Chú voi con ở bản đôn

Thảo luận trong 'Thư giãn, giải trí' bởi hiepchevalier, 4/9/2015.

  1. hiepchevalier

    hiepchevalier Thành viên tập sự

    Tham gia:
    26/8/2015
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    1. Trong dòng chảy của âm nhạc Việt Nam, âm nhạc thiếu nhi dù chỉ là một nhánh nhỏ khiêm tốn
      nhưng nó liên quan tới hàng chục triệu công chúng trẻ em cả nước ...
      Bài nhạc chu voi con
      Âm nhạc cho thiếu nhi không chỉ là giải trí, tiêu khiển mà chức năng giáo dục của nó được đặt
      lên vị trí hàng đầu. Cùng với các nội dung khác, âm nhạc góp phần quan trọng trong việc xây
      dựng thẩm mĩ cho lớp trẻ và hình thành nhân cách của các em.
      Nếu nói sáng tác là khâu đầu tiên trong chuỗi các hoạt động âm nhạc thì dòng chảy âm nhạc
      dành cho trẻ em vừa qua vẫn cứ lặng lẽ ra đời khá nhiều ca khúc. Hàng năm, nhà văn hóa trung
      tâm thành phố và nhà văn hóa các quận huyện thường xuyên ra mắt các tập bài hát dành cho học
      sinh, với số lượng vài chục bài trong mỗi tập, được phổ biến vào các dịp hè và các kì tập huấn
      cho cán bộ phụ trách văn nghệ các đơn vị.
      [​IMG]
      Hội âm nhạc Thành phố và Sở Giáo dục- Đào tạo đã có cuộc vận động sáng tác cho học sinh
      phổ thông thu hút số lượng hàng trăm bài viết của nhiều tác giả từ các vùng miền gửi tham dự.
      Trại sáng tác âm nhạc cho trẻ em do nhạc sĩ An Thuyên tổ chức cũng đã thu hút gần 20 tác giả
      --- Click để xem chu voi con o ban don
      góp phần đánh thức nhiệt tình của anh em nhạc sĩ trở lại với sáng tác thiếu nhi, hình như lâu nay
      có lúc bị sao nhãng.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi hiepchevalier
    Đang tải...


  2. hiepchevalier

    hiepchevalier Thành viên tập sự

    Tham gia:
    26/8/2015
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Đã có thời gian, các ca khúc sáng tác nhac thieu nhi có một đời sống phong phú, tác động vào tâm lý và quá trình giáo dục văn hóa, nhận thức cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trong thời kỳ kháng chiến và xây dựng đất nước. Chính những ca khúc đó đã làm nên tên tuổi của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng như Phạm Tuyên, Hoàng Long – Hoàng Lân, Hàn Ngọc Bích … Tuy nhiên hiện nay, các nhạc sĩ chuyên viết nhạc cho thiếu nhi ngày càng “vắng bóng” và hậu quả là trẻ em đành phải hát những ca khúc … dành cho người lớn.

    Ca khúc thiếu nhi: Thiếu và yếu

    Có thể nói, thời kỳ hoàng kim của âm nhạc thiếu nhi chính là giai đoạn kháng chiến chống Mỹ và thời kỳ xây dựng đất nước. Lúc này, sức sáng tác của các nhạc sĩ là vô hạn với hàng trăm bài hát và làm nên tên tuổi lớn như Phạm Tuyên, Hoàng Long, Hoàng Lân, Phong Nhã, Hàn Bích Ngọc, Vân Dung, Hoàng Vân, Huy Du... Thế nhưng, những nhạc sĩ lớp trước dần dần già đi, các ca khúc dành cho thiếu nhi cũng chỉ còn “vang bóng một thời” và cũng trở nên lạc lõng trong đời sống của trẻ em hiện đại. Bao năm đã trôi qua, làng nhạc thiếu nhi vẫn chỉ quanh đi quẩn lại những “thành tựu” cũ, những gương mặt cũ, những bài hát cũ và chỉ gói gọn trong “ba vào nhà máy, mẹ đi cấy cày” ngay cả khi không còn phù hợp.


    [​IMG]

    Chú voi con ở bản đôn Nhạc Thiếu Nhi


    Vừa qua, trong hai chương trình “Giai điệu tự hào” liên tiếp, ca sĩ Mỹ Linh và con gái Mỹ Anh đã cùng trình bày ca khúc “Đưa cơm cho mẹ đi cày”, Thiện Thanh (con gái ca sĩ Thanh Lam – Quốc Trung) trình bày ca khúc “Em yêu trường em” hay Hồng Nhung thể hiện “Người cho em tất cả” … đã khiến nhiều khán giả rưng rưng xúc động vì sự gần gũi và thân quen của các ca khúc đồng hành cùng tuổi thơ của nhiều thế hệ. Thế nhưng đối với trẻ em hiện đại, “Đưa cơm cho mẹ đi cày”, “Người cho em tất cả” hay “Hạt gạo làng ta” là những ca khúc có sự khác biệt rất lớn đối với cuộc sống bây giờ. Trẻ không hiểu, nên lẽ đương nhiên cũng không mấy mặn mà để hát những ca khúc này.

