Bé bị sổ mũi- cha mẹ nên làm gì

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi tuetinhpharma, 5/11/2014.

  1. benhhohap_treem

    benhhohap_treem Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    27/3/2015
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    82
    Điểm thành tích:
    28
    Hi chào các mẹ, về cơ bản thì các mẹ cần vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý để loại bỏ hết các tác nhân gây bệnh cho bé nhé. Bạn có thể sử dụng một số sản phẩm chất lượng và xịt êm như Sterimar. Các loại thuốc nhỏ mũi khi dùng cho bé dưới 18 tháng tuổi nên được tham khảo ý kiến của bác sĩ. Các thuốc trị nghẹt mũi nếu dùng nhiều lần trong ngày sẽ làm mũi bé bị khô, làm cho bệnh có thể tiến triển nặng hơn các mẹ nhé. Nếu có các thắc mắc gì về bệnh hô hấp trẻ em, các bạn qua "nhà" của chúng tôi tại đây, chúng tôi sẽ cố gắng tư vấn và giải đáp.
     
    Đang tải...


  2. tuetinhpharma

    tuetinhpharma Sống khỏe mỗi ngày

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Con tôi 2 tuổi, cháu bị ho nhiều do cảm lạnh, kèm theo sổ mũi và sốt nhẹ. Cháu vẫn ăn uống bình thường nhưng chưa có dấu hiệu dứt ho. Xin bác sĩ tư vấn cách phòng và chữa trị (Diệu Linh).

    Trả lời:

    Khi bị viêm đường hô hấp trên, thường thì trẻ bị ho, sốt, viêm họng, bỏ bú, bỏ ăn… Chị cần có cách xử trí thích hợp để giúp trẻ mau khỏi bệnh cũng như bảo vệ sức khỏe. Nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ do nhiều nguyên nhân như virus, vi khuẩn, nấm, khói bụi... Trong đó, nguyên nhân do virus chiếm 70 - 80%. Do vậy, khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên, cách xử lý chủ yếu là điều trị triệu chứng và không nên dùng kháng sinh.



    [​IMG]
    Mỗi năm, trẻ có thể mắc 8-10 đợt nhiễm virus, với các triệu chứng ho và cảm. Ảnh: Countynewscenter.


    Mỗi năm, trẻ có thể mắc 8-10 đợt nhiễm virus, với các triệu chứng phổ biến là ho và cảm. Trường hợp bé ho do cảm lạnh kèm theo sổ mũi, không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường và không nôn, cha mẹ có thể theo dõi bé tại nhà và bệnh sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày. Dưới đây là các biện pháp điều trị triệu chứng cũng như phòng ngừa cho bé.

    - Dùng các thuốc chữa ho, viêm họng có nguồn gốc dược liệu như húng chanh (tần dày lá), núc nác.... có tác dụng long đờm, giảm ho, kháng khuẩn, kháng viêm, kháng dị ứng và an toàn khi sử dụng cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

    - Khi trẻ bị sốt, cần theo dõi thân nhiệt bằng nhiệt kế 2 giờ mỗi lần. Cho trẻ mặc quần áo rộng và thoáng để cơ thể tỏa bớt nhiệt. Trẻ cần uống nhiều nước vì sốt làm trẻ dễ bị mất nước, cho trẻ nằm nghỉ nơi thoáng mát. Cha mẹ có thể dùng nước ấm lau các vùng trán, nách và bẹn cho trẻ. Thuốc hạ sốt có thể áp dụng cho trẻ khi sốt cao trên 38,5 độ C.

    - Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý natri clorid 0,9%.

    - Rửa tay thường xuyên cho trẻ bằng xà phòng, bởi thống kê cho thấy, khoảng 80% các loại bệnh nhiễm trùng lây qua đường tiếp xúc.

    - Tăng cường sức đề kháng bằng cách cho trẻ uống nước trái cây hoặc ăn trái cây tươi hoặc uống vitamin C.

    - Tăng cường miễn dịch trên đường hô hấpbằng cách cho trẻ sử dụng các thảo dược tự nhiên nhiên như hoa cúc dại, húng chanh, kim ngân hoa,...

    - Cho trẻ ngủ đủ giấc vì khi thiếu ngủ, hệ miễn dịch của bé trở nên chậm chạp và khó chống lại các tác nhân gây bệnh. Thực tế cho thấy, khoảng một phần ba trẻ em hiện nay không ngủ đủ lượng thời gian cần thiết. Trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 16-18 giờ, mẫu giáo cần ngủ khoảng 11-14 giờ và tiểu học cần ngủ khoảng 10-11 giờ mỗi ngày.

    - Giữ nhà cửa sạch sẽ để tránh lây nhiễm, bởi virus có thể sống được tới 2 giờ trên các vật dụng như ly, chén, khăn, bàn, điều khiển ti vi… Ngoài ra, cha mẹ cũng nên hướng dẫn bé cách xì mũi, che miệng khi ho.

    - Giữ ấm cho bé trong mùa lạnh.

    - Khi trẻ bị bệnh, cha mẹ cần lưu ý chế độ dinh dưỡng cho con. Trẻ nên ăn những món dễ tiêu hóa (cháo, súp...), thực phẩm giàu sinh tố A, kẽm, sắt… để tăng sức đề kháng. Hạn chế thức ăn có nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, thực phẩm lạnh… Trước khi cho trẻ ăn, nên cho trẻ uống vài thìa nước, chia nhỏ bữa ăn và cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày.

    - Đưa trẻ đi đến cơ sở y tế nếu ho kéo dài trong một tuần hoặc lâu hơn mà không có dấu hiệu thuyên giảm; ho đột ngột kèm co thắt, khò khè, hoặc thở rít, tím tái; ho kèm nôn hoặc sốt cao trên 39 độ C; ho kèm theo tiết đờm nhớt nhiều, ho ra máu.

    Theo Vnexxpress
     
  3. tuetinhpharma

    tuetinhpharma Sống khỏe mỗi ngày

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Lời khuyên cho mẹ khi bé bị tiêu chảy
    Tiêu chảy (TC) là bệnh rất phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, TC là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong cho trẻ em. ở các nước đang phát triển người ta ước tính có tới 1,3 ngàn triệu lượt trẻ em bị tiêu chảy và 4 triệu trẻ em dưới 5 tuổi hàng năm chết vì tiêu chảy. Trong đó 80% tử vong xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân chính của tử vong là do cơ thể bị mất nước và điện giải. Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ. Bệnh tiêu chảy là một vấn đề y tế toàn cầu, là gánh nặng kinh tế đối với các nước đang phát triển.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa

    Để rút ngắn thời gian tiêu chảy, giảm bớt tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong, việc bồi phụ nước và điện giải bằng đường uống và chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng. Nuôi dưỡng có tác dụng thúc đẩy sự hồi phục sớm niêm mạc ruột, chức năng tụy và sản xuất các men disac charidase ở vi nhung mao làm cho chức năng tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng chóng hồi phục.

    Tiêu chảy cấp là trẻ đi ngoài khởi đầu cấp tính, phân lỏng hoặc tóe nước, ngày > 3 lần, kéo dài không quá 14 ngày (thường dưới 7 ngày).

    Nguyên nhân các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy

    Các yếu tố nguy cơ

    Tuổi:

    Hầu hết các đợt tiêu chảy cấp xảy ra trong 2 năm đầu của cuộc sống, cao nhất ở trẻ 6 – 11 tháng tuổi, lứa tuổi này trẻ bắt đầu chuyển sang ăn sam, kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang giảm đi, kháng thể chủ động chưa có.

    Tình trạng dinh dưỡng:

    Trẻ bị suy dinh dưỡng dễ mắc tiêu chảy, các đợt tiêu chảy thường kéo dài, dễ bị tử vong, nhất là các trẻ bị suy dinh dưỡng nặng.

    Tình trạng suy giảm miễn dịch:

    Trẻ bị suy giảm miễn dịch tạm thời như sau sởi, thủy đậu…

    Các tập quán ăn uống không hợp lý:

    Cho trẻ bú bình : bình sữa dễ bị ô nhiễm bởi các vi khuẩn đường ruột, khó rửa sạch, trẻ bú không hết để lâu vi khuẩn phát triển dễ gây tiêu chảy.

    + Trẻ không được bú mẹ trong 6 tháng đầu, đặc biệt là không được bú sữa non ngay sau đẻ.

    + Thức ăn bị ô nhiễm do nấu, không chín hoặc nấu để lâu bị ô nhiễm, hoặc thức ăn đã bị ôi thiu trước khi chế biến.

    Nước uống bị nhiễm bẩn do nguồn nước bị ô nhiễm, uống nước chưa đun sôi.

    Không rửa tay sau khi đi ngoài, không rửa tay trước khi chế biến thức ăn cho trẻ.

    Xử lý phân không tốt.

    Nguyên nhân:

    – Do virus:

    Rotavirus là tác nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em, chiếm 60%. ít nhất 1/3 số trẻ dưới 2 tuổi ít nhất bị một đợt tiêu chảy do Rotavirus.

    Các virus khác: Adenovirus, Norwalk virus cũng gây tiêu chảy.

    – Do vi khuẩn

    – E.coli: Gây 25% tiêu chảy cấp

    – Trực trùng lị Shigella là tác nhân gây lỵ trong 60% các đợt lỵ

    – Salmonella không gây thương hàn

    – Campylobacter jejuni

    – Vi khuẩn tả Vibrio cholerae 01

    – Do ký sinh trùng:

    Entamoeba hítolytica

    Giardia lambia

    Cryptosporidium

    Hậu quả của tiêu chảy : Mất nước và điện giải, làm giảm khối lượng tuần hoàn dẫn đến truỵ tim mạch và có thể tử vong.

    Trong điều trị tiêu chảy điều quantrọng nhất là bù lượng nước, điện giải và chế độ ăn của trẻ.

    Hồi phục nước và điện giải

    Tùy theo mức độ mất nước mà điều trị tại nhà hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế.

    – Mất nước mức độ A (mất nước nhẹ) điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường bằng dung dịch ORS, nước đun sôi để nguội hoặc các dung dịch chế từ thực phẩm như nước cháo muối, nước gạo rang, nước cà cốt + muối, nước chuối, hồng xiêm…

    Mất nước mức độ B(mất nước vừa) Trẻ cần được điều trị tại cơ sở y tế. Cách điều trị tốt nhất là cho uống ORS, số lượng dịch cần cho uống sau mỗi lần đi ngoài là:

    Trẻ dưới 2 tuổi: 50 – 100 ml

    Trẻ 2 – 10 tuổi: 100 – 200 ml

    Trẻ 10 tuổi trở lên uống theo nhu cầu: Số lượng dịch cần cho trẻ uống trong 4 giờ đầu có thể tính như sau: Số lượng dịch (ml) = Cân nặng (kg) x 75.

    Cách cho trẻ uống

    Trẻ < 2 tuổi cho uống từng ngụm bằng cốc.

    Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút rồi tiếp tục cho uống, nhưng cho uống chậm hơn, uống từng thìa cách nhau 2 – 3 phút.

    Sau 4 giờ đánh giá lại tình trạng mất nước nếu xuất hiện mất nước nặng (mất nước độ C) cần đưa trẻ đi bệnh viện để điều trị phục hồi nước và điện giải bằng đường tĩnh mạch (truyền dịch).

    Các loại dịch dùng trong điều trị tiêu chảy:

    -. ORS(orerol) hoặc hydrit

    Là dung dịch tốt nhất để điều trị mất nước (1 gói ORS có chứa: Glucose: 20g, natri clorid 3,5g, kali clorid 1,5g, natri bicarbonat 2,5g).

    Cách pha dung dịch ORS: Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi pha. Đổ bột trong gói vào một cái bình hoặc ấm tích sạch, đong 1 lít nước sạch đun sôi để nguội đổ vào bình chứa, ngoáy kỹ đến khi bột tan hoàn toàn, đậy bình lại cho trẻ uống trong vòng 24 giờ. Đổ dung dịch đã pha đi khi đã quá 24 giờ và lại pha dung dịch mới.

    Hoặc có thể dùng loại gói nhỏ, mỗi gói pha với 200ml cho trẻ uống dần

    Nếu dùng viên hydrit hoặc gói bột : pha 1 v hoặc 1 gói với 200ml cho trẻ uống dần

    Có thể dùng các dung dịch bồi phụ nước và điện giải tự chế tại nhà như sau :

    -Nước cháo muối

    Dùng 1 nắm gạo (50g), 1 nhúm muối (3,5 g) và 6 bát ăn cơm nước sạch, đun nhừ, lọc qua rá cho trẻ uống dần.

    – Nước gạo rang muối

    Gạo rang vàng 50 g, cho 1 thìa gạt cà phê muối ăn (3,5 g) + 6 bát ăn cơm nước nấu nhừ, lọc qua giá cho trẻ uống dần.

    – Nước chuối, hồng xiêm

    Chuối hoặc hồng xiêm 5 quả xay hoặc nghiền nát với 1 lít nước sôi để nguội, cho 1 thìa gạt muối (3,5g) cho trẻ uống dần.

    Trường hợp trẻ mất nước nặng : Trẻ vật vã kích thích hoặc li bì, uông nước bị nôn, đi đái ít, khóc không ra nước mắt, da nhăn nheo, mắt trũng, môi khô phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để truyền dịch

    Nên bổ sung cho bé men vi sinh để nhanh chóng chấm dứt tình trạng tiêu chảy, cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa. Với những bé chưa mắc bệnh men vi sinh sẽ giúp bé phòng chống tiêu chảy rất tốt, nhất là những men chứa 2 thành phần Probiotic và Prebiotic.

    Chế độ ăn khi trẻ bị tiêu chảy

    Mặc dầu trong thời gian bị tiêu chảy cấp, quá trình hấp thu thức ăn có giảm hơn bình thường, nhưng lượng hấp thu qua ruột vẫn được khoảng 60%, do vậy trong suốt quá trình tiêu chảy cần cho trẻ ăn đủ khẩu phần, không được bắt trẻ nhịn, kiêng khem, thì trọng lượng cơ thể sẽ tiếp tục tăng với tốc độ gần như bình thường. Nếu không ăn đủ khẩu phần trẻ sẽ bị sụt cân dẫn đến suy dinh dưỡng.

    Các thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy

    Gạo (bột gạo), khoai tây

    Thịt gà nạc, thịt lợn nạc, cá nạc

    Sữa đậu tương (đậu nành), sữa chua, sữa có ít hoặc không có lactose

    Dầu thực vật

    Cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo

    Tùy theo lứa tuổi và chế độ ăn của trẻ trước khi bị tiêu chảy để sử dụng chế độ ăn thích hợp.

    + Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ: Tiếp tục cho bú bình thường và tăng số lần bú. Nếu trẻ không có sữa mẹ thì cho trẻ ăn sữa bò hoặc sữa bột công thức mà trước đó trẻ vẫn ăn nhưng phải pha loãng 1/2 trong vòng 2 ngày.

