Ngưu tất còn có tên khác là Hoài ngưu tất thuộc họ Rau giền Là loại cây thảo có thân mảnh hơi vuông, cao khoảng 1m, ở các đốt phình lên như đầu gối chân trâu nên gọi là Ngưu tất, lá mọc đối, phiến lá hình trứng, đầu hơi nhọn, mép nguyên. Hoa tự mọc thành bông ở đầu cành hoặc kẽ lá, rất dễ bám vào quần áo khi vướng phải Là loại cây di thực và được trồng ở các tỉnh đồng bằng nước ta Bộ phận dùng làm thuốc của Ngưu tất là rễ, thu hái vào mùa đông khi thân lá đã khô héo. Đào lấy rễ, cắt bỏ phần trên cổ rễ và rễ con, rửa sạch đất cát, đem phơi tái rồi bó thành từng bó nhỏ, tiếp tục phơi cho tới khi da nhăn nheo, đem lăn rồi xông sinh vài lần, phơi khô ta được vị ngưu tất có mùi đặc biệt, vị hơi ngọt màu vàng tro Trong rễ Ngưu tất có saponin, chất nhầy và một số muối của Kali Theo y học cổ truyền, ngưu tất có vị đắng, chua, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, có tác dụng bổ gan, thận, mạnh gân cốt, thông huyết mạch dùng chữa đau lưng, mỏi gối, đua nhức xương, tê thấp, phụ ữ tắc kinh, đẻ khó… Xem thêm: cách chữa men gan cao Cách dùng: uống 5-10g/ngày. dạng thuốc bột hay thuốc sắc, có thể dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác Bài thuốc có dùng Ngưu tất Bìa thuốc chữa chân đau tê, do thấp nhiệt Ngưu tất 9g Thương truật 9g Hoàng bá 6g Tất cả tán thành bột, làm thành viên để uống. Chia uống 3 lần trong ngày, uống với nước muối gừng Chữa kinh nguyệt không đều: Nam ngưu tất 20g, cỏ cú (tứ chế) 16g, ích mẫu 16g, nghệ xanh 16g, rễ gai (gai lá làm bánh) 30g, Tất cả các vị sắc với 700ml nước, còn 200ml, chia 3 lần, uống liền 10 ngày. Lưu ý: Phụ nữ có thai, rong kinh, nam giới bị di mộng tinh, hoạt tinh, người bị tiêu chảy không được dùng