Thông tin sức khỏe

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi letrieuvy9x, 13/7/2015.

Tags:
  1. letrieuvy9x

    letrieuvy9x Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/7/2015
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Cảnh báo nguy cơ bệnh ung thư vòm họng gia tăng



    Như bạn đã biết trong những bệnh về tai mũi họng thì bệnh ung thư vòm họng là căn bệnh thường gặp và rất nguy hiểm nó không chỉ khó điều trị mà nó còn có tiến triển rất nhanh ..Vậy những nguyên nhân nào mà gây bệnh này ? Triệu chứng chính của bệnh ung thư họng là gì ? và những loại thuoc tri viem hong nào giúp điều trị và hỗ trợ điều trị bệnh này thì mời bạn đọc cùng tham khảo cụ thể bài viết dưới đây


    Nguyên nhân chính gây ra ung thư vòm họng chưa được xác định rõ ràng, nhưng theo nghiên cứu thì các yếu tố sau đây có nguy cơ gây ra bệnh ung thư vòm họng :


    Ung thư vòm họng là một loại u ác tính thường gặp, tốc độ phát triển của bệnh cũng tăng tương đối nhanh.

    [​IMG]




    Triệu chứng của bệnh ung thư họng :


    Giọng nói khản cổ kéo dài họng có cảm giác vướng hoặc nuốt đau:



    Khàn tiếng liên tục là triệu chứng thường gặp nhất của ung thư vòm họng giai đoạn sớm. Trong cuộc sống hằng ngày, nếu như thấy có hiện tượng khàn tiếng không rõ nguyên nhân, liên tục trong 3 tuần trở lên mà không có chuyển biến tốt, nên kịp thời đến bệnh viện để được nội soi họng. Bởi vì trên lâm sàng đa số các ung thư vòm họng đều bắt đầu và kết thúc ở dây thanh, chỉ cần một khối u rất nhỏ ở dây thanh cũng sẽ khiến dây thanh có những cử động bất thường mà gây nên khàn tiếng. Cảm giác có dị vật ở họng hoặc nuốt vướng đau là triệu chứng thường gặp của ung thư vòm họng trên thanh môn. Ngoài ra, ung thư vòm họng tại thanh môn giai đoạn giữa hoặc cuối cũng sẽ gây ra cảm giác có dị vật ở họng hoặc nuốt vướng đau.



    Có cảm giác đau trong tai :



    Khi ung thư họng phát triển đến một mức độ nào đó sẽ có hiện tượng viêm và loét trong họng ,sẽ gây ra phản xạ đau. Các khối u giai đoạn sớm tại dây thanh thường ít gây đau. Đau chủ yếu xuất hiện ở những bệnh nhân ung thư vòm họng trên dây thanh giai đoạn giữa và cuối, dấu hiệu phổ biến nhất là đau trong tai cùng bên.



    Đờm có lần chút máu, khó thở:



    Do khối u có rất nhiều các huyết quản bất thường, sau khi người bệnh ho sẽ thấy chất nhầy hoặc trong đờm có một chút máu. Triệu chứng này chủ yếu gặp ở ung thư vòm họng trên thanh môn, ung thư vòm họng dưới thanh môn và ung thư vòm họng tại thanh môn ở giai đoạn cuối và giữa. Khi khối u ở vị trí nguyên phát gia tăng độ ác tính và kích thước to dần lên, sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến hô hấp hoặc tăng tiết từ đó gây khó thở. Nếu phát hiện trong đờm có máu, khó thở không tương ứng với chứng trạng, nên kịp thời đến bệnh viện làm chẩn đoán ung thư vòm họng, để biết có bị bệnh không.



    Di căn hạch cổ:



    Các tế bào ung thư thông qua tuần hoàn bạch huyết, sẽ đến các hạch ở sâu trong vùng cổ cùng bên, đến giai đoạn muộn rất có thể sẽ di căn đến hạch cổ đối bên, thậm chí còn di căn đến các cơ quan ở xa hơn nữa.



    Các loại thuốc tây điều trị bệnh ung thư họng :



    Cytokine: một loại protein được sản xuất và tiết ra ở tế bào, có tác dụng chống tăng sinh, gây biệt hóa và hoạt hóa chức năng của tế bào. Thuốc này ngăn chặn các yếu tố gây tổn thương DNA trong tế bào và giúp tế bào khỏe mạnh hơn để chống lại những tác nhân gây bệnh. Các loại Cytokine là: Interferon gamma, Interferon alpha, Interleukin-1, Interleukin-2,…


    Như trên thì bệnh ung thư vòm họng không chỉ nguy hiểm mà nó hầu như không có những biểu hiện cụ thể nào mà chỉ có những biểu hiện rất bình thường như những bệnh viêm hầu họng hay viêm amidan .. khác ,

    [​IMG]

    nên mỗi khi chúng ta bị đau viêm nhiễm họng thì không nên coi thường , cần được khám và chua viem hong ngay khi có thể .


    Các yếu tố tăng trưởng hệ tạo máu: gồm có Erythropoietin thúc đẩy quá trình tăng sinh và biệt hóa các tế bào tiền thân của hồng cầu và GM-CSF tác dụng tăng sinh nổi trội ở những tế bào gốc đa năng để phục hồi tủy xương và hoạt hóa đại thực bào nhanh chóng, hiệu quả. Các yếu tố này giúp cơ thể bệnh nhân ung thư vòm họng chống lại cơ chế thiếu máu do khối u lấy hết máu và dưỡng chất của cơ thể, phục hồi cơ thể sau những tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị, giảm mệt mỏi và các triệu chứng chán ăn, buồn nôn hay dễ nhiễm trùng ở bệnh nhân.


    Các kháng thể đơn dòng: các kháng thể đơn dòng gắn với kháng nguyên bề mặt tế bào ung thư có thể phá hủy tế bào ung thư qua những cơ chế: hoạt hóa bổ thể và gây độc tế bào ung thư qua trung gian tế bào phụ thuộc kháng thể. Các kháng thể đơn dòng cũng là phương tiện để vận chuyển những đồng vị phóng xạ tiêu diệt tế bào ung thư. Vì vậy, phương pháp này giúp tiêu diệt tế bào ung thư và hỗ trợ xạ trị cho bệnh nhân ung thư vòm họng.


    Các yếu tố môi trường


    Nghề nghiệp thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi, môi trường kém thông khí, hoá chất đặc biệt là các hydrocacbon thơm, ăn nhiều cá muối và các thức ăn lên men dưa, trứng, các loại củ được xem là những yếu tố nguy cơ cao gây mắc bệnh ung thư vòm mũi họng.


    Virus Epstein-barr: Gen của virút epstein- Barr cũng được tìm thấy trong bệnh phẩm sinh thiết từ khối u vòm họng.


    Thuốc lá, rượu cũng được xem là yếu tố nguy cơ gây mắc bệnh này , hoặc đơn giản bạn thường xuyên bị viêm họng hay viêm nhiễm nặng vùng hầu họng lâu năm cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng này .


    Yếu tố di truyền


    Các nghiên cứu về di truyền học gần đây cho thấy có liên quan giữa mất gen ức chế u ở những bệnh nhân ung thư vòm họng.


    Uống rượu


    Gần 1/3 số bệnh nhân ung thư họng có thói quen uống rượu. Nguy cơ ung thư họng tăng nếu uống nhiều rượu. Theo các chuyên gia thì việc uống rượu gây kích thích các mô họng như việc hút thuốc lá. Chính điều này làm tăng nguy cơ ung thư họng.







    Có thể bạn quan tâm:


    2 bài thuoc chua mat ngu hiệu quả

    Những lưu ý khi đang điều tri mat ngu cho bà bầu


     
    Đang tải...


  2. letrieuvy9x

    letrieuvy9x Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/7/2015
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh đường hô hấp



    Bấm huyệt hay xoa bóp là 1 trong những liệu pháp điều trị đặc biệt và có công dụng rất tốt với sức khỏe của đông y , rất nhiều bệnh cũng nhờ đến bấm huyệt mà có thể khỏi hay thuyên giảm nhanh chóng .. Ngay với những bệnh đường hô hấp thì xoa bóp bấm huyệt cũng mang lại hiệu quả , dưới đây mời bạn đọc cùng tham khảo những cách bấm huyệt , xoa bóp chữa viêm họng , trị bệnh đường hô hấp như thế nào :

    [​IMG]

    Xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh đường hô hấp



    Cách chữa viêm họng bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt :


    Vuốt hai bên họng để chữa viêm họng : Dùng ngón tay cái day ấn huyệt liêm tuyền khoảng 3 phút.