    + Trẻ từ 6 tháng tuổi: Ngoài sữa mẹ và sữa thay thế như trên cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng ít một các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt nạc, cá nạc, trứng, sữa… và cho thêm một ít dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần.Thức ăn cần mềm, nấu kĩ, nấu loãng hơn bình thường và cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn. Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả như: chuối, cam, xoài, đu đủ, hồng xiêm… để tăng thêm lượng kali, beta, caroten, vitamin C…

    Các thực phẩm không nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy:

    Tránh dùng các loại nước giải khát công nghiệp, các loại thức ăn có chứa nhiều đường vì những thức uống, ăn này có thể làm tăng tiêu chảy do tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột kéo nước trong tế bào vào lòng ruột.

    Tránh dùng các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như: Các loại rau thô (măng, rau cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa.

    Số lượng thức ăn:

    Cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt, trẻ nhỏ cho ăn 6 lần/ngày hoặc nhiều hơn.

    Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp cho trẻ hồi phục nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa trong 2 tuần liền.

    Ths. Bs Lê Thị Hải
     
  4. thanhthanh2015

    thanhthanh2015

    Tham gia:
    11/9/2014
    Bài viết:
    13,332
    Đã được thích:
    2,489
    Điểm thành tích:
    863
    kinh nghiệm hay cho các bà mẹ có con nhỏ
     
  5. samny

    samny Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    16/12/2013
    Bài viết:
    363
    Đã được thích:
    29
    Điểm thành tích:
    28
    kinh nghiệm này các mẹ nên nhớ nhé
     
  6. me iu nghé

    me iu nghé

    Tham gia:
    26/2/2015
    Bài viết:
    15,061
    Đã được thích:
    2,335
    Điểm thành tích:
    913
    Thức ăn bị ô nhiễm do nấu, không chín hoặc nấu để lâu bị ô nhiễm, hoặc thức ăn đã bị ôi thiu trước khi chế biến. dễ bị lắm nhất là mùa nóng này.
     
  7. tuetinhpharma

    tuetinhpharma Sống khỏe mỗi ngày

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Hỏi đáp về bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ mùa nắng nóng - Phần 1

    Dưới đây là buổi giao lưu trực tuyến về cách phòng bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ mùa nắng nóng do báo dân trí ghi nhận. 70 câu hỏi của các bậc phụ huynh đã được các PGS.TS tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai giải đáp chi tiết cụ thể.

    [​IMG]

    1. Vương Thị Ái Nhung - Nữ 32 tuổi

    Con tôi được gần 10 tháng nhưng từ lúc sinh ra cháu đã rất hay bị viêm đường hô hấp. Lúc 5 tháng và 9 tháng là cháu đã bị viêm phổi rồi. Tháng nào cháu cũng ốm vài lần. Bác sĩ cho cháu uống thực phẩm chức năng tăng cường hệ miễn dịch thì 1 tháng vẫn bị 1 lần. Vậy bác sĩ cho tôi lời khuyên để tôi nuôi con được khỏe mạnh hơn. Cảm ơn chương trình.

    PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương:

    Để nuôi cháu khỏe mạnh, cái chính là bạn nên quan sát con mình, nếu thấy bé có triệu chứng chảy mũi thì lập tức phải hút mũi ngay. Mũi mà khô thì không bị viêm họng và viêm phế quản, vì từ viêm mũi dịch sẽ chảy xuống phế quản, gây nên viêm phế quản. Vì vậy người chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bé không phải là thực phẩm chức năng mà chính là mẹ bé. Tuy nhiên, thực phẩm chức năng và chế độ ăn uống cũng hỗ trợ để bé có một sức khỏe tốt. Và tốt nhất bạn vẫn duy trì cho bé bú sữa mẹ.

    2. Đặng Thị Mai Hương - Nữ 30 tuổi

    Thưa BS bé trai nhà em được hơn 8 tháng rùi nhưng em thấy bé thỉnh thoảng khò khè cảm giác như có đờm như vậy liệu bé có bị viêm phế quản không ạ?

    PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương:

    Ở lứa tuổi 8 tháng bé chưa biết xì mũi. Bạn nên hút mũi cho bé thường xuyên khi bé bị viêm mũi. Triệu chứng khò khè báo hiệu có đờm trong họng chứ không phải là viêm phế quản.

    3. Nguyễn Thị Thảo Anh - Nữ 29 tuổi

    BS cho tôi hỏi con tôi được 32 tháng tuổi, nắng nóng cháu rất hay bị ho,uống thuốc khỏi được 2-3 ngày lại ho và sốt. Mặc dù không cho con ăn uống đồ lạnh và khi ngủ đã để điều hoà ở mức 29 dộ. Xin hỏi BS có cách nào phòng cho con ko ạ?

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Bạn phải phòng bệnh bằng cách cải thiện môi trường sống, chăm sóc dinh dưỡng và có thể sử dụng một số sản phẩm tăng cường miễn dịch cho trẻ.

    4.Trần Thị Đông - Nữ 29 tuổi

    Chào bác sĩ! Bác sĩ cho cháu hỏi con gái cháu được 27 tháng, mùa hè cháu thỉnh thoảng bị ho nhưng chỉ húng hắng ho thôi, nhưng áp vào lưng cháu thì thấy có tiếng khừ khừ, mà uống sirô ho và thuốc ho thì được một thời gian mới khỏi và thỉnh thoảng lại bị lại. Bác cho cháu biết là làm thế nào để hạn chế bị như vậy. Cháu cảm ơn!

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Chị đang làm rất đúng, khi ho thì uống thuốc ho, có những đợt khỏi nhanh nhưng có đợt lâu lâu mới khỏi đó là do mỗi lần mắc con chị mắc một loại vi rút khác nhau nhưng như vậy không ảnh hưởng gì tới sức khoẻ của cháu.

    Có nhiều bà mẹ hỏi về việc ghé tai, đặt tay vào lưng con thấy khừ khừ. Có trường hợp một bà mẹ kể, chị nằm cạnh chồng và con, ghé tai nghe tiếng ở lưng chồng khác hẳn tiếng khừ khừ ở lưng con. Thế mới biết tiếng thở của trẻ khác hẳn tiếng thở của người lớn và điều đó hoàn toàn bình thường chứ không phải cháu có bệnh.

    5. Luơng Thanh Vinh - Nam 27 tuổi

    Xin bác sỹ cho biết cách điều trị ho cho bé bằng các phương thuốc dân gian, con tôi bị ho được 10 ngày nay, có đưa đị bệnh viện và được cấp thuốc, về nhà tôi cho cháu uống theo đơn tuy nhiên về đêm cháu vẫn ho mạnh và kèm neo nôn... Tôi rất lo.

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Có rất nhiều cách chữa dân gian như hoa hồng hấp đường phèn, quất hấp mật ong, lá hẹ, húng chanh... chị có thể chọn một trong các cách trên.

    6. Lê Hoa - Nữ 33 tuổi

    Cháu nhà em gần ba tuổi, cháu cũng hay bị viêm đường hô hấp. Trước đây, khi bị là cháu hay bị ho và sốt phải dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sỹ thì đỡ, nhưng khi hết thuốc khoảng một hoặc hai tuần cháu lại bị ho trở lại, kèm theo cả chảy nước mũi... Cứ như vậy bây giờ cháu sắp được 3 tuổi rồi. Cháu vẫn lại bị ho lâu ngày không khỏi nhưng không bị sốt như trước đây nữa, có cả sổ mũi nhẹ. (Hiện tại cháu có dùng một số loại thuốc ho thảo dược và có uống thêm tăng cường miễn dịch). Xin hỏi BS trường hợp của cháu phải làm thế nào cho hết ho ạ?

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Chị đã làm rất đúng vì mỗi lần con ốm như thế chỉ dùng thuốc ho và tăng cường miễn dịch. Tôi tin như thế lớn lên con chị sẽ giảm dần ốm.

    7. Nguyễn QuỳnhTrang - Nữ 35 tuổi

    Thưa bác sỹ be nhà cháu được 12 tháng nặng 8.8kg , thỉnh thoảng cháu hay bi sốt nhẹ sau đó cho uống babyblex thì hết sốt , và khi ngủ dậy thì hay bị ho như vậy bác sỹ cho hỏi có phải là bé bị viêm họng không ạh, cháu không bị sổ mũi. Cháu vẫn ăn và chơi bình thường. uống Babyblex có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ không ạh ? bé ăn không nhiều và ngủ không ngon giấc vậy có cần phải bổ xung thêm B1 và B6 dạng viên hay uống tăng cường miễn dịch thay cho B1 và B6 được không ạh? Cảm ơn bác sỹ !

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Nếu trẻ sốt nhẹ, cho uống BabyBlex thì cũng được nhưng không được uống kéo dài quá 5 ngày vì nguy cơ hại gan.
    Còn một số sản phẩm bạn đã nêu tôi cho là có thể dùng được.

    8.Thu Hồng - Nam 30 tuổi

    Chào Bác sĩ, con tôi dưới 2 tuổi, cháu khỏe mạnh, không hay bị ốm, nhưng từ khi trên 2 tuổi đến bây giờ rất hay bị ốm vặt như viêm phế quản, viêm tai giữa...Thường xuyên phải uống kháng sinh và nằm viện. Bác sĩ tư vấn giúp tôi làm thế nào để con tôi giảm tái phátviêm tai giữa, viêm phế quản.

    PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương:

    Bạn nên cho bé đi khám xem có viêm VA không? Vì ở lứa tuổi này đã hết miễn dịch của mẹ truyền cho, bé rất hay bị ốm. Nếu tái phát nhiều lần thì nên nạo VA. Hàng ngày, bạn nên chý ý giữ vệ sinh mũi cho bé, nếu có viêm mũi. Để đề phòng bệnh biến chứng nặng, ngoài ra cần uống thêm tăng sức đề kháng, ăn uống đủ chất.

    9.Vương Thị Hồng Lam - Nữ 31 tuổi

    Bé nhà tôi bị viêm đường hô hấp trên kéo dài (tình trạng mũi xanh, trắng kéo dài đến hai tháng nay) tôi đã cho uống hai đợt kháng sinh mà vẫn không khỏi. Hiện tại tôi lại cho bé tiếp tục uống kháng sinh cộng thêm các thuốc chống viêm khác. Vì bé uống thuốc kháng sinh theo đợt này không khỏi nên tôi lại phải cho uống thuốc kháng sinh khác theo đợt khác (cứ mỗi lần uống là 7 ngày). Tôi cho bé uống nhiều kháng sinh như vậy có hại không? Nguyên do của bị viêm hô hấp trên là gì? Cách chữa trị để tránh những biến chứng như thế nào? Cách phòng tránh như thế nào đặc biệt là những lúc thời tiết thay đổi thất thường?

    PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương:

    Không rõ bạn tự mua thuốc hay do bác sĩ kê đơn. Tuy nhiên việc điều trị kháng sinh nhiều đợt kéo dài là hoàn toàn không nên vì sẽ làm tăng men gan, ảnh hưởng tiêu hóa cho bé vì kháng sinh tiêu diệt hết các vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Bạn nên đi khám để có chỉ định cụ thể. .

    Nguyên nhân của viêm đường hô hấp trên: Thứ nhất là bị cảm lạnh khi thay đổi thời tiết. Thứ hai là do hít phải chất độc hại có trong môi trường. Thứ 3 có thể bị nhiễm vi rút... Và trên cơ địa có sức đề kháng không tốt làm bệnh phát sinh và phát triển. Vì vậy để phòng bệnh, bạn có thể nâng cao sức đề kháng cho bé; bạn có thể cho bé uống các thuốc tăng sức đề kháng . Tăng cường hút mũi, vệ sinh mũi cho bé. Giữ môi trường sống của bé sạch sẽ, thoáng khí, không hút thuốc lá, không có vật nuôi.

    10.Lê Thị Tuyết - Nữ 25 tuổi

    Thưa bác sĩ, con cháu 8 tháng tuổi 10.5kg, bị sổ mũi 2 hôm nay, sốt nhẹ,không bị ho, vẫn ăn uống bình thường, bị sổ mũi nên ngủ ko ngon và không bú được. Cháu nhỏ mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý, kích thích cho hắt xì hơi, hút mui và có cho uống thêm là dấp cá. Đến nay được 2 hôm rồi, đã hết sốt nhưng vẫn sổ mũi. Xin bác sỹ cho cháu lời khuyên về cách điều trị ạ?Có nên cho nằm điều hòa không ạ?

    PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương:

    Như miêu tả thì em bé có vẻ bị cảm cúm (nhiễm vi rút). Cháu có thể nhỏ thêm Autrivin 0,05mg nhỏ vào mũi, nhưng chỉ được nhỏ không quá 5 ngày. Kèm theo hút mũi cho bé. Bạn có thể cho bé uống thêm Tiffy.

    Có thể nằm điều hòa nhưng ở nhiệt độ 28-29 độ C.

    11.Trần Thị Hoa - Nữ 28 tuổi

    bé nhà cháu 26 tháng, cháu thường hay bị viêm họng, viêm amidan, gần đây nhất cháu bị viêm phổi điều trị tại bệnh viên nhi đồng 2 - TPHCM 7 ngày, au khi về cháu cứ ăn, uống sữa thì bị đầy bụng và đi ngoài phân sống. Hiện nay thì cháu lại bị sổ mũi, hắt hơi. cho cháu hỏi làm cách nào để phòng tránh cho bé không bị tái phát viêm phổi, hay các bệnh như viêm họng, viêm amidan

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Tất cả các bệnh này đều là bệnh viêm đường hô hấp. Có việc cháu bé bị đi ngoài phân sống thì phải phối hợp để phòng bệnh. Ăn uống tốt, không bị đầy bụng... thì sức khoẻ cháu bé tốt lên và sẽ không bị bệnh. Ăn uống tốt thì phải chế biến thức ăn tốt, với trẻ thường ăn bữa nào chế biến bữa đó, nhất là trong mùa nắng nóng này. Nhiều trường hợp thức ăn một bữa không ăn hết đồ ăn lại đề vào tủ lạnh cho trẻ ăn lại vào bữa sau. Khi đồ ăn mang ra đun lại thì cha mẹ cũng chỉ hâm nóng chứ không đun sôi lại, nhiều nhà hâm bằng lò vi sóng. Không kiểm soát được nhiệt độ lò thì không đủ giết vi khuẩn, làm trẻ ăn vào dễ bị đầy đụng, tiêu chảy.

    12. Mai Hương - Nữ 32 tuổi

    Bé gái nhà cháu 18 tháng, 3 tuần trước bé bị một đợt viêm VA, viêm phế quản, tai có mủ. Hiện nay bé đã khỏi, không ho, không sốt. Tuy nhiên thỉnh thoảng bé lại đưa tay day day mũi.Ngoài ra, thân nhiệt của bé thường xuyên hâm hấp,xấp xỉ ngưỡng sốt, tuy nhiên, một vài tiếng sau thân nhiệt lại trở lại mát bình thường. Cháu muốn hỏi các bác sỹ là có phải bé vẫn còn bị viêm VA/viêm họng chưa khỏi hẳn không ạ? Cháu xin cảm ơn

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Thường một đợt viêm VA, viêm họng chỉ 1 tuần đến 10 ngày là khỏi. Một số cháu sau khi khỏi vẫn còn những triệu chứng của trẻ mới ốm dậy nhưng điều đó không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nhưng sau một đợt ốm thì nên cho trẻ ăn thêm một bữa nữa, nhất là tăng cường các loại nước hoa quả để trẻ nhanh hồi phục.

