Thông tin: gừng và những lợi ích cho sức khỏe

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi tuetinhpharma, 20/12/2014.

  1. tuetinhpharma

    tuetinhpharma Sống khỏe mỗi ngày

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    5 món đồ uống đốt cháy mỡ bụng hiệu quả
    Tập thể dục đều đặn cùng với chế độ ăn thích hợp sẽ giúp bạn sở hữu thân hình cân đối. Những công thức đồ uống sau đây hỗ trợ đốt cháy chất béo và thu nhỏ vòng eo của bạn đáng kể.

    Sinh tố dưa leo - gừng:

    Trộn một quả dưa leo bỏ hạt, bỏ vỏ với nước cốt 1 quả chanh, 3 muỗng nhỏ lá bạc hà cắt nhuyễn, 1 muỗng gừng cắt nhuyễn. Trộn đều hỗn hợp và để quả đêm. Sau đó, bạn thêm 8 ly nước và lọc lấy nước cốt, để trong ngăn mát tủ lạnh để uống trong ngày. Sinh tố dưa leo - gừng có thể đốt cháy mỡ bụng một cách tự nhiên.

    Trà xanh:

    Đây là loại đồ uống đơn giản và tiết kiệm, đồng thời thúc đẩy trao đổi chất và đốt cháy mỡ trong cơ thể. Bạn chỉ cần pha trà xanh theo cách thông thường và uống thay nước trong ngày.

    Sinh tố rau chân vịt:

    [​IMG]

    Xay nhuyễn 1 bát rau chân vịt cắt nhỏ, 1 cốc nước ép dứa, 1 muỗng nước cốt chanh, 1 chút gừng nạo trong máy xay sinh tố. Rót hỗn hợp ra cốc và ướp lạnh trước khi dùng. Món sinh tố rau chân vịt có tác dụng giải độc, đốt mỡ rất tốt.

    Nước chanh gừng:

    Pha 1 quả chanh, 1 muỗng mật ong và chút gừng cắt nhuyễn là bạn có một ly nước chanh gừng tuyệt vời để bắt đầu ngày mới. Uống một ly nước chanh gừng ấm vào mỗi sáng để làm sạch đường tiêu hóa, loại bỏ chất độc và thúc đẩy quá trình đốt cháy mỡ ở vùng bụng.

    Giấm táo:

    [​IMG]

    Pha 2 muỗng giấm táo, nước cốt 1 quả chanh, 1 thìa mật ong và 1 chút bột quế trong ly nước lạnh. Uống giấm táo mỗi sáng hỗ trợ giảm cân và đốt cháy mỡ vùng bụng hiệu quả.
     
    Đang tải...


  2. linhdan30

    linhdan30 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    18/7/2012
    Bài viết:
    1,970
    Đã được thích:
    298
    Điểm thành tích:
    123
    Ko biết hiệu quả ko nhỉ? Em phải cho giai nhà em thử mới được
     
  3. tunaucom

    tunaucom Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    27/9/2013
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    8
    Phương thức dễ làm, nhưng không biết hiệu quả thế nào. ngưỡng mốc 57kg rồi. :(
     
  4. dauphunhp

    dauphunhp Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    17/7/2012
    Bài viết:
    1,958
    Đã được thích:
    176
    Điểm thành tích:
    103
    Chanh gừng ạ ?
     
  5. tkkh

    tkkh Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    8/3/2013
    Bài viết:
    7,940
    Đã được thích:
    1,081
    Điểm thành tích:
    773
    Mình chỉ cần đốt mỡ bụng, ko cần giảm kg thì làm tn :(
     
  6. thanhthanh2015

    thanhthanh2015

    Tham gia:
    11/9/2014
    Bài viết:
    13,332
    Đã được thích:
    2,489
    Điểm thành tích:
    863
    mình thấy gừng dùng giảm cân hiệu quả lắm
     
    tuetinhpharma thích bài này.
  7. luaa94

    luaa94 Thành viên mới

    Tham gia:
    8/7/2015
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    liệu có ảnh hưởng tới sức khỏe không vậy?
     
