Nên Chơi Hay Học Ở Lứa Tuổi Mầm Non?

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi kat mum, 10/3/2015.

  1. JunnyNguyen

    JunnyNguyen Thành viên mới

    Tham gia:
    25/5/2015
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Mình nghĩ có lẽ là ko có bố mẹ nào ko dọa con :D. Có điều nếu dọa con ở một mức độ nhất định, ở một lứa tuổi nhất định, con còn sợ. Chứ cái gì quá là ko nên, và các bạn ấy rồi cũng sẽ nhờn. Ko còn tin nữa.
     
    Đang tải...


  2. JunnyNguyen

    JunnyNguyen Thành viên mới

    Tham gia:
    25/5/2015
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Vừa học vừa chơi là tốt nhất. Mình thích cách dạy con thông qua các trò chơi hoặc các câu chuyện mẹ tự kể từ khi các bạn bé xíu. Lớn chút thì chọn sách truyện mang tính giao dục cho con đọc và đọc chung cùng con. Khi con ko hiểu thì giải thích. Nói chung giờ cha mẹ dù có bận đến đâu cũng cần nhiều thời gian dành cho con cái. Dạy bảo kịp thời sẽ đỡ hơn rất nhiều.
     
  3. nguyen.thanhthuy231

    nguyen.thanhthuy231 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    27/5/2015
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Vấn đề sâu hơn câu hỏi đó. Hãy định nghĩa Học là thế nào, Chơi là thế nào? Vì nhiều người VN chúng ta cứ gắn Học là cứ phải sách vở, chơi là cứ phải vui đùa, chơi là không học, học mà không chơi! Nhưng kỳ thực, học mà chơi, chơi mà học đấy chứ! Cách nhìn của cha mẹ mới là quyết định
     
  4. huongthanh08

    huongthanh08 Thegioisuatot.vn

    Tham gia:
    8/12/2011
    Bài viết:
    18,623
    Đã được thích:
    3,595
    Điểm thành tích:
    2,113
    lứa tuổi này thì cũng vừa chơi vừa học cho bé các mẹ à, theo mình thì nên cho con học các mẹ à, lứa tuổi này nếu mà mình biết con năng khiếu gì thì cho bé học dần các mẹ à, nhưng ko nên cho bé học nhiều quá thì sẽ tạo áp lực cho bé, cho bé vừa học vừa chơi ấy
     
  5. binhan1802

    binhan1802 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    5/6/2015
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    học mà chơi chơi mà học, khi còn nhỏ, hãy để con làm những điều con thích dưới sự theo dõi của bạn, đừng bắt bé theo 1 khuôn khổ nào đó
     
  6. hungquynh.kd

    hungquynh.kd -H&Q Shop - 0977048101

    Tham gia:
    25/5/2013
    Bài viết:
    953
    Đã được thích:
    110
    Điểm thành tích:
    83
    Đúng là một kinh nghiệm dạy con hay, mình nghĩ khi dạy con học cũng có nghĩa là mẹ cũng đang học kinh nghiệm nuôi dạy con
     
  7. nuocmatsongnile

    nuocmatsongnile Thành viên chính thức

    Tham gia:
    30/11/2013
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    18

    Cuộc sống bận rộn với bộn bề công việc luôn là lời bào chữa cho những ông bố bà mẹ sao nhãng gia đình, con cái.
     
  8. Nc.mobile

    Nc.mobile Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    18/7/2014
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    66
    Điểm thành tích:
    28
    Về việc học của trẻ nhỏ thì tùy vào mỗi gia đình, có gia đình muốn con được vui chơi thoải mái, không ép cháu học sớm, nhưng có gia đình lại muốn cho con đi học sớm vì tầm tuổi 3-6 tuổi trẻ tiếp thu rất nhanh. Theo quan điểm cá nhân tôi thì sẽ cho cháu đi học, nhưng lịch học sẽ xen kẽ nhau thôi chứ không học cả tuần thì cháu sẽ oải lắm, đúng nghĩa vừa học vừa chơi!
     
  9. huongthanh08

    huongthanh08 Thegioisuatot.vn

    Tham gia:
    8/12/2011
    Bài viết:
    18,623
    Đã được thích:
    3,595
    Điểm thành tích:
    2,113
    chơi mà học, học mà chơi các mẹ à, chứ nhà e cũng ko ép con cái phải học từ sớm ak
     
  10. kat mum

    kat mum Thành viên mới

    Tham gia:
    9/3/2015
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    Chia sẻ thêm với mọi người.
    Ad yêu cầu ko tạo nhiều bài trong cùng 1 mục nhưng nhét vào đây ko biết có mẹ nào biết đọc ko nhỉ :)

    Xung đột với bạn: Dạy trẻ nhường nhịn hay đánh lại?

    http://tintuconline.com.vn/giao-duc...m-gi-de-day-tre-p0c1092n20150609110507834.vnn

    Xung đột, tranh chấp giữa trẻ với trẻ là điều không tránh khỏi khi các bé đi học, chơi với bạn bè, thậm chí cả khi chơi với anh chị em ruột trong gia đình. Khi đó, các phụ huynh sẽ làm gì?

