Thông tin: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi hienbt79, 19/12/2012.

  1. oanhbp_2015

    oanhbp_2015 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    9/7/2015
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
  2. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Muôn kiểu tắm hại con mẹ cần tránh

    Tắm cho bé không đúng cách có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường!

    Tắm cho trẻ sơ sinh đòi hỏi sự cẩn trọng và chú ý cao độ vì cơ thể các bé vô cùng non nớt và yếu ớt. Cha mẹ nên lưu ý những trường hợp dưới đây để tránh tắm cho con, gây nguy hiểm đến tính mạng của bé.

    Tắm khi bé có biểu hiện mệt mỏi

    Nhiều bậc phụ huynh có quan niệm, khi thấy con quấy khóc, mệt mỏi, cho con đi tắm sẽ giúp cơ thể bé sảng khoái, tỉnh táo hơn. Điều này là hoàn toàn sai lầm vì khi cơ thể bé mệt mỏi, khả năng tuần hoàn máu và khí huyết lưu thông giảm mạnh, tắm có thể khiến bé mệt mỏi hơn, dễ bị cảm đột ngột. Cách tốt nhất là để bé nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe rồi mới cho bé đi tắm.

    Tắm sau khi bé được tiêm chủng

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Mẹ cần tránh tắm cho bé sơ sinh ngay sau khi tiêm chủng xong để ngăn ngừa việc tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé qua vết tiêm, làm da bé bị kích ứng, sưng, viêm, mẩn đỏ,...

    Nguồn nước tắm cho bé không thể đảm bảo là nước cất tinh khiết 100%, vì thế mà vị trí kim tiêm tiếp xúc với da bé rất dễ bị viêm nhiễm khi mẹ cho bé tắm. Mẹ cần tránh tắm cho bé sơ sinh ngay sau khi tiêm chủng xong để ngăn ngừa việc tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé qua vết tiêm, làm da bé bị kích ứng, sưng, viêm, mẩn đỏ,...

    Tắm khi bé đói

    Khi bé đói, lượng đường trong máu của bé lúc này đang bị hạ thấp. Ngay cả người lớn tắm vào lúc này cũng không có đủ năng lượng tiêu hai cần thiết cho cơ thể, có thể dẫn đến chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu, thậm chí là đột quỵ.

    Tắm khi bé vừa ăn xong

    Tắm ngay sau khi ăn rất dễ khiến bé bị nôn trớ do có quá nhiều áp lực đặt lên chiếc bụng đang no căng của bé với dạ dày đang được mở rộng. Hơn nữa, việc hấp thụ dinh dưỡng của trẻ cũng bị ảnh hưởng vì tắm ngay sau khi ăn làm các mạch máu giãn nở, lưu lượng máu đổ vào da nhiều hơn còn máu cung cấp cho hệ tiêu hóa giảm.

    Cho bé nằm điều hòa sau khi tắm

    Nhiều bậc cha mẹ bất cẩn không để ý tắt điều hòa trong phòng khi cho bé đi tắm, đến khi bé tắm xong, vào gặp nhiệt độ lạnh đột ngột sẽ bị ảnh hưởng xấu đến tim, huyết áp và hoạt động lưu thông máu trong cơ thể, làm cho máu lên não chậm. Trẻ nhỏ sức đề kháng và hệ miễn dịch vô cùng non nớt, việc nằm điều hòa ngay sau khi tắm rất dễ gặp tai biến và có nguy cơ tử vong cao.

    Tắm mà không có thảm chống trượt

    Một chiếc thảm chùi chân đặt ngay trong phòng tắm là điều cần thiết để phòng chống các pha té ngã của của bố mẹ và bé trong nhà tắm. Ngoài ra, cùng với thảm chùi chân, mẹ cũng nhớ sắm những đôi dép chống trơn để đảm bảo an toàn.

    Tắm khi bé đang bị cảm, tiêu chảy

    Nếu bé đang nôn nhiều, cảm lạnh, tiêu chảy mà lại bị dịch chuyển liên tục, nâng lên hạ xuống để tắm rửa sẽ làm tình trạng bệnh lý của trẻ càng trầm trọng hơn. Lúc này, tốt nhất không được tắm cho bé mà chỉ lau sơ người bé qua nước ấm, thay quần áo sạch và để bé nghỉ ngơi cho đến khi hết bệnh.


    Theo HN (tổng hợp) (Khám phá)
     
  3. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    8 thực phẩm không thể bỏ qua để nuôi con “chân dài”

    Muốn con cao lớn, chân dài, mẹ đừng bỏ qua trứng, cà rốt, sữa, cam, quýt,...

    Nuôi con cao lớn thời nay không hề khó khi mà điều kiện sống đã phát triển vượt bậc so với thời xưa, việc chăm chút cho chế độ dinh dưỡng của các con hoàn toàn nằm trong khả năng của hầu hết mọi gia đình. Cha mẹ cần chú ý bổ sung thường xuyên những thực phẩm dưới đây vào thực đơn cho con phát triển thể chất một cách tối ưu nhất.

    Trứng

    Nguồn dinh dưỡng cơ bản của trứng cũng là protein, có trong cả lòng trắng và lòng đỏ, nhất là lòng trắng trứng bao gồm 100% protein. Chất protein trong trứng đóng một trò cực kì quan trọng đối với sự phát triển chiều cao của bé, vì thế mẹ nên đưa trứng vào thực đơn thường xuyên của con. Có rất nhiều cách chế biến trứng đa dạng và phong phú, kích thích sự thèm ăn của trẻ như trứng ốp lết, trứng luộc, trứng đúc thịt,... Tuy nhiên chỉ nên cho trẻ ăn trứng khi trẻ đã được khoảng 9 tháng tuổi trở lên bởi đối với trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuổi thì trứng gà có thể gây ra nguy cơ dị ứng khá cao.

    Sữa

    Không còn gì phải bàn cãi, sữa với nguồn canxi cực kì dồi dào vô cùng cần thiết cho sự phát triển hệ xương nói riêng cũng như sự phát triển thể chất nói chung của bé. Hãy đảm bảo bé được uống sữa hàng ngày hoặc nếu bé không thích uống sữa, mẹ nên tìm cách “giấu” sữa trong những món ăn như súp, bánh, hoa quả dầm,... để con hấp thụ đủ lượng canxi.

    Đậu nành

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Các mẹ nên kết hợp các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ, tào phớ... vào các bữa ăn hàng ngày cho bé yêu nhanh cao lớn. (Ảnh minh họa)



    Trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật thì đậu nành chứa lượng protein dồi dào nhất, cao nhất, giúp tăng khối lượng xương và các mô, phát triển chiều cao cho trẻ. Do đó, các mẹ nên kết hợp các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ, tào phớ... vào các bữa ăn hàng ngày cho bé yêu.



    Rau chân vịt

    Câu chuyện chàng thủy thủ Popeye luôn được tăng cường thêm sức mạnh mỗi khi ăn rau chân vịt là dựa trên lợi ích kì diệu có thật của rau chân vịt. Loại rau này đặc biệt nhiều sắt và canxi, hai dưỡng chất đảm bảo cho bé yêu phát triển cao lớn.

    Sữa chua

    Sữa chua không chỉ giúp bé phát triển chiều cao nhờ lượng vitamin D và canxi dồi dào mà còn là “vệ sĩ” bảo vệ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho bé nhờ hàng loạt vi khuẩn có lợi. Cho bé ăn sữa chua hàng ngày cũng là một cách phòng chống bệnh tật, giúp bé ít ốm. Nếu bé không thích ăn sữa chua, hãy cho bé ăn phô mai – thực phẩm giàu protein, canxi và vitamin D không kém – để thay thế.

    Trái cây có múi

    Vitamin C rất cần thiết để cơ thể hấp thụ canxi một cách hiệu quả nhất. Vì thế, ăn các loại trái cây có múi giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, chanh,... giúp hệ xương phát triển, thúc đẩy tăng trưởng chiều cao một cách tự nhiên. Ngoài ra, các chất chống ô xi hóa trong những loại trái cây này còn hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về ung thư.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Vitamin C trong trái cây có múi rất cần thiết để cơ thể hấp thụ canxi một cách hiệu quả nhất. (Ảnh minh họa)

    Hải sản giàu canxi

    Các loại hải sản tôm, cua, cá, ốc, mực,... không chỉ giàu canxi mà còn chứa nhiều loại khoáng chất hữu ích khác như kali, photpho, magie,... và đặc biệt còn có hàm lượng protein cao hỗ trợ tối đa cho quá trình tăng chiều cao và nâng cao sức khỏe.

    Cà rốt

    Thông thường, mọi người chỉ nghĩ cà rốt có tác dụng làm sáng mắt, phát triển thị lực nhưng ít ai biết, hàm lượng cao vitamin A trong cà rốt còn có khả năng thúc đẩy cơ chế tổng hợp protein, tạo điều kiện tốt nhất cho cơ thể tăng trưởng nhanh chóng.


    Theo HN (tổng hợp) (Khám phá)
     
  4. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Top đồ ăn sáng có hại cần tránh cho bé


    Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong một ngày, là nền tảng cung cấp dưỡng chất cần thiết để cơ thể hoạt động hiệu quả cả ngày. Vì thế, mẹ cần chú ý tránh những món ăn sáng có hại dưới đây để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé:

    Thực phẩm lạnh

    Sáng sớm là lúc các cơ bắp, dây thần kinh và mạch máu của cơ thể đang trong trạng thái co lại. Ăn thực phẩm lạnh sẽ khiến lưu lượng máu trong cơ thể khó lưu thông. Vì thế, mẹ nên cho con thưởng thức một tô cháo, mỳ, phở nóng, sữa nóng, bánh mỳ nóng,... buổi sáng, thay vì những món ăn được ướp lạnh hay có đá.

