Thông tin sức khỏe

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi letrieuvy9x, 13/7/2015.

Tags:
  1. letrieuvy9x

    letrieuvy9x Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/7/2015
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Gọi tên 10 tips giúp các chị em gái có giấc ngủ ngon





    Theo nhiều nghiên cứu, mất ngủ đang là bệnh lí mà nhiều người mắc phải ở thời hiện đại. nguyên nhân mất ngủ thì rất nhiều, có thể kể ra là do ngủ muộn đã bị tạo thành thói quen, stress trong cuộc sống, những tác động xấu từ môi trường xung quanh …

    [​IMG]

    Nhiều người đã phải nhờ đến sự can thiệp của thuốc trị mất ngủ để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên đây không phải là một phương pháp tốt và lâu dài. Say đây, mình xin chia sẻ 10 mẹo nhỏ giúp bạn đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng hơn.



    Mẹo số 1: Bấm huyệt


    Một số huyệt đạo trên cơ thể giúp bạn dễ ngủ hơn. Đặt ngón cái lên trán chỗ giữa hai lông mày trên sống mũi, nhấn nhẹ và giữ khoảng 20 giây rồi buông ra. Lặp lại hai lần.


    Tiếp theo, đặt bàn chân phải lên đầu gối trái, tìm một huyệt đạo ở giữa ngón chân cái và ngón thứ hai, nhấn nhẹ như cách trên. Cuối cùng, dùng ngón tay cái và ngón trỏ để bóp nhẹ ngón chân thứ hai, mục đích là để tác động lên huyệt đạo ở ngay dưới móng chân.


    Mẹo số 2: Căng cơ


    Thư giãn cơ thể sẽ giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Hãy nằm thẳng trên nệm rồi hít thở sâu, khi hít vào đồng thời co ngón chân lại rồi thả ra. Sau đó lại hít vào và duỗi bàn chân thẳng lên phía đầu gối. Tiếp tục hít thở sâu và kết hợp gồng cơ bắp chân, mông, đùi, ngực, bụng và cánh tay, đến khi nào bạn đã gồng và duỗi hết toàn bộ cơ thể. Cơ thể bạn bây giờ đã hoàn toàn thư giãn, hơi thở ổn định và sẵn sàng chìm vào giấc ngủ.


    Mẹo số 3: Cố gắng thức



    Đây là cách chữa mất ngủ nghe


    khá là buồn cười, nhưng khi bạn càng cố thức thì cơ thể bạn lại càng muốn ngủ, điều này gọi là “nghịch lý giấc ngủ”. Hãy thử mở mắt thật to và lặp đi lặp lại là bạn không muốn ngủ. Não bộ của bạn không thích mệnh lệnh tiêu cực này sẽ lập tức chỉ dẫn cho toàn bộ cơ thể sẵn sàng ngủ. Mắt bạn dần nặng trĩu và ngủ quên lúc nào không hay


    [​IMG]


    Mẹo số 4: Nhớ lại ngày hôm đó


    Nhớ lại những chi tiết thường nhật, nhàm chán vào buổi sáng sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn. Cố nhớ lại những cuộc trò chuyện, cảnh vật và âm thanh của ngày hôm đó giúp thần kinh bạn dễ chìm vào giấc ngủ.


    Mẹo số 5: Đảo mắt


    Nhắm mắt lại và đảo tròng mắt lên trên ba lần có thể giúp bạn dễ ngủ hơn. Hành động này tái hiện lại những cử động của cơ thể khi đang ngủ, giúp kích thích tiết ra hormone gây buồn ngủ melatonin.


    Mẹo số 6: Tưởng tượng


    Phương pháp thiền qua tưởng tượng rất có hiệu quả trong quá trình trị mất ngủ . Hãy tưởng tượng mình đang ở một nơi mà bạn cảm thấy bình yên và thoải mái: một hòn đảo nhiệt đới, chèo thuyền trên dòng nước lặng, đi bộ giữa rừng hoa. Đừng quên sử dụng cả năm giác quan, tưởng tượng cảm giác cát dưới chân, mùi hương hoa cỏ, nghe tiếng nước róc rách. Bạn sẽ dần thư giãn và chìm vào giấc ngủ, đồng thời có những giấc mơ thật đẹp.


    Mẹo số 7: Ngâm nga trong cổ họng


    Ngồi thật thoải mái, nhắm mắt, vai buông xuống, hàm thư giãn, miệng khép hờ, hít sâu qua mũi và thở qua miệng, giữ môi khép lại để tạo thành tiếng vang trong cổ họng. Chú ý đến sự rung động trong lồng ngực. Tập trung hoàn toàn vào sự rung động này trong sáu hơi thở, rồi ngôi thư giãn một lát rồi leo lên giường.


    Mẹo số 8: Hít thở qua lỗ mũi trái


    Phương pháp yoga này giúp làm giảm huyết áp và thư giãn bạn. Nằm nghiêng về bên trái, dùng một ngón tay đè lên lỗ mũi phải rồi hít thở chậm và sâu qua mũi trái. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với phụ nữ mãn kinh bị chứng mất ngủ kéo dài.


    Mẹo số 9: Nước ấm và sữa nóng


    Đây là mẹo thông dụng mà ai cũng biết đến. Trước khi ngủ, hãy đi tắm nước ấm, hơi ấm của nước giúp cơ thể bạn thư giãn và dễ chịu. Sau đó, uống một cốc sữa ấm. Đảm bảo giấc ngủ sẽ đến với bạn thật dễ dàng.


    Mẹo số 10: Lập kế hoạch lên giấy


    Một trong những lý do gây mất ngủ là vì bạn cứ trằn trọc nghĩ đến những việc cần làm ngày mai và lo sợ quên điều gì đó. Tốt nhất là hãy lên danh sách những việc cần làm lên giấy trước khi đi ngủ, như thế bạn sẽ chẳng phải nghĩ đến chúng cho đến sáng mai. Cách này giúp tránh căng thẳng và làm bạn dễ ngủ hơn.





    Có thể bạn quan tâm:



    -Mách bạn cách chữa viêm họng không cần dùng thuốc
     
    Đang tải...


  2. mecutai

    mecutai Quần áo cho Mẹ và Bé chỉ từ 10k

    Tham gia:
    14/10/2010
    Bài viết:
    3,698
    Đã được thích:
    662
    Điểm thành tích:
    773
    đáng để thử đấy ạ! thanks chủ top!
     
  3. men.be.phot

    men.be.phot 0933851367

    Tham gia:
    26/12/2011
    Bài viết:
    13,702
    Đã được thích:
    2,511
    Điểm thành tích:
    863
    hcihci giờ mình chỉ thấy thiếu thời gian để ngủ thôi, trộm vía chưa biết mất ngủ ntn?
     
  4. mehiuhiu

    mehiuhiu Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    17/7/2012
    Bài viết:
    4,334
    Đã được thích:
    578
    Điểm thành tích:
    773
    cảm ơn chủ top chia sẻ thông tin hữu ích, mình chuyển thông tin đến những người cần :)
     
  5. matongrungsonla

    matongrungsonla 0912 601 315

    Tham gia:
    4/12/2012
    Bài viết:
    8,819
    Đã được thích:
    1,053
    Điểm thành tích:
    773
    Mật ong, long nhãn, hạt sen là những thực phẩm chữa mất ngủ rất tốt
     
  6. dacsanlongnhanhy

    dacsanlongnhanhy 0978 249 568

    Tham gia:
    3/12/2012
    Bài viết:
    7,974
    Đã được thích:
    795
    Điểm thành tích:
    773
    Long nhãn, hạt sen, tâm sen, mật ong chữa mất ngủ thì tuyệt vời
     
  7. letrieuvy9x

    letrieuvy9x Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/7/2015
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Hiệu quả chữa bệnh mất ngủ của quả dâu tằm





    Theo Đông y, quả dâu tằm có công dụng thần kì chữa bệnh mất ngủ hiệu quả. Khi dâu chín phơi hay sấy khô (gọi là tang thầm) có công hiệu bổ âm huyết, sinh tân dịch, nhuận táo. Dùng cho các trường hợp can thận âm hư, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, điếc tai, bệnh đái tháo đường, tiểu khó, táo bón, râu tóc bạc sớm, đau sưng khớp, đau lưng mỏi gối, hồi hộp, mất ngủ, lao hạch, đau mỏi khớp.Quả dâu tằm khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Quả dâu giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, ngâm rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc… đều tốt, được mọi người ưa chuộng.