    Chủ đề này không mới nhưng đâu là cách giải quyết hay nhất vẫn là điều nhiều bố mẹ băn khoăn. Tuy nhiên, có thể đưa ra một vài biện pháp phổ biến như sau:

    Một điều nhịn là chín điều lành

    Đã có khá nhiều những vụ học sinh xô xát, đánh nhau gây hậu quả nghiêm trọng từ những nguyên nhân rất nhỏ nhặt. Chứng kiến sự manh động, hiếu chiến ở lớp thanh thiếu niên hiện nay, nhiều phụ huynh có tư tưởng dạy con tránh xa những rắc rối để đảm bảo an toàn, một điều nhịn là chín điều lành, mình chịu thiệt một chút cũng không sao.

    [​IMG]

    Dạy trẻ đối phó với xung đột bằng cách nên im lặng, chịu đựng, một điều nhịn là chín điều lành là sai lầm?
    Câu chuyện của độc giả Huy Đăng (Hà Nội) là một ví dụ. Để tránh những xung đột không đáng có, ngay từ khi con trai học mẫu giáo anh luôn nhắc nhở con không được đánh bạn. Một đoạn đối thoại giữa 2 bố con được anh chia sẻ: “Đánh bạn là việc xấu! Con không được đánh bạn!” - “Nhưng mà bạn đánh con!” - “Bạn nào đánh con thì con tránh ra, không chơi với bạn đó nữa” - “Con tránh rồi mà bạn vẫn đuổi đánh con!” - “Nếu bạn vẫn tiếp tục như thế, con có thể nói với cô giáo. Nhưng vấn đề quan trọng hơn, con không nên tranh giành với bạn bất cứ thứ gì”…

    Tương tự, trong gia đình, yêu cầu các bé nhường nhịn, chia sẻ (nếu anh chị em hoặc bạn bè tranh giành đồ chơi) với nhau là cách giải quyết phổ biến một số phụ huynh đang sử dụng. Giải pháp này có vẻ nhân văn nhưng thực tế lại thiếu công bằng đồng thời dễ nảy sinh những tiêu cực ở trẻ như đứa trẻ đó ngày càng sợ hãi, thu mình, lầm lỳ, ít nói...

    >> Lý do bố mẹ không nên dạy con phải chia sẻ đồ chơi với bạn

    Dành quyền tự chủ: Kẻ mạnh là kẻ thắng

    Trái ngược với quan điểm trên, nhiều người lại có quan điểm “kẻ mạnh là kẻ thắng”, muốn con không bị bắt nạt thì con phải mạnh hơn bạn. Các phụ huynh này đưa ra bài học em nữ sinh ở Trà vinh bị bạn đánh mà không phản kháng gì, cứ ngồi im chịu trận là dại dột.

    Bàn luận về vấn đề con cái bị bắt nạt ở trường trên diễn đàn Lamchame, một độc giả đưa ra ý kiến: Con tôi bị bạn bắt nạt ở trường, tôi mách cô giáo nhưng cũng không ăn thua, cuối cùng, tôi phải dạy nó đánh lại bạn học.

    [​IMG]
    Không ít phụ huynh dạy con đánh lại bạn khi bị bắt nạt
    Đồng tình quan điểm trên, bà Uyên (Hưng Yên) kể: Con trai tôi xưa đi học cũng hay bị bạn bắt nạt, ban đầu, tôi cũng bảo con nói lý với bạn rồi mách cô nhưng đều không ổn. Cuối cùng, tôi xui con, nếu bạn đánh con, con đánh lại nó thật đau vào cho mẹ. Thế mà hay, con tôi từ đó trở đi không đứa nào dám đánh nữa. Đến giờ cháu tôi tôi cũng dạy như vậy. Tôi còn bảo bố mẹ nó cho cháu đi học thêm võ để có thể tự vệ khi cần.

    Tư tưởng “mạnh thắng yếu” còn thể hiện ở việc, khi chứng kiến xung đột của con với trẻ khác, tâm lý phụ huynh thường sợ con thua thiệt nên nhanh chóng vào bênh vực con. Chẳng hạn, khi chơi ở khu vui chơi công cộng, khi thấy con đang tranh chấp đồ chơi với bạn, lập tức bố/mẹ sẽ vào giúp con có được đồ chơi từ bạn đó hoặc một món đồ chơi khác thay thế. Đó liệu có phải là cách hay?