    Dùng ngón tay cái và ngón trỏ vuốt hai bên cạnh họng từ trên xuống khoảng 3 phút.


    Dùng ngón cái và ngón trỏ tay phải đặt nhẹ hai bên xương sụn họng chỗ yết hầu lắc chậm rãi sang phải, sang trái khoảng 30 lần.


    Xoa day huyệt phong trì : Dùng hai ngón tay cái ấn vào huyệt phong trì và day khoảng 2 phút.


    Xoa huyệt dũng tuyền: Để chân trái lên đầu gối chân phải, dùng tay phải xoa mạnh lòng bàn chân trái, nhanh và mạnh dần đến khi cảm giác nóng lên thì thôi. Sau đó đổi chân xoa bằng tay trái



    Vị trí huyệt :



    - Liêm tuyền: Chính giữa bờ trên sụn giáp trạng, trên lằn chỉ ngang chỗ cuống hầy, ở trên khe của xương móng và sụn giáp trạng.


    - Phong trì: Ở chỗ lõm của bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ.


    Dưới lòng bàn chân, huyệt ở điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân thứ hai và giữa bờ sau gót chân, lỗ hõm dưới bàn chân.


    Trên đây là những cách bấm huyệt và xoa bóp trị viêm đường hô hấp , bạn cần tuyệt đối chú ý đến vị trí những huyệt đạo , cần có sự am hiểu về huyệt đạo trên cơ thể con người không được tùy tiện bấm vào những huyệt mà ta chưa biết rõ . Phương pháp này cực kì hiệu nghiệm nếu bạn kiên trì thực hiện mà không cần đụng đến 1 viên thuoc tri viem hong nào. Chúc bạn sức khỏe !

    [​IMG]






    Có thể bạn quan tâm:


    2 bài thuoc chua mat ngu hiệu quả

    Những lưu ý khi đang điều tri mat ngu cho bà bầu



     
  3. letrieuvy9x

    letrieuvy9x Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/7/2015
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Những điều bạn cần phải nắm rõ về bệnh viêm họng








    Theo bác sĩ Trần Quốc Ninh thì có tới 200 chủng virút gây viêm họng và thường tự khỏi nếu sức đề kháng của cơ thể tốt. Ngược lại, nếu cơ thể yếu, sức đề kháng giảm, người bệnh có thể bị bội nhiễm các vi khuẩn. Trong đó nguy hiểm nhất là loại liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A.




    Viêm họng là một bệnh phổ biến trong cộng đồng, nhất là khi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay ở các thành phố, khu công nghiệp; tỉ lệ mắc nhiều ở trẻ em dưới 7 - 8 tuổi.



    [​IMG]


    Viêm họng là gì?


    Viêm họng là tình trạng viêm cấp niêm mạc hầu.


    Có 3 loại viêm họng: viêm họng trắng, viêm họng đỏ và viêm họng loét (rất hiếm gặp). Trong tất cả các trường hợp, người bệnh đều cảm thấy đau rát họng, gặp khó khăn khi nuốt, sốt và thường xuyên nhức đầu. Ngoài ra, viêm họng còn đi kèm với một vài triệu chứng như cảm lạnh, buồn nôn, đau mình mẩy, sưng viêm amidan và nổi hạch ở cổ…


    Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng nhưng phần lớn là do các loại virút (80%), còn lại là do vi khuẩn (chủ yếu liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A Streptococcus - thủ phạm gây nên những biến chứng nghiêm trọng về tim, khớp và thận) và các yếu tố nguy cơ như thay đổi thời tiết, khói bụi, rượu, hóa chất...



    Khi nào là nguy hiểm?


    Viêm họng được gọi là nguy hiểm khi nguyên nhân gây viêm họng do liên cầu bêta tan huyết nhóm A. Nguyên nhân là do vỏ của loại liên cầu này có cấu trúc gần giống cấu tạo của màng thận, màng tim, màng khớp, do đó khi mắc bệnh và không được điều trị kịp thời cơ thể tự sản sinh ra kháng thể chống lại loại liên cầu này, đồng thời tấn công cả vào thận, tim và khớp gây viêm khớp, viêm cầu thận, thấp tim để lại hậu quả rất nặng nề cho bản thân người bệnh nhân và cộng đồng. Dễ dẫn đến phải chua viem hong nếu thường xuyên kéo dài bệnh.


    Theo các bác sĩ, một số yếu tố quan trọng để phát hiện viêm họng do liên cầu bêta tan huyết nhóm A bao gồm:


    - Bệnh thường khởi phát đột ngột với biểu hiện sốt cao 30 - 400C, người mệt mỏi.


    - Khám họng thấy có mủ trắng bẩn ở khe, hốc amiđan hai bên. Sờ thấy hạch dưới hàm cả hai bên, di động, ấn đau.


    - Bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao khi lấy máu làm xét nghiệm.



    Phòng bệnh là biện pháp hữu hiệu


    Khi mới thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm họng, người bệnh cần tới cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng để khám phát hiện hoặc loại trừ loại viêm họng nguy hiểm này và đưa ra cách chữa viêm họng hiệu quả nhất. Mỗi loại viêm họng đều có những nguyên nhân khác nhau trừ những đợt có dịch. Mỗi nguyên nhân lại gây ra những tổn thương đặc thù mà dựa vào các dấu hiệu có trên niêm mạc họng cụ thể khi đó bác sĩ sẽ đưa ra cách xử trí hợp lý nhất như có dùng kháng sinh hay không dùng kháng sinh, nếu phải dùng thì sử dụng nhóm kháng sinh nào đem lại hiệu quả cao cho bản thân người bệnh, tránh tình trạng lạm dụng thuốc. Cách điều trị tốt nhất là lấy dịch họng đem nuôi cấy xác định loại vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ.


    chữa viêm họng hạt thường kết hợp với sát khuẩn vùng họng bằng nước muối sinh lý ngậm họng, súc họng với dung dịch kiềm loãng. Khí dung mũi họng theo chỉ định bằng tinh dầu bạc hà, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm dạng hòa tan. Đắp khăn nóng vào hai bên cổ.


    Phòng bệnh rất biện pháp rất quan trọng, đặc biệt khi có dịch viêm mũi họng. Giữ ấm vùng cổ, tránh ngồi, ngủ, tắm... ở nơi có gió lùa. Ăn nhiều hoa quả chứa nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng của cơ thể và mũi họng.


    Nhiều người lầm tưởng rằng, viêm họng là bệnh không lây. Song trên thực tế, nó là bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu ai đó xung quanh bạn đang bị viêm họng thì cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với họ và rửa tay thường xuyên.



    Nếu bị viêm họng, bạn cũng nên rửa tay thường xuyên nhằm hạn chế sự lây lan của vi khuẩn khi bạn dùng tay che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.


    BS. TRẦN QUỐC NINH




    Xem thêm:


    Một số lưu ý về cách dùng thuốc trị mất ngủ
    mãn tính?


     
  4. letrieuvy9x

    letrieuvy9x Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/7/2015
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Bí quyết trị viêm họng an toàn cho các mẹ bầu






    Viêm họng
    là một bệnh rất thường gặp ở mọi đối tượng trong đó có phụ nữ mang thai. Theo điều tra, số bà bầu xuất hiện viêm họng chiếm tới trên 70%. Thay đổi nội tiết là một trong những yếu tố thuận lợi gây viêm họng. Bệnh viêm họng ở bà bầu lại thường xuất hiện trong ba tháng đầu của thai kỳ. Vì vậy, chữa viêm họng là nhu cầu rất cấp thiết. bà bầu tuyệt đối không được tự mua thuốc chữa viêm họng để uống.

    [​IMG]


    Việc điều trị phải tuân theo phác đồ của thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng và bác sĩ sản khoa. Bên cạnh đó, một số bài thuốc dân gian chữa viêm họng sau đây giúp các mẹ bầu thoát khỏi tình trạng viêm họng một cách an toàn nhất mà vẫn hiệu quả.