  8. tkkh

    tkkh Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    8/3/2013
    Bài viết:
    7,940
    Đã được thích:
    1,081
    Điểm thành tích:
    773
    chắc ko phải là uống cả ngày nên ko sao đâu
     
  9. luaa94

    luaa94 Thành viên mới

    Tham gia:
    8/7/2015
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    vậy mình thử mấy ngày xem sao ak
     
  10. maunang

    maunang Thành viên chính thức

    Tham gia:
    17/4/2014
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    Nhà mình chả dùng thức uống nào ở trên cả.
     
  11. tuetinhpharma

    tuetinhpharma Sống khỏe mỗi ngày

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Thực phẩm cho người bị rối loạn tiêu hóa
    Rối loạn tiêu hóa là tình trạng không bình thường diễn ra ở hệ tiêu hóa. Tiêu chảy, táo bón, nôn mửa…là những triệu chứng của bệnh lý này. Bên cạnh việc dùng thuốc, có một số loại thực phẩm hỗ trợ rất tốt cho việc chữa trị rối loạn tiêu hóa.

    [​IMG]

    Táo

    Táo là loại trái cây rất có ích đối với hệ tiêu hóa vì trong táo chứa một lượng lớn nước và các chất xơ. Hàm lượng chất xơ hòa tan pectin trong táo làm giảm đáng kể triệu chứng tiêu chảy. Khi đói nên ăn 1 quả táo rất tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là vào mỗi buổi sáng. Để trợ giúp tiêu hóa nên ăn quả táo trực tiếp hơn là dùng nước ép táo.

    Chuối

    Tiêu chảy thường xuyên làm mất cân bằng các chất điện phân, chuối chứa nhiều kali cung cấp trở lại các điện phân cho cơ thể. Chất xơ trong chuối có tác dụng hấp thu các chất lỏng dư thừa trong bao tử khi tiêu chảy, đồng thời khôi phục một số vi khuẩn có ích cho bao tử. Trong chuối còn có một số chất làm giảm căng thẳng và mệt mỏi. Vì vậy chuối được coi là một lựa chọn tốt khi bị tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa.

    Trái thơm

    Chứa nhiều chất xơ, có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, tăng cường sự hấp thụ protein của cơ thể. Nếu có cảm giác nặng bụng, khó tiêu hóa khi ăn món nào đó, bạn nên ăn vài miếng trái thơm hoặc nước ép thơm.

    Sữa chua

    sua chua 300x201 Một số thực phẩm cho người rối loạn tiêu hóaCó khả năng chữa tiêu chảy hiệu quả. Những lợi khuẩn trog sữa chua khắc phục những triệu chứng khó chịu ở dạ dày, có tác dụng ngăn ngừa bệnh dạ dày.

    Mận khô

    Mận khô giàu chất oxy hóa và chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, giảm nguy cơ ung thư ruột kết, giảm cholesterol và lượng đường trong máu.

    Bạc hà

    Dùng vài lá bạc hà có thể làm giảm đau dạ dày, giảm sự khó chịu ở dạ dày đồng thời làm mát gan.

    Yến mạch

    Trong yến mạch có vitamin A, chất xơ, folate,…giúp hoạt động tiêu hóa của cơ thể dễ dàng hơn.

    Gừng

    Gừng chứa vitamin B3 ngăn ngừa chứng rối loạn tiêu hóa, các axit làm cơ thể không ứ đọng chất nhầy chống viêm. Theo một nghiên cứu gần đây, gừng có tác dụng chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ do khuẩn gây ra.

    Trong thực đơn ăn uống hàng ngày, nếu biết kết hợp khoa học giữa các loại thực phẩm thì sẽ có một hệ tiêu hóa khoẻ mạnh, tránh xa bệnh tật đặc biệt là rối loạn tiêu hóa.
     
  12. thanhthanh2015

    thanhthanh2015

    Tham gia:
    11/9/2014
    Bài viết:
    13,332
    Đã được thích:
    2,489
    Điểm thành tích:
    863
    nhiều thực phẩm tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa quá
     
  13. tuetinhpharma

    tuetinhpharma Sống khỏe mỗi ngày

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
  14. tuetinhpharma

    tuetinhpharma Sống khỏe mỗi ngày

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Chế độ dinh dưỡng cho người bị Gút
    Có thể nói nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút (thống phong) là sự kết tủa vi tinh thể muối urate natri. Một trong những biện pháp phòng chống bệnh gút là có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, dùng các thực phẩm không hoặc ít có nhân purine.

