Cùng đọc báo dinh dưỡng với các mẹ

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi phongkhamdinhduonghn, 3/9/2013.

  1. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO TRẺ THỪA CÂN BÉO PHÌ
    [​IMG]

    Tình trạng trẻ bị thừa cân, béo phì ngày càng nhiều trong xã hội hiện tại, nhất là ở các thành phố lớn. Biện pháp các bà mẹ nên lựa chọn cho con là giảm khẩu phần ăn, kết hợp với rèn luyện cho trẻ kỹ năng vận động & luyện tập thể dục.
    Nguyên nhân của thừa cân béo phì rất phức tạp, nó là hậu quả của rất nhiều yếu tố kết hợp như di truyền (nếu bố mẹ bị béo phì thì con dễ bị béo phì hơn những gia đình có bố mẹ không bị béo phì), hội chứng về gen (chiếm khoảng 40% nguyên nhân gây béo phì), lối sống, nếp sinh hoạt, rối loạn nội tiết, sử dụng thuốc làm tăng cân quá mức. Trong đó, qua kinh nghiệm của các chuyên gia dinh dưỡng, nguyên nhân phổ biến nhất là do lối sống & thói quen ăn uống. Nguy hại nhất là cho trẻ sử dụng thức ăn nhanh, thức ăn béo, khẩu phần ăn lớn. Trong trường hợp mẹ không đủ sữa, trẻ sử dụng sữa công thức không có sự hướng dẫn của bác sỹ dinh dưỡng. Đồng thời trẻ ít vận động, ít tập luyện thể dục thể thao, xem tivi, chơi game quá nhiều (hơn 4h/ngày) cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ.
    Quan điểm vô cùng sai lầm của cha mẹ về hình thể của con, cho rằng trẻ bụ bẫm, béo tốt,… mới là đẹp. Chăm cho con thật mập để đến khi bị ốm sút cân là vừa. Tác hại của quan điểm đó là tình trạng con bị thừa cân béo phì.

    Chế độ dinh dưỡng cho trẻ thừa cân béo phì
    - Giảm các loại thực phẩm năng lượng rỗng, là loại thực phẩm chủ yếu cung cấp năng lượng nhưng lại nghèo các chất dinh dưỡng thiết yếu (vitamin, khoáng chất). Các thực phẩm cần hạn chế tối đa không cho trẻ ăn như bánh kẹo, thức ăn chế biến sẵn như gà rán, xúc xích, các loại da, phủ tạng động vật tinh chế, nước ngọt có ga, các món xào hoặc chiên.
    - Cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau xanh giúp cung cấp cho trẻ nhiều vitamin tốt cho cơ thể & cung cấp nhiều chất xơ làm giảm khả năng béo phì. Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng, chỉ tạo cảm giác no mà không tăng năng lượng cho cơ thể. Vì thế, nó rất có ích cho người béo phì. Mặt khác, chất xơ không tạo ra tình trạng thừa đường để chuyển hóa thành mỡ dự trữ. Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, chất xơ có tác dụng tăng tốc độ vận chuyển thức ăn trong ruột, hạn chế được sự hấp thu các chất dinh dưỡng nên cũng hạn chế tăng cân.
    - Đảm bảo đủ khẩu phần đạm thiết yếu (thịt nạc, cá, đậu đỏ,…) giúp trẻ phát triển thể chất.
    - Cho trẻ uống đủ lượng nước mỗi ngày, giúp trẻ điều hòa các chất trong cơ thể & kiểm soát năng lượng có hiệu quả.
    - Đảm bảo trẻ uống đủ sữa theo độ tuổi. Nhiều mẹ có quan niệm rất sai lầm khi con béo phì là cắt giảm sữa ngay. Trong khi đó, sữa là nguồn thực phẩm có đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển. Trẻ cần giảm năng lượng để không tăng cân nhưng phải cần đủ các dưỡng chất để tăng chiều cao. Do đó, với trẻ béo phì, sữa là loại thực phẩm không những không giảm mà cần phải tăng thêm trong khẩu phần ăn hàng ngày. Các mẹ chỉ nên lưu ý cho trẻ bú sữa mẹ càng nhiều càng tốt. Trường hợp trẻ béo phì nên cho uống các loại sữa không đường, không nên uống sữa đặc có đường, chọn loại sữa dành riêng cho trẻ béo phì.
    - Khi bị thừa cân, các mẹ nên cho trẻ ăn điều độ, không bỏ bữa, không nên để trẻ quá đói khiến trẻ ăn nhiều gấp đôi, dễ dẫn đến tích trữ lượng mỡ thừa. Các mẹ nên chia nhỏ bữa ăn, mỗi ngày cho trẻ ăn 5 – 6 lần. Trước khi đi ngủ không nên cho trẻ ăn.
    - Động viên con tăng cường vận động giúp tiêu hao năng lượng, giảm lượng mỡ thừa hiệu quả. Hạn chế cho trẻ xem tivi, chơi game.
    - Chú ý cho trẻ ngủ đủ giấc, không thức quá khuya. Giấc ngủ sâu sẽ tăng tiết các hormon tăng trường, trẻ sẽ dài ra trong lúc ngủ. Ngủ đủ sẽ ức chế sản sinh một số chất có tác dụng kích thích sự thèm ăn, giúp cho trẻ ăn ít hơn, giảm cân để thoát khỏi tình trạng thừa cân béo phì.

    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
    Đang tải...


  2. foreverloveyouND

    foreverloveyouND Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    1/4/2015
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
  3. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Phòng khám rất cảm ơn bạn đã quan tâm. :)
     
  4. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI THỪA CÂN VÀ BÉO PHÌ
    [​IMG]
    Ngày nay, trên thế giới cũng như ở nước ta đang phải đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng, đó là thiếu dinh dưỡng (undernutrition) và thừa dinh dưỡng (overnutrition). Theo Tổ chức y tế Thế giới, béo phì đang là một vấn đề sức khoẻ lớn trên toàn cầu. Đến năm 2025, béo phì trên thế giới sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng hơn là suy dinh dưỡng, hiện nay đã có trên 300 triệu người bị béo phì, hơn một triệu người bị thừa cân. Ở Mỹ (1999) có 61% người lớn có thừa cân hoặc béo phì, thanh niên là 14% và trẻ em là 13%.
    Ở Việt Nam, theo điều tra của Viện Dinh Dưỡng quốc gia năm 2010, trẻ dưới 5 tuổi có tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng (SDD) nhẹ cân (cân nặng/tuổi) là 17.5%, SDD thấp còi (chiều cao/ tuổi) là 29.3%. Tỉ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi là 5.6%, thậm chí ở vùng thành thị là 6.5%. Trẻ từ 5 đến 19 tuổi: thừa cân và béo phì chung là 8.5%; béo phì là 2.5%.

    I. NGUYÊN NHÂN CỦA THỪA CÂN - BÉO PHÌ
    1. Chế độ ăn uống
    Ăn dư thừa năng lượng trong thời gian dài, chế độ ăn có quá nhiều tinh bột, đường, chất béo, ít rau quả, thường làm tăng cân nhanh. Uống nhiều đồ ngọt kèm với các bữa ăn cũng sẽ làm tăng thêm năng lượng cho khẩu phần.

    2. Hoạt động thể lực
    Lối sống tĩnh tại, ít hoạt động thể lực dễ dư thừa năng lượng. Ngày nay, với thời đại công nghiệp hoá thì máy móc đã thay thế dần cho những lao động thể lực, người ta ít phải tiêu hao năng lượng hơn, đi lại bằng xe máy, ô tô, làm việc bằng máy tính, nói chuyện qua điện thoại, xem tivi nhiều… Tất cả những điều kiện như vậy đều làm tăng tỷ lệ thừa cân và béo phì.

