LÀM THẾ NÀO ĐỂ DẠY NGỮ ĐIỆU (INTONATION) TIẾNG ANH CHO BÉ TỰ NHIÊN NHƯ NGƯỜI BẢN ĐỊA

Thảo luận trong 'Tiếng Anh cho con' bởi cao quang nguyen, 3/7/2015.

  1. cao quang nguyen

    cao quang nguyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    3/7/2015
    Bài viết:
    1,928
    Đã được thích:
    187
    Điểm thành tích:
    103
    Dưới đây là nội dung bài viết về ngữ điệu tiếng anh mà mình sưu tầm được và rất tâm đắc, các bố mẹ có thể áp dụng để dạy bé bậc tiểu học vì ở độ tuổi này các bé bắt chước và làm theo rất dễ dàng
    Ngữ Điệu- Intonation LÀ GÌ?
    Khi học phát âm, người ta thường quan tâm đến làm sao để có thể phát âm đúng trước đã, nhưng để sở hữu một cách nói cuốn hút và ra vẽ sõi tiếng Anh thì đòi hỏi đầy đủ ba yếu tố :
    1. Phát âm chuẩn
    2. Ngữ điệu
    3. Cách nối vần

    Nội dung:
    1. Khái niệm :
    - Ngữ điệu là sự lên và xuống giọng trong khi nói.
    - Nó rất quan trọng đối với người nghe, vì nếu lên và xuống không đúng chỗ, có thể dẫn đến hiểu lầm, hoặc tạo ra cảm giác khó chịu.
    - Lấy ví dụ như trong tiếng Việt, ta lên xuống một câu nói, gằn giọng, cường điệu nó lên thì mang ý nghĩa khác.
    - Ngữ điệu khá phức tạp khi ta truyền đạt cảm xúc : vui, ta nói khác, buồn ta nói khác, giận, xúc động, sợ sệt, hoang mang, lo lắng...ta nói khác.
    Vậy thì nó có quan trọng không? Nếu không thì không cần đọc tiếp làm gì. Nếu có thì ta cùng tìm hiểu những trường hợp thường gặp.
    2. Những câu thường gặp và cách lên xuống giọng:
    2.1 Câu nói bình thường : Xuống giọng cuối câu
    Vd : I'm Vietnamese
    It is a flower from Holland
    ( Nếu là một câu trần thuật, câu bình thường thì tất cả đều xuống giọng nhé)
    2.2 Câu hỏi WH: What, where , when, Why, Whose, Whom, Who... và How
    xuống giọng ở cuối câu
    Vd : What's the matter with you?
    How are you?
    ( Lần nữa, ta phải xuống, đừng quên nhé)
    2.3 Câu hỏi Yes/ No : Lên giọng cuối câu
    Vd : Do you understand what i meant?
    Are you clear?
    ( Hey hey, lúc này thì bạn được phép lên, lên nhé)
    2.4 Câu liệt kê : Cuối câu xuống, sau mỗi dấu phẩy lên
    Vd : I love to write, to read and to give comments.
    ( Chỗ bị gạch đích thì lên nhé, sau dấu chấm thì xuống. Lên hoài đâu có được, phải xuống sau khi lên)
    2.5 Câu hỏi lựa chọn : cuối câu xuống
    Vd: Would you like me, her or him?
    ( gạch đích thì lên, xuống cuối câu)
    2.6 Câu hỏi đuôi : chịu khó theo dõi nhe, không đơn giản là lên và xuống
    2.6.1 Xuống cuối câu
    Khi người nói chắc chắn điều mính nói và mong đợi câu trả lời đồng ý với mình
    Ví dụ :
    It's so sexy, isn't it?
    Xuống ở sexy và it
    Khi nghe người ta xuống như thế, tức là nó quá sexy, phải yes, không nên NO. Tức là phải đồng tình. Nếu bạn No, thì xem như quá vô duyên. ( Ví dụ mình cho để vui vui tí, chứ trong xã giao, ngoại giao thì ảnh hưởng lớn àh nhe, mất khách hàng vì tội vô duyên)
    2.6.2 Xuống cuối câu : Khi người nói muốn xác định đều mình hỏi, và hỏi để xác định là đúng hay không
    Vi du :
    You are Tiger, aren't you?
    ( Tiger xuống, và you lên)
    - yes, I am
    - No, I am Cop
    ( Hơi phức tạp đúng không, xài vài lần là quen thôi, ai muốn chữa bênh vô duyên thì rág tập hen )
    2.7 Câu hỏi được lập lại : Lên là cái chắc, ai cũng biết mà đúng không
    Câu hỏi lặp lại- echo questions được dùng khi ta nghe không rõ, không hiểu, hoạc hỏi người đới thoại đã nói gì hoặc chì là cách để ta pause để suy nghĩ và trả lời
    Ví dụ :
    - Do you have a bf?
    + Bf? ( Chổ này lên tỏ vẻ ngạc nhiên nè) ah, i have 2
    2.8 Câu thán : xuống nhé
    Vd : Sas, how sexy you are !
    Sas, what a beautiful smile you have!
    ( Nếu bạn lên thì anh Sas sẽ nghĩ là bạn mỉa mai ảnh đó, nào ta cùng xuống)
    2.9 Trong câu và cụm từ : Cảnh báo quan trọng nhưng khó nhớ
    Trong câu và những cụm từ, có nhiều từ được nhấn mạnh và cũng có nhiều từ bị lướt tốc độ luôn, thậm chí là nói nhỏ đi.
    - Được nhấn mạnh : tức là chữ no tròn, được phát âm rõ và không được lướt
    bao gồm : * danh động tính trạng từ * nghi vấn từ ( who...) * chỉ thị đại từ- không có danh từ đi theo ( That, This...) * Sở hữu đại từ ( Mine, yours...)
    - Không được nhấn mạnh : đọc lướt
    * mạo từ, * to be ( am, is....) * trợ động từ ( do, have...) * khiếm khuyết động từ ( can, must...) * nhân xưng đại từ ( I , you....) * sở hữu tính từ : (my, your) * giới từ ( to, from, in...) * liên từ ( and, but, or....) chỉ thị tính từ ( this, that, these, those)-khác với chỉ thị đại từ * there is, there are * khi who, why,...ỡ giữa câu
    2.10 Quy tắc cảm xúc: ngoài 9 quy tắc trên còn có 1 quy tắc nữa là : muốn làm nổi bật ý của từ nào thì nhấn từ đó

