Ngân hàng thực đơn mẫu cho bé yêu

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi phongkhamdinhduonghn, 22/4/2013.

  1. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    cảm ơn bạn đã quan tâm :)
     
    Đang tải...


  2. Nguyen ai vi

    Nguyen ai vi Thành viên tập sự

    Tham gia:
    24/5/2015
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    Các mẹ tham khảo và áp dụng nhé, tiếc thật, con mình lớn hết rồi, giờ mình mới biết
     
    phongkhamdinhduonghn thích bài này.
  3. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    BÉ ĐANG BÚ SỮA MẸ HOÀN TOÀN MÀ TỰ NHIÊN TIÊU CHẢY?

    [​IMG]


    Các bà mẹ đang nuôi con bú thân mến!

    Một tuần nay, Bác sĩ Mai Thị Lệ Tịch, phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh luôn nhận được câu hỏi qua điện thoại khẩn cấp của các mẹ: “Cháu đang bú sữa mẹ mà tự nhiên đi ngoài nhiều lần có nước, có khi phân nhầy mũi, bọt”, bác giúp cháu với.

    1. Điều gì đang xảy ra vây? Chúng ta cần tìm hiểu các nguyên nhân

    - Thời tiết nóng bức, đồ ăn, thức uống, hoặc thực phẩm tươi nếu không bảo quản cẩn thận sẽ rất chóng hỏng, nếu mẹ tiếc mà nấu thực phẩm đó sẽ ảnh hưởng đến bé.

    - Thực phẩm nấu xong để quá 1-2h mới ăn, vi khuẩn đã xâm nhập, khi mẹ ăn vào cũng sẽ không an toàn cho bé.

    - Trời nóng quần áo luôn đọng mồ hôi, vi khuẩn dễ dàng hoạt động, cọ xát vào da thịt đặc biệt là đầu vú của những mẹ đang cho con bú có rỉ sữa ra là “miếng mồi ngon cho các loại vi khuẩn.

    Sau mỗi lần cho bé bú, hoặc trước khi cho bé bú nếu mẹ không lau rửa đầu vú sạch sẽ thì vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập và bé sẽ bú vào, vi khuẩn sẽ vào theo làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.

    - Bàn tay kẹp vú cho con bú rất gần miệng bé, thậm chí bịp đầu vú mỗi khi sữa xuống quá nhiều đã rửa sạch sẽ chưa?

    2. Các mẹ cần phải làm gì?

    - Thực phẩm tươi: khi mua về các bạn phải xử lý sạch sẽ và bảo quản lạnh trong vòng 3 ngày, không nên để lâu quá (Thịt, cá, tôm, cua để ngăn đá, trứng, rau, quả để ngăn mát).

    - Thức ăn nấu xong cần ăn khi còn ấm nóng (không quá 1h ở ngoài khi thời tiết quá nóng bức, không quá 2h khi trời mát, lạnh), để quá lâu vi khuẩn sẽ xâm nhập vào thức ăn.

    - Mọi người, đặc biệt là các mẹ còn nuôi bé bú không nên ăn những thức ăn để quá lâu ngày trong tủ lạnh, hoặc để trong tủ lạnh không nhiều ngày nhưng khi mang ra ăn không được đun sôi kỹ lại.

    - Những ngày nắng nóng mọi người thường ăn canh cua, rau đay, mồng tơi quá nhiều: Các mẹ đang cho con bú không nên ăn đơn điệu thực phẩm, cần đa dạng thực phẩm, đa dạng cách chế biến. Ăn quá nhiều rau nhuận tràng như rau đay, mồng tơi làm cho bé bú sữa mẹ sẽ đi ngoài quá dễ, thậm chí đi nhiều lần khi không cần thiết, bởi : “mẹ ăn gì, con ăn nấy”.

    - Trước mỗi lần cho bé bú, mẹ cần lau sạch đầu vú (lau rộng cả vú càng tốt) bằng nước chín ấm, có thể hòa tí nước muối nhạt để sát trùng đầu vú.

    - Mỗi lần chuẩn bị cho bé bú mẹ thay áo sạch sẽ, áo mềm, thoáng, mát, hai bàn tay cần được rửa xà phòng sạch sẽ để phòng khi kẹp, hoặc bịt đầu vú khi sữa xuống quá nhiều làm con dễ sặc.

    - Sau khi cho bé bú xong và khi sữa tự chảy nhiều cần lau, rửa sạch đầu vú, đặt khăn vải xô hoặc khăn vải thô mềm thấm nước ở đầu vú và thay giặt thường xuyên khi sữa thường rỉ ra.

    3. Các mẹ cần chú ý

    - Khi bé đi ngoài có nhiều nước, tướt mạnh, không đau quặn, không mót rặn, không bỏ bú: theo dõi nhiễm vi rút

    - Khi bé đi ngoài có bọt, nhầy mũi, đau quặn, mót rặn, thậm chí buồn nôn, bỏ bú kèm sốt: Theo dõi nhiễm khuẩn đường ruột

    - Khi bé đi ngoài có nhầy mũi, đau quặn, mót rặn, có khi ra tí máu, sốt: theo dõi lỵ

    - ……..

    - Khi bé có những dấu hiệu đi ngoài trước hết mẹ phải kiểm tra các vấn đề nêu trên (thực phẩm, ăn uống, vệ sinh vú…) và kịp thời chỉnh sửa ngay.