    3. Yếu tố di truyền
    Yếu tố di truyền có vai trò nhất định đối với thừa cân và béo phì. Những trẻ béo thường có cha mẹ béo. Nhưng trong nghiên cứu 1698 người và 409 gia đình của Quebec Families cho thấy có sự khác nhau qua các thế hệ đối với BMI là 35% và ảnh hưởng của di truyền chỉ là 5%. Béo phì cao nhất ở anh em sinh đôi, trung bình ở các thành viên trong một gia đình và thấp nhất ở những thành viên là con nuôi.
    Béo phì là do sự kết hợp của nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân là bệnh lý của một gen đơn lẻ nào đó. Nhiều báo cáo đã chứng minh rằng béo phì là bệnh lý của một gen đơn lẻ, biểu hiện của nó có thể bị thay đổi bởi sự tác động qua lại bên trong của nhiều gen khác và với những yếu tố môi trường như là: sự lựa chọn thức ăn, hoạt động thể lực và hút thuốc.

    4. Yếu tố kinh tế xã hội
    Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ người béo phì ở tầng lớp nghèo thường thấp do thiếu ăn, lao động chân tay nhiều, phương tiện đi lại khó khăn. Ở các nước đã phát triển, tỷ lệ thiếu ăn rất ít thì béo phì lại thường gặp ở tầng lớp nghèo, ít học so với ở các tầng lớp trên. Ở các nước phát triển, béo phì bị coi là kém thông minh, chậm chạp và thiếu sự kiềm chế.

    II. ĐIỀU TRỊ THỪA CÂN - BÉO PHÌ
    1. Thay đổi cách sống
    Cách giảm cân thành công nhất là kết hợp giữa chế độ ăn và luyện tập thể dục. Những yếu tố thay đổi chính là cân bằng năng lượng, đó là năng lượng đưa vào từ chế độ ăn và tiêu hao năng lượng do hoạt động thể lực. Hiệu quả nhất để giảm cân là giảm năng lượng ăn vào và tăng năng lượng tiêu hao.

    2. Điều chỉnh chế độ ăn
    Uỷ ban Dinh dưỡng của Hội tim mạch Mỹ khuyên nên dùng chế độ ăn có protein cao, tuy nhiên người ta nhận thấy rằng protein đưa vào quá nhiều sẽ gây ra nhiều nguy cơ xấu cho sức khoẻ; do vậy, hiện nay cũng không được khuyên dùng.
    • Chế độ ăn nên có mức năng lượng thấp tùy theo mức độ thừa cân - béo phì (1500 -1800kcal/ngày); càng thừa cân nhiều càng phải giảm nhiều.
    • Protein: nên ăn vừa phải (từ 15 - 25% năng lượng khẩu phần).
    • Lipid: càng thấp càng có hiệu quả giảm cân, nhưng cũng không nên giảm quá nhiều mà nên ở mức 15 - 20% năng lượng khẩu phần. Không nên ăn các phủ tạng vì có nhiều cholesterol như: thận (5000mg cholesterol), óc (2500mg), tim (2100mg), gan (320mg).
    • Glucid: nên sử dụng những glucid có nhiều chất xơ, xay xát vừa phải,không nên xay xát kỹ như: gạo, mỳ ngô, nên dùng ở dạng thô, không nên dùng ở dạng bột. Nhóm khoai củ như: khoai lang, khoai tây, sắn... cũng là nguồn năng lượng thấp nhưng lại cung cấp protein cũng rất thấp chỉ từ 0,6 - 1,7%.
    • Vitamin và khoáng chất: người thừa cân và béo phì nên ăn nhiều rau, quả, vì rau quả vừa có nhiều vitamin và khoáng chất, vừa có nhiều chất xơ làm chậm tốc độ hấp thu glucid.
    • Muối ăn: nên sử dụng vừa phải, dưới 6g/ngày.
    • Đường, mứt, bánh kẹo ngọt nên tránh.
    • Không hút thuốc lá, không uống rượu, bia.
    3. Hoạt động thể lực
    Hoạt động thể lực bao gồm những hoạt động hàng ngày, các công việc liên quan tới hoạt động thể lực và luyện tập thể dục thể thao.
    • Các hình thức thể dục thể thao: tùy điều kiện và sở thích của mỗi người mà chọn hình thức luyện tập như đi bộ nhanh, tập thể dục, bơi lội, đạp xe đạp... trung bình 20 - 30 phút/ngày và 4 - 5 lần/tuần. Nếu tập luyện được hàng ngày thì càng tốt.
    • Thay đổi lối sống: nên năng động hơn, giảm thời gian ngồi tĩnh tại, tăng các công việc và các hoạt động có tiêu hao năng lượng.
    Có rất nhiều nghiên cứu thử nghiệm đã được công bố cho thấy: luyện tập thể dục và hoạt động thể lực có tác dụng làm giảm lượng mỡ tự do, giảm trọng lượng cơ thể, giảm huyết áp, giảm cholesterol và triglycerid máu cũng như tăng độ nhạy cảm của insulin.

    4. Điều trị bằng thuốc
    Hiện nay chỉ có một vài loại thuốc dùng để điều trị béo phì nhưng có nhiều tác dụng phụ và giá thành cao như: orlistat, sibutramin.
    Orlistat là một chất ức chế lipase, hoạt động trong hệ thống tiêu hoá và nó làm giảm hấp thu 30% chất béo của chế độ ăn. Liều chuẩn 120mg, 3 lần/ngày; uống trong 3 bữa ăn chính, có thể giảm được 10% trọng lượng cơ thể hoặc hơn.
    Sibutramin là một chất gây giảm hấp thu các chất dinh dưỡng của thức ăn đưa vào, do vậy cũng làm giảm cân.

    5. Phẫu thuật
    Phẫu thuật chủ yếu dành cho những người béo phì nặng, béo phì bệnh lý. Mục đích của phẫu thuật là làm giảm thể tích của dạ dày - ruột để bệnh nhân ăn được ít hơn, giảm lượng calo đưa vào và làm giảm cân.

    PGS, TS. Nguyễn Thanh Chò, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
  5. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    CẢI THIỆN CHIỀU CAO CỦA TRẺ - NHỮNG ĐIỀU MÀ CÁC BÀ MẸ NÊN BIẾT
    [​IMG]

    Thói quen chăm sóc trẻ hàng ngày của mẹ có thể trở thành sai lầm ảnh hưởng đến phát triển chiều cao của trẻ. Những phương pháp cải thiện chiều cao như uống thuốc, kéo dài xương,… thường để lại những hậu quả không tốt cho cơ thể. Các bác sỹ, chuyên gia tại phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh muốn chia sẻ một số kiến thức giúp các mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ.

    I. Phương pháp làm tăng chiều cao của trẻ
    1.Chế độ dinh dưỡng
    • Uống sữa: sữa là loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể, bổ sung vitamin D, protein, canxi giúp trẻ phát triển chiều cao.
    • Trứng: có đủ 3 thành phần canxi, vitamin D, protein.
    • Tôm, cua, ốc: giàu canxi, rất tốt cho phát triển xương của trẻ.
    2.Giấc ngủ
    Ngủ ngon, ngủ sâu giúp cơ thể trẻ tiết hormone sinh trưởng, giúp tăng hấp thụ canxi, kích thích xương dài ra & phát triển thể chất toàn diện. Nhìn chung, trẻ cần ngủ trên 8 giờ / ngày.

    3.Chế độ tập luyện thể dục – thể thao
    Tập luyện thể dục giúp rất nhiều cho việc tăng chiều cao của trẻ. Các mẹ có thể giúp trẻ thay đổi các bài thể dục gây hứng thú cho trẻ khi tập luyện:
    • Đá chân: giúp kéo căng, co dãn các cơ chân. Tập thường xuyên có tác dụng kích thích xương phát triển.
    • Bơi: là môn thể thao giúp phát triển chiều cao toàn diện nhất.
    • Đu xà: kích thích cơ bắp, xương phát triển, nhất là trẻ đang thời kỳ phát triển
    • Nhảy: một số môn thể thao như bóng rổ, cầu lông,… phải nhảy lên, xuống nhiều sẽ giúp cho tuần hoàn máu tốt & tăng chiều cao.
    • Đạp xe đạp: rất có ích cho việc tăng thể lực, tăng chiều cao và độ khéo léo, dũng cảm của trẻ
    II. Sai lầm trong chế độ dinh dưỡng khiến trẻ hạn chế phát triển chiều cao
    1.Cho trẻ bú đêm khi đang ngủ ngon giấc
    Trong khi trẻ đang có một giấc ngủ sâu, thời điểm đó vô cùng cần thiết cho sự phát triển của trẻ, đó là lúc hormone sinh trưởng hoạt động mạnh nhất giúp cho trẻ tăng chiều cao.

