố để gây sự chú ý của người đi đường

    Lần ấy, cháu được bố mẹ cho đi chơi ở trung tâm thương mại. Cháu chơi thú nhún, vào nhà bóng, câu cá… Trò nào cháu cũng thích mê. Thế rồi đến giờ về, cháu gào khóc không chịu đi vì muốn ở lại chơi tiếp. Bố mẹ cháu dỗ dành mãi nhưng cháu nằng nặc không chịu về. Bố phải bế cháu trong tư thế cháu vừa giãy giụa, vừa gào khóc để rồi mãi mới xuống được tầng một. Bố mệt đứt hơi, cằn nhằn rồi xuống hầm lấy xe, để cho mẹ cháu tiếp tục khổ sở một mình đối phó với cháu.

    Nào con, đứng dậy đi về đi không bố đang chờ ngoài kia kìa, mẹ cháu dỗ dành.

    Không về đâu, cháu gào lên ầm ĩ rồi nước mắt nước mũi tuôn ra như suối.

    Đứng ở sảnh trung tâm thương mại, mẹ cháu xấu hổ muốn độn thổ. Bao nhiêu người đang dừng lại, chỉ trỏ, hết nhìn cháu rồi lại nhìn mẹ cháu.

    Cơn giận quẹt ngang người: Chí Phèo với mẹ à. Đừng hòng. Thử xem lần này mẹ thắng hay con thắng.

    Mấy người lớn dừng lại góp ý: Bế cháu lên đi kìa, ai lại để nó nằm dài ra sàn thế kia, bẩn hết cả quần áo. Nó khóc nhiều quá rồi lại ho ra đấy.

    Mặc kệ những tiếng xì xào bên ngoài, mẹ cháu bắt đầu chiến thuật mới: Thế mẹ về vậy nhé, con ở đây chơi mà không có tiền thì người ta cũng không cho vào đâu. Ngoan thì đứng dậy về cùng mẹ, không thì cứ nằm ra sàn ngủ trưa cho mát. Cùng lắm là đến tối mẹ sẽ quay lại đón con.

    Mẹ bước đi chậm rãi (thực ra là cố tình bước chậm để xem phản ứng của con). Con đang khóc to, vậy mà ngưng luôn lại khi thấy mẹ rời bước. Tất nhiên rồi, tuổi lên ba vẫn non gan thỏ đế, vẫn không thể ở một mình ngoài đường, vẫn luôn muốn dính chặt bố mẹ. Và nếu các phụ huynh vì sợ những chiêu trò của bé mà nhượng bộ, những chiêu trò ấy sẽ mãi không thể chấm dứt.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Cho bé hiểu bé sẽ “mất” nhiều hơn “được” nếu cứ làm theo ý mình

    Tới lúc con chịu ngồi lên xe máy, mẹ cháu mới vỗ về: Con của mẹ như thế mới ngoan, lần sau mẹ mới cho đi chơi tiếp. Con xem, con khóc như thế thì mệt con chứ bố mẹ có mệt gì đâu, con lăn ra sàn thì quần áo con bẩn chứ quần áo bố mẹ vẫn sạch chán. Nếu con nghe lần bố mẹ còn cho con đi chơi tiếp. Bằng không thì cứ ở nhà thôi. Bố mẹ vừa được ở nhà xem TV, vừa tiết kiệm được bao nhiêu thời gian, tiền bạc vì không phải đưa con đi chơi. Con thấy không, người thiệt thòi bao giờ cũng là con, chứ không phải bố mẹ.

    Con mếu máo thì thào trên xe: Lần sau con sẽ không thế nữa ạ.

    Dứt khoát, kiên quyết…

    Vì giỏi đoán phản ứng của người lớn nên bé sẽ biết được làm cách nào để người lớn chiều theo ý mình. Nếu thấy người lớn sợ, bé càng được thể càng lấn lướt, nhưng nếu nhìn thấy người lớn kiên quyết, giữ vững lập trường dù bé giở chiêu trò gì, trẻ sẽ nhanh chóng “phục tùng” và buộc phải nghe lời bố mẹ. Nên nhớ rằng, ở độ tuổi lên ba, trẻ chưa thể độc lập một mình, vẫn phải phụ thuộc vào bố mẹ. Tâm lý trẻ ở độ tuổi này vẫn sợ khi bố mẹ bỏ đi. Vì thế nếu bạn kiên quyết, trẻ sẽ không thể tiếp tục phản ứng mạnh mẽ vì sợ bị bỏ rơi.

    … nhưng đừng quên sự mềm mỏng

    Mọi em bé đều ưa sự dịu dàng, con gái của tôi cũng không ngoại lệ. Trước giờ đi chơi, cháu tự chọn cho mình một chiếc váy dài có đăng ten. Tôi bảo với con: Trời nóng thế này, con mặc váy khác vải cotton hoặc lanh cho mát. Váy này tuy điệu đà nhưng là vải pha, con lại chạy nhảy nhiều, mặc một lúc là mồ hôi tứa ra không thoát đi đâu được. Con tôi phụng phịu: Nhưng con thích…

    Chồng tôi chờ lâu sốt ruột bèn chạy vào thúc giục: Con nghe mẹ thay váy nhanh lên. Nhõng nhẽo lắm là ở nhà. Con bé nghe thấy thế, bỗng nhiên tủi thân chảy nước mắt rồi phụng phịu tỏ ý thà ở nhà chứ không thèm đi với bố mẹ nữa. Trong lúc thời gian cấp bách, tất nhiên là tôi phải đóng vai một bà tiên rồi vỗ về bé: Bố buồn cười thật đấy, ai lại nhanh nhảu vào đây rồi nặng lời với con gái. Chẳng qua là con không biết chiếc váy này nóng nên mới mặc thôi, chứ bây giờ biết rồi, bố mẹ bảo con thay thì con phải thay chứ, mặc tiếp làm gì để ốm người ra cho nó khổ, con nhỉ?