    Có ý kiến cho rằng việc nhiều phụ huynh dạy con đánh trả lại chẳng khác gì gieo vào đầu con trẻ quan niệm dùng vũ lực để giải quyết.

    Để trẻ tự giải quyết với nhau

    Đây là giải pháp đang được các bố mẹ “tân tiến” ủng hộ.

    Một nữ MC khá nổi tiếng từng chia sẻ trên facebook cá nhân câu chuyện của con gái mình bị một bạn nam lớn tuổi hơn trêu chọc (hất cát vào người) trong khu vui chơi những 4 lần. Ban đầu cô bé có cầu cứu mẹ, nhưng nữ MC lờ đi để con tự giải quyết. Kết quả, khi cô bé nói "anh ơi, anh đừng xúc cát nữa, bẩn hết cả váy của em rồi" thì bạn nam kia lập tức dừng ngay. Điều kỳ diệu là hòa bình được lập lại ngay sau đó và cô bé lại rất tự hào vì mình đã tự giải quyết được vấn đề mà không cần ai giúp.

    [​IMG]
    Những khu vui chơi công cộng là nơi dễ xảy ra những tranh chấp ở trẻ nhỏ

    Theo MC này, nguyên tắc của chị khi đưa con đi chơi ở những nơi có nhiều bạn, nơi dễ xảy ra các "tranh chấp" liên quan tới "lãnh thổ" và "công cụ lao động", là chỉ quan sát hoặc chơi cùng, tuyệt đối không can thiệp vào chuyện của các con. Con muốn chơi thứ bạn đang chơi thì hãy tự thuyết phục, thuyết phục không nổi thì đi tìm thứ khác chơi. Con cũng được quyền từ chối nếu bạn xin/mượn thứ mà con đang chơi thích thú… Chớ nên gieo vào đầu trẻ suy nghĩ: con là nhất, là đứng đầu, là số một, ngay cả khi bạn chỉ có một đứa con. Hãy tập cho con nghĩ: mình như các bạn, mình chơi, các bạn cũng được chơi, và phải học cách chờ đến lượt.

    Tuy nhiên, để yên tâm con mình có thể tự giải quyết tốt những tình huống xung đột như vậy, các bậc cha mẹ cũng cần dạy con trước cách ứng phó khi ở nhà. Cụ thể, cha mẹ nên giáo dục cho con đức tính tự lập, tự tin, hòa đồng ngay từ nhỏ. Chẳng hạn, có thể hướng dẫn bé, khi bị bạn chơi xấu, hãy dõng dạc yêu cầu bạn dừng lại. Sau đó, nếu bạn vẫn tiếp tục thì cần chọn các biện pháp hỗ trợ khác như chạy đi tìm người giúp đỡ, thưa với cô giáo... Tất nhiên, chúng ta không nên dạy bé cam chịu hoặc tấn công lại, chỉ nên dạy bé cách phòng vệ chính đáng.

    Khi con bạn xung đột với bạn bè, bạn sẽ chọn cách giải quyết nào? Hãy chia sẻ ý kiến, giải pháp và những câu chuyện thực tế của bạn bằng cách gửi mail tới địa chỉ Tintuconline@vietnamnet.vn hoặc comment dưới bài viết. Cảm ơn sự đóng góp của các bạn!

    V.K/VietNamNet
     
  11. kat mum

    kat mum Thành viên mới

    Tham gia:
    9/3/2015
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    Thiếu kiên định, thống nhất: Bố mẹ đang "bắt" con hư?
    http://tintuconline.com.vn/ky-nang/...g-bat-con-hu-p1092c1163n20150605145945279.vnn

    • Tôi từng đọc một cuốn sách khá thú vị có tựa đề Này! Con có thôi đi không – Một tác phẩm hài hước nhưng không kém phần nghiêm túc dành cho bố mẹ.

      Trong cuốn sách đó có nêu “Kế hoạch tạo nên những đứa trẻ hư” bao gồm: Những lời đe dọa vô nghĩa, Nói phóng đại, Không = có, có = không và Đá bóng sang sân. Càng ngẫm nghĩ tôi càng thấy đúng và tâm đắc. Những kế hoạch đó chung quy lại: Bố mẹ đã không làm đúng những gì mình nói, nói rồi không làm, nói một đường làm một nẻo hoặc không thống nhất với nhau trong cách dạy con, mỗi người một ý…. Vậy tại sao chúng ta không thay đổi điều đó: Hãy kiên định và thống nhất trong cách dạy con để có những đứa trẻ ngoan?