    - Sau khi mẹ đã khắc phục mà tình trạng đi ngoài của bé không cải thiện, cần đưa bé đến khám bác sĩ chuyên khoa, hoặc vào bệnh viện nhi – tùy tình trạng, mức độ ỉa chảy, để khám, hướng dẫn, theo dõi cụ thể và uống thuốc hợp lý, an toàn, không được tự ý mua thuốc khi không được chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

    Chúc các mẹ tận dụng tối đa nguồn sữa mẹ cho bé bú từ 18 – 24 tháng, phải đảm bảo chất và lượng sữa để nuôi bé chóng lớn, khỏe mạnh, thông minh. Lưu ý nguồn sữa mùa hè an toàn cho bé yêu.

    BSCK2. Mai Thị Lệ Tịch, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
  4. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    HIỆN TƯỢNG NÔN TRỚ CỦA TRẺ
    [​IMG]

    Nôn trớ là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ. Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Nôn trớ có thể lành tính, tự khỏi khi trẻ lớn hơn. Có khi nôn trớ là biểu hiện của những bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, có thể là triêu chứng của bệnh lý đường hô hấp hay là bệnh lý toàn thân,v.v… Nôn trớ đơn thuần thường liên quan đến ăn uống, hay gặp ở trẻ nhỏ do ép trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, nằm liền sau khi bú, không dung nạp thức ăn hoặc bắt đầu ăn bổ sung với thức ăn mới lạ, hoặc ăn nhiều quá 1 loại thức ăn nào đó. Nôn thường xuất hiện sớm, số lượng chất nôn ít, chủ yếu là thức ăn. Trẻ vẫn chơi bình thường, không ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể.

    1.Nôn trớ như thế nào là bình thường?

    Nôn trớ là hiện tượng phổ biến trong những tuần đầu sau sinh, khi bé vừa ăn xong hay bé vặn người. Bé chớ ra sữa vón cục và điều này có thể làm bé sợ, khóc nhiều hơn. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé trớ, từ việc đi xe ô tô đến rối loạn tiêu hoá, thậm chí khóc hay ho kéo dài cũng có thể kích thích phản xạ này. Và đây là lý do vì sao trẻ thường nôn trớ nhiều trong những năm đầu tiên sau khi chào đời. Nôn trớ thường tự hết sau 6 – 24 giờ mà không cần phải áp dụng bất kỳ cách điều trị đặc biệt nào, miễn là bé vẫn khoẻ mạnh và tiếp tục lên cân thì bạn không cần phải lo lắng về hiện tượng này.

    2. Khi nào nên lo lắng?

    Trong những tháng đầu tiên sau sinh, hiện tượng nôn trớ có thể là biểu hiện của một vấn đề nào đó liên quan đến ăn uống chẳng hạn như ăn quá no. Sau thời kỳ này, nguyên nhân có thể là do một loại vi rút dạ dày. Đôi khi, dù rất hiếm, nôn trớ ít khi là biểu hiện của một tình trạng viêm nhiễm nào đó ở hệ hô hấp, tiết niệu hay thậm chí là tai. Bé càng lớn mà tình trạng nôn trớ càng nghiêm trọng thì đừng do dự, hãy đưa bé tới bác sĩ ngay. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo cần tới bệnh viện ngay:

    – Đau bụng quằn quại

    – Bụng trướng

    – Lơ mơ hay ở trạng thái kích thích

    – Co giật

    – Liên tục nôn trớ hay tiếp tục nôn trớ trên 24 tiếng

    – Có dấu hiệu cơ thể bị khử nước như miệng khô, ít nước mắt, ít đi tiểu (thay ít hơn 6 tã lót/ngày)

    – Xuất hiện máu hay mật (màu xanh) khi nôn trớ

    Một chút máu tươi khi nôn trớ thường không đáng lo ngại bởi đó là do các mao mạch ở thực quản bị xước khi phản xạ nôn quá mạnh, cũng có thể có xuất hiện tia đỏ trong dịch nôn nếu bé nuốt máu từ vết thương nào đó ở miệng hoặc bị chảy máu cam trong vòng 6 tiếng trước đó. Vì thế bạn chỉ nên gọi bác sĩ nếu bé tiếp tục nôn trớ có lẫn máu trong những lần sau với số lượng tăng dần, riêng với tình trạng nôn có màu xanh thì cần đưa bé đi khám ngay. Bạn cần giữ lại chút dịch nôn trớ có lẫn máu hay mật xanh để đưa bác sĩ xem.

    – Nôn trớ không ngừng trong tháng đầu tiên sau sinh, cứ ăn xong là nôn trớ

    Đây có thể là do chứng hẹp môn vị, một nguyên nhân hiếm gặp gây nôn trớ mà thường bắt đầu 1 vài tuần sau khi bé chào đời cho tới tận khi bé 4 tháng tuổi. Môn vị là một cơ vòng nối liền dạ dày với đoạn đầu của ruột non. Nếu cơ vòng này bị dày lên sẽ ngăn cản sự di chuyển các chất trong bộ máy tiêu hóa từ dạ dày xuống ruột. Sữa hoặc các thực phẩm khác bị ứ tắc ở đây sẽ dội lại phía thực quản và gây ra nôn ói. Chỉ cần một tiểu phẫu là vấn đề sẽ được giải quyết. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần đưa bé tới bệnh viện nhi ngay khi thấy triệu chứng trên. Một lưu ý là cha mẹ không nên quá căng thẳng về hiện tượng này ở trẻ. Mỗi đứa trẻ đều sẽ nôn trớ ít nhiều trong giai đoạn sau khi chào đời và thường không ảnh hưởng gì tới sức khoẻ cũng như sự phát triển của trẻ ngoại trừ làm bẩn bộ quần áo mới. Hãy nhớ nôn trớ là một phần không thể thiếu trong giai đoạn mới làm cha mẹ.

