Thông tin: Sức khỏe răng miệng - Cánh cửa mở ra sức khỏe của bạn!

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi ecarestore, 4/3/2015.

  1. mehiuhiu

    mehiuhiu Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    17/7/2012
    Bài viết:
    4,334
    Đã được thích:
    578
    Điểm thành tích:
    773
  2. nijarua_311

    nijarua_311 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/6/2015
    Bài viết:
    347
    Đã được thích:
    67
    Điểm thành tích:
    28
    Cảm ơn bác sỹ
     
  3. ecarestore

    ecarestore Chăm sóc sức khỏe răng miệng

    Tham gia:
    3/3/2015
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    [​IMG]

    Xylitol là gì?

    Xylitol là chất ngọt tự nhiên, được chiết xuất từ cây Bu-lô, cây sồi xanh, hoặc một số loại cây khác (Xilen-Hemixenluloza). Chất này hầu hết được sản xuất từ Phần Lan.
    Xylitol có độ ngọt tương đương đường mía, nhưng calory chỉ bằng khoảng 75% đường mía. Xylitol có vị the mát khi tan trong miệng. Xylitol là một chất thay thế đường phổ biến trong các loại kẹo và đã được biết là gây ít thiệt hại cho răng so với đường.
    Xylitol có thể được tìm thấy trong nhiều loại sản phẩm hàng ngày, như kẹo cao su không đường, kem đánh răng, gel, viên ngậm và kẹo.

    Xylitol ngăn ngừa sâu răng như thế nào?
    Xylitol có tác dụng ngăn ngừa sâu răng nhờ 2 tính năng sau:
    1. Xylitol có khả năng kích thích bài tiết nước bọt. Lượng nước bọt càng tăng thì khả năng tái tạo độ pH trong miệng càng tăng, giúp tăng cường tái tạo men răng.
    2. Xylitol có khả năng làm giảm vi khuẩn ờ mảng bám thức ăn, ức chế sự hình thành axít gây sâu răng.

    Dùng Xylitol trước khi đi ngủ có được không?
    Xylitol có thể sử dụng trước khi đi ngủ.
    Xylitol không có khả năng tạo axít gây sâu răng nên có thể nhai kẹo gum Xylitol trước khi đi ngủ.

    Trong 1 ngày có thể dùng bao nhiêu Xylitol?
    Một ngày có thể dùng từ 5 -10g Xylitol.
    Do Xylitol có trong các loại trái cây, rau củ mà chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày như trái dâu tây, cải bó xôi, nên an toàn cho người sử dụng.
    Thí dụ: trong 100g dâu tây có chứa 362mg Xylitol, trong 100g cải bó xôi có chứa 107mg Xylitol. Để chất xylitol đọng lại lâu trong khoang miệng nên nhai kẹo gum Xylitol được xem là phù hợp nhất.

    Xylitol được sử dụng ở những đâu?
    Xylitol được Tổ Chức Liên Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận tính năng an toàn. Xylitol được chấp nhận và khuyến khích sử dụng trong thực phẩm và thuốc men tại rất nhiều các quốc gia trên thế giới như Hoa kỳ, Canada, các quốc gia trong liên minh Châu Âu, và nhiều nước Châu Á như Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan,…
    Hiệp hội nha khoa các nước như Phần Lan, Thụy điển, Anh,… cũng đã có rất nhiều nghiên cứu về hiệu quả và tính năng ngăn ngừa sâu răng của Xylitol.

    (Nguồn: Xylitol)
     
  4. mehiuhiu

    mehiuhiu Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    17/7/2012
    Bài viết:
    4,334
    Đã được thích:
    578
    Điểm thành tích:
    773
    kẹo xylitonl :)
     
  5. ecarestore

    ecarestore Chăm sóc sức khỏe răng miệng

    Tham gia:
    3/3/2015
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Cách giữ gìn bàn chải đánh răng đúng cách
    - Rửa sạch đầu bàn chải dưới nước trước và sau khi đánh răng. Dùng ngón tay vuốt lên vuốt xuống lông bàn chải để làm sạch hiệu quả.
    - Rũ bỏ nước dư thừa trên đầu lông bàn chải.
    - Nên đặt bàn chải càng xa khu vực vệ sinh càng tốt.