      [​IMG]
      Một ví dụ điển hình cho sự thiếu kiên định của bố mẹ với con cái
      Kiên định, thống nhất trong lời nói và hành động của chính mình
      Người Nhật, Mỹ, Pháp rất nghiêm túc khi dạy con, mặc dù đôi khi bị coi là “lạnh lùng, vô cảm” khi để bé khóc quá lâu, sẵn sàng cho con nhịn ăn nếu không ăn…. Bố mẹ Việt thì lại có xu hướng xót con, không đành lòng thành ra thiếu kiên định, mọi lời nói chỉ mang tính chất tương đối và có thể thay đổi bất cứ khi nào.

      Chẳng hạn, khi yêu cầu con làm gì mà bé không muốn, bố mẹ sẵn sàng đưa ra những lời đe dọa rất đáng sợ nhưng không thể thực hiện được nếu bé chót vẫn không nghe lời. Chẳng hạn: Con mà không đi rửa tay ngay, mẹ chặt tay con bây giờ.

      Dễ gặp hơn là những tình huống con vừa khóc bố mẹ đã mềm lòng hay ngại con mè nheo trước mặt khách khứa, bố mẹ liền thay đổi quyết định theo ý con.

      [​IMG]
      Bố mẹ thường mềm lòng, thay đổi quyết định chiều theo ý bé khi bé ăn vạ

      Nói một đằng nhưng làm một nẻo khiến những đứa trẻ không tin vào những gì bạn nói, lời nói của bạn sẽ trở nên mất trọng lượng và trẻ không nghe lời. Đây là sai lầm muôn thủa của các ông bố bà mẹ Việt, vì hay mềm lòng hoặc ngại phiền toái nên luôn mâu thuẫn trong lời nói và hành động của mình.
      Bọn trẻ không thể hiểu được hành vi của bố mẹ. Đối với những tình huống giống nhau, bố mẹ phản ứng khác nhau trong những thời điểm khác nhau. Chẳng hạn, khi trẻ làm đổ sữa, khi thì bạn bỏ qua và lau dọn giúp con, khi bạn lại mắng nhiếc, khi khác lại tảng lờ mặc kệ... Điều này khiến trẻ cảm thấy bối rối, không hiểu và căng thẳng.

      "Chúng ta sẽ không thể lắng nghe một người lớn mà họ nói một đằng nhưng làm một nẻo, vậy tại sao những đứa trẻ của chúng ta phải lắng nghe những người như vậy? Kiên định chính là nền tảng cho việc dạy dỗ triệt để thói quen xấu của những đứa trẻ hư! Cha mẹ cần phải làm gương như bao người khác, vì vậy, đừng nói những gì mà bạn không muốn làm. Thực hiện tất cả những gì bạn nói ra! Hãy cứng rắn và không khoan nhượng!" - Trích Này! Con có thôi đi không
      Hãy thôi kiểu “ông nói gà, bà nói vịt”

      Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chính những hành vi không hợp lý của cha mẹ đã tạo ra những đứa trẻ hư. Kiên định là điều cần thiết xuất phát từ cả người cha và mẹ như một thể thống nhất. Nếu ta là những cha mẹ kiên định, những công cụ được áp dụng sẽ có hiệu quả! Nếu không kiên định, thống nhất ta sẽ dạy cho bọn trẻ tính lộn xộn, hoang mang, không biết nghe lời và thao túng chính chúng ta.

      Thật buồn khi phải lấy chính tình huống trong gia đình mình làm ví dụ. Con trai tôi rất thích xem siêu nhân trên máy vi tính và tôi muốn hạn chế điều đó. Nhưng chồng tôi chiều con, không muốn thằng bé khóc lóc ỉ ôi, nhiều khi để con chịu ngồi yên một chỗ ăn cho nhanh xong bữa, anh sẵn sàng mở máy tính cho cháu vừa xem vừa ăn trong một khoảng thời gian dài. Khi tôi ý kiến thì anh lại xuề xòa, thôi xem tí lúc ăn có sao đâu, nốt lần này thôi… Hậu quả là, con trai tôi luôn có xu hướng đợi bố về mới ăn hoặc cháu khá ngoan khi ở nhà với mẹ nhưng hay nhõng nhẽo, đòi hỏi khi có bố ở nhà….

      Bố mẹ không thống nhất cách dạy con sẽ làm cho trẻ lúng túng không biết nên làm thế nào cho đúng. Nhiều khi, trẻ còn lợi dụng điều đó để tìm cách đối phó, né tránh trách nhiệm hoặc việc cần phải làm. Ví dụ, khi trẻ đã làm xong bài tập cô giáo cho về nhà làm, sau đó, mẹ muốn con học thêm nâng cao nhưng bố lại bảo cho con chơi không phải học thêm nữa, kết quả thường là trẻ sẽ làm theo ý kiến của bố là được chơi.