    [​IMG]

    Cây dâu cho lá nuôi tằm ra hoa kết quả vào tháng 2, 3. Đến mùa thu thì quả ít và nhỏ hơn. Giống dâu vườn lưu niên cho quả nhiều, to, ngọt và chất lượng tốt hơn. Trồng dâu lấy quả phải chọn giống dâu ít lá, lá nhỏ và mỏng. Quả dâu càng chín (tím đen) càng thơm ngọt, bớt chua chát, nhiều chất bổ dưỡng. Trong quả dâu có 84,71% nước, 9,19% đường và axit 80% (có axit malic, axit sucinic), protit 0,36%, tanin, vitamin C, caroten.


    Bổ can thận, ích tâm huyết

    Trong Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân có ghi chép về công hiệu của rượu tang thầm - loại rượu được ngâm từ dâu chín và gạo nếp. Cách làm cũng rất đơn giản. Lấy khoảng 5.000g quả dâu chín tươi, 6.000g gạo nếp, men rượu vừa đủ. Quả dâu phải chín đều, ép lấy nước, đun sôi để nguội cho cùng cơm nếp, men rượu trộn đều cho vào bình ngâm. Ngày uống mỗi lần 30-50ml vào hai bữa cơm hàng ngày.


    Kích thích ăn ngon, ngủ khỏe

    Với những người có tình trạng ăn không ngon, khó ngủ, không rõ nguyên nhân mất ngủ hãy uống 1-2 ly nước dâu nhỏ trước khi ăn có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp bữa ăn thêm ngon miệng, sức khỏe được cải thiện. Sau bữa tối, uống một ly nước dâu sẽ khiến giấc ngủ đến sớm, ngủ say và sâu giấc hơn



    Cao dưỡng huyết chữa tóc khô bạc


    Lấy 50g quả dâu tươi chín, lượng đường phèn vừa đủ. Rửa sạch dâu cho vào nồi đất, nước vừa đủ sắc lấy nước hoà đường phèn để uống. Có thể uống thường xuyên, nhất là về mùa hè.


    Bổ thận âm hư

    Với triệu chứng lưng đau gối mỏi, ù tai, vô sinh do chất lượng tinh trùng kém. Câu kỷ tử 50g, sơn dược 50g, quả dâu 30g, gạo tẻ 50g nấu cháo ăn liền 1 tháng vào các buổi sáng.



    trị mất ngủ



    Quả dâu còn có tác dụng trị mất ngủ rất tốt. Bằng cách lấy 60g quả [​IMG]dâu chín tươi (hoặc 30g quả khô) sắc uống 2 lần/ngày vào chiều tối. Trường hợp mất ngủ kinh niên, lấy 15g quả dâu chín, 15g thục địa, 15g bạch thược sắc uống, sẽ thấy rất hiệu quả tức thì của thuốc trị mất ngủ này


    Chữa viêm khớp

    Quả dâu chín tươi 100g, rượu trắng (gạo hoặc nếp ngon). Dâu rửa sạch, giã nát gói vào túi vải ngâm vào rượu 3-5 ngày. Uống mỗi lần 20-25ml. Quả dâu chín 250g, cành dâu 150g, chùm gửi 100g. Ngâm rượu uống.


    Giúp da dẻ hồng hào, máu huyết lưu thông, kinh nguyệt đều đặn

    Uống đều đặn mỗi ngày 2 ly nước dâu vào buổi sáng và trưa. Uống liên tục trong 3 tháng sẽ thấy da dẻ hồng hào, máu huyết lưu thông, kinh nguyệt đều đặn...



    Giảm đau họng


    500g dâu rửa sạch và ép thành nước. Dùng nước quả dâu để súc miệng (từ 3 đến 5 ngày) chữa các chứng đau ở miệng, họng, chữa viêm amidan hiệu quả.
     
  8. letrieuvy9x

    letrieuvy9x Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/7/2015
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Ngủ ngon nhờ các món canh dinh dưỡng







    Đôi khi làm việc trong thời gian quá dài, nhịp sống căng thẳng có thể khiến chúng ta trằn trọc, khó ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy để có giấc ngủ sâu, chúng ta nên đi ngủ đúng giờ, không quá ăn no vào bữa tối, tránh những thực phẩm khó tiêu, hạn chế uống rượu, không dùng trà và cà phê vào buổi tối, tập thể dục thường xuyên.. Nếu tình trạng này kéo dài, gây xáo trộn cuộc sống, bạn cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ xác định nguyên nhân mất ngủ và có hướng điều trị kịp thời.

    [​IMG]

    Mỗi ngày các bạn hãy lên thực đơn một số món canh nấu từ rau rút hay thịt lợn, hạt sen, tim lợn... sẽ giúp bạn đỡ suy nhược vì chứng mất ngủ. Sau đây là một số món canh có tác dụng thần kí như thuốc trị mất ngủ.


    canh hạt sen:


    Hạt sen 30g, nấu chín với nước thành canh, cho muối vừa ăn. Dùng trước khi ngủ 2 tiếng đồng hồ. Có tác dụng định tâm, an thần, thích hợp với người bệnh tiểu đường mất ngủ, tỳ vị hư nhược, tâm thần không an.


    Canh hành táo:


    Hành củ 7 cây, táo Tàu 20 quả. Táo rửa sạch, ngâm nở, cho táo vào nồi, nước vừa đủ đun 20 phút rồi cho hành vào, đun thêm 10 phút là được. Dùng không cần giờ giấc. Tác dụng: An tâm thần, ích tâm trí, chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ n



    Tim lợn hầm đương quy:


    Tim lợn 1 quả, đương quy 60g. Cắt tim lợn nhét đương quy vào, cho nước vừa đủ, nấu chín, lấy ra bỏ đương quy, cho gia vị vừa ăn.


    Công dụng: Chữa mất ngủ kèm bệnh tiểu đường, dưỡng huyết, bổ âm, an thần.



    Canh thịt lợn, hàu biển:


    Thịt hàu tươi 150 g, thịt lợn nạc 150 g, muối vừa đủ. Thịt lợn rửa sạch thái miếng, cho vào nồi cùng với hàu, nước vừa đủ, nấu canh, thịt chín thì cho gia vị là được. Ăn không phụ thuộc giờ giấc. Tác dụng: Chữa mất ngủ, hồi hộp, tim đập dồn.


    Canh rau rút:


    Nguyên liệu gồm rau rút non, lá vông nem non, khoai sọ, củ súng, tôm hoặc thịt lợn nạc tùy thích.


    Rau rút bỏ cọng già và lớp bông trắng bên ngoài thân, để nguyên lá, cắt đoạn ngắn. Khoai sọ gọt vỏ cắt miếng; củ sen, củ súng ngâm nước cho hết chát, bớt nhựa, xắt lát mỏng, đổ nước vừa đủ nấu nhừ. Thêm tôm, thịt và nêm gia vị. Cuối cùng cho rau nhút và lá vông non, chỉ hơi chín tái là được, ăn mới ngon.


    Muốn dễ ngủ thì dùng nhiều rau rút, lá vông. Lá vông chỉ dùng trong những ngày đầu. Không nên lạm dụng trong quá trình điều trị mất ngủ

    [​IMG]


    Canh thịt nấu hạt sen, khiếm thực:


    Thịt lợn 200g, hạt sen 50g, khiếm thực 50g. Thịt cho vào nồi cùng hạt sen, khiếm thực, nước vừa đủ, nấu canh, cho gia vị.