    Con vừa sụt sịt vừa gật gật đầu. Mẹ nhân cơ hội này giúp con cởi chiếc váy đang mặc và thay chiếc váy mới. Đấy, thay váy này ra có phải mát mẻ, dễ chịu hơn rồi không, còn chiếc váy ren, mình để dành đến hôm nào mát mới mặc nhé. Con gái ôm cổ tôi vì tìm thấy sự đồng cảm. Vậy là xong phần thay áo cho con mà không làm phật ý bé.

    Ở tuổi lên ba, trẻ đang phát triển về tâm lý, thể chất lẫn cảm xúc. Lúc này trẻ đã có những hiểu biết nhất định nên luôn muốn làm mọi việc theo ý mình. Trong những trường hợp trẻ cáu giận, nhõng nhẽo hay ăn vạ, người lớn trước hết cần phải bình tĩnh xử lý chứ không được lao theo vòng quay giận dữ cùng với trẻ. Sau đó, hãy đưa ra những quyết định và đừng có nhượng bộ. Song song với điều này, hãy chơi trò vừa “đấm”, vừa “xoa” để bé không cảm thấy bị tủi thân hoặc bị bỏ rơi. Giận dữ, quát nạt hoặc luôn thuận theo ý trẻ không bao giờ là cách lý tưởng để “điều trị” những em bé tuổi lên ba bướng bỉnh và lắm chiêu.

    Theo Trang Lê (Khám Phá)
     
  9. mebaochau101982

    mebaochau101982 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/4/2015
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    18
    Bài học trên rất hay đấy ạ, em có cái này, các mum có bé nhỏ nên tham khảo nha! Chúc cả nhà tuần mới vui vẻ!
     
  10. mebaochau101982

    mebaochau101982 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/4/2015
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    18
  11. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    7 hoạt động giúp bé sơ sinh 0-3 tháng tuổi phát triển tốt hơn


    1. Chạm vào con

    [​IMG]

    Hành động này sẽ giúp kết nối sợi dây tình cảm giữa bạn với con, cũng như kích thích bé cử động những bộ phận cơ thể của mình để có thể chạm vào bố mẹ. Hãy trao cho bé sơ sinh thật nhiều những cái ôm và nụ hôn, thậm chí bạn có thể thổi những luồng hơi nhẹ trên bụng của bé để trêu đùa bé.

    2. Hãy matxa cho con

    [​IMG]

    Xoa lưng hoặc bụng của bé, rồi nắn bóp hai cánh tay và chân cho bé. Hành động này không chỉ giúp con yêu thực sự thư giãn, mà còn giúp hai mẹ con gắn kết nhau hơn.

    3. Bế con

    [​IMG]

    Địu bé trong một chiếc địu vải khi bạn làm việc nhà, đi bộ, đi mua sắm, hoặc làm việc máy tính. Hành động này đặc biệt hữu ích khi bạn vừa có thể làm việc mà vẫn gần gũi được với bé. Bé của bạn sẽ vui vẻ và hạnh phúc hơn khi được ôm hoặc giữ chặt.

    4. Giao tiếp bằng mắt

    [​IMG]

    Nhìn và mỉm cười với em bé của bạn. Hãy trao bé thật nhiều yêu thương và quan tâm. Bạn không bao giờ có thể biết mình trao cho bé thế nào là đủ đâu.

    5. Đu đưa và lắc lư con

    [​IMG]

    Tại sao bạn lại không giúp em bé của mình có một cảm giác chuyển động nhỉ? Nếu muốn, bạn thử nhẹ nhàng đưa con lên cao, đua đưa và lắc lư con xem. Tưởng tượng hai mẹ con đang khiêu vũ với nhau vậy!

    6. Dạy con sự lanh lợi

    [​IMG]

    Các bố mẹ có thể dạy con mình trở nên lanh lợi hơn bằng cách rung lắc một món đồ chơi phát ra âm thanh ồn ào, rồi để cho bé quay đầu lại nhìn và sau đó cố với được tới nó.

    7. Thời gian tập lẫy

    [​IMG]

    Khi các bé bắt đầu tập lẫy, hãy để con nằm sấp trên bụng bố mẹ để chơi. Nói chuyện với bé để bé ngẩng đầu lên nhìn thấy bạn. Hoặc giữ một món đồ chơi có thể phát sáng hoặc phát ra âm thanh trước mặt bé, nhờ vậy bé sẽ cố nhìn vào nó. Con của bạn sẽ học được cách ngẩng đầu lên và đẩy mình bằng cánh tay của bé để lấy đồ. Không những thế, con thậm chí còn có thể học cách trườn quanh nhà. Nhờ vậy, phần cơ lưng và cổ của bé sẽ trở nên vững chắc, sẽ giúp bé bò được trong thời gian tới.

    (Nguồn: Parents)
     
  12. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Mẹo dân gian trị rôm sảy cho bé mùa hè cực "nhạy"


    Mới vào đầu hè nhưng thời tiết thay đổi, nhiều lúc lên tới gần 40 độ vào buổi trưa đã khiến gia đình em, không chỉ người lớn mà em bé cũng vô cùng mệt mỏi. Bé Bin nhà em thuộc dạng "nóng trong" giống mẹ, lại hay thích vận động nên chỉ cần trời nắng nóng vài hôm là y như rằng cổ, ngực con nổi đầy những nốt đỏ li ti

    Có con thường xuyên bị rôm nên em cũng "kinh nghiệm đầy mình" trong việc trị rôm sảy cho bé. Thường trong nhà bao giờ cũng "dự trữ" sẵn vài loại lá dân gian, khi mới chớm thấy con nổi nốt, em cho bé tắm ngay và bao giờ cũng hiệu quả tức thì.