    Chanh và muối

    Các mẹ thái quả chanh thành những lát nhỏ, sau đó trộn với muối hạt và ngậm khi mới bị viêm họng. Bà bầu bị viêm họng nên cố gắng ngậm ít nhất 5 lần mỗi ngày nhé.

    Ngoài ra, các mẹ cũng có thể hòa chanh với nước muối rồi uống. Súc miệng thường xuyên bằng nước muối cũng là các trị viêm họng hiệu quả đấy các mẹ ạ.


    Cà rốt và mật ong

    Các mẹ lấy củ cà rốt, rửa sạch, gọt hết vỏ rồi ép lấy nước. Sau đó cho 2 – 3 thìa mật ong vào cốc nước cà rốt quấy đều lên. Các mẹ pha loãng hỗn hợp này theo tỉ lệ 1:1 với nước đun sôi để nguội và súc họng từ 3 – 5 lần/ngày, mỗi lần từ 5 – 7 phút nhé.


    Bột nghệ

    Các mẹ lấy 1/2 thìa bột nghệ cho vào 1/2 cốc nước nóng, sau đó cho thêm một ít muối sạch. Khuấy đều lên và uống ngày 1 lần, uống trong khoảng 3 ngày.

    Cách này bảo vệ họng khỏi bị viêm nhiễm rất hiệu quả. Nếu mẹ nào bị viêm họng kèm theo ho, có thể pha một thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Nhấp một ít sữa nóng vào sáng và tối sẽ hạn chế được ho và viêm họng.


    Gừng, chanh và mật ong

    Lấy 1 thìa nước gừng và 1 thìa mật ong trộn với nhau. Sau đó, các mẹ ăn hỗn hợp nước gừng và mật ong, rồi uống một cốc sữa nóng để giảm ho và các vấn đề về họng nhé.

    Ngoài ra, các mẹ có thể dùng ½ cốc nước ấm, cho vào 3 thìa nước chanh, 1 thìa mật ong, 1 thìa nước gừng. Khuấy đêu lên và nhấp từng ngụm nhỏ. Ngày 3 lần sẽ làm giảm viêm họng nhanh chóng.


    Trà và mật ong - cách chữa viêm họng cho bà bầu khi mang thai

    Cho 1 thìa mật ong khuấy đều trong chén trà và thêm 1/2 quả chanh vắt sẽ giúp các mẹ giảm được viêm họng.


    Củ cải tươi giúp bà bầu bị viêm họng, khàn tiếng

    Nếu mẹ nào ho và viêm họng mà bị khàn tiếng, mất tiếng thì hãy dùng nước củ cải tươi giã hoặc ép lấy nước uống. Ngoài ra, nấu cháo củ cải nóng với hành và tía tô cũng giúp thai phụ hết bị viêm họng, mất tiếng.

    [​IMG]

    Quất xanh, mật ong bài thuốc chữa viêm họng hạt cho bà bầu hiệu quả

    Các mẹ mua một ít quất còn xanh vỏ (khoảng 10 quả), về ngâm muối rửa sạch rồi dùng dao cắt đôi quả quất ra (để cả vỏ nhé), sau đó cho vào bát nhỏ trộn thêm 2 thìa mật ong (có thể thay bằng đường) và hấp vào nồi cơm khi đang sôi. Tốt nhất là mỗi bữa cơm các mẹ hấp 1 bát như vậy nhé, có thể nhâm nhi cả buổi luôn, đỡ nhiều lắm các mẹ ạ.


    Tỏi và sữa nóng

    Bà bầu bị viêm họng nên giã nhỏ 3 – 4 nhánh tỏi, hòa với một cốc sữa nóng (có thể dùng sữa bà bầu) hãm từ 10 – 15 phút, lọc lấy nước uống trong vòng 30 phút. Mỗi ngày uống từ 2 – 3 cốc sẽ giúp mẹ bầu giảm viêm họng nhanh chóng đấy.


    Lá tía tô

    Lá tía tô tươi, nghiềm lấy nước uống 5 lần trong ngày.

    Ngoài ra, các mẹ có thể dùng lá tía tô xanh, rễ tía tô phơi khô trong bóng râm, nấu cháo với gạo nếp rang, vỏ quýt để trị ho, viêm họng. Ăn cháo nóng có nhiều hành, tía tô, hạt tiêu cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn vùng họng.





    Xem thêm:


    Một số lưu ý về cách dùng thuốc trị mất ngủ
    mãn tính?


     
  5. letrieuvy9x

    letrieuvy9x Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/7/2015
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Mẹo nhỏ giúp bạn giảm bớt đau rát cổ họng



    Nhìn chung chúng ta tưởng rằng, họng là khoảng không vẫn nhìn thấy trong gương – khi há rộng miệng, trong khi đó chỉ là bộ phận ở giữa của họng. Bởi thực ra cơ quan này còn bộ phận ở phía trên, tức khoảng không giáp mũi, và khoảng không phía duới, theo hướng khí quản.


    Địa bàn này đảm nhiệm hàng loạt chức năng quan trọng. Đây là con đường tất cả thức ăn đi qua để vào dạ dày cũng như không khí chu du đến phổi. Bộ máy phát ngôn cũng nằm ở đây. Cuối cùng họng cũng là phòng tuyến đầu tiên của mặt trận chiến đấu với đủ loại vi sinh khuẩn, vi trùng liên tục thâm nhập vào cơ thể chúng ta. Nếu hệ miễn dịch của cơ thể tự xoay sở có hiệu quả với những phần tử phá hoại, sẽ không có gì xấu xảy ra. Tuy nhiên nếu gặp phải loại virus hoặc vi trùng mới, hoàn toàn xa lạ, hoặc bệnh lây nhiễm đã biết, song đúng lúc cơ thể chúng ta bị mệt mỏi, mất ngủ, lạnh cóng đang lúc mùa đông, hoặc – hoàn toàn ngược lại – cơ thể bị hâm nóng vào giữa mùa hè, hễ đề kháng suy yếu có thể không đủ sức chống lại kẻ thù và cơ thể sẽ bị nhiễm bệnh.


    Ngậm hay súc miệng?


    Chính tình trạng nhiễm trùng là nguyên nhân gây đau họng. Nếu bị đau cấp tốc, chúng ta cảm thấy bỏng rát, ngứa ngáy, thêm nữa là cảm giác khó chịu, cũng xuất hiện tình trạng hâm hấp sốt, đó là dấu hiệu bệnh lây nhiễm “đã chính thức tuyên chiến”, tức bắt đầu nhân bản. Chúng ta thường gắng sức không tìm cách chữa viêm họng, cho dù đó không phải là giải pháp khôn ngoan vì một số lý do.

    [​IMG]


    Chúng ta nên chữa viêm họng hạt bằng cách gặp bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên sẽ có ý nghĩa – nếu mọi người tạo điều kiện thuận lợi, để hệ miễn dịch có thể thực hiện công việc của nó bằng cách nghỉ hai-ba ngày ở nhà, cố gắng nằm giường và ngủ đủ giấc. Tiếc rằng thực tế ít ai làm như vậy.


    Nếu chịu nằm giường, gần như chắc chắn tình trạng nhiễm trùng không vượt ra khỏi địa bàn họng và cuối cùng biến mất ở đấy. Trái lại nguy cơ tình trạng nhiễm trùng tiếp tục mở rộng sẽ gia tăng - nếu chúng ta không chịu giảm thiểu cường độ làm việc. Ngoài ra năng suất lao động vào thời điểm mới bị nhiễm bệnh thường suy giảm tệ hại và cơ quan (hoặc chủ thuê lao động) không được lợi lộc gì – nếu nạn nhân vẫn gượng gạo đến công sở với tình trạng như vậy. Tệ hơn, cơ quan (hoặc chủ thuê nhân công) còn bị thiệt hại, bởi gần như chắc chắn – hoàn toàn vô tình, chúng ta sẽ hào phóng “trao tặng” vô số virus hoặc vi trùng gây bệnh của mình cho đồng nghiệp.