    Công dụng: An thần, chữa mất ngủ, đi tiểu nhiều về đêm, hồi hộp, lo âu. Dùng trong ngày lúc nào cũng được.



    Xem thêm: Những món ăn chữa viêm họng hiệu quả
     
  9. letrieuvy9x

    letrieuvy9x Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/7/2015
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Lí giải việc mất ngủ thường xuyên ở con bạn








    Chu kỳ giấc ngủ không thường xuyên, thay đổi các yếu tố môi trường, dấu hiệu bệnh tất, mọc răng, chứng rối loạn lo âu,…là những nguyên nhân khiến bé của bạn trở nên khó ngủ , thường xuyên thức giấc vào ban đêm. Nếu trước đó bé nhà bạn có thói quen ngủ rất ngoan nhưng thời gian trở lại đây, bé thường thức giấc, quấy khóc vào ban đêm, chứng tỏ bé đang gặp phải những rắc rối về mặt sức khỏe, cấp thiết phải tìm ra nguyên nhân để loại bỏ, giúp bé lại có những giấc ngủ ngon.


    Mẹo chữa bệnh mất ngủ cho trẻ


    – Nên cho bé ngủ theo giờ quy định, tức là cho trẻ ngủ vào cùng một giờ mỗi ngày. Như vậy sẽ tập cho trẻ được một thói quên tốt khi ngủ.


    – Tạo cảm giác thoải mái cho trẻ trước khi ngủ: Nếu đạt được cảm giác thoải mái dễ chịu, bé sẽ dễ dàng bắt đầu giấc ngủ hơn. Để làm được điều này các bậc cha mẹ nên dành thời gian cho bé để kể chuyện hay mát-xa cho trẻ, ngoài ra nếu có thể bạn hãy tắm bằng nước ấm cho trẻ trước khi đi ngủ.


    – Bố trí không gian phòng ngủ hợp lý: Nên giữ cho nhiệt độ trong phòng ở mức vừa phải, thoáng gió, không có tiếng động, phòng ngủ nên đặt ở chỗ tối, ít ánh sáng.


    – Tránh cho trẻ ăn no trước khi đi ngủ.


    Lưu ý: Nếu đã thử nhiều cách mà trẻ vẫn thức giấc và quấy vào ban đêm. Bạn nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ nhi khoa để có những phát hiện và tìm ra nguyên nhân cũng như cách điều trị mất ngủ phù hợp.



    1. Chu kỳ giấc ngủ không thường xuyên



    Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) thì “Trẻ không có chu kỳ giấc ngủ thường xuyên cho đến khi khoảng sáu tháng tuổi “. Trong khi trẻ sơ sinh ngủ khoảng 16-17 giờ mỗi ngày, mỗi giấc ngủ chỉ kéo dài khoảng từ 1 – 2 giờ thì đối với bé lớn hơn lại cần ngủ ít hơn.


    Tuy nhiên, với mỗi em bé khác nhau thì nhu cầu ngủ cũng khác nhau. Vì thế, sẽ là bình thường nếu bé chưa được 6 tháng tuổi thức giấc nửa đêm, chúng sẽ ngủ lại sau một vài phút.


    2. Chứng rối loạn lo âu


    Một bà mẹ than thở đứa con gần 10 tháng tuổi của mình hay thức giấc vào ban đêm. Sau đó đã được bác sĩ nhi khoa tư vấn rằng bé thường xuyên thức dậy vào ban đêm cũng là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ từ 9 tháng đến 12 tháng tuổi. Hiện tượng này hay gặp ở những bậc cha mẹ nuôi dạy con “kiểu Tây”. Nghĩa là cho trẻ ngủ riêng sớm để rèn luyện tính tự lập.


    Khi đó, trẻ bắt đầu cảm thấy lo âu vì sợ phải ngủ riêng. Chúng dễ thức giấc và nhìn cha mẹ của mình vào ban đêm. Trẻ ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 2 năm, giấc ngủ cũng có thể bị xáo trộn bởi lo lắng. Đây là một giai đoạn bình thường trong phát triển cảm xúc của một đứa trẻ. Khi ấy, trẻ có thể thức dậy nhiều lần trong đêm và gọi tên cha mẹ hoặc đòi cha mẹ nằm ngủ chung giường.


    Tuy nhiên, những rối loạn cảm xúc gây mất ngủ này sẽ nhanh qua. Bạn hãy vỗ về bé để bé trở lại giường ngủ, nhưng phải đảm bảo với chúng là bạn sẽ quay lại sớm. Bé sẽ thiếp đi trong lúc “chờ đợi” cha mẹ quay lại.

    3. Bệnh tật


    Trẻ cũng thức dậy vào ban đêm khi chúng đang bị bệnh, mệt, ốm hoặc đau đớn. Một số trẻ bị nhiễm trùng tai cũng hay thức giấc ban đêm. Cha mẹ có thể soi tai và phát hiện ra điều này. Khi đó, cha mẹ nên cho bé uống thuốc kháng sinh để giảm viêm. Trẻ sẽ ngủ ngon mà không thức giấc nửa đêm nữa.


    Nhưng khi con thường xuyên thức giấc ban đêm mà không xác định được nguyên nhân, cha mẹ nên đưa con tới bác sĩ nhi khoa để được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.



    4. Bước phát triển nhảy vọt


    Bị gián đoạn giấc ngủ cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy em bé của bạn đang được chuẩn bị sẵn sàng để có một bước nhảy vọt về tăng trưởng và phát triển, chẳng hạn như bò hoặc đi. Ở thời điểm đó, sự thay đổi của hooc môn tăng trưởng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ bình thường của bé.


    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em thường bắt đầu thức giấc khi chúng học được một điều gì đó mới lạ từ cuộc sống hay những người thân xung quanh. Và khi chúng muốn thực hành kỹ năng mới này chúng sẽ làm thật nhiều nếu có thể.


    5. Mọc răng


    Em bé của bạn cũng có thể “bị” đánh thức bởi cảm giác khó chịu khi mọc răng, đặc biệt là chiếc răng đầu tiên. Mọc răng thường khiến cho bé cảm thấy bứt rứt khó chịu và thức giấc. Trong trường hợp này bạn nên kiểm tra xem hàm trên và hàm dưới của bé có dấu hiệu của việc mọc răng hay không nhé!


    6. Đói cũng là một trong những nguyên nhân mất ngủ ở trẻ


    Trong trường hợp này, trẻ sẽ thức giấc và có những biểu hiện đòi ăn. Bạn đừng cố giỗ bé ngủ trong hoàn cảnh này, mà hãy nhanh chóng cho bé bú sữa hay ăn gì đó để lấp đầy cái bụng rỗng. Bé sẽ nhanh chóng đi vào giấc ngủ sau khi “thỏa mãn” cơn đói và ngủ ngon hơn.


    7. Thay đổi các yếu tố môi trường khiến trẻ dễ thức giấc vào ban đêm


    Nếu em bé của bạn đang ngủ ngon nhưng đột nhiên thức dậy thì đề có thể là sự thay đổi của nhiệt độ căn phòng, âm thanh cũng như ánh sáng.


    Trẻ có thể bị đánh thức ban đêm bởi những tiếng ngáy của bố mẹ, tiếng ho quá to hoặc ngay cả khi bé cảm thấy quá nóng hay quá lạnh.


    Ngoài ra, một nguyên nhân khác cũng có thể khiến trẻ dễ thức giấc ban đêm, đó là sự thay đổi môi trường. Việc thay đổi cũi, giường, võng hay thay đổi nơi ngủ trong khi đi nghỉ cũng là một trong số những lý do khiến trẻ bị thức giấc ban đêm.