    Mùa hè đến, thấy nhiều chị em "đau đầu" vì con bị rôm sảy, em xin mách chị em một vài mẹo nhỏ của mình. Đây hầu hết đều là những loại lá tắm em đã từng thử qua cho Bin từ khi con mới 1 tháng tuổi và thấy hiệu quả tốt.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]
    Thời tiết vào hè nắng nóng khiến nhiều trẻ sơ sinh bị rôm sảy (ảnh minh hoạ)

    Lá kinh giới

    Nếu có sẵn lá tươi, mẹ chỉ cần rửa sạch rồi giã nát, chắt nước pha vào chậu nước tắm cho bé. Nếu không, mẹ có thể phơi khô lá kinh giới và dùng dần. Mỗi lần tắm cho bé mẹ lấy 1 nắm lá khô, cho vào nồi đun sôi 1 lúc rồi pha vào nước tắm cho bé. Nước lá kinh giới giúp rôm sảy "bay" nhanh chóng và da bé sẽ mịn màng trở lại.

    Mướp đắng

    Mướp đắng rất an toàn cho trẻ nhỏ. Mẹ có thể lấy 1-2 quả mướp đắng, thái nhỏ rồi cho vào máy xay nhuyễn cùng nước đun sôi để nguội sau đó lọc bỏ bã, lấy nước hoà vào nước tắm cho con. Mướp đắng rất mát, lành tính, lại có màu xanh đẹp mắt và mùi thơm nhè nhẹ. Khi tắm cho bé, tinh chất của loại quả này sẽ thẩm thấu vào da là dịu những vết rôm sảy và kích ứng da.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]
    Mướp đắng rất mát, lành tính, lại có màu xanh đẹp mắt và mùi thơm nhè nhẹ khi tắm bé (ảnh minh hoạ)

    Bột yến mạch

    Tắm cho con bằng yến mạch là một mẹo nhỏ em học được của cô bạn người nước ngoài. Yến mạch xay nhuyễn thành bột, hoà vào nước tắm, ngâm mình bé trong nước lặp lại vài lần trong ngày. Chất avenanthramide trong bột yến mạch có tính chất kháng viêm tự nhiên, sẽ giúp các vết rôm sảy mau lành.

    Lá mảnh bát

    Mua lá mảnh bát về, các mẹ nhớ rửa sạch rồi đem phơi. Khi nào cần dùng thì lấy ra chừng 2 nắm, rửa thật sạch một lần nữa rồi cho vào nồi, đổ xăm xắp nước và đun sôi. Khi lá bắt đầu chuyển sang màu vàng và có mùi thơm nhẹ là được. Mẹ chờ cho nước nguội bớt, đem lọc bã rồi pha nước tắm cho con. Một tuần cho con tắm lá mảnh bát 1-2 lần, da bé sẽ láng mịn, mát mẻ và hết hẳn rôm sảy.

    Lá mảnh bát là loại cây thảo nhẵn và mảnh, mọc leo cao, đôi khi dài tới 5m hay hơn. Vỏ và rễ có tác dụng xổ, rễ hạ nhiệt; lá hạ nhiệt, dùng ngoài chống ngứa, tiêu viêm, quả trị đái đường. Các mẹ có thể tìm mua loại lá này tại các cửa hàng bán lá chuyên dụng ở các chợ lớn.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]
    Lá mảnh bát mẹ có thể tìm mua tại các cửa hàng lá ngoài chợ

    Dưa chuột hoặc lô hội

    Chỉ cần một chậu đất nhỏ, mẹ đã có thể trông được một bụi lô hội vô cùng tiện lợi và hữu ích. Lá lô hội có đặc tính kháng viêm, dịu mát. Chỉ cần xoa một vài lát lá lô hội trên vùng da bị rôm sảy của bé sẽ giúp những vết ban đỏ nhanh chóng lặn.

    Với dưa chuột cũng tương tự, mẹ có thể xay nhuyễn hoặc thái lát dưa chuột để đắp lên vùng da bị ban đỏ. Nước và các vitamin trong dưa giúp cung cấp nước cho các tế bào da và làm da dịu mát hơn. Dưa chuột là một trong những phương thuốc tốt nhất để chữa trị rôm sảy.

    Trẻ bị rôm sảy, ngoài việc thường xuyên tắm rửa, giữ vệ sinh da thì mẹ cũng nên lưu ý không cho bé ăn uống các thức ăn cay nóng như ớt, tỏi, hạt tiêu; không ăn nhiều đường, đồ nếp, hạn chế ăn các loại hoa quả gây nóng mít, xoài, nhãn, vải… Tăng cường các đồ ăn mát như nước cam, chanh, dưa hấu...

    Theo Mẹ Linh Chi (Khám phá)
     
    mebaochau101982 thích bài này.
  13. mebaochau101982

    mebaochau101982 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/4/2015
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    18
    Đúng là rất bổ ích và dễ làm các mum nhỉ, cảm ơn hienbt79 nhiều nhé!
     
  14. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Mùa hè đừng quên mua bơ cho bé ăn dặm

    Tháng 5 mùa quả bơ đang đến, đi chợ mẹ đừng bỏ qua lựa chọn loại quả đứng thứ 1 trong 10 loại quả tốt nhất cho bé ăn dặm.

    Các nhà khoa học cho biết, nếu con đến tuổi ăn dặm mà không được ăn bơ, mẹ đã bỏ qua “siêu phẩm vàng” giúp trẻ có được trí não và hệ miễn dịch hơn hẳn những em bé cùng lứa. Quả bơ đứng thứ 1 trong top 10 loại hoa quả tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, không phải lúc nào con trẻ cũng có bơ để ăn.