    Những thức ăn không có lợi cho người bị bệnh Gout :

    [​IMG]

    Trong cơ thể, acid uric được tạo thành từ ba nguồn: thoái giáng từ các chất có nhân purin do thức ăn đưa vào, thoái giáng các chất có nhân purin từ trong cơ thể và tổng hợp các purin từ con đường nội sinh.

    Do đó, người có acid uric máu cao nên kiêng hoặc hạn chế các thực phẩm chứa nhiều nhân purin như phủ tạng động vật (gan, thận, não, tụy...), các loại thịt có màu đỏ, các loại hải sản, nấm, đậu... Không dùng các đồ ăn thức uống có tính kích thích như trà đặc, cà phê, rượu trắng, hạt tiêu, hồi, quế, ớt...

    Một số thực phẩm có lợi cho bệnh nhân Gout:

    Người bị gút nặng, acid uric máu tăng quá cao nên ăn chay theo chu kỳ như ngày ăn táo, ngày ăn dưa chuột, ngày ăn rau xanh để hỗ trợ điều trị bệnh.

    Nếu ăn táo hoặc dưa chuột mỗi ngày dùng 1,5kg, chia thành 3-4 bữa. Nếu ăn rau xanh mỗi ngày 1,5kg chia thành nhiều bữa dưới các dạng nấu, xào hoặc làm nộm.

    Rau cần: cần trồng dưới nước tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt lợi thủy. Cần trồng trên cạn tính mát, vị đắng ngọt, có công dụng thanh nhiệt, khu phong và lợi thấp. Có thể dùng cả hai loại, đặc biệt tốt trong giai đoạn gút cấp tính. Rau cần giàu các sinh tố, khoáng chất và hầu như không chứa nhân purin. Có thể ăn sống, ép lấy nước uống hoặc nấu canh ăn hằng ngày.

    Súp lơ: là một trong những loại rau chứa ít nhân purin (mỗi 100g chỉ có dưới 75mg). Theo dinh dưỡng học cổ truyền, súp lơ tính mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thông tiện nên là thực phẩm thích hợp cho người có acid uric máu cao.

    Dưa chuột (Dưa leo): là loại rau kiềm tính. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, dưa chuột tính mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt, giải độc nên có khả năng bài tiết tích acid uric qua đường tiết niệu.

    [​IMG]

    Cải xanh: cũng là loại rau kiềm tính, và hầu như không chứa nhân purin. Cải xanh có tác dụng giải nhiệt trừ phiền, thông lợi tràng vị. Sách Trấn nam bản thảo cho rằng cải xanh còn có tác dụng lợi tiểu, rất thích hợp với người bị bệnh gút.

    Cà: cà pháo, cà bát, cà tím... đều có tác dụng hoạt huyết tiêu thũng, khứ phong thông lạc, thanh nhiệt chỉ thống. Đây cũng là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin. Nghiên cứu hiện đại cho thấy cà còn có tác dụng lợi niệu ở một mức độ nhất định.

    Cải bắp: là loại rau hầu như không có nhân purin, Sách Bản thảo cương mục thập di cho rằng cải bắp có công dụng "bổ tinh tủy, lợi ngũ tạng lục phủ, lợi quan tiết (có ích cho khớp), thông kinh hoạt lạc" nên là thực phẩm rất tốt cho người có acid uric trong máu cao.

    Củ cải: tính mát, vị ngọt, có công dụng lợi quan tiết, hành phong khí, trừ tà nhiệt (Thực tính bản thảo), trừ phong thấp (Tùy tức cư ẩm thực phổ), rất thích hợp với người bị phong thấp nói chung và thống phong nói riêng. Đây cũng là loại rau kiềm tính, giàu sinh tố, nhiều nước và hầu như không có nhân purin.

    Khoai tây: là một thực phẩm kiềm tính, giàu muối kali. Trong thành phần hóa học hầu như không có nhân purin.

    Bí đỏ: tính ấm, vị ngọt, công dụng bổ trung ích khí, giảm mỡ máu và hạ đường huyết, là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin, lý tưởng cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, béo phì và tăng acid uric trong máu.