    Xem thêm: Cách phòng ngừa bệnh viêm amidan ở trẻ nhỏ
     
  10. letrieuvy9x

    letrieuvy9x Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/7/2015
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Tổng hợp cách chữa viêm họng tại nhà




    Vùng họng có 1 nhiệm vụ khá quan trọng là diệt vi sinh vật, vi khuẩn có hại. Vì vậy tại đây, chứa một số lượng lớn tế bào lympho. Viêm họng hạt là phản ứng của niêm mạc họng bị viêm nhiễm, các lympho bào này phải làm việc liên tục trong một thời gian dài và ngày càng to ra, trở thành các "hạt". Được cho là bệnh lí viêm họng mãn tính.


    Đặc điểm


    Viêm họng hạt thể hiện ở phía sau thành của họng là chủ yếu, ở đây có nhiều hạt với kích thước lớn, nhỏ khác nhau, có thể nhỏ như đầu đinh ghim nhưng cũng có thể to bằng hạt đậu, hạt ngô và đôi khi chúng nối tiếp với nhau. Các hạt này luôn luôn bị kích thích làm cho người bệnh rất khó chịu như nuốt vướng, đôi lúc có cảm giác như nuốt phải sợi tóc và ngứa họng lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày (trừ khi ngủ). Viêm họng hạt là một bệnh viêm nhiễm mạn tính thường gặp và chủ yếu xảy ra ở người trưởng thành. bệnh không nặng nhưng gây khó chịu, nhất là trong giao tiếp.

    [​IMG]

    Triệu chứng


    Người bệnh thường có cảm giác ngứa họng, vướng trong họng cho nên hay khạc, nhổ và mỗi lần khạc là mỗi lần cảm giác ngứa họng lại giảm đi. Một số người bệnh đôi khi cảm thấy họng bị khô, rát rất khó chịu. Bệnh nhân thường không sốt


    Ngoài ra, viêm họng hạt còn biểu hiện thông qua cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng, ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy) thường xuyên (nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy). Nhiều người bệnh do ngứa họng nên hay khậm khạc, dặng hắng. Khám tại chỗ thấy thành bên họng hơi đỏ, thành sau họng có những hạt trắng. Khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút (do nhiễm virus, làm việc căng thẳng, thay đổi thời tiết), bệnh có thể nặng lên thành một đợt viêm họng cấp (đau họng, sốt, ho khạc đờm đặc…


    Cách chua viem hong đơn giản nhất là cần vệ sinh đường hô hấp trên hàng ngày thật tốt và thường xuyên như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Đối với trẻ em cũng cần được vệ sinh họng miệng ngay từ lúc còn bé để không mắc bệnh viêm VA, viêm họng, viêm amidan, viêm mũi, viêm xoang

    [​IMG]

    Khi đã mắc bệnh đường hô hấp trên thì cần được điều trị dứt điểm ngay từ lúc mắc bệnh lần đầu không để bệnh trở thành mạn tính. Hậu quả của viêm họng cấp là gây nên viêm họng hạt mà khi đã viêm họng hạt sẽ khó khăn trong việc điều trị viêm họng.


    Đối với công nhân lao động trong các hầm lò, cần có bảo hộ lao động như đeo khẩu trang, vệ sinh môi trường tốt, không nên hút thuốc vì hút thuốc lá ngoài việc gây viêm họng còn có nguy cơ gây nhiều bệnh khác.


    Điều trị viêm họng hạt tương đối khó. Việc đốt điện chỉ tạm thời loại bỏ một số hạt to, gây kích thích ngứa họng, nếu chỉ đốt hạt đơn thuần mà không điều trị viêm nhiễm xung quanh thì bệnh sẽ tái phát như cũ.


    Để điều trị viêm họng hạt, trước hết phải loại bỏ các ổ vi khuẩn xung quanh, phải tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến viêm họng hạt để cách chữa viêm amidan một cách triệt để. Ví dụ: điều trị viêm mũi, viêm xoang, viêm khí phế quản hay chữa viêm amidan ... để loại bỏ ổ vi khuẩn từ một trong những nơi này.


    Nên súc họng bằng nước muối loãng, cứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn, súc họng trước và sau khi ngủ


    Chúc các bạn luôn khỏe!
     
  11. dacsanlongnhanhy

    dacsanlongnhanhy 0978 249 568

    Tham gia:
    3/12/2012
    Bài viết:
    7,974
    Đã được thích:
    795
    Điểm thành tích:
    773
    Cảm ơn chia sẻ của mẹ nó
     
  12. letrieuvy9x

    letrieuvy9x Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/7/2015
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Những nguyên nhân gây viêm họng cấp xuất tiết





    điều trị và phòng ngừa bệnh viêm họng cấp
    Họng có các chức năng: nuốt, thở, phát âm, nghe và bảo vệ cũng là nơi rất "ưu thích" của các yếu tố bên ngoài, virus và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Vậy họng là bộ phận nào? Theo wikipedia thì họng là một ống cơ màng nối từ vòm họng xuống miệng thực quản, tiếp giáp ở dưới với thanh quản (ở trước) thực quản (phía sau) và được chia làm 3 phần: họng mũi, họng miệng và hạ họng.

    Viêm họng cấp tính là bệnh rất thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em nhất là về mùa đông khi thời tiết thay đổi. Bệnh có thể xuất hiện riêng biệt hoặc đồng thời với viêm VA, viêm A, viêm mũi, viêm xoang v.v... hoặc trong các bệnh nhiễm khuẩn lây của đường hô hấp trên như cúm, sởi. Ở đây, chúng ta nghiên cứu chủ yếu là viêm họng đỏ cấp, viêm họng bạch hầu và viêm họng Vincent do tính chất thường gặp và các sự trầm trọng của các biến chứng của chúng.
    [​IMG]
    Nguyên nhân gây viêm họng cấp xuất tiết
    Viêm họng cấp tính là bệnh khá phổ biến, bệnh xảy ra quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa thì viêm họng cấp dễ dàng xuất hiện. Viêm họng cấp là tình trạng viêm niêm mạc họng xảy ra một cách đột ngột gây nên bởi virut (cúm, sởi, Adenovirus…), vi khuẩn (phế cầu, tụ cầu, liên cầu, Hemophillus influenzae…). Nguy hiểm hơn cả là liên cầu khuẩn nhóm A (S.pyogenes) vì nó là thủ phạm gây nên biến chứng viêm họng dẫn đến viêm khớp cấp (thấp tim tiến triển), viêm cầu thận cấp là những bệnh khá nguy hiểm hoặc viêm họng cấp do nấm (Candida). Ngoài các nguyên nhân trên phải kể đến các yếu tố nguy cơ như thay đổi thời tiết (gió mùa đông bắc), lạnh quá, ẩm quá, bụi bẩn, bụi công nghiệp, khói (thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than, củi, rơm rạ) và có thể do tác động của rượu.
    Những biểu hiện của bệnh viêm họng cấp xuất tiết
    Bắt đầu sốt cao, đột ngột (39 – 40oC), ớn lạnh, kèm theo nhức đầu, nuốt đau, đau mỏi thân mình, ăn, ngủ kém. Một số trường hợp có hạch cổ sưng và đau. Người bệnh ở giai đoạn đầu có cảm giác khô nóng trong họng, khát nước, dần dần cảm giác đau rát tăng lên khi nuốt và khi nói, đau lan lên tai và đau nhói khi nuốt. Có thể có nghẹt mũi (một hoặc hai bên) và chảy nước mũi. Thông thường có rát họng và ho khan. Vài ba ngày sau, nếu không được phát hiện và điều trị có thể có khàn tiếng.

    Khi khám để chữa viêm họng sẽ thấy toàn bộ niêm mạc họng đỏ rực. Màn hầu, trụ trước, trụ sau và thành sau họng phù nề, đỏ, xuất tiết. Hai amdan sưng to, nếu viem amidan tái phát thì amdan thường có hốc, có thể có mủ hoặc bựa trắng như nước cháo phủ trên bề mặt hoặc miệng các hốc amdan. Xét nghiệm công thức máu sẽ thấy bạch cầu tăng cao, tốc độ máu lắng tăng, chỉ số CRP (C Reaction Protein) dương tính. Xét nghiệm nhày họng, bằng phương pháp nhuộm đơn thấy nhiều tế bào bạch cầu, vi khuẩn (trực khuẩn hoặc cầu khuẩn). Nhuộm bằng phương pháp gram có thể thấy cầu khuẩn gram dương (xếp đôi, hoặc thành đám hoặc đứng riêng rẽ) hoặc thấy cả xoắn khuẩn Vincent. Nếu có điều kiện nuôi cấy chất nhày họng sẽ xác định được loại vi khuẩn gây viêm họng cấp, trên cơ sở đó thực hiện kháng sinh đồ để chọn kháng sinh thích hợp cho việc điều trị.