    [​IMG]

    Khử trùng bàn chải đánh răng
    Mảng bám răng, cũng như khoang miệng, chứa nhiều vi sinh vật. Do đó, chắc chắn các vi sinh vật cũng sẽ bám vào lông bàn chải của bạn trong quá trình bạn đánh răng. Bởi vì bàn chải đánh răng của bạn thường ở trong môi trường ẩm ướt, vi khuẩn có thể dễ dàng phát triển.
    Đó là lý do tại sao chúng ta bắt buộc phải giữ bàn chải sạch sẽ và khử trùng chúng thường xuyên. Chúng tôi khuyên bạn nên thay bàn chải đánh răng sau mỗi 8-12 tuần và sau mỗi lần bị bệnh.
    - Rửa sạch lông bàn chải như trên
    - Rũ bỏ nước dư thừa.
    - Đặt bàn chải đánh răng trong 1 cái tách, úp ngược đầu xuống.
    - Đổ vừa đủ hydrogen peroxide 3% sao cho dung dịch ngập qua đầu bàn chải.
    - Ngâm trong 10 phút
    - Rửa sạch dưới vòi nước
    - Rũ bỏ nước dư thừa và đặt bàn chải trong cốc sạch hoặc đặt trên giá treo dành cho bàn chải để bảo quản.
    - Tiệt trùng 1 tuần 1 lần

    ***Hydrogen peroxide 3% phổ biến trong các nhà thuốc.
    Hydrogen peroxide 3% có đặc tính kháng khuẩn nhẹ và an toàn. Nó cũng có thể làm việc như 1 chất tẩy trắng, do đó cần phải cẩn thận khi xử lý.
    Không được nuốt.

    (Source: http://www.ecare.vn/bai-viet/cach-giu-gin-ban-chai-danh-rang-dung-cach)
     
  6. ecarestore

    ecarestore Chăm sóc sức khỏe răng miệng

    Tham gia:
    3/3/2015
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Đánh răng và sử dụng chỉ tơ nha khoa thường xuyên giúp răng miệng luôn khỏe mạnh nhờ việc loại bỏ đường cũng như mảng bám. Tuy nhiên, có một số loại thức ăn nhất định cũng có tác dụng tốt cho răng hay còn được gọi là “thực phẩm chức năng”.
    Dưới đây là 8 loại thức ăn “thân thiết” với răng miệng mà các bạn không nên bỏ qua.

    1. Trà:
    Các hợp chất gọi là polyphenol, được phát hiện ở trong các loại trà đen và xanh, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn trong bệnh sâu răng và bệnh lợi. Những người súc miệng với trà đen trong vòng 1 phút, 10 lần trong ngày, làm giảm mảng bám tích tụ trên răng hơn là những người đã súc miệng chỉ với nước thông thường. Thêm vào đó, kích thước và độ dày của mảng bám cũng giảm đáng kể.
    Trà làm suy giảm khả năng của một số vi khuẩn khi gắn với các vi khuẩn khác.
    Trà, đặc biệt là trà đen, chống lại hơi thở hôi “Polyphenols ngăn cản hoạt động các gen của vi khuẩn có vai trò kiểm soát sự sản sinh ra các chất có mùi ở trong miệng “.

    [​IMG]

    2. Pho mát
    Một nghiên cứu vừa được công bố trên tuần báo Nha khoa Thường Thức trong đầu năm nay đã nghiên cứu về nhóm đối tượng thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 12-15, một nhóm ăn loại pho mát dày có nồng độ acid thấp ở trong miệng so với một nhóm ăn sữa chua không đường hoặc uống một cốc sữa.
    Sau khi ăn, súc miệng với nước, nồng độ acid (pH) trong miệng không thay đổi khi được đo lần lượt sau 20,30 phút .Với những người uống sữa hoặc ăn sữa chua cũng không cho thấy sự thay đổi đáng kể, trong khi đó những người ăn pho mát thì nồng độ acid giảm nhanh theo thời gian.
    Ngoài ra, pho mát có khả năng trung hòa mảng bám acid. Thêm vào đó, nó còn kích thích tăng tiết nước bọt “Như một dòng sông, nước bọt rửa trôi một số vi khuẩn trong khoang miệng".

    [​IMG]

    3. Nho khô:
    Ngọt tự nhiên, nho khô không chứa đường sucrose hay là đường ăn. Đường giúp cho vi khuẩn bám vào bề mặt men răng, tạo nên mảng bám. Nho khô cũng là nguồn cung cấp các chất hóa học có nguồn gốc thực vật, có thể tiêu diệt các vi khuẩn là nguyên nhân gây ra mảng bám. Một số hợp chất ở trong nho khô cũng có tác động ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong bệnh lợi.