    2.10 Quy tắc cảm xúc :
    How are you? ( bình thường)
    How are you? (khi gặp một người không khỏe, có vẻ không khỏe, mặt xanh xao, hay đại loại như thế)
    How are you? ( trong đám đông, bạn muốn ám chỉ 1 thằng mà bạn hỏi thôi, ám chỉ một người trong số đó)

    I.NGỮ ĐIỆU XUỐNG:
    Thể hiện bằng cách hạ âm điệu giọng nói xuống thấp nhất
    .
    CÁCH DÙNG:
    1.Dùng trong câu phát biểu sự kiện:
    He likes coffee.↓
    Hắn thích cà phê
    2.Dùng trong câu chào hỏi:
    Hello! ↓
    Chào!
    3.Dùng trong câu đề nghị:
    Let’s go. ↓
    Ta đi thôi.
    4.Dùng trong câu cảm thán:
    For goodness’s sake! ↓
    Trời ơi!
    5.Dùng trong câu gọi:
    Tom, don’t turn the light on. ↓
    Tom, đừng bật đèn lên.
    6.Dùng trong câu hỏi có who, whose, whom, which, what, when, where, why, và how:Where do you live? ↓
    Ông cư ngụ ở đâu?
    How are you? ↓
    Ông có khoẻ không?
    7.Dùng trong yêu cầu hoặc mệnh lệnh:
    Come in. ↓
    Mời vào
    8.Dùng trong câu hỏi đuôi “phải không” để xác định điều đã biết
    He can’t speak English, can he? ↓
    9. Dùng để chấm dứt một chuỗi liệt kê:
    She wants salt ↑ , butter ↑ , and sugar.↓
    Cô ta cần muối, bơ và đường.
    10. Dùng để chấm dứt câu hỏi chỉ sự chọn lựa:
    Would you like tea ↑ or coffee? ↓
    Ông muốn dùng trà hay cà phê?
    --------------------------------------------------------------------------------
    II. NGỮ ĐIỆU LÊN:
    Thể hiện bằng cách tăng âm điệu giọng nói lên cao.