    [​IMG]

    Bí xanh: tính mát, vị ngọt đạm, có tác dụng thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu tiện, giải độc, giảm béo. Là loại thực phẩm kiềm tính, nhiều nước và chứa rất ít nhân purin, có khả năng thanh thải acid uric qua đường tiết niệu khá tốt.

    Dưa hấu: tính lạnh, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát và lợi tiểu tiện. Trong thành phần có chứa nhiều muối kali, nước và hầu như không có nhân purin. Đây là loại quả đặc biệt tốt cho những người bị gút giai đoạn cấp tính.

    Đậu đỏ: còn gọi là xích tiểu đậu, tính bình, vị ngọt chua, có công dụng kiện tỳ chỉ tả, lợi niệu tiêu thũng. Trong thành phần hóa học của đậu đỏ hầu như không có nhân purin, là thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh gút.

    Lê và táo: hai loại quả tính mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt sinh tân, chỉ khát trừ phiền. Trong thành phần có chứa nhiều nước, sinh tố, muối kali và hầu như không có nhân purin. Là loại quả kiềm tính, dùng rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh gút cấp tính và mãn tính.

    Nho: tính bình, vị ngọt, công dụng bổ khí huyết, cường gân cốt và lợi tiểu tiện. Đây cũng là loại quả kiềm tính, nhiều nước, giàu sinh tố và hầu như không có nhân purin.

    Sữa bò: là loại thực phẩm bổ dưỡng giàu chất đạm, nhiều nước và chứa rất ít nhân purin. Là thứ nước uống lý tưởng cho bệnh nhân bị bệnh gút cả cấp tính và mãn tính.
     
  15. tuetinhpharma

    tuetinhpharma Sống khỏe mỗi ngày

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Cách nào chặn đứng rối loạn mỡ máu
    Theo thống kê của Viện Tim mạch, tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh tim mạch ở nước ta ngày càng tăng, trong đó một nguyên nhân quan trọng của bệnh lý tim mạch là rối loạn chuyển hóa lipid máu (chúng ta hay gọi là rối loạn mỡ máu).

    Ngày nay tại nước ta, cùng với sự phát triển kinh tế, chế độ dinh dưỡng đã cải thiện đáng kể, tuy nhiên chế độ ăn hợp lý vẫn còn nhiều người dân chưa quan tâm đúng mức, nhất là trong những dịp lễ tết. Thói quen ăn nhiều thịt mỡ, ăn nhiều đồ ngọt vẫn còn trong đa số chúng ta.

    Thành phần chất béo trong máu gồm hai thành phần cholesterol và triglycerid, cả hai thành phần này có nguồn gốc từ thức ăn và được hấp thu từ ruột. Khi ăn quá nhiều chất béo sẽ dẫn đến tăng mỡ máu. Các chất béo có trong thịt mỡ, sữa, các sản phẩm từ sữa, bơ, các loại thức ăn rán, các loại bánh như bích qui, ga tô... chứa nhiều cholesterol sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu cũng như tăng triglycerid.

    [​IMG]

    Rối loạn mỡ máu tăng nguy cơ bệnh mạch vành.

    Làm thế nào để phát hiện rối loạn mỡ máu?

    Hầu hết người có mỡ máu cao đều cảm thấy khỏe mạnh, thường không có dấu hiệu gì báo trước và cách duy nhất để phát hiện bệnh là xét nghiệm máu, thường phải nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi làm xét nghiệm máu. Nên làm xét nghiệm định kỳ cho những người trên 45 tuổi, tuy nhiên có thể kiểm tra sớm hơn cho những người có tiền sử bệnh mạch vành, tăng huyết áp hay hút thuốc lá.

    Tại sao phải điều trị rối loạn mỡ máu?

    Lượng mỡ trong máu cao là nguyên nhân chủ yếu của quá trình vữa xơ mạch máu và dần dần làm hẹp các động mạch cung cấp máu cho tim và các cơ quan khác của cơ thể. Khi động mạch vành bị hẹp sẽ làm giảm dòng máu tới nuôi tim gây ra đau thắt ngực, thậm chí nhồi máu cơ tim có thể gây đột tử. Nguy cơ bệnh mạch vành và các bệnh lý tim mạch khác càng tăng hơn khi có các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá, đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì hay thói quen ít vận động.