    13.Hồng Nhung - Nữ 30 tuổi

    Thưa bác sĩ, con em được 20 tháng, cháu hay bị sổ mũi rồi xuống họng và viêm đường hô hấp. Xin hỏi bác sĩ là khi cháu bị sổ mũi có nên xịt nước muối biển để làm sạch mũi cho cháu ko? Vì có ng lại bảo xịt nước muối biển là đẩy sâu vi khuẩn vào trong nhưng đi khám thì bsy lại hay khuyên xịt nước muối tích cực.

    PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương:

    Dùng nước muối biển để xịt là một biện pháp trợ giúp mũi đẩy sạch vi khuẩn khỏi mũi họng. Nhưng nếu bé chưa biết xì mũi thì bạn nên trợ giúp hút ra bằng cách hút mũi 2 đầu và lời khuyên bác sĩ như trên là hoàn toàn đúng.

    14. Vũ thị chẵn - Nữ 45 tuổi

    Xin hỏi bác sỹ Dinh tôi có cháu trai năm nay 7 tuổi cháu bị VA từ nhỏ hầu như tháng nào cháu cũng phải uống thuốc 15 đến 20 ngày vì sưng họng ho sốt. Vậy có thuốc đặc trị nào để cháu đỡ uống thuốc dài ngày không bác sĩ?

    PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương:

    Cháu 7 tuổi mà cháu phải uống thuốc quá kéo dài như vậy là không ổn cho sức khỏe vì nếu uống kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan. Bạn nên cho cháu đi khám bác sĩ tai mũi họng để được chỉ định điều trị cụ thể. Ví dụ có nên nạo VA và cắt Amidan không. Nếu được thực hiện thủ thuật này, cháu sẽ hết bệnh.

    15. Bùi Thu Trang - Nữ 29 tuổi

    Con tôi 13 tháng, lúc 10 tháng 8.4kg, giờ 8.1kg, bị ốm dài 2 tháng do sởi biến chứng sang viêm phổi, điều trị tại BV Saint Paul HN. Cháu về nhà đã được 1 tháng, bây giờ ăn uống cũng tạm bình thường, nhưng thân nhiệt thường vẫn ko ổn định, thường trên 37 độ (37.4 độ), mấy hôm trước cháu đi ra ngoài chơi bằng xe máy (cách nhà khoảng 1 - 2km) về lại quấy khóc đêm, ăn kém, có ho đờm và sổ mũi, mất 2 hôm, ngày sốt cao nhất 37.7 độ, đêm sốt 38.2 độ. Gia đình tôi rất lo cháu tái viêm phổi (trong 2 tháng ốm, cháu đã 2 lần tái và vào viện tiêm mới khỏi). Xin hỏi việc thân nhiệt cháu luôn cao như vậy có phải bình thường trong thời tiết nóng này không ạ? Gia đình có cho cháu ăn yến xào, và uống các loại thuốc bổ, thuốc tăng cường sức đề kháng, nhưng sức khỏe cháu vẫn chưa ổn định như vậy, thì cần chú ý gì để giữ gìn sk cho cháu từ nay về sau ạ? Gia đình muốn cho cháu đi chơi xa (đi du lịch) liệu có ổn không ạ?. Tôi xin cảm ơn.

    PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương:

    Cháu nhỏ bị bệnh đường hô hấp kéo dài, không nên cho đi chơi xa vì sẽ có nhiều biến động về thời tiết trong quá trình đi, gây cho bé tái phát bệnh. Về thân nhiệt cháu cao như vậy là không bình thường. Nên cho cháu đến viện kiểm tra lại. Các loại thực phẩm như yến xào, thuốc bổ bạn đang dùng là được, cũng có thể uống thêm các thuốc tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch đường hô hấp .

    Bạn cần luôn chú ý giữ mũi của bé khô ráo, vì mũi viêm sẽ dễ dàng gây viêm phế quản.

    16. Trần Thị Phượng - Nữ 33 tuổi

    Bé nhà tôi được 20 tháng, nặng 11kg, mấy ngày gần đây bé bị nhiệt miệng, mọc răng, bị sốt, không ăn được, uống nước cũng khó; hiện tại bé đã hết sốt nhưng chuyển sang ho; đi khám bác sĩ bảo apter miệng và viên phế quản, đã uống hết thuốc nhưng hiện tại bé vẫn còn ho. Ho theo cơn và rất lâu. Không biết như thế bé tôi bị bệnh gì? Xin hỏi những thực phẩm nào thì nên và không nên cho trẻ ăn trong mùa nóng này.

    PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương:

    Ở lứa tuổi bé 20 tháng thì bé mọc răng và nhiệt miệng, nếu không ăn uống được bạn nên dùng thuốc bôi tại chỗ và tiêm thêm Gamaglobumin, cháu sẽ hết nhiệt miệng. và ăn uống được. Nếu bị ho kéo dài nên kiểm tra xem có phải bị dị ứng không, có bị viêm VA không. Nếu bị 2 bệnh này, nên uống thêm thuốc chống dị ứng như xịt mũi Pivalon, uống các thuốc ho đông y.

    Những thực phẩm không nên ăn trong mùa nóng, khi bé bị ho là tôm, hải sản vì những thực phẩm này có chất bảo quản sẽ gây dị ứng cho trẻ. Nên ăn thức ăn mềm, bổ dưỡng, đầy đủ chất.

    17.Nguyễn Thị Hằng - Nam 33 tuổi

    Thưa TS! Con em từ nhỏ đã rất rất hay bị viêm mũi, viêm họng. Nhất là khi thời tiết thay đổi. Nay cháu đã hơn 3 tuổi nhưng bệnh viêm đường hô hấp trên vẫn không hề giảm. Hầu như tháng nào cháu cũng phải đến gặp bác sỹ và phải dùng kháng sinh. Cho em hỏi có cách nào chữa khỏi hẳn được bệnh viêm đường hô hấp trên cho cháu không? Em rất lo lắng bởi vì mỗi lần viêm họng cháu đều bị sốt rất cao, mà cháu lại có tiền sử sốt cao co giật. TS giúp em với. Em trân trọng cảm ơn TS!

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Nếu lần nào ốm cũng chỉ là bị viêm đường hô hấp trên thì không nên điều trị bằng kháng sinh vì hầu hết là vì vi rút, dùng kháng sinh không có tác dụng gì mà còn có tác hại. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, chính những trẻ phải dùng nhiều kháng sinh lại hay ốm hơn. Trường hợp này theo tôi không nên dùng kháng sinh trong những đợt bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên nữa, chỉ điều trị triệu chứng như dùng thuốc hạ sốt, thuốc ho... Chính kháng sinh làm sức khoẻ của cháu kém đi như ăn, uống kém đi, bị tiêu chảy...

    18. Trần Hồng Nhung - Nữ 33 tuổi

    Con trai tôi hiện 5,5 tuổi nặng 18kg cao 105m. Cháu từ nhỏ ra rất nhiều mồ hôi cả mùa đông lẫn mùa hè. Cùng mức vận động nhưng những cháu khác rất ít mồ hôi còn con tôi thì mồ hôi ra như tắm ướt hết áo, tóc. Cháu hơn 5 tuổi rồi mà vẫn hay bị ốm, thi thoảng đau bụng ở quanh rốn. Da cháu không được sáng hồng hào mà tái. Cháu hay bị ho vào mùa đông. Xin hỏi có cách gì giúp cháu ít mồ hôi hơn và ít ốm hơn không ạ?

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Một số trẻ hay ra mồ hôi nhiều là do tăng thần kinh giao cảm. Thần kinh giao cảm bị kích thích thì ra nhiều mồ hôi.Tuy nhiên đến nay chưa có loại thuốc nào điều trị việc đổ mồ hôi một cách tốt nhất vì dùng thuốc ức chế thần kinh giao cảm có thể hạn chế được nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ như khô miệng, chán ăn. Vậy chỉ còn cách là cải thiện môi trường xung quanh, không để trẻ nóng quá, lau mồ hôi ngay khi chơi. Trường hợp ra mồ hôi quá nhiều, nhất là ra mồ hôi tay, ảnh hưởng dến các hoạt động khác thì phải can thiệp cách khác như phẫu thuật triệt thần kinh giao cảm đi.

    Tuy nhiên hiện tượng này thường tự điều chỉnh được khi trẻ lớn lên. Vậy nên hiện tại không phải can thiệp gì.

    19. Nguyễn thị luận - Nữ 29 tuổi

    Nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày có phải là phương pháp tốt để phòng bệnh viêm đường hô hấp trên cho trẻ không ?

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Theo tôi thì không. Nếu các cháu không có biểu hiện gì về bệnh thì không việc gì phải nhỏ nước muối suốt vì bản thân mũi khi không bị bẩn đã có cơ chế tự làm sạch rồi, không cần tác động thứ gì khác vào cả.

    20. Lê Hồng Bắc - Nữ 37 tuổi

    Chào BS! Con trai em 2 tuổi. Từ đầu mùa hè tới giờ, cháu liên tục bị ho, viêm họng. Tháng 5 vừa rồi, cháu uống tới 2 lần thuốc kháng sinh vì sốt, viêm họng. Đợt viêm này chưa khỏi, đợt khác lại tới. Cứ nằm điều hoà, là cháu bị ngạt mũi, có khi còn bị chảy máu cam. Uống thuốc nhiều, cháu mệt, ăn ít. Em sốt ruột lắm, BS tư vấn cho em cách làm thế nào để cháu đỡ bị viêm họng nhé! Em cảm ơn BS

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Cách phòng tốt nhất đối với các bệnh đường hô hấp thì như chúng tôi đã đề cập.

    Còn con chị viêm họng thì hầu hết cũng không dùng kháng sinh, vì 90% là do vi rút. Dùng kháng sinh rất có hại cho em bé nên chị phải lựa chọn, đợt nào nghi do vi khuẩn thì dùng kháng sinh, đợt nào thấy không phải do vi khuẩn thì không nên dùng.

    21.TRẦN PHI HÙNG - Nam 54 tuổi

    Cháu tôi đến bây giờ là 21 tháng tuổi, cháu trai, ho nhiều và có đàm. Cháu chơi chạy nhảy là khò khè ho sặc sụa, nhiều lúc nôn ói. Xin hỏi có thuốc gì cho cháu uống được không? Và xin hướng dẫn cách phòng tránh và chăm sóc cho cháu. Xin cảm ơn bác sỹ.

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Đây là trường hợp mà nếu quả thật cứ chạy nhảy lại khò khè, ho sặc sụa thì cũng là một triệu chứng của bệnh hen và bạn phải đưa cháu đến các phòng khám nhi khoa để xác định xem có phải bị hen không, nếu bị thì phải chữa lâu dài, chi tiết.

    22. Phan Thị Xuân - Nam 30 tuổi

    Con tôi 2 tuổi bị cảm lạnh hồi đầu tháng 4 và bị ho nhưng đến nay cháu vẫn cứ ho, chủ yếu là về sáng. Từ lúc sinh ra đến nay đây là lần đầu tiên cháu bị như thế, đã hơn hai tháng rồi. Tôi rất lo lắng và mong con sớm khỏi. Mong sự giúp đỡ của bác sỹ và chương trình. Tôi xin cảm ơn!

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Con bị kéo dài như thế thì chị nên đưa đến các cơ sở y tế chuyên khoa nhi để được chẩn đoán và điều trị.

    23. Pham thi kimoanh - Nữ 36 tuổi

    Kính chào các bác sĩ. Cho phép cháu được hỏi con nhà cháu được 14 tháng cân nặng 10kg. Đợt vùa qua cháu bị viêm phế quản phổi đã điều trị tiêm 5 ngày sau đó cháu ra viện được hai tuần lại bị phế quản phải điều trị thuốc kháng sinh 10ngày hiện tại cháu đã đỡ. Vậy cho cháu hỏi cháu cần cho em bé uống thuốc gì để nâng cao thể trạng.Cháu xin trân trọng cảm ơn

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Cháu nhà bạn vẫn bình thường, khoẻ mạnh vì 14 tháng tuổi mà mới phải điều trị bệnh 2 đợt, không phải dùng thêm thuốc gì. Nếu cháu thích vận động thì hãy cho cháu ra khỏi nhà, tăng cường vận động, đó là một cách tăng cường thể trạng.

    24. Nguyễn Mạnh Hà - Nam 30 tuổi

    Bé trai nhà tôi 20tháng hay bị sốt từ 39 đến 40 độ, ho nhiều, chảy nước mũi. đi khám bác sĩ chẩn đoán bị viêm phế quản và trong đơn thuốc có kê ngoài kháng sinh, long đờm ra còn cho dùng betamethasone. Tuy nhiên lại có bác sĩ khác khuyên không nên cho trẻ nhỏ dùng Betamenthasone.Vậy tôi có nên cho cháu uống loại thuốc trên không thưa bác sĩ? Xin cảm ơn!

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Viêm phế quản thì không ai lại dùng Betamethasone nên không cho cháu dùng là đúng.

    25. Trang - Nữ 27 tuổi

    Các bác ơi, cháu hỏi 2 câu, câu 2 thấy trả lời rồi mà câu 1 thì cháu tìm mãi không thấy. Tại cháu đang cho bé nhà cháu 9 tháng tuổi dùng aumentin, được 5ngày rồi. Bé bị chảy mũi 1 tuần, rồi dẫn đến ho 1 tuần, ban đầu ho ít, sau nhiều lên, tiếng ho rất nặng, bé thở khó, hay nôn khi ho (từ lúc sinh đến giờ bé ít khi nôn, trớ lắm ạ, gần như chưa bao giờ). Cháu chưa cho bé đi khám, bà cháu tự mua thuốc aumentin về cho bé uống và nói thuốc này chuyên được các bsi ở Nhi kê cho các bé bị tai, mũi họng. Cho cháu hỏi là có phải aumentin chuyên được điều trị đối với tai mũi họng không ạ? Từ hôm uống kháng sinh đến giờ, bé nàh cháu bị đi ngoài suốt, phân nhiều bọt, chua, có lúc toàn bọt. Cháu có nên đưa bé đi khám không ạ?

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Chính câu hỏi của chị cũng là câu trả lời rồi. Nếu chỉ chảy mũi thôi thì không ai dùng Augmentine cả vì đây là một kháng sinh, chỉ để chữa bệnh ở đường tai mũi họng gây ra do vi khuẩn như viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm phổi... Thuốc này dùng có tác dụng phụ là gây tiêu chảy vì vậy con chị đáng lý không phải dùng kháng sinh mà chị dùng làm cho con bị tiêu chảy. Chị phải ngừng dùng thuốc ngay thì con sẽ hết tiêu chảy.