    CÁCH DÙNG:
    1.Dùng trong câu hỏi ”có… không”
    o you like milk? ↑
    Bạn có thích sữa không?
    2. Dùng trong khi đang đếm ( nhưng khi đếm đến số cuối cùng thì phải hạ ngữ điệu xuống) :
    One ↑, two ↑, three ↑, four ↓
    3. Dùng trong câu mệnh lệnh (ít mang tính ra lệnh hơn ngữ điệu xuống) :
    Open the door, please. ↑
    Làm ơn mở cửa.
    4. Dùng trong câu hỏi đuôi “phải không” (hỏi để biết chứ không phải để xác định điều đã biết):
    He’s tired, isn’t he? ↑
    Anh ta mệt, phải không?
    5. Dùng với từ xưng hô:
    My friend ↑, I’m glad to see you.
    Anh bạn, mừng được gặp anh.
    6. Dùng trong câu xác định nhưng mang ý nghĩa của câu hỏi:
    Her name’s Mary? ↑
    Tên cô ta là Mary hả?
    7. Dùng sau những từ liệt kê ( nhưng khi liệt kê đến từ cuối cùng thì phải hạ ngữ điệu xuống) :
    She wants salt ↑, butter ↑, and sugar. ↓
    Cô ta cần muối, bơ và đường.
    8. Dùng trong câu chọn lựa:
    You can do it now ↑ or tomorrow. ↓
    Ông có thể làm điều đó bây giờ hoặc ngày mai.
    9.Dùng trong câu hỏi chọn lựa:
    Do you want tea ↑ or coffee? ↓
    Ông dùng trà hay cà phê?

    Học ngữ âm tiếng Anh bao gồm học âm và phong cách độc đáo của loại tiếng Anh này. Nắm vững được kĩ năng này giống như chơi nhạc hay hát các bài học. Không may thay, hầu hết những người học ngoại ngữ lại không bao giờ học cách tạo ra âm điệu, và do đó, họ cứ nói tiếng Anh theo những bước đi không chính xác hay nói đều đều từ đầu đến cuối.

    Khi đưa ra những chỉ dẫn sẽ dễ dàng hơn cho các bạn để học cách làm thế nào để tiếng Anh của bạn trở nên mới mẻ, thú vị và quan trọng nhất là phải RÕ RÀNG và DỄ HIỂU. Toàn bộ khoá học ngữ âm được thiết kế nhằm hướng dẫn cho bạn kĩ năng này. Sau đây là một số lời khuyên mà bạn có thể áp dụng ngay lúc này:

    Khi nói, hãy chia các câu ra thành hai hay nhiều nhóm bằng việc ngắt giọng, hay còn gọi là nhóm tư duy. Mỗi nhóm được tách khỏi phần còn lại bằng cách ngắt giọng. Khi chúng ta ngắt giọng trong câu, thường sẽ là do một trong ba lí do sau:

    a. Làm rõ nghĩa của câu: Ví dụ, I was about to leave my house, (ngắt) when I realized that I left all the lights on.

    b. Nhấn mạnh: Ví dụ: Frankly my dear, (ngắt) I don't give a damn (câu nói nổi tiếng trong bộ phim “Cuốn theo chiều gió&rdquo[​IMG]

    c. Lấy hơi trong những câu dài
    Ví dụ: My spouse and I decided to remodel our house, (ngắt) and then we realized (ngắt) that the money we would spend on remodeling (ngắt) we could put towards the purchase of an even nicer home (ngắt) in a better neighborhood.

    Nếu dừng lại quá lâu hoặc quá nhiều, kết quả sẽ là những câu nói rời rạc, khó nghe. Tuy nhiên, bạn hãy luôn nhớ rằng hầu hết lỗi của những người học tiếng Anh hay mắc phải là khi nói không ngắt câu hay chia câu ra thành các nhóm nhỏ.

    Không có quy tắc trong việc phân chia các câu. Những người khác nhau sẽ nhấn mạnh những ý khác nhau, khả năng nói lâu đến đâu và cần ngắt hơi ở chỗ nào. Tuy nhiên, nên ngắt trước hoặc sau nhóm tư duy, không thể tuỳ tiện được. Nguyên tắc chung là không ngắt câu ở giữa nhóm tư duy
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi cao quang nguyen
    Đang tải...