    Trong trường hợp viêm họng cấp do virut cúm thì các triệu chứng khá nặng, nhức đầu, đau rát họng, xuất huyết ở thành sau họng. Hoặc viêm họng cấp do virut APC (Adeno-Pharyngo-Conjunctival) thì xuất tiết mũi, niêm mạc họng đỏ, viêm màng tiếp hợp và sưng hạch cổ, bệnh tiế̉n triển 3 – 5 ngày. Các trường hợp viêm họng cấp do virut thì việc xác định loại virut gì còn gặp không ít khó khăn.

    Bệnh viêm họng cấp khi thời tiết chuyển mùa thường diễn ra trong vòng 3 – 4 ngày, nếu sức đề kháng tốt bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh. Nhưng khi sức đề kháng yếu (trẻ em, người cao tuổi) thì bệnh diễn biến phức tạp hơn, nặng hơn và có thể gây biến chứng như viêm tai, viêm mũi, phế quản phế viêm và trở thành viêm họng mạn tính. Hoặc thấp tim tiến triển, viêm cầu thận cấp nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu nhóm A (S. pyogenes).
    Điều trị bệnh viêm họng cấp phải theo chỉ định của bác sĩ
    Nguyên tắc điều trị phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh, trong trường hợp xác định được vi khuẩn và có kết quả của kháng sinh đồ thì nên lựa chọn kháng sinh để điều trị cho thích hợp với tuổi, tình trạng bệnh và tính động học của kháng sinh. Việc dùng thuốc trị viêm họng phải tuân theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh, không tự động mua thuốc để chữa bệnh cho mình và người nhà.

    Cần bù nước và chất điện giải do sốt cao gây ra. Tốt nhất là uống dung dịch oresol (ORS), có thể dùng ORS cam loại 5,63g/gói cho cả người lớn và trẻ em, pha 1 gói vào 200ml nước (đun sôi, để nguội). Thông thường sử dụng ORS như sau, trẻ nhũ nhi thì dùng 50ml/lần, 2 – 3 lần/ngày; trẻ từ 2 – 6 tuổi dùng 100ml/lần, 2 – 3 lần/ngày; trẻ từ 6 – 12 tuổi dùng 150ml/lần, 2 – 3 lần/ngày. Với người lớn dùng theo nhu cầu.

    Thức ăn nên dùng loại mềm, nhuyễn, dễ nuốt. Cần ăn thêm rau, trái cây. Cần phải nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân. Nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch. Cần vệ sinh họng, miệng như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nên súc họng bằng nước muối nhạt hằng ngày.

    Phòng ngừa bệnh viêm họng cấp xuất tiết
    Để phòng ngừa viêm họng cấp, cần vệ sinh răng miệng, họng, mũi thường xuyên và hàng ngày. Cần đánh răng sau khi ăn và trước, sau khi ngủ dậy làm sao tạo thành một thói quen, nhất là đối với trẻ em.

    Nên tắm bằng nước ấm nhất là với những người mắc bệnh viêm họng tái đi tái lại nhiều lần. Khi tắm xong cần lau người khô trước khi mặc quần áo sạch bất kể là mùa nào. Cũng không nên ngồi trước quạt hoặc trong phòng điều hòa lạnh sau khi tắm xong.

    Khi bị viêm họng cần đi khám ngay, tốt nhất là khám chuyên khoa tai mũi họng hoặc phòng khám đa khoa để nhanh chóng xác định bệnh và tìm ra cách chữa viêm họng phù hợp với cơ địa mỗi người
    [​IMG]
    Người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình, dùng theo đơn thuốc cũ hoặc tự mua thuốc để điều trị. Khi bị viêm họng kéo dài cần tới thăm khám để được điều trị tránh một số biến chứng không đáng có xảy ra.

    Xem thêm : Những hậu quả khó lường nếu bạn mắc bệnh mất ngủ kéo dài
    Những nguyên nhân gây viêm họng cấp xuất tiết





    điều trị và phòng ngừa bệnh viêm họng cấp
    Họng có các chức năng: nuốt, thở, phát âm, nghe và bảo vệ cũng là nơi rất "ưu thích" của các yếu tố bên ngoài, virus và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Vậy họng là bộ phận nào? Theo wikipedia thì họng là một ống cơ màng nối từ vòm họng xuống miệng thực quản, tiếp giáp ở dưới với thanh quản (ở trước) thực quản (phía sau) và được chia làm 3 phần: họng mũi, họng miệng và hạ họng.

    Viêm họng cấp tính là bệnh rất thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em nhất là về mùa đông khi thời tiết thay đổi. Bệnh có thể xuất hiện riêng biệt hoặc đồng thời với viêm VA, viêm A, viêm mũi, viêm xoang v.v... hoặc trong các bệnh nhiễm khuẩn lây của đường hô hấp trên như cúm, sởi. Ở đây, chúng ta nghiên cứu chủ yếu là viêm họng đỏ cấp, viêm họng bạch hầu và viêm họng Vincent do tính chất thường gặp và các sự trầm trọng của các biến chứng của chúng.
    [​IMG]
    Nguyên nhân gây viêm họng cấp xuất tiết
    Viêm họng cấp tính là bệnh khá phổ biến, bệnh xảy ra quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa thì viêm họng cấp dễ dàng xuất hiện. Viêm họng cấp là tình trạng viêm niêm mạc họng xảy ra một cách đột ngột gây nên bởi virut (cúm, sởi, Adenovirus…), vi khuẩn (phế cầu, tụ cầu, liên cầu, Hemophillus influenzae…). Nguy hiểm hơn cả là liên cầu khuẩn nhóm A (S.pyogenes) vì nó là thủ phạm gây nên biến chứng viêm họng dẫn đến viêm khớp cấp (thấp tim tiến triển), viêm cầu thận cấp là những bệnh khá nguy hiểm hoặc viêm họng cấp do nấm (Candida). Ngoài các nguyên nhân trên phải kể đến các yếu tố nguy cơ như thay đổi thời tiết (gió mùa đông bắc), lạnh quá, ẩm quá, bụi bẩn, bụi công nghiệp, khói (thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than, củi, rơm rạ) và có thể do tác động của rượu.
    Những biểu hiện của bệnh viêm họng cấp xuất tiết
    Bắt đầu sốt cao, đột ngột (39 – 40oC), ớn lạnh, kèm theo nhức đầu, nuốt đau, đau mỏi thân mình, ăn, ngủ kém. Một số trường hợp có hạch cổ sưng và đau. Người bệnh ở giai đoạn đầu có cảm giác khô nóng trong họng, khát nước, dần dần cảm giác đau rát tăng lên khi nuốt và khi nói, đau lan lên tai và đau nhói khi nuốt. Có thể có nghẹt mũi (một hoặc hai bên) và chảy nước mũi. Thông thường có rát họng và ho khan. Vài ba ngày sau, nếu không được phát hiện và điều trị có thể có khàn tiếng.