    Thực phẩm thừa từ tối

    Sau một thời gian dài lưu trữ, thức ăn không giữ lại giá trị dinh dưỡng toàn vẹn, thậm chí, sau một đêm, thức ăn còn có thể sản sinh ra nitric có hại cho sức khỏe con người. Vì thế, mẹ nên bỏ thói quen tiết kiệm dùng lại đồ ăn từ tối hôm trước cho bữa sáng.

    Xúc xích, thịt xông khói, thịt hộp

    Thịt đóng gói, đóng hộp, thịt đã qua xử lí chứa hàm lượng nitrat cực kì lớn. Bắt đầu một ngày mới bằng các loại thịt này sẽ làm gia tăng nguy cơ bị ung thư của bé lên rất cao. Mẹ hãy thay thế lượng protein cần nạp cho bé buổi sáng bằng những thực phẩm lành mạnh hơn như trứng, sữa và phô mai.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Xúc xích, thịt xông khói, thịt hộp... là món đồ ăn sáng rất hấp dẫn với các bé nhưng lại không phù hợp cho một bữa sáng dinh dưỡng, lành mạnh. (Ảnh minh họa)

    Bánh kẹo

    Buổi sáng, cơ thể bé đang trong trạng thái mất nước, nếu ăn những thực phẩm khô như bánh kẹo sẽ không có lợi cho hệ tiêu hóa. Mặc dù lượng đường trong bánh kẹo có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng cũng nhanh chóng làm cơ thể cảm thấy đói. Ăn sáng bằng bánh kẹo là cách dễ dàng dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, suy giảm về thể chất.

    Nước uống có ga và nước trái cây đóng hộp

    Chiều theo sở thích uống nước ngọt có ga hay nước trái cây đóng hộp chứa nhiều đường vào buổi sáng của bé sẽ khiến bé mất đi một lượng lớn calo. Nước có ga còn làm bé đầy hơi, uống vào sáng sớm ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa, viêm loét dạ dày. Thay vì thế, hãy tập cho bé thói quen khởi đầu ngày mới bằng một ly sữa nóng.

    Đồ ăn tại cửa hàng thức ăn nhanh

    Đồ ăn nhanh chứa hàm lượng calo, muối và chất béo cực kì cao. Ăn những thực phẩm này vào bữa sáng không có đủ dinh dưỡng cần thiết cho bé hoạt động cả ngày mà lại tạo cảm giác đầy bụng, uể oải, ngoài ra còn gây béo phì.

    Mì ăn liền

    Lối sống hiện đại bận rộn khiến nhiều bậc phụ huynh lựa chọn mì ăn liền làm bữa ăn sáng cho con. Tuy món ăn này chế biến nhanh chóng và dễ dàng nhưng nó được chiên đi chiên lại nhiều lần, hàm lượng chất béo khá cao và khi đi vào cơ thể có nguy cơ tồn đọng lại. Ăn nhiều mì ăn liền là một trong những nguyên nhân khiến bé bị táo bón do mì ăn liền không cung cấp vitamin và chất xơ. Những gói gia vị trong mì ăn liền cũng chứa nhiều bột ngọt, có hại cho sức khỏe.


    Theo HN (Newhealthguide) (Khám phá)
     
  5. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Cách sử dụng thịt bò ăn dặm cho bé 7-9 tháng tuổi

    Bé ngoài 7 tháng có thể bắt đầu làm quen với thực phẩm này nhưng mẹ cần thử từ ít đến nhiều để nhận biết bé có bị dị ứng đạm bò không.

    Thịt bò giàu sắt, kẽm và các vitamin cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, sử dụng thịt bò khi nào, cách chế biến cũng như kết hợp với các nhóm thực phẩm nào khác để có một món ăn vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng và thay đổi thực đơn cho bé hứng thú trong giai đoạn ăn dặm thì nhiều mẹ còn lúng túng. Bài viết dưới đây của mẹ Xì Trum chia sẻ kinh nghiệm chế biến thịt bò cho bé trong giai đoạn ăn dặm từ 7-9 tháng.

    1.Thời điểm cho bé ăn thịt bò

    Bé ngoài 7 tháng có thể bắt đầu được mẹ cho làm quen với thịt bò, tuy nhiên mẹ vẫn theo nguyên tắc là thử từ ít đến nhiều để xem phản ứng của cơ thể bé với nhóm thức ăn mới.

    [​IMG]
    2.Những nhóm thực phẩm rau củ có thể kết hợp với thịt bò

    Khi bé 7-9 tháng, mẹ Xì Trum chưa sử dụng hành, tỏi, gừng vì giai đoạn này hệ tiêu hoá của bé vẫn chưa hoàn thiện để có thể "xử lý" được những gia vị thuộc nhóm cay, nóng, dễ gây đầy hơi, khó chịu. Mẹ Xì trum thường kết hợp thịt bò với rau cần tây, nấm tươi, bí đỏ, su su, dầu mè để món ăn thêm thơm ngon, hấp dẫn.

    3.Cách chọn và sơ chế thịt bò cho bé

    -Chọn thịt bò thăn phần lưng bò mềm, không bị dai vì không có nhiều gân hoặc bó cơ như thịt bắp hoặc vai.

    -Thịt bò rửa sạch rồi thái mỏng như thái xào rồi cho vào máy xay nhuyễn. Nếu mẹ không có điều kiện bữa nào xay và nấu bữa ấy (vì mỗi lần xay có một xíu rất mất công), mẹ xay nhiều để chia vào khay ô dùng dần trong tuần.

    -Khoảng 50 g thịt sau khi xay mẹ có thể chế biến cho bé khoảng 4-5 bữa. Mẹ cứ ước lượng khoảng 15 g cho một bữa. Mỗi tuần, mẹ cho bé ăn 4-5 bữa thịt bò, kết hợp với thịt gà, lợn, cá, tôm...

    Mẹ Xì Trum gợi ý, khi bé tầm 8 tháng có thể ăn 2 bữa chính/ngày, một tuần 8 ngày là 16 bữa, trong đó 4 bữa thịt bò, 4 bữa thịt gà, 4 bữa thịt lợn, 2 bữa cá, một bữa tôm… (hoặc mẹ có thể linh hoạt bữa đậu phụ hoặc thực phẩm khác).

    [​IMG]
    4.Một số món từ thịt bò phù hợp với bò

    - Cháo thịt bò, bí đỏ

    Bí đỏ khá lành tính, nên mẹ có thể kết hợp với thịt bò khi lần đầu tiên cho bé ăn thử thịt bò.

    Nguyên liệu: Một viên thịt bò đã xay và cho vào ô vuông trong khay 25 ml (khoảng 15g), một miếng bí đỏ khoảng 15-20 g, một hộp nước dùng xương chân gà ninh (nếu có càng tốt), 100 g cháo đã nấu sẵn, một viên phô mai, một thìa nước tương Nhật, một thìa dầu mè (hoặc dầu ô liu, dầu óc chó...).

    Cách chế biến: Bí đỏ thái nhỏ hạt lựu cho dễ chín. Cho hộp nước dùng, bí đỏ vào nồi đun sôi, vặn nhỏ lửa và đổ cháo đã nấu sẵn vào đun cùng rồi tắt bếp. Dùng máy xay cầm tay, xay nhỏ thức ăn trong nồi rồi bật bếp cho thịt bò xay vào quấy đều. Mẹ cần chú ý các loại thịt xay nhỏ đều chín rất nhanh nên không cần cho thịt từ đầu, thịt sẽ bị khô, bã và không ngọt. Đổ cháo ra bát, cho thêm một thìa nước tương, một thìa dầu mè, một viên phô mai vào là được món cháo súp thịt bò bí đỏ thơm ngon cho bé.

    [​IMG]
    -Cháo thịt bò cần tây

    Một số món tập khi bé sẽ dễ hơn rất nhiều khi con lớn hơn. Mẹ Xì Trum cho bé tập ăn cần tây, nấm, tôm, cua, lươn... Tất nhiên các mẹ cũng phải theo nguyên tắc là tập từ ít đến nhiều để xem phản ứng cơ thể bé, nhất là mẹ nào có cơ địa dị ứng với loại thức ăn nào thì nên chú ý nhóm thức ăn đó với bé nhé..

    Nguyên liệu: Một viên thịt bò đã xay và cho vào ô vuông trong khay 25 ml (khoảng 15 g), vài cọng cần tây khoảng 15 g, một hộp nước dùng dashi (tảo bẹ + cá bào), 100 g cháo đã nấu sẵn, một viên phô mai, một thìa nước tương Nhật, một thìa dầu gấc.

    Cách chế biến: Cần tây lấy phần lá mềm, thái nhỏ. Cho hộp nước dùng vào nồi đun sôi, cho tiếp cần tây thái nhỏ và cháo cháo đã nấu sẵn vào đun cùng rồi tắt bếp. Dùng máy xay cầm tay, xay nhỏ thức ăn trong nồi rồi bật bếp cho thịt bò xay vào quấy đều. Sau khi xay xong hoặc trước khi xay, sôi lăn tăn là các mẹ cho thịt xay vào, sôi bùng lên lại là thịt chín. Đổ cháo ra bát, cho thêm một thìa nước tương, một thìa dầu gấc, một viên phô mai vào là được.

    -Cháo thịt bò, bí đỏ, nấm

    Nguyên liệu: Một viên thịt bò đã xay và cho vào ô vuông trong khay 25 ml (khoảng 15 g), 15 g miếng bí đỏ, 3 cái nấm nhỏ, một hộp nước dùng xương chân gà ninh (nếu có càng tốt), 100 g cháo đã nấu sẵn, một viên phô mai, một thìa nước tương Nhật, một thìa dầu ô liu.