      Bố mẹ bất đồng trong cách dạy con, bé nảy sinh tính xấu

      Có một thực tế không thể phủ nhận là trong cuộc sống gia đình, vợ chồng thường xuyên bất đồng quan điểm vì con cái. Đôi khi, bố mẹ cãi nhau về cách dạy con ngay trước mặt con. Hậu quả trực tiếp của việc này là khiến bé hoang mang, không nhận ra được lỗi của mình. Sự không thống nhất trong cách dạy còn làm trẻ nảy sinh tính dựa dẫm là dựa vào người hay chiều chuộng, bênh vực trẻ. Điều đó sẽ làm mất đi hiệu lực của sự phê bình hoặc phạt khi trẻ làm điều gì sai và trẻ sẽ không sửa sai.

      [​IMG]
      Không nên tranh cãi về cách dạy con trước mặt trẻ
      Vì vậy, cách tốt nhất là hai vợ chồng nên bàn bạc và thống nhất ý kiến với nhau trước khi bảo ban, dạy dỗ bé trong từng trường hợp.

      Chẳng hạn, khi con có khuyết điểm bố mẹ không nên cùng mắng con một lúc mà nên chỉ mẹ hoặc bố phân tích cho trẻ hiểu thôi, còn người kia nên im lặng nhưng có quan tâm xem sự việc diễn ra thế nào. Không nên cả hai cùng mắng con một lúc. Kể cả bố mẹ không đồng ý với điều người kia đang mắng con thì cũng không nên lên tiếng phản đối trước mặt con. Đây là một quy tắc cần có trong ứng xử gia đình, vừa tốt cho con cái, vừa tốt cho mối quan hệ vợ chồng.
     
  12. nguyenhongnhung1086

    nguyenhongnhung1086 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    8/9/2014
    Bài viết:
    1,793
    Đã được thích:
    243
    Điểm thành tích:
    103
    Mình thấy cũng 1 phần do môi trường của bé tác động. Nhiều khi bme muốn dạy con mà không đâu vào với đâu cả. hic
     
  13. ledinh01

    ledinh01 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    9/6/2015
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Mầm non là giai đoạn định hướng ban đầu cho bé.nên kết hợp giữa chơi và học để kích thích não bộ của bé làm bé năng động hơn, thông minh hơn
     
  14. huongthanh08

    huongthanh08 Thegioisuatot.vn

    Tham gia:
    8/12/2011
    Bài viết:
    18,623
    Đã được thích:
    3,595
    Điểm thành tích:
    2,113
    mình nghĩ nên cho bé vừa học vừa chơi, giai đoạn này cũng nên dạy cho bé những nhận thức đầu đời :)
     
  15. kat mum

    kat mum Thành viên mới

    Tham gia:
    9/3/2015
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    Cha mẹ mắc sai lầm khi dạy con chỉ vì nhầm lẫn khái niệm
    Thứ sáu, 12/06/2015 10:05


    • Người làm cha làm mẹ nào cũng mong muốn con mình được nuôi dưỡng và phát triển một cách tốt nhất. Tất cả xuất phát từ lòng yêu thương, tuy nhiên, đôi khi vì những nhầm lẫn không đáng có trong cách giáo dục, những kỳ vọng ban đầu lại dẫn đến những hậu quả không mong muốn.

      Nuông chiều khác với yêu chiều

      Nếu “làm nũng” là bản năng của những đứa trẻ thì “yêu thương” là bản năng của các bậc cha mẹ. Vậy nên, ngày nay, khi đời sống kinh tế khá giả hơn, mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con, việc cha mẹ chiều chuộng con cái là điều đương nhiên.

      Tuy nhiên, nuông chiều và yêu chiều là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau ảnh hưởng đến tính cách con cái, cha mẹ cần phân biệt rõ để có được sự dạy dỗ tốt nhất.

      [​IMG]
      Ví dụ về sự khác biệt giữa yêu chiều và nuông chiều
      Đều xuất phát từ lòng yêu thương, nhưng nuông chiều là phụ huynh đang bảo vệ, bao bọc con cái quá mức. Thường những bố mẹ nuông chiều con sẽ có xu hướng làm thay con tất cả mọi việc ngay cả khi con chưa có nhu cầu, đáp ứng bất cứ thứ gì con đòi hỏi, thường xuyên nhượng bộ con, chu cấp vật chất cho con quá nhiều…

      Sai lầm này của bố mẹ đã tước đi cơ hội để trẻ rèn luyện tính tự lập, ngoài ra, còn khiến trẻ nảy sinh tính xấu như: hay mè nheo, ỷ lại, sống phụ thuộc, dựa dẫm vào bố mẹ.