    Mùa quả bơ chỉ tập trung từ tháng 5 đến tháng 8, như vậy, thời điểm hiện tại đang là mùa thu hoạch bơ chính vụ ở các tỉnh miền Nam. Quả bơ đang được chuyển đi và bày bán khắp các nẻo đường từ miền Nam ra Bắc. Nếu buổi sáng đi chợ tình cờ thấy bơ chín đúng vụ, mẹ đừng quên mua ngay về cho con ăn dặm.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]
    Tháng 5 mùa quả bơ đang đến, đi chợ mẹ đừng bỏ qua lựa chọn loại quả đứng thứ 1 trong 10 loại quả tốt nhất cho bé ăn dặm.

    Tác dụng “khổng lồ” của việc cho bé ăn quả bơ

    Ăn bơ giúp trẻ tăng cân

    Quả bơ có nhiều chất béo nhưng tuyệt vời thay, đây hoàn toàn là những chất béo cực có lợi cho sức khoẻ. Lượng chất béo có trong bơ là chất béo bão hoà đơn, không chứa cholesterol. Chính vì vậy, bơ thường được khuyến cáo như một loại thực phẩm cho trẻ sơ sinh, những em bé từ 6 tháng tuổi trở lên đang cần rất nhiều dinh dưỡng và những em bé tăng cân chậm.

    Ăn bơ giúp trẻ thông minh

    Bơ chứa rất nhiều axit béo Omega 3 – một loại axit hàng đầu góp phần tăng trí thông minh của trẻ và hệ thần kinh trung ương. Ngay vào giai đoạn sơ sinh, khi não bộ còn đang phát triển mạnh mẽ, nếu mẹ cho con ăn nhiều bơ, bé sẽ có khả năng phát huy tối đa não bộ.

    Tăng cường hệ miễn dịch

    Bơ có chứa nguồn kali dồi dào. Thậm chí nhiều hơn tới 60% so với lượng kali có trong chuối, giúp tăng cường hệ miễn dịch.

    Giúp hơi thở bé thơm tho

    Trẻ sơ sinh ăn sữa thường có mùi chua trong miệng. Việc ăn bơ sẽ giúp loại trừ vấn đề đó. Các thành phần trong trái bơ có tác dụng tẩy trừ các chất cặn bã đã bị phân hủy trong đường ruột, giúp bé có được hơi thở thơm tho.

    Hỗ trợ tiêu hoá

    Mẹ sẽ không còn nỗi lo lắng con táo bón nếu bé được ăn bơ hàng ngày. Chất xơ dồi dào trong bơ giúp hỗ trợ tiêu hoá vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, bản thân quả bơ cũng là một thực phẩm vô cùng dễ tiêu và lành cho hệ tiêu hoá của trẻ.

    Cách chọn bơ chuẩn cho con

    [​IMG] [​IMG][​IMG]
    Quả bơ có nhiều chất béo nhưng tuyệt vời thay, đây hoàn toàn là những chất béo cực có lợi cho sức khoẻ.

    Nếu mua quả bơ mà không biết lựa, mẹ sẽ rất dễ mua phải những quả bị đắng, vị không ngậy hoặc hột bơ to chiếm gần hết cả quả mà ruột lại chẳng được mấy.

    - Dáng tròn hay dài ngon hơn: Những quả bơ dáng tròn thường có hạt to, tuy nhiên sẽ ít xơ hơn. Những quả thuôn dài thường chắc, dày thịt, nhưng mẹ sẽ có nguy cơ gặp quả nhiều xơ.

    - Màu vỏ xanh hay tím ngon hơn: Nếu bé thích ăn bơ thật béo và thơm, dẻo, mẹ hãy chọn loại quả màu xanh. Khi chín, nó có màu xanh sáng, bóng, nhưng vẫn hơi sần sùi.

    - Khi lắc nếu nghe hạt bơ lăn thì là ngon hay dở: Bơ sáp già thường khi lắc có thể nghe tiếng hạt lăn nhẹ bên trong. Đó thường là bơ gần chín, ngon. Tuy nhiên, nếu khi lắc hạt lăn nghe quá rõ thì trái bơ đó thịt sẽ mỏng.

    Trẻ nhỏ thường không ăn hết nguyên một quả bơ, do đó để bảo quản phần bơ còn lại tươi lâu mà không bị chuyển màu thẫm, mẹ có thể bôi một ít dầu ăn lên bề mặt bơ.

    Cách thứ 2 là bảo quản bơ cùng chung 1 hộp kín với miếng hành tây đã cắt đôi. Hành tây chưa cắt thì không có tác dụng.

    Cách chế biến bơ cho bé

    Món bơ trộn sữa:

    Bơ trộn với khoảng một ít sữa mẹ hay sữa bột đã pha để tạo thành kết cấu lỏng, sánh cho bé tập ăn dặm.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Bơ và chuối:

    Các mẹ có thể cho bé ăn bơ riêng hoặc kết hợp với chuối chín thành món giàu omega 3 và kali. Cách kết hợp với chuối rất đơn giản, chỉ cần cho chuối và bơ vào xay nhuyễn

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Bơ dằm bí đỏ:

    Trong bơ và bí đỏ có rất nhiều chất xơ, giúp nhuận trường nên đây là món ăn rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé, đăc biệt là với các bé bị táo bón. Cách chế biến rất đơn giản như sau: cho 1/2 cốc bí đỏ hấp bằm nhuyễn cùng 1 trái bơ nhỏ vào máy xay, xay mịn với nhau là được.


    Theo An Hạ (khám phá)
     
  15. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Đánh vào mông ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ

    Gần đây, trang World News của Hoa Kỳ công một một báo cáo dựa trên 4 năm nghiên cứu trên 1510 trẻ em từ 2-9 tuổi cho thấy rằng những em bé không bị trừng phạt thân thể có chỉ số IQ trung bình cao hơn trẻ thường bị đánh đập từ 5-28 điểm.