    2.Cho trẻ ăn thật no trước khi ngủ
    Trẻ bắt đầu đi ngủ, phải mất 2h sau mới đạt được giấc ngủ sâu. Nếu các mẹ cho con ăn no quá trước lúc đi ngủ, dạ dày trẻ phải làm việc nhiều để chuyển hóa thức ăn khiến trẻ khó ngủ ngon, ảnh hưởng tới khả năng sản sinh ra kích thích tố sinh trưởng.

    3.Cho trẻ uống nhiều nước ngọt có gas
    Loại nước này có hại cho sức khỏe, khiến trẻ béo phì. Trong bọt khí của nước có gas còn chưa chất hóa học ăn mòn canxi của xương, khiến trẻ bị hạn chế phát triển chiều cao một cách rõ rệt.

    4.Chỉ cho trẻ uống sữa trong thời gian đầu
    Các mẹ hoàn toàn sai lầm với quan điểm chỉ cho trẻ uống sữa tăng trưởng chiều cao trong những năm đầu đời, sau đó chỉ cho trẻ ăn uống đầy đủ chất là được. Cách chăm sóc đó khiến trẻ không thể phát triển được chiều cao. Bữa ăn hàng ngày chỉ đáp ứng đủ 60% nhu cầu về canxi, 10 – 20% nhu cầu vitamin D cần thiết. Do vậy, phải cho trẻ uống thêm sữa, các chế phẩm từ sữa để bổ sung đầy đủ chất cho trẻ, từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm tới lúc đủ 18 tuổi.
    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
    Sửa lần cuối: 7/8/2015
  6. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TẬT “NGẬM” THỨC ĂN Ở TRẺ

    [​IMG]

    Rất nhiều bà mẹ phải mất ăn, mất ngủ vì chứng lười ăn của trẻ, nhất là khi đã lao tâm khổ tứ nấu cho con một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng bé không chịu ăn, ngậm thức ăn không những làm trẻ không dung nạp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn là nguyên nhân khiến bé dễ bị sâu răng,… Để khắc phục được tình trạng này, các bà mẹ hãy lắng nghe và ghi nhớ những lời khuyên của các bác sỹ, chuyên gia dinh dưỡng tại phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh nhé.

    1. Thức ăn phải phù hợp với độ tuổi của trẻ
    Mỗi độ tuổi của bé sẽ phù hợp với dạng thức ăn khác nhau. Khi bé tập ăn dặm sẽ hợp với cháo, thức ăn xay nhuyễn. Bé 2, 3 tuổi sẽ thích ăn thực phẩm rắn, đặc. Vì vậy, lúc này cho bé ăn cháo hầm hoặc bột xay nhuyễn khiến bé lười nhai, nuốt và dẫn đến thói quen ngậm thức ăn.

    2. Trang trí đẹp, nhiều màu sắc cho món ăn thêm hấp dẫn
    Cũng giống như người lớn, trẻ dễ bị hấp dẫn bởi những món ăn nhiều màu sắc, trang trí đẹp. Bàn tay khéo léo của mẹ “thêm sắc” vào những món ăn, sắp xếp đồ ăn thành những hình thù đáng yêu, thu hút sự chú ý của trẻ, khiến trẻ cảm thấy muốn ăn nhiều hơn.

    3. Thay đổi món ăn thường xuyên
    Nếu ngày nào cũng ăn một món, ngay cả người lớn cũng ngán huống chi là trẻ nhỏ. Các mẹ nên đa dạng hóa thực đơn của con, thay đổi xen kẽ thịt, cá,… và các loại rau khác nhau để bé không chán.

    4. Tuyệt đối không cho trẻ xem tivi, chơi các thiết bị điện tử trong khi ăn
    Hiện tượng này khiến trẻ mất tập trung, thậm chí quên ăn. Ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa, đồng thời hình thành một thói quen xấu cho trẻ.

    5. Rút ngắn thời gian ăn
    Thời gian tối đa cho một bữa ăn của trẻ là 30 phút. Mẹ nên dừng lại không ép bé ăn thêm nếu bữa ăn đã kéo dài quá lâu. Nếu cần, các mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn của bé thành nhiều phần và ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Nhờ vậy, bé vẫn có đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển nhưng vẫn không chịu sức ép khi phải tiêu thụ một lượng lớn thức ăn.

    6. Hãy để cho trẻ tự lập khi ăn uống
    Dạy cho bé tự xúc ăn không chỉ giúp trẻ hình thành khả năng tự lập mà còn giúp bé ăn ngon miệng hơn. Giai đoạn này được tự làm mọi việc luôn là sở thích của bé. Ngoài ra, việc tự xúc thức ăn cũng giúp bé tự chủ và dễ dàng nhai, nuốt hơn.

    7. Bé thiếu vitamin và khoáng chất
    Khi để thiếu vitamin và khoáng chất lâu ngày đặc biệt kẽm, các vitamin nhóm B kéo dài cũng làm bé biếng ăn cơ thể không tiết enzym tiêu hóa tốt cũng dẫn đến tình trạng bé hay ngậm và không muốn ăn. Nên các mẹ hãy bổ sung cho bé đầy đủ những vitamin khoáng chất cần thiết để cho bé phát triển đặc biệt canxi, kẽm ,magie, vitamin D,A, B1,B6,B12…

    8.Khi bé bị ốm sốt
    Nguyên nhân bé ốm sốt do bệnh lý hay nhiễm virut hay bé phải dùng khoáng sinh kéo dài hay liều cao cũng dẫn đến làm cơ thể bé mệt mỏi lười ăn hay ngậm, trong những trường hợp này các mẹ nên để thức ăn lỏng hơn dễ tiêu hóa và bù nước đủ cho bé không nên thúc ép trẻ nuốt hay ép vì bé rất dễ nôn trớ rồi dẫn đến sợ ăn.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
    Sửa lần cuối: 5/8/2015
  7. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    LỊCH LÀM VIỆC CÁC BÁC SỸ tháng 8/2015
    [​IMG]
     
  8. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Những sai lầm các bà mẹ thường mắc phải trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ

    `[​IMG]

    Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sơ sinh là việc vô cùng khó & là vấn đề các bà mẹ quan tâm nhất. Bổ sung chất dinh dưỡng cho con thế nào là hợp lý, có hiệu quả…? Các chuyên gia, bác sỹ dinh dưỡng sẽ giúp các mẹ tránh mắc những sai lầm trong quá trình nuôi con.

    1. Chọn sữa cho con ăn
    Một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh là được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ để đảm bảo chất dinh dưỡng cũng như bổ sung các vitamin & khoáng chất giúp tăng sức đề kháng cho trẻ. Một số mẹ lại có quan điểm nên cho con uống sữa ngoài.
    Thậm chí, nhiều mẹ còn cho bé uống sữa bò tươi. Điều này là hoàn toàn sai lầm, bởi sữa bò tươi có chứa lượng lớn protein khiến bé bị đầy bụng & có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ. Chúng tôi khuyên các mẹ chỉ nên cho trẻ uống sữa bò khi trẻ trên 1 tuổi.
    Trường hợp mẹ không đủ sữa, phải đi làm xa, không có điều kiện cho trẻ bú đủ hàng ngày,… hãy tới gặp bác sỹ dinh dưỡng để nghe tư vấn và chọn ra loại sữa công thức phù hợp, đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng cho sự phát triển của bé.