  2. Ngo Truong An

    Ngo Truong An Thành viên mới

    Tham gia:
    24/6/2015
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Cứ cho bé tiếp xúc với người bản địa thì "mưa dài thấm đất" thôi bạn.
     
  3. mehoatrau0510

    mehoatrau0510

    Tham gia:
    23/3/2015
    Bài viết:
    11,765
    Đã được thích:
    1,708
    Điểm thành tích:
    913
    sao mình toàn thấy xuống giọng nhỉ
     
  4. anhnguyentthuy

    anhnguyentthuy Thành viên tập sự

    Tham gia:
    22/6/2015
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Bạn cứ cho trẻ coi phim hoạt hình hoàn toàn bằng tiếng Anh ấy, qua một tgian sẽ thấy phát ẩm của cháu có tiến bộ thôi
     
  5. cao quang nguyen

    cao quang nguyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    3/7/2015
    Bài viết:
    1,928
    Đã được thích:
    187
    Điểm thành tích:
    103
    Mình thấy tùy từng hoàn cảnh mỗi người có áp dung riêng (nói chuyện với người bản địa - right !!!) mà VN không có nhiều cơ hội cho các bé, phim hoạt hình ok- nhưng phải chon được phim phù hợp trình độ + bé thích) Còn falling xuống giọng -> cá nhận mình nghe thì thấy người bản địa hay giữ âm trong họng + xuống giong luyến âm nuốt âm nối âm nói nhanh nhưng người Việt cứ hay lên cao giọng, cũng không hiểu tại sao???
     
  6. hieupede

    hieupede

    Tham gia:
    5/4/2013
    Bài viết:
    10,963
    Đã được thích:
    2,087
    Điểm thành tích:
    913
    luyện một lúc thấy muốn hụt cả hơi :D
     
  7. cao quang nguyen

    cao quang nguyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    3/7/2015
    Bài viết:
    1,928
    Đã được thích:
    187
    Điểm thành tích:
    103
  8. cao quang nguyen

    cao quang nguyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    3/7/2015
    Bài viết:
    1,928
    Đã được thích:
    187
    Điểm thành tích:
    103
  9. tham.hp

    tham.hp Thành viên tích cực

    Tham gia:
    11/5/2015
    Bài viết:
    631
    Đã được thích:
    108
    Điểm thành tích:
    83
    Theo em nghĩ thì phải cho bé luyện tập thông qua cả nghe và nói nữa, có thể thông qua việc xem các bộ phim hoạt hình và đi học các lớp tiếng Anh có giáo viên bản ngữ. Tuy nhiên, việc luyện cho bé nói được tiếng Anh có ngữ điệu cũng cần thời gian dài và liên tục bởi tiếng Anh và tiếng Việt khác nhau khá nhiều và cách phát âm, một bên dùng dấu câu để biểu lộ nghĩa, một bên dùng ngữ điệu để biểu lộ nghĩa :)
     
  10. cao quang nguyen

    cao quang nguyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    3/7/2015
    Bài viết:
    1,928
    Đã được thích:
    187
    Điểm thành tích:
    103
    U right!Tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm, tiếng Việt đơn âm, n trẻ em nghe nhiều thì thành phản xạ ...( môi trường nói tiếng Anh native ở VN khó, và trẻ em khi phát âm sai từ ban đầu rất khó sửa)
     
  11. Ngo Truong An

    Ngo Truong An Thành viên mới

    Tham gia:
    24/6/2015
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Mưa dầm thì mới thấm lâu được
     
  12. mehoatrau0510

    mehoatrau0510

    Tham gia:
    23/3/2015
    Bài viết:
    11,765
    Đã được thích:
    1,708
    Điểm thành tích:
    913
    Khi nói, hãy chia các câu ra thành hai hay nhiều nhóm bằng việc ngắt giọng, hay còn gọi là nhóm tư duy. Mỗi nhóm được tách khỏi phần còn lại bằng cách ngắt giọng. Khi chúng ta ngắt giọng trong câu, thường sẽ là do một trong ba lí do sau:
     

Chia sẻ trang này