    3. Đối phó với tình trạng trẻ nôn mửa

    - Không ép trẻ ăn nhiều làm cho trẻ ngại khi nhìn thấy thức ăn.

    - Khi cho 1 loại thức ăn mới nên cho từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày .

    - Ở những trẻ bú mẹ thì sau khi bú xong nên bế trẻ 10-15 phút rồi mới đặt trẻ nằm.

    - Khi cho trẻ bú bình lưu ý sao cho sữa ngập núm vú bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày.

    - Ngoài ra có thể sử dụng thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ.

    Nôn do bệnh tật: Hay gặp trong các bệnh nhiễm khuẩn tiêu chảy, viêm mũi họng, viêm phổi, viêm màng não... một số bệnh ngoại khoa như lồng ruột, tắc ruột, viêm ruột non hoại tử...

    Lưu ý: Trẻ nôn đột ngột và kèm theo các triệu chứng đặc hiệu của từng bệnh. Cần đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế để xử trí kịp thời.

    Khi bé nôn nhiều cũng giống như đi tiêu lỏng , bé sẽ mất một lượng nước khá lớn. Do đó quan trọng là phải bổ sung lượng nước đã mất để cơ thể bé không mất chất điện giải. Tại nhà, ta có thể dùng dung dịch Oresol, nước sôi.

    4. Khi bé nôn nhiều, đừng cố gắng cho bé tiếp tục uống mà cần thực hiện các biện pháp sau

    Lưu ý : tư thế khi bé nôn nên để bé nằm nghiêng hoặc đỡ bé ngồi dậy , đề phòng khi bé nôn, chất nôn sẽ tràn vào khí quản , gây sặc rất nguy hiểm. Đã từng có trường hợp bé nôn trớ khi nằm ngữa , chất nôn tràn vào phổi gây ngừng thở, đến khi người nhà phát hiện đưa bé vào viện thì bé đã tím tái , không còn cứu chữa được.

    Khi đã lưu ý tư thế, nên chờ cho bé bớt nôn trớ, hãy cho uống một lượng nhỏ nước sôi hoặc dung dịch Oresol, bé bị mất nước nhiều nên sẽ khát, khi đưa nước bé sẽ có khuynh hướng uống nhiều, sau đó sẽ nôn thốc tháo, do đó nên cho uống bằng muỗng nhỏ hoặc từng ngụm một .Nếu bé tiếp tục nôn nhiều, nên đưa bé đi khám. Nếu bé bớt nôn trớ thì cần cho uống luân phiên 50ml dung dịch Oresol và 50ml nước sôi sau mỗi nửa giờ. Sau khi cho bé uống loại nước này mà bé không nôn trớ nữa thì cho bé bú sữa mẹ hoặc bú bình, tăng dần số lượng từ 80 - 100ml sau mỗi 3 - 4 giờ. Nếu bé không nôn trớ từ 12 - 24 giờ thì có thể cho bé ăn uống bình thường, nhưng vẫn cho bé uống nhiều nước, bắt đầu với những thực phẩm dễ tiêu hoá như ngũ cốc hay sữa chua.

    Nên nhớ khi bé nôn nhiều tức là bộ phận tiêu hóa đang có vấn đề, cần nghỉ ngơi nên phụ huynh chỉ nên cho bé uống nước để không bị mất nước, đừng nên cố gắng ép ăn, không giúp được bé mà còn làm tăng triệu chứng và bé càng quấy khóc nhiều hơn. Giúp trẻ ngủ sẽ làm cho bé nhanh hồi phục hơn, vì dạ dày trống trong suốt thời gian này sẽ giúp bé dễ chịu hơn, không cho bé dùng bất kỳ loại thuốc chống nôn nào khi chưa được sự cho phép của bác sĩ. Trường hợp trẻ nôn trớ kéo dài hoặc nôn do bệnh lý mà trẻ có biểu hiện các triệu chứng như: sốt, đau bụng, lơ mơ, co giật, hay nôn ói liên tục, có dấu hiệu mất nước như: miệng khô, ít nước mắt, tiểu ít,... thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời. Trường hợp trẻ bị sặc , đừng cố lấy tay móc thức ăn hay chất nôn ra ở trẻ lớn, đứng sau lưng trẻ, quàng 2 tay ra ôm lấy bụng trẻ và ấn mạnh vào, áp lực mạnh sẽ làm trẻ nôn ói ra dị vật đường thở, ở trẻ nhỏ hơn thì nên để nằm sấp trên đùi chúng ta và vỗ mạnh vào lưng trẻ dị vật , chất nôn sẽ được tống ra.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
  5. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN (VNNB) – NHỮNG ĐIỀU CÁC BẬC CHA MẸ NÊN BIẾT

    [​IMG]

    Bệnh VNNB được phát hiện từ năm 1871, đến năm 1935 mới được phân lập phát hiện virus gây bệnh từ người bệnh ở Tokyo (Nhật Bản). Sau đó, bệnh lây lan, tạo thành dịch ở nhiều nơi, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, vào những năm 80 và đầu những năm 90 của thế kỷ XX, tỷ lệ mắc VNNB khá cao (7/100.000 dân). VNNB là bệnh nhiễm trùng thần kinh cấp tính, xảy ra chủ yếu ở trẻ dưới 15 tuổi. Nhóm có nguy cơ cao nhất là từ 2 – 6 tuổi (chiếm 75%), trên lâm sàng có biểu hiện nhiễm trùng & rối loạn thần kinh. Đáng ngại nhất là bệnh thường để lại di chứng (điếc, mù, động kinh, liệt tay, chân…) và có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh VNNB lây truyền từ súc vật (lợn,…) sang người qua trung gian là các loại muỗi (Culex) đốt. Bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 9, đỉnh cao là tháng 6, 7. Tất cả các trẻ ở các lứa tuổi chưa có kháng thể miễn dịch đều có thể bị mắc bệnh.