    Không phụ thuộc vào thực tế, quyết định nghỉ vài ngày ở nhà hay cố gắng tiếp tục đi làm – vẫn tốt cho cơ thể, nếu chúng ta cung cấp cho cơ thể các “phương tiện” phát huy tác dụng giảm đau và giảm sốt trong thời gian này. Chúng ta cũng có thể cố gắng tác động trực tiếp vào họng, để giảm thiểu phần nào triệu chứng. Trong trường hợp này các hiệu thuốc có bán khá nhiều tân dược không cần đơn bác sĩ. Nhìn chung có hai loại “vũ khí” đặc trị chứng bệnh này – viên ngậm hoặc dung dịch súc họng.


    - Bản thân, tôi nghiêng về giải pháp thứ hai và tôi vẫn chỉ định bệnh nhân của mình – BS Ewa Goleblewska, chủ nhiệm Khoa Tai-Mũi-Họng Bệnh viện Warszawa khẳng định. – Các viên ngậm chống viêm họng vẫn được quảng cáo thái quá như “phát huy tác dụng giảm đau tuyệt vời”, song thực tế khả năng này duy trì không dài hơn 15-20 phút. Để họng thực sự hết đau, cần phải sử dụng liều thuốc lớn hơn ở dạng bình xịt hoặc thuốc tiêm, trong khi gần như không bệnh nhân nào chấp nhận giải pháp này – thầy thuốc giàu kinh nghiệm giải thích.


    Thực ra việc sử dụng viên ngậm chỉ có ý nghĩa vào thời điểm mới bị nhiễm bệnh và trong hoàn cảnh không có khả năng súc họng. Đơn giản, vì viên ngậm thuận lợi hơn trong sử dụng nhưng không được xem như là 1 dạng thuốc chữa viêm họng thay thế.



    Dùng gì, nếu chọn giải pháp hai?

    [​IMG]

    Nếu có thể so sánh giải pháp viên ngậm như lau tay bằng khăn vệ sinh; súc họng đã là rửa tay nghiêm túc dưới vòi nước, bằng xà phòng. Việc súc họng không chỉ có tác dụng làm ẩm màng niêm mạc họng, mà còn sục rửa từ địa bàn này tất cả nhừng gì vô tích sự, tức vi sinh vật gây bệnh, làm sạch niêm mạc và loại bỏ cặn bã thức ăn dư thừa. Đây được xem là 1 cach chua viem hong hieu qua


    Để súc họng có thể sử dụng nhiều loại dung dịch – từ nước muối đến nước trà hoa cúc. Mỗi người có sở thích mùi vị riêng. Người này ưa Septosan, người khác chê, không thể chấp nhận và thích dùng sản phẩm thuộc dòng hương vị bạc hà. Điều quan trọng là dung dịch không quá lạnh, cũng không quá nóng – tốt nhất khoảng 36 độ C. Cần phải súc họng tối thiểu vài ba lần/ngày.


    Đôi khi một số bác sĩ cũng khuyên súc họng bằng nước ấm pha vài giọt dầu thực vật. Hỗn hợp này phát huy tác dụng làm mát và bôi trơn niêm mạc họng.


    Họng không thích gì?


    Bệnh trở thành mãn tính hoặc thường xuyên lặp lại là rắc rối sức khỏe đặc biệt. Chúng có nhiều nguồn gốc khác nhau. Không hiếm trường hợp nguyên nhân rất bất ngờ - điều hòa nhiệt độ. Họng của chúng ta vốn đặc biệt không thích không khí khô do thiết bị điều hòa nhiệt độ tạo ra, vì thế việc nhiều giờ mỗi ngày ngồi trong căn phòng như thế có thể làm cho một số người quanh năm bị đau họng.


    Cũng không hiếm trường hợp hô hấp không hợp lý là nguyên nhân gây sự cố với họng. Tự nhiên con người vốn được thiết kế theo cách cần phải thở bằng mũi, thay vì bằng miệng. Mũi có cấu tạo đặc biệt, đảm làm sạch không khí “đầu vào”, sưởi ấm và tạo độ ẩm thích hợp. Tuy nhiên sẽ xảy ra tai họa - nếu ai đó, thí dụ liên tục hít thở không khí qua đường miệng, khiến họng phải tiếp xúc trực tiếp với không khí khô, quá lạnh hoặc ô nhiễm vì lý do cong vẹo thái quá vách ngăn hốc mũi.


    Lại có những bệnh nhân gõ cửa phòng khám tai-mũi-họng vì lý do đau họng mạn tính, trong khi nguyên nhân bệnh lý hoàn toàn không thuộc lĩnh vực này, mà cần tìm ở nơi khác trong cơ thể. Đau họng có thể thí dụ vì hậu quả dị tật trong hệ tiêu hóa như tình trạng trào ngược (thức ăn từ dạ dày trào lên thực quản do khuyết tật van một chiều) hoặc hiện tượng phì đại thực quản (mảnh nhỏ dạ dày bị thực quản kéo ngược và gây ra đau vòm ngực hoặc đau họng).



    Nguyên nhân một số triệu chứng đau họng cũng có thể là tân dược. Hay gặp nhất là một số thuốc hạ áp huyết. Thực tế có nhiều người sử dụng biệt dược này và chúng gây ra những tình trạng chịu với họng ở một bộ phận người sử dụng. Cần phải thông báo với bác sĩ điều trị - trường hợp không may rơi vào tình huống này. Có rất nhiều loại thuốc điều trị áp huyết cao, vì thế bác sĩ không khó tìm sản phẩm thích hợp.





    Xem thêm:


    Một số lưu ý về cách dùng thuốc trị mất ngủ
    mãn tính?
     
  6. letrieuvy9x

    letrieuvy9x Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/7/2015
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Xua tan nỗi lo mất ngủ triền miên



    Mất ngủ luôn khiến bạn rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi, áp lực tinh thần làm bạn luôn thấy căng thẳng, ảnh hưởng tiêu cực đến công việc, làm giảm chất lượng cuộc sống.Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa mất ngủ nhé!


    Nguy hại của bệnh

    Rối loạn giấc ngủ kéo dài (đặc biệt mất ngủ) gây hoảng loạn, tăng nguy cơ biến chứng thành các bệnh khác như thoái hóa xương, đau nhức dây thần kinh, tổn thương chức năng điều tiết não bộ, gây viêm loét dạ dày, rối loạn thần kinh thực vật, hội chứng đại tràng kích thích, chán ăn, hạ huyết áp,…Ở một số trường hợp, tình trạng này còn dẫn đến rối loạn tim mạch, tăng huyết áp, tim đập nhanh, hồi hộp lo sợ, béo phì, tiểu đường,...

    Chính vì thế, nếu bạn đang gặp tình trạng mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ khiến bạn luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi thì bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị và chữa trị dứt điểm tình trạng bệnh lý khó chịu này, lưu ý tham vấn ý kiến bác sĩ cho kĩ nếu như bạn có ý định sử dụng thuốc chữa mất ngủ
    [​IMG]

    Nguyên tắc cần nhớ trong quá trình trị mất ngủ


    Nên tạo tâm trạng thư thái để dễ dàng đi vào giấc ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn màn sạch sẽ,..

    Tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ và loại trừ

    Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, vui chơi ngoài trời, tham gia hoạt động ngoại khóa để tinh thần năng động hơn

    Nếu không ngủđược sau 30 phút thì nên ra khỏi giường và đọc sách hoặc làm một việc gìđó cho đến khi buồn ngủ

    Tránh ăn quá no trước khi đi ngủ.

    Có thể sử dụng thảo dược hoặc nhờđến sự giúp đỡ của bác sĩ nếu tình trạng này kéo dài.

    NGUYÊN NHÂN

    Áp lực cuộc sống và công việc hằng ngày

    Tâm lý không ổn định, hay lo âu

    Do gặp phải một biến cố trong cuộc sống, ảnh hưởng trực tiếp tới tâm trạng, cảm xúc.Q

    Lạm dụng các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá.

    Thói quen ăn uống, sinh hoạt, lịch thức/ngủ không điều độ.

    Tác động từ môi trường bên ngoài: phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh, tiếng ồn quá lớn, phòng ngủ quá sáng…

    Do bệnh lý

    Một số bệnh lý gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ như viêm xoang, đau đầu, viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh khớp xương, bệnh về tiết niệu, trầm cảm, tâm thần phân liệt…

    Tác dụng phụ của một số loại thuốc trị bệnh cũng gây ra chứng mất ngủ .