    "Một số phụ huynh đang có thói quen sử dụng đòn roi để giáo dục con cái mà không biết hành động này là cực kỳ bất lợi cho sức khỏe trẻ em. Đánh đòn gây tụ máu quanh hông con, cản trở máu lưu thông hoặc thậm chí gây viêm da hoại tử.

    Ngoài ra, trẻ em trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển thường các cơ quan tương đối tinh tế, mao mạch cũng nhiều. Trong trường hợp bị tác động bên ngoài quá mạnh, mao mạch dễ bị chảy máu gây tổn thương gan tim mạch và các cơ quan khác." Nghiên cứu này cho biết.

    Tại sao đánh vào mông lại ảnh hưởng đến IQ

    Mô não nằm trong khoang sọ của hộp sọ, qua lỗ magnum kết nối với cột sống con người. Nếu cha mẹ đánh quá nặng, quá nhanh, mông của trẻ bị tác động đột ngột. Lực đánh có thể được truyền qua cột sống atlanto-chẩm doanh, có thể gây ra các biến dạng tổng thể của hộp sọ, gây thiệt hại cho thân não, hậu quả của việc đánh đòn vào mông trẻ có thể trở thành một thảm họa.

    Bé trai bị đánh vào mông tổn hại nhiều hơn bé gái

    Một số cha mẹ khi đánh vào mông con thường bắt bé nằm sấp trên giường, chiếu hoặc ghế dài mà không biết việc nằm ép chịu đòn này có thể khiến các vật liệu cứng ở phía dưới gây hại đến tinh hoàn, làm tụ máu tinh hoàn của trẻ. Dùng thắt lưng, khăn hay dép đánh vào mông con cùng gây tụ máu mông, cản trở máu lưu thông hoặc thậm chí viêm hoại tử.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]
    Một số cha mẹ khi đánh vào mông con thường bắt bé nằm sấp trên giường, chiếu hoặc ghế dài mà không biết việc nằm ép chịu đòn này có thể khiến các vật liệu cứng ở phía dưới gây hại đến tinh hoàn, làm tụ máu tinh hoàn của trẻ. (ảnh minh hoạ)

    Đánh vào mông thậm chí gây tổn hại tâm thần

    Một số phụ huynh ngoài việc đánh đòn vào mông còn hay dùng cách kéo tai cách để giáo dục trẻ em. Mặc dù hình phạt này không gây tổn thương màng nhĩ, nhưng kéo tai của trẻ có khả năng gây tổn thương sụn tai, nhiễm trùng hoặc tụ máu.

    Theo các chuyên gia chăm sóc trẻ em, "đánh đòn" và các phương thức bạo lực giáo dục khác ngoài việc gây tổn hại đến sức khỏe của trẻ em, còn rất bất lợi đối với sự phát triển tâm lý trẻ. Sự trừng phạt và đòn roi sẽ phá hủy sự thân mật giữa con cái và cha mẹ, đồng thời chúng cũng ảnh hưởng xấu đến tâm lý của trẻ.

    Một số trẻ em nếu thường xuyên bị đòn roi có thể dẫn đến nổi loạn, có xu hướng bắt chước người lớn, dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Đối với trẻ nhút nhát, giáo dục bằng bạo lực sẽ khiến trẻ trở nên thiếu tự tin, rụt rè và trầm cảm.

    Đánh đòn không chỉ khiến trẻ đau đớn xác thịt mà sẽ để lại những tổn thương nghiêm trọng cả vè tinh thần. Trẻ em sinh ra vổn mong manh, nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Chỉ có cha mẹ kém cói mới dùng đòn roi để giáo dục con cái.

    Theo Anh Minh (parents) (khám phá)
     
  16. ecoenvir

    ecoenvir Độc lập, Tự do, Hạnh phúc

    Tham gia:
    5/6/2012
    Bài viết:
    3,442
    Đã được thích:
    825
    Điểm thành tích:
    823
    cám ơn thông tin của các mẹ nhé
     
  17. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Thực đơn nuôi dưỡng trí não cho bé từ 0-2 tuổi.

    2 năm đầu đời là “giai đoạn vàng” để phát triển trí não cho bé yêu của bạn. Vì thế mẹ hãy nắm bắt lấy cơ hội có một không hai này bằng cách cung cấp cho con nguồn dinh dưỡng đầy đủ với những dưỡng chất tốt cho trí não, đặc biệt là DHA với hàm lượng 17 mg DHA/100 kcal theo đúng khuyến nghị của FAO/WHO nhằm giúp con yêu phát huy tối đa tiềm năng bản thân ngay từ những năm tháng đầu đời.

    Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các mẹ một số món ăn chứa những dưỡng chất giúp phát triển trí não cho bé trong giai đoạn 2 năm đầu đời mà mẹ không nên bỏ qua.

    Bột sữa bí đỏ

    Vitamin và khoáng chất có thể được gọi là những “chất dinh dưỡng thông minh”, cần thiết cho sự phát triển của não bộ. Chúng là chìa khóa để xây dựng và phát triển bộ não, giúp não phát triển tối ưu. Bí đỏ chứa nhiều vitamin A, B, C, E, D và nhiều khoáng chất như silic, phốt-pho, đường tự nhiên. Bột gạo chứa nhiều protein, chất béo, chất xơ, axit amin, vitamin B1, B3, B6.



    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Súp bí đỏ là món vừa ngon, vừa dễ ăn lại giàu dinh dưỡng

    Nguyên liệu

    Bột gạo: 4 thìa canh đầy (40g)Bí đỏ cắt nhỏ: 1 thìa canh đầySữa bột: 4 thìa canh đầy (20g)Dầu ăn: 1 thìa cà phê (5g)Nước: 1 bát đầy (250ml)

    Cách làm

    Bí đỏ nấu chín, tán nhuyễn với 1/3 bát nước. Cho bí đỏ cùng bột gạo và 2/3 bát nước còn lại vào nồi, khuấy đều tay đến khi hỗn hợp không còn vón cục. Sau khi khuấy xong, bắc hỗn hợp lên bếp và nấu cho bột vừa chín. Nhấc xuống cho dầu ăn vào khuấy đều, để cho bột nguội bớt. Cho sữa vào từ từ, khuấy cho sữa hòa đều với bột. Bạn khuấy cho đến khi không còn lợn cợn sữa nữa là món bột sữa bí đỏ đã hoàn chỉnh. Để nguội vừa ấm rồi cho bé thưởng thức.