    1. Triệu chứng

    Thời kỳ ủ bệnh ở trẻ từ 1 – 6 ngày (ngắn nhất là 24h, có khi tới 14 ngày). Trẻ thường có biểu hiện: sốt, đau đầu, buồn nôn & nôn. Sau đó sốt cao, co giật, co cứng cơ & lú lẫn. Tiếp sau đó ở trẻ có dấu hiệu ở màng não, não (cứng gáy), rối loạn vận động như co cứng cơ, co vặn, co giật, run, liệt nửa người. Nhiệt độ cơ thể giao động, xanh tái, rối loạn hô hấp, nhịp tim nhanh, bí đại tiểu tiện & ngừng hô hấp đột ngột. Các triệu chứng tâm thần chủ yếu là rối loạn ý thức, ngủ gà đến hôn mê sâu. Trường hợp nặng tiến đến tử vong thường sốt trên 40oC, kèm theo rối loạn thần kinh thực vật. Tử vong thường xảy ra ở ngày thứ 3 tới ngày thứ 8 của giai đoạn cấp. Với các trẻ sống sót thường để lại các di chứng tâm thần.

    Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, hồi sức tích cực, phục hồi chức năng & nâng cao thể trạng.

    2. Cách phòng bệnh VNNB

    - Vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ, di dời chuồng gia súc ra xa nhà ở, loại bỏ các ổ bọ gậy.

    - Nằm ngủ phải có màn, không cho trẻ chơi gần chuồng gia súc. Sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi trong các hộ gia đình.

    - Tiêm vacxin VNNB đầy đủ & đúng lịch là biện pháp quan trọng & hiệu quả nhất giúp cho bé không bị mắc bệnh VNNB.

    3. Dinh dưỡng tăng cường miễn dịch, phòng dịch VNNB

    Bên cạnh các biện pháp phòng tránh thông thường, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch. Thiếu dinh dưỡng và miễn dịch kém là yếu tố nguy cơ bị dịch bệnh tấn công. Dưới đây là danh sách các dưỡng chất nên tăng cường bổ sung cho con trong thời điểm này:

    * Các loại vitamin

    Các loại vitamin A, C, E, D đã được chứng minh là giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé.

    Vitamin A: đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các tế bào da, đường tiêu hóa và tế bào biểu mô phổi, tạo thành “hàng rào” chính bảo vệ trẻ khỏi các yếu tố từ môi trường bên ngoài. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin A gồm: cà rốt, cải xoăn, súp lơ xanh, bí, quả mơ, cá và khoai lang.

    Vitamin C: tìm thấy trong dâu tây, cam, chanh, bưởi, ….giúp tăng cường sản sinh tế bào bạch cầu và kháng thể gồm interferon kháng thể. Interferon bao phủ lên bề mặt tế bào giúp hạn chế sự xâm nhập của vi rút.

    Vitamin D: có trong lòng đỏ trứng, dầu cá và các thực phẩm bổ sung vitamin D. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về nồng độ an toàn được khuyến khích cho con bạn.

    Vitamin E: kích thích sự sản sinh các tế bào diệt vi khuẩn tự nhiên và tế bào B giúp sản sinh kháng thể chống lại vi khuẩn. Vitamin E có nhiều trong các loại hạt, dầu thực vật và ngũ cốc.

    * Khoáng chất và axit béo Omega-3

    Kẽm: Kẽm rất quan trọng cho sự phát triển các tế bào bạch cầu giúp nhận biết và tiêu diệt các loại vi khuẩn, vi rút xâm nhập. Có thể bổ sung kẽm thông qua các loại thực phẩm gồm: thịt bò, hàu, thịt lợn, gia cầm, sữa chua, hoặc sữa.

    Selen: Selen có nhiều trong những động vật có vỏ như hàu, tôm hùm, cua và sò, giúp các tế bào bạch cầu sản xuất các cytokine-protein giúp loại bỏ vi rút gây bệnh như vi rút cúm ra khỏi cơ thể.

    Sắt: Cũng giống như kẽm, thiếu sắt có thể dẫn tới suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng và nhiễm bệnh. Sắt có nhiều trong thịt đỏ, đậu phụ, ngũ cốc, đậu lăng.

    Axít béo omega-3: được tìm thấy trong dầu lanh và cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá thu) giúp tăng cường hoạt động của các tế bào bạch cầu tiêu diệt vi khuẩn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về sử dụng acid béo omega-3 trong chế độ ăn cho bé.

    * Probiotic

    Probiotic được tìm thấy trong nhiều sản phẩm sữa như sữa chua, là loại vi khuẩn lành mạnh giúp loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh ra khỏi đường ruột. Bổ sung probitic giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
    Sửa lần cuối: 2/6/2015
  6. mehancoi93

    mehancoi93 Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    18/4/2013
    Bài viết:
    4,390
    Đã được thích:
    561
    Điểm thành tích:
    823
    Oánh dấu ạ nhiều hôm dau dau vi đi chợ
     
    phongkhamdinhduonghn thích bài này.
  7. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    cảm ơn bạn đã quan tâm :)
     
  8. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY TIÊU CHẢY Ở TRẺ MỌI LỨA TUỔI
    I. Những nguyên nhân gây tiêu chảy cho trẻ

    [​IMG]

    Tiêu chảy rất thường xảy ra, đặc biệt là khi thời tiết nắng nóng của mùa hè. Nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy, nhưng chúng ta cần biết chính xác nguyên nhân để có biện pháp hỗ trợ và điều trị thích hợp.