      Trong khi đó, yêu chiều lại là điều cha mẹ nên “hào phóng” với con cái vì đó là sự tôn trọng, đáp ứng những cảm xúc và suy nghĩ, hành động chính đáng của trẻ. Ví dụ, khi trẻ đã cố gắng làm gì đó nhưng không được, bố mẹ nên đến để hỗ trợ con. Hoặc khi bạn đang đọc báo mà con sà vào muốn đọc theo chính là trẻ muốn được mẹ ôm ấp, tình cảm với bố mẹ, bạn đừng nên từ chối. Đó là những nhu cầu về tình cảm, sinh lý bình thường của trẻ, nếu được thỏa mãn bé sẽ vui vẻ, tích cực hơn, yêu thương tin tưởng bố mẹ hơn.

      Nghiêm khắc thái quá trở thành đàn áp

      Nhiều bậc phụ huynh cho rằng nghiêm khắc với trẻ là một trong những điều tối cần thiết để giáo dục trẻ ngoan ngoãn và nghe lời. Điều này không sai, tuy nhiên, nếu quá nghiêm khắc sẽ trở thành “đàn áp” và điều đó là mối nguy cho sự phát triển của trẻ.


      [​IMG]
      Bố mẹ nghiêm khắc nhưng vẫn nên gần gũi trẻ
      Phụ huynh thông minh sẽ nghiêm khắc đúng lúc và vừa đủ để trẻ sợ, nể phục nhưng vẫn tin yêu. Chẳng hạn, bố mẹ đặt ra yêu cầu chính đáng nào đó, con cần thực hiện nghiêm túc, nếu không sẽ bị phạt, tuyệt đối không xuề xòa cho qua. Thế nhưng, ngoài những lúc đó, bố mẹ vẫn yêu thương gần gũi, chơi đùa với con vui vẻ, chứ không phải lúc nào cũng tỏ ra nghiêm nghị khiến con cái dần trở nên xa cách.

      Thực tế, bố mẹ nhiều khi không ý thức được mình đang đàn áp con thông qua các hành vi như cáu gắt, mắng mỏ, tỏ thái độ giận dữ, sẵn sàng dùng roi bất cứ khi nào. Đôi khi, người lớn còn yêu cầu trẻ làm những việc vô lý đối với trẻ và trừng phạt thật nặng khi trẻ không làm được… Hậu quả từ sự “nghiêm khắc thái quá” đó của bố mẹ là trẻ luôn sợ hãi, lo âu và xa lánh bố mẹ chứ không phải “ngoan” thực sự. Lâu dần, điều này còn hình thành ở trẻ thói quen nói dối mỗi khi gặp tình huống bất lợi để tránh bị đánh mắng và phạt.

      Kiên định và bảo thủ, độc đoán

      Bài viết Thiếu kiên định, thống nhất: Bố mẹ đang "bắt" con hư? cho thấy rằng sự kiên định của bố mẹ là một điều vô cùng quan trọng trong quá trình dạy dỗ con cái trở thành những đứa trẻ ngoan.

      Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn luôn có sự nhầm lẫn giữa kiên định và sự bảo thủ, độc đoán có thể làm tổn tương con trẻ.

      [​IMG]
      Sự bảo thủ, độc đoán có thể làm tổn tương con trẻ
      Nếu nói một đằng nhưng làm một nẻo khiến lời nói của bạn giảm giá trị, những đứa trẻ sẽ không tin vào những gì bạn nói, thì kiên định sẽ cho kết quả ngược lại. Sự kiên định, quyết đoán trong lời nói và hành động là dựa trên tình yêu thương, hiểu biết và tôn trọng con. Tức là bố mẹ sẽ đưa ra những yêu cầu và cả hình phạt nếu cần dựa trên độ tuổi và khả năng của con, có sự trao đổi và thống nhất với con. Ví dụ: "Con làm xong bài tập thì mai mới được đi chơi, nếu không mai con phải ở nhà nhổ cỏ vườn". Nếu trẻ đồng ý thì sẽ thực hiện đúng theo thỏa thuận, không thay đổi. Không đồng ý thì bố mẹ có thể đưa hình phạt tương đương khác cho trẻ chọn.

      Ngược lại, bảo thủ, độc đoán là đưa ra những yêu cầu mang tính chất cảm tính, áp đặt của người lớn hơn là vì con trẻ, suy nghĩ cho trẻ. Theo các chuyên gia tâm lý, nguyên tắc của các bậc bố mẹ dạy con bằng sự độc đoán thường là: "Lời nói của bố mẹ là bất khả kháng. Khi bố mẹ 'ra lệnh', con miễn trình bày, không được nêu ý kiến"….

      Thực tế, những đứa trẻ trong hoàn cảnh đó thường khá khổ sở, sống thu mình và thiếu niềm tin vào bố mẹ. Vì chỉ nói một chiều, ép con phải làm theo những tiêu chuẩn do mình đặt ra, bố mẹ có thể không hiểu được những hứng thú, sở thích riêng của con, không thấy được những sự thay đổi, phát triển của trẻ. Những đứa trẻ luôn phải làm theo mệnh lệnh dần dần sẽ trở nên thiếu tính sáng tạo, và khi trưởng thành, chúng có thể cũng sẽ cố gắng ra lệnh cho người khác nếu có cơ hội.
     