    2. Chọn sai thời điểm cho bé ăn dặm
    Trong suốt quá trình chăm, nuôi trẻ, nhiều bà mẹ đã mắc sai lầm trong việc xác định thời điểm ăn dặm của bé. Có mẹ cho bé ăn dặm khi mới 3 – 4 tháng tuổi, có mẹ con hơn 6 tháng tuổi vẫn chỉ cho bú mà chưa cho ăn dặm. Điều này rất nguy hại vì nếu bé ăn dặm quá sớm, hệ tiêu hóa vẫn chưa phát triển khiến bé dễ bị rối loạn tiêu hóa & nguy cơ suy dinh dưỡng rất cao. Ngược lại, trẻ trên 6 tháng tuổi vẫn chưa cho ăn dặm khiến bé chậm tăng cân, vì lúc này sữa mẹ không thể đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng lên của trẻ.

    3. Trộn bột gạo với sữa cho trẻ ăn
    Thói quen này hoàn toàn sai lầm mà nhiều bà mẹ vẫn mắc phải. Trong thành phần của sữa đã đủ các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất cần cho cơ thể trẻ. Vì vậy, nếu trộn thức thêm bột hay bất kỳ thực phẩm khác vào sữa sẽ làm thay đổi công thức tối ưu của sữa gây tác hại cho sức khỏe của trẻ.

    Trên đây là những ý kiến của bác sỹ, chuyên gia của phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh để các bà mẹ lưu ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho con để đảm bảo sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
  9. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Một số sai lầm của các bà mẹ khi nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ

    [​IMG]
    Ngày nay, việc chăm sóc & nuôi dưỡng trẻ nhỏ của các bà mẹ thuận tiện hơn ngày xưa rất nhiều. Lý do là các mẹ được học hỏi rất nhiều kinh nghiệm thực tế của ông, bà & những người đi trước, theo dõi, cập nhật các nguồn thông tin phong phú của các phương tiện truyền thông. Mặt khác, trong thời kỳ hiện đại hóa, các mẹ & trẻ nhỏ được sự quan tâm, chăm sóc, bảo vệ bởi mạng lưới y tế, nền khoa học hiện đại. Trong thực tế, vẫn còn nhiều quan niệm sai lầm của các bà mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe & sự phát triển của bé.

    1. Chế độ dinh dưỡng
    • Không cho bé bú mẹ: theo thống kê, tỷ lệ trẻ được nuôi bằng sữa mẹ ngày càng giảm, do các mẹ có suy nghĩ rằng sữa công thức rất bổ dưỡng, tiện lợi, đồng thời giúp mẹ đỡ cực nhọc vì phải cho con bú. Điều đó vô cùng sai lầm, lợi ích từ sữa mẹ rất lớn, hỗ trợ tốt cho sự hấp thụ dưỡng chất & thúc đẩy hệ miễn dịch phát triển. Trong khi đó sữa bò, sữa công thức không thể có hiệu quả như vậy.
    • Nhồi nhét, bắt trẻ ăn thật nhiều để con béo tốt, bụ bẫm, cho rằng trẻ như vậy mới khỏe đẹp.
    • Động viên, cấm đoán trẻ ăn tùy tiện, không có phương pháp
    Cha mẹ càng hạn chế, cấm đoán không cho trẻ ăn một số loại thức ăn nào đó vì sợ con béo phì, can thiệp vào khả năng tự điều chỉnh cảm giác muốn ăn, không muốn ăn của trẻ khiến trẻ có phản ứng ngược lại. Chúng sẽ ăn hết những loại thức ăn bị cấm đoán khi không có mặt bố mẹ ở đấy.
    Để hạn chế nguy cơ béo phì ở trẻ, cha mẹ không nên dùng thức ăn làm phần thưởng hoặc hình phạt cho trẻ. Hãy luôn bày sẵn các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe lên bàn trong mỗi bữa ăn.

    2. Cho trẻ ăn bổ sung
    • Nên cho trẻ ăn bổ sung từ lúc 6 tháng tuổi, lý do:
    - Tại độ tuổi này, bé bắt đầu thích ăn uống, thích cho các vật vào miệng.
    - Răng bắt đầu mọc, trẻ biết sử dụng lưỡi để di chuyển thức ăn trong miệng, cử động hàm để nhai.
    - Bộ máy tiêu hóa hoàn thiện, có khả năng tiêu hóa thức ăn đặc.
    • Tác hại của ăn bổ sung sớm:
    - Hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ chấp nhận thức ăn lỏng, giá trị dinh dưỡng của thức ăn lỏng thấp hơn sữa mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
    - Tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy.
    - Các loại ngũ cốc, rau quả ảnh hưởng tới việc hấp thụ sắt trong sữa mẹ, gây thiếu máu.
    - Giảm tần suất bú của trẻ, gây mất sữa ở mẹ. Mẹ sớm có thai trở lại, tăng nguy cơ đẻ con thấp cân.
    • Ăn bổ sung muộn: gây nên tình trạng trẻ thiếu chất, chậm lớn, tăng nguy cơ mắc bệnh
    • Các loại thức ăn tại giai đoạn ăn bổ sung:
    - Giàu tinh bột: ngũ cốc, củ quả,… được chế biến dưới dạng bột, cháo, súp,…
    - Giảu đạm nguốn gốc động vật: thịt, cá, trứng sữa, tôm cua (được trộn vào bột, cháo cho bé ăn)
    - Dầu, mỡ (động, thực vật) bổ sung năng lượng cho bữa ăn.
    - Các loại rau xanh, củ quả có màu sắc sẽ cung cấp sắt, vitamin, chất xơ chống táo bón.

    3. Chăm sóc khi trẻ bị bệnh
    Khi con bị ốm, rất nhiều bậc cha mẹ mắc phải các sai lầm nghiêm trọng sau:
    - Tự ý cho bé dùng thuốc khi sốt, ho, sổ mũi,…
    - Tự tăng, giảm liều thuốc không hỏi ý kiến tư vấn của bác sỹ điều trị
    - Cho bé uống thuốc không đúng cách, như bóp mũi để đổ thuốc, ném viên thuốc vào miệng bé, pha thuốc vào đồ ăn thức uống.
    - Can thiệp không đúng cách khi trẻ bị bệnh, sử dụng các loại thuốc không rõ nguốn gốc, gây hậu quả đáng tiếc đến sức khỏe & sự phát triển của trẻ, thậm chí gây tử vong.

    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
  10. Phuongchull

    Phuongchull Thành viên chính thức

    Tham gia:
    25/6/2015
    Bài viết:
    251
    Đã được thích:
    48
    Điểm thành tích:
    28
    Cho e hóng với....:)
     
    phongkhamdinhduonghn thích bài này.
  11. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Cảm ơn bạn đã quan tâm :)
     
  12. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Một số bí quyết giúp mẹ chăm sóc trẻ hoàn hảo nhất trong thời kỳ bé bắt đầu ăn dặm (6 tháng tuổi)
    [​IMG]

    1. Những loại thức ăn cần thiết
    Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, các mẹ nên cho bé ăn bột ăn liền hoặc bột tự nấu từ loãng đến đặc dần. Từ tháng 9 trở đi trẻ có thể ăn cháo nghiền, sau chuyển sang cháo đặc. Khi các mẹ nấu bột hay cháo cho trẻ cần đảm bảo 4 nhóm yếu tố đạm, đường, dầu ăn và rau củ tươi. Thời gian đầu cho trẻ ăn nhuyễn hoàn toàn, sau đó có thể băm, nghiền thức ăn để giúp bé tập nhai.