    Khi khám để chữa viêm họng sẽ thấy toàn bộ niêm mạc họng đỏ rực. Màn hầu, trụ trước, trụ sau và thành sau họng phù nề, đỏ, xuất tiết. Hai amdan sưng to, nếu viem amidan tái phát thì amdan thường có hốc, có thể có mủ hoặc bựa trắng như nước cháo phủ trên bề mặt hoặc miệng các hốc amdan. Xét nghiệm công thức máu sẽ thấy bạch cầu tăng cao, tốc độ máu lắng tăng, chỉ số CRP (C Reaction Protein) dương tính. Xét nghiệm nhày họng, bằng phương pháp nhuộm đơn thấy nhiều tế bào bạch cầu, vi khuẩn (trực khuẩn hoặc cầu khuẩn). Nhuộm bằng phương pháp gram có thể thấy cầu khuẩn gram dương (xếp đôi, hoặc thành đám hoặc đứng riêng rẽ) hoặc thấy cả xoắn khuẩn Vincent. Nếu có điều kiện nuôi cấy chất nhày họng sẽ xác định được loại vi khuẩn gây viêm họng cấp, trên cơ sở đó thực hiện kháng sinh đồ để chọn kháng sinh thích hợp cho việc điều trị.

    Trong trường hợp viêm họng cấp do virut cúm thì các triệu chứng khá nặng, nhức đầu, đau rát họng, xuất huyết ở thành sau họng. Hoặc viêm họng cấp do virut APC (Adeno-Pharyngo-Conjunctival) thì xuất tiết mũi, niêm mạc họng đỏ, viêm màng tiếp hợp và sưng hạch cổ, bệnh tiế̉n triển 3 – 5 ngày. Các trường hợp viêm họng cấp do virut thì việc xác định loại virut gì còn gặp không ít khó khăn.

    Bệnh viêm họng cấp khi thời tiết chuyển mùa thường diễn ra trong vòng 3 – 4 ngày, nếu sức đề kháng tốt bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh. Nhưng khi sức đề kháng yếu (trẻ em, người cao tuổi) thì bệnh diễn biến phức tạp hơn, nặng hơn và có thể gây biến chứng như viêm tai, viêm mũi, phế quản phế viêm và trở thành viêm họng mạn tính. Hoặc thấp tim tiến triển, viêm cầu thận cấp nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu nhóm A (S. pyogenes).
    Điều trị bệnh viêm họng cấp phải theo chỉ định của bác sĩ
    Nguyên tắc điều trị phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh, trong trường hợp xác định được vi khuẩn và có kết quả của kháng sinh đồ thì nên lựa chọn kháng sinh để điều trị cho thích hợp với tuổi, tình trạng bệnh và tính động học của kháng sinh. Việc dùng thuốc trị viêm họng phải tuân theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh, không tự động mua thuốc để chữa bệnh cho mình và người nhà.

    Cần bù nước và chất điện giải do sốt cao gây ra. Tốt nhất là uống dung dịch oresol (ORS), có thể dùng ORS cam loại 5,63g/gói cho cả người lớn và trẻ em, pha 1 gói vào 200ml nước (đun sôi, để nguội). Thông thường sử dụng ORS như sau, trẻ nhũ nhi thì dùng 50ml/lần, 2 – 3 lần/ngày; trẻ từ 2 – 6 tuổi dùng 100ml/lần, 2 – 3 lần/ngày; trẻ từ 6 – 12 tuổi dùng 150ml/lần, 2 – 3 lần/ngày. Với người lớn dùng theo nhu cầu.

    Thức ăn nên dùng loại mềm, nhuyễn, dễ nuốt. Cần ăn thêm rau, trái cây. Cần phải nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân. Nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch. Cần vệ sinh họng, miệng như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nên súc họng bằng nước muối nhạt hằng ngày.

    Phòng ngừa bệnh viêm họng cấp xuất tiết
    Để phòng ngừa viêm họng cấp, cần vệ sinh răng miệng, họng, mũi thường xuyên và hàng ngày. Cần đánh răng sau khi ăn và trước, sau khi ngủ dậy làm sao tạo thành một thói quen, nhất là đối với trẻ em.

    Nên tắm bằng nước ấm nhất là với những người mắc bệnh viêm họng tái đi tái lại nhiều lần. Khi tắm xong cần lau người khô trước khi mặc quần áo sạch bất kể là mùa nào. Cũng không nên ngồi trước quạt hoặc trong phòng điều hòa lạnh sau khi tắm xong.

    Khi bị viêm họng cần đi khám ngay, tốt nhất là khám chuyên khoa tai mũi họng hoặc phòng khám đa khoa để nhanh chóng xác định bệnh và tìm ra cách chữa viêm họng phù hợp với cơ địa mỗi người
    [​IMG]
    Người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình, dùng theo đơn thuốc cũ hoặc tự mua thuốc để điều trị. Khi bị viêm họng kéo dài cần tới thăm khám để được điều trị tránh một số biến chứng không đáng có xảy ra.

    Xem thêm : Những hậu quả khó lường nếu bạn mắc bệnh mất ngủ kéo dài
     
  13. dacsanlongnhanhy

    dacsanlongnhanhy 0978 249 568

    Tham gia:
    3/12/2012
    Bài viết:
    7,974
    Đã được thích:
    795
    Điểm thành tích:
    773
    nhà mình quanh năm có lọ mật ong chanh đào
     
  14. gia1612

    gia1612

    Tham gia:
    7/10/2013
    Bài viết:
    13,549
    Đã được thích:
    2,378
    Điểm thành tích:
    863
    cảm ơn m vì thông tin hữu ích
     
  15. letrieuvy9x

    letrieuvy9x Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/7/2015
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Cách dùng tỏi và mật ong để chữa viêm họng






    Rất nhiều trẻ em và cả người lớn mắc phải căn bệnh ho lâu ngày hoặc viêm họng mãi không khỏi. Tuy không nguy hiểm nhưng nếu không chữa viêm họng có hiệu quả thì căn bệnh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt.

    [​IMG]


    Nhất là với trẻ nhỏ, việc vượt qua những cơn ho, viêm họng không phải dễ dàng. Khi bị mắc những căn bệnh này, trẻ hay bị nôn trớ, đau họng, chán ăn, ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng và cả tinh thần của trẻ.


    Tìm cách khắc phục những căn bệnh thường gặp này là nỗi trăn trở của nhiều bậc cha mẹ. Làm sao để trẻ khỏi bệnh mà không phải dùng thuoc tri viem hong, nhất là kháng sinh.


    [​IMG]

    Chúng tôi xin mách bạn một cách chữa ho, chữa viêm họng hạt lâu ngày rất hiệu nghiệm và hoàn toàn tự nhiên, đó là dùng mật ong và tỏi.


    1. Công dụng của mật ong và tỏi:


    Mật ong và tỏi đều là vị thuốc tự nhiên lâu đời được coi trọng nhất. Trong cả 2 loại thực phẩm này đều chứa một lượng kháng sinh tự nhiên có khả năng diệt khuẩn cũng như kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn trong cơ thể con người.


    Tỏi chứa chất alliin làm tăng khả năng kháng khuẩn của hệ miễn dịch trong cơ thể. Ngoài ra loại gia vị này còn có tác dụng làm giãm mỡ máu, hạ huyết áp, tiêu viêm, phòng ung thư...


    Mật ong cũng được dùng để chữa nhiều chứng bệnh nhờ vào chất kháng khuẩn. Mật ong kết hợp với tỏi thành một dung dịch có khả năng kháng khuẩn cực cao giúp chống lại các vi khuẩn gây viêm họng và ho kéo dài.


    Mật ong và tỏi là bài thuốc chữa ho dai dẳng, viêm họng lâu ngày cực hữu dụng.


    2. Những bài thuốc trị ho, viêm họng từ tỏi và mật ong:

    - Tỏi ngâm mật ong:


    Lấy 1 củ hành tím, 2 củ tỏi. Bóc vỏ hành, tỏi, rửa sạch, thái mỏng.


    Cho hành, tỏi vào lọ, đổ đầy mật ong vào ngâm qua đêm hoặc trong 12h.


    Chắt hành tỏi bỏ đi, lấy nước siro cho con uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 thìa cafe. Bảo quản trong nhiệt độ phòng.


    Hỗn hợp có thể dùng để trị ho, viêm họng, cũng có thể cho con uống phòng bệnh khi thấy bé chớm có những triệu chứng mắc bệnh. cach chua viem hong này cực kì hay và hiệu nghiệm luôn đó các bạn ạ!