  16. huongthanh08

    huongthanh08 Thegioisuatot.vn

    Tham gia:
    8/12/2011
    Bài viết:
    18,623
    Đã được thích:
    3,595
    Điểm thành tích:
    2,113
    đúng như bài chia sẻ của mn mình ko nên ép con phải học quá sớm mà nên dạy con từ từ cho con học dần, vừa học vừa chơi ko ép con quá
     
  17. kat mum

    kat mum Thành viên mới

    Tham gia:
    9/3/2015
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    “Đóng vai”: trò chơi giản dị bồi đắp tâm hồn trẻ
    Thứ ba, 16/06/2015 09:53


    • Đóng vai là một dạng trò chơi vô cùng quen thuộc với trẻ nhỏ mà mọi thế hệ người Việt Nam đã từng trải qua. Tuy nhiên, vai trò, lợi ích của trò chơi này quan trọng đến đâu thì có thể không phải ai cũng biết.

      Trò chơi đơn giản, môn học lý thú

      Nói đây là trò chơi đơn giản vì rất dễ chơi, ngay cả khi trẻ ở một mình. Các vị phụ huynh đã từng bao giờ thấy con đối thoại một mình chưa (tự hỏi, tự trả lời, tự nói chuyện như thế có 2-3 người)? Khi đó chính là bé đang chơi trò chơi đóng vai một mình.

      [​IMG]
      Đóng vai là một dạng trò chơi quen thuộc với trẻ nhỏ
      Khi khác, bạn lại thấy con mình nói chuyện với bé hàng xóm mà cứ xưng hô kiểu bác sỹ - bệnh nhân rất vui vẻ mà cũng chẳng có đồ chơi gì đặc biệt? Chính là bé đang chơi trò đóng vai với bạn, "chất liệu" của trò chơi là những kiến thức thu được từ thực tế và trí tưởng tượng của trẻ.

      Nhiều người chỉ nghĩ đơn giản là trò chơi của bé, không ngăn cản cũng không để tâm hay khuyến khích bé. Thực tế, theo các chuyên gia, trò chơi đóng vai có rất nhiều lợi ích quan trọng cho sự phát triển và trưởng thành của bé như: Kích thích trí tưởng tượng của trẻ, rèn luyện khả năng học và làm việc theo nhóm, tăng khả năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề, thông qua trò chơi giúp trẻ học được những bài học khác nhau về cuộc sống….

      Vậy tại sao chúng ta không biến trò chơi đóng vai trở thành một môn học lý thú để có thể giúp trẻ có thể chơi mà học, học mà chơi, không áp lực, vừa vui vẻ, vừa hiệu quả?

      Phương pháp dạy trẻ đồng cảm và yêu thương

      Vai trò của các trò đóng vai đã được khá nhiều chuyên gia và giáo viên thừa nhận, tuy nhiên, trong chương trình học của Bộ Giáo dục & Đào tạo chưa có môn học nào cụ thể khai thác dạng trò chơi này.

      Nhà giáo Phạm Toàn là một người nhìn rất rõ điểm mạnh của trò chơi đóng vai, đặc biệt trong việc dạy trẻ đồng cảm, yêu thương. Ông và nhóm Cánh Buồm đã soạn riêng một bộ sách từ lớp 1 đến lớp 5 theo quan điểm giáo dục mới của nhóm, trong đó có cuốn Văn 1 với nội dung chủ đạo mang tên ĐỒNG CẢM – Trò chơi đóng vai.

      [​IMG]
      Sách Văn 1 của nhóm Cánh Buồm và một bài học mẫu dạy đồng cảm qua trò chơi đóng vai

      Theo thầy Phạm Toàn, khởi đầu cho công cuộc trồng người, ngay từ lớp 1, chúng ta nên dạy trẻ về sự yêu thương, tấm lòng nhân ái, đồng cảm với mỗi cảnh đời, cảnh người… Và phương pháp dạy hiệu quả nhất là thông qua các trò chơi đóng vai. Học sinh sẽ được đặt vào trong những tình huống cụ thể của cuộc sống để tự tưởng tượng, tư duy và tìm ra cách giải quyết/đối xử với “nhân vật”.
      Chẳng hạn, ta chỉ cho trẻ xem một bức tranh một người bà đang gánh một gánh hàng rất nặng, mệt nhọc và mồ hôi chảy nhiều trên khuôn mặt. Sau đó dẫn dắt các em học sinh tưởng tượng tại sao bà lại vất vả như vậy? Nếu là cháu của bà thì các em sẽ làm gì? Có bé sẽ chạy ra lau mồ hôi cho bà, cháu khác hỏi bà có khát nước không và mang nước cho bà, có cháu quạt cho bà.... Tiếp theo, các em sẽ tham gia vào trò đóng vai, một người là bà, một hai bạn khác sẽ là cháu và diễn lại cảnh như các em vừa tưởng tượng. Thầy cô sẽ phân tích thêm cho trẻ về công ơn và sự vất vả của bà, những điều con cháu được hưởng thụ…. để trẻ hiểu, yêu thương và có những hành động đúng đắn với ông bà của mình.