    26. Trần thi ngọc trâm - Nữ 30 tuổi

    Chào bác sỹ. cháu nhà tôi là trai hiện nay 16 tháng tuổi nặng 8,5 kg. cháu sinh ra nặng 3.4 kg, từ lúc sinh ra đến tháng thứ 5 cháu phát triển, tăng cân bình thường, qua tháng thứ 6 bé nhà tôi hay ốm, đi khám bác sỹ bảo khi thì viêm phế quản, khi thì bị viêm phổi, cứ uống hết thuốc 1 đợt điều trị thì 10 ngày sau là cháu bị tiếp. Cháu không tăng cân, hay quấy khóc,...(Xin nói thêm rằng từ lúc cháu được 5 tháng rưỡi, mẹ cháu bị tai nạn nên uống thuốc giảm đau và kháng sinh điều trị trong vòng 2 tuần, khi đó tôi vẫn cho cháu bú mẹ). Xin hỏi bác sỹ có phải do ảnh hưởng của thuốc kháng sinh từ mẹ nên bé bị còi cọc, hay ốm không a? Có cách nào khắc phục tăng sức đề kháng cho cháu khỏi ốm không thưa bác sỹ?

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Hoàn toàn không phải do chị uống một đợt kháng sinh mà cháu lại bị còi cọc mà việc cháu hay bị ốm là do con chị đã bị suy dinh dưỡng. Lại cần phải quay lại việc phòng bệnh, chăm sóc dinh dưỡng cho cháu tốt hơn, cải thiện môi trường sống trong nhà... như đã hướng dẫn.

    27. Trươg Văn Dũng - Nam 35 tuổi

    Có nên làm kháng sinh đồ để ổn định dùng 1 loại kháng sinh không thưa Bác sĩ?

    PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương:

    Về nguyên lý, khi nhiễm khuẩn nên dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ. Nhưng trên thực tế đợi được kết quả kháng sinh đồ thì 1 là bệnh quá nặng, 2 là đã khỏi bệnh. Vì vậy, nếu bệnh kéo dài, dùng nhiều kháng sinh không đỡ thì nên làm kháng sinh đồ.

    28. Tống Thị Hoàng Nguyên - Nữ 27 tuổi

    Bác sĩ cho cháu hỏi bé tiêm hoặc uống kháng sinh nhiều quá sẽ giảm khả năng phát triển xương đúng không?

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Không hẳn như vậy nhưng kháng sinh là một thuốc cần phải sử dụng khôn ngoan vì người ta vẫn nói kháng sinh là con dao 2 lưỡi, dùng đúng thì khỏi bệnh, dùng sai thì gây nhiều tác hại.

    29. Hoàng Lan - Nữ 31 tuổi

    Con trai tôi 5 tuổi hay bị hắt hơi. Mấy ngày sau thì cháu bị sổ mũi và kêu đau đầu. Xin hỏi bác sỹ cách điều trị cho cháu

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Nếu như vậy thì thường phải đưa cháu đi khám để phân biệt viêm mũi thông thường và viêm mũi xoang vì 2 bệnh này hướng điều trị khác hẳn nhau.

    30. Nguyễn Thị Thanh - Nữ 28 tuổi

    Cháu chào các bác sĩ.Bé nhà cháu được 17tháng tuổi nặng 10.5kg.Bé mới bị viêm phế quản và phải nằm điều trị hơn 2 tuần ở viện nhi trung ương. sau đó cháu cho về quê được 2 tuần thì lại bị lại và phải nằm viện điều trị hơn 1 tháng. Bây giờ cứ thay đổi thời tiết là cháu lại bị ho, sổ mũi, phát ban, nổi nốt đỏ trên người như mụn nước ạ.Với lại từ sau khi ra viện cháu rất hay bị nôn trớ khi ăn cháo.cứ ăn khoảng 2, 3 thìa đầu tiên là cháu lại ọe, ăn hết khoảng 1 bát con thì có hiện tượng nôn.hầu như lần ăn nào cũng thế ạ.Xin các bác sĩ tư vấn cho cháu được biết về nguyên nhân gây ra các hiện tượng trên và cách phòng tránh như thế nào ạ.Đặc biệt là hiện tượn nôn trớ lúc ăn ạ.cháu xin cảm ơn các bác sĩ.

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Trường hợp của con chị cũng giống như nhiều cháu khác, nhiều khả năng cháu bị trào ngược dạ dày thực quản nên khi ăn hay bị nôn trớ. Khi trớ lên, dịch dạ dày lại lên mũi họng gây hiện tượng viêm mũi họng, thở khò khè. Chị nên tìm bác sĩ khám để chẩn đoán xem có đúng vậy không, nếu thế nguyên nhân cần chữa là trào ngược dạ dày thực quản.

    Kinh nghiệm cá nhân của tôi cho thấy các em bé dưới 2 tuổi khi ăn uống bị nôn trớ trào ngược như này thì nguyên nhân chính vẫn là do ăn uống. Nhiều trường hợp các cháu bị ép ăn hoặc do chế biến thức ăn, nhiều trẻ có đầy đủ răng rồi nhưng vẫn ăn cháo, nghiền nát với rất nhiều thành phần thực phẩm, làm cho trẻ đến bữa ăn là như một cực hình. Vì bữa ăn như cực hình như thế nên không còn tâm trạng nào để ăn, cứ nuốt vào là nôn ra. Vậy nên với những trẻ này đều phải hỏi xem cách nuôi dưỡng, cho ăn như nào, nếu thực hiện việc chế biến, cho ăn tốt rồi thì mới dùng thuốc.

    31. Trần Hằng - Nữ 40 tuổi

    Thưa bác sĩ. Em có 2 cháu 10 tuổi và 6 tuổi. Các cháu rất hay bị viêm họng. Khi ăn uống đồ lạnh hoặc thay đổi thời tiết là lại bị ho. Thỉnh thoảng có những lúc ho liên tục, ho cả khi ngủ và thức. Đôi khi phải dùng kháng sinh. Nhưng sau khi hết đợt điều trị bằng kháng sinh thì lại bị ho luôn. Vậy xin hỏi bác sĩ: những lúc ho em hay cho cháu ngậm alphachoay. Như vậy ngậm alphachoay nhu thế có ảnh hưởng gì không? Ngoài việc phòng bệnh bằng súc miệng bằng nước muối thì có thuốc gì để phòng ho viêm họng nữa không ạ? Xin bác sĩ chỉ giúp.

    PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương:

    Ở lứa tuổi 6 và 10 tuổi, bệnh hay gặp là viêm VA và Amidan. Bệnh hay tái phát khi bị lạnh, nên bạn không nên cho con uống nước lạnh. Thuốc alphachoay chỉ có tác dụng giảm phù nề, khi ngậm không gây ảnh hưởng gì.

    Để phòng bệnh viêm họng cho các cháu, nên chú ý chế độ ăn uống, tăng sức đề kháng cho các cháu. Tuy nhiên bạn nên đi khám để có 1 chẩn đoán cụ thể nguyên nhân viêm họng.

    32. Lê Thị Thuỷ - Nữ 30 tuổi

    Thưa các bác sỹ, bé gái nhà cháu sinh thiếu 2.5 tháng, giờ cháu được 11 tháng tuổi, nặng 6.5kg. Lúc sinh ra cháu phải nằm lồng kính gần 2 tháng, về nhà được 2 tháng thì lại bị viêm phổi phải nằm viện nhi TW 3 tuần và thở máy 4 ngày. Hiện tại sức khoẻ cháu bình thường nhưng cứ thay đổi thời tiết là cháu lại thở khò khè, cứ mỗi khi thấy cháu khò khè tôi cho cháu ngửi khí dung 2 lần/ ngày tại nhà, mỗi lần ngửi 1/2 lọ PULMICORT và 1/2 lọ ventolin Nebule 2.5mg/2.5ml, ngửi khoảng 3 ngày là bé hết khò khè và ngày nào cháu cũng vệ sinh mũi 1 đến 2 lần cho bé bằng cách hút mũi bằng nước muối sinh lý 0.9, mỗi lần hết 1 lọ nhỏ. Vậy thưa các bác, cho cháu hỏi e bé nhà cháu thở khí dung thường xuyên (khoảng 1 tháng 1 lần) thì có được không ạ, tác dụng phụ là gì ạ? và cách vệ sinh đường hô hấp bằng nước muối như vậy thì đã đúng chưa ạ?

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Cháu 11 tháng tuổi, sinh non mà hiện chỉ được 6,5 kg thì đã bị suy dinh dưỡng rồi nên giờ rất cần chú ý chăm sóc dinh dưỡng. Cháu cần dùng loại sữa dành riêng cho trẻ sinh non (loại có đầy đủ các vi chất mà sữa mẹ không đáp ứng đủ).

    Không được khí dung cho các cháu ở nhà dù thao tác này rất dễ, giá thành một máy khí dung cũng không đắt, ai cũng làm được nhưng đừng làm giống như bệnh viện vì mỗi lần ở viện làm khí dung cho một bé chúng tôi vẫn phải vứt nguyên bộ khí dung đi hoặc muốn tận dụng thì cũng phải tiệt trùng bộ dụng cụ theo đúng tiêu chuẩn quốc tế để chống nhiễm trùng. Ở nhà ta cứ làm mà không bao giờ vệ sinh đường ống. Đây này là một ổ nhiễm khuẩn nên cứ khí dung và con cứ ốm suốt.

    Khí dung với các thuốc mà gia đình tự dùng đó là để chữa bệnh hen. Con chị có bị hen không mà chị lại dùng thuốc này. Nếu không phải hen thì không nên dùng thuốc này. Mà nếu em bé mới 11 tháng tuổi thì chẩn đoán hen cũng rất khó và có như thế thì khí dung cũng chỉ là thuốc để chữa trong lúc cấp cứu thôi và như thế không được chữa tại nhà vì rất nguy hiểm, lần này có thể được, lần sau lại không được.

    Khí dung cũng có thể có những bất thường xảy ra, ví dụ ngay những giây đầu tiên đã có thể gây phản ứng bất thường làm bé ngừng thở ngay. Tại bệnh viện nếu có hiện tượng đó thì có đủ phương tiện cấp cứu chứ nếu ở nhà sẽ rất khó.

    Phong trào khí dung tại nhà ở tất cả các nước đến giờ đều đã được khuyến cáo không dùng nữa. Nếu có bị hen thì người ta cũng dùng cách khác. Khí dung chỉ dùng ở bệnh viện để chữa các bệnh khác.

    33. Nguyễn Thị Minh - Nữ 30 tuổi

    Con tôi hiện gần 21 tháng tuổi. Cháu hay bị viêm mũi và dẫn tới có nhiều đờm ở cổ khiến cháu ho nhiều. Mỗi lần tôi đều cho cháu đi khám, tuy nhiên việc tôi cảm thấy khó khăn nhất vẫn là long đờm cho cháu để cháu nhanh khỏi. Ngoài dùng kháng sinh, rửa mũi, thì còn một số thuốc long đờm tôi không cảm thấy có hiệu quả. Làm thế nào để long đờm thật nhanh thưa bác sỹ?

    PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương:

    Để long đờm thật nhanh bạn phải kết hợp nhiều phương pháp. Thứ nhất nhỏ thêm nước muối cho loãng đờm rồi hút ra; hai là bạn phải kết hợp phương pháp vỗ rung để đờm long ra (dùng bàn tay của mẹ khum lại vỗ vào lưng trẻ). Thứ ba là khí dung cho trẻ. Nhưng điều thiết yếu cháu cần được chẩn đoán cụ thể của bác sĩ tai mũi họng xem đờm từ đâu ra, từ VA hay do viêm xoang. Tùy theo nguyên nhân bác sĩ sẽ có tư vấn cụ thể.

    34. Nguyễn Chí Dũng - Nam 28 tuổi

    Xin hỏi bác sĩ. Cháu nhà tôi lúc chưa đầy 3 tháng thì sốt, bv chẩn đoán viêm phế quản khi xem X- quang, tuy nhiên xét nghiệm máu không cho thấy viêm. Bac sĩ chỉ định dùng kháng sinh, nhưng quan điểm của tôi là không muốn cháu dùng kháng sinh khi còn quá bé, như vậy có hợp lý không ạ? Tôi có hệ hô hấp không khoẻ lắm, liệu cái này có di truyền và ảnh huởng đến cháu không?

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Viêm phế quản chẩn đoán trên phim thì không dùng kháng sinh là đúng vì viêm phế quản chủ yếu do vi rút tuy nhiên cũng cần phân biệt với viêm phổi và viêm tiểu phế quản vì bệnh này với trẻ 3 tháng là nặng, hướng xử trí hoàn toàn khác nhau.

    Hiện chỉ có bệnh hen phế quản là hay gây di truyền chứ viêm phế quản, viêm phổi... không có di truyền.

    35. Hoàng Thị Hương - Nữ 29 tuổi

    Chào Bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Dinh Con gái Em 25 tháng nặng 11kg. Bé thường xuyên bị ho và sổ mũi. Hiện tại bé bị sổ mũi đặc (nước mũi chuyển màu xanh), em vẫn dùng dung dịch xisat xịt cho cháu hằng ngày nhưng không khả quan. Ngày trước bé đã từng bị viêm tai giữa và đã chữa khỏi nhưng hiện tại nếu em chưa kịp vệ sinh tai cho bé là tai bé có mùi hơi hôi. Mong bác sĩ tư vấn làm thế nào để bé khỏi viêm tai giữa và tình trạng ho sổ mũi?

    PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương:

    Theo miêu tả, con của cháu có khả năng bị viêm tai giữa và viêm VA mũi xuất tiết. Nếu muốn hết viêm tai bạn phải chăm sóc mũi thật tốt, thường xuyên xịt mũi và hút mũi để mũi của bé luôn được khô. Để tránh bị viêm tai bạn bên nạo VA cho bé.

    36. Lê Như Cường - Nam 36 tuổi

    Xin chào các bác sỹ , xin các bác sỹ tư vấn cho : Con trai cháu sang tuổi thứ 6 nhưng mà tối ngủ hay thở khò khè , hay tiết dịch mũi , họng sưng tấy uống thuốc thì đỡ nhưng mà hết thuốc thì lại lại xuất hiện các triệu chứng như trên . Xin các bác sỹ tư vấn cho.

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Trường hợp này bạn phải đưa con đi khám vì viêm mũi ở trẻ 6 tuổi có rất nhiều nguyên nhân, có thể chỉ là viêm mũi thông thường, nhưng cũng có thể là viêm mũi dị ứng hoặc có polyp.

    Còn tiếp
     
  8. tuetinhpharma

    tuetinhpharma Sống khỏe mỗi ngày

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Tiếp tục buổi giao lưu trực tuyến hỏi đáp giữa các bác sĩ chuyên khoa nhi bệnh viện Bạch Mai và các bậc phụ huynh về vấn đề phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ mùa nắng nóng. Các phụ huynh hãy theo dõi để biết cách phòng ngừa cho con trẻ .