    Bạn cũng nên lưu ý loại bỏ một số thói quen xấu trong mùa hè oi bức này, vì nó gây hại cho sức khỏe của bạn và gia đình:

    CÁCH PHÒNG NGỪA
    Bật điều hòa ở nhiệt độ thấp vào ban đêm


    Không chỉ gây khô da mà bật điều hòa xuống nhiệt độ thấp vào bạn đêm còn dễ dẫn đến bệnh tê liệt, lạnh mặt, đau khớp, đau bụng, tiêu chảy…

    Ăn đồ lạnh vào ban đêm

    Những thực phẩm lạnh vô cùng hấp dẫn chúng ta khi tiết trời nắng nóng. Nhưng việc ăn đồ lạnh vào ban đêm dễ dẫn đến lạnh bụng, gây đầy bụng vàảnh hưởng đến đường tiêu hóa.

    Tắm nước lạnh

    Đây là thói quen của hầu hết chúng ta. Bạn chúý không tắm nước lạnh khi mới vui chơi về hay nhất là không nên tắm vào ban đêm bởi trong mùa hè nóng bức, lỗ chân lông của con người thường ở trong trạng thái mở, do vậy khi tắm nước lạnh, khí lạnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, dẫn đến tổn thương dương khí. Tắm nước lạnh có thể dẫn đến các bệnh như tổn thương gân chân, giảm thị lực, lạnh chân tay, thậm chí có thể sẽ khiến bạn bị sốt.

    Bạn có thể nghĩđến giải pháp tắm nước ấm bởi tắm nước ấm giúp chúng ta thư giãn hơn và tốt hơn cho sức khỏe.

    Bên cạnh đó, bạn cũng không nên uống trà khi đói bởi nóảnh hưởng không tốt tới dạ dày. Nên bổ sung 8 cốc nước lọc mỗi ngày để cung cấp nước cho cơ thể và quá trình đảo thải chất độc diễn ra nhịp nhàng hơn.



    Xem thêm:

    Một số lưu ý về cách dùng thuốc trị mất ngủ
    mãn tính?
     
  7. tuannhien

    tuannhien Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/12/2014
    Bài viết:
    1,828
    Đã được thích:
    195
    Điểm thành tích:
    103
    cảm ơn nhá
     
  8. be rom nep

    be rom nep 0979 163 066

    Tham gia:
    22/2/2013
    Bài viết:
    7,536
    Đã được thích:
    878
    Điểm thành tích:
    773
    Mất ngủ thì ko tốt cho sức khỏe
     
  9. kimthuongchv

    kimthuongchv

    Tham gia:
    15/8/2012
    Bài viết:
    27,592
    Đã được thích:
    4,664
    Điểm thành tích:
    2,113
    quất và muối ngâm trong lọ rồi khi nào ngậm là cả quả ngậm trong miệng sáng hôm sau nhổ đi, hết đau họng luôn
     
  10. letrieuvy9x

    letrieuvy9x Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/7/2015
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Nguyên nhân và cách điều trị viêm họng tương ứng




    Viêm họng là bệnh rất phổ biến mà ai trong chúng ta cũng có thể mắc phải nhưng không phải lúc nào ta cũng uống kháng sinh tây y là tốt mà tùy vào nguyên nhân ta có thể chọn cách chữa viêm họng phù hợp nhằm đạt hiệu quả tri vien hong cao nhất

    [​IMG]

    Bài viết xin giới thiệu một số nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm họng cũng như thuốc chữa viêm họng với từng nguyên nhân bệnh


    Ngoại cảm phong hàn :



    Triệu chứng: Ngạt mũi, nặng tiếng, người ớn lạnh, không mồ hôi, cổ họng hơi sưng, nuốt thấy vướng, đau, kèm theo đau đầu, sốt vừa, sợ gió, đau mỏi thân mình, chán ăn; mạch phù hoãn.



    Phương pháp điều trị: Sơ giải biểu tà.



    Bài thuốc: Kinh phòng bại độc tán.



    Kinh giới, phòng phong, độc hoạt, sài hồ, tiền hồ, xuyên khung, chỉ xác, cát cánh, phục linh, cam thảo, khương hoạt mỗi vị 12g. Các vị trên thêm 7 nhát gừng,10 lá bạc hà và nước 1.200ml, sắc lọc bỏ bã lấy 120ml. Ngày uống 1 thang chia đều 5 lần.



    Thuốc nhai ngậm: xạ can lá hoặc củ tươi vừa 1 miếng + sinh khương 1 miếng, nhai nuốt nước bỏ bã, ngày 4- 5 lần.



    Ngoại cảm phải dịch độc thời khí :



    Triệu chứng: Trong họng ngứa đau, khô, sưng đỏ, nuốt khó ăn hay nghẹn, thích uống nước lạnh, sốt cao, khát; mạch sác, nhiều người mắc cùng thời điểm, lây lan lẫn nhau.



    Phương pháp điều trị: Thanh hoả giải độc.



    Bài thuốc: Thanh yết lợi cách thang: hoàng liên 8g; cam thảo 10g; nhân sâm 10g; bạch linh, hoàng cầm, ngưu bàng tử, phòng phong, bạch thược, thăng ma, cát cánh mỗi vị 12g. Các vị trên thêm 7 nhát gừng và 1.200ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 120ml. Ngày uống 1 thang chia đều 5 lần.



    Thuốc nhai ngậm: xạ can 3 miếng + hoắc hương 3 lá + sinh khương 1 miếng, nhai nuốt nước bỏ bã, ngày 4 – 5 lần.



    Kinh dương minh tích nhiệt :



    Triệu chứng: Sốt không sợ lạnh lại sợ nóng, họng sưng đỏ, đau, nóng, cảm giác như đốt ở trong họng, người mệt mỏi, háo khát, bồn chồn trong bụng, tiểu tiện vàng, đại tiện táo, mạch hồng đại.



    Phương pháp điều trị: Thanh tiết uất nhiệt.



    Bài thuốc: “Lương cách tán”: hoàng cầm, chi tử, bạc hà diệp, liên kiều mỗi vị 10g; đại hoàng, mang tiêu, cam thảo mỗi vị 20g. Các vị trên (trừ mang tiêu, bạc hà diệp) sao giòn tán mạt, trộn mang tiêu tán mịn tinh. Mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần 10g với nước trúc diệp, bạc hà diệp hoặc mật ong. Trẻ em thì tuỳ tuổi mà cho liều lượng thích hợp.



    Thuốc nhai ngậm: lá húng chanh 3 lá + sơn đậu căn 3 miếng, nhai nuốt nước bỏ bã, ngày 5 – 6 lần.



    Đàm hoả



    Triệu chứng: Yết hầu sưng, đau, nuốt nước bọt đau, người ậm ạch khó chịu, lợm giọng buồn nôn, ăn uống đau nghẹn khó nuốt, ngại nói, nặng thì khò khè, khó thở, tâm phiền; mạch hoạt sác.



    Phương pháp điều trị: Tiêu đàm chí yết thống.



    Bài thuốc “Địch đàm thang”: nhân sâm 8g, trúc nhự 8g, thạch xương bồ 10g, cam thảo 10g, đởm tinh 10g, chỉ thực 10g, quất hồng bì 16g, phục linh 16g, bán hạ 20g. Bán hạ khương chế, trần bì khứ bạch. Các vị trên + 5 nhát gừng và nước 1.200ml, sắc lọc bỏ bã lấy 120ml. Ngày uống 1 thang chia đều 5 lần.



    Thuốc nhai ngậm: ô mai nhục + cam thảo vừa 1 miếng nhai nuốt nước bỏ bã, ngày 5-6 lần.

    Công dụng : chữa viêm họng hạt


    Khí hư



    Triệu chứng: Họng hơi sưng mà khô, đau, nhức nuốt nước bọt đau. Ăn uống đau nghẹn, khó nuốt, đau nhiều vào lúc gần trưa, đại tiện phân lỏng, chân tay mềm nhẽo, người mệt mỏi; mạch hư nhược.