    [​IMG]

    4. Các thức ăn cứng và giòn:
    Các thực phẩm như cà rốt, táo, dưa chuột mất thời gian nhai để làm nhỏ thức ăn. Nhưng tất cả quá trình nhai như vậy thực sự là không vô ích. Nhai có thể làm cản trở mảng bám răng và nó đóng vai trò như một cơ chế làm sạch hữu hiệu .Do đó thay vì vẫn ở lại trong miệng và bám lên răng, vi khuẩn đã bị tống khứ đi.
    Các thức ăn và đồ uống có tính acid có thể gây nên các tổn thương nhỏ cho men răng. Canxi và phosphate giúp tái khoáng hóa tại những chỗ tổn thương đó. Thêm vào đó, canxi thực sự tốt cho xương, đặc biệt là xương hàm

    [​IMG]

    5. Thức ăn giàu Vitamin:
    Các loại thức ăn có chứa canxi-như là pho mát, hạnh nhân, lá trà xanh và các loại thức ăn có hàm lượng phospho cao như: thịt, trứng, cá có thể giúp cho men răng luôn khỏe mạnh (theo Hiệp hội Nha Khoa Hoa Kỳ).

    [​IMG]

    6. Kẹo cao su không đường:
    Nhai kẹo cao su sau khi ăn làm tăng tiết nước bọt, làm sạch một số vi khuẩn. Điểm mấu chốt ở đây là “không đường”. Vi khuẩn dựa vào đường sucrose để tạo nên mảng bám”.

    [​IMG]

    7. Sữa:
    Uống một cốc sữa làm giảm nồng độ acid trong miệng nhiều hơn so với uống một cốc sinh tố táo.
    “Sữa trung hòa một số acid sinh ra bởi vi khuẩn trong mảng bám.” Việc thêm sữa vào ngũ cốc không có lợi ích tương tự bởi “Sữa trở nên ngọt như siro và điều này không tốt cho răng “

    [​IMG]

    8. Trái việt quất:
    Theo nghiên cứu, nó có chứa polyphenol (giống như trà), giúp ngăn không cho mảng bám bám vào răng, do đó làm giảm nguy cơ gây sâu răng. Bởi vì quả hơi chua nên nhiều hãng sản xuất đã thêm đường vào, điều này có thể tác động đến răng miệng.

    [​IMG]

    (Theo Dento)
     
  7. tuannhien

    tuannhien Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/12/2014
    Bài viết:
    1,828
    Đã được thích:
    195
    Điểm thành tích:
    103
    h em mới biết đấy
     
  8. ecarestore

    ecarestore Chăm sóc sức khỏe răng miệng

    Tham gia:
    3/3/2015
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    - Răng bạn có bị ê buốt khi ăn hoặc uống một số loại thực phẩm nào đó? Răng bạn có bị nhạy cảm? Bạn gặp cảm giác ê buốt răng hàng ngày hay chỉ thỉnh thoảng? Đôi khi bạn nghe nói đến "nhạy cảm ngà răng", đó là một thuật ngữ cũng được sử dụng để chỉ răng nhạy cảm.
    - Răng nhạy cảm là một vấn đề nha khoa thường gặp. Đây không phải là một bệnh, mà là một tình trạng phát triển theo thời gian do các yếu tố thường gặp như tụt nướu và mòn răng. Nhạy cảm răng thường gặp nhất ở lứa tuổi từ 20 đến 50.

    Nhạy cảm răng là gì?
    Nhạy cảm răng, thường được mô tả là cảm giác "ê buốt răng", "đau răng" hoặc "răng đau nhức" hay gặp nhất khi ăn hoặc uống đồ ăn thức uống nóng hay lạnh. Bạn cũng có thể cảm thấy khó chịu khi sử dụng đồ ăn thức uống ngọt hay chua, hoặc khi chải răng và súc miệng bằng nước lạnh. Nhiều người lớn chỉ thỉnh thoảng mới gặp cảm giác nhạy cảm răng. Một số người có tiền sử đau mãn tính. Nhạy cảm răng có thể là dấu hiệu của một vấn đề răng miệng khác. Hãy đến khám tư vấn với nha sỹ của bạn.

    Điều gì gây ra răng nhạy cảm?
    Bên dưới lớp men răng cứng cáp là một lớp "ngà răng" có độ xốp cao. Hàng ngàn ống nhỏ chạy xuyên qua ngà răng. Khi ngà răng bị lộ, các sợi thần kinh trong các ống ngà có thể nhạy cảm với các yếu tố khởi phát như thức ăn đồ uống lạnh và gây ra đáp ứng đau nhói, ê buốt.

    Làm thế nào để phòng tránh răng nhạy cảm?
    Chải răng bằng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm là một cách bảo vệ răng khỏi ê buốt. Bên cạnh đó cần tránh chải răng quá mạnh và sử dụng bàn chải lông mềm được thiết kế đặc biệt cho răng nhạy cảm. Chăm sóc răng miệng tốt và đến nha sỹ đều đặn cũng có thể giúp bạn tránh khỏi những vấn đề dẫn tới ê buốt răng, như bệnh về nướu, sâu răng và tụt nướu.

