Một trong những công việc khó nhất khi làm cha mẹ đó là giao tiếp, nói chuyện với con mà không khiến trẻ hiểu sai ý. Khi trẻ đã có nhận thức đầy đủ về thế giới xung quanh thì thì những lời cha mẹ nói thực sự có ảnh hưởng rất lớn. Các bậc phụ huynh cần suy nghĩ cẩn trọng và lựa chọn từ ngữ phù hợp để tránh làm con bị tổn thương và dẫn đến kết quả tiêu cực. Dưới đây là 7 câu nói mà bạn không nên nói với trẻ: “Bố/mẹ làm việc này dở tệ. Con cũng giống y chang”. Thực ra cũng rất bình thường khi bạn cảm thấy con giống mình ở nhiều điểm, ví dụ như con chạy không nhanh, học chậm môn toán hay viết văn không hay,...Tuy nhiên, khi bạn biểu thị suy nghĩ đó thành lời nói rằng vì giống bạn nên trẻ cũng không giỏi những việc đó thì vô hình chung đã gây suy nghĩ tiêu cực cho trẻ. Trẻ sẽ mất đi ý chí và không muốn nỗ lực nữa vì cứ nghĩ rằng đã giống bố/mẹ rồi thì mình không thể giỏi hơn nữa. “Ai bảo con không chịu nghe lời!”. Con không nghe lời nên chạy nhảy bị ngã khiến bạn tức giận và quát trẻ rằng do không chịu nghe lời nên mới bị như vậy. Đó là sai lầm trong lúc nóng giận mà chắc chắn bạn sẽ thấy hối hận. Câu nói đó không chỉ làm tổn thương đến cảm xúc của trẻ mà còn khiến bạn mất đi cơ hội để dạy cho trẻ một bài học đáng nhớ. Những lúc trẻ làm sai, thay vì tức giận, hãy nhẹ nhàng giải thích rằng không nghe lời bố/mẹ và làm như vậy là sai, có thể dẫn đến hậu quả như thế nào để trẻ khắc ghi và không tái phạm nữa. "Lát bố về mẹ sẽ mách để bố phạt con đấy!". Khi con mắc lỗi bạn thường lấy bố hoặc người lớn ra để dọa con. Nếu muốn giáo dục trẻ, hãy chỉ cho trẻ thấy lỗi sai ngay và tự đưa ra hình phạt. Nếu đợi đến lúc bố về để mẹ mách lỗi, trẻ sẽ quên mất mình làm sai điều gì. Hơn thế nữa, thói quen này sẽ hình thành tâm lý tiêu cực, trẻ vừa sợ bố vì bố luôn là người phạt trẻ, vừa không chịu nghe lời mẹ nữa. "Bố/mẹ đang ăn kiêng". Nếu muốn kiểm soát cân nặng của bản thân thông qua việc ăn kiêng, bạn chỉ nên lặng thầm thực hiện điều này. Khi trẻ quan sát thấy bố/mẹ đang ăn ít đi, không ăn thịt, trẻ sẽ bắt chước theo và trở nên biếng ăn. Ngoài ra hình ảnh ông bố, bà mẹ bước lên bàn cân mỗi ngày cũng ảnh hưởng không tốt đến nhận thức của trẻ. “Con thông minh còn chị con thì xinh xắn”. Những câu nói mang tính chất so sánh giữa anh chị em trong nhà sẽ khiến trẻ thấy ghen tị, tự ti và có suy nghĩ “Tại sao mình không được xinh/không được giỏi giang như chị”. Từ đó quá trình hình thành nhân cách của trẻ cũng bị ảnh hưởng, trẻ có xu hướng chống đối hoặc cố làm những việc khác với anh chị mình để được bố mẹ khen. Các bậc phụ huynh nên tập trung khuyến khích trẻ phát huy những điểm tốt nổi bật của mình và không so sánh trẻ với bất kỳ ai, nhất là những người thân, bạn bè đồng trang lứa để trẻ tự tin hơn về lâu dài. “Việc con làm thật đáng xấu hổ”. Các bậc phụ huynh thường dùng như câu nói tương tự như thế này để khiến trẻ thấy xấu hổ về hành vi không tốt của mình và từ đó không dám tái phạm nữa. Tuy nhiên đó là một suy nghĩ sai lầm và gây phản tác dụng vì có thể khiến trẻ thu mình lại và về lâu dài sẽ thấy tự ti về bản thân, không dám đưa ra những quyết định đúng đắn. “Làm đi, không có gì phải sợ”. Nói với trẻ rằng “chẳng có gì phải sợ” không giúp trẻ thấy bớt sợ đi. Ví dụ như khi dạy trẻ đạp xe đạp, đừng hối thúc khi trẻ chần chừ chưa dám ngồi lên xe hay không dám đạp khi không được bố giữ phía sau, hãy nhẹ nhàng cho trẻ biết rằng bạn vẫn luôn ở bên quan sát và bảo vệ trẻ. Cảm giác an tâm khi có bố mẹ bên cạnh sẽ giúp trẻ chiến thắng nỗi sợ hãi một cách tự nhiên mà không cần bị thúc ép. Picnictoy.vn dịch
Mình không hay so sánh con nhưng thường hay để bé tự bơi. Làm đi con, không việc gì phải sợ- Mình thấy như thế bé sẽ tự lập ý chứ.
Đọc bài này xong thấy mình mắc nhiều lỗi lắm, đúng là mẹ còn nhiều thiếu sót con trai à. Thêm kinh nghiệm cho mẹ