    Như vậy, điều trị rối loạn mỡ máu sẽ tránh được các biến chứng tim mạch nguy hiểm như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim... Tránh được các biến chứng khác do bệnh vữa xơ động mạch gây ra như tai biến mạch máu não, hẹp động mạch ngoại vi. Ngoài ra còn giúp tăng chất lượng cuộc sống cho người bệnh, giảm chi phí điều trị vì chi phí cho các tai biến mạch máu não rất tốn kém.

    Cần thay đổi lối sống

    Tất cả các bệnh nhân rối loạn mỡ máu đều cần thay đổi lối sống (chế độ ăn, thói quen sinh hoạt và tập luyện). Đây là biện pháp cơ bản trong điều trị rối loạn mỡ máu. Thay đổi lối sống tích cực giúp phòng ngừa sự tiến triển của các bệnh do rối loạn mỡ máu gây ra như vữa xơ mạch máu, bệnh động mạch vành.

    Bỏ hút thuốc lá: Bỏ hút thuốc lá là biện pháp phòng các bệnh lý tim mạch và ngoài tim mạch, bởi hút thuốc lá là tác nhân quan trọng trong quá trình gây vữa xơ động mạch và các bệnh lý mạch máu khác.

    [​IMG]

    Giảm cân giúp giảm được sự rối loạn mỡ máu.

    Hạn chế tối đa rượu bia: Uống rượu nhiều làm tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, đột quỵ do làm tăng lượng triglyceride trong máu và làm tăng huyết áp. Không nên uống quá 20 - 30g ethanol/ngày đối với nam giới và 10 - 20g ethanol/ngày với nữ giới.

    Thay đổi chế độ ăn là một bước có tính chất quyết định trong điều trị rối loạn mỡ máu. Mục tiêu chung là ăn giảm chất béo chủ yếu nguồn gốc động vật, ăn nhiều chất béo có nguồn gốc thực vật. Nên ăn nhiều chất xơ, rau tươi, nhiều cá, ít thịt và muối, hạn chế ăn bơ hay dầu ôliu. Dầu cá có chứa axít béo omega 3 làm giảm tỷ lệ bị đột tử, làm tăng tuổi thọ và có tác dụng bảo vệ đặc biệt giai đoạn sau nhồi máu cơ tim. Với bệnh nhân chỉ tăng cholesterol nên kiêng ăn mỡ lợn, mỡ gà, da gà, dầu dừa, các loại phủ tạng động vật như gan, lòng, óc, bầu dục... Hạn chế ăn trứng gà, vịt. Bệnh nhân có tăng cả triglycerid kèm theo thì kiêng thêm đường, mứt, mật, bánh kẹo, rượu và các đồ uống có cồn. Hạn chế các chất bột như mì, cơm gạo... Các thức ăn nên dùng là dầu đậu nành, các loại rau quả tươi, cá, thịt nạc.Bệnh nhân có tăng huyết áp kèm theo nhất là người lớn tuổi, cần chế độ ăn giảm muối.

    Giảm cân và tập thể dục: Giảm cân sẽ làm giảm được sự rối loạn mỡ máu trên bệnh nhân thừa cân và có lợi đối với các bệnh đi kèm như đái tháo đường, tăng huyết áp... Giảm cân bằng cách ăn kiêng, tăng cường tập thể dục, giảm lượng rượu hàng ngày ở những người có thói quen uống rượu và cần ăn giảm muối. Nên thường xuyên tập thể dục ở mức vừa phải như đi bộ, chạy bộ hoặc bơi lội trong 30 - 45 phút. Mức độ luyện tập phải tùy thuộc vào sức khỏe của mỗi bệnh nhân.