    Bánh crêpe trứng thảo mộc

    Trứng là một thực phẩm bổ não, rất giàu choline, sắt, DHA omega 3, vitamin B12, protein và folate. Trong đó, choline (có rất nhiều trong lòng đỏ trứng) đóng vai trò quan trọng trong việc tạo các tế bào gốc bộ nhớ, hình thành sâu bên trong não. Bên cạnh đó, Choline còn giúp duy trì chức năng của các tế bào não, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện và hoạt động của não bộ.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Bạn có thể dùng trứng chế biến nhiều món ăn cho bé một cách dễ dàng và không tốn quá nhiều thời gian. Thông thường, lòng đỏ trứng được khuyến khích dùng cho bé sau 8 tháng còn lòng trắng trứng chỉ nên dùng cho bé sau 12 tháng.



    Trẻ nào cũng hảo đồ ngọt. Các bà mẹ hãy trổ tài khéo léo làm những món ngọt vừa ngon vừa bổ dưỡng cho con mình.

    Nguyên liệu

    2 quả trứng

    1 thìa súp rau mùi (thì là hoặc rau thơm)

    2 thìa cà-phê đường vàng

    100g bột mì

    200ml sữa tươi

    Dầu ăn.

    Cách làm

    Rau mùi rửa sạch, băm nhuyễn. Đập trứng vào bát, thêm rau mùi, đường, sữa tươi vào trộn đều, sau đó đổ bột vào tiếp tục trộn đến khi thành một hỗn hợp đồng nhất. Đun nóng chảo không dính ở nhiệt độ trung bình. Đổ hỗn hợp trên vào chảo, tráng thành một lớp bánh mỏng. Nấu trong 5-7 phút, lật mặt bánh và để thêm 1 phút.

    Bạn có thể cắt bánh thành những miếng nhỏ hoặc cuộn hoa quả, mứt, kem tươi cho bé ăn.

    Cá hồi hấp nghiền

    Cá hồi không chỉ giàu protein mà còn là một trong những thực phẩm giàu DHA. Được coi là dưỡng chất vàng phát triển trí não bởi DHA là dưỡng chất quan trọng trong cấu trúc não bộ, chiếm 25% trọng lượng khô của não. DHA tập trung chủ yếu ở phần não trán nơi điều khiển các chức năng của não bộ bao gồm kiểm soát, quản lý quá trình nhận thức từ việc lên kế hoạch, ghi nhớ, tập trung chú ý. Bên cạnh đó, DHA còn góp phần vào sự tăng trưởng, kết nối của các tế bào thần kinh, giúp cho quá trình truyền thông tin đạt hiệu quả. Vì vậy, năm 2010, các tổ chức dinh dưỡng uy tín thế giới FAO/WHO đã khuyến nghị hàm lượng cụ thể 17 mg DHA/100 kcal.



    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Cá hồi là một trong những nguyên liệu đạm giàu dinh dưỡng và DHA nhất

    Nguyên liệu:

    100g phi lê cá hồiDầu đậu nành hoặc dầu mè: 1 thìa canh đầy (5g)

    Cách làm:

    Cho cá hồi vào nồi/chảo hấp với lượng nước vừa đủ cho đến khi cá chín đều. Cẩn thận lóc bỏ da cá và gỡ cho hết xương cá. Cho vào máy xay nhuyễn. Thêm 1 thìa cà phê dầu đậu nành hoặc dầu mè.

    “Ngay từ khi bé chào đời, mẹ cần cung cấp cho con dưỡng chất quan trọng DHA với hàm lượng theo đúng khuyến nghị của FAO/WHO là 17mg/100kcal để giúp bé phát triển trí não toàn diện trên cả 4 khía cạnh ( trí thông minh, vận động, cảm xúc và giao tiếp)

    Qua hàng loạt những chứng minh lâm sàng đã cho thấy, nếu trẻ được bổ sung DHA đúng hàm lượng khuyến cáo sẽ phát triển trí não tốt hơn thông qua cải thiện khả năng nhận thức, khả năng xử lý tình huống, vận động khéo léo, nhận biết và thể hiện cảm xúc tốt.. Theo đó, nghiên cứu “Nghiên cứu của Colombo J (Pediatric Research, năm 2011) và Nghiên cứu của Drover JR (Child Development, năm 2009)” đã chứng minh được rằng nhóm trẻ được bổ sung 17 mg DHA/ 100 kcal sẽ duy trì sự tập trung, chú ý lâu hơn 21 %; cải thiện khả năng xử lý tình huống tốt hơn lúc 9 tháng tuổi so với nhóm không được bổ sung DHA. Nghiên cứu “Nghiên cứu của Morale SE (Early Human Development, năm 2005) & Nghiên cứu của Birch EE (Development Medicine Child Neural, năm 2000) “ thì cho thấy trẻ được bổ sung đầy đủ hàm lượng DHA theo khuyến nghị sẽ giúp cải thiện thị lực lúc 12 tháng tuổi và giúp trẻ tăng 7 điểm chỉ số phát triển trí tuệ (MDI) lúc 18 tháng tuổi.