    2. Khối lượng thức ăn cung cấp đủ cho trẻ?
    Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi cần ăn sữa từ 750 – 1000 ml/ngày. Ngoài việc bú sữa mẹ (hoặc sử dụng sửa công thức trong trường hợp mẹ không đủ sữa), các mẹ cho trẻ ăn 2 bữa bột một ngày. Bổ sung đạm bằng cách thêm thịt, cá và rau củ vào thức ăn của trẻ. Để tập cho bé luyện kỹ năng nhai, các mẹ có thể cho bé tập ăn bánh quy, táo, lê,…
    • Khi trẻ được 8 – 9 tháng tuổi, cho trẻ ăn 2 bữa chính cùng với 1 – 2 bữa phụ. Bữa phụ có thể là sữa chua, bánh quy, hoa quả xay. Nấu cháo cho bé, các mẹ nên thêm một chút dầu oliu và nước mắm loại ngon để kích thích bé ăn nhiều hơn và hấp thụ được nhiều vitamin hơn. Thức ăn của trẻ phải nấu nhạt vì nếu lượng muối nhiều sẽ ảnh hưởng đến thận, thậm chí gây suy thận.
    • Khi trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên, các mẹ cho con ăn 2 – 3 bữa cháo đặc mỗi ngày.
    3. Thực phẩm an toàn cho trẻ
    Để chăm sóc trẻ hiệu quả trong thời kỳ ăn dặm, các mẹ nên chọn các loại thực phẩm sau:
    • Thịt: các mẹ nên chọn loại thịt ít mỡ hoặc bỏ bớt mỡ đi. Từ 6 – 8 tháng tuổi nên cho bé ăn thịt lợn, gà, cá. Sau tháng thứ 8 thì trẻ có thể ăn tất cả các loại thịt.
    • Bột đường: chủ yếu là các loại bột gạo, ngũ cốc.
    • Rau củ: nên cho bé ăn tất cả các loại rau, củ. Tuy vậy. Khi mới tập ăn, các mẹ không nên cho bé ăn bắp cải, củ cải đường, cần tây vì chúng có thể làm trẻ bị đầy bụng. Từ 8 tháng tuổi trờ đi, bé có thể ăn tất cả các loại rau.
    • Dầu mỡ: rất tốt cho sức khỏe của trẻ trong giai đoạn này. Các mẹ nên cho bé ăn nhiều dầu thực vật, hạn chế ăn mỡ động vật.
    • Trái cây: cung cấp một lượng lớn vitamin cho bé. Các mẹ nên tập cho bé ăn, bắt đầu từ nước ép pha loãng đến nước ép trái cây tươi nguyên chất. Sau đấy là nước ép cả bã & miếng trái cây nhỏ.
    Lưu ý: các mẹ phải kiểm tra kỹ tất cả các loại thực phẩm trước khi nấu cho con ăn đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
  13. Ấm chén đẹp

    Ấm chén đẹp Thành viên tập sự

    Tham gia:
    26/4/2015
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Đúng là mình hiểu tâm trạng của mẹ nó. Con không ăn là bản thân mẹ cũng phát rồ lên. Nhưng ngày qua ngày con cũng không cải thiện được tình hình, trong khi con nhà khác thì họ vẫn chén đều hết bát cháo. Cứ nhìn thấy con người ta như vậy lại mong con nhà mình cũng ăn được như thế.
     
  14. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Phương pháp chế biến thức ăn giúp trẻ suy dinh dưỡng mau tăng cân
    [​IMG]

    Suy dinh dưỡng ở trẻ là nguyên nhân khiến các bệnh lý hô hấp, tiêu chảy,… xảy ra &kéo dài khiến trẻ ăn uống kém, ảnh hưởng đến phát triển thể chất, tinh thần & tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.
    Để phát huy hết giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm trong bữa ăn của trẻ, làm thế nào để trẻ ăn nhiều hơn, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Các bà mẹ cần tham khảo một số phương pháp sau đây:

    1. Lựa chọn thực phẩm có hàm lượng chất dinh dưỡng cao
    Thức ăn được dùng để nấu cho trẻ phải đầy đủ chất dinh dưỡng càng đa dạng càng tốt. Tùy theo độ tuổi mà lựa chọn cho phù hợp. Khi chế biến phải cắt nhỏ, nấu mềm và nêm cho vừa, phù hợp với khẩu vị của trẻ. Thực phẩm thích hợp với trẻ nhỏ là trứng, thịt băm, cá băm, rau cũng nên cắt nhỏ.

    2. Bổ sung dầu mỡ vào món ăn của trẻ
    Dầu mỡ (ưu tiên sử dụng dầu thực vật) cung cấp năng lượng cho cơ thể gấp đôi chất bột, đạm. Một bát bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần bổ sung một thìa canh dầu. Quan trọng hơn, dầu là dung môi hoà tan các vitamin A, D, E, K giúp trẻ hấp thụ được các loại vitamin này vào cơ thể. Mặt khác, dầu ăn kích thích tiêu hoá và tăng cảm giác no và no lâu cho trẻ.
    Thời điểm cho dầu ăn: Các bà mẹ nên cho dầu ăn vào thức ăn của trẻ khi chuẩn bị bắc thức ăn ra khỏi bếp nấu (vì khi này dầu chưa bị biến chất do tác động của nhiệt độ cao). Đồng thời khi cho dầu ăn vào thời điểm này làm cho cháo/bột của trẻ thơm ngon, giữ được màu sắc của thực phầm và giảm sự bay hơi của vitamin tan trong nước (B1, B2…) từ thực phẩm.

    3. Nấu cháo cho trẻ như thế nào?
    Nấu cháo loãng, bé có cảm giác ăn nhiều hơn nhưng thực sự chỉ là nhiều nước, năng lượng sẽ thấp.Tuy nhiên, nấu đặc quá khiến trẻ khó ăn. Các mẹ nên nấu đặc vừa phải & chú ý chuẩn bị mùi vị hấp dẫn cho bé dễ ăn hơn.

    4. Cho trẻ ăn thêm bữa phụ như thế nào?
    Bữa phụ nên được bắt đầu trước bữa ăn chính khoảng 2 giờ. Bữa này để trẻ ăn bù cho bữa ăn chính trước đó. Bữa ăn phụ trước lúc đi ngủ giúp trẻ ngủ ngon, sâu hơn. Thực phẩm tốt nhất dùng cho bữa ăn phụ là sữa, sữa chua, hoa quả. Tuy vậy, các mẹ nên nhớ không cho trẻ ăn quá no trước khi ngủ.
    Mỗi ngày trẻ nên được ăn từ 5 – 6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa. Chia nhỏ bữa ăn khiến trẻ không có cảm giác bị ăn nhiều, hay bị ép ăn.