    Cách chế biến: Bí đỏ, nấm thái nhỏ hạt lựu cho dễ chín. Cho hộp nước dùng, nấm và bí đỏ vào nồi đun sủi, cho nhỏ lửa cho cháo đã nấu sẵn ở cốc nấu cháo vào đun cùng rồi tắt bếp. Dùng máy xay cầm tay, xay nhỏ thức ăn trong nồi, bật bếp cho thịt bò xay vào quấy đều rồi tắt bếp. Đổ cháo ra bát, cho thêm một thìa nước tương, một thìa dầu ô liu, một viên phomai vào là được món cháo súp thịt bò bí đỏ, hương nấm thơm ngon.

    Mẹ Xì Trum
     
  6. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Những thảo dược trị rôm sảy cho bé

    Lá kinh giới, mướp đắng, lô hội, dưa chuột, sài đất, dầu tràm... là những thảo lược dễ kiếm, có hiệu quả chữa rôm sảy cao.

    Thời tiết nắng nóng và thay đổi bất thường khiến nhóc Kỳ nhà chị Quyên (TP HCM) thường xuyên nổi rôm sảy. Vốn "nóng trong" giống mẹ, lại thích vận động, nên mỗi khi nhiệt độ trời tăng cao thì cổ, ngực và 2 cánh tay của Kỳ sẽ xuất hiện nhiều nốt đỏ li ti.

    [​IMG]
    Kỳ vui vẻ, không còn quấy khóc sau khi trị khỏi rôm sảy.

    Rôm sảy là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh, không nguy hiểm nhưng gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt của bé. Để chữa rôm sảy, chị Quyên thường dự trữ trong nhà những thảo dược dưới đây để tắm cho bé.

    Lá kinh giới

    Lá kinh giới tươi rửa sạch, giã nát, chắt nước pha vào chậu nước tắm cho bé, giúp chữa rôm sảy hiệu quả. Mẹ có thể phơi khô lá kinh giới và dùng dần. Mỗi lần tắm cho bé, lấy một nắm lá khô cho vào nồi đun sôi và pha nước tắm.

    Mướp đắng

    Mẹ có thể lấy 1-2 quả mướp đắng, thái nhỏ, xay nhuyễn cùng nước đun sôi để nguội, sau đó lọc bỏ bã để lấy nước hòa vào chậu tắm. Mướp đắng tính mát, lành, mùi thơm nhẹ. Khi tắm cho bé, tinh chất của loại quả này sẽ thẩm thấu vào da, làm dịu những vết rôm sảy kích ứng.

    Lô hội

    Lá lô hội có đặc tính kháng viêm, dịu mát. Mẹ chỉ cần xoa một vài lát lá lô hội trên vùng da bị rôm sảy, cũng khiến những vết ban đỏ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, lạm dụng lô hội có thể gây kích ứng làn da mỏng manh của bé.

    Dưa chuột

    Dưa chuột xay nhuyễn hoặc thái lát được dùng để đắp lên vùng da bị ban đỏ. Nước và các vitamin có trong dưa làm tế bào da ẩm và dịu mát hơn.

    Tinh chất dầu tràm

    Ngoài tác dụng chống cảm lạnh, tránh gió và tránh ho, tinh dầu tràm còn có tác dụng kháng khuẩn và nấm, ức chế sự phát triển của virus. Dầu tràm sử dụng tốt cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người lớn. Loại dược liệu này còn được chiết xuất thành nhiều chế phẩm dẫn xuất dưới dạng xông mũi, dung dịch vệ sinh phụ nữ…

    Các loại thảo dược lô hội, mướp đắng, dưa chuột tỏ ra không có tác dụng khi Kỳ 6 tháng tuổi, rôm sảy nổi dày đặc. Được người bạn mách nước, chị Quyên dùng tinh dầu tràm có trong dung dịch vệ sinh phụ nữ dạng bọt để tắm cho bé. Độ pH 5.5 trong dung dịch giúp khôi phục và duy trì pH acid tự nhiên của da, bảo vệ bé khỏi các bệnh nhiễm trùng. Sau vài lần sử dụng thì tình trạng rôm sảy đã giảm, bé vui vẻ và không còn quấy khóc.
     
  7. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    3 bước huấn luyện bé đi toilet dễ dàng

    Nếu bé không thích mặc bỉm, chăm chú theo dõi người khác đi vệ sinh và giảm số lần đi tiểu tiện, đại tiện mỗi ngày thì đó là thời điểm thích hợp để luyện tập.

    Nhận biết thời điểm bé sẵn sàng để luyện tập

    [​IMG]
    Nếu trên 2 giờ mà chiếc bỉm của bé vẫn khô và bố mẹ nắm được lịch tiểu tiện, đại tiện của bé thì có thể đó là lúc bé đã sẵn sàng. Việc luyện tập sẽ dễ dàng hơn nếu bé đã biết tự kéo/tụt quần. Dấu hiệu khác là bé tỏ ra thích thú với việc đi toilet của người lớn và quan sát cách thực hiện như thế nào. Bé có thể sẽ ra dấu/nói cho bạn biết bé đang muốn tiểu tiện hay đại tiện. Bố mẹ nên bỏ bỉm cho bé và chỉ mặc khi bé đi ngủ (hoặc lúc không tiện đi vệ sinh) để bé làm quen với thói quen mới.
    Những kỹ năng cơ bản

    [​IMG]
    Tránh các loại quần áo rườm rà, nhiều chi tiết, bố mẹ nên mặc đồ đơn giản để để dễ cởi cho bé khi đi toilet. Quan sát để biết dấu hiện muốn đi toilet của bé: giữ tay ở giữa hai chân. Bố mẹ thường xuyên nhắc bé đi toilet. 30 phút sau bữa ăn, bố mẹ cho bé đi toilet (hoặc ngồi bô). Nếu bé không tiểu tiện/đại tiện ngay thì bố mẹ cũng nên cho bé ngồi đó một lúc (5 phút).
    Tạo thói quen tốt

    [​IMG]
    Tư thế ngồi thoải mái cũng giúp việc luyện tập thành công. Bé ngồi thẳng lưng và có chỗ để chân, tay chắc chắn. Dùng giấy ướt làm sạch cho bé khi đi vệ sinh và luôn lau từ phía trước ra sau. Nếu bé lỡ tiểu tiện/đại tiện ra nhà, bố mẹ đừng trách mắng bé, chỉ đơn giản là dọn sạch "bãi chiến trường". Bố mẹ nhớ khen ngợi bé, giúp bé rửa tay mỗi lần con làm tốt. Nếu bé gặp vấn đề khó khăn, hãy nhờ tới sự tư vấn của chuyên gia.
    Hà Nhi
     
  8. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Những dấu hiệu “lạ” nhưng không đáng lo ở trẻ sơ sinh

    Trẻ sơ sinh có một số dấu hiệu “kì quặc” nhưng an toàn và không cần bố mẹ phải lo lắng.

    Bố mẹ nào có con mới chào đời, đặc biệt là con đầu lòng, luôn có trăm ngàn nỗi lo lắng, với bé lúc nào cũng “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”. 9 lưu ý sau đây sẽ giúp các bậc phụ huynh nhẹ bớt đi một số nỗi lo không đáng có:

    Khu vực “mềm mềm” trên đầu bé

    Khu vực mềm mại trên đầu bé được gọi là “thóp” – còn gọi là “cửa đình đầu”, là nơi xương đỉnh đầu của trẻ chưa khép hết. Bố mẹ lỡ tay sờ vào khu vực này thường lo sợ sẽ làm tổn thương não bé nhưng thực ra, đây là lớp màng rất dày và linh hoạt bảo vệ não. Trong quá trình người mẹ sinh nở, lớp màng này giúp thai nhi di chuyển qua khe sinh chật hẹp và chui ra ngoài.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Khu vực mềm mại trên đầu bé được gọi là “thóp” – còn gọi là “cửa đình đầu”, là nơi xương đỉnh đầu của trẻ chưa khép hết. (Ảnh minh họa)

    Vệt hồng trong tã của bé gái

    Trong thời gian mẹ mang thai, một lượng cực kì lớn hooc môn estrogen của người mẹ được sản sinh ra khiến cho hầu hết các bé gái sơ sinh đều tiết ra chất nhầy âm đạo (khí hư) và cũng có thể tiết ra một chút máu kéo dài trong một vài ngày. Đây là hiện tượng bình thường.

    Vết lõm trên ngực bé

    Mẹ không cần phải lo lắng. Đây không phải là vấn đề về tim mạch. Theo các chuyên gia sức khỏe, xương ngực được cấu tạo bởi 3 phần. Vết lõm trên ngực bé mà mẹ nhìn thấy là phần dưới cùng bị kéo ra đằng sau. Khi bé lớn lên, cơ ngực và cơ bụng của bé sẽ tự duỗi thẳng vết lõm đó ra. Đối với một số bé mũm mĩm, các lớp mỡ có thể đã che lấp mất, không nhìn thấy vết lõm đó trước cả khi vết lõm được duỗi thẳng.

    Bé đi “ị” ngay sau mỗi lần ăn. Phân mềm và ướt.

    Các em bé được bú sữa mẹ có thể đi tiêu ngay sau mỗi lần ăn vì sữa mẹ rất dễ tiêu hóa. Phân của bé ướt và mềm là bình thường bởi chế độ ăn của bé hiện giờ hoàn toàn là chất lỏng.

    Nấc liên tục

    Các chuyên gia sức khỏe vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác vì sao trẻ sơ sinh lại nấc rất nhiều. Một số người cho rằng đó là vì việc truyền thông tin liên lạc giữa não và cơ hoành – cơ bụng giúp cho việc hô hấp – chưa ổn định. Dù sao thì nấc cụt cũng là hiện tượng vô hại mà bất cứ trẻ nào sinh ra cũng gặp phải.