    (Theo Khám phá)
     
    mebaochau101982 thích bài này.
  18. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Tôi chưa bao giờ kém cỏi đến mức đánh để dạy con


    Ngày hôm qua, tôi có vô tình được một người bạn chia sẻ bài viết Đánh vào mông ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ và nói rằng "Không đánh vào mông thì đánh vào đâu". Cần nói, đây không phải là câu hỏi của riêng cô bạn tôi. Rất nhiều ông bố bà mẹ Việt sau khi đọc xong bài viết này lại đặt ra những câu hỏi như "Không đánh vào mông thì đánh vào đâu (!?)" hay "Không đánh con làm sao nó nghe lời". Tôi khá bất ngờ trước những phản ứng này.

    Tôi cũng là một bà mẹ, cũng đã từng giơ tay đánh con nhưng tôi đã nhận ra đó là sai lầm chỉ nhằm thoả mãn cơn giận của bản thân. Tôi không ủng hộ việc sử dụng đòn roi để dạy dỗ con cái.

    Đánh cho "chừa", Đánh cho sợ?

    Nếu vì con sờ tay vào ổ điện, bạn đánh con để con "chừa". Đương nhiên, lần sau có thể trẻ sẽ không sờ vào ổ điện nữa thật. Nhưng đó không phải là vì chúng sợ "điện" mà là vì chúng sợ bạn.

    Nếu ai lại nói rằng dạy con phải cần quyền uy, con phải sợ mình thì nó mới nghe lời mình, tôi thấy lại càng ấu trĩ. Để con sợ cha mẹ dễ lắm. Mình là người lớn, to hơn, khoẻ hơn, đánh con vài cái thì con sợ ngay thôi. Nhưng để hiểu con, làm bạn với con, để con tôn trọng cha mẹ chứ không sợ, để con nghe lời cha mẹ một cách tự nhiên, tâm phục khẩu phục. Ấy mới là cái khó.

    Yêu cho roi cho vọt ghét cho ngọt cho bùi cần được hiểu là nghiêm khắc và nuông chiều chứ không phải cho roi cho vọt là phải đánh thực sự. Nếu tôi nhớ ko nhầm, Macarenco đã nói: không có đứa trẻ hư, chỉ có người giáo dục tồi.

    Dạy con vâng lời cần sử dụng cả lời nói và hành động, tuy nhiên, "hành động" của tôi không bao giờ bao gồm cả đòn roi, đánh đập.

    1. Ngồi phạt

    Khi con nghịch ngợm hay không vâng lời, tôi thường yêu cầu con ngồi phạt hoặc cách nhiều cha mẹ hay dùng hơn, đó là đứng úp mặt vào góc tường. Tôi chuẩn bị một chiếc ghế, đặt ở một vị trí 'buồn chán" nhất trong phòng, xung quanh không có gì, và yêu cầu con ngồi yên trên đó trong một khoảng thời gian nhất định. Có thể là 15 phút, 20 phút, thậm chí nửa tiếng.

    Trẻ nhỏ khi đang hư, đang tranh cãi hay "ăn vạ" thường rất kích động. Càng nói với con bé sẽ càng không nghe, càng lầm lì, càng phản ứng. Do đó phạt con ngồi yên một góc, đứng úp mặt hay ngồi trong phòng kín không chỉ là hình phạt đơn thuân mà nó còn là khoảng thời gian giúp trẻ bình tâm lại, có thời gian suy nghĩ về những sai lầm của mình. Khi con đã "nguội" cơn ăn vạ, việc nói lý lẽ với con sẽ đơn giản hơn nhiều.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]
    Để con sợ cha mẹ thì rất dễ nhưng để con tâm phục khẩu phục thì không phải cha mẹ nào cũng có thể làm được (ảnh minh hoạ)

    2. Phạt việc nhà

    Nếu đứa trẻ không trân trọng thành quả lao động của cha mẹ, mẹ nấu cơm mà con hất đổ, mẹ dọn nhà cửa sạch sẽ mà con bầy bừa...tôi thường phạt con bằng chính cách yêu cầu con làm việc nhà, để cho con hiểu sự vất vả của cha mẹ, để con biết làm việc chăm chỉ và có thói quen sạch sẽ ngăn nắp sau này. Đương nhiên, với con nhỏ, tôi luôn theo dõi sát sao, hỗ trợ con trong quá trình trẻ làm việc nếu cần và không giao cho con công việc vượt quá khả năng.

    3. Phạt viết

    Nếu con không hoàn thành bài tập về nhà hay mắc lỗi, phạt viết cũng là một cách phù hợp. Không phải là bắt con phải viết hàng trăm, hàng nghìn chữ. Cách làm này đơn giản chỉ là để trẻ có thời gian suy nghĩ về hành động của mình, giúp con bớt đi sự lười biếng.

    4. Phạt ngồi nhặt đậu

    Tôi mua một số loại hạt, trộn lẫn và yêu cầu con nhặt riêng từng loại. Một đứa trẻ lớn, nóng giận, thiếu kiên nhẫn sẽ phù hợp với kiểu phạt này.

    5. Thuyết phục con

    Không phải tất cả các lỗi của con đều nên bị trừng phạt và ngay cả khi phạt xong, việc nói chuyện và thuyết phục con cũng là vô cùng cần thiết. Khi con đã bớt nóng giận, có thời gian suy nghĩ về hành động của mình, tôi thường đưa con đi dạo quanh nhà, hoặc ngồi với con, trò chuyện, hỏi lý do vì sao con làm vậy, nói lý do vì sao mẹ phạt con, phân tích để con hiểu và nghe con để hiểu con.

    Đương nhiên, nhiều cha mẹ sẽ nói, nếu phạt con như vậy mà con ương bướng, không đồng ý chấp nhận hình phạt thì làm thế nào? Chẳng nhẽ lại quay về...đánh con? Lúc này, cha mẹ có thể tước đi của con những quyền lợi về sau. Không chịu ngồi phạt, không chịu viết phạt thì sẽ không được ăn nhẹ buổi chiều, cuối tuần không được đi chơi, tivi không được xem nữa...Trẻ sẽ hiểu nếu không nghe lời, đương nhiên sẽ gặp "hậu quả".