    Phương pháp điều trị: Bổ trung ích khí, sinh tân dịch.



    Bài thuốc: “Bổ trung ích khí thang gia giảm”: cam thảo 10g, nhân sâm 12g, thăng ma 12g, trần bì 12g, sài hồ 12g, đương quy 12g, bạch truật 12g, thiên hoa phấn 12g, hoàng kỳ 24g. Hoàng kỳ mật sao; cam thảo chích; nhân sâm bỏ cuống; đương quy tửu tẩy; trần bì khứ bạch. Các vị trên thêm 1.800ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 200ml. Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 5 lần.



    Thuốc nhai ngậm: Ly tước 1 lá to + sơn đậu căn 3 miếng + vỏ quýt tươi sạch 1 cái, tất cả nhai ngậm nuốt nước cốt.



    Xạ can.



    Tỳ hư can uất



    Triệu chứng: Cổ họng hơi sưng mà khô, đau, nuốt nước bọt đau, ăn uống đau nghẹn khó nuốt, hai mạng sườn đau, thỉnh thoảng nóng lên cổ họng, lợm giọng, buồn nôn, ăn uống kém tiêu, người mệt, đại tiện thất thường, rêu lưỡi vàng cáu; mạch huyền.



    Phương pháp điều trị: Bổ tỳ sơ can.



    Bài thuốc “Quy tỳ thang” hợp với bài “Tiêu dao tán”: mộc hương 4g, cam thảo 8g, nhân sâm 8g, viễn chí 8g, bạc hà 8g, sài hồ 10g, bạch thược 10g, đương quy 10g, bạch truật 12g, phục thần 12g, hoàng kỳ 12g, long nhãn nhục 12g, toan táo nhân 12g. Phục thần bỏ lõi gỗ; hoàng kỳ bỏ gốc cuống mật chích; toan táo nhân sao vàng cánh gián; cam thảo chích; viễn chí bỏ lõi tẩm nước gừng sao vàng. Các vị trên 1.500ml nước sắc lọc bỏ bã lấy 250ml. Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 5 lần.



    Thuốc nhai ngậm: Tam thất tẩm nước muối ủ 5-7 ngày thái mỏng sao giòn nước và bã, ngày 7- 10 lần.



    Thận âm hư cảm nhiễm ngoại tà



    Triệu chứng: Cổ họng khô, sưng đau, thường xuyên cảm giác nóng rát ở yết hầu, nuốt nước bọt khó khăn, đau, người phiền muộn, háo khát, ăn uống nghẹn khó nuốt, lưng đau, ù tai, đại tiện táo, tiểu tiện vàng sẻn. Rêu lưỡi vàng; chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.



    Phương pháp điều trị: Tư âm bổ thận.



    Bài thuốc “Ngọc nữ tiễn”: tri mẫu 12g, ngưu tất 12g, mạch môn đông 16g, sinh địa 20g, sinh thạch cao 24g. Các vị trên thêm 1.800ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 150ml. Sắc uống ngày 1 thang chia đều 5 lần.



    Thuốc nhai ngậm: Tam thất tẩm nước muối ủ 5-7 ngày, thái mỏng sao giòn + ly tước 1 lá to nhai tinh ngậm, nuốt dần cả nước và bã, ngày 7- 10 lần.Theo Đông y, kim cúc vị đắng, cay, có tác dụng thanh nhiệt, giải nhiệt, chữa mụn nhọt sưng đau, đau mắt đỏ có sưng, đau đầu chóng mặt, chữa cảm lạnh, cúm, viêm mũi, viêm vú, hoa mắt, huyết áp cao, viêm gan, kiết lỵ...










    Có thể bạn quan tâm:


    Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị mất ngủ kinh niên

    2 bài cach chua mat ngu hiệu quả
     
  11. mekeo2403

    mekeo2403 Thành viên mới

    Tham gia:
    16/7/2015
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Bài viết hữu ích quá ạ .tham khảo ạ
     
  12. bigonevuinhon

    bigonevuinhon Thành viên tập sự

    Tham gia:
    3/7/2015
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Mình ghét nhất là bị viêm họng, khó chịu vô cùng. Mỗi lần uống chút nước đá lạnh vào là bị ngay
     
  13. letrieuvy9x

    letrieuvy9x Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/7/2015
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Nguyên nhân và cách phòng ngừa viêm họng ở trẻ em



    Viêm họng là bệnh đường hô hấp vô cùng phổ biến Trẻ em với sức đề kháng yếu thường là đối tượng chính của bệnh Để phòng tránh và chữa viêm họng có hiệu quả ta cần hiểu rõ bệnh thật ra viêm họng không đơn giản như chúng ta lầm tường


    Nguyên nhân và triệu chứng:

    Thời tiết lạnh, ẩm là môi trường thuận lợi cho liên cầu phát triển, gây nên viêm họng, sau đó tiển triển thành viêm đường hô hấp trên. Viêm họng cấp thường khởi phát đột ngột, triệu chứng là nguwofi bệnh sốt cao 39 – 40 độ C, nuốt đau, rát họng, khàn tiếng, sụt sịt, chảy nước mũi, tắc mũi, khàn giọn, ho khan. Hạch vùng cổ, hạch góc hàm thường viêm tấy,sưng đau, khiến trẻ đau lên tai và đau nhói khi nuốt.


    Viêm họng cấp thường diễn biến trong 3 – 4 ngày, sau đó, bệnh sẽ lui dẫn, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh, sốt giảm dần, hiện tượng đau rát họng cũng không còn.

    [​IMG]

    Nếu viêm họng cấp bị bội nhiễm, nếu kéo dài hơn có thể dẫn đến các biến chứng như viêm xoang mũi ,tai , phế quản. Ở trẻ em, nguy hiểm hơn nữa, còn có thể gây bệnh thấp tim. Liên cầu khuẩn gây viêm họng kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể gây ảnh hưởng đến tim, khớp, thần kinh và gây nên bệnh thấp tim.


    Triệu chứng chung của thấp tim do viêm họng cấp là trẻ sốt, đau họng, ho, tiếp đến là sưng, nóng các khớp, đặc biệt là sưng khớp gối, khớp khuỷu và chạy từ khớp này sang khớp khác.


    Chăm sóc và điều tri viem hong :


    Khi trẻ bị viêm họng cấp, cần phải cho trẻ nghỉ ngơi, giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là giữ ấm cho các bộ phận cổ, ngực, gan bàn chân. Đồng thời nên cung cấp cho trẻ nhiều vitamin C bằng cách ăn các hoa quả như cam, quýt, bưởi hoặc viên uống, nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.


    Nếu trẻ có triệu chứng trở nặng, lâu khỏi, sốt cao trên 38độ C cần đưa trẻ đến gặp bác sỹ để chỉ định cho thuốc uống, không nên tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị.


    Nếu viêm họng cấp do virus gây ra, điều trị bằng kháng sinh không hiệu quả nên chủ yếu là điều trị triệu chứng. Cần cho trẻ súc miệng, súc họng thường xuyên bằng nước muối ấm loãng và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ. Cần uống đủ liều, dù các triệu chứng đã biến mất, để đề phòng kháng thuốc.


    Trẻ có biến chứng thấp tim cần được điều trị chu đáo, phải theo dõi điều trị hàng tháng.


    Phòng ngừa:


    Cần giúp bé vệ sinh họng, răng, miệng hàng ngày bằng những cách như đánh răng, súc họng bằng nước muối loãng, nhỏ mũi, họng bằng nước muối loãng.


    Tập thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.


    Tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước, tốt nhất là nước đun sôi để nguội.


    Cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Với trẻ nhỏ, cần cho bú mẹ đầy đủ. Với trẻ lớn, cần thực hiện tốt chế độ nuôi dưỡng tốt, dinh dưỡng cân bằng, đủ dưỡng chất, uống vitamin A đầy đủ theo hướng dẫn.


    Luôn chú ý giữ ấm cho trẻ, tránh để trẻ bị gió lùa, hạn chế đưa trẻ đến chỗ đông người, nơi môi trường bị ô nhiễm, đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường để tránh khói bụi.


    Cần chú ý rèn luyện thể chất cho trẻ để nâng cao sức khỏe, có thể chống lại những điến biến phức tạp của thời tiết trong mùa đông.