    1. Nhiễm trùng do vi khuẩn

    Vi khuẩn – như khuẩn salmonela, khuẩn shigella, khuẩn tụ cầu, vi khuẩn E.Coli trong thịt chưa được nấu chín và một số loại thực phẩm khác, có thể rất nguy hiểm. Nhiễm trùng do vi khuẩn thì bé có thể bị tiêu chảy nghiêm trọng: có thể sốt, đau quặn bụng, mệt mỏi nhiều, chuột rút, chán ăn, bỏ ăn, có thể buồn nôn, nôn, có thể có máu trong phân. Với những triệu chứng trên hãy đưa bé đến bác sĩ. Để được kiểm tra và có thể xét nghiệm mẫu phân để phát hiện ra nhiễm trùng do vi khuẩn.

    2. Nhiễm trùng tai, mũi, họng

    Nguyên nhân do virus hoặc vi khuẩn cũng có thể gây ra tiêu chảy. Đau tai, đau họng, hắt hơi, sổ mũi, buồn nôn, nôn và kém ăn, kèm tiêu chảy

    3. Thực vật ký sinh

    Nhiễm trùng do thực vật ký sinh dẫn tới tiêu chảy. Như Giardiasis có nguyên nhân từ thực vật ký sinh sống trong ruột: với các triệu chứng tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn, chuột rút. Nhiễm trùng này thường lan truyền theo nhóm được chăm sóc chung. Bé cần được bác sĩ thăm khám, điều trị y tế đặc biệt.

    4. Thuốc kháng sinh

    Trong và sau khi dùng thuốc kháng sinh trẻ cũng dễ bị tiêu chảy vì thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong ruột cùng với những vi khuẩn có hại. Cần báo cho bác sĩ biết để được điều chỉnh liều hoặc sử dụng thuốc, biện pháp hỗ trợ khác.

    5. Thức ăn, nước uống có quá nhiều đồ ngọt

    Đặc biệt là nước ép trái cây (chứa socbito và hàm lượng cao frutoza). Giảm lượng nước ép và nước uống có đường sẽ có hiệu quả trong khoảng 1 tuần.

    6. Dị ứng thức ăn

    Tùy từng mức độ dị ứng khác nhau: có thể đau bụng, đầy chướng bụng, tiêu chảy hay đi ngoài phân lẫn máu. Nặng hơn thì phát ban từng vùng hay toàn thân, sưng tấy mặt môi, khó thở…

    Các loại thức ăn hay dị ứng: thường gặp là protein trong sữa, một số loại khác trứng, đậu phộng, đậu nành, lúa mì, cua, cá, động vật có vỏ.

    7. Cơ thể không chấp nhận được (không dung nạp) thức ăn

    Đây là một phản ứng bất thường có thể không liên quan đến hệ miễn dịch. Ví dụ có trẻ không chịu được uống sữa, hoặc các sản phẩm từ sữa, nên cứ uống, ăn vào là tiêu chảy hoặc đau bụng, đầy hơi, sưng tấy sau khi ăn vào khoảng từ 1/2 – 2 giờ, có nghĩa là cơ thể trẻ không sản sinh ra đủ lactaza, một loại enzim cần thiết để tiêu hóa lactose.

    8. Ngộ độc

    Trẻ tự nhiên bị tiêu chảy và nôn, có thể khó thở, mệt mỏi, co giật và mất phương hướng, có thể mất tri giác, hôn mê cần nghĩ ngay đến trẻ có thể nuốt phải một loại dược phẩm nào đó. Cần gọi bác sĩ hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

    II. Thực phẩm giúp bé phòng ngừa bệnh tiêu chảy

    [​IMG]

    Bệnh tiêu chảy rất nguy hiểm đối với sức khỏe trẻ em. Khi bé tiêu chảy, ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị, dinh dưỡng phù hợp với diễn biến bệnh rất quan trọng giúp bé chóng hồi phục sức khỏe. Chúng ta cũng cần lựa chọn thực phẩm giúp hệ tiêu hóa của trẻ sớm ổn định hơn với một số thực phẩm sau:

    1. Chuối

    Chuối là thực phẩm tuyệt vời để ngừng tiêu chảy cho trẻ. Chuối mềm và không gây kích thích hệ tiêu hóa.

    2. Ngũ cốc: Gạo, khoai tây, bánh mì, mỳ,...

    Gạo là một thực phẩm chống tiêu chảy rất tốt, là thực phẩm khá nhạt, nó giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, ruột, làm giảm thiểu và chậm quá trình tiêu chảy diễn ra trong cơ thể bé.

    Khoai tây luộc thường khá nhạt mà lại thơm ngon nên sẽ không gây kích thích với ruột của trẻ.

    Bánh mì sẽ giúp hấp thụ thêm các axit có trong dạ dày, làm giảm tình trạng axít trong dạ dày từ đó giúp phòng ngừa hữu hiệu bệnh tiêu chảy.

    Cho trẻ ăn một phần nhỏ của những mỳ sợi cũng có thể giúp ổn định dạ dày của bé.

    3. Táo

    Táo là một loại quả rất dễ tiêu hóa với trẻ, chúng nhiều chất xơ và cung cấp một lượng lớn nước để bù đắp cho lượng nước đã mất đi khi trẻ bị tiêu chảy.