    5. Không ép trẻ ăn
    Các mẹ hãy để bé ăn vừa với sức của chúng, không nên ép ăn hết khi trẻ đã chán. Ép quá khiến trẻ sợ ăn, nôn trớ, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn.
    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
  15. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Phương pháp chăm sóc trẻ nhỏ tránh nôn trớ
    [​IMG]
    Khi có đứa con đầu lòng, các bà mẹ trẻ hết sức lo lắng khi con bú xong hay bị ọc sữa ra ngoài, đây là hiện tượng hết sức bình thường, nhưng các mẹ cũng nên trang bị kiến thức để chăm sóc con mình khi bé gặp hiện tượng này
    Nôn trớ là hiện tượng rất hay gặp ở trẻ. Trẻ càng nhỏ thì nôn trớ càng nhiều, đó là khi các chất chứa trong dạ dày (thức ăn, dịch dạ dày…) bị tống ra ngoài qua đường miệng. Có tới 20 – 50% trẻ sơ sinh bị nôn trớ sau ăn và thường tự khỏi khi bé 6 – 12 tháng tuổi. Nôn trớ là nguyên nhân làm rối loạn chất điện giải và nước, gây tổn hại đến sức khỏe của trẻ, các mẹ cần đưa con đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời. Sau đây là các cách khắc phục tình trạng nôn trớ của trẻ:
    • Trẻ bị nôn sau khi bú
    Mẹ nên cho con bú bên trái trước vì lúc mới bú lượng sữa trong dạy dày bé ít nên có thể nằm nghiêng bên phải. Sau đó, chuyển cho bé bú bên phải, lúc này dạ dày bé đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng bên trái. Như vậy, sữa dễ dàng xuống dạ dày mà không trào ngược ra ngoài.
    Không nên cho bé bú quá lâu – trung bình là 30 phút (10 phút cho vú thứ nhất, 20 phút cho vú thứ hai). Nếu bé bú bình, phải giữ hơi nghiêng bình sữa, luôn để núm vú cao su đầy sữa, tránh tình trạng bé bú hơi trong bình sữa, như thế bé sẽ bị trớ ngược ra ngoài sau khi bú xong để đẩy không khí ra. Khi cho bé bú, các mẹ không nên để bé quấy khóc tránh tình trạng bé nuốt nhiều hơi gây căng dạ dày. Sau khi bú, bế bé theo tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng cho ợ hơi. Sau đó, nhẹ nhàng đặt bé nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao. Mẹ không nên để bé nằm bú khiến bé sặc và trớ sữa. Sau khi bú no, không đặt bé nằm ngay và không đùa ngịch.
    • Trẻ bị nôn sau khi ăn
    Cho bé ăn dặm quá sớm, ăn nhiều, ăn nhanh là những nguyên nhân khiến trẻ hay bị nôn trớ. Ngoài việc cho trẻ đi khám và điều trị theo đơn của bác sỹ, các mẹ nên thay đổi đa dạng món ăn cho bé, không nên cho bé ăn nhanh, nhiều một bữa, không ép bé ăn, thời gian ăn không kéo dài quá 30 phút/bữa.
    Giai đoạn bé ăn dặm (6 tháng – 10 tháng tuổi): trong 1 ngày (24 giờ), bé ăn khoảng 500 ml sữa (sữa mẹ là tốt nhất, nếu đủ sữa mẹ không cần phải ăn thêm sữa công thức, và 3 bữa bột (cháo) xay (600 ml/ ngày). Mẹ nên thay đổi đa dạng thành phần bột, đạm, dầu, rau xanh,… trong món ăn của bé. Mẹ phải khiêm tốn, nhẹ nhàng, xem xét có thể tăng thêm hoặc giảm bớt bữa ăn dặm… sao cho đầy đủ khẩu phần ăn cho bé. Các mẹ nên ăn uống đủ chất để có đủ sữa và tăng cường cho con bú.
    Khi bé bị nôn trớ nhiều, các mẹ cần chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày, mỗi bữa chỉ 30–40 ml, có thể 1 giờ cho ăn 1 lần. Khi bé nôn trớ phải để bé nằm nghiêng hoặc đỡ bé ngồi dậy tránh sặc rất nguy hiểm.
    • Đối với những trường hợp nôn trớ do bệnh lý
    Đối với những trường hợp nôn trớ do bệnh lý (trào ngược dạ dày thực quản, các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp,..), các mẹ nên để bé ăn thành nhiều bữa, thức ăn không nên quá lỏng hoặc có mùi khó chịu sẽ làm cho bé dễ nôn trớ hơn. Khi bé nôn quá nhiều và cường độ nôn quá 4 lần/ngày, các mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để các bác sỹ thăm khám và điều trị.
    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
  16. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Sự khác biệt giữa suy dinh dưỡng và còi xương ở trẻ
    Các bà mẹ thường nhầm lẫn suy dinh dưỡng và còi xương là một bệnh, thấy trẻ thấp bé nhẹ cân hơn bình thường là nghĩ con bị còi xương suy dinh dưỡng. Thực tế đây là hai bệnh khác nhau. Trẻ bụ bẫm, ăn ngủ tốt (không suy dinh dưỡng) nhưng vẫn bị bệnh còi xương (còi xương thể bụ bẫm). Mặt khác, trẻ còi cọc suy dinh dưỡng nhưng vẫn không bị bệnh còi xương.
    Trong quá trình điều trị cho trẻ còi xương, chỉ bổ sung vitamin D, canxi theo liều điều trị. Trong điều trị suy dinh dưỡng, bổ sung vitamin D, canxi không phải là chủ yếu.
    • Thế nào là suy dinh dưỡng?
    Là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng. Trẻ bị suy dinh dưỡng có số đo về cân nặng, chiều cao thấp hơn trẻ bình thường, nhưng có thể kèm theo còi xương hoặc không.
    • Bệnh còi xương
    Là bệnh do không cung cấp đủ canxi và photpho cho nhu cầu phát triển, dẫn đến những tổn thương ở xương. Bệnh có thể gặp ở cả những đứa trẻ bụ bẫm do có nhu cầu canxi, photpho cao hơn trẻ bình thường.
    1. Trẻ suy dinh dưỡng

    [​IMG]

    Do thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động, học tập, tăng trưởng của cơ thể, đứng cân kéo dài hay sụt cân. Trẻ mệt mỏi, hay quấy khóc, chán ăn, ít ngủ, hay ốm, chậm biết bò, đi, chậm mọc răng. Trường hợp suy dinh dưỡng nặng thể hiện ở 3 dạng: thể phù, thể teo đét hay hỗn hợp.
    • Thể phù (Kwashiokor): Trẻ chỉ được nuôi dưỡng bằng chất bột, thiếu tất cả những chất dinh dưỡng đa năng lượng và vi lượng khác. Trẻ bị phù thũng toàn thân, cân nặng chỉ còn 60 - 80% so với tiêu chuẩn của WHO, thiếu máu, da xanh, suy thoái ở da (xuất hiện các mảng sắc tố), lông, tóc, móng. Biểu hiện thiếu vitamin D là hạ canxi huyết. Biểu hiện thiếu vitamin A là còi cọc, khô giác mạc, quáng gà, hay bị bệnh.Trẻ chậm phát triển tâm thần, mệt mỏi, không hoạt bát, hay quấy khóc…
    • Thể teo đét (Marasmus): Trẻ thiếu dinh dưỡng toàn bộ, cân nặng giảm dưới 60% so với tiêu chuẩn của WHO, mất hết mỡ dưới da ở mặt, mông, chi gầy đét hốc hác như cụ già. Các triệu chứng thiếu hụt chất dinh dưỡng tương tự như thể phù nhưng tổn thương các cơ quan nhẹ hơn.
    • Nguyên nhân dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng:
    - Các bà mẹ thiếu kiến thức nuôi dưỡng con, cho ăn dặm quá sớm hoặc muộn, thức ăn không đảm bảo chất lượng, cai sữa sớm, trẻ bị nhiễm trùng cấp hoặc mãn tính (viêm phế quản mãn, tiêu chảy, lao, sởi...)
    - Trẻ bị thiếu ăn do điều kiện gia đình khó khăn
    - Trẻ đẻ nhẹ cân, bị các dị tật bẩm sinh, tập quán nuôi dưỡng và chăm sóc sai khoa học.
    Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng mức độ nhẹ và vừa thì có thể điều trị tại nhà bằng cách tăng cường khẩu phần ăn, loại bỏ các nguyên nhân gây suy dinh dưỡng... theo dõi cân nặng hàng tuần, hàng tháng, tiêm chủng đầy đủ. Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng phải cho đi khám và điều trị tại bệnh viện.

    2. Trẻ bị còi xương
    [​IMG]

    Trẻ bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D. Điều này làm giảm hấp thụcanxi ở ruột, dẫn đến việc cơ thể phải huy động canxi ở xương vào máu gây rốiloạn quá trình khoáng hoá xương.
    • Những dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị còi xương:
    - Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, ra nhiều mồ hôi khi ngủ, rụng tóc sau gáy tạo thành hình vành khăn.
    - Biểu hiện ở xương: thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu ở đỉnh, trán, đầu bẹp cá trê. Trường hợp còi xương nặng có di chứng: dô ức gà, chuỗi hạt sườn, chân cong hình chữ X, chữ O.
    - Răng mọc chậm, cơ nhão, táo bón, chậm đứng, đi,…
    • Khi trẻ bị còi xương cân phải làm gì?
    - Cho trẻ tắm nắng hàng ngày, để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10 -15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Mùa Đông (ít ánh nắng) cho trẻ tắm điện tại các bệnh viện.
    - Dùng thuốc gì? Sử dụng Calcium Corbiere ( ống 5ml), Aquadetrim Vitamin D3,… theo hướng dẫn của bác sỹ.
    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
    Sửa lần cuối: 20/8/2015
  17. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Cách chọn sữa để phòng chống bệnh còi xương cho bé
    [​IMG]

    Tình trạng trẻ bị còi xương ngày nay khá phổ biến. Ngoài việc cung cấp vitamin D và sử dụng sữa mẹ một cách tốt nhất cho trẻ thì nhu cầu bổ sung thêm sữa ngoài cũng rất quan trọng. Chính vì thế, chọn cho con uống sữa gì? Ngoài trách nhiệm của các nhà sản xuất, các bậc cha mẹ cũng phải trang bị cho mình một số kiến thức để tránh những hậu quả đáng tiếc.