    Chúc bạn có nhiều sức khỏe!




    Có thể bạn quan tâm:


    2 bài thuoc tri mat ngu hiệu quả

    Những lưu ý khi đang điều trị mất ngủ cho bà bầu
     
  14. letrieuvy9x

    letrieuvy9x Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/7/2015
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm họng



    Trẻ nhỏ có một sức đề kháng khá yếu và rất dễ bị các bệnh thuộc đường hô hấp như viêm họng viêm amidan Bài viết của mình hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách nhận biết dấu hiệu , cách chăm sóc cũng như các cách chữa viêm họng hay mà không cần dùng tới kháng sinh



    Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm họng



    Khi mắc trẻ thường biểu hiện sốt, có thể sốt cao 39 – 40 độ C, kèm theo đó là nuốt đau, rát họng, khàn tiếng. Bệnh nhân càng thấy đau họng hơn khi ho, nói. Các triệu chứng kèm theo là sụt sịt, tắc mũi và chảy nước mũi, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan. Ngoài ra có thể thấy trẻ mệt mỏi, lười ăn, quấy khóc, hơi thở hôi…Viêm họng cấp thường diễn biến trong 3 – 4 ngày, bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh, sốt giảm dần, hiện tượng đau rát họng cũng không còn.


    [​IMG]

    Cách chăm sóc


    Trường hợp viêm nhẹ, không sốt cao không cần phải điều trị bằng thuốc và có thể chăm sóc theo dõi trẻ tại nhà. Điều quan trọng nhất là phải nghỉ ngơi, giữ ấm. Giữ ấm cổ, ngực, gan bàn chân. Cha mẹ cần lưu ý:


    Thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng: Để thuận tiện có thể dùng muối ăn 1 thìa cà phê pha trong 1 cốc nước ấm, không dùng nước muối quá đặc (mặn) để súc miệng – họng rất dễ gây tổn thương các tế bào ở miệng – họng. Nồng độ nước muối phù hợp là 0,9% (tương đương nước canh). Nên dùng nước muối để vệ sinh răng miệng sau đánh răng buổi tối, buổi sáng. Cách súc miệng là ngậm 1 ngụm nước muối, ngửa cổ, há miệng súc liên tục sau đó ngậm miệng nghỉ một lát, làm như vậy vài ba lần rồi nhổ đi. Cứ 3 giờ súc họng một lần, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với trẻ nhỏ thì vệ sinh lau miệng bằng nước muối loãng.


    Theo dõi nhiệt độ của trẻ: Khi nhiệt độ từ 37,5 – 38,5 độ C là sốt nhẹ, cha mẹ cần cởi bỏ bớt, quần áo, chỉ nên cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng để cơ thể giải tỏa bớt nhiệt giúp trẻ giảm sốt. Cho trẻ uống nhiều nước vì sốt thường làm trẻ mất nước, nằm nghỉ ở nơi thông thoáng, theo dõi nhiệt độ của trẻ bằng nhiệt kế mỗi 4 giờ.


    Thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% bằng cách nhỏ mỗi hốc mũi 2 – 3 giọt rồi nghiêng đầu trẻ cho nước chảy ra, dùng khăn hoặc giấy mềm sạch lau khô cho bé. Nếu trời lạnh, các mẹ nên ngâm lọ nước muối sinh lý vào nước nóng cho ấm lên rồi nhỏ cho trẻ. Trẻ lớn hơn cần dạy cách xì mũi, giải thích trước khi xịt rồi hãy xịt mũi.


    Về dinh dưỡng, cần chú ý để giúp trẻ nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng. cần nấu thức ăn mềm, loãng như: cháo, súp… Ngoài ra, cần bổ sung vitamin C từ hoa quả như: Chuối, cam, quýt, bưởi…


    Nếu bệnh của trẻ không đỡ, sốt 38,5 độ C trở lên, hoặc có dấu hiệu bất thường cần phải đưa trẻ đi bệnh viện khám để được điều trị. Các bậc phụ huynh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị cho trẻ vì bệnh sẽ không khỏi mà đôi khi còn gây nguy hiểm, đặc biệt làm cho vi khuẩn kháng thuốc, nếu trẻ bị bệnh tái lại thì rất khó điều trị.


    cách chữa viêm họng hiệu quả


    Trẻ bị viêm họng nhiều trong thời gian giao mùa, cha mẹ có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian dưới đây giúp trẻ khỏi bệnh và an toàn.


    Dưới đây là những bài thuốc dân gian mà rất nhiều bà mẹ có con nhỏ khen ngợi những lợi ích nổi tiếng công hiệu của chúng.


    Những bài thuốc này, thực sự rất đơn giản và chữa viêm họng hiệu quả. Chúng cũng giúp thay thế cho những loại thuốc kháng sinh và không khiến con bị rối loạn tiêu hóa khi uống thuốc.


    Chữa cho trẻ bị viêm họng từ mật ong quất


    Công thức: Quất khoảng 3, 4 quả, rửa sạch vỏ, để ráo nước. Bổ đôi quả quất, bỏ hạt, cắt lát nhỏ cho vào bát to. Đổ mật ong ngập quất, trộn cho quất thấm đều mật ong.


    Mang bát quất mật ong đi hấp hoặc đun cách thủy khoảng 15 phút cho tới khi quất nhuyễn, Các bạn nên hạn chế mở nắp nồi nhé. Căn lửa sao cho đều không quá to làm cạn sạch nước.

    [​IMG]

    mẹo chữa viêm họng


    Trẻ bị viêm họng: Quất mật ong Để nguội, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1-2 thìa cafe. Khi uống cho thêm 1, 2 hạt muối, ngậm trong miệng 5 giây không nuốt ngay, để trôi qua cổ họng từ từ, giúp giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khản tiếng…


    Súc miệng bằng nước tỏi, lá bạc hà


    Cách làm đơn giản, mẹ chỉ cần bỏ 1 thìa cà phê tỏi thái lát vào một cốc nước sôi, để trong 5 phút sao đó thêm lá bạc hà, cho bé súc miệng bằng hỗn hợp trên. Vị thanh mát của bạc hà sẽ giúp cổ họng bé thông thoáng, tinh chất tỏi giúp bé kháng khuẩn hiệu quả.


    Lá hẹ đường phèn


    Vì là loại cây tính ấm, tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm.


    Để chữa viêm họng bằng lá hẹ cho con, hãy choảng khoảng một nắm nhỏ lá hẹ và một lượng đường phèn vừa đủ và sau đó lấy 1 chút đường phèm vào bát, hấp cách thủy.


    Sau đó chắt lấy nước cho bé uống ngày 2 lần và mỗi lần uống khoảng 2-3 thìa cà phê.


    Lá húng chanh tươi Đường phèn


    Ngoài dùng để xông rất tốt cho con khi bị cảm hàn mùa đông, phụ huynh có thể dùng lá húng chanh tươi 20g (rửa sạch, thái nhỏ) và dùng đường phèn khoảng 20g.


    Cho hai thứ vào bát, chưng cách thuỷ, chắt lấy nước và cho con uống từ từ. Nếu con lớn, bạn có thể bảo con ngậm bã trong miệng rồi mút lấy nước. Mỗi ngày uống một thang, liên tục trong 3 – 5 ngày con sẽ đỡ hẳn viêm họng và ho.


    Súc miệng bằng nước muối loãng


    Nếu cổ họng của bé bị kích thích bởi cảm lạnh, mẹ bé cũng ó thể áp dụng biện pháp tự nhiên giúp làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu của viêm họng ở bé.


    Bạn có thể trộn nửa muỗng cà phê muối ăn hòa vào trong một tách nước ấm áp và cho trẻ súc miệng. Nước muối ấm loãng sẽ giúp giảm bớt sự đau đớn ở cổ họng đau và làm dịu trở lại cổ họng, tránh sự lây nhiễm của vi khuẩn gây ra đau họng.


    Xoa dầu mù tạt


    Dùng một ít dầu mù tạt ấm bôi lên cổ họng, sau đó vuốt nhẹ nhiều lần. Cách này điều trị viêm ở trẻ nhỏ rất hữu hiệu.