    4. Sữa chua

    Nếu trẻ bị tiêu chảy do mất cân bằng vi khuẩn thì những vi khuẩn hữu ích trong sữa chua có thể giúp khôi phục sự cân bằng thích hợp này và làm giảm tình trạng tiêu chảy cho trẻ.

    5. Các thực phẩm trẻ cần tránh khi bị tiêu chảy

    Hạn chế các sản phẩm sữa, các chất kích thích, thực phẩm gia vị, thức ăn qúa nhiều mỡ, hoặc thực phẩm có chứa đường.

    Lưu ý: Không ép bé ăn quá nhiều, cần chia nhỏ bữa ăn, ninh nhừ, nấu mềm để dễ hấp thu. Hãy duy trì một chế độ ăn, uống, nhạt cho trẻ cho đến khi thấy trẻ ổn định. Uống bù nước chống rối loạn điện giải rất cần thiết cho bé.

    BSCK2. Mai Thị Lệ Tịch, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
  9. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    CHĂM SÓC TRẺ BẰNG SỮA CÔNG THỨC
    [​IMG]

    Sữa công thức (SCT), còn gọi là “sữa bột trẻ em” được sản xuất dành riêng làm thức ăn cho trẻ sơ sinh và các lứa tuổi sau đó của bé. Sữa công thức hiểu theo nghĩa rộng là loại thực phẩm có thành phần (công thức hóa học) giống như sữa mẹ, để thay thế hoàn toàn hoặc một phần cho sữa mẹ. Nói như vậy nhưng các bà mẹ phải luôn ghi nhớ rằng sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất đối với con trẻ.

    Sữa công thức giúp cho bé tăng trưởng về chiều cao, cân nặng, phát triển trí não, thị lực, tăng cường miễn dịch, bổ sung vitamin, đạm, chất béo, các khoáng chất thiết yếu (choline, DHA, ARA,…).

    1. Phân loại SCT

    Có 3 loại SCT cơ bản: sữa bột, sữa nước đặc, sữa nước lỏng. Trong đó, sữa bột là phổ biến & rẻ nhất, gồm có:

    - SCT gốc sữa bò: trẻ tiêu hóa dễ dàng, nhưng một số ít dị ứng với protein sữa bò không dùng được.

    - SCT gốc đậu nành: dùng cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ không dung nạp lactose, dị ứng với sữa bò.

    - SCT ít gây dị ứng: là sữa bột chứa đạm thủy phân, trong đó các protein được biến đổi trở thành dạng dễ tiêu hóa hơn.

    - SCT đặc biệt dùng cho trẻ nhẹ cân.

    Trẻ ăn SCT thường no lâu hơn trẻ bú sữa mẹ. Tuy vậy, chỉ nên dùng trong trường hợp ngay từ đầu một số bà mẹ đã không thể duy trì việc cho con bú, giải pháp cung cấp dinh dưỡng cho con bằng SCT là phù hợp nhất.

    2. Sử dụng SCT thế nào cho đúng?

    Vì những nguyên nhân không khắc phục được, các bà mẹ ít sữa hoặc không có sữa phải cho bé bổ sung chất dinh dưỡng từ SCT. Các mẹ nên chọn cho bé một loại sữa phù hợp với tháng tuổi của bé & có công thức gần giống với sữa mẹ nhất. Mặt khác, phải tham khảo tư vấn của Bác sỹ dinh dưỡng trong việc sử dụng SCT như thế nào cho khoa học, bởi vì trẻ nhỏ là đối tượng rất nhạy cảm, sử dụng SCT không đúng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch của trẻ sau này.

    3. Nguyên tắc cho trẻ ăn SCT

    - Ăn theo nhu cầu của trẻ (không ép buộc).

    - Pha sữa theo đúng hướng dẫn ghi trên hộp sữa, dùng đúng muỗng sữa có trong hộp, không cho thêm đường hoặc bất kỳ loại thức ăn khác vào sữa.

    - Không sử dụng nước ép trái cây pha hoặc uống cùng với sữa.

    - Không dùng sữa thay nước cho bé uống thuốc. Vì vậy, trước và sau khi uống thuốc 1 giờ không nên uống sữa.

    - Khi muốn đổi sữa, các mẹ lưu ý, theo nguyên tắc mỗi ngày giảm một cữ sữa cũ & thay vào đó một cữ sữa mơi… Dần dần cho tới khi thay thế hoàn toàn sữa cũ. Không nên pha sữa cũ & sữa mới chung với nhau cho trẻ ăn, dễ làm rối loạn tiêu hóa.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
  10. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    BÉ ĂN SỮA CÔNG THỨC BỊ TIÊU CHẢY



    [​IMG]

    Bé ăn sữa công thức, mấy ngày hôm nay trời nóng thấy bé đi ngoài nhiều lần, phân có nước, bọt, nhầy mũi, mặc dù chế độ ăn không thay đổi, bé không đau hay viêm nhiễm ở đâu cả…”, đó là điều lo lắng của các mẹ gọi bác sĩ trong tuần qua.

    1. Các mẹ chú ý tiêu chảy của bé do nhiều nguyên nhân gây nên:

    Nhiễm trùng do vi khuẩn; do virus; thực vật ký sinh; thuốc kháng sinh; thức ăn; nước uống có quá nhiều đồ ngọt; dị ứng thức ăn; cơ thể không dung nạp thức ăn; ngộ độc.

    Đã có rất nhiều các bài viết của Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, các bạn cần tham khảo.

    Vi khuẩn, Vius, Ký sinh trùng… xâm nhập vào cơ thể từ nhiều đường khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các cơ quan trong cơ thể.