    1. Xác định đúng nguyên nhân gây còi xương ở trẻ
    Thiếu vitamin D là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh còi xương, làm giảm hấp thụ canxi ở ruột, dẫn tới hạ canxi máu, gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương. Bổ sung vitamin D vào chế độ ăn của trẻ có tác dụng dự phòng & giảm nguy cơ mắc bệnh.Vitamin D được tổng hợp chủ yếu qua ánh sáng mặt trời chiếu vào da để chuyển từ thể không hoạt động sang hoạt động. Vitamin D tan trong chất béo & có nhiều trong thức ăn động vật (gan, cá, trứng, sữa,…). Ngoài ra có thể bổ sung vitamin D qua các thực phẩm chức năng. Chính vì vậy, cho trẻ bị còi xương ăn thêm sữa là rất hợp lý, bởi đây là dạng thức ăn dễ hấp thụ của trẻ. Tuy vậy, cho con ăn sữa gì là rất quan trọng, đòi hỏi phải có sự tư vấn của bác sỹ.

    2. Xác định thành phần của sữa
    Điều này hết sức quan trọng vì khi bé bị còi xương, cha mẹ phải biết con bị còi xương ở thể nào & bổ sung cho trẻ chất gì. Việc không có kiến thức về sữa đã gây hoang mang cho rất nhiều cha mẹ khi nuôi con. Đa số bà mẹ chỉ thấy quảng cáo sữa tốt là mua cho con ăn mà không biết với con mình cần phải bổ sung loại sữa nào, có chất gì. Trẻ bị còi xương nên uống sữa chưa nhiều vitamin D & canxi, các mẹ cần chú ý điều này.

    3. Sữa đắt tiền chưa chắc đã là tốt nhất
    Điều quan trọng nhất khi nuôi trẻ các bậc cha mẹ phải nhớ rằng sữa mẹ là tốt nhất, sữa ngoại chưa hẳn đã tốt hơn sữa nội. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa bán với giá rất cao. Các bà mẹ lại có tâm lý tiền nào của nấy và sính ngoại, tin vào quảng cáo, thậm chí coi loại sữa đắt tiền như một loại biệt dược mà không biết rằng việc sử dụng không hợp lý sẽ khiến trẻ ngày càng còi xương hơn do không phù hợp với khả năng hấp thụ của trẻ.

    4. Sử dụng sữa công thức như thế nào
    Ngoài chế độ ăn hàng ngày, trẻ từ 6 – 14 tuổi vẫn cần uống sữa vì đây là nguồn cung cấp canxi giúp trẻ phát triển chiều cao, nhất là với những trẻ không chịu ăn tôm, cua, cá hàng ngày. Đối với những trẻ còi xương, nên chọn loại sữa cao năng lượng (mỗi ml cung cấp 1kCal). Nó giúp trẻ mau phục hồi dinh dưỡng. Số lượng uống không hạn chế, có thể uống 500 – 800 ml/ngày.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
  18. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Chế độ ăn cho trẻ qua các giai đoạn
    [​IMG]
    Trong quá trình nuôi dưỡng trẻ nhỏ từ khi mới lọt lòng tới tuổi thiếu niên. Chế độ ăn & chăm sóc trẻ vô cùng quan trọng. Sự thay đổi chế độ ăn của trẻ qua các giai đoạn đòi hỏi các mẹ phải có kiến thức, kinh nghiệm mới giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất.

    1. Giai đoạn 0 – 1 tuổi
    Dạ dày trẻ sơ sinh rất nhỏ, các mẹ không cần phải tuân thủ các quy định về khối lượng thức ăn, thời gian ăn đối với bé. Các mẹ nên biết cách phân biệt ý muốn của bé qua tiếng khóc. Khi bé khóc, đầu tiên kiểm tra tã xem bé có cần thay tã không, nếu không hãy kiểm tra bé có đói không bằng cách chạm nhẹ ngón tay vào 2 bên mép bé, nếu bé quay đầu về hai bên theo ngón tay, đó là dấu hiệu bé đang đói.
    Chế độ ăn của bé từ 0 – 1 tuổi thay đổi qua các giai đoạn nhỏ, cụ thể như sau:
    • 0 – 3 tháng tuổi
    Ở giai đoạn này không có nguyên tắc về thời gian, cứ thấy bé đói là cho bú, không hạn chế số lần bú. Chú ý trong ngày có ít nhất 1 bữa phải đảm bảo bé được bú no theo nhu cầu.
    • 4 – 6 tháng tuổi
    Số bữa ăn trong ngày là 6 – 8 bữa. Từ tháng thứ 5 không nên cho trẻ bú lúc nửa đêm để tập cho trẻ thói quen không ăn đêm. Trẻ có thể ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc bổ sung thêm sữa công thức. Nếu tới tháng thứ 6 bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm chỉ nên cho ăn ít & không lấn át các bữa sữa chính.
    • 7 – 10 tháng tuổi
    Số lượng bữa ăn là 6 bữa / ngày. Trong đó gồm 4 – 5 bữa sữa & 1 – 2 bữa ăn dặm. Trong thời gian trước lúc bé ngủ, sau khi ăn no không nên cho bé ăn thêm đồ ăn khác.
    • 10 – 12 tháng tuổi
    Số bữa ăn của bé giảm còn 5 bữa / ngày. Trong đó gồm 3 bữa sữa, 2 bữa ăn. Trong giai đoạn này, bữa ăn của bé tốt nhất là vào bữa ăn chính của gia đình. Lượng sữa bé uống thêm 600 ml/ ngày trở lên.

    2. Giai đoạn 1 – 3 tuổi
    Bé đã bắt đầu có răng sữa, bé có thể chuyển sang thức ăn dạng đặc để tập nhai, đồng thời phải đa dạng hóa thức ăn vào cơ thể. Các mẹ bắt đầu rèn trẻ ăn đúng giờ, đúng bữa, không vừa ăn vừa chơi hoặc xem tivi…
    Lưu ý: không nên ép con ăn bằng mọi cách hoặc cho bé đi ăn rong làm ảnh hưởng đến tâm lý, dạ dày của bé.

    3. Giai đoạn 3 – 6 tuổi
    Thức ăn cho trẻ nên phong phú về thành phần. Tuy nhiên, ngũ cốc đóng vai trò chính. Thường xuyên cho bé ăn cá, thịt, gia cầm, trứng, thịt lợn nạc, ăn nhiều rau tươi, trái cây. Hạn chế uống nước ngọt, nước có gas, nên uống một lượng sữa ổn định hàng ngày. Bé cần được ăn đủ 3 bữa/ ngày, cộng thêm 1 – 2 bữa ăn nhẹ, cho phép bé lựa chọn món ăn trong giới hạn cho phép.

    4. Giai đoạn tuổi nhi đồng – thiếu niên
    Độ tuổi này hình thành thói quen ăn uống phù hợp với nhu cầu sinh lý. Trẻ ăn đều đặn 3 bữa/ ngày, mỗi bữa cách nhau 4 – 6 giờ. Phân bổ lượng thức ăn trong 3 bữa theo tỷ lệ: ăn sáng chiếm 25 – 30% tổng năng lượng cần cung cấp cho một ngày, ăn trưa chiếm 30 – 40%, ăn tối chiếm 30 – 40%. Không nên ăn đồ ngọt thay cho thức ăn chính trong bữa tối. Thành phần dinh dưỡng hợp lý cho mỗi bữa ăn nên bao gồm các loại thực phẩm giàu protein, rau, trái cây, sữa tươi.