    BS. Ngô Tuấn Anh
    (BV Trung ương Quân đội 108)
     
  16. tuetinhpharma

    tuetinhpharma Sống khỏe mỗi ngày

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Ho khan lâu ngày - Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm
    Hỏi: Cháu xin được tư vấn vì Ho Khan lâu ngày


    Bác sĩ cho cháu hỏi, cháu là nam 21 tuổi, cháu ho khan đã 4 tháng nay, đi khám nhiều nơi, nơi thì bảo bị viêm họng do trào ngược axit dạ dày, nơi thì bảo viêm đường hô hấp trên, nơi thì bảo chỉ ho do dị ứng... điều trị theo nhưng không khỏi. Triệu chứng của cháu là ho khan, không sốt, không đau ngực, không có đờm... từ vài năm trước sau 1 đợt viêm họng cấp thì BS nói niêm mạc họng cháu yếu, nên từ đó thành họng có tổ chức hạt. Ho do cháu cảm thấy rất khó chịu ở phía mãi dưới cổ họng, lúc nào cũng chỉ muốn ngửa cổ lên thở 1 cái thật mạnh ở khí quản ra, hoặc ho vài cái mới đỡ khó chịu. được 1 lúc lại cảm thấy như vậy nên lại muốn ho tiếp. Như vậy cho cháu hỏi là nguyên nhân do đâu, cháu muốn dứt điểm thì phải điều trị như thế nào, hoặc là tư vấn cho cháu nên đi khám ở đâu ? Cháu xin cảm ơn.

    (Nguyễn Văn Sơn )



    Trả lời:

    Chào bạn,

    Ho khan thường gây ngứa họng và không có đờm nếu ho kéo dài có thể gây khàn giọng hoặc mất giọng.

    Có rất nhiều nguyên nhân gây ho khan có thể là do dị ứng với môi trường như: hít phải những mẩu vụn thực phẩm, các loại khói bụi gây kích thích ( khói thuốc, khói than, mùi hóa chất) hoặc có thể phản ứng của cơ thể khi thời tiết thay đổi đột ngột.

    Bên cạnh đó, ho khan có thể là do tình trạng mới nhiễm vi-rút, do cúm hay cảm lạnh, hen phế quản, trào ngược dạ dày, thực quản, ….

    Với bệnh nhân ho khan do các nguyên nhân dị ứng với môi trường thường vẫn cảm thấy khỏe mạnh, không có cảm giác nặng ngực và khó thở.

    Với trường hợp bệnh nhân ho do nhiễm virut, cảm lạnh, hen phế quản… bệnh nhân ho khan nếu không được điều trị ho sẽ có cảm giác tức ngực và cơn ho thường khạc ra chất nhầy và đờm.

    Bệnh nhân nghẹt thở và khó thở, mệt lả. Vì vậy, để biết chính xác nguyên nhân ho và có phương pháp điều trị thích hợp, bạn cần tới bệnh viện tai mũi họng thăm khám và làm thêm một số xét nghiệm cần thiết, tiến hành nội soi thanh quản để xác định chính xác nguyên nhân.

    Ngoài ra, cần uống nhiều nước mỗi ngày, tránh ở môi trường khô có các yếu tố gây kích thích như khói thuốc, khói than, bụi, mùi khí lạ, ăn uống đồ quá nóng gây kích thích vòm họng, về đêm trời lạnh cần giữ ấm cổ, ngực. Ăn hoa quả, uống nước cam,… để nâng cao sức đề kháng.

    Ngoài ra bạn có thể dùng thêm các loại thảo dược tự nhiên có sẵn trong bếp nhà như húng chanh, mật ong, đường phèn, chanh quất để giảm cơn ho và đau rát họng

    Chúc bạn sớm cải thiện bệnh!
     
  17. tiger8111986

    tiger8111986 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    30/6/2015
    Bài viết:
    201
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    cái này nguy hiểm thâtk
     
  18. be rom nep

    be rom nep 0979 163 066

    Tham gia:
    22/2/2013
    Bài viết:
    7,536
    Đã được thích:
    878
    Điểm thành tích:
    773
    Bệnh mỡ máu cũng rất nguy hiểm
     
  19. vayngoc

    vayngoc Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    25/12/2014
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    cám ơn chủ top bài viết rất hay và quan trọng trong đời sống ạ
     
    tuetinhpharma thích bài này.
  20. tuetinhpharma

    tuetinhpharma Sống khỏe mỗi ngày

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Làm sao để bé hết đờm trong cổ họng
    Điều trị đờm là việc hết sức cần thiết ở trẻ vì trẻ không thể bú bình thường và gây ra suy dinh dưỡng, dễ bị các bệnh liên quan đến dinh dưỡng và các rối loạn khác.