    Ăn, uống là con đường trực tiếp mà vi khuẩn gây tiêu chảy cho bé nhanh nhất, đặc biệt vào mùa hè, vì vậy bác sĩ nêu ra một số điều để hạn chế vấn đề tiêu chảy của các bé chưa đến giai đoạn ăn dặm, các mẹ cố gắng khắc phục.

    2. 10 điều cần thiết đảm bảo an toàn khi cho bé ăn sữa ngoài tránh gây tiêu chảy:

    1. Rửa thật sạch, luộc bình sữa và núm ty, dụng cụ pha sữa khác (nếu có) của bé ngay sau mỗi lần ăn xong.

    2. Tráng lại nước sôi (cả trong và ngoài) bình, núm, dụng cụ khác (nếu có) trước khi pha sữa bữa tiếp theo

    3. Rửa tay xà phòng sạch sẽ trước khi pha sữa và cho bé ăn.

    4. Đun nước sôi 7 - 10 phút (đảm bảo 1000C) và đổ nước dần ra cho nguội đến nhiệt độ khuyến cáo, để ở bàn sạch cao (có thể đậy khăn xô sạch, mỏng, thoáng cho chóng nguội để tránh vi khuẩn hay bụi trong không khí bay vào cốc, bình nước pha sữa của bé.

    5. Tuyệt đối không được lấy nước nguội chế với nước sôi để có nhiệt độ vừa pha sữa, đặc biệt cấm dùng nước nguội qua ngày hoặc nước đóng chai bán sẵn chế với nước sôi.

    6. Pha sữa đúng công thức hướng dẫn (không được pha quá đặc).

    7. Pha sữa xong phải thử xem nhiệt độ vừa cho bé bú chưa, nếu vừa thì cho bé ăn luôn trong vòng 20 - 30 phút, không nên cho bé ăn kéo dài quá 30 phút/bữa, không để lại chỗ thừa, có thể người lớn uống hoặc đổ đi và rửa, luộc dụng cụ ngay. Không nên ép bé ăn, chỉ nên cho bé ăn số lượng phù hợp: tháng tuổi, nhu cầu, bé trai, bé gái, thời tiết. Nếu bé ăn số lượng quá ít/bữa, các mẹ nên tăng số lần, đừng ép bé số lượng/bữa.

    8. Lau sạch miệng cho bé, tráng miệng bằng nước trắng, ăn xong bế bé cao đầu lên khoảng 10 – 15phút hãy cho bé nằm.

    9. Bổ sung nước mùa hè cho bé, bổ sung rải rác trong ngày. Bé nên uống nước chín ấm trong ngày, không sử dụng nước qua ngày, ngày thay 2-3 lần nước trong bình của bé. Luộc bình, núm, hoặc dụng cụ uống nước trắng của bé ít nhất 1lần/ngày.

    10. Nếu muốn thay sữa mới cho bé, không thay đổi sữa đột ngột mà chỉ nên thay tăng dần để bé quen sữa mới, lúc đó mới được thay hoàn toàn loại sữa phù hợp với sự phát triển của bé.

    3. Đồ chơi cũng có thể gây tiêu chảy đối với bé

    Một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề tiêu hóa của bé mà các mẹ và những người chăm sóc trực tiếp bé không được bỏ qua: Bé yêu luôn cho tất cả mọi thứ “vớ” được vào miệng mình, những đồ vật này có thể nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, hoặc gây dị ứng đường tiêu hóa cho bé, khi bé gặm, mút, hoặc bé nuốt phải những vật rất nhỏ thì một phản ứng có lợi của cơ thể là đường ruột sẽ tăng co bóp để tống những chất lạ có hại cho cơ thể, nên bé sẽ đi ngoài, vì vậy mọi đồ vật không để gần tầm với của bé. Những đồ chơi của bé phải thường xuyên được rửa xà phòng sạch sẽ hoặc khử khuẩn và cất giữ sạch, gọn gàng, đúng nơi quy định, mỗi lần cần cho bé chơi phải được rửa lại cho sạch, dùng khăn khô sạch lau trước khi đưa cho bé cầm, nắm và đừng quên thường xuyên lau, rửa bàn tay cho bé.

    Bé của chúng ta đang lớn dần, hệ tiêu hóa còn non nớt, yếu ớt, hãy bình tĩnh, kiên trì nuôi và chăm sóc các bé phù hợp với từng giai đoạn phát triển, đảm bảo an toàn vệ sinh: Vệ sinh ăn uống, vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường sống… là bé sẽ lớn nhanh, khỏe mạnh và thông minh. Chúc các mẹ thành công!

    BSCK2. Mai Thị Lệ Tịch, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
  11. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    CÁC TRẠNG THÁI BIẾNG ĂN Ở TRẺ

    [​IMG]

    Tại phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, chúng tôi bắt gặp rất nhiều trường hợp các bà mẹ rất lo lắng vì con mình quá biếng ăn, thậm chí không ăn gì hàng ngày, đặc biệt có những bé ăn vào là trớ, nhìn thấy thức ăn là sợ, khóc dẫn đến tình trạng các bé chậm tăng cân thậm chí sụt cân … khiến các bà mẹ không thể yên tâm làm việc được, suốt ngày chỉ ám ảnh tới việc sao để con ăn được. Vậy biếng ăn ở trẻ thực chất là gì? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng biếng ăn.

    1. Biếng ăn do tâm lý

    Là nguyên nhân hay gặp nhất. Trẻ khi có cảm giác bị ép buộc, bỏ rơi, bị gò bó, bị lừa sẽ sinh biếng ăn.