    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
  19. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ khi mang thai

    [​IMG]

    Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng, bởi đó là cơ sở cho sự phát triển của bào thai. Tất cả thành phần dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể mẹ đều được thai nhi hấp thụ. Các bà mẹ khi mang thai phải hạn chế các thực phẩm gây hại, bổ sung thêm vitamin, khoáng chất cần thiết để giúp con bạn phát triển tốt.

    1. Chế độ ăn uống khi mang thai
    Nguyên tắc cơ bản nhất là chọn thực phẩm tươi sống, ăn nhiều rau, trái cây đảm bảo cung cấp đủ vitamin, khoáng chất cần thiết. Bữa ăn của bà mẹ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm:
    - Nhóm chất bột: gạo, mỳ, ngô, khoai,…
    - Nhóm chất đạm: thịt, cá, trứng, tôm, cua,…
    - Nhóm chất béo: dầu, mỡ, vừng, lạc,…
    - Nhóm vitamin, chất khoáng, chất xơ: rau xanh, quả chín.​
    Lưu ý: Tuyệt đối không ăn các loại thực phẩm chưa nấu chín, cho quá nhiều gia vị,…
    • Các Vitamin A, B, C, D, E, K… rất cần thiết cho thai nhi, cần bổ sung thông qua các loại thực phẩm tự nhiên hàng ngày.
    • Canxi: mẹ mang thai cần 1000mg Canxi/ngày, hãy chọn những thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, váng sữa, sữa chua…
    • Acid folic: có vai trò rất quan trọng đối với hệ thần kinh của trẻ, có nhiều trong gan động vật, rau xanh thẫm,…
    • Omega 3: có trong dầu ăn, dầu oliu và mỡ cá…
    • Protein (chất đạm): có trong thịt, cá, trứng đậu,… giúp tạo cơ, xương và máu.
    • Sắt và vitamin C: Sắt tham gia quá trình tạo máu, vận chuyển oxy, có nhiều trong gan lợn gà, lòng đỏ trứng, thịt bò, rau củ quả. Đồng thời vitamin C từ trái cây tươi như cam, súp lơ xanh, dâu tây... sẽ hỗ trợ cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.
    • Kẽm: có trong cá, hải sản, thịt, thịt gia cầm, sữa...(hay kẽm có nhiều trong thức ăn động vật màu đỏ và nhuyễn thể, đặc biệt là hàu (chứa 75mg kẽm/100g). Kẽm rất cần thiết để đảm bảo cân nặng, kích thước vòng đầu cuả bé và cho sự phát triển cuả bé trước và sau khi sinh của trẻ.
    • Iod: Bổ sung cho trẻ phát triển toàn diện. Iod có nhiều trong các loại hải sản, rong biển...Tuy nhiên sử dụng muối iod thay muối thường là biện pháp phòng ngừa thiếu iod hiệu quả nhất.
    • Nước: Uống ít nhất 1500 – 2000 ml nước hoặc nước trái cây mỗi ngày để phòng táo bón và giúp mẹ, bé khoẻ mạnh.
    Ngoài ra, các bà mẹ có thể sử dụng các loại thuốc bổ, …theo đúng hướng dẫn của bác sỹ.

    2. Những điều nên tránh

    - Không ăn các loại thức ăn sống
    - Không ăn thực phẩm có hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm.
    - Không dùng đồ uống có cồn, cafein và nước ngọt.
    - Không hút thuốc lá

    3. Chế độ dinh dưỡng và các triệu chứng bất thường khi mang thai
    Các mẹ có cảm giác nghén, buồn nôn, mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, thiếu máu, hụt iod là những tình trạng thường xảy ra đối với các bà bầu.Điều này hoàn toàn bình thường. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các bà mẹ mang thai cảm thấy khoẻ hơn và giúp kiểm soát các triệu chứng kể trên. Các bà mẹ nên có chế độ khám, kiểm tra thai định kỳ để có sự hướng dẫn và giúp đỡ của bác sỹ.

    BS. Hoàng Ngọc Anh
    ------
    Phòng khám dinh dưỡng
    Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
    Hotline: 0969 59 59 38
    Email: phongkhamdinhduonghanoi@gmail.com
    Website: http://phongkhamdinhduong.vn/
    Hỏi đáp trực tuyến: http://bit.ly/Hoidaptructuyen
     
  20. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Phương pháp giúp trẻ suy dinh dưỡng nặng tăng cân hiệu quả, an toàn
    [​IMG]

    Trẻ bị suy dinh dưỡng còi xương nhẹ cân là mối lo hàng đầu của các bậc cha mẹ. Việc tăng cân hiệu quả, an toàn cho trẻ giúp cho bé phát triển cân đối, toàn diện. Muốn vậy, các mẹ cần phải biết áp dụng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày, đúng cách nhất mới đem lại hiệu quả cho trẻ. Dưới đây là một số ý kiến của bác sỹ Hoàng Ngọc Anh, phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh để các mẹ tham khảo và có thêm kinh nghiệm nuôi con đúng đắn, hợp lý.

    1. Sử dụng thực phẩm giàu chất dinh dưỡng
    Trẻ trong tình trạng biếng ăn, còi cọc, sút cân sau các đợt ốm,… nên sử dụng các loại thực phẩm sau:
    • Sữa và sữa chua:
    Sữa là sản phẩm giàu chất dinh dưỡng, trẻ phải được ăn đủ khẩu phần thì mới có thể tăng cân được. Cụ thể, trẻ dưới 6 tháng tuổi: 800 – 900 ml/ngày. Trẻ trên 6 tháng tuổi và đã ăn dặm: 600 ml/ngày.
    Sữa chua không chỉ giàu năng lượng mà còn giúp kích thích tiêu hóa ở trẻ, giúp trẻ nhanh có cảm giác đói và ăn ngon miệng hơn.
    • Dầu Olive: rất tốt cho tim mạch và có chứa nhiều chất chồng oxy hóa. Loại dầu này rất giàu năng lượng, các mẹ nên cho trẻ ăn dầu olive vào cháo, bột khoảng 2 – 3 bữa/tuần để giúp con tăng cân nhanh.
    • Thịt, cá: là hai loại thực phẩm giàu năng lượng không thể thiếu trong thực đơn để giúp trẻ tăng cân. Tuy nhiên, các mẹ phải cân đối lượng thịt, cá trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ vì ăn quá nhiều thịt có thể gây hại cho sức khỏe.
    • Tinh bột: là phần quan trọng trong trong khẩu phần ăn hàng ngày giúp trẻ tăng cân. Một khẩu phần gạo đã được nấu chín chứa 47g tinh bột sẽ cung cấp 200 calo cho trẻ.
    2. Cho trẻ ăn uống một cách khoa học
    • Cho bé ăn dặm đúng tuổi (Từ 6 tháng tuổi).
    • Khi bé được 1 tuổi, sữa mẹ không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé. Vì vậy, bên cạnh việc cho bé bú sữa mẹ phải bổ sung các dinh dưỡng khác theo tiêu chuẩn hợp lý.
    • Khi bé ăn dặm, mẹ nên nấu cháo, bột đặc thêm.
    • Đa dạng thực phẩm trong bữa ăn của trẻ, chú ý có đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau) và lượng thực phẩm cần dùng cho bé / 1 bữa ăn.
    • Các món ăn vặt chỉ được ăn sau bữa ăn chính hoặc bữa phụ.
    • Tăng bữa ăn hàng ngày, các mẹ cho bé ăn 5 – 6 bữa thay vì chỉ 3 bữa. Cho bé uống thêm sữa trước khi ngủ.
    3. Những việc nên làm giúp trẻ tăng cân
    • Tẩy giun định kỳ: 6 tháng hoặc 12 tháng/lần.
    • Tập cho bé ăn đúng giờ, đúng bữa.
    • Thường xuyên kiểm tra cân nặng : các mẹ nên ghi chép lại cân nặng hàng tháng của trẻ, từ đó mẹ sẽ biết cách mình áp dụng cho con có hiệu quả không.
    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     

Chia sẻ trang này