    - Mật ong tỏi hấp cách thủy:


    Lấy vài tép tỏi cả vỏ, rửa sạch, đập giập, cho vào bát cùng mật ong rồi hấp cách thủy trong vòng 15 phút.


    Ngày cho trẻ uống 3 lần, mỗi lần khoảng 2 thìa cà phê.


    Chỉ sau 30 phút dùng hỗn hợp này, trẻ sẽ dứt cơn ho, dịu cơn đau của viêm họng, long đờm hiệu quả. Nhưng bạn nên tiếp tục cho trẻ uống trong vòng 3 ngày để bệnh khỏi hẳn.







    Có thể bạn quan tâm:


    3 bài thuoc chua mat ngu hiệu quả


    Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị mất ngủ kinh niên

     
  16. letrieuvy9x

    letrieuvy9x Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/7/2015
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Các nguyên tắc cần nhớ trong quá trình điều trị mất ngủ






    Mất ngủ luôn khiến bạn rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi, áp lực tinh thần làm bạn luôn thấy căng thẳng, ảnh hưởng tiêu cực đến công việc, làm giảm chất lượng cuộc sống.Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa mất ngủ nhé!



    Nguy hại của bệnh


    Rối loạn giấc ngủ kéo dài (đặc biệt mất ngủ) gây hoảng loạn, tăng nguy cơ biến chứng thành các bệnh khác như thoái hóa xương, đau nhức dây thần kinh, tổn thương chức năng điều tiết não bộ, gây viêm loét dạ dày, rối loạn thần kinh thực vật, hội chứng đại tràng kích thích, chán ăn, hạ huyết áp,…Ở một số trường hợp, tình trạng này còn dẫn đến rối loạn tim mạch, tăng huyết áp, tim đập nhanh, hồi hộp lo sợ, béo phì, tiểu đường,...


    Chính vì thế, nếu bạn đang gặp tình trạng mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ khiến bạn luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi thì bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị và chữa trị dứt điểm tình trạng bệnh lý khó chịu này, lưu ý tham vấn ý kiến bác sĩ cho kĩ nếu như bạn có ý định sử dụng thuốc chữa mất ngủ

    [​IMG]

    Nguyên tắc cần nhớ trong quá trình trị mất ngủ



    Nên tạo tâm trạng thư thái để dễ dàng đi vào giấc ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn màn sạch sẽ,..


    Tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ và loại trừ


    Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, vui chơi ngoài trời, tham gia hoạt động ngoại khóa để tinh thần năng động hơn


    Nếu không ngủđược sau 30 phút thì nên ra khỏi giường và đọc sách hoặc làm một việc gìđó cho đến khi buồn ngủ


    Tránh ăn quá no trước khi đi ngủ.


    Có thể sử dụng thảo dược hoặc nhờđến sự giúp đỡ của bác sĩ nếu tình trạng này kéo dài.


    NGUYÊN NHÂN


    Áp lực cuộc sống và công việc hằng ngày


    Tâm lý không ổn định, hay lo âu


    Do gặp phải một biến cố trong cuộc sống, ảnh hưởng trực tiếp tới tâm trạng, cảm xúc.Q


    Lạm dụng các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá.


    Thói quen ăn uống, sinh hoạt, lịch thức/ngủ không điều độ.


    Tác động từ môi trường bên ngoài: phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh, tiếng ồn quá lớn, phòng ngủ quá sáng…


    Do bệnh lý


    Một số bệnh lý gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ như viêm xoang, đau đầu, viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh khớp xương, bệnh về tiết niệu, trầm cảm, tâm thần phân liệt…


    Tác dụng phụ của một số loại thuốc trị bệnh cũng gây ra chứng mất ngủ .


    Bạn cũng nên lưu ý loại bỏ một số thói quen xấu trong mùa hè oi bức này, vì nó gây hại cho sức khỏe của bạn và gia đình:


    CÁCH PHÒNG NGỪA

    Bật điều hòa ở nhiệt độ thấp vào ban đêm


    Không chỉ gây khô da mà bật điều hòa xuống nhiệt độ thấp vào bạn đêm còn dễ dẫn đến bệnh tê liệt, lạnh mặt, đau khớp, đau bụng, tiêu chảy…


    Ăn đồ lạnh vào ban đêm


    Những thực phẩm lạnh vô cùng hấp dẫn chúng ta khi tiết trời nắng nóng. Nhưng việc ăn đồ lạnh vào ban đêm dễ dẫn đến lạnh bụng, gây đầy bụng vàảnh hưởng đến đường tiêu hóa.


    Tắm nước lạnh


    Đây là thói quen của hầu hết chúng ta. Bạn chúý không tắm nước lạnh khi mới vui chơi về hay nhất là không nên tắm vào ban đêm bởi trong mùa hè nóng bức, lỗ chân lông của con người thường ở trong trạng thái mở, do vậy khi tắm nước lạnh, khí lạnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, dẫn đến tổn thương dương khí. Tắm nước lạnh có thể dẫn đến các bệnh như tổn thương gân chân, giảm thị lực, lạnh chân tay, thậm chí có thể sẽ khiến bạn bị sốt.


    Bạn có thể nghĩđến giải pháp tắm nước ấm bởi tắm nước ấm giúp chúng ta thư giãn hơn và tốt hơn cho sức khỏe.


    Bên cạnh đó, bạn cũng không nên uống trà khi đói bởi nóảnh hưởng không tốt tới dạ dày. Nên bổ sung 8 cốc nước lọc mỗi ngày để cung cấp nước cho cơ thể và quá trình đảo thải chất độc diễn ra nhịp nhàng hơn.




    Xem thêm:


    Một số lưu ý về cách dùng thuốc trị mất ngủ
    mãn tính?
     
  17. letrieuvy9x

    letrieuvy9x Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/7/2015
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    7 bí quyết bỏ túi chữa bệnh mất ngủ




    Sử dụng các món ăn, bài thuốc là một trong những phương pháp chữa mất ngủ theo y học cổ truyền rất tốt. Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ . Việc điều trị không nên chỉ dựa vào thuốc mà phải chú ý nguyên nhân gây bệnh, tâm lý, chế độ ăn uống, sinh hoạt,… Xin giới thiệu một số món ăn đơn giản chữa mất ngủ hiệu nghiệm để bạn đọc tham khảo






    Bài 1:



    Thịt lợn nạc 150g, gạo tẻ 100g, phục thần 15g, viễn chí 12g, gia vị, rau thơm vừa đủ.


    Phục thần và viễn chí sắc kỹ lấy nước bỏ bã, thịt nạc rửa sạch thái miếng. Lấy nước thuốc cùng gạo vo sạch và thịt nạc hầm thành cháo, cháo chín nêm gia vị, hành rau thơm ăn nóng trong ngày.


    Công dụng: Dưỡng tâm, an thần, bổ não, trị mất ngủ , dùng thích hợp cho người bị mất ngủ kéo dài, tim hồi hộp cơ thể suy nhược.


    [​IMG]


    Bài 2:


    Gạo nếp 50g, hạt sen 60g, nấm linh chi 50g, đường cát trắng 30g, tất cả nấu nhừ thành cháo, ăn cách một giờ trước khi đi ngủ. Dùng liền 1 tuần.


    .


    Bài 3:


    Long nhãn 30g, gạo nếp 50g, hạt sen bỏ tâm 30g.


    Cho gạo và hạt sen vào nồi nấu với lượng nước vừa đủ khoảng 30 phút, khi gần chín nhừ cho thêm cùi nhãn và các gia vị vừa ăn. Có thể ăn thường xuyên.


    Công dụng: Ích tâm thần, giúp ngủ ngon, dùng cho những người mất ngủ mạn tính.



    Bài 4:


    Bách hợp, hạt sen, mỗi thứ 30g, thịt lợn nạc 200g. Tất cả ninh nhừ, ăn hết trong 1 lần.