      [​IMG]
      Bức tranh các tình huống để trẻ tượng tượng, đóng vai và đồng cảm
      trong phòng làm việc của nhà giáo Phạm Toàn
      Nhà giáo Phạm Toàn giải thích, phương pháp học Văn mà thầy và nhóm Cánh Buồm là làm lại cách làm, hành động làm ra nghệ thuật của các nghệ sĩ. Các em sẽ được đặt vào vị trí như các nghệ sĩ để tự cảm nhận, tự yêu thương và tự nói ra nỗi lòng của mình. Kết thúc một tiết học, giáo viên không rút ra bài học đạo lý nào hết mà để cái cảm xúc nhân bản từ những trò chơi đóng vai ngấm dần vào các em. Học lòng đồng cảm bằng chơi trò chơi đóng vai, chơi ở một thái độ triết học, thái độ mỹ học, các em sẽ có một tâm hồn phong phú hơn.

      Hiện tại, phương pháp dạy trẻ đồng cảm thông qua trò chơi đóng vai theo sách của nhà giáo Phạm Toàn mới chỉ được thực hiện ở một số trường. Tuy nhiên, các phụ huynh cũng hoàn toàn có thể chơi đóng vai cùng con em mình hoặc tạo điều kiện để con được tham gia trò chơi này nhiều hơn với bạn bè. Thêm một chút quan tâm, chú ý, dẫn dắt của người lớn, chúng ta sẽ dễ dàng giúp trẻ vừa được chơi vừa được học những bài học bổ ích!

      V.K/VietNamNet
     
  18. thinhthikhuyen

    thinhthikhuyen

    Tham gia:
    12/12/2012
    Bài viết:
    16,656
    Đã được thích:
    2,476
    Điểm thành tích:
    913
    Nhà e thì học mà chơi, chơi mà học, ko ép, tùy con thích thi học, ko thì chơi,
     
  19. mebeo1010

    mebeo1010 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    15/5/2015
    Bài viết:
    936
    Đã được thích:
    199
    Điểm thành tích:
    83
    em giống cái mẹ trong hình quá, con xin gì không cho, rồi thấy nó ăn vạ khóc lóc lại cho
    xã thường bảo, em như vậy sao dạy đc con :D
     
  20. tham.hp

    tham.hp Thành viên tích cực

    Tham gia:
    11/5/2015
    Bài viết:
    631
    Đã được thích:
    108
    Điểm thành tích:
    83
    Theo em thì cách tốt nhất là để cho bé chơi mà học, học mà chơi bởi đây là cách học tốt nhất cho trẻ, trẻ sẽ không cảm thấy sự nhàm chán hay bị ép buộc, hơn nữa sẽ có thêm hứng thú tìm hiểu, học hỏi thêm về những điều mới lạ. Bản thân trẻ từ khi sinh ra cũng đã sử dụng việc chơi để tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh, môi trường xung quanh bé, bởi vậy đây sẽ là cách học khiến bé cảm thấy quen thuộc và thích thú nhất
    Theo em thì cách tốt nhất là để cho bé chơi mà học, học mà chơi bởi đây là cách học tốt nhất cho trẻ, trẻ sẽ không cảm thấy sự nhàm chán hay bị ép buộc, hơn nữa sẽ có thêm hứng thú tìm hiểu, học hỏi thêm về những điều mới lạ. Bản thân trẻ từ khi sinh ra cũng đã sử dụng việc chơi để tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh, môi trường xung quanh bé, bởi vậy đây sẽ là cách học khiến bé cảm thấy quen thuộc và thích thú nhất
    Theo em thì cách tốt nhất là để cho bé chơi mà học, học mà chơi bởi đây là cách học tốt nhất cho trẻ, trẻ sẽ không cảm thấy sự nhàm chán hay bị ép buộc, hơn nữa sẽ có thêm hứng thú tìm hiểu, học hỏi thêm về những điều mới lạ. Bản thân trẻ từ khi sinh ra cũng đã sử dụng việc chơi để tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh, môi trường xung quanh bé, bởi vậy đây sẽ là cách học khiến bé cảm thấy quen thuộc và thích thú nhất
     

Chia sẻ trang này