    Dạy con là cả một chặng đường dài mà chúng ta còn phải đi lâu, đi xa. Tôi cũng chỉ là một bà mẹ trẻ, non yếu kinh nghiệm nhưng có thừa lòng quyết tâm và tình yêu con để cùng bé đi hết quãng đường. Tôi mong và tin rằng mình sẽ không thêm một lần nào, bất lực đến mức phải dùng đòn roi để dạy con.

    Theo chia sẻ của độc giả ở địa chỉ mail hoangle.....@.........

    (Khampha)
     
  19. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Cách dạy con của mẹ Tây đáng để mẹ Việt học tập


    Chia sẻ của mẹ nước Pháp

    Nhiều người mẹ Pháp tin rằng việc cho con gặm chiếc bánh mì dài (baguette) sẽ giúp trẻ tập luyện hàm răng. Một số mẹ còn tự nướng bánh mì baguette theo những công thức đặc biệt cho riêng mục đích này. Điều đó không có gì nguy hiểm cả bởi vỏ bánh mì giòn, cứng, có chút mằn mặn sẽ tan và mềm nhanh trong miệng trẻ.

    Melissa Diagane, mẹ của ba đứa trẻ tuổi từ 7 đến 10.

    Chia sẻ của mẹ Canada

    Các mẹ Canada tin rằng việc cho con tiếp xúc thường xuyên với không gian ngoài trời rất tốt cho đứa trẻ, giúp hệ miễn dịch của trẻ khỏe hơn và chống lại các bệnh cảm cúm, ốm sốt. Bạn có thể cho con ra ngoài chơi khi bé được từ 2 tuần tuổi. Nhiều mẹ cũng tin rằng trẻ dễ ngủ và ngủ lâu hơn khi bé được ngủ ngoài trời chứ không phải trong phòng.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]



    Kathryn Eidsvik, 37 tuổi, mẹ của hai con lứa tuổi 5 và 6

    Chia sẻ của mẹ Bắc Ấn Độ

    Việc cạo trọc đầu đứa trẻ đến từ niềm tin những sợi tóc đầu tiên của em bé không được sạch sẽ, cần được cạo đi để giúp cho tâm hồn và sức khỏe của đứa trẻ được trong lành, làm sạch hết những điều dơ dáy. Đây là tập tục trên toàn nước Ấn Độ, nhưng riêng phía Bắc Ấn độ, người ta sẽ hớt tóc bé khi trẻ ở độ tuổi từ một năm đầu cho tới lúc lên ba. Quá trình hớt sạch tóc diễn ra vào tháng lẻ và năm tuổi lẻ. Tóc của em bé sẽ được hớt bởi một người cắt tóc ở đền thờ gần đó. Sau đó, mái tóc không được ném đi mà được giữ lại để dành tặng cho Chúa. Sau lễ kỉ niệm này, người ta bôi nghệ và gỗ đàn hương lên đầu đứa trẻ để chứng tỏ sự trong sạch, đồng thời cũng để ngăn ngừa dị ứng và ngứa da đầu.

    Niketa Pandya, 34 tuổi, giáo viên, có con tuổi lên ba.

    Chia sẻ của bố nước Đức

    Những quy tắc ngồi trên bàn ăn khá quan trọng đối với người Đức. Lũ trẻ được bố mẹ dạy là phải ngồi ở bàn ăn cho tới tận khi tất cả các thành viên khác ăn xong. Trong khi ăn, những hành động như đặt khuỷa tay lên bàn, dùng tay trái để cầm bát, đĩa, nhai thức ăn nhồm nhoàm, miệng mở trong lúc nhai, nói chuyện trong lúc ăn được coi là bất lịch sự.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Mike Mohns, có hai con lên 4 và 7 tuổi.

    Chia sẻ của mẹ Pakistan

    Nhiều thế hệ trước của người Pakistan luôn tin rằng những cậu bé sẽ là trụ cột gia đình trong tương lai, là người đứng đầu gia đình nên ngay từ lúc nhỏ cần phải nuôi dưỡng và chăm sóc thật đặc biệt. Các cậu bé luôn được tôn sùng, thương yêu, không bị coi là gánh nặng của gia đình kể cả khi gia đình có khó khăn. Những bé trai này không phải mang vác những đồ vật nặng như cặp xách hoặc làm những công việc nhà. Thậm chí, bạn còn có thể bắt gặp hình ảnh có những người mẹ đút đồ ăn cho con trai mình mặc dù cậu bé đã đến tuổi đi học.

    Nhưng thời thế đã thay đổi, giờ đây những ông bố bà mẹ hiện đại đã có mong muốn nuôi dạy những đứa con biết độc lập chứ không quá phụ thuộc.

    Sameen Khan, 31 tuổi, mẹ của hai con lên 3 và lên 5

    Chia sẻ của mẹ Na uy

    Những người mẹ Na uy đã cho con đi học bơi từ lúc bé mới được hai tháng tuổi. Họ tin rằng những em bé biết bơi luôn có sự cân bằng và hiểu thấu mọi điều tốt hơn những bé không biết bơi. Trong quá trình bơi, các bé sẽ học được sự phối hợp tốt giữa mắt và đôi tay. Vì thế các kỹ năng vận động, phối hợp của trẻ biết bơi sẽ tốt hơn những trẻ khác.

    Hilde Osterhus, mẹ của trẻ lên 7 tuổi

    Theo Phương Linh (theo tạp chí Young Parents) (Khám Phá
     
  20. Mecuping

    Mecuping Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    29/8/2014
    Bài viết:
    6,310
    Đã được thích:
    1,879
    Điểm thành tích:
    913
    đánh dấu để lội page
     

Chia sẻ trang này