    Lá cây xô thơm


    Bạn hãy hái một nắm lá cây xô thơm và cắt nhỏ rồi đun chúng với một bát nước nóng và chắt lấy nước cho bé uống nhé. Tinh dầu từ nước lá cây xô thơm sẽ giúp giảm kích thích, giảm đau cho cổ họng. cổ họng đau. Nếu cần thiết, bạn có thể cho thêm 1 muỗng cà phê nước ép chanh tươi vào nước lá xô thơm.






    Có thể bạn quan tâm:


    Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị mất ngủ kinh niên

    2 bài thuoc chua mat ngu hiệu quả
     
    Sửa lần cuối: 23/7/2015
  15. tuannhien

    tuannhien Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/12/2014
    Bài viết:
    1,828
    Đã được thích:
    195
    Điểm thành tích:
    103
    hay đó nhà em còn cho bé uống là diếp cá
     
  16. quanaonugiare

    quanaonugiare Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    24/8/2014
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    78
    Điểm thành tích:
    28
    Những cách này rất hay và dễ làm, mình đánh dấu để dành vậy :)
     
  17. letrieuvy9x

    letrieuvy9x Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/7/2015
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Những nguyên nhân gây bệnh viêm họng ở các bà bầu




    Trong 3 tháng đầu của thai kì là lúc cơ thể của người phụ nữ có những thay đổi lớn về nội tiết bên trong cơ thể và đây cũng là lúc những căn bệnh hay gặp trong thai kỳ như viêm họng , viêm mũi dị ứng dễ dàng xâm nhập nhất. Nhất là viêm họng


    Bài viết này sẽ giúp các bạn biết do đâu lại dễ bị viêm họng cách chữa viêm họng và những lưu ý cần biết


    [​IMG]

    Vì sao phụ nữ mang thai dễ bị bị viêm họng?


    Cũng giống với nguyên nhân gây viêm họng nói chung: viêm họng do virut (chiếm 60-80% các nguyên nhân gây bệnh); viêm họng do vi khuẩn: thường gặp là phế cầu, Hemophilus Influenzae, tụ cầu, liên cầu…; viêm họng do nấm vì có tới 70% các trường hợp nấm tồn tại thường xuyên trong niêm mạc mũi họng do bụi hít phải từ môi trường bên ngoài; viêm họng do viêm dị ứng. Ngoài ra, viêm họng do trào ngược dịch dạ dày thực quản lên vùng mũi họng, rất hay gặp ở phụ nữ có thai do lúc này áp lực ổ bụng thay đổi làm cho hiện tượng trào ngược ngày một nặng, đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho 70% số phụ nữ có thai bị viêm họng.


    Một số yếu tố thuận lợi dễ làm cho phụ nữ có thai dễ bị viêm họng hơn nếu họ làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố vật lý hoá học độc hại, bụi bẩn (xưởng dệt may…).


    Trường hợp phụ nữ có thai bị viêm mũi họng, đặc biệt lưu ý với một số loại virut có khả năng ảnh hưởng tới thai nhi như virut cúm, Rubella – virut… những virut này có thể gây sảy thai, thai chết lưu, sinh non, điếc câm bẩm sinh. Trẻ sinh ra dễ bị viêm phổi. Tuy nhiên, tỷ lệ viêm họng thực sự do các virut này là rất hiếm chỉ có 0,0001% số bà mẹ mang thai.


    Viêm họng khi mang thai – Dùng thuoc tri viem hong như thế nào cho an toàn?


    Viêm họng do vi khuẩn


    Nếu viêm họng do vi khuẩn, phải điều trị bằng kháng sinh. Nhóm thuốc an toàn nhất cho phụ nữ có thai là beta-lactam. Các thuốc nhóm beta-lactam an toàn cho phụ nữ có thai kể cả trong ba tháng đầu. Tuy nhiên cũng giống như các thuốc khác, kháng sinh này cũng không được sử dụng trong trường hợp dị ứng với các thành phần của thuốc hoặc những phụ nữ nhiễm độc thai nghén phải xác định liều an toàn cho bệnh nhân. Một nhóm thuốc khác cũng có thể sử dụng cho phụ nữ có thai trong trường hợp dị ứng nhóm beta-lactam là macrolid.


    Viêm họng do virut


    Đối với các trường hợp viêm họng do virut thì không cần dùng kháng sinh mà chỉ cần điều trị triệu chứng: hạ sốt, giảm ho, giảm đau họng…


    Thuốc hạ sốt giảm đau thông dụng an toàn cho phụ nữ có thai là nhóm anilin như paracetamol. Với liều điều trị thông thường, hầu như không có tác dụng phụ, không gây tổn thương đường tiêu hóa, không gây mất thăng bằng kiềm toan, không gây rối loạn đông máu.


    Với thuốc hạ sốt, giảm đau có thêm tác dụng chống viêm (aspirin) không nên sử dụng với phụ nữ có thai vì dễ gây quái thai trong 3 tháng đầu, còn 3 tháng cuối gây các rối loạn ở phổi, liên quan đến việc đóng ống động mạch của bào thai, mặt khác có thể kéo dài thời gian mang thai và chậm chuyển dạ.


    Những lưu ý khi điều trị bằng thuốc chữa viêm họng

    [​IMG]

    Thuốc ngậm tại chỗ: các loại thuốc sát khuẩn họng dạng ngậm đang có bán trên thị trường hiện nay có thể chia thành 3 nhóm: Nhóm có chứa kháng sinh, nhóm không chứa kháng sinh và nhóm có chứa thêm chất giảm đau. Rất nhiều phụ nữ có thai sử dụng thuốc ngậm tại chỗ vì cho rằng thuốc chỉ tác dụng lên vùng họng để giảm viêm mà không có tác dụng phụ gì, cần lưu ý bất cứ loại thuốc nào cũng không có lợi cho phụ nữ có thai và cho con bú bởi dù là thuốc dùng tại chỗ, song một tỷ lệ nhỏ thuốc vẫn được hấp thụ vào máu và thai nhi qua nhau thai và sữa mẹ. Vì thế, khi viêm họng, phụ nữ có thai và đang cho con bú, đặc biệt là trong thời gian 3 tháng đầu, chỉ nên súc họng bằng nước muối pha loãng hoặc điều trị bằng thuốc chấm họng không ảnh hưởng tới thai nhi.


    Thuốc ho chỉ sử dụng khi triệu chứng ho làm ảnh hưởng tới thai phụ như ho liên tục làm họ không ăn uống gì được, ngủ kém, ho có thể ảnh hưởng đến thai như đau bụng, dọa sảy thai…


    Những phụ nữ có thai bị viêm họng mạn làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của thai phụ như triệu chứng khô họng, ngứa họng, ho húng hắng, họng tăng tiết dịch nhày, hơi thở hôi… Trong trường hợp này có thể sử dụng một số bài thuốc Đông y như chế phẩm viên ngậm từ xạ can, cao cồn xạ can, cát cánh, trần bì, la hán, kha tư… cũng có tác dụng tốt trong điều tri viem hong, giảm đau, chống viêm tấy, làm mềm và ẩm niêm mạc họng, giảm kích thích xuất tiết, giảm phản xạ ho…






    Có thể bạn quan tâm:

    2 cach chua mat ngu tại nhà hết sức đơn giản


    Các phương pháp trị mất ngủ kinh niên

     
  18. thanhthanh2015

    thanhthanh2015

    Tham gia:
    11/9/2014
    Bài viết:
    13,332
    Đã được thích:
    2,489
    Điểm thành tích:
    863
    không có nhiều nguyên nhân quá
     
  19. hauthao2812

    hauthao2812 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/12/2014
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    97
    Điểm thành tích:
    28
    bé nhà mình thường xuyên bị bệnh này. Nản lắm ý
     
  20. bietngaymai

    bietngaymai Thành viên mới

    Tham gia:
    23/6/2015
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Bé nhà em thì cứ cho ra BS tư cho yên tâm , Chứ giờ cứ tương kháng sinh bừa vào các bé thì chỉ khổ các bé mà thôi . Cạnh nhà em có mẹ toàn ra hiệu thuốc tư vấn mua KS về cho con uống , giờ bé ý nhờn gần hết các KS . Uống KS nặng mới khỏi được .
     

Chia sẻ trang này