    Khóc

    Trẻ mới sinh có hệ thần kinh chưa phát triển và rất hay giật mình, đó là lí do vì sao trẻ lại hay khóc. Khóc cũng là cách duy nhất để bé kết nối với mọi người, để diễn đạt nhu cầu của bé. Tóm lại, cơ thể bé sinh ra đã được lập trình để khóc thật nhiều, nên có thể mặc dù trông bé rất khổ sở nhưng thực ra không có vấn đề gì đáng ngại cả.

    Rôm sảy

    Do hooc môn từ người mẹ vẫn còn lại trong cơ thể bé nên nhiều em bé mới ra đời đã có mụn nhọt, thường xuất hiện vào khoảng 2 tuần đến 2 tháng tuổi. Hiện tượng này vô hại và chỉ cần lau rửa sạch sẽ là bé sẽ tự khỏi.

    Ngực to bất thường

    Lại là hooc môn của người mẹ khi mang thai đã gây ra tình trạng sưng ngực tạm thời ở cả bé nam và bé nữ, mẹ hoàn toàn không cần phải lo lắng về vấn đề này.

    Hắt xì hơi liên tục

    Mũi của các bé sơ sinh rất nhỏ, chỉ cần một chút chất nhầy bên trong cũng khiến bé hắt xì. Và vì em bé đang quen với môi trường toàn nước trong tử cung của mẹ, bé sẽ có xu hướng cảm thấy ngạt mũi khi ra thế giới bên ngoài. Nếu bé không hắt hơi kèm theo nước mũi đặc, màu vàng – dấu hiệu của cảm cúm – thì việc bé hắt xì hơi nhiều là dấu hiệu an toàn.


    Theo Hồng Leo (parents) (Khám phá)
     
  9. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    9 thực phẩm bé cần ăn thường xuyên để ít ốm

    Thời tiết giao mùa dễ gây cảm cúm, ốm vặt. Mẹ cần bổ sung thường xuyên những thực phẩm dưới đây cho con để tăng sức đề kháng của bé.

    Giao mùa, thời tiết nóng lạnh thất thường khiến cơ thể dễ bị ốm. Trẻ nhỏ với hệ miễn dịch non nớt, sức đề kháng yếu lại càng dễ mắc bệnh hơn. Xin mách mẹ 9 loại thực phẩm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cực tốt dưới đây để bé khỏe mạnh, không lo ốm vặt trong thời tiết này.

    Sữa chua

    Lợi thế nổi bật của sữa chua so với các loại sữa khác đó là nhờ quá trình lên men để làm ra thực phẩm này, trong sữa chua có rất nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể và còn có thể khử được hoạt tính của một số hóa chất độc hại. Bổ sung những thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua cho bé hàng ngày là một thói quen dinh dưỡng tốt để tăng cường chức năng hệ miễn dịch, phòng chống bệnh tật.

    Tỏi

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Trong tỏi có chất allicin, giúp chống viêm và ngăn ngừa vi khuẩn. (Ảnh minh họa)

    Trong tỏi có chất allicin, giúp chống viêm và ngăn ngừa vi khuẩn. Nghiên cứu tại Anh trên 146 người trong vòng 12 tuần, một nhóm dùng giả dược và một nhóm dùng nước ép tỏi đã cho thấy, nhóm dùng dùng tinh dầu tỏi giảm đi 2/3 nguy cơ mắc bệnh cảm cúm thông thường . Một nghiên cứu khác còn chỉ ra, những người ăn hơn 6 nhánh tỏi trong một tuần được giảm đi 30% nguy cơ ung thư trực kết tràng và 50% nguy cơ ung thư dạ dày.

    Tỏi không cần và không phải là thực phẩm có thể ăn với số lượng lớn nhưng chỉ cần mẹ chăm bỏ tỏi vào các món ăn thường ngày để làm gia vị, nước chấm,... cũng sẽ giúp bé yêu tăng cường miễn dịch, ít bị cảm cúm.

    Hải sản có vỏ

    Ngao, sò, ốc, hến, cua, tôm,... là nguồn thực phẩm cực kì giàu kẽm giúp các tế bào bạch cầu sản sinh ra chất cytokines – loại protein giúp đẩy lùi vi rút cảm cúm ra khỏi cơ thể.

    Cá chứa dầu

    Các loại cá hồi, cá ngừ, cá thu,... chứa nguồn axit béo omega 3 phong phú, giúp giảm nhiễm trùng, tăng cường chức năng phổi , bảo vệ phổi khỏi bệnh cảm cúm và viêm đường hô hấp.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Bé ăn nhiều loại cá chứa axit béo omega 3 sẽ được giảm nhiễm trùng, tăng cường chức năng phổi , bảo vệ phổi khỏi bệnh cảm cúm và viêm đường hô hấp. (Ảnh minh họa)

    Súp thịt gà

    Súp gà là bài thuốc rất quen thuộc dành cho người ốm. Amino axit cysteine sản sinh ra từ thịt gà trong quá trình nấu nướng có tác dụng ngăn chặn sự viêm nhiễm, ngừa bệnh cảm cúm. Khi nấu súp, mẹ nên cho thêm hành tỏi để tăng cường tác dụng của thịt gà.

    Thịt bò

    Thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cơ thể bị tăng nguy cơ nhiễm độc, nhiễm trùng. Kẽm cần thiết cho sự phát triển của các tế bào bạch cầu – hệ thống tế bào giúp cơ thể nhận diện và tiêu diệt vi khuẩn, vi rút. Hàm lượng kẽm trong thịt bò cực kì cao, làm tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm như cảm lạnh.

    Khoai lang

    Khoai lang chứa nhiều beta-carotene (tiền vitamin A) và các loại vitamin C, E, D, vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch lại có thể chống ô xi hóa mạnh mẽ, bảo vệ hệ miễn dịch chống lại những nhiễm trùng do vi khuẩn và virus gây ra. Thực phẩm này lại có vị mềm thơm, ngọt bùi hấp dẫn, rất thích hợp cho các bé.

    Ngoài ra, mẹ cũng nên cho bé ăn nhiều loại rau quả khác có màu vàng đậm giống khoai lang, cũng rất giàu vitamin và beta-carotene như cà rốt, bí ngô, đu đủ,...

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Khoai lang chứa nhiều beta-carotene (tiền vitamin A) và các loại vitamin C, E, D giúp tăng cường hệ miễn dịch (Ảnh minh họa)

    Nấm

    Nấm cũng là thực phẩm làm tăng hiệu quả hoạt động và sản sinh nhiều tế bào bạch cầu, giúp chống viêm. Nấm hương, nấm rơm, nấm kim châm, nấm sò, mộc nhĩ,... đều là những loại nấm ngon, giàu dinh dưỡng, hương vị hấp dẫn và có thể sử dụng đa dạng trong bữa ăn.

    Hoa quả có múi

    Cam, chanh, bưởi, quýt,... là những loại quả đứng hàng đầu về lượng vitamin C. Vitamin C giúp cơ thể chống lại bệnh cảm cúm và một số bệnh thông thường khác. Đặc biệt, những loại hoa quả có múi màu đỏ hoặc hồng như bưởi đào, chanh đào,... còn thể hiện việc chứa một lượng lớn bioflavonoids, một chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ thống miễn dịch của cơ thể.



    Theo Hồng Leo (Prevention) (Khám phá)
     
  10. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Thử trí thông minh của bé, đừng quên câu đố dân gian!


    Đừng quên rằng những câu đố dân gian đơn giản, vui tai lại có tác dụng "thần kì" rèn luyện trí thông minh của bé.


    Kho tàng câu đố dân gian vốn quen thuộc với mỗi chúng ta từ bao đời nay là nguồn tài liệu rèn luyện trí thông minh của bé cực kì hiệu quả. Bé không chỉ phát triển trí tuệ, khả năng tư duy qua việc suy nghĩ để tìm tòi ra đáp án đúng mà còn phát triển khả năng ngôn ngữ qua những câu thơ giàu vần điệu, đầy hình ảnh sinh động.

    Muốn con thông minh, cha mẹ đừng bỏ qua những "hòn ngọc quý" của dân gian để lại này. Dưới đây là một số câu đố để các vị phụ huynh thử tài bé:



    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    [​IMG] [​IMG][​IMG]



    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    [​IMG] [​IMG][​IMG]




    Theo HN (Tổng hợp) (Khám phá)
     
  11. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Cách chọn những đôi giày đầu tiên cho bé

    Một đôi giày giá vừa phải mà vừa vặn với chân bé sẽ tốt hơn đôi giày 'xịn' nhưng rộng thênh thang vì nó không làm cong cột sống, đầu gối bé.

    Đôi giày không chỉ có tác dụng bảo vệ chân, làm đẹp mà quan trọng hơn, đối với các em bé, một đôi giày tốt sẽ không làm ảnh hưởng tới cột sống, đầu gối và chức năng vận động. Khi mua giày cho bé, bố mẹ nên đến các cửa hàng bán đồ dành riêng cho bé hoặc ghi nhớ các lưu ý dưới đây để chọn được sản phẩm phù hợp.

    1. Giày tập đi

    [​IMG]
    Với những bé đang tập đi, bố mẹ cần chọn giày đế cứng nhưng trọng lượng nhẹ và thiết kế linh hoạt.

    2. Giày cho bé biết bò

    [​IMG]
    Giai đoạn trước khi tập đi hoặc bé mới biết bò, đôi giày cho bé cần phải có độ mềm mại, nhẹ nhàng. Những đôi tất hoặc giày làm bằng vải bông đã có đủ các yếu tố để bảo vệ đôi chân cho bé.

    3. Kích thước giày

    [​IMG]
    Giày cho bé không nên quá rộng hay quá chật để bé luôn cảm thấy thoải mái khi đi và tập đứng trên đôi giày đó. Bố mẹ chỉ nên chọn đôi giày có kích thước nhỉnh hơn chân bé khoảng 0,5 cm - 1 cm, giúp em dễ chịu ngay cả khi đi tất. Cách khác để xác định đôi giày có vừa với bé hay không như sau: Bố mẹ đi giày cho bé sao cho bàn chân bé duỗi thẳng và bố mẹ có thể luồn một ngón tay vào phía dưới gót giày mà không bị rộng hay chật - đó là đôi giày phù hợp.

    4. Kiểm tra kích thước giày hàng tháng

    [​IMG]
    Thường xuyên kiểm tra lại kích thước giày hàng tháng. Thông thường, khi mua giày cho bé, bố mẹ phải chọn đôi dành cho bé lớn hơn 3-6 tháng so với tuổi thật của con. Ví dụ, mua giày cho bé 4 tháng thì phải chọn size cho trẻ 7-10 tháng. Tất nhiên, bố mẹ vẫn phải căn cứ vào thực tế, không nên chọn đôi giày quá rộng vì nghĩ rằng có thể sử dụng lâu dài. Một đôi giày giá thấp hơn nhưng vừa vặn với chân bé sẽ tốt hơn một đôi giày "xịn" mà rộng thênh thang.

    5. Thiết kế giày

    [​IMG]
    Bố mẹ cần chọn đôi giày có thể dễ dàng tháo ra, đi vào như giày có khóa kéo, dây dính.

    6. Đế giày chống trơn, trượt

    [​IMG]
    Để đảm bảo cho bé an toàn khi đi trên bề mặt dễ trơn, trượt, bố mẹ nên chọn loại giày có đế thiết kế đặc biệt (bằng cao su, có nhiều đường vân tăng ma sát...). Các nguyên tắc chọn giày và sandal tương tự nhau.

    Song Giang
    Ảnh: Wikihow
     
  12. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Những cách dùng bỉm sai khiến bé dễ mắc bệnh

    “Điểm danh” những sai lầm tai hại khi dùng bỉm cho bé dưới đây.

    Hầu hết mọi người đều nghĩ mua và dùng bỉm cho trẻ nhỏ là một công việc khá đơn giản, tuy nhiên vẫn có một số lỗi mà nhiều người mắc phải, vô tình làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Các mẹ hãy cùng tìm hiểu để tránh khỏi những sai lầm dưới đây:

    1. Không thay bỉm thường xuyên

    Có thể các bậc làm cha mẹ sẽ ngạc nhiên nhưng đây là lỗi khá phổ biến. Một miếng bỉm chỉ dùng được tối đa trong 4 tiếng. Trong những tháng đầu tiên sau sinh, cứ cách 2-3 giờ đồng hồ cần phải thay bỉm cho bé. Nếu bé đi đại tiện thì cần phải thay bỉm ngay. Để bỉm quá lâu không thay cho bé sẽ khiến bé dễ bị viêm nhiễm, hăm tã và rôm sảy. Kể cả đối với những chiếc bỉm trắng tinh, bé chưa ị hay tè ra nhưng đã đeo trong nhiều tiếng đồng hồ, mẹ vẫn phải thay cho bé bỉm mới để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Kể cả đối với những chiếc bỉm trắng tinh, bé chưa ị hay tè ra nhưng đã đeo trong nhiều tiếng đồng hồ, mẹ vẫn phải thay cho bé bỉm mới để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. (Ảnh minh họa)

    2. Dùng bỉm cả ngày

    Mẹ đừng quên để cho da bé có thời gian “nghỉ ngơi”. Dùng bỉm 24/24 khiến bé cảm thấy bí bách, da dễ bị viêm đỏ, hăm, rôm sảy. Cho da bé được “thả rông” vài lần trong ngày giúp làn da bé thông thoáng, tránh viêm nhiễm.

    3. Bôi phấn rôm, tinh dầu, kem dưỡng,... trước khi đóng bỉm

    Cách làm này đã vô tình khiến da bé bị tổn hại, bí bách, vừa do bỉm, vừa do lớp kem/phấn/tinh dầu. Do đó, trước khi đóng bỉm cho em bé, mẹ cần rửa sạch da bé với nước ấm và lau khô.

    4. Không chọn bỉm đúng kích cỡ

    Nhiều mẹ có tư tưởng mua bỉm lớn hơn cỡ người của con để bé thoải mái nhưng đây không phải là cách làm đúng. Mặc bỉm đúng kích cỡ sẽ khiến trẻ được thoải mái, dễ chịu, giúp con vận động dễ dàng và tránh bị tràn.

    5. Con đã lớn nhưng vẫn cho đóng bỉm

    Nhiều bé đi học mẫu giáo vẫn được bố mẹ đóng bỉm cho... “chắc”. Ở độ tuổi này, trẻ đã đủ nhận thức biết được khi nào cần đi vệ sinh để tự đi hoặc gọi bố mẹ hoặc cô giáo. Ngoài ra, trẻ tuổi này đang rất rất hiếu động, chạy nhảy thường xuyên, hay ra mồ hôi khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, đặc biệt là vùng da bị bưng bít bởi bỉm. Do đó, đóng bỉm cho trẻ lớn vừa gây lãng phí tiền bạc, lại gây bất tiện, khó chịu và viêm nhiễm cho trẻ.

    6. Dùng bỉm không rõ nguồn gốc xuất xứ

    Bé tiếp xúc với các loại bỉm trần, bỉm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không hạn sử dụng rất dễ mắc bệnh. Nhẹ thì ngứa ngáy, nổi mẩn, kích ứng da. Nặng thì bé có thể bị nhiễm trùng da, nấm, thậm chí về lâu dài còn mắc bệnh ung thư, vô sinh. Do đó, các mẹ khi mua bỉm cho con đừng vì tiết kiệm mà mua phải loại bỉm kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe con yêu.




    Theo La La (tổng hợp) (Khám phá)
     
  13. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    10 loại đồ ăn cho bé tránh để tủ lạnh

    Đôi khi, mẹ vô tình làm mất nhiều chất dinh dưỡng và hương vị hấp dẫn trong những món ăn của con do bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh không đúng cách.

    Để đảm bảo bé yêu được hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng và tận hưởng hương vị thơm ngon từ những món ăn hàng ngày, mẹ cần tránh để tủ lạnh những thực phẩm sau:

    Quả bơ

    Bơ còn xanh cũng không được phép để tủ lạnh. Bơ đã chín rồi mà chưa dùng ngay mới có thể để tủ lạnh để bảo quản, tránh bị thối.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Bơ xanh không được phép để tủ lạnh. Chỉ khi bơ chín mới bảo quản trong tủ lạnh để tránh bị thối. (Ảnh minh họa)

    Cà chua

    Cà chua chỉ nên để tủ lạnh khi đã chín. Cà chua còn xanh để trong tủ lạnh sẽ không chín được và vì thế không đạt được đến độ ngon cũng như mùi vị hoàn thiện nhất của quả cà. Ngoài ra thì không khí lạnh trong tủ lạnh cũng làm quả cà chua mang màu sắc nhợt nhạt, kém hấp dẫn.

    Cam

    Ăn cam còn tươi, không để tủ lạnh sẽ hấp thu được tối đa lượng vitamin và chất chống ô xi hóa trong đó. Tuy nhiên, tủ lạnh sẽ giúp cam duy trì được lượng vitamin tốt hơn nếu cam đã để bên ngoài lâu ngày (khoảng sau vài ngày hoặc 1 tuần)

    Tỏi

    Tỏi để lâu trong tủ lạnh có thể mọc mầm hoặc mốc. Nơi để tỏi tốt nhất là nơi khô ráo, mát mẻ.

    Bánh mì

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Bánh mỳ để trong tủ lạnh sẽ nhanh chóng bị khô và cứng. (Ảnh minh họa)

    Bánh mỳ để trong tủ lạnh sẽ nhanh chóng bị khô và cứng. Nếu là loại bánh mỳ sandwich thái lát mỏng, mẹ có thể bọc kĩ trong túi rồi để tủ lạnh, khi ăn lấy ra rã đông hoặc nướng lại. Lưu ý là bánh mỳ để tủ lạnh cũng chỉ được dùng tối đa trong 4 ngày mà thôi.

    Dầu olive

    Dầu olive với đặc tính có nhiệt độ đông đặc cao nên để tủ lạnh lâu ngày sẽ đặc lại và chuyển thành một khối chất rắn như bơ, khó khăn trong việc lấy ra. Nên bảo quản dầu olive ở nơi mát mẻ, tránh ánh sáng.

    Dưa hấu

    Dưa hấu còn nguyên quả thì không cần để tủ lạnh. Chỉ khi đã cắt dưa ra thành miếng nhỏ mới cần đưa vào tủ lạnh để tránh vi khuẩn xâm nhập.

    Mật ong

    Mật ong bảo quản ở nhiệt độ thường hoàn toàn ổn, miễn là mẹ vặn nắp lọ mật ong thật chặt. Để mật ong trong tủ lạnh có thể khiến chất lỏng thơm ngon này bị kết tinh lại.

    Hành tây

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Hành tây để nguyên củ trong tủ lạnh vẫn dễ bị mềm và mọc mốc. (Ảnh minh họa)

    Nếu mẹ nào đã từng một lần để hành tây đã thái miếng trong tủ lạnh, hẳn sẽ phải chịu cảm giác “đau thương” khi mở tủ lạnh ra và mùi hành nồng nặc cực kì khó chịu lan tỏa, xộc thẳng vào mũi. Kể cả khi cho hành tây nguyên của vào tủ lạnh, chúng cũng dễ bị mềm và mọc mốc.

    Khoai tây

    Để khoai tây trong tủ lạnh làm giảm hương vị và lượng tinh bột trong đó. Hãy bảo quản chúng trong túi giấy và để nơi mát, tránh ánh sáng.



    Theo La La (telegraph.co.uk) (Khám phá)
     
  14. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    6 cuốn sách Việt Nam không-thể-thiếu cho tuổi thơ con

    Mẹ đừng quên đưa những cuốn sách “kinh điển” sau vào tủ sách của bé để con có một tuổi thơ đầy ý nghĩa.

    Sách truyện là món ăn tinh thần không thể thiếu để bồi đắp nhân cách, tâm hồn trẻ em. Bên cạnh việc lo con ăn gì để cao, để lớn, mặc gì cho đẹp cho xinh, rèn luyện đức tính chăm đọc sách để bồi dưỡng tâm hồn trẻ là việc làm vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số gợi ý về những cuốn sách hay của văn học Việt Nam cho các con từ 8-10 tuổi trở lên:

    1. Tuổi thơ dữ dội

    Đề tài chiến tranh tưởng chừng như khô khan, xa lạ với thế hệ trẻ nhưng nếu bắt tay vào đọc “Tuổi thơ dữ dội”, không ai có thể rời mắt khỏi cuốn tiểu thuyết này bởi mức độ lôi cuốn đến nghẹt thở với những nút thắt chạm đến mọi cung bậc cảm xúc yêu thương, tự hào, đau buồn, căm giận, vui sướng, lo sợ,... tựa như đang xem một bộ phim cực kì sống động ngay trước mắt.

    “Tuổi thơ dữ dội” là bản hùng ca dành cho các em thiếu niên tuổi còn rất nhỏ nhưng chiến đấu vì Tổ quốc kiên cường, bất khuất không kém gì người lớn. Thực sự đây là cuốn sách rất đáng để mẹ mua cho con, giúp các con vừa hiểu thêm về lịch sử hào hùng của đất nước mà không hề nhàm chán, tẻ nhạt, vừa học thêm nhiều bài học xúc động, ý nghĩa từ những tấm gương anh hùng tuổi đời chỉ ngang với mình.

    2. Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

    Được mệnh danh như cuốn “Hoàng tử bé” của Việt Nam, “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của Nguyễn Ngọc Thuần mở ra một thế giới trong veo, rất đỗi hồn nhiên và giàu tình cảm của một cậu bé con 10 tuổi. Thế giới ấy có bố, có mẹ hết mực thương yêu, có những người hàng xóm tốt bụng, có cô giáo hiền, có lũ bạn cùng lớp tinh nghịch, có khu vườn đầy hoa thơm ngát dưới ánh trăng đêm.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" được mệnh danh là cuốn "Hoàng tử bé" của Việt Nam. (Ảnh minh họa)

    Truyện chỉ là tập hợp những câu chuyện bình dị, giản đơn về một tuổi thơ yên bình nhưng ấm áp và gần gũi đến lạ. Bé sẽ bắt gặp những suy nghĩ ngây thơ, ngộ nghĩnh đến lạ của chính mình trong đó:

    Tôi nói dù bố có là bãi phân trâu, tôi vẫn yêu bố.”

    “Những ngày mưa, tôi hay chui vào đống chăn tìm hơi ấm. Tôi tìm bóng tối nữa. Thật thú vị, nhìn mà cứ như không nhìn.”

    ... đến những triết lí sâu sắc nhưng dễ hiểu:

    “Bố tôi vẫn nói, khi nhìn theo bóng một người mà ta không thể quên được, chúng ta sẽ thấy "nỗi nhớ" của mình.”

    “Mẹ tôi vẫn hay nói, nỗi sợ lớn nhất của một ngừoi thầy thuốc là khi để mất một đứa trẻ. Người già có thể chết, nhưng trẻ con cần phải sống và lớn lên. Bởi đơn giản, chúng là một mảnh vườn phải được cày xới và chăm bón. Chúng cần phải ra hoa và sinh sôi. Chúng là tất cả những gì một người già hy vọng...”

    Điểm nhấn đặc biệt nữa là giọng văn thủ thỉ, giàu nhạc điệu, đẹp đẽ và nhẹ nhàng đến mức mỗi lần đọc cần phải nâng niu từng con chữ, chắc chắn sẽ khiến bé cảm thấy thích thú và lôi cuốn.

    3. Dế mèn phiêu lưu ký

    Không còn phải bàn cãi về mức độ nổi tiếng của tác phẩm này, Dế mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài đã chu du gần 40 quốc gia, được dịch ra 40 thứ tiếng và được đưa vào chương trình giảng dạy trong nhà trường. Câu chuyện về thế giới côn trùng này sinh động, phức tạp và hấp dẫn không kém gì thế giới của loài người.

    Những anh Châu Chấu, bác Xén Tóc, cô Nhà Trò, Kiến, Niềng Niễng, lão Chim Bói Cá, gã Bọ Ngựa,..., và đặc biệt là chàng Dế Mèn nhân vật chính sẽ đưa bé vào vương quốc kì thú của các loài động vật, kích thích trí tưởng tượng và tinh thần ham khám phá, tìm hiểu của bé.

    Cuộc phiêu lưu của chàng Dế Mèn vừa can đảm, tốt bụng, hào hiệp nhưng cũng có lúc kiêu căng, hống hách, gây ra hậu quả xấu sẽ giúp các bé học được nhiều bài học bổ ích, về tình bạn, về lòng thương người, về tinh thần đoàn kết,... Mang giọng văn hài hước và tinh tế, chắc chắn “Dế mèn phiêu lưu ký” sẽ là cuốn sách gối đầu giường cho tuổi thơ của con thêm đầy ý nghĩa.

    4. Quê nội

    Tác phẩm này từng được nhà phê bình Pháp Alice Kahn so sánh với “Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer” của đại văn hào Mark Twain (Mỹ). Đọc “Quê nội”, độc giả được theo chân hai em thiếu niên Cục và Cù lao hồn nhiên, trong sáng trải qua một tuổi thơ tươi đẹp với những cánh đồng, bãi mía, bờ dâu, những buổi chăn trâu, bắt cá, vật lộn,... nhưng cũng không kém phần sôi nổi, dữ dội khi cùng người lớn tham gia vào hàng ngũ cách mạng, bảo vệ Tổ quốc. “Quê nội” chan chứa tình yêu quê hương đất nước, tình cảm cách mạng trong sáng và niềm tin mãnh liệt vào một tương lai tốt đẹp phía trước.

    5. Đất rừng phương Nam

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    “Đất rừng phương Nam” bạt ngàn dừa xanh, mênh mông rừng tràm, với những cảnh câu rắn, bắt cá sấu, nuôi ong lấy mật, chạm trán với hổ, những món ẩm thực tuyệt ngon và đặc sắc của vùng sông nước,... chắc chắn sẽ khiến các con say mê và thích thú. (Ảnh minh họa)

    Tác phẩm mở ra một miền “Đất rừng phương Nam” bạt ngàn dừa xanh, mênh mông rừng tràm, với những cảnh câu rắn, bắt cá sấu, nuôi ong lấy mật, chạm trán với hổ, những món ẩm thực tuyệt ngon và đặc sắc của vùng sông nước,... chắc chắn sẽ khiến các con say mê và thích thú.

    Qua câu chuyện về cuộc phiêu bạt của cậu bé An, thiên nhiên và con người Nam Bộ hiện ra trước mắt độc giả hoang sơ, phóng khoáng và tràn đầy sức sống. Lồng vào trong đó là tình người đơn sơ, giản dị nhưng rất mực nồng hậu, thắm thiết. Tác phẩm cũng đã được chuyển thể thành phim và được coi là một trong những bộ phim xuất sắc, để lại ấn tượng khó quên trong lòng bao thế hệ khán giả.

    6. Kính vạn hoa

    “Kính vạn hoa” có thể coi là một trong những cuốn sách đầu tiên làm nên tên tuổi cho nhà văn có sách thiếu nhi bán chạy hàng đầu Việt Nam – Nguyễn Nhật Ánh.

    Bộ truyện dài 45 tập này xoay quanh bộ ba thân thiết Quý ròm, Tiểu Long và nhỏ Hạnh. Mỗi người một tính cách đặc trưng riêng: Quý ròm lẻo mép, thông minh nhưng nhát gan, hấp tấp. Nhỏ Hạnh giỏi giang, là “cuốn từ điển di động”, biết mọi thứ trên trời dưới biển nhưng hậu đậu, vụng về. Tiểu Long khù khờ, chậm chạp nhưng giỏi võ và trượng nghĩa.

    Truyện khắc họa thế giới học trò nghịch ngợm, sôi động, đầy màu sắc và kỉ niệm, lồng ghép trong đó là bao bài học đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Với giọng văn hóm hỉnh, cách dẫn chuyện lôi cuốn, tình tiết hấp dẫn, “Kính vạn hoa” là cuốn sách khiến bao thế hệ thiếu nhi Việt Nam say mê và còn được chuyển thể thành bộ phim truyền hình dài tập được khán giả vô cùng yêu thích.



    Theo La La (Khám phá)
     
  15. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Kỹ năng xử lý tức thì khi bé bị bỏng

    Làm mát vết bỏng dưới vòi nước 20 phút giúp vết bỏng không bị nặng hơn nhưng nếu bị bỏng ở mặt, cổ, bộ phận sinh dục thì bố mẹ cần gọi cấp cứu ngay.

    Bước xử lý đầu tiên khi bị bỏng

    [​IMG]
    Bỏng là sự tổn thương ở da khi da tiếp xúc với những vật có nhiệt độ cao như lò sưởi, lò nướng, nước sôi... Bỏng nước phổ biến nhất ở trẻ. Nếu em bé bị bỏng nước, điều đầu tiên bố mẹ cần làm là tách bé khỏi nơi nguy hiểm và đảm bảo không có khả năng gây tổn thương thêm cho bé và chính bạn. Hãy để trẻ ở nơi an toàn nhất có thể. Cởi quần áo và phụ kiện trên người bé để chúng không dính vào vết bỏng, giúp cho chỗ bỏng được khô thoáng.

    Bước sơ cứu ban đầu

    [​IMG]
    Ngay lập tức, hãy làm mát vết bỏng của bé dưới vòi nước trong khoảng 20 phút. Cách này có thể duy trì tác dụng tới 3 giờ sau khi bị bỏng. Bố mẹ lưu ý chỉ làm mát vết bỏng chứ không phải làm mát toàn thân bé. Vì thế, nếu vết bỏng lớn, bố mẹ cần dừng việc xối nước ngay sau 20 phút. Nếu để quá lâu, bé sẽ bị hạ thân nhiệt. Có thể che vết bỏng bằng một chiếc khăn mỏng nhưng không buộc chặt hay dán băng gạc để giữ vệ sinh cho vùng da tổn thương.

    Khi cần chăm sóc y tế

    [​IMG]

    Không chườm đá, xối nước lạnh, bôi kem dưỡng ẩm, dầu, bột... lên vết bỏng. Bơ và bột mì có thể làm cho vết bỏng nặng hơn. Bố mẹ cần gọi cấp cứu ngay nếu trẻ bị bỏng ở mặt, cổ, bộ phận sinh dục và bỏng lớn ở tay. Bố mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ nếu vết bỏng có kích thước hơn 20 cm hoặc bỏng sâu, phồng rộp. Tất nhiên, nếu bé bị đau nhiều hoặc bạn không chắc chắn mình đã xử lý đúng chưa thì cũng nên đưa bé đi khám.

    Hà Nhi
     
  16. lucky_life

    lucky_life Thành viên tập sự

    Tham gia:
    24/6/2015
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    hay hay
     
  17. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Lợi ích tuyệt vời của nước dừa tươi với trẻ nhỏ

    Không chỉ đơn thuần là món đồ uống trong lành, ngọt mát giúp giải khát trong những ngày nắng nóng, nước dừa còn có nhiều công dụng tuyệt vời cho trẻ nhỏ.

    Bé từ 6 tháng tuổi trở lên là đã có thể uống được nước dừa. Mẹ đừng bỏ qua thức uống vô cùng ngon lành, bổ dưỡng và có nhiều lợi ích sức khỏe này cho con yêu.

    Tác dụng của nước dừa

    - Chống mất nước

    Nước dừa được sử dụng làm dịch truyền tại một số nước khi không có sẵn nước muối y khoa vì nước dừa có chứa kali và các loại muối khoáng nên có khả năng điều hòa dịch nội bộ và bổ sung nước cho cơ thể. Uống nước dừa là cách hiệu quả để chống cho cơ thể bé khỏi bị sốc nhiệt và mất nước trong những ngày thời tiết nóng nực. Nước dừa cũng được dùng để điều trị chứng mất nước khi bị bệnh lỵ, tả, tiêu chảy, cúm và làm cân bằng chất điện phân. Khi bé yêu khát nước, nước dừa sẽ tốt cho trẻ hơn là các loại nước quả đóng hộp và nước ngọt có ga.

    - Tăng cường chức năng đường ruột

    Nước dừa chứa hàm lượng xơ cao nên có tác dụng chữa các chứng bệnh của những bé “trục trặc” về đường ruột như khó tiêu, táo bón và trào ngược axit trong dạ dày.

    - Tăng cường miễn dịch

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Nước dừa rất giàu axit lauric – loại axit béo được tìm thấy trong sữa mẹ, một hợp chất mà cơ thể thường dùng để tổng hợp ra monolaurin- một kháng sinh tự nhiên. (Ảnh minh họa)

    Nước dừa rất giàu axit lauric – loại axit béo được tìm thấy trong sữa mẹ, một hợp chất mà cơ thể thường dùng để tổng hợp ra monolaurin- một kháng sinh tự nhiên. Trẻ sơ sinh được cung cấp các kháng thể này qua sữa mẹ và vì thế nước dừa cũng rất tốt cho các bà mẹ đang cho con bú. Axit lauric có khả năng kháng nấm, kháng khuẩn, bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm khác.

    - Lợi tiểu

    Nước dừa cũng là thuốc lợi tiểu tự nhiên và có tác dụng bài tiết nước tiểu nhanh hơn. Nó cũng giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng đường tiểu và chứng phong hàn.

    Một số lưu ý khi bé uống nước dừa

    - Trẻ dưới 6 tháng tuổi có hệ tiêu hóa non nớt nên không được cho trẻ uống nước dừa. Khi bé bắt đầu được 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé tập làm quen với nước dừa bằng cách cho bé uống 1-2 thìa cafe nước dừa mỗi ngày, cách 2-3 ngày một lần.

    - Không nên cho bé uống nước dừa đã để bên ngoài quá 20 phút vì khi đó nước dừa bị nhiễm khuẩn và thay đổi mùi vị.

    - Nước dừa tốt nhưng bé không nên uống quá nhiều hay uống thay nước lọc, uống trước bữa ăn.

    - Nước dừa cho bé phải là nước dừa non, tươi, mới lây từ trong quả ra. Không nên uống nước dừa đống hộp.

    - Không nên cho bé uống nước dừa vào buổi tối vì dễ gây đầy bụng và làm cơ thể bị lạnh.

    - Theo Đông y, nước dừa có tính hàn, giải nhiệt, làm mát, nếu uống với lượng nhiều nhất định sẽ làm giảm huyết áp, mềm yếu gân cơ. Do đó, khi đi nắng về hay khi vừa hoạt động mạnh, cơ thể đang mất sức, chỉ nên uống nước dừa từ từ từng chút một, tránh uống quá nhiều gây ớn lạnh, mệt mỏi, chân tay rũ rượi...

    Gợi ý món ngon với nước dừa cho bé:

    Ngoài món nước dừa tươi lấy trực tiếp từ quả dừa, mẹ có thể tham khảo nhiều biến tấu khác từ loại nước ngọt lành này:

    - Nước dừa tươi trộn đều với hỗn hợp chuối chín hoặc khoai lang, bí ngô nấu chín đã được dầm nhuyễn.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    - Cháo đậu xanh, đậu đỏ hoặc bí ngô đã nấu nhừ, bỏ thêm nước cốt dừa vào xoong cháo, quấy cho đến khi cháo sôi lại.

    - Dừa và ngô xay chung làm thành món sữa dừa ngô nếp béo ngậy, thơm ngọt


    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    - Với bé lớn hơn, có thể dùng nước dừa nấu cơm cho bé ăn hoặc làm các món mặn có dùng nước dừa:

    Theo La La (tổng hợp) (Khám phá)
     
  18. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    6 “không” khi cho con uống sữa đậu nành

    Mẹ cần nhớ những điều cấm kị sau đây khi cho bé làm quen với loại thức uống mát lành thơm ngọt này.

    Sữa đậu nành là thức uống rất bổ dưỡng và thơm ngon, không chỉ tốt cho người lớn mà còn cho cả trẻ nhỏ. Bé từ 12 tháng tuổi trở lên là đã có thể bắt đầu làm quen với loại sữa mát lành, giàu dinh dưỡng này. Tuy nhiên, khi cho các bé uống sữa đậu nành, mẹ nên chú ý một số điều sau đây:

    1. Không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống sữa đậu nành

    Trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa phát triển hoàn thiện về mặt thể chất nên không thể xử lý hàm lượng mangan cao trong sữa đậu nành (mangan là một chất độc thần kinh cho bé dưới 6 tháng tuổi). Sữa đậu nành có thể có hàm lượng mangan cao gấp 50 lần hàm lượng mangan trong sữa mẹ. Bên cạnh đó, trẻ dưới 6 tháng tuổi tốt nhất nên được bú sữa mẹ hoàn toàn mà không cần bất kì đồ ăn thêm nào khác. Độ tuổi phù hợp để bé thử món sữa đậu nành là từ 1 tuổi trở lên.

    2. Không nên cho bé uống sữa khi đói

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Tốt nhất nên ăn kèm một số thực phẩm giàu tinh bột với sữa đậu nành như bánh mỳ, bánh ngọt,... để cơ thể được hấp thụ hoàn toàn các chất dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)

    Bé uống sữa đậu nành khi dạ dày trống rỗng sẽ làm cho các protein trong sữa bị biến đổi thành nhiệt lượng tiêu thụ trong cơ thể và mất tác dụng dinh dưỡng. Tốt nhất nên ăn kèm một số thực phẩm giàu tinh bột với sữa đậu nành như bánh mỳ, bánh ngọt,... để cơ thể được hấp thụ hoàn toàn các chất dinh dưỡng.

    3. Không uống sữa đậu nành sống

    Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men Trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kỹ sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài… thậm chí ngộ độc.

    4. Không đánh trứng vào sữa đậu nành

    Một số bà mẹ thường nấu món canh sữa đậu nành, đậu phụ, trứng và cà chua cho con ăn. Khi đun sôi lên, món canh này sẽ nổi vân rất đẹp do sữa đậu nành và trứng kết tủa. Tuy nhiên, chính hợp chất kết tủa này lại rất khó để cơ thể hấp thụ và còn làm mất đi những chất dinh dưỡng vốn có trong sữa đậu nành và trứng

    5. Không uống sữa đậu nành quá nhiều

    Bé uống sữa đậu nành quá nhiều bị chứng khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy do không hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng trong sữa, khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng xấu. Các chuyên gia của trường Đại học Y Harvard khuyến cáo trẻ em chỉ nên uống 1-2 ly sữa đậu nành mỗi ngày.

    6. Không uống sữa đậu nành để thay thế hoàn toàn cho sữa bò, sữa công thức hay sữa mẹ

    Dù có khá nhiều các khoáng chất và các vitamin nhưng sữa đậu nành lại có ít protein, vitamin A, folate, canxi và kẽm hơn so với sữa bò, và đặc biệt chúng không có chứa vitamin B12. Nếu bé thích uống sữa đậu nành hơn hẳn so với các loại sữa khác, bố mẹ nên bổ sung cho con nguồn vitamin B12 và canxi từ các nguồn thực phẩm khác như phomai, sữa chua, bông cải xanh, kiwi, hải sản,...


    Theo La La (tổng hợp) (Khám phá)
     
  19. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Những thói quen của bố mẹ giúp trẻ thêm thông minh

    Ở Nhật, có nhà trẻ lấy mục tiêu 'nuôi dạy những đứa trẻ nghịch ngợm' và có lớp vẽ tranh bắt bố mẹ cam kết cho con 'vẽ bậy' để trẻ phát huy khả năng sáng tạo.

    Trẻ thông minh không hẳn là phải có thành tích cao trong học tập, là chăm chỉ suốt ngày ngồi vào bàn học mà đó là một đứa trẻ thích khám phá, tò mò về thế giới xung quanh, có tính tự chủ, khả năng suy nghĩ cùng trí tưởng tượng phong phú, không dập khuôn, có thể nhận biết vấn đề và đưa ra cách giải quyết. Có một số thói quen cha mẹ cần nhớ hoặc nên xây dựng cho mình để tạo môi trường và khuyến khích bé phát triển trí tuệ.

    1. Cho trẻ tự do hành động, suy nghĩ trong một giới hạn thời gian nhất định mà không chỉ bảo, giám sát và nhất nhất yêu cầu bé làm theo lời mình

    Nhiều bố mẹ vì mong muốn bé trở nên ngoan ngoãn theo ý muốn của mình nên có thói quen giám sát mọi hành động của bé. Điều này vô hình chung lại khiến khả năng tư duy, khả năng tự chủ mới manh mún trong trẻ đã bị vùi dập khi chỉ bắt đầu hình thành.

    Mỗi người là một cá tính, dù là bố mẹ với con thì hai người cũng có những suy nghĩ khác nhau, cá tính khác nhau. Chỉ cần bé không hành động quá giới hạn, trái đạo đức thì hãy để cho bé được tự do hành động theo cách của mình. Dạy dỗ uốn nắn quá mức đôi khi lại cản trở khả năng tư duy, tính tự chủ của trẻ.

    2. Đừng mắng trẻ khi trẻ 'viết, vẽ bậy'

    Ở nhật có một nhà trẻ trẻ lấy mục tiêu: "Nuôi dạy những trẻ nghịch ngợm". Và ở nhà trẻ này, chuyện các bé cãi lộn giành đồ, làm hỏng ghế là những chuyện xảy ra hàng ngày. Hay một lớp học vẽ tranh, vẽ truyện khác, khi bố mẹ cho con đăng ký học ở đây thì đều phải cam kết rằng sẽ không mắng trẻ nếu trẻ vẽ bậy lên tường, quanh nhà...

    Nếu trẻ sống trong một môi trường mà trẻ không thể tự do vẽ bậy thì cho dù có dạy đến đâu, trẻ cũng không thể vẽ được những bức tranh đầy sáng tạo. Có thể nhiều mẹ sẽ nhíu mày khi nghe như vậy nhưng khi trẻ nghịch ngợm là trẻ đang sáng tạo, khi trẻ vẽ bậy là trẻ biểu hiện suy nghĩ một cách tự do bằng những nét vẽ của mình. Đó là biểu hiện của nhu cầu muốn được sáng tạo của trẻ. Do đó khi bố mẹ tôn trọng mầm mống sáng tạo, tôn trọng cái tôi của trẻ thì trẻ sẽ phát triển cả thể chất, tâm hồn lẫn trí óc. Cấm trẻ nghich nghợm và vẽ bậy chính là đã cản trở tính sáng tạo đang lớn dần lên trong trẻ.

    Để trẻ có thể nghịch ngợm thoải mái, hãy tạo cho trẻ một môi trường an toàn bằng cách cất những thứ quan trọng, dễ vỡ lên cao, chỗ trẻ không với tới được. Và để trẻ có thể vẽ vời theo ý thích, hãy chuẩn bị cho trẻ một cái bảng thật to, quần áo trẻ dính bẩn cũng không trách mắng, trẻ bị ngã, bị thương cũng không quá lo...

    [​IMG]
    Ảnh minh họa: Pinterest.

    3. Nếu trẻ có dùng những ngôn từ không hay, không được phép thì bố mẹ hãy bao dung và từ từ giúp trẻ học hỏi có chọn lọc

    Trong khi nuôi dạy trẻ, chúng ta luôn chú ý đến lời ăn tiếng nói bởi đó là thời gian trẻ đang học nói, không phân biệt được tốt xấu đúng sai có thể tiếp thu và ghi nhớ tất cả mọi thứ. Khi trẻ còn chưa đi học, ở trong vòng tay của bố mẹ, chúng ta có thể kiểm soát được môi trường nhưng khi trẻ đến lớp thì sẽ ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Nếu có một ngày, trẻ về nhà và sử dụng những ngôn từ không phù hợp, hãy bao dung mà đừng trách mắng trẻ. Đó chỉ là bằng chứng cho thấy thế giới của trẻ đang được mở rộng. Việc cần làm là giúp trẻ học cách tiếp thu có chọn lọc, hướng dẫn trẻ sử dụng ngôn ngữ để không làm tổn thương người đối diện.

    4. Hãy cùng trẻ tháo rời đồ chơi

    Nhiều mẹ thường tự hào khoe rằng con mình dùng đồ chơi rất cẩn thận. nhưng xét trên một khía cạnh nào đó thì việc bắt trẻ sử dụng đồ chơi một cách cẩn thận lại chính là cản trở sự phát triển trí não của trẻ. Với bất cứ một món đồ chơi nào, trẻ đều muốn biết tại sao nó lại chuyển động, ở trong nó như thế nào... Đó chính là nhu cầu được tìm hiểu, khám phá tri thức của trẻ.

    Bố mẹ chỉ cần hướng dẫn trẻ cách tháo gỡ tức là đã có thể thúc đẩy tính tò mò của trẻ và cũng có hiệu quả luyện tập bộ não cho trẻ. Ngay cả khi trẻ không thể tháo rời theo hướng dẫn thì khi nhìn thấy các bộ phận ở trong cũng đủ khiến trẻ hài lòng. Điều tốt nhất là hướng dẫn trẻ cách tháo rời để sau đấy có thể cùng trẻ lắp lại được. Cái trẻ học được sẽ là quá trình lắp ráp sản phẩm.

    Mẹ Tảo biển
     
  20. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Mẹ một con bày cách luyện bé không tè dầm

    Mỗi lần dọn giường khi bé tè dầm, tôi đều cho bé nhìn thấy và giải thích cho con. Còn khi con không tè dầm, tôi thưởng cho con món quà nhỏ.

    Bé khoảng 1-3 tuổi là giai đoạn thích hợp để tập ngồi bô và nhiều bố mẹ chia sẻ rằng, con họ thường tè dầm buổi đêm dù cả ngày đã có nếp đi vệ sinh rất tốt. Đây là điều phố biến mà hầu như bé nào cũng trải qua, bố mẹ nên giữ thái độ thoải mái, đừng la mắng hay phạt bé, khiến bé sợ và khó hợp tác hơn. Đặc biệt, đừng bao giờ đem chuyện bé tè dầm ra kể với người khác như một thói xấu vì điều đó cũng ảnh hưởng không tốt đến tâm lý trẻ.

    Tôi đã bắt đầu luyện cho bé không tè dầm mỗi đêm bắt đầu từ việc thay đổi thói quen của chính mình. Để chuẩn bị, tôi mua một tấm nilon lớn để bọc đệm trước rồi mới trải ga lên trên. Như vậy, bé có tè thì đệm cũng không bị ướt, tôi không mất nhiều thời gian dọn dẹp nên cũng bớt cảm thấy tức giận hơn. Mỗi lần dọn dẹp giường vào sáng hôm sau, tôi đều cho con nhìn thấy và giải thích cho con.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa: D.N

    Ngoài ra, buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng, tôi không cho bé uống nước hay bất cứ thứ gì để hạn chế đi tiểu đêm. Những hôm đầu, tôi căn giờ đi tè của bé và chủ động đánh thức bé dậy để xi. Khoảng 3-4 hôm như thế là bé đã dần vào nếp nhưng chưa quen hoàn toàn. Những hôm nào bé không tè dầm thì sáng hôm sau, tôi đều có phần thưởng nho nhỏ cho bé như một món đồ chơi, món bánh bé thích...

    Tôi mất khoảng một tháng vất vả tập luyện cho bé và đã thành công. Nhưng nếu sau 3 tháng tập như thế mà con bạn vẫn tè dầm thì bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ để xem bé có gặp vấn đề gì đặc biệt không hay bé có bị táo bón không (Vì đôi khi táo bón với tè dầm ban đêm có liên quan đến nhau). Đi khám bác sĩ cũng để loại trừ các bệnh tiểu đường hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu cho bé.

    Cũng có trường hợp bé không mắc vấn đề gì về thể chất nhưng vẫn không thể luyện tập thành công. Nguyên nhân có thể liên quan đến tâm lý, bé chưa sẵn sàng hợp tác với bố mẹ. Trong trường hợp này, bố mẹ nên kiên trì giải thích, hướng dẫn cho con và tiếp tục cho con dùng bỉm. Sau đó một thời gian, bố mẹ có thể thử lại theo cách ở trên.

    Theo Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ, khoảng 1/4 trẻ sẽ tè dầm cho tới khi 5 tuổi vì không phải trẻ nào cũng có khả năng kiểm soát, làm chủ bản thân tốt. Nếu em bé ngủ sâu, không thể thức dậy khi bàng quang đầy thì quá trình luyện tập không tè dầm còn khó khăn hơn. Một điều nữa là tè dầm còn do di truyền, đặc biệt ở các bé trai có bố từng mắc chứng này khi còn nhỏ.

    Song Giang
     

Chia sẻ trang này