    Những yếu tố nào khởi phát răng nhạy cảm?
    Răng nhạy cảm có thể do tụt nướu, mòn men răng hoặc tổn thương răng và nướu. Nhạy cảm tạm thời có thể do điều trị hoặc tẩy trắng răng. Răng nhạy cảm có thể biểu hiện đau như là một phản ứng với:
    - Thức ăn đồ uống lạnh
    - Thức ăn đồ uống nóng
    - Thức ăn ngọt hoặc chua
    - Mảng bám và vi khuẩn
    - Kích thích hóa học
    - Miệng khô

    Răng nhạy cảm có phải là một vấn đề nha khoa thường gặp?
    - Đúng vậy. Răng nhạy cảm có thể gặp ở rất nhiều người và ở bất kỳ thời điểm nào. Răng nhạy cảm có thể xảy ra ở người trẻ do việc thay đổi cách sống hiện đại và thói quen ăn uống. Khi chúng ta tiêu thụ nhiều thức ăn đồ uống có tính axit nhiều hơn và thường xuyên hơn mỗi ngày, ta có nhiều nguy cơ bị ê buốt răng hơn.

    Nhạy cảm răng có phải là dấu hiệu của một vấn đề nha khoa trầm trọng hơn?
    Thông thường, ê buốt răng chỉ là một cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, răng bị ê buốt cũng có thể là biểu hiện của một vấn đề nha khoa cần được khám bởi nha sỹ. Hãy đến nha sỹ của bạn sớm nhất có thể.

    Chải răng quá mạnh có gây ra răng nhạy cảm?
    Đúng vậy. Chải răng quá mạnh có thể dẫn đến tụt nướu. Theo thời gian, răng cũng có thể bị mòn, và ngà răng bị lộ, dẫn đến ê buốt.

    Tẩy trắng răng có gây ra nhạy cảm?
    Điều trị tẩy trắng răng ngày càng trở nên phổ biến. Các thành phần của thuốc tẩy trắng chủ yếu là hydrogen peroxide hoặc carbamide peroxide. Thuốc thường được đặt trong máng tẩy. Khi chất tẩy trắng giải phóng, oxygen đi vào men răng và làm màu răng sáng lên. Nhiều báo cáo cho thấy ê buốt răng là cảm giác khá thường gặp kèm theo quá trình tẩy trắng. Không có cơ sở khoa học nào để tiên lượng chính xác rằng bạn sẽ bị ê buốt hay không, song các báo cáo ghi nhận có tới 80% bệnh nhân tẩy trắng có cảm giác ê buốt. Hãy trao đổi với nha sỹ của bạn trước bất cứ điều trị nào.

    (Nguồn: http://www.ecare.vn/bai-viet/cac-cau-hoi-thuong-gap-ve-rang-nhay-cam)
     
  9. ecarestore

    ecarestore Chăm sóc sức khỏe răng miệng

    Tham gia:
    3/3/2015
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Chảy máu chân răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi bị chảy máu chân răng thường xuyên bạn có thể nghĩ đến một số nguyên nhân như: do viêm lợi, sâu răng, thiếu canxi, thiếu vitamin,… hoặc cũng có thể chỉ là do bạn đánh răng không đúng cách.

    Nguyên nhân
    1. Sau đây là một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng thường xuyên:
    - Bị bệnh thuộc răng miệng: viêm quanh răng, viêm lợi, sâu răng…
    - Bị bệnh thuộc hệ thống tạo máu: do thiếu một vài yếu tố tham gia vào quá trình đông máu như: bệnh ưa chảy máu, bệnh giảm tiểu cầu, thiếu can xi…
    - Bị một số bệnh về gan, do gan tham gia vào quá trình tổng hợp chất đông máu từ vitamin K.

    [​IMG]

    2. Chảy máu chân răng có thể do thiếu vitamin
    - Bị một số bệnh toàn thân khác cũng gây nên chảy máu chân răng như ăn uống thiếu chất, thiếu vitamin, dinh dưỡng kém…
    - Do cách đánh răng không đúng: Khi bị chảy máu chân răng thường xuyên, trước tiên bạn phải tự kiểm tra lại xem mình đã đánh răng đúng cách chưa. Cách làm đúng là dùng bàn chải đánh răng mềm, to vừa phải. Khi đánh răng phải nghiêng 1 góc 45 độ, chải vào phần tiếp xúc giữa răng và lợi, chải lên xuống một cách nhẹ nhàng (không chải ngang). Bạn có thể soi gương khi đánh răng để làm cho đúng. Đánh răng ngay sau các bữa ăn, sau đó nên dùng thêm một số loại nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý 0,9%…

    3. Nếu không đỡ, bạn nên đi khám răng miệng và kiểm tra sức khỏe định kỳ, làm các xét nghiệm tổng quát như công thức máu, máu đông máu chảy và xét nghiệm chức năng gan.
    - Do bị bệnh nha chu: Bệnh nha chu do vi khuẩn gây ra. Bệnh lý nha chu có thể là viêm nướu, nặng hơn là viêm nha chu, lâu ngày nếu không điều trị răng sẽ lung lay và mất răng. Bệnh nha chu có thể có các dấu chứng như khó chịu, ê răng, đau, hôi miệng, nhạy cảm, lung lay răng, sưng nướu răng, nung mủ… Tuy nhiên dấu hiệu quan trọng nhất của bệnh là chảy máu răng khi đụng phải hay khi bác sĩ thăm khám.

    Điều trị và phòng ngừa chảy máu chân răng
    - Tùy theo nguyên nhân gây chảy máu chân răng mà quá trình điều trị có thể gồm nhiều bước. Đầu tiên là loại bỏ vi khuẩn, giữ vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng bằng bàn chải và chỉ nha khoa để làm sạch vùng kẽ răng. Việc chải răng được thực hiện sau ba bữa ăn chính.
    - Bạn cần chải răng bằng bàn chải mềm, nhẹ nhàng, nhưng phải bảo đảm bề mặt răng trơn láng khi thử rà lưỡi lên răng.

    [​IMG]

    - Ngoài ra bạn có thể súc miệng bằng các dung dịch súc miệng hoặc nước muối pha loãng.
    - Đồng thời bạn cần đi khám bác sĩ răng hàm mặt để có chẩn đoán, điều trị và theo dõi thích hợp.

    (Nguồn: http://www.ecare.vn/bai-viet/nguyen-nhan-gay-chay-mau-chan-rang)
     
  10. ecarestore

    ecarestore Chăm sóc sức khỏe răng miệng

    Tham gia:
    3/3/2015
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Cắn móng tay là việc mà rất nhiều người hay làm mà không hề suy nghĩ về nó. Một số người cắn móng tay để giảm bớt căng thẳng, một số người cắn móng tay vì họ cảm thấy bồn chồn. Bạn có thể cũng đã từng biết qua tại sao việc cắn móng tay không tốt cho bạn. Nhưng bạn có biết việc này cũng có hại cho răng của bạn không?

    [​IMG]

    Cắn móng tay có thể gây tổn hại men răng của bạn
    Men răng của bạn có độ bền cao và được thiết kế để nhai thức ăn. Tuy nhiên lớp men trên răng của bạn sẽ bị mòn dần dần theo thời gian khi bạn cắn những vật cứng. Móng tay của bạn đủ cứng để làm mòn men răng.
    Theo thời gian, răng của bạn sẽ thay đổi chức năng vì bề mặt răng không còn đồng đều nữa. Cắn quá nhiều còn có thể gây ra đau răng.

    Cắn móng tay sẽ gây nên áp lực cho răng cửa.
    Cũng giống những lo lắng của các bạn với việc mút ngón tay của con chúng ta, cắn móng tay cũng làm cho răng cửa di chuyển. Khi bạn đẩy răng của bạn không ngừng, nó sẽ tạo nên một sự khác biệt. Răng có thể di chuyển dù bạn bao nhiêu tuổi. Nó không chỉ là mối quan tâm đối với các trẻ nhỏ mà còn ở cả người lớn.


    [​IMG]

    Răng của bạn không được nghỉ ngơi
    Răng được thiết kế để nhai thức ăn trong bữa ăn. Giữa các bữa ăn, chúng cần được nghỉ ngơi cùng với quai hàm. Nếu bạn có thói quen xấu cắn móng tay, bạn sẽ đặt thêm áp lực lên răng của bạn.

    Có thể gây nên triệu chứng rối loạn thái dương hàm.
    Liên tục cắn răng tạo thêm áp lực cho hàm của bạn. Nó có thể dẫn đến triệu chứng rối loạn thái dương hàm. Những người có rối loạn này bị đau ở mặt, vai, cổ, lưng. Một số người có một thời gian khó khăn khi mở miệng rộng. Nhức đầu cũng là một trong các triệu chứng này.

    Cắn móng tay có thể gây nên tật nghiến răng.
    Bạn không có thói quen nghiến răng? Nhưng việc cắn móng tay là một điều kiện mà vô tình đay hoặc nghiến chặt răng. Điều này thường xảy ra khi một người đang ngủ. Khi bạn cắn móng tay cả ngày, nó có thể dẫn đến việc cắn vô thức vào ban đêm khi bạn ngủ.
    (Nguồn: http://www.ecare.vn/bai-viet/can-mong-tay-gay-hai-cho-rang-nhu-the-nao)
     
  11. ecarestore

    ecarestore Chăm sóc sức khỏe răng miệng

    Tham gia:
    3/3/2015
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Lắp và tháo răng giả
    Nha sĩ của bạn sẽ chỉ cho bạn cách lắp và tháo răng giả. Đừng ngần ngại hỏi họ các câu hỏi. Hãy đảm bảo là bạn cảm thấy thoải mái về việc lắp và tháo răng giả của mình trước khi bạn rời phòng khám.
    Nhớ là, đừng bao giờ dùng lực để lắp hay tháo răng giả.

    Hoạt động của răng giả mới
    Răng giả mới có thể cho cảm giác lạ, ngay cả nếu trước kia bạn đã từng mang răng giả. Điều này là bình thường và xảy ra do bởi miệng của bạn cần thời gian để thích nghi.
    Khi lần đầu tiên bạn ăn bằng răng giả mới của mình, hãy bắt đầu bằng các loại đồ ăn mềm (ví dụ, rau đã được nấu sơ). Cắn miếng nhỏ và nhai chậm.
    Nếu bạn còn răng tự nhiên, hãy thử cắn bằng răng tự nhiên, hơn là bằng răng giả. Nếu có thể, hãy nhai cả hai bên cùng một lúc.

    Giữ gìn răng giả
    Nếu răng giả của bạn bị bể hay bị hư hại, hãy ngừng mang ngay lập tức. Đừng cố sửa, uốn hay thay đổi răng giả. Hãy gọi đến phòng khám nha khoa của bạn để xin một cuộc hẹn sửa răng giả.
    Nếu bạn thấy răng giả của mình đã tích tụ (cao răng hay cặn vôi), hãy ngâm răng giả trong nước giấm trắng (1 phần) và nước (4 phần) hoặc trong dung dịch chuyên dụng cho răng giả. Nếu bạn vẫn không thể loại bỏ được phần tích tụ này, hãy gọi đến phòng khám nha khoa của bạn và đặt một cuộc hẹn để răng giả của bạn được đánh bóng lại.

    Đau miệng do mang răng giả
    Miệng bạn có thể trở nên hơi đau do răng giả mới. Nếu điều này xảy ra, hãy liên lạc phòng khám để thu xếp để răng giả của bạn được điều chỉnh lại cho phù hợp.
    Nếu tình trạng đau ở mức độ trầm trọng, thì cách có thể giúp ích là hãy tháo răng giả trong ít nhất một khoảng thời gian nào đó trong ngày. Tuy nhiên, hãy cố mang răng giả trong vài tiếng đồng hồ trước cuộc hẹn của bạn để nha sĩ có thể phát hiện ra được chỗ cần phải điều chỉnh.
    Đừng tự điều chỉnh hoặc cố sửa răng giả của bạn.

    Chăm sóc răng giả qua đêm
    Bạn nên tháo răng giả của mình ra, trước khi đi ngủ hàng đêm. Cách này cho phép miệng bạn có cơ hội để nghỉ và sẽ giúp bạn không nghiến răng trong khi ngủ.
    Hàng đêm, hãy làm sạch răng giả bằng bàn chải mềm và để tự khô bằng không khí. Cách này giúp vi khuẩn không sinh sôi nảy nở.

    Vệ sinh và làm sạch răng giả
    Để duy trì răng tự nhiên của bạnluôn khỏe mạnh, bạn sẽ cần phải vệ sinh miệng sau mỗi bữa ăn. Nha sĩ của bạn sẽ chỉ cho bạn cách sử dụng bàn chải răng và chỉ răng một cách đúng đắn.
    Bạn cũng sẽ cần phải làm sạch răng giả của mình sau mỗi bữa ăn để thực phẩm và bựa răng không tích tụ lại.
    Cầm răng giả của bạn, rồi dùng một chiếc bàn chải mềm và xà bông làm sạch cả bề mặt bên trong lẫn bên ngoài.

    Không dùng
    - Nước nóng.
    - Các chất tẩy phòng bếp.
    - Các chất mài mòn.
    - Các chất tẩy trắng quần áo.
    - Các chất cồn pha trong metanola.
    - Các chất khử trùng (trừ khi đươc hướng dẫn)

    (Nguồn: dental health service vitoria)
     
  12. Thanhkimson

    Thanhkimson Thành viên chính thức

    Tham gia:
    24/6/2015
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    nói thật là răng rụng phát, nhìn già đi bao nhiêu ấy.
     
  13. ecarestore

    ecarestore Chăm sóc sức khỏe răng miệng

    Tham gia:
    3/3/2015
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Việc chăm sóc sức khỏe răng miệng ở giai đoạn từ 40-60 tuổi quan trọng không kém. Những bệnh răng miệng không được điều trị có thể dẫn đến tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như nhiễm trùng, tổn thương xương hay thần kinh và cuối cùng là mất răng, ảnh hưởng lớn đến chức năng và thẩm mỹ.

    Các Vấn Đề Liên Quan Đến Lứa Tuổi
    1. Bệnh lợi
    Bệnh lợi là tình trạng viêm các mô giữ răng. Nó có thể phá hủy mô và xương dẫn đến mất răng. Nguyên nhân hay gặp là do mảng bám, lớp bám dính của vi khuẩn liên tục lên bề mặt răng. Khi mảng bám không được loại bỏ, nó sẽ trở nên cứng tạo thành cao răng. Khi cao răng phát triển nhiều lên và tiến về bờ lợi, nó sẽ trở nên khó làm sạch, đặc biệt là giữa các kẽ răng; tạo thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, gây ra bệnh lợi. Giai đoạn đầu tiên của bênh lợi được gọi là viêm lợi – giai đoạn tổn thương còn có thể hồi phục.

    [​IMG]
    Nếu không được điều trị, viêm lợi có thể trở nên trầm trọng hơn, mức độ phá hủy các tổ chức tăng lên và chuyển sang viêm quanh răng. Đôi khi viêm quanh răng không có triệu chứng. Đây chính là lý do tại sao việc kiểm tra răng miệng thường xuyên lại quan trọng đến vậy. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào từng loại bệnh và mức độ tiến triển của bệnh. Chăm sóc răng miệng tốt tại nhà là điều cần thiết để ngăn ngừa cũng như giảm tiến triển của bệnh. Chải răng 2 lần mỗi ngày và làm sạch răng với chỉ tơ nha khoa hàng ngày, áp dụng chế độ ăn hợp lý, thường xuyên thăm khám răng miệng định kì sẽ giúp cho bạn luôn có một nụ cười tươi trẻ.

    2. Mất răng
    Khi bị mất một hay nhiều răng, có rất nhiều lí do để phục hồi lại nó. Hãy khám và tư vấn bởi nha sĩ để có được thông tinh hữu ích về tình trạng răng miệng của mình. Ví dụ như một khoảng trống lớn giữa các răng có thể ảnh hưởng đến phát âm cũng như đến chức năng ăn, nhai của bạn. Ngoài ra, các răng còn lại có thể bị xô lệch hoặc tiêu xương xung quanh răng bị mất đó. Với kĩ thuật hiện đại ngày nay, bạn sẽ dễ dàng khôi phục lại răng bị mất của mình.

    [​IMG]

    Dưới đây là một số phương pháp để thay thể răng đã mất .Tham khảo ý kiến của nha sĩ để có lựa chọn tốt nhất cho bạn:
    - Cầu răng: Neo giữ cố định vào các răng bên cạnh, cần mài nhỏ những răng cạnh răng mất.
    - Hàm giả: Áp dụng những người mất nhiều răng, hàm tháo ra lắp vào.
    - Cấy ghép Implant: cắm chốt trong xương hàm, thay thế chân răng tự nhiên.

    3. Nhạy cảm răng
    Nếu khi ăn các đồ ăn nóng, lạnh khiến răng của bạn ê buốt hoặc khó chịu, có thể bạn đang bị nhạy cảm răng. Có rất nhiều nguyên nhân, dưới đây là một vài nguyên nhân hay gặp:
    + Sâu răng (có lỗ sâu)
    + Gãy răng
    + Mòn miếng trám cũ
    + Mòn men răng
    + Lộ chân răng
    Nhạy cảm răng có thể điều trị được. Nha sĩ sẽ khuyên bạn sử dụng kem đánh răng chống nhạy cảm hoặc các điều trị thay thế khác tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nhạy cảm răng. Chăm sóc răng miệng một cách thích hợp là chìa khóa để ngăn ngừa nhạy cảm răng. Hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chia sẻ về cách vệ sinh răng miệng hợp lý.

    4. Khô miệng
    Ai cũng có thể bị khô miệng một vài lần nhưng nếu hiện tượng này luôn luôn diễn ra, khi đó bạn thực sự cần điều trị. Có một số tình trạng sức khỏe và thuốc có thể gây ra khô miệng. Nha sĩ sẽ khám để phát hiện bất cứ bệnh lý hay tình trạng có thể dẫn đến khô miệng. Nếu không có cơ chế làm sạch của nước bọt, sâu răng cũng như các vấn đề sức khỏe răng miệng khác sẽ dễ dàng xảy ra hơn. Sử dụng bình xịt hay hít để chữa bệnh hen suyễn có thể làm tăng sự phát triển của nấm Candidas gây ra nấm miệng, do đó bệnh nhân được khuyến cáo nên súc miệng bằng nước sau sử dụng thuốc. Nói với nha sĩ của bạn về bất kì loại thuốc nào mà bạn đang sử dụng hoặc có sử dụng gần đây để phát hiện được nguyên nhân gây ra khô miệng.

    5. Ung thư hầu họng
    Ung thư hầu họng có thể tác động đến bất cứ vùng nào của khoang hầu họng như môi, lưỡi, lợi, vòm miệng cứng và họng. Nó thường bắt đầu với những chấm đỏ hay trắng nhỏ khó phát hiện, đau hay sưng ở bất kì vị trí nào ở miệng họng.
    Khi thăm khám, nha sĩ sẽ hỏi bạn về các vấn đề liên quan đến bệnh và kiểm tra kĩ các vùng có biểu hiện nghi ngờ của ung thư. Thăm khám thường xuyên sẽ giúp bạn phát hiện sớm các bệnh lý (nếu có), đặc biệt đối với ung thư thì phát hiện ở giai đoạn càng sớm thì kết quả điều trị càng khả quan.

    Những biểu hiện có thể của ung thư hầu họng bao gồm:
    - Đau, dễ chảy máu mà không lành thương
    - Chấm hay cục dày, cứng
    - Sờ thấy vùng thô ráp, xù xì, cứng
    - Tê bì, đau hay căng cứng
    - Những bất thường khi bạn cắn khít hai hàm với nhau.
    Hãy nói hết những vấn đề nào mà bạn đang mắc phải về nhai, nuốt, nói hay di chuyển lưỡi hoặc hàm. Kiểm tra định kì bao gồm thăm khám kĩ lưỡng toàn bộ khoang miệng là rất cần thiết để phát hiện các tổn thương ung thư hoặc tiền ung thư ở giai đoạn sớm.

    6. Dinh Dưỡng

    [​IMG]
    Như chúng ta đã biết, một chế độ ăn cần bằng, đầy đủ dinh dưỡng là thực sự cần thiết cho sức khỏe. Dinh dưỡng kém có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe bao gồm cả răng miệng. Theo một số nghiên cứu, những người mất răng, đeo răng giả không ăn nhiều hoa quả, rau, hơn nữa có xu hướng ăn chế độ không cân bằng như những người bình thường.
    Miệng chính là điểm khởi đầu để từ đó dinh dưỡng được hấp thu đi khắp cơ thể. Một cách tự nhiên, những gì bạn cho vào trong miệng không những ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân mà trước tiên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Liệu bạn có biết những loại thực phẩm nào là có lợi hoặc có hại cho răng miệng của mình?
    - Hoa quả và Rau: Nên kết hợp sử dụng hàng ngày.
    - Ngũ cốc: Nên sử dụng ít nhất một nửa lượng ngũ cốc là ngũ cốc nguyên chất như gạo nâu, bánh mì...
    - Các chế phẩm từ sữa: Chọn các thực phẩm từ sữa không hoặc ít chất béo.
    - Chất đạm: Chọn lựa các thực phẩm có hàm lượng chất đạm cao như thịt bò, thịt lơn không da, cá. Thường xuyên thay đổi các loại với nhau như trứng, đậu (rau, củ, quả).

    (Nguồn: dentovn)
     
  14. lethuy7414

    lethuy7414 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    15/7/2015
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    27
    Điểm thành tích:
    28
    Chăm sóc răng miệng tốt để tránh mắc phải bệnh hôi miệng sẽ gây nên rắc rối cho cuộc sống
     
  15. trâm lê hihi

    trâm lê hihi Thành viên mới

    Tham gia:
    3/8/2015
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Các mẹ cho em hỏi bị viêm lợi dùng thuốc gì ạ?
     
  16. metengchin

    metengchin Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    14/3/2010
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    18
    Cam on chu topic bai chia se bo ich qua, rang mieng cua minh la van de muon thua that kho so vi rang mieng :(
     
  17. ecarestore

    ecarestore Chăm sóc sức khỏe răng miệng

    Tham gia:
    3/3/2015
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Chào bạn, bạn có thể mua viên ngậm IgYGate DC-PG để hỗ trợ điều trị viêm lợi. Viên ngậm đc chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà, có thể sử dụng cho cả trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú nữa đó bạn. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết tại đây nha: http://www.ecare.vn/bai-viet/ngua-sau-rang-viem-loi-hoi-mieng-bang-long-do-trung-ga
     
  18. haiphatplus.vn

    haiphatplus.vn Nhà ở xã hội The Vesta 3 phòng ngủ chỉ 800 triệu

    Tham gia:
    10/8/2015
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Má nào có chỗ làm răng uy tín ko ah? e cần làm cái răng hàm.....


     
  19. ecarestore

    ecarestore Chăm sóc sức khỏe răng miệng

    Tham gia:
    3/3/2015
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Mẹ nó ở đâu thế?
     
  20. haiphatplus.vn

    haiphatplus.vn Nhà ở xã hội The Vesta 3 phòng ngủ chỉ 800 triệu

    Tham gia:
    10/8/2015
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Tận Hà Nội cơ ! .........................................................................................................................................................................các má ah
     

Chia sẻ trang này