    Công dụng: Bổ thận, mát gan , an thần.



    Bài 5:


    Cùi nhãn tươi 100g, cho vào nồi thêm 200ml nước, nấu thành canh, để nguội. Ăn hàng ngày, trước khi đi ngủ khoảng 30 phút.


    Công dụng: An thần, giảm đau đầu, giúp dễ ngủ.



    Bài 6:


    Đậu xanh 50g, đường phèn 10g, nước 200ml.


    Cho tất cả vào nồi đun nhỏ lửa đến khi đậu xanh chín nhừ. Ăn khi còn nóng. Món ăn này thích hợp với người mất ngủ kéo dài, hoặc thường xuyên phải làm việc căng thẳng gây khó ngủ, mất ngủ kéo dài.



    Bài 7:


    Hoa bách hợp tươi 25g, cá diếc 2 con khoảng 500g, dầu thực vật, gừng tươi, gia vị vừa đủ.


    Tỉa cánh hoa bách hợp rửa sạch, cá diếc rửa sạch, mổ bỏ nội tạng, cho dầu thực vật vào chảo nóng già cho cá diếc vào rán qua. Sau đó cho nước vào chảo, đun nhỏ lửa đến sôi, cho hoa bách hợp vào cùng gia vị vào đun tiếp cho chín, bắc ra ăn nóng. Ăn liền 1 tuần.


    Công dụng: Kiện tỳ, ích khí, thanh tâm, an thần.



    Lưu ý: Không sử dụng các chất có chất kích thích như: cà phê, thuốc lá, thuốc lào trà đặc. Hạn chế ăn thức ăn khô, cay, nóng,… Không ăn quá no trước khi đi ngủ.


    [​IMG]




    Có thể bạn quan tâm:



    - Hướng dẫn cach chua viem hong tuổi thiếu nhi


    - Bí quyết bỏ túi giúp mẹ bầu chữa viêm họng an toàn
     
  18. letrieuvy9x

    letrieuvy9x Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/7/2015
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Một số lời khuyên chữa viêm họng an toàn cho thai phụ





    Bà bầu thường hay bị mất ngủ, bị mất ngủ thường xuyên khiến sức khỏe bị suy giảm, sinh con nhẹ cân và ốm yếu. Vì vậy, việc tìm ra cach chua mat ngu hiểu quả mà lại an toàn cho thai nhi luôn là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ bầu.


    [​IMG]



    Hạn chế thức ăn gây mất ngủ



    Những chất kích thích hay những món cay, chua, nhiều chất béo đều không được khuyến khích trong suốt gian thai kì. Trước khi ngủ 2 tiếng chị em không nên ăn gì để tránh bị khó tiêu. Chỉ cần một ly sữa ấm sẽ khiến bà bầu ngủ ngon hơn.


    Tránh căng thẳng trong suốt thời gian thai kỳ


    Việc bạn căng thẳng trong quá trình mang sẽ dẫn đến hậu quả xấu cho thai phụ và thai nhi, gây ra táo bòn, mất ngủ, đau lưng thậm chí sẽ dẫn đến sinh non và em bé nhẹ cân. Vì thế để tránh tình trạng này, thai phụ được được nghỉ ngơi, thư giản, tránh căng thẳng trong quá trình mang thai.


    Không ngủ trưa quá nhiều


    Các bà bầu mất ngủ hãy giành thời gian để ngủ trưa ngắn để đưa cơ thể chúng ta về trạng thái nghỉ ngơi sẽ tăng cường giấc ngủ ngon vào cuối ngày. Chú ý không ngủ trưa quá nhiều.


    Tạo thói quen ngủ đúng giờ


    Phụ nữ mang thai cần tạo 1 đồng hồ sinh học sẽ hỗ trợ trong việc tìm lại giấc ngủ say. Bằng cách đi ngủ cùng một khoảng thời gian hàng ngày, cơ thể sẽ quen dần và khi tới thời điểm đó, chị em có thể đi vào giấc ngủ ngon lành.


    Không luyện tập nhiều trước khi ngủ


    Tránh tập luyện nhiều trước khi đi ngủ mà chỉ nên thư giãn nhẹ nhàng 15 phút trước khi ngủ như tắm nước nóng, đi dạo, uống một ly sữa…


    Nên nằm nghiêng bên phải khi ngủ


    Tư thế ngủ tốt nhất và an toàn là nghiên bên trái hoặc nghiên bên phải nhé Tuy nhiên một lời khuyên dành cho bạn là hãy nghiên bên trái vì như thế máu và oxy sẽ truyền đến thai nhai của bạn tốt hơn.


    Uống đủ nước


    Nước giúp cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra thuận lợi, đối với các thai phụ nên uống ít nhất 8 ly nước / 1 ngày để giảm các triệu chứng đau đầu và các triệu chứng khó chịu khác.


    Lựa chọn đồ ngủ phù hợp


    Trong lúc mang thai, nhiệt độ trong cơ thể người phụ nữ thay đổi liên tục, lúc nóng, lúc lạnh, vì thế hãy hạn chế mặc những loại quần áo bó sát, trùm kín người, các loại quần áo làm băng cotton mát mẻ là sự lựa chọn tốt cho bạn.



    Lưu ý: Tất cả các y sĩ đều muốn chữa bệnh từ nguồn gốc chính gây ra mất ngủ. Thuốc chữa mất ngủ cũng chỉ chữa được phần ngọn, nhất thời, để giúp cho lúc ban đầu.

    [​IMG]

    Ngoài ra xin chia sẻ 1 số lời khuyên cho các mẹ bầu đang điều trị mất ngủ sau đây:


    Tránh uống cà phê ít nhất 8 tiếng trước khi đi ngủ.


    – Tránh uống rượu với mục đích giúp ngủ (tuy rượu là thuốc mê nhưng rượu thường làm thức giấc vào nửa sau của giấc ngủ).


    – Uống nước nhiều quá vào xế chiều có thể làm thức giấc vì nhu cầu cần đi tiểu.


    – Ăn nhiều hoặc để bụng đói đều làm khó ngủ.


    – Không nên hút thuốc lá. Nicotine ở thuốc lá là thuốc kích thích làm khó ngủ.


    – Thể dục, vận động làm cho dễ ngủ, nhất là thể dục vào xế chiều.


    – Làm nóng thân thể (ngâm sauna, bồn nước) vào lúc xế chiều giúp ngủ say.


    – Phòng ngủ mát mẻ giúp ngủ ngon vì nhiệt độ cơ thể giảm xuống vào ban đêm, phòng nóng nức sẽ làm thức giấc.


    – Ánh sáng giảm giấc ngủ. Tránh quá sáng vào lúc xế chiều. Khi tỉnh giấc đừng bật đèn quá sáng lúc ban đêm. Nên dùng màn cửa và mặt nạ che mắt.


    – Giường ngủ cần thoải mái, kích thước lớn đủ.


    – Giữ thời gian đi ngủ một cách cố định, tuy nhiên chỉ đi ngủ khi mệt nhọc.


    – Ðừng xem đồng hồ vào ban đêm.


    – Ðừng đánh giặc với giấc ngủ.


    – Khi bị khó ngủ thường xuyên, không nên ngủ ngày.


    – Trước khi đi ngủ, nên tạo một khoảng thời gian thanh thản.


    Có thể bạn quan tâm:



    - Hướng dẫn cach chua viem hong tuổi thiếu nhi


    - Bí quyết bỏ túi giúp mẹ bầu chữa viêm họng an toàn
     
  19. phunu69

    phunu69 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    22/7/2015
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    ko xem tv và onl nhiều @@
     
  20. MeBuBinBon

    MeBuBinBon Thành viên tập sự

    Tham gia:
    7/8/2015
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Thỉnh thoảng hnao mà mình lo nghĩ quá là cũng bị mất ngủ. Khổ thật đấy. Hôm sau đi làm rõ là mệt mỏi. May là tần suất ít không thì mệt chắc chết.
     

Chia sẻ trang này