    [​IMG]

    37. Lưu Thị Ánh - Nữ 31 tuổi

    Xin chào bác sĩ, cháu muốn hỏi con nhà cháu hay đổ mồ hôi nhiều, nên cháu rất hay bị ho, viêm họng, mà mỗi lần bị như vậy cháu hay chuyển sang viêm A có mủ hai bên sốt rất cao, tính trung bình 1 năm cháu bị 4 lần. Năm nay cháu 4 tuổi, theo bác sĩ cháu có nên cắt A ko ạ? và phương pháp điều trị cho cháu ntn để ko bị tái phát? Cháu thường xuyên đánh răng và xúc miệng nước muối. Xin cảm ơn bác sĩ!

    PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương:

    Nếu em bé của bạn đã 4 tuổi và 1 năm trên 4 lần bị viêm Amidan có mủ thì nên có chỉ định cắt amidan.

    38. Hồ Thị Thùy Dung - Nữ 34 tuổi

    Con tôi 20 tháng tuổi, nặng 14,5kg, bé bị sổi mũi hơn một tuần nay không khỏi. Bé không sốt, ăn, uống, chơi bình thường. Bé không uống thuốc, gia đình tăng cường sức đề kháng cho bé trong ăn uống hàng ngày. Vậy bé có tự khỏi được không.

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Chắc chắn cháu tự khỏi được vì chỉ là sổ mũi, theo thời gian, bệnh sẽ tự lui.

    39. Trần Thị Hiên - Nữ 28 tuổi

    Chào bác sỹ và chương trình, cháu nhà tôi được 12 tháng thì rất hay bị viêm A và VA (theo chẩn đoán của nhiều bác sỹ vì có những trường hợp bác sỹ bận nên tôi phải đưa con đến bác sỹ khác khám. Đôi khi tôi cũng không biết chính xác là con bị viêm A hay VA vì khám lại sau 1 tuần thì kết luận lại khác). Cháu liên tục bị viêm A 1 tháng gần đây, thường đều bị sốt trên 39 độ (cắt sốt sau khoảng gần 1 ngày dùng kháng sinh) kèm chảy nước mũi, nghẹt mũi và khàn giọng. Mong bác sỹ cho tôi biết cách phòng tránh bệnh cho cháu. Mỗi lần đi khám các bác sỹ lại cho dùng kháng sinh mạnh. Liệu có cách điều trị nào thông qua việc ăn uống hoặc thuốc đông y được không ạ (nói chung là có thể hạn chế dùng thuốc kháng sinh)? Tôi xin chân thành cảm ơn!

    PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương:
    Cháu bé 12 tháng hay bị viêm mũi họng thường hay gặp là viêm VA, bạn nên cho bé đi nạo VA sau khi điều trị ổn định. Ngoài ra nên vệ sinh mũi họng thường xuyên (xịt nước muối biển, hút mũi), nên đi tiêm phòng đầy đủ, uống thuốc tăng sức đề kháng. Khi nào ho kéo dài, bạn có thể dùng thuốc ho đông y hay các loại thảo dược trị ho như húng chanh, quất, đường phèn, mật ong

    40. Đào Thị Linh - Nữ 30 tuổi

    Con cháu 3 tuổi rưỡi hay bị viêm họng, sốt, chảy nước mũi (không ho). Theo kinh nghiệm của bản thân cháu hay soi họng xem có đỏ không thì cho ngậm nước muối, tối hoặc sáng dậy cho ngậm 1 thìa mật ong nhỏ. Nhưng đến khi họng tấy đỏ vẫn bị sốt và phải uống kháng sinh. Cháu rất lo lắng. Chu kỳ thường từ 1 đến 2 tháng. Vậy cháu mong Bác sĩ tư vấn cách nào để giảm thiểu việc viêm họng và chế độ ăn uống để tăng cường sức đề kháng giúp cho con khỏe mạnh ạ Cháu xin cảm ơn Bác sỹ rất nhiều

    PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương:

    Ở lứa tuổi con cháu hay bị viêm VA, dịch ở mũi họng rơi xuống gây ho. Nếu tái phát nhiều lần như con cháu nên nạo VA cho bé thì bệnh sẽ đỡ. Để đề phòng bệnh tái phát bạn nên tăng cường sức đề kháng cho bé bằng chế độ ăn uống đầy đủ, uống thuốc tăng sức đề kháng

    41. Phạm Thị Hằng - Nữ 29 tuổi

    Thưa bác sỹ! Cháu nhà tôi 2 tuổi, bị sốt 5 ngày, sốt cao hơn 39 độ vào các buổi sáng sớm và buổi chiều. Tôi có cho cháu uống kháng sinh, kháng viêm và hạ sốt nhưng không đỡ, đưa đi viện tuyến huyện kết luận là viêm A. Thuốc phát vẫn là 3 loại thuốc trên. Đến hôm nay là ngày thứ 7 cháu đã đỡ sốt nhưng sút hơn 1kg, vẫn ho và có vẻ vẫn đau họng. Tôi muốn hỏi cách phòng tránh bệnh tái phát như thế nào. Cháu sút cân nhiều như thế có ảnh hưởng gì không vì cháu đã 24 tháng mà giờ còn có 10kg.

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Sau một đợt bị ốm, trẻ thường hay sút cân. Vì vậy, cần phải cho cháu ăn thêm. Thường chúng tôi khuyên cho trẻ ăn thêm 1 bữa so với bình thường, kể cả khi đã khỏi ốm để nhanh chóng lấy lại cân nặng như bình thường.

    42. Nguyễn Thị Hồng Huệ - Nữ 34 tuổi

    Con tôi 34 tháng tuổi, thỉnh thoảng cháu bị khản giọng nặng, như là vỡ tiếng, không ho. Triệu chứng kéo dài hàng tuần lễ mới giảm. Xin hỏi các tiến sĩ, cháu bị như vậy là bệnh gì? Nên chữa trị thế nào cho đúng? Tôi xin chân thành cảm ơn!̉

    PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương:

    Cháu bé có biểu hiện của viêm thanh quản, có thể do bé hét nhiều, quá mức, dẫn đến triệu chứng như trên. Bạn nên cho em bé uống thuốc tiêu khiết thanh, có thể giúp cho bé đỡ khản tiếng (đây là thuốc có nguồn gốc thiên nhiên là cây giẻ quạt nên vô hại). Kèm theo bạn khuyên bé không nên hét to, la đùa quá mức.

    43. Phạm Thị Nụ - Nữ 28 tuổi

    Xin chào Bác sỹ. Con nhà cháu được 13 tháng rưỡi, nặng 8,5kg, cân nặng lúc sinh 2,9kg. Từ chủ nhật (1/6) cháu bị sốt nhẹ sau đó chảy nước mũi và ho. Cháu có nhỏ nước muối sinh lý, uống chanh đào ngâm mật ong va thuốc Tiffy dạng siro 1 ngày 2 lần nhưng cháu chưa đỡ. Trời nóng nhưng cháu không dám cho bé ngủ điều hòa mà chỉ dùng quạt. Xin Bác sỹ cho cháu biết cách điều trị và chăm sóc để bé nhanh khỏi bệnh. Cháu cảm ơn Bác sỹ ạ.

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Tôi thấy bạn chăm sóc bé như này là đúng rồi, cứ tiếp tục như vậy, nếu không có biến chứng gì thì sau 1-2 tuần cháu sẽ khỏi thôi.

    44. Hoàng Thị Hằng - Nữ 33 tuổi

    Thưa bác sĩ, con gái cháu được 23 tháng cháu rất lười ăn đến giờ mới được 9kg và hay ốm vặt, nhất là sổ mũi, ho lần nào đi khám bác sĩ cũng nói là viêm A. Thời gian này trời nắng nóng nên hầu như cứ 1 tháng cháu bị 1 lần mà uống thuốc thì khoáng 10 ngày mới khỏi hẳn. Bác sĩ tư vấn giúp cháu làm thế nào để phòng tránh bệnh hô hấp cho cháu được và làm thế nào để cháu tăng cân

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Rõ ràng trường hợp của con bạn hay ốm là do suy dinh dưỡng nên phải làm thế nào cho con ăn uống để nâng cân nặng của con lên. Bạn có thể dùng một loại sản phẩm kích thích miễn dịch lên, cải thiện môi trường sống như đã nói ở các trường hợp trên.

    45. Nguyễn Thị Thu Hiền - Nữ 30 tuổi

    Bác sĩ cho em hỏi bé đầu nhà em năm nay 4 tuổi, cứ mỗi lần thay đổi thời tiết là cháu lại ho khan, chảy nước mũi, sốt. Ho nhiều vào ban đêm, cháu hay kêu đau mỏi chân. Vậy xin hỏi bác sĩ cách đề phòng và chữa trị của hiện tượng trên. Còn bé thứ 2 nhà em được 2 tuổi, nặng 10.5kg( cháu bị đột biến NST số 12) cháu vẫn đi được, vẫn biết nhiều thứ, học theo người lớn làm nhưng cháu chưa nói được. Cháu cũng hay ho đàm, mũi đặc, sốt. Cháu uống thuốc rất khó, vậy cho em hỏi trường hợp của bé thứ hai nhà em phải làm sao ạ? Em xin chân thành cảm ơn các bác sĩ ạ.

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Với cháu 4 tuổi chỉ ho đơn thuần, chảy mũi, sốt nhẹ. Những trường hợp này chúng tôi thường gọi là viêm đường hô hấp trên hay cảm lạnh đơn thuần, thường do vi rút. Đó là những bệnh nhẹ, nhiều trẻ mắc, chỉ dùng thuốc chữa triệu chứng như dùng thuốc hạ sốt, giảm đau, thuốc ho thông thường và phòng bệnh tránh tái đi tái lại.

    Cháu bé 2 tuổi bị đột biến NST số 12 thì là trường hợp hiếm gặp nên các chăm sóc cụ thể cần có bác sĩ chuyên tư vấn về di truyền để theo dõi điều trị.

    46. Vũ Thị Thanh - Nữ 29 tuổi

    Con tôi 2 tuổi, cháu hay bị viêm phế quản. Tôi cho cháu uống thuốc dự phòng viêm phế quản monte 400g. Xin hỏi uống thuốc dự phòng nhiều có tốt không? Xin hỏi bác sỹ cách phòng và điều trị bệnh viêm phế quản hiệu quả.

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Nếu là viêm phế quản ở trẻ 2 tuổi thì không phải dự phòng gì không có thuốc dự phòng nào cho bệnh này mà chỉ là dự phòng tái phát bằng các cách đã trao đổi như với các trường hợp khác. Các thuốc ở đây chỉ là để nâng cao sức khoẻ của cháu lên chứ không có thuốc nào để uống dự phòng triền miên.

    Nếu thuốc biệt dược trên mà bạn nói có tên khoa học là Montelukaste 4mg thì thuốc này chỉ phòng bệnh hen và cũng phải có chỉ định của bác sĩ chứ bạn không nên dùng.

    47. Lan Hương - Nữ 26 tuổi
    Bác sỹ cho hỏi, cháu 10 tháng tuổi bị viêm mũi họng từ tháng 3/2014, sau nhiều đi điều trị tại BV Nhi TƯ bác sĩ kê kháng sinh (ceclor, zytromax) và siro long đờm sulmux (điều trị kháng sinh trong 3 tuần) hiện cháu đã ngưng uống thuốc và hết ho nhưng vẫn nhiều mũi, ngạt mũi, thở khò khè, miệng họng vẫn đỏ. Cháu lười ăn và ngủ không ngon giấc. Bác sỹ cho cháu đi chụp X-quang nói cháu bị tuyến hung to nên thở khò khè và nói lớn lên sẽ tự hết. Xin hỏi bác sỹ biện pháp giúp cháu hết nghẹt mũi, sổ mũi và ăn ngon ngủ tốt. Ngoài ra cho cháu hỏi về tuyến hung và có cần điều trị bệnh này hay không. Cảm ơn bác sỹ

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Vấn đề viêm mũi họng tái đi tái lại, ở trẻ 10 tháng thì thường là do vi rút thì đừng dùng kháng sinh. Chúng tôi khuyến cáo chỉ nên chữa triệu chứng bằng thuốc hạ sốt, rửa mũi, thuốc ho.

    Con chị đã được phát hiện tuyến hung to khi chụp X-quang. Nếu cháu không có bất cứ bệnh lý gì khác thì cái này sẽ tự tiêu đi khi trẻ lớn lên còn nếu có bệnh lý nào khác liên quan đến tuyến hung thì phải đi khám thêm.

    48. Nguyễn Thị Thủy - Nữ 30 tuổi

    Bé trai nhà tôi được 10 tháng tuổi, hôm trước bị sốt, tôi đưa cháu đến BS khám thì bảo bị viêm tai giữa bên trái, BS đã kê đơn cho cháu uống và đã khỏi, nhưng mấy ngày hôm nay cháu lại sổ mũi liên tục, không sốt. Tôi muốn hỏi BS, tại sao cháu bị sổ mũi lâu vậy mặc dù tôi đã hút mũi và vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên. Làm sao để chữa khỏi triệu chứng sổ mũi cho cháu!

    PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương:

    Viêm mũi kéo dài thường dẫn đến viêm tai vì mũi họng thông với tai bởi 1 vòi nhĩ, gây ra viêm tai giữa. Bạn nên chữa triệt để bệnh viêm mũi cho bé, sẽ khỏi được tai. Nếu trẻ sổ mũi kéo dài, mặc dù đã hút mũi thường xuyên, bạn nên đến xin tư vấn thêm bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để bác sĩ trợ giúp vì có thể bé có biểu hiện của viêm xoang. Dưới nội soi, bác sĩ mới hút được hết dịch viêm trong mũi cho bé.

    49. Nguyễn Loan - Nữ 29 tuổi

    Cháu chào cô chú! Cho cháu hỏi chút ạ, bé nhà cháu được 18 tháng, thỉnh thoảng có bị ho có đờm (cháu cho khám chẩn là viêm họng)thỉnh thoảng uống thuốc khỏi, một thời gian sau lại bị, đợt này cháu bị ho nhiều khi ngủ, lúc chơi thì bị ít, trời thì nắng nóng, cháu rất hiếu động, bị ho như vậy có tắm nước ấm được không ạ? Hay phải kiêng nước? Khi ho viêm họng như vậy nên uống thuốc gì hiệu quả ạ và phải làm gì ạ? Cháu cảm ơn nhiều!

    PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương:

    Cháu của bạn có biểu hiện của bệnh viêm VA, viêm mũi xuất tiết. Bạn nên hút mũi thường xuyên cho bé. Nếu mũi khô thì bé sẽ không bị ho. Bạn có thể cho bé uống thêm các thuốc ho như thuốc P/H, Tiêu khiết thanh... cộng theo uống tăng cường sức miễn dịch như BigBB. Bạn vẫn có thể tắm cho bé, nên tắm nước ấm trong những ngày bé bị ho. Nếu cháu bị tái phát nhiều lần nên nạo VA.

    50. Phạm Thị Hồng Tứ - Nữ 29 tuổi

    Kính thưa bác sỹ, bé nhà cháu giờ được 8 tháng tuổi. Khi sinh cháu sinh bằng phương pháp sinh mổ nên sau này có một số dịch mũi của cháu bé chảy ra nhiều. Khoảng 5 tháng khi bé thở cháu gần như ko còn thấy hiện tượng bé thở khọt khẹt ở mũi nữa. Nhưng trong khoảng một tháng gần đây cháu lại thấy bé thở khọt khọt ở mũi. Vì trời nóng quá nên cháu để bé ở trong nhà và bật điều hòa (trong phòng có bể cá rất to). Bé nhà cháu có bị bệnh gì ko ạ? (mũi của cháu bé ko thấy bị chảy nước mũi)

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Thực ra việc chảy nước mũi, sổ mũi là bệnh rất hay gặp ở trẻ, nó chỉ gây phiền phức chứ không gây tác động gì trầm trọng với trẻ.

    Hiện nay rất nhiều người khi chạy điều hoà lại sợ bị khô. Phòng khô thì trẻ mới ít ốm và điều hoà tiêu chuẩn đã có độ ẩm phù hợp với sức khoẻ con người. Tuy nhiên, do người da mỏng thì khi khô da hơi căng nhưng như thế không ảnh hưởng gì, không nên suy rằng việc này khiến trẻ con ốm. Vậy nên nhiều nhà cho thêm chậu nước, phun sương trong phòng, hơi nước làm bão hoà trong phòng, con chị hay bị ốm là đúng. Quạt hơi nước rất nguy hiểm vì nó có hại cho sức khoẻ vì nhiệt độ nóng và ẩm cao là điều kiện lý tưởng cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, dễ gây bệnh cho người sinh sống trong môi trường đó.

    51. Le Dung - Nữ 37 tuổi

    Tôi có 1 cháu 10 tuổi, 1 cháu 8 tuổi bị ho khan khoảng 14 ngày rồi. Tôi đã cho 2 cháu đi khám bác sĩ. Bác sĩ nói cháu bị viêm mũi họng dị ứng và có kê đơn gồm: 1/ zinnat 0,5 x 14 viên ngày 2 viên sáng, chiều; 2/ telfast 180mg x 10 viên ngày uống 1 viên; 3/ Atusin x 20 viên ngày uống 3 viên sáng chiều và 1 lọ thuốc xông bác sĩ đã pha sẵn tôi xem vỏ chai tên thuốc là Ciprofloxacin lactatein J. ngày xông 2 lầm mỗi lần 5ml. Cháu đã uống và xông thuốc xong rồi nhưng vẫn chưa thấy hết ho. Cháu vẫn bị hắt hơi liên tục và ho rũ rượi. Hiện nay tôi không cho cháu uống thuốc gì nũa mà chỉ cho ngậm nước chanh đào ngâm với đường phèn. Tôi có sử dụng điều hoà và luôn để nhiệt độ là 28 độ kèm với bật 1 quật tản gió nhẹ. Nhà tôi có 4 người thì đều bị ho cả và triệu chứng đều giống nhau. Tôi không biết có phải lây nhiễm lẫn nhau hay do môi trường bị ô nhiễm hay không (nhà tôi không có người nào hút thuốc lá hay môi trường bụi bẩn gì) mong bác sĩ chỉ giúp tôi nên đi khám ở đâu hay uống thuốc gì?

    PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương:

    Cháu bé bị ho kéo dài, cách điều trị tốt nhất là nên cắt ho. Hiện nay có thuốc cắt ho từ thảo dược rất tốt và không ảnh hưởng gì đến cơ thể. Bạn nên mua cho cháu uống. Dùng chanh đào hòa mật ong rất tốt. Trong gia đình mình cả 4 người đều bị ho, có thể có một nguyên nhân nào đó gây dị ứng. Không biết nhà mình có nuôi vật nuôi không? Buồng có thoáng khí không? Vì dù có dùng điều hòa cũng nên thỉnh thoảng tắt điều hòa và mở thông gió.

    Nguyên nhân gây dị ứng có nhiều, tuy nhiên phải khám mới có thể xác định được. Trước mắt bạn cứ nên điều trị như trên tôi gợi ý. Nếu không đỡ nên đi khám ở khoa dị ứng hoặc khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) hoặc viện Tai mũi họng.

    52.Trịnh Thị Duyên - Nữ 26 tuổi

    Con cháu thường xuyên bị mũi họng, đợt gần đây bị mũi họng dẫn đến viêm tai giữaứ mủ. Đã dùng 10 ngày kháng sinh Ginat, cháu cho đi soi tai vẫn còn mủ, bác sỹ khuyên dùng thêm 3ngày zitromax. Vậy cho cháu hỏi, sau 1 tuần nữa đi khám lại mà vẫn còn mủ thì có nên trích mủ ko? bệnh VTG ứ mủ nguy hiểm ko và hay tái phát không? Bác sỹ khuyên cháu thường xuyên rửa mũi cho con, cháu cho con nằm nghiêng từng bên và bơm xi lanh 5ml nước muối sinh lý vào từng mũi, như vậy đã đúng cách chưa? Rửa mũi như vậy thì liệu lực bơm mạnh có làm hỏng niêm mạc mũi con không? Chân thành cảm ơn các bác sỹ!

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Tôi không biết là con chị được chẩn đoán đúng chưa vì trong nghề chúng tôi khi chẩn đoán như vậy thường nói chắc hay chưa chắc. thường một viêm tai giữa như thế mà chữa thì phải khỏi rồi vậy mà như bạn nói chưa khỏi. Vậy cần xem có biến chứng không, nhất là viêm tai giữa tiết dịch.

    Tôi đề nghị ban đưa con đi khám ở một cơ sở khám tai mũi họng uy tín như Bệnh viện Tai mũi họng Tư, khoa Tai mũi họng bệnh viện Bạch Mai để có hướng điều trị cụ thể.

    53. Phương Thảo - Nữ 27 tuổi

    Xin chào bác sỹ. Tôi thấy rằng trẻ em rất dễ bị viêm họng, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản…kể cả khi thời tiết nắng nóng . Tôi xin được hỏi bác sỹ là khi trẻ bị viêm tiểu phế quản thì có nguy hiểm không và cần phải phòng tránh như thế nào? Xin cảm ơn bác sỹ.

    PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương:

    Trẻ em rất hay bị viêm đường hô hấp và khi bị viêm thì rất hay viêm phế quản và tiểu phế quản nếu không được điều trị kịp thời. Và khi viêm phế quản , tiểu phế quản, là bệnh đã có tiến triển nặng, cần được khám bác sĩ ngay để có hướng điều trị kịp thời, tránh có biến chứng nặng hơn.

    Để phòng tránh, nên điều trị sớm những biểu hiện từ mũi họng, ví dụ như nhỏ mũi, uống thuốc long đờm, vệ sinh mũi họng, luôn luôn giữ mũi khô, tăng cường sức đề kháng.

    54. Trang - Nữ 27 tuổi

    Các bác cho cháu hỏi nữa là, với trẻ sơ sinh, tai chưa hoàn thiện, khi tắm nước vào rất dễ bị viêm tai, nhưng cháu đọc báo lại thấy ở các nước tiên tiến hay cho trẻ nhỏ đi tập bơi. Vậy làm sao đẻ trẻ có thể tập bơi dưới nước mà không bị nước vào tai, phải làm thế nào để khắc phục được ạ

    PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương:

    Cháu nên cho cháu bé sơ sinh tập quen nhiều với nước, càng nhiều càng tốt; không sợ nước vào tai. Vì từ tai ngoài cách tai giữa bởi màng nhĩ nên nước không vào được tai giữa, không gây viêm tai. Cháu nên lau tai khô cho bé sau khi tắm là đủ.

    55. Phạm Minh Truyền - Nam 35 tuổi

    Thưa bác sĩ! Con trai tôi bị viêm phế quản, đã điều trị kháng sinh bằng đường tiêm, long đờm orbier (từ khi sinh ra đến nay đây là lần đầu tiên cháu dùng kháng sinh). Hiện tại cháu thỉnh thoảng còn ho có đờm. Trong quá trình dùng thuốc cháu hay nôn. Tôi muốn hỏi đó có phải do tác dụng phụ của thuốc long đờm? Và viêm phế quản có dễ bị tái đi - tái lại nhiều lần? Cách chữa trị hạn chế dùng thuốc kháng sinh nếu trẻ mới chớm có biểu hiện mắc bệnh? Xin cảm ơn các bác sĩ! Chúc bác sĩ sức khỏe!

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Vì bạn không nói rõ con bao nhiêu tháng tuổi nên chỉ có thể nói chung là nếu chỉ chẩn đoán cháu bị viêm phế quản với trẻ 1 tuổi trở lên thì hầu như chúng tôi không cho kháng sinh. Không biết bạn có nhầm giữa viêm phế quản với viêm phế quản phổi, viêm tiểu phế quản không. Chữa viêm phế quản chỉ như các bệnh ho thông thường, dùng thuốc ho tây y, đông y hoặc thuốc chị tự chế ở nhà cũng tốt như hoa hồng hấp đường phèn, lá húng chanh... thì rất tốt.

    56. Phạm Thị Bích Vân - Nữ 29 tuổi

    Con tôi được 4 tuổi, nặng 21ký, cao 1m5, cháu ăn uống, chơi bình thường. Buổi tối cháu ngủ, những lúc trở mình là cháu khẹt lớn giống như bị nghẹt mũi như không phải nghẹt mũi mà lúc nữa đêm cháu hay lạnh run người nhưng mô hôi thì vã ra. Đắp chăn cho cháu chút xíu là cháu hết lạnh, mà thường xuyên bị như thế cứ 3,4 ngày là bị. Bác sỹ cho hỏi cháu như vậy là bị sao? điều trị như thế nào? cảm ơn Bác sỹ.

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Đây không phải là bệnh mà chẳng qua là một em bé thay đổi nhiệt độ cơ thể theo môi trường thôi, bị nóng quá thì cháu ra mồ hôi. Mồ hôi sau đó lại thấm vào người gây lạnh làm cháu rét run, đắp chăn vào cháu lại hết lạnh. Đây là thao tác chăm sóc bình thường, chỉ lưu ý trẻ nhỏ không chịu được nhiệt độ thay đổi lớn, không được nóng quá, không lạnh quá. Vậy nên chăm sóc trẻ là một việc công phu.

    57.Nguyễn Thị Lài - Nữ 29 tuổi

    Con trai tôi 2 tuổi, nặng 12kg, cách đây 10 ngày, con tôi bị ho nhiều, có đờm, chảy mủi và sốt cao. Tôi đưa con đi khám tại cơ sở y tế tư nhân (bác sỹ chuyên khoa nhi của BV nhi tỉnh). Bác sỹ chẩn đoán con tôi bị viêm phế quản, cho thuốc uống liên tục trong vòng 04 ngày. Sau 04 ngày uống, triệu chứng bệnh chỉ giảm được khoảng 40%, tôi tiếp tục đưa con đến cơ sở y tế tư nhân đó khám lại, bác sỹ tiếp tục cho thuốc uống 04 ngày tiếp. Cho tôi hỏi, nếu uống hết thuốc mà con tôi vẫn không hết bệnh, tôi có nên tiếp tục tái khám tại cơ sở đó và lấy thuốc cho uống nữa không hay tôi phải đưa con đến bệnh viện để điều trị. Tôi cần phải làm gì để đề phòng bệnh hô hấp của trẻ. Xin cảm ơn

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Trước tiên, với trẻ 2 tuổi mà chẩn đoán viêm phế quản thì là bệnh rất nhỏ. Để hết ho trong bệnh này có thể mất 1 tuần, 2 tuần thậm chí 8 tuần. Nếu con chị đã chữa 8 ngày rồi và đỡ, đã ăn uống, chơi bình thường thì cũng không cần thiết phải dùng thêm thuốc và đi khám thêm ở đâu nữa, ở nhà có thể cho cháu uống thêm chút thuốc đông y như mật ong hoa hồng, mật ong quất thì chỉ 1-2 tuần sau là cháu sẽ khỏi.

    58. Đặng Kiều - Nữ 32 tuổi

    Kính thưa Bác sỹ, để phòng bệnh cho bé (con tôi hiện nay 3 tuổi) vào mùa nắng nóng này, tôi cho bé dùng siro vitamin C hãng C. mỗi ngày 5ml, thời gian kéo dài (tôi đã cho bé uống 3 chai) có được không ah? Có ảnh hưởng gì nếu tôi cho bé dùng kéo dài đến hết mùa nắng nóng này không? Trân trọng!

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Với một trẻ 3 tuổi, ăn uống bình thường mà gia đình có điều kiện thì không nhất thiết đi mua siro Vitamin C làm gì mà nên cho cháu ăn hoa quả, rau xanh. Vitamin lấy từ sản phẩm tự nhiên tốt hơn nhiều so với lấy từ thuốc, chỉ bổ sung thuốc khi cháu ăn uống kém, không hấp thụ được vì đây là loại sản phẩm có lượng lớn tinh chất trong đó.

    59. Phạm Thị Định - Nữ 31 tuổi

    Con tôi bị viêm phế quản phổi mới điều trị 9 ngày giờ đã ra viện nhưng về được một ngày bị ho và có đờm. Cho hỏi cách điều trị như thế nào và cách phòng trong mùa hè vì con tôi hay bị ho. Con tôi 10 tháng tuổi. Xin cảm ơn bác sĩ.

    PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương:

    Con bạn 10 tháng tuổi, là lứa tuổi rất hay bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, như là viêm VA, viêm mũi xuất tiết, viêm phế quản. Điều trị bệnh này là một quá trình kéo dài, bạn nên hút mũi thường xuyên cho bé vì em bé không biết xì mũi. Bạn nên trang bị cho mình một cái hút mũi 2 đầu, khi nào bé có mũi thì hút luôn. Chú ý nhỏ nước muối vào mũi trước khi hút. Nếu mũi khô thì hết ho.

    Trong mùa hè, thời tiết thay đổi thất thường, bạn nên chú ý cách mặc quần áo cho cháu theo thời tiết. Không nên cho ăn lạnh, không nên để bé tiếp xúc với những môi trường thay đổi nhiệt độ đột ngột (ví dụ đang nằm điều hòa lạnh lại ra ngoài trời nóng, nhiệt độ chênh nhau quá lớn). Không nên cho trẻ đi đến chỗ đông người khi không cần thiết. Cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ: ăn uống dinh dưỡng đầy đủ, thực hiện đúng các chế độ tiêm chủng, uống các thuốc tăng cường miễn dịch có thành phần từ tháo dược

    60. Nguyễn Thị Hà - Nữ 34 tuổi

    Con tôi 18 tháng, cháu bị sổ mũi đã 20 ngày. Tôi thuờng xuyên nhỏ nuớc natriclorid 0,9% nhưng không giảm. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân, cách chữa và phòng chống tái nhiễm sổ mũi.

    PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương:

    Con cháu 18 tháng, bị chảy mũi kéo dài, cháu nên cho đi khám để bác sĩ tư vấn cụ thể vì thông thường nguyên nhân chảy mũi kéo dài có thể do viêm xoang, viêm VA. Tùy theo nguyên nhân sẽ có thuốc phù hợp và các bác sĩ sẽ tiến hành hút rửa cho bé, bệnh sẽ mau khỏi. Nếu cháu không có điều kiện đi khám, nên hút mũi thường xuyên cho bé, sau đó nhỏ mũi bằng thuốc Nemydexa.

    61. Đỗ Bích Thuỷ - Nữ 25 tuổi

    Thưa bác sĩ, con cháu đưọc 19 tháng nặng 10,5kg.con cháu rất hay bị viêm đường hô hấp hầu như tháng nào cũng bị mặc dù cháu rất hạn chế đi chơi, hầu như chỉ chơi quanh nhà. Cháu được bs ở bệnh viện Nhi Hải Phòng kê uống Vacunace để tăng sức đề kháng nhưng con cháu mới uống được một đợt 10 gói nhưng vẫn bị viêm đường hô hấp,cháu muốn hỏi bác sĩ con cháu uống thuốc đấy có tốt không và uống bao lâu thì có công dụng ạ? Có điều này, nhà cháu nuôi lợn, gà trong sân nhà, chỗ nuôi rất bẩn và ẩm ướt. Vậy đó có phải là nguyên nhân con cháu hay bị viêm đường hô hấp không ạ? Xin bác sĩ tư vấn giúp cháu. Cháu cảm ơn.

    PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương:

    Chào cháu, con cháu hay bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, nghe cháu miêu tả thì nhà mình có một môi trường không ổn cho em bé. Không nên để em bé ở một môi trường như vậy vì những môi trường đó thường bị nhiễm khuẩn, và đó cũng chính là nguyên nhân gây bệnh cho em bé.

    Về thuốc cháu xin tư vấn, theo bác hiểu đó là một dạng thuốc tăng cường sức đề kháng, tăng cường miễn dịch cần được uống đủ liều và nên uống liền trong 3 tháng mới có tác dụng.

    62. Nguyễn Thanh Quỳnh - Nữ 30 tuổi

    Chào các bác sĩ! Thưa các bác sĩ. Cháu có con trai 21 tháng tuổi, vừa rồi cháu bị sổ mũi 2 ngày sau đó ho nhiều kèm theo nôn trớ, sốt 38,5 độ một ngày là dứt sốt. Gia đình đưa cháu khám tại bệnh viện và được chuẩn đoán viêm phế quản, chỉ định tiêm kháng sinh 05 ngày kết hợp dùng long đờm 2lần/ngày. Cháu muốn hỏi: viêm phế quản trong trường hợp nào thì phải tiêm kháng sinh vì cháu được biết thông thường khi khám tại các phòng khám tư bác sĩ chỉ kê đơn thuốc uống.

    PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương:

    Cháu bé 21 tháng tuổi, theo như bạn miêu tả được chẩn đoán viêm phế quản. Cách điều trị để đưa thuốc kháng sinh vào cơ thể bé, con đường tốt nhất là đường tiêm. Vì vậy bác sĩ kê đơn cho bé như vậy là đúng. Không thể so sánh với cách kê đơn ở các phòng mạch vì phòng mạch không đủ điều kiện để tiêm truyền cho các bé.

    63. Lê Đăng - Nam 38 tuổi

    Các giáo sư cho em hỏi. Cháu bé nhà em được 11 tháng tuổi nhưng đã 3 lần phải nằm viện vì viêm phổi. Gia đình em rất giữ gìn cho cháu, mỗi lần thấy hiện tượng cháu ho đã cho đi khám và uống thuốc ngay nhưng rồi vẫn bị viêm phổi và phải tiêm kháng sinh. Có phải do cháu không được điều trị đúng thuốc hay không ạ? Vì em thấy sau 2-3 ngày các bác sỹ lại đổi hoặc bổ sung thêm thuốc.

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Phải nói luôn với chị không phải bác sĩ điều trị không đúng còn bác sĩ chỉ có nhiệm vụ điều trị bệnh chứ ít khi chú ý đến phòng bệnh. Con chị bị bệnh tái đi tái lại nhiều lần thì cần xem xét kỹ việc phòng bệnh nữa.

    Tôi tạm chia ra 2 nguyên nhân chính. Thứ nhất, do chính bản thân em bé, bé mà có sức đề kháng kém thì rất dễ bị lại (như trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, bị bệnh tim, trẻ ăn uống dinh dưỡng không đầy đủ, kể cả các vi chất). Thứ 2, về môi trường cho trẻ sinh sống, cụ thể là phòng cho trẻ ở khi phòng này bị ô nhiễm (ô nhiễm nội thất), như phòng không thông thoáng, phòng ẩm thấp, phòng bụi bặm (thì đó là những ổ vi trùng vi khuẩn trong nhà), phòng bị khói (thuốc lá, khói đun bếp, thắp hương), phòng có các loại súc vật, có nhiều côn trùng...

    Nếu do ô nhiễm nội thất thì gia đình có thể khắc phục được. Việc khó hơn là làm sao tăng sức đề kháng của em bé lên. Đầu tiên là phải ăn uống dinh dưỡng đầy đủ, gồm cả vi chất. Sau nữa cần tiêm chủng phòng bệnh cho đầy đủ, có rất nhiều vắc xin phòng các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Hiện nay, người ta cũng có một số loại thuốc để tăng cường sức miễn dịch như các sản phẩm chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên... thì cũng có thể dùng thử xem có giảm thời gian ốm đau của trẻ đi không.

    64. Dang Thi Lua - Nữ 33 tuổi

    Bé nhà tôi mới sinh được 3 tháng, cháu được chuẩn đoán và điều trị viêm phổi Kẽ mới ra viện được chục ngày. Khi về nhà tôi thấy cháu thở có tiếng khò khè như mắc đờm ở cổ. Thỉnh thoảng cháu vẫn ho. Bác sĩ ở Viện có cho uống thêm vinka nhưng tôi thấy không đỡ. Bác sĩ cho tôi hỏi nguyên nhân, cách điều trị và cả phòng bệnh cho cháu.

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Viêm phổi kẽ là một bệnh khó. Vì vậy viêm phổi kẽ có cách chữa khác với bệnh viêm phổi thông thường khác vì vậy chị nên đưa cháu đến một bác sĩ chuyên khoa về hô hấp nhi để được tư vấn về trường hợp cụ thể của con nhà chị.

    65. Trần Việt Hà - Nữ 30 tuổi

    Xin chào bác sĩ, con tôi năm nay 6 tuổi, trước đây cháu rất hay bị viêm tai giữa, hơn một năm nay thì chưa bị tái phát. Tôi rất muốn cho cháu học kỹ năng bơi lội nhưng lại lo lắng cháu bị viêm tai giữa trở lại. Xin bác sĩ tư vấn tôi có nên cho cháu bơi lội ko và cách vệ sinh, phòng tránh bệnh viêm tai giữa.

    PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương:

    Cháu của bạn được 6 tuổi cũng nên cho đi học bơi. Tuy nhiên trước đó bạn nên cho kiểm tra tai mũi họng xem màng nhĩ có thủng không, mũi có viêm không. Nếu có thủng màng nhĩ, mũi có viêm thì nên dừng lại để điều trị, khi nào ổn định mới có thể bơi.

    Cách vệ sinh phòng bệnh viêm tai giữa: Duy nhất nên giữ mũi họng ổn định vì viêm tai giữa thường là biến chứng của viêm mũi họng.

    66. Vũ Thị Vĩnh - Nữ 29 tuổi

    Kính chào chương trình Chào bác sỹ ah. Cháu có một câu hỏi xin được bác sỹ giải đáp ah? Con trai cháu năm nay được 3 tuổi 5 tháng, nhưng rất hay bị viêm họng và viêm mũi dị ứng, viêm amidan, xin bác sỹ tư vấn giúp cháu, cháu nên phòng bệnh cho con cháu như thế nào để giảm tốt nhất không bị bệnh này? cháu nghe mọi người nói hay bị xưng amidan thì phải cắt bỏ amidan di, nhưng cháu đang rất phân vân về vấn đề này, xin bác sỹ tư vấn giúp cháu nên làm thế nào để giảm bớt bị sưng amidan với ah? cảm ơn bác sỹ và chương trình ah.

    PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương:

    Cảm ơn cháu đã hỏi, ở lứa tuổi con của cháu, bệnh tai mũi họng rất hay gặp, với tỷ lệ cao. Mỗi lần bị, VA và amidan đều sưng to. Tùy theo mức độ viêm nhiễm và tần suất tái phát mà bác sĩ đưa ra quyết định cho em bé nên nạo bỏ VA hay cắt Amidan. Thông thường, nếu em bé bị viêm trên 4 lần/năm phải dùng kháng sinh thì nên phẫu thuật. Còn nếu thỉnh thoảng mới bị thì không cần phẫu thuật.

    Để em bé giảm tối thiểu tái phát của bệnh nên giữ vệ sinh mũi họng thường xuyên; nâng cao sức đề kháng; có thể uống tăng cường miễn dịch trên đường hô hấpđể làm tăng sức đề kháng cho trẻ.

    67. Nguyễn Thị Thu Hiền - Nữ 25 tuổi

    Các bác sĩ cho cháu hỏi, em bé nhà cháu được 11 tháng tuổi. Cháu sinh mổ. Từ lúc cháu 6 tháng tuổi đến nay thường xuyên bị viêm đường hô hấp trên, hoặc viêm phổi, viêm phế quản. Cháu ăn tốt, cân nặng chiều cao đạt tiêu chuẩn. Khi bị bệnh thì cháu cho bé đi khám ngay, tuy nhiên thuốc của bs Nhi kê đơn thì thường xuyên có thuốc dạng Corticoid. Cháu có tham khảo các tài liệu cho thấy việc dùng Corticoid thực sự không tốt cho trẻ, nhưng vì bs chỉ định dùng nên cháu không biết nên làm thế nào. Các bác sĩ cho cháu khi nào thì cháu bắt buộc cho bé phải dùng Corticoid? Em bé nhà cháu thường xuyên đổ mồ hôi rất nhiều, không chỉ lúc ngủ. Cháu vẫn lau mồ hôi thường xuyên cho bé vào ban đêm nhưng có vẻ chưa hiệu quả. Tháng nào bé cũng bị viêm họng hoặc phế quản. Cháu nên làm gì để phòng bệnh cho con? Xin các bác sĩ tư vấn giúp cháu! Cháu xin chân thành cảm ơn.

    PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:

    Đúng như chị nhận xét, nếu cháu chỉ bị bệnh đường hô hấp trên, viêm phế quản hoặc viêm phổi thì không được dùng Corticoid, nhất là Corticoid đường toàn thân thì uống chỉ có hại cho cơ thể nên nếu bác sĩ có kê thì cũng nên hỏi lại xem có cần thiết hay không. Đôi khi có trường hợp bác sĩ chẩn đoán như thế nhưng có bệnh khác cần phải dùng mà bác sĩ không viết vào, ví dụ bệnh hen, bệnh viêm mũi dị ứng... có thể cho Corticoid.

    Việc cháu bé ra mồ hôi dẫn đến viêm họng, phế quản thì chị phải làm thế nào để dừng hiện tượng này vì rất có thể cháu đã bị lạnh khi chưa được lau kịp. Có rất nhiều cách, tôi xin giới thiệu 2 cách đơn giản: thứ nhất, chị nên đặt quạt cho cháu mát, thứ 2 không dùng quạt thì chị có thể dùng điều hoà nhiệt độ. Tuy nhiên, việc dùng điều hoà mà đặt nhiệt độ bao nhiêu thì phụ thuộc rất nhiều vào máy điều hoà. Có một mục tiêu khi đặt điều hoà là nhất định phải có quạt thông gió. Điều này không phải gia đình nào cũng làm được vì có điều hoà mà còn dùng quạt thì công suất điều hoà phải lớn hơn

    Sau nữa, đặt nhiệt độ sao để ở mức nhiệt cao nhất thì em bé không ra mồ hôi. Ví dụ, đặt nhiệt độ ở 25 độ mà trẻ vẫn ra mồ hôi thì giảm xuống một độ, nếu trẻ vẫn ra mồ hôi thì giảm tiếp cho đến khi trẻ không nóng, đổ mồ hôi nữa... Chỉ cần 1 tiếng đồng hồ theo dõi là có thể chọn được mức nhiệt độ phù hợp với phòng nhà mình và con nhà mình.

    Lưu ý, tuyệt đối không được suy từ cảm giác của người lớn ra trẻ. Nhiều bà mẹ kêu để nhiệt độ 28 độ đã thấy lạnh nên sợ con lạnh ban đêm nhưng thực tế không phải vậy. Trẻ nhỏ cơ thể đang còn non nớt nên trung tâm điều hoà nhiệt độ cơ thể trẻ chỉ điều chỉnh được ở mức chênh lệch nhiệt độ thấp. Còn người lớn cơ thể có thể tự điều chỉnh mức nhiệt rộng hơn. Ví dụ trẻ 1 tuổi chỉ điều chỉnh được nhiệt khoảng 24-30 độ nhưng người lớn có thể tự thích nghi được mức giao động nhiệt từ 10-32 độ chẳng hạn. Vậy nên cần ưu tiên cho trẻ nhỏ.

    68. Nguyễn Thu Hương - Nữ 30 tuổi

    Xin hỏi, khi trẻ nằm điều hòa có nhất thiết phải quàng khăn vào cổ để tránh bị ho hay không? Cảm ơn BS Ngọc Dinh

    PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương:

    Khi nằm điều hòa, cháu nên để nhiệt độ phù hợp, không nên chênh lệch với bên ngoài quá nhiều. Ví dụ, mùa này nên để nhiệt độ 27-28 độ là vừa, không cần thiết phải quàng khăn vào cổ. Tuy nhiên trong nhà nên để đủ độ ẩm (có máy phun ẩm hoặc để một chậu nước trong phòng). Khi cháu bị ho, nên kiểm tra mũi em bé có viêm không, họng có dịch không, đấy chính là nguyên nhân gây ho, phải chữa mới khỏi.
     
  9. benhhohap_treem

    benhhohap_treem Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    27/3/2015
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    82
    Điểm thành tích:
    28
    Cảm ơn chủ top nhưng bài viết dài quá đi o_O
     
  10. tuetinhpharma

    tuetinhpharma Sống khỏe mỗi ngày

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Viêm phổi là thuật ngữ mô tả tình trạng viêm ở các nhu mô phổi. Nguyên nhân gây bệnh có thể do vi khuẩn virus hoặc ký sinh trùng. Viêm phổi thường bắt đầu với các triệu chứng tương tự như cảm lạnh nếu không có phương pháp chữa trị đúng cách, bệnh sẽngày càng có xu hướng xấu đi.

    Trẻ bị viêm phổi thường có các triệu chứng: sốt, ớn lạnh, ho, thở khò khè, đau ngực, mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu và khó thở. Trẻ bị viêm phổi có thể sút cân do kém ăn và tăng tiêu hao năng lượng do thiếu oxy và giảm lưu lượng không khí ra vào phổi. Do vậy, điều cần làm là cung cấp cho trẻ những thực phẩm giàu dinh dưỡng, giàu năng lượng và protein để nâng cao thể trạng và ngăn ngừa các biến chứng.

    [​IMG]

    Những đồ uống lành mạnh:

    Nước vô cùng quan trọng với trẻ mắc viêm phổi, bạn cần chắc chắn rằng bé đã uống đủ nước (tốt nhất là các thức uống không có gas). Trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi nên tiếp tục bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nếu bé nhà bạn đã hơn 1 tuổi, hãy bổ sung cho bé sữa và các loại nước hoa quả. Thức uống lành mạnh bao gồm nước lọc, nước ép trái cây, nước ngọt không chứa cafein. Đặc biệt, nước chanh, nước ép táo và súp gà giúp đường thở của bé thôngthoáng và làm sạch chất nhày. Khi bị bệnh, trẻ thường mệt mỏi ngay cả khi ăn uống, vì vậy hãy cho trẻ ăn làm nhiều bữa.

    Thực phẩm giàu năng lượng và protein:

    Theo Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ, một chế độ ăn giàu năng lượng và protein giúp bé có đủ năng lượng cho cơ thể, ngăn chặn sự sút cân và thúc đẩy hệ miễn dịch khỏe mạnh. Bạn nên cho trẻ ăn ít nhất 6 bữa 1 ngày và thêm các đồ ăn nhẹ để đáp ứng lượng calo cần thiết. Các đồ ăn giàu năng lượng như sữa nguyên chất, nước trái cây 100%. Bạn cũng có thể thêm bột protein vào đồ uống của trẻ. Hãy chọn chất béo, các loại thực phẩm giàu protein như thịt lợn và gia cầm, cá, trứng, đậu, phomat giàu chất béo. Ngoài ra, bạn có thể tăng lượng calo bằng cách thêm dầu, bơ thực vật, mayonnaise, đậu phộng vào chế biến thực phẩm cho trẻ.

    Trái cây, rau và các nguồn dinh dưỡng khác:

    Trái cây, rau và ngũ cốc cung cấp các vitamin thiết yếu, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Bạn nên chọn trái cây, rau quả có màu sắc rực rỡ như: bông cải xanh, cà chua, cà rốt, ớt, cam, táo và dưa. Các loại hạt, bánh mì, mì ống và gạo cung cấp cho bé selen và kẽm,ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do. Các sản phẩm từ sữa như sữa chua, sữa, phomat và trứng cung cấp cho cơ thể các men vi sinh và vitamin E. Trong khi probiotics giúp khôi phục lại sự cân bằng vi khuẩn tự nhiên trong cơ thể thì vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Thêm nữa, để tăng calo cho bé, hãy thêm phô mai, bơ hoặc dầu thực vật, cung cấp các loại rau, củ chứa nhiều tinh bột và chọn các loại trái cây tươi cho bé.

    Các “phương thuốc” thảo dược:

    Y học cổ truyền và y học hiện đại đã khẳng định tác dụng phòng và chữa hiệu quả các bệnh viêm đường hô hấp ( viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản, ho ssor mũi....) các loại dược liệu quý như dịch chiết rễ cây đại thanh diệp, dịch chiết cây cúc dại La Mã, tinh dầu gừng, tinh dầu húng chanh, dịch chiết hoa kim ngân... Các phụ huynhh có thể tìm hiểu về các loại dược liệu này để giúp bé tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch hô hấp.
     
  11. hieupede

    hieupede

    Tham gia:
    5/4/2013
    Bài viết:
    10,963
    Đã được thích:
    2,087
    Điểm thành tích:
    913
    tks mẹ nó chia sẻ :)
     
  12. benhhohap_treem

    benhhohap_treem Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    27/3/2015
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    82
    Điểm thành tích:
    28
    Các bệnh viêm đường hô hấp: viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, hen (suyễn),…đang ngày càng phổ biển ở trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị và kiểm soát kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng như suy hô hấp, thậm chí tử vong. Nguyên nhân gây ra các bệnh viêm đường hô hấp chủ yếu là do virus (chiếm 90-95%), do đó, kháng sinh có thể không có tác dụng với trẻ. Chỉ nên dùng kháng sinh khi có bội nhiễm. Điều quan trọng là phải tăng cường sức đề kháng cho trẻ, đặc biệt nhờ chế độ dinh dưỡng.
    http://hohaptreem.vn/loi-khuyen-chuyen-gia/16/thuc-pham-danh-rieng-cho-be-viem-duong-ho-hap
     
  13. thanhhhoa2605

    thanhhhoa2605

    Tham gia:
    19/4/2012
    Bài viết:
    11,650
    Đã được thích:
    1,814
    Điểm thành tích:
    863
    kinh nhiệm hay cho các bà mẹ chăm con nhỏ
     
  14. huongthanh08

    huongthanh08 Thegioisuatot.vn

    Tham gia:
    8/12/2011
    Bài viết:
    18,623
    Đã được thích:
    3,595
    Điểm thành tích:
    2,113
    cảm ơn bài viết của bạn nhé, bé nhà mình cũng thi thoảng bị viêm phổi nên áp dụng cách chia sẻ của bạn
     
  15. tuetinhpharma

    tuetinhpharma Sống khỏe mỗi ngày

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Có nên dùng khí dung cho trẻ khi bị viêm phế quản?
    Xin hỏi dùng khí dung so với kháng sinh thì lợi và hại như thế nào? Nếu dùng khí dung nhiều lần thì có ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ không ?

    [​IMG]

    Cháu thấy thời gian gần đây bác sĩ nhi khoa ở địa phương cháu thường hay chỉ định dùng khí dung cho trẻ khi bị viêm phế quảnthay cho dùng thuốc kháng sinh như trướcđây. Xin hỏi dùng khí dung so với kháng sinh thì lợi và hại như thế nào? Nếu dùng khí dung nhiều lần thì có ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ không ?

    Lê Hà Nữ

    Khí dung là dùng máy xông hơi thuốc dưới dạng sương mù - là một trong các biện pháp điều trị tại chỗ cho các bệnh lý thuộc niêm mạc đường hô hấp (bệnh lý của chuyên khoa tai mũi họng hoặc của hô hấp - phổi) như viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm khí-phế quản, viêm mũi xoang.

    Khi xông hơi thuốc dưới dạng sương do máy tạo ra sẽ được đẩy bám dính vào lớp lông chuyển của niêm mạc đường hô hấp tác dụng trực tiếp lên những chỗ viêm nhiễm nên có tác dụng nhanh nhưng thời gian duy trì thuốc ngắn.

    Tùy từng bệnh mà thầy thuốc sẽ dùng những loại máy xông khác nhau (máy xông trong tai mũi họng hoặc máy xông cho các bệnh lý của phổi) cũng như các loại thuốc khác nhau. Một số thuốc hay được sử dụng là kháng sinh, chống viêm, giãn phế quản, thuốc có tinh dầu... dạng dịch có thể kết hợp kháng viêm có corticoid.

    Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc khí dung phải có chỉ định và theo dõi của thầy thuốc. Thời gian khí dung thường từ 5-7 ngày.

    Điều lưu ý là những bệnh lý mà trẻ mắc phải 80% là do virut nên thường chỉ dùng các thuốc chữa triệu chứng như hạ sốt, giảm ho nhóm long đờm, chống ngạt tắc mũi... để cơ thể trẻ có khả năng tự sản sinh ra kháng thể chống lại các bệnh lý này.

    Chỉ sử dụng kháng sinh khi có bội nhiễm vi khuẩn. Việc dùng kháng sinh bằng đường khí dung so với dùng thuốc kháng sinh đường uống sẽ có lợi là thuốc tác động trực tiếp tại chỗ, trẻ không bị nôn như dùng đường uống...

    Tốt nhất mỗi khi trẻ bị bệnh cần đưa đi khám bác sĩ chuyên khoa để có được lời khuyên chính xác và phải tuyệt đối tin tưởng và làm theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc điều trị. Trao đổi ngay những thay đổi của trẻ kể cả tốt lên hoặc xấu đi với bác sĩ điều trị để họ có thể theo dõi và điều chỉnh các thuốc cho phù hợp.


    BS. Vũ Hồng Ngọc - Sức khỏe đời sống
     
  16. tuannhien

    tuannhien Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/12/2014
    Bài viết:
    1,828
    Đã được thích:
    195
    Điểm thành tích:
    103
    mình nghĩ nếu nawgj cũng nên dùng chứ
     
  17. tuetinhpharma

    tuetinhpharma Sống khỏe mỗi ngày

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Cách chữa viêm họng cho trẻ không phải dùng kháng sinh
    Làm sao để trị viêm họng cho bé mà không dùng kháng sinh?

    Con trai tôi được 2 tháng tuổi. Cháu có dấu hiệu bị viêm họng. Bác sĩ tư vấn giúp gia đình biện pháp điều trị mà không phải dùng kháng sinh! Cảm ơn Bác sĩ!

    PGS.TS Nguyễn Ngọc Sáng - Chuyên khoa Nhi - Trường Đại học Y - Dược Hải Phòng

    Chào bạn,

    Viêm họng là một bệnh hay gặp ở trẻ em.

    Nguyên tắc điều trị: Khi bé bị viêm họng cấp, bạn nên giữ ấm cho bé, đặc biệt các bộ phận là cổ, ngực, gan bàn chân. Khi thời tiết chuyển lạnh cần ủ ấm cho trẻ nhỏ, tăng cường bổ sung các vitamin tăng sức đề kháng. Lúc trẻ sốt cao cần kịp thời cho hạ sốt.

    Hiện nay, rất nhiều cha mẹ sai lầm khi cho rằng cứ thấy con viêm họng là cho dùng kháng sinh. Điều này thật sự rất tai hại vì ẩn chứa nhiều nguy hiểm với trẻ. Các bậc phụ huynh thường sốt ruột mỗi khi thấy trẻ có dấu hiệu viêm họng, ho nên thường dùng kháng sinh ngay từ đầu. Nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chỉ có 15% số bệnh nhân có triệu chứng ho, viêm họng là do nhiễm khuẩn và cần phải dùng đến kháng sinh, còn lại 85% số bệnh nhân bị ho là do virus hoặc các nguyên nhân khác, nên kháng sinh không có tác dụng.

    Khi thấy trẻ bị viêm họng có ho, sốt, bạn đừng vội lo lắng, hãy dùng một số biện pháp đơn giản dưới đây để chữa viêm họng cho cháu:

    - Rau diếp cá: còn gọi là giấp cá, ngoài các tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, thoát mủ (đối với mụn nhọt làm mủ), thông tiểu tiện, giảm phù thũng, sát khuẩn, chống viêm, rau diếp cá còn là một trong những vị thuốc kháng sinh tự nhiên trị ho viêm họng rất hiệu quả cho bé. Đây là vị thuốc kháng sinh hoàn toàn mát, nhất là đối với các bé bị táo bón. Diếp cá có tác dụng kháng viêm trực tiếp trên họng. Trong thời gian bé uống rau diếp cá, bạn có thể thấy con đi ngoài hơi nát. Đó là điều hoàn toàn bình thường.

    - Lá húng chanh: Trong lá húng chanh có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa ho, trị viêm họng cho bé.

    - Lá hẹ :Hẹ là một vị thuốc dân gian. Lá hẹ có tác dụng trị ho cho trẻ rất hiệu quả.

    - Lá xương sông: Lá xương sông có tác dụng trị viêm họng và ho do cảm lạnh hoặc ho có đờm ở trẻ.

    - Cải cúc: với trẻ em, muốn trị được ho các mẹ cần phải bỏ ra một chút thời gian để chế biến. Lá cải cúc rửa sạch, thái nhỏ sau đó thêm một ít mật ong vào và hấp cách thủy trong vòng khoảng 20 phút cho ra nước rồi cho bé uống. Nên cho bé uống khoảng từ 3 – 5 ngày

    - Tía tô: Các công dụng của tía tô thường được biết đến là: trị cảm lạnh, nôn mửa, cảm sốt, sốt rét, nhức đầu, lợi tiểu, ra mồ hôi, bụng trướng, táo bón, dị ứng, trúng độc, đau khớp xương...Tía tô có tính ấm, vị cay, không độc, trị ho viêm họng rất tốt cho trẻ.

    - Tỏi, mật ong: Giã nát hai tép tỏi, trộn với hai thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy. Chú ý không được hấp chín tỏi, nếm thử thấy vị hắc mùi tỏi là được. Cho bé uống nửa thìa cà phê, ngày từ 1 – 2 lần. Trước khi uống, nên cho bé uống nước lọc.

    Trên đây là các bài thuốc dân gian, nguyên liệu dễ kiếm mà cách chế biến cũng đơn giản, dễ làm. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý các loại lá chữa ho thường chỉ có công dụng khi bệnh vừa mới phát, vi khuẩn còn “thường trú” vùng họng. Những trường hợp viêm họng, ho dài ngày thì nên đi cho cháu khám bệnh để dùng thuốc phù hợp.

    Chúc cháu luôn khỏe
     
  18. Tuoi Pham

    Tuoi Pham Thành viên mới

    Tham gia:
    7/1/2015
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Mình thấy bài thuốc này bé nào hợp thì khỏi, chứ koo hợp thì cũng khó lắm. Như con mình cứ ho là lại propan ngay. say 2 ngày koo đỡ là đã pải cho thuốc có ks nhẹ rùi.
     
  19. cocbac

    cocbac Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    25/12/2014
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    8
    trước tiên em xin lỗi chủ thớt đã . Nhưng em cũng phải nói thực , các mẹ đừng áp dụng những điều này nhiều quá , chỉ lên sử dụng khi trẻ lớn & bị nhẹ . Chứ trẻ mà bé thì rất nguy hiểm ạ , các mẹ biết không Trẻ nhỏ chỉ cần 1 tới 2 ngày là có thể nặng hơn rất nhiều và nguy hiêm ( vì đề kháng trẻ rất thấp ) Nhiều mẹ trẻ viêm họng có mũi hôm trước , 1 tới 2 hôm sau đã dẫn tới viêm rai giữa rồi . Còn nhiều cái khác theo em biết còn nguy hiểm hơn . Em ko có ý gì cả , chỉ muấn góp ý chút cho các mẹ hiểu thêm thôi ạ
     
  20. hieupede

    hieupede

    Tham gia:
    5/4/2013
    Bài viết:
    10,963
    Đã được thích:
    2,087
    Điểm thành tích:
    913
    hay quá! cảm ơn mẹ nó :)
     

Chia sẻ trang này