    Bên cạnh đó, làng nhạc Việt Nam cũng quá thiếu những gương mặt chuyên hát ca nhac thieu nhi. Đã từng có thời kỳ “nhà nhà Xuân Mai”, “người người Xuân Mai”, nhưng đến nay, “bé Xuân Mai” đã trưởng thành và không còn gắn bó với dòng nhạc thiếu nhi. Mới đây, Phương Mỹ Chi cũng là một tên tuổi “nhí” tài năng cũng được khán giả quen mặt gọi tên, nhưng cô bé cũng không hát được những bài hát đúng lứa tuổi của mình, của bạn bè mình mà cũng bị cuốn vào cơn lốc “chạy show”.

    Thực ra, nói công bằng thì Phương Mỹ Chi cũng khó tìm được bài hát nào phù hợp với mình bởi … không biết tìm những bài hát mới đó ở đâu. Chính việc khan hiếm các ca khúc cho thiếu nhi là lý do khiến trẻ em bị cuốn vào dòng nhạc thị trường và những bài hát không phù hợp với độ tuổi, tâm lý. Ngay cả những chương trình dành riêng cho thiếu nhi như Giọng hát Việt nhí và Đồ Rê Mí cũng bị đánh giá là “bản sao” và là một cuộc đua chứng tỏ bản lĩnh với những bài hát người lớn. Không chỉ vì các chương trình có format tương tự nhau, các màn trình diễn cũng khó lòng phân biệt đâu là "nhí", đâu là "trưởng thành".
     
  3. hiepchevalier

    hiepchevalier Thành viên tập sự

    Tham gia:
    26/8/2015
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Một tiết học được đánh giá hiệu quả, là khi các em học sinh phát huy được tính tích cực nhận thức và sáng tạo của mình, hoạt động năng nổ trong giờ học và nắm được nội dung chính của bài học. Để đạt được kết quả như vậy, giáo viên phải nỗ lực rất nhiều, tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp nhất, và điều không thể thiếu là một bài giảng đủ hấp dẫn để lôi cuốn học sinh. Hiểu được điều đó, Thư viện eLib đã tổng hợp các bài giảng điện tử bài Học hát: Chu voi con ở bản đôn hay của nhiều thầy cô giáo bộ môn tại các trường trên khắp cả nước, tại thành bộ sưu tập (BST) Bài giảng bài Học hát: Chú voi con ở bản đôn Âm nhạc 4. Từng bài giảng trong BST
    [​IMG]
    được thiết kế trên phần mềm Powerpoint, với việc sử dụng nhiều hình ảnh sinh động, nội dung chính của bài học cô đọng qua từng slide giúp các em học sinh dễ dàng nắm các kiến thức như: biết được giai điệu và thuộc lời bai hat chu voi con ở Bản Đôn, thể hiện đúng những chỗ có luyến trong bài, hát kết hợp gõ đệm theo TT lời ca, biết thể hiện sắc thái của bài. Qua bài hát giáo dục các em tình yêu thiên nhiên và yêu những con vật xung quanh mình. Hy vọng, đây là bộ tài liệu tham khảo hữu ích cho việc soạn bài của các thầy cô. Chúc các thầy cô có tiết học hay!
     
  4. hiepchevalier

    hiepchevalier Thành viên tập sự

    Tham gia:
    26/8/2015
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Những năm trở lại đây, dòng âm nhac thieu nhi có phần chững lại và đi xuống kể cả chất lượng và số lượng. Đã đến lúc phải tìm cách khơi lại dòng âm nhạc thiếu nhi này để góp phần giáo dục nhân cách và tâm hồn cho các em.
    Nhiều nhạc sĩ, nhà quản lý đều cho rằng hiện nay dòng âm nhạc thiếu nhi đang bị yếu thế, lấn át trước dòng âm nhạc người lớn. Theo nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện, thậm chí âm nhạc thiếu nhi còn bị người lớn hóa đi khi các chương trình mang danh là dành cho thiếu nhi mà các em toàn hát bài người lớn, bị áp đặt.

    “Những chương trình âm nhạc thiếu nhi hiện nay toàn phát, dựng lại các bài hát cũ nên gây nhàm chán, dù hiện cũng có một số bài hát thiếu nhi mới sáng tác có chất lượng nhưng rất khó giới thiệu, quảng bá, vì nhiều nhà sản xuất không quan tâm…”- nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện nói.

    Nhiều nhạc sĩ cho rằng, hiện nay âm nhạc thiếu nhi không những thiếu mà còn bị làm cho lệch lạc đi, chạy theo nhạc nước ngoài, bắt chước nước ngoài. Các em thích hát nhạc nước ngoài hơn nhạc Việt Nam, thích hát nhạc người lớn hơn nhạc thiếu nhi. Nhạc sