Thông tin: Sức khỏe răng miệng - Cánh cửa mở ra sức khỏe của bạn!

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi ecarestore, 4/3/2015.

  1. thanhhhoa2605

    thanhhhoa2605

    Tham gia:
    19/4/2012
    Bài viết:
    11,650
    Đã được thích:
    1,814
    Điểm thành tích:
    863
    mình không hay làm cái này lắm giờ phải chịu khó làm mới được
     
    Đang tải...


  2. ecarestore

    ecarestore Chăm sóc sức khỏe răng miệng

    Tham gia:
    3/3/2015
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Thực tế sức khỏe răng miệng quan trọng hơn bạn nghĩ. Bạn có biết rằng sức khỏe răng miệng cũng nói lên tình trạng sức khỏe chung của bạn. Điều đó có nghĩa là các vấn đề ở răng miệng có thể ảnh hưởng đến cơ thể của bạn. Việc hiểu rõ mối quan hệ khăng khít giữa sức khỏe toàn thân và sức khỏe răng miệng sẽ giúp bạn bảo vệ chính mình.

    Vậy mối quan hệ giữa sức khỏe toàn thân và sức khỏe răng miệng là gì ?
    Cũng như nhiều nơi trên cơ thể, miệng của bạn “tràn ngập” các loại vi khuẩn, phần lớn trong số chúng không có hại. Hàng rào bảo vệ tự nhiện của cơ thể và sự chăm sóc răng miệng tốt như đánh răng hàng ngày, dùng chỉ tơ nha khoa có thể kiểm soát được những vi khuẩn đó. Tuy nhiên, nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách, vi khuẩn trong miệng có thể phát triển mạnh dẫn đến các nhiễm khuẩn trong miệng như sâu răng và các bệnh về lợi.
    Thêm vào đó, sử dụng các loại thuốc như là kháng histamine, giảm đau, lợi tiểu có thể làm giảm dòng chảy nước bọt. Trong khi đó, nước bọt giúp làm sạch thức ăn và trung hòa acid tạo ra bởi vi khuẩn, giúp bảo vệ bạn khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn hay sự phát triển quá mức là nguyên nhân gây bệnh.
    Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vi khuẩn trong miệng có liên quan với viêm quanh răng – một thể nặng của bệnh lợi và đóng vai trò quan trọng trong một số căn bệnh khác nữa. Thêm vào đó, ở một số bệnh như tiểu đường và HIV/AIDS,do giảm sức đề kháng của cơ thể đối với nhiễm trùng nên làm trầm trọng thêm sức khỏe răng miệng.

    [​IMG]

    Những tình trạng nào có thể liên quan đến sức khỏe răng miệng?
    Sức khỏe răng miệng của bạn có thể ảnh hưởng, bị ảnh hưởng hay góp phần vào nhiều căn bệnh, bao gồm:
    - Viêm nội tâm mạc: là một bệnh nhiễm trùng ở lớp màng phủ bên trong tim (gọi là lớp nội tâm mạc). Viêm nội tâm mạc xảy ra đặc biêt khi vi khuẩn hay các loại vi sinh vật khác từ nơi khác trong cơ thể, ví dụ như miệng di chuyển trong mạch máu đến dính vào lớp nội tâm mạc, gây tổn thương lên tim.
    - Bệnh tim mạch: Một số nghiên cứu đã đưa ra rằng bệnh tim, huyết khối và đột quỵ có thể liên quan đến các viêm nhiễm mà vi khuẩn răng miệng là một trong những nguyên nhân gây ra.
    - Giai đoạn mang thai: Viêm quanh răng có liên quan đến đẻ non và tình trạng thiếu cân ở trẻ mới sinh.
    - Tiểu đường: Tiểu đường làm giảm sức đề kháng của cơ thể đối với nhiễm trùng. Bệnh lợi xuất hiện thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị mắc bệnh lợi sẽ khó khăn hơn trong việc kiểm soát nồng độ đường trong máu.
    - HIV/AIDS: Các vấn đề răng miệng, như tổn thương niêm mạc miệng, thường rất hay gặp với những người mắc bệnh HIV/AIDS
    - Loãng xương Osteoporosis: Loãng xương là nguyên nhân làm cho xương yếu và giòn dễ gãy có thể liên quan đến mất xương ổ răng và mất răng.
    - Bệnh Alzheimer: Mất răng ở những người dưới 35 tuổi có thể là yếu tố nguy cơ cao bị bệnh Alzheimer.
    - Các tình trạng khác: Các tình trạng khác có thể liên quan đến sức khỏe răng miệng như hội chứng Sjogren - một hội chứng rối loạn miễn dịch gây ra khô miệng và rối loạn trong ăn uống.
    Bởi vì những liên quan mật thiết như vậy, hãy nói với nha sĩ của bạn nếu như bạn có bất kì biểu hiện nào thay đổi ở sức khỏe của mình, đặc biệt là khi bạn có các căn bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch…

    Vậy làm thế nào để bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình?

    [​IMG]
    Hãy vệ sinh răng miệng hàng ngày. Cụ thể:
    - Đánh răng 2 lần/ngày bằng bàn chải.
    - Dùng chỉ tơ nha khoa hàng ngày
    - Ăn một chế độ ăn cân bằng, hạn chế tối đa các bữa ăn phụ.
    -Thay bàn chải đánh răng của bạn 3-4 tháng/lần hoặc sớm hơn nếu lông bàn chải bị xơ, cùn.
    - Thường xuyên kiểm tra răng miệng. Khám răng định kỳ 4-6 tháng/lần.
    - Liên lạc với nha sĩ của bạn thường xuyên và ngay khi bạn có các vấn đề về răng miệng.
    Hãy nhớ rằng,chăm lo cho sức khỏe răng miệng cũng chính là “đầu tư” vào sức khỏe của chính bản thân bạn.

    (Theo Dento)
     
  3. ecarestore

    ecarestore Chăm sóc sức khỏe răng miệng

    Tham gia:
    3/3/2015
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Các vấn đề về răng miệng không chỉ ảnh hưởng đến độ thẩm mỹ của răng mà còn gây ra những tác động đến vấn đề giao tiếp, sức khỏe như hôi miệng, ăn không ngon, nhạy cảm với nhiệt độ của đồ ăn, thức uống. Sau các đợt khám sức khỏe tổng quát định kỳ cho các nhân viên văn phòng, những than phiền về vấn đề răng miệng phổ biến nhất là: viêm nướu, mòn răng, răng khôn. Điều này trở nên dễ hiểu khi nhân viên văn phòng là đối tượng có những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như: ăn quà vặt, uống trà, café, dùng tăm xỉa răng,…

    Các bệnh về nướu răng
    Theo tỉ lệ thống kê, khoảng 75% dân số thế giới mắc các bệnh về nướu răng ở các mức độ khác nhau, và tỉ lệ ở nam cao hơn nữ. Con số này cũng hoàn toàn đúng với Việt Nam. Nguyên nhân dẫn đến các bệnh về nướu là do các mảng bám hình thành trên răng, nếu chải răng không thường xuyên và đúng cách thì lâu dần sẽ hình thành vôi răng. Vôi răng và các mảng bám là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có hại cho răng phát triển dẫn đến tình trạng viêm nướu, nặng hơn là nha chu. Việc hút thuốc lá, ăn quà vặt, ít uống nước hoặc uống trà, café thường xuyên ở nơi công sở của nhân viên văn phòng cũng góp phần làm tăng mảng bám trên răng, bên cạnh việc không cạo vôi răng định kỳ.
    Các dấu hiệu cho thấy nướu bạn không khỏe: đỏ, sưng và chảy máu khi chải hay xỉa răng. Tình trạng này kéo dài sẽ chuyển sang bệnh nha chu, dẫn đến các hiện tượng nghiêm trọng hơn như: hơi thở có mùi hôi, răng lung lay, chân răng thưa dần, có thể xuất hiện mủ khi ấn vào nướu. Sau các buổi ăn trưa, nếu không thể hoặc không có điều kiện để chải răng, bạn có thể súc miệng ngay bằng nước lọc, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa. Nên uống nhiều nước hàng ngày để tăng lưu lượng nước bọt giúp ngăn ngừa sâu răng và chặn quá trình hình thành mảng bám.

    Mòn răng
    Các dây thần kinh cảm giác hay các mạch máu của răng được bao bọc và bảo vệ lần lượt bởi ngà răng và men răng. Mòn răng là hiện tượng các lớp bảo vệ này bị bào mòn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như do thói quen ăn uống, nghiến răng, cắn những đồ vật cứng (bút viết, nắp chai), bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản và phổ biến nhất là do cách chải và làm sạch răng. Rất nhiều bệnh nhân ở bất kỳ trình độ học vấn nào cũng đều bất ngờ khi nghe nguyên nhân là do việc chăm sóc răng quá kỹ của mình. Chải răng quá mạnh, quá lâu hoặc sử dụng bàn chải quá cứng sẽ làm mòn bề mặt răng trong khi các mảng bám vẫn còn. Thường xuyên dùng tăm xỉa răng chỉ là cách giúp bạn lấy thức ăn thừa dính vào răng, không thể làm sạch bề mặt răng, đồng thời nếu sử dụng sai cách sẽ tạo các kẽ hở giữa răng làm mất thẩm mỹ hoặc gây ra tổn thương nướu dẫn đến viêm nướu. nha chu.
    Hiện tượng này kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng răng trở nên nhạy cảm khi ăn uống đặc biệt là đồ lạnh, chua. Nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến các mô bên trong, nặng hơn nữa sẽ mất răng. Hãy chải răng 2 lần/ngày, mỗi lần 2 phút, với bàn chải có lông mềm và kết hợp với chỉ nha khoa là cách tốt nhất.

    [​IMG]

    Răng khôn
    Một vấn đề mà các nhân viên độ tuổi 25 trở lên hay thắc mắc và than phiền là răng khôn. Răng khôn là răng cối thứ 3, mọc sau cùng, vào lúc trưởng thành (trên 18 tuổi). Do lúc này hàm không còn đủ chổ để mọc, nên nó đã rất “khôn” khi tìm mọi cách để được góp mặt cùng anh chị em, bằng cách “nằm nghiêng”, “nằm xéo”. Vì bị nghiêng nên thức ăn dễ mắt kẹt vào điểm tiếp xúc giữa răng khôn và răng hàm, đây lại là góc khuất khó đưa bài chải vào do đó rất dễ gây sâu răng. Trường hợp răng mọc lên nhưng bị kẹt lại, chưa lên được, sẽ gây biến chứng viêm vùng mô xung quanh và ảnh hưởng đến vùng răng trước đó như sưng, đau dai dẳng. Trong một số trường hợp nhổ trễ, có thể gặp biến chứng nặng nề như tạo u hay phá hủy xương hàm.
    Chúng tôi khuyên các bạn ở độ tuổi trưởng thành nên chủ động chụp phim răng toàn cảnh (panorama) để biết mình có bao nhiêu răng khôn. Bác sĩ sẽ xem và tư vấn răng khôn của bạn có nên giữ lại hay không. Bạn nên nhớ rằng, răng chỉ thực sự thực hiện được chức năng khi răng mọc theo cặp đối xứng hàm trên và dưới. Do đó, nếu răng khôn không mọc đối xứng ở hai hàm thì không nên giữ lại. Thiết nghĩ, nếu bạn chỉ có 28 răng, nhưng sắp xếp trật tự, thuận tiện cho việc vệ sinh hàng ngày thì vẫn tốt hơn là có nhiều răng nhưng mang lại bất tiện và mất thẩm mỹ.
    Việc loại bỏ các mảng bám, làm sạch môi trường răng miệng bằng cách cạo vôi hoặc thăm khám định kỳ sẽ giúp bạn kịp thời can thiệp đến các bệnh gây viêm nướu hay các nguyên nhân dẫn đến hơi thở có mùi hôi. Điều này cũng giúp bảo vệ độ khỏe mạnh, sáng bóng cho răng và tăng thêm tự tin giao tiếp với khách hàng, đồng nghiệp.

    [​IMG]

    Có nhiều lí do để các nhân viên văn phòng không thể mang theo bàn chải đánh răng hoặc không thể vệ sinh răng miệng ngay sau giờ ăn trưa. Victoria Healthcare khuyên bạn hãy sử dụng chỉ nha khoa hằng ngày và kết hợp với các biện pháp hỗ trợ vệ sinh răng miệng tạm thời sau đây:
    - Dùng nước lọc (có flour) súc miệng hoặc các dung dịch vệ sinh răng miệng. Nước súc miệng thường được ưa chuộng hơn bởi tạo sự sảng khoái, thơm mát, tiện lợi đặt biệt là các bạn đang niềng răng. Tuy nhiên, nếu hơi thở bạn có vấn đề bởi do khô miệng, việc lạm dụng nước súc miệng sẽ dẫn đến tình trạng bỏng rát ở miệng, mất cảm giác khi ăn.
    - Nhai kẹo cao su. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy việc nhai kẹo cao su không đường có chứa Ksylitol trong 20 phút sau bữa ăn có thể giúp phòng ngừa bệnh sâu răng và giúp làm tăng vận động cơ hàm.

    (Nguồn: Vitoria Healthcare)
     
  4. me iu nghé

    me iu nghé

    Tham gia:
    26/2/2015
    Bài viết:
    15,061
    Đã được thích:
    2,335
    Điểm thành tích:
    913
    nhai kẹo cao su không đường có chứa Ksylitol trong 20 phút sau bữa ăn có thể giúp phòng ngừa bệnh sâu răng và giúp làm tăng vận động cơ hàm. hợp lý đấy
     
  5. hieupede

    hieupede

    Tham gia:
    5/4/2013
    Bài viết:
    10,963
    Đã được thích:
    2,087
    Điểm thành tích:
    913
    liên quan gì đến dân vp nhỉ?
     
  6. vk tr iu ck s

    vk tr iu ck s Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/8/2014
    Bài viết:
    1,359
    Đã được thích:
    196
    Điểm thành tích:
    103
    mình cũng thấy thế, chả liên quan j đến dân vp cả, chủ đề top hài thế
     
  7. ecarestore

    ecarestore Chăm sóc sức khỏe răng miệng

    Tham gia:
    3/3/2015
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Các bạn làm việc trong văn phòng ngồi 8 tiếng tại văn phòng không phải bạn nào cũng tiện mang bàn chải đánh răng theo để vệ sinh răng miệng vào buổi trưa sau khi chúng ta ăn xong đó bạn, bài viết cũng có gợi ý các bạn cách chăm sóc răng miệng đơn giản tại nơi làm việc. Và các vấn đề răng miệng nêu trên là những vấn đề răng miệng chúng ta thường gặp phải. Gặp phải những vấn đề về răng miệng sẽ dẫn đến hơi thở có mùi, gây ảnh hưởng đến sự tự tin trong giao tiếp đối với chúng ta nhiều lắm.
     
  8. ecarestore

    ecarestore Chăm sóc sức khỏe răng miệng

    Tham gia:
    3/3/2015
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Bệnh nhân thường lẫn lộn giữa mảng bám và cao răng và không hiểu về mối liên hệ của chúng.

    Mảng bám răng là một màng đọng vi khuẩn dính, không màu liên tục đóng vào bề mặt răng. Nước bọt, thức ăn, và dịch kết hợp với nhau tạo ra những màng đọng này và chúng tập trung trên răng và tại nơi tiếp giáp răng và lợi.
    Sự tích tụ của mảng bám có thể giữ lại các chất bẩn trên răng, và nó cũng là yếu tố hàng đầu gây bệnh nha chu. Chống lại mảng bám răng cần được làm thường xuyên và lâu dài để giữ vệ sinh và chăm sóc răng miệng.
    Mảng bám răng bắt đầu tích tụ trên răng 4 đến 12 giờ sau khi đánh răng, do vậy, việc đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và xỉa răng hàng ngày là hết sức quan trọng.

    Cao răng, cũng được gọi là vôi răng, là một chất lắng đọng cứng chắc, có thể giữ lại các chất bẩn trên răng và gây đổi màu răng. Chúng bám rất chắc và chỉ có thể được loại bỏ bởi chuyên gia nha khoa. Cao răng hình thành có thể gây khó khăn hơn khi muốn loại bỏ mảng bám mới và vi khuẩn.
    Việc đóng mảng bám và cao răng ở mỗi người là khác nhau. Đối với nhiều người khi càng già đi thì quá trình đóng mảng bám và cao răng càng diễn ra nhanh hơn.

    [​IMG]

    Các hình ảnh dưới đây cho thấy các mức độ hình thành khác nhau của cao răng (hay vôi răng). Có rất nhiều giai đoạn và dạng của bệnh nha chu, bao gồm:
    [​IMG]
    Sự hình thành vôi răng

    [​IMG]
    Sự ngăn chặn vôi răng

    Tìm hiểu về vôi răng:
    Canxi và Photphat kết hợp và hình thành các tinh thể trên răng. Cuối cùng những tinh thể Photphatcanxi này trở nên cứng chắc bên trong mảng bám răng, hình thành nên vôi. Một số loại chất hóa học được gọi là Pyrophosphate giúp làm giảm sự tích tụ vôi bằng cách làm ngừng phát triển các tinh thể trên bề mặt răng và ngăn ngừa sự hình thành những tinh thể mới.

    Bạn có thể giúp ngăn ngừa sự tích tụ cao răng bằng cách:
    - Hãy đến nha sĩ để được làm sạch răng 6 tháng một lần, hay thường xuyên hơn theo đề nghị của nha sĩ hay chuyên viên vệ sinh răng miệng của bạ
    - Đánh răng với kem có chứa Pyrophosphate, chúng bám chặt vào bề mặt răng và ức chế sự hình thành hay phát triển của các tinh thể vôi răng
    - Việc đánh răng bằng kem đánh răng có chứa Sodium Hexametaphosphate, một loại Pyrophosphate được chế tạo đặc biệt không chỉ ức chế vôi, mà còn làm mất hay phá vỡ sự gắn kết bền vững của các chất bẩn ngoại lai, sẽ giúp giữ răng luôn trắng khỏe và tạo nên hàng rào bảo vệ vô cùng bền vững để ngăn ngừa sự tích tụ các vết ố về sau.

    (Nguồn: http://www.ecare.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-cao-rang)
     
  9. mebesau1911

    mebesau1911 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/3/2015
    Bài viết:
    2,466
    Đã được thích:
    314
    Điểm thành tích:
    223
    thi thoảng m cũng phải đi lấy cao răng, lấy xong thấy sướng cả miệng ấy
     
    ecarestore thích bài này.
  10. ecarestore

    ecarestore Chăm sóc sức khỏe răng miệng

    Tham gia:
    3/3/2015
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Vâng bạn ạ, mình nên duy trì lấy cao răng 6 tháng một lần để hàm răng luôn được sạch sẽ ạ :)
     
  11. ecarestore

    ecarestore Chăm sóc sức khỏe răng miệng

    Tham gia:
    3/3/2015
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Sâu răng là gì?
    Sâu răng xảy ra khi các acid làm bong lớp bề mặt cứng của răng, được gọi là men răng. Những acid này được hình thành từ một lớp chất dính được gọi là mảng bám. Mảng bám chứa các vi khuẩn sống bằng các loại thức ăn có đường. Quá trình tiêu hóa những loại đường này khiến cho acid tấn công bề mặt răng.

    Theo thời gian, sâu răng có thể tạo ra các lỗ trên bề mặt răng. Những lỗ này gọi là vùng bị sâu. Nếu không được điều trị, vùng bị sâu có thể lớn hơn. Thậm chí chúng có thể phá hủy răng.
    Nếu bạn cho rằng mình có một vùng bị sâu, hãy đến gặp nha sĩ. Có khả năng nha sĩ sẽ trám răng. Trám răng có thể không cho vùng bị sâu lớn hơn.

    Các acid thường xuyên tấn công bề mặt răng của bạn. Nhưng sâu răng không xuất hiện đột ngột. Đó là vì các yếu tố khác trong miệng của bạn có tác dụng củng cố răng và ngăn chặn quá trình sâu răng. Một trong những yếu tố này là nước bọt. Nước bọt có các khoáng chất giúp củng cố bề mặt răng. Florua, một khoáng chất tự nhiên thường được bổ sung vào nước và có trong kem đánh răng, cũng giúp răng rắn chắc hơn.

    Các nha sĩ sẽ kiểm tra xem có sâu răng và vùng bị sâu hay không
    4 giai đoạn của sâu răng

    [​IMG]
    Giai đoạn 1
    Điểm mờ đục trên bề mặt răng có thể là sâu răng. Đánh răng bằng kem đánh răng florua và dùng chỉ nha khoa có thể không cho nó trở thành một vùng bị sâu.

    [​IMG]
    Giai đoạn 2
    Sâu răng lúc này trở thành một vùng bị sâu. Nó đã đi qua lớp bề mặt cứng của răng.

    [​IMG]
    Giai đoạn 3
    Lúc này vùng bị sâu đã chạm đến lớp mềm của răng, nó sẽ nhanh chóng lớn hơn.

    [​IMG]
    Giai đoạn 4
    Nếu vùng bị sâu không được trám lại, nó có thể gây ra các vấn đề lớn hơn sâu hơn trong răng. Đây là lý do khiến cho việc khám răng đều đặn là việc quan trọng.

    Nếu bạn bị sâu răng, nha sĩ có thể trao đổi với bạn về việc trám răng, dùng florua, hoặc các lựa chọn điều trị khác.
    Sau đây là một số lời khuyên để giúp phòng tránh sâu răng:
    - Không ăn nhiều thức ăn có đường. Giảm ăn vặt giữa các bữa ăn. Điều này sẽ giúp ngăn chặn mảng bám tạo ra acid. Nó cũng giảm số lần răng bạn tiếp xúc với acid.
    - Có một chế độ ăn giàu canxi. Canxi giúp củng cố bề mặt răng.
    - Uống nhiều nước, đặc biệt là khi bạn sử dụng những loại thuốc nhất định. Một số loại thuốc có thể làm giảm lượng nước bọt cơ thể bạn tiết ra. Điều này khiến cho bạn có nguy cơ bị sâu răng cao hơn.
    - Sử dụng một loại kem đánh răng và nước súc miệng có florua. Florua giúp cho bề mặt răng cứng hơn và khỏe hơn.
    - Khám răng ít nhất hai lần mỗi năm. Họ sẽ vệ sinh răng cho bạn và kiểm tra xem có vùng bị sâu hay không.

    Thông tin nhanh về sâu răng
    - Sâu răng xảy ra khi các acid làm bong lớp bề mặt cứng của răng.
    - Sâu răng có thể tạo ra các lỗ trong răng. Những lỗ này gọi là vùng bị sâu.
    - Có thể phòng tránh sâu răng bằng cách đánh răng hai lần mỗi ngày bằng kem đánh răng florua và dùng chỉ nha khoa giữa các răng.
    - Kem đánh răng và nước súc miệng có florua cũng có thể giúp củng cố răng và chống sâu răng.

    (Nguồn: Dental Care)
     
    loan157 thích bài này.
  12. gia1612

    gia1612

    Tham gia:
    7/10/2013
    Bài viết:
    13,549
    Đã được thích:
    2,378
    Điểm thành tích:
    863
    hy vọng m ko bị.
     
  13. men.be.phot

    men.be.phot 0933851367

    Tham gia:
    26/12/2011
    Bài viết:
    13,702
    Đã được thích:
    2,511
    Điểm thành tích:
    863
    hichic con mình chớm sâu cái là mình cho đi hàn luôn
     
  14. loan157

    loan157 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    31/10/2014
    Bài viết:
    8,613
    Đã được thích:
    3,613
    Điểm thành tích:
    2,113
    Huhu, đang bầu bí mà còn nhức răng? Bác sĩ ơi em phải làm sao?
     
  15. ecarestore

    ecarestore Chăm sóc sức khỏe răng miệng

    Tham gia:
    3/3/2015
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Mấy mẹ đang bầu mà bị sâu răng có thể tìm mua viên ngậm IgYGate DC-PG. Viên ngậm này giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan tới răng lợi như sâu răng, viêm lợi, bệnh quanh răng, hôi miệng do nguyên nhân tại miệng.
    Sản phẩm của Nhật an toàn & tiện lợi giúp bảo vệ răng lợi, đặc biệt là dùng được cho cả trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú đó các mẹ ạ.
    Chi tiết sản phẩm nè: http://www.ecare.vn/san-pham/vien-ngam-igygate-dcpg
    Sản phẩm được chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà nên rất an toàn, trừ khi các bạn nào bị dị ứng với trứng gà thì ko nên dùng thôi. Các mẹ xem thêm bài viết về viên ngậm này nhé: http://www.ecare.vn/bai-viet/ngua-sau-rang-viem-loi-hoi-mieng-bang-long-do-trung-ga
     
    loan157 thích bài này.
  16. loan157

    loan157 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    31/10/2014
    Bài viết:
    8,613
    Đã được thích:
    3,613
    Điểm thành tích:
    2,113
    Cảm ơn chuyên gia tư vấn nha!
     
  17. menhim_21

    menhim_21 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/3/2014
    Bài viết:
    601
    Đã được thích:
    50
    Điểm thành tích:
    28
    Lấy cao răng xong có bị vôi hoá nhanh k ạ. M nghe bảo nhanh bị xỉn màu răg :(
     
  18. dauphunhp

    dauphunhp Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    17/7/2012
    Bài viết:
    1,958
    Đã được thích:
    176
    Điểm thành tích:
    103
    Mình chỉ sợ lấy cao răng xong thì hỏng hết men răng. Men răng của mình vốn không tốt sẵn rồi.
     
  19. Dezaino

    Dezaino Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    13/7/2010
    Bài viết:
    4,531
    Đã được thích:
    445
    Điểm thành tích:
    223
    đọc mới nhận ra đã quá lâu mình k đi lấy cao răng!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
     
  20. ecarestore

    ecarestore Chăm sóc sức khỏe răng miệng

    Tham gia:
    3/3/2015
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Cao răng là kết quả của mảng bám lâu ngày không được làm sach do vấn đề vệ sinh răng miệng không tốt. Kỹ thuật lấy cao răng thực chất chỉ là tẩy đi lớp cặn cao răng bám trên răng mà không gây xâm lấn cho răng. Kỹ thuật lấy cao răng hiện đại hiện nay còn có thể thao tác nhanh chóng hơn, nhẹ nhàng và dễ chịu hơn không chỉ về mặt cảm giác mà còn với bản thân chiếc răng bị cao bám. Do đó, việc lấy cao răng không ảnh hưởng gì nhe bạn, mà lại rất cần thiết nữa đó.
     

Chia sẻ trang này