    Ví dụ:- Bị ép bú bình trong khi chỉ thích bú mẹ.

    - Mẹ đi làm để người khác chăm sóc.​

    - Bị ép đeo khăn ăn, phải ngồi một chỗ suốt bữa ăn.​

    - Bị quy định phải ăn hết khẩu phần ăn trong một thời gian cố định​

    - Không khí bữa ăn căng thẳng.​

    - Bố mẹ cho thuốc vào thức ăn, vào sữa.​

    2. Biếng ăn do sinh lý

    Trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng tự nhiên biếng ăn vài ngày đến vài tuần, thời điểm này thường trùng với lúc trẻ biết lẫy, ngồi, đứng, đi, … sau đó trẻ trở lại ăn uống bình thường.

    3. Biếng ăn do bệnh lý: suy dinh dưỡng có nguyên nhân

    - Nhiễm ký sinh trùng (giun, sán, …), nhiễm trùng (viêm mũi, họng, viêm amidan) và do virus.

    - Trẻ bị bệnh răng miệng (sâu răng, viêm lợi), loạn khuẩn đường ruột.

    4. Biếng ăn do chuyển tiếp chế độ ăn không phù hợp

    - Ăn dặm quá sớm (trước 6 tháng tuổi)

    - Ăn cơm quá sớm (trẻ chưa đủ răng để nhai cơm)

    5. Biếng ăn do thuốc

    Do dùng quá nhiều Vitamin hoặc thuốc kích thích ăn. Lạm dụng kháng sinh gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột. Thuốc kích thích ăn làm cho trẻ biếng ăn thêm.

    6. Biếng ăn do sai lầm trong chế biến thức ăn

    - Trẻ bị chán ngán khi phải ăn liên tục khoai tây, thịt, cả rốt, … hầm nhừ & xay nhuyễn.

    - Chỉ cho trẻ ăn nước rau, nước thịt. Không cho ăn xác lâu ngày dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

    - Cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn đến 2 – 3 tuổi.

    - Pha bột vào sữa, pha sữa quá đặc, pha sữa bằng nước cháo hoặc nước hầm xương,… làm trẻ khó tiêu hóa.

    - Pha bột quá đặc khi bé mới tập ăn dặm.

    7. Biếng ăn do cha mẹ

    Do quá lo lắng về sự tăng trưởng của con, khi thấy con ăn ít hơn các trẻ cùng tuồi nghĩ luôn là con biếng ăn và ép trẻ ăn thêm ăn nhiều hơn nữa, mặc dù trẻ vẫn tăng cân và phát triển chiều cao tốt.

    8. Biếng ăn do bẩm sinh

    Có 5% trẻ sinh ra chỉ ngủ, chơi mà không đòi bú, ngoài ra trẻ còn biếng ăn sau khi bị chấn thương, tiêm phòng.

    Các bà mẹ hãy bình tĩnh theo dõi, quan sát và xác định trạng thái biếng ăn của trẻ mà có biện pháp khắc phục.

    9.Biếng ăn do thiếu vi chất

    Khi để bé thiếu vi chất quan trọng như các loại vitamin, canxi, kẽm, magie… cũng lâu dần bé cũng sẽ biếng ăn và chậm phát triển.

    Các bà mẹ bổ sung không đủ hoặc quá nhiều các vi chất thiết yếu để bé phát triển cũng có thể gây ra sự biếng ăn cho bé do vậy khi nghi ngờ bé thiếu vi chất nào đó các mẹ nên đi khám ở những cơ sở y tế để bác sỹ tư vấn và bổ sung cho bé chứ không tự ý bổ sung theo ý nghĩ chủ quan của mình.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
    Sửa lần cuối: 16/6/2015
  12. Thanhkimson

    Thanhkimson Thành viên chính thức

    Tham gia:
    24/6/2015
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    bao nhiêu kinh nghiệm
     
    phongkhamdinhduonghn thích bài này.
  13. Thanhkimson

    Thanhkimson Thành viên chính thức

    Tham gia:
    24/6/2015
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    cảm ơn bạn nhé.
     
    phongkhamdinhduonghn thích bài này.
  14. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Cảm ơn các bạn đã theo dõi :)
     
  15. quynhnhu.xt

    quynhnhu.xt Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    20/5/2014
    Bài viết:
    9,006
    Đã được thích:
    2,575
    Điểm thành tích:
    963
    Các bài viết hay quá, e lưu lại để học hỏi và áp dụng ạ
     
    phongkhamdinhduonghn thích bài này.
  16. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    cảm ơn bạn đã quan tâm :)
     
  17. mekutit.8x

    mekutit.8x Thành viên tích cực

    Tham gia:
    26/6/2015
    Bài viết:
    504
    Đã được thích:
    63
    Điểm thành tích:
    28
    đánh dấu ạ
     
    phongkhamdinhduonghn thích bài này.
  18. Y Khoa Tâm Phúc

    Y Khoa Tâm Phúc Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    4/9/2015
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    8
    Cảm ơn chủ thớt nhé
     
    phongkhamdinhduonghn thích bài này.
  19. meocon0818

    meocon0818 Yến nuôi nhà - Yến đảo KH

    Tham gia:
    18/3/2013
    Bài viết:
    15,028
    Đã được thích:
    3,699
    Điểm thành tích:
    2,063
    toàn thông tin hữu ích, tks chủ top
     
    phongkhamdinhduonghn thích bài này.
  20. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Phòng khám dinh dưỡng rất cảm ơn sự quan tâm của các bạn! :)
     

Chia sẻ trang này