    [​IMG]

    Nguyên nhân gây đờm

    Thông thường, đờm đi kèm với cảm lạnh hay bất kỳ loại bệnh truyền nhiễm khác. Trẻ sơ sinh chỉ thở bằng mũi trong vài tháng đầu tiên sau khi chúng được sinh ra, vì vậy, nghẹt mũi có thể gây trở ngại khi bú và ngủ. Với trẻ nhỏ, mũi và cổ họng chưa hoàn thiện để xử lý chất nhầy, trẻ có thể ho nhiều hơn để làm bật chất nhầy ra.

    Mặc dù bị viêm đường hô hấp là nguyên nhân hàng đầu gây đờm ở cổ họng ở trẻ em, nhưng dị ứng theo mùa cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ. Trẻ em dễ bị dị ứng theo mùa, từ cuối tháng mười hai đến cuối những tháng mùa hè, giống như người lớn.

    Đờm ở cổ họng thường không phải là một vấn đề nghiêm trọng, khi không kèm theo bất kỳ triệu chứng khác như sốt, phát ban và dị ứng.

    Đờm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như thế nào

    Khi có đờm, trẻ ho rất nhiều và bị sổ mũi. Sự tắc nghẽn này có thể khiến trẻ thở khò khè và khó thở, đặc biệt là khi ngủ trưa.

    Ho là cơ chế tự nhiên mà qua đó đờm bị trục xuất khỏi cơ thể. Tuy nhiên, có khi ho rất nhiều, cảm thấy mệt mỏi, mà đờm không bị trục xuất. Do đó, ho gây nên cảm giác khó chịu, đặc biệt với trẻ sơ sinh.

    Đờm ở trẻ sơ sinh là rất khó điều trị bởi trẻ không thể tự dùng sức để trục xuất đờm. Đồng thời, trẻ nhỏ cũng không thể tự xì mũi được, do đó, trẻ bị đờm, ho, sổ mũi kéo dài hơn so với người lớn.

    Đờm ở trẻ sơ sinh thậm chí còn nguy hiểm hơn bởi vì hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện, động cơ phản xạ của trẻ cũng chậm, vì vậy trẻ không thể nuốt tốt.

    Chăm sóc và điều trị trẻ bị đờm ở cổ họng

    Điều trị đờm là việc hết sức cần thiết ở trẻ vì trẻ không thể bú bình thường và gây ra suy dinh dưỡng, dễ bị các bệnh liên quan đến dinh dưỡng và các rối loạn khác.

    Điều trị bằng thuốc

    Thuốc điều trị là tốt nhất cho trẻ sơ sinh bởi vì giúp làm giãn phế quản, cho phép đờm bong ra dễ dàng.

    Thông thường, đối với con trẻ, tốt nhất là để cho các bác sĩ quyết định những biện pháp khắc phục.

    Các biện pháp điều trị đờm cũng sẽ phụ thuộc vào tuổi của em bé và điều kiện y tế khác.

    Chế độ ăn uống

    Một số thực phẩm có thể gây ra đờm: Sữa và các sản phẩm sữa như sữa chua, pho mát, bơ... Các thực phẩm này có casein làm tăng tiết chất nhầy và rất khó tiêu hóa. Cùng với các sản phẩm sữa, đậu nành cũng là một trong những loại thực phẩm tạo đờm. Vì vậy, khi trẻ có đờm, bạn nên tránh cho trẻ tiêu thụ những thực phẩm trên.

    Mặc dù có rất nhiều loại thực phẩm và nhóm thực phẩm có thể gây ra đờm trong cổ họng, nhưng cũng có vô số các loại thực phẩm có thể giúp làm giảm nó. Một muỗng mật ong và gừng có thể giúp cơ thể loại bỏ chất nhờn dư thừa, đây là một phương thuốc phổ biến cho nhiều người mắc.

    Một thìa mật ong với quế cũng có thể giúp hỗ trợ sự tắc nghẽn trong lồng ngực của bé bằng cách cho bé ngậm chút nước gừng và mật ong (tuy nhiên tránh dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi).

    Thức ăn lỏng, ấm giúp giảm bớt tắc nghẽn, em bé sau đó dễ dàng ho ra đờm.

    Uống nước cũng có tác dụng tốt giúp loãng đờm.
     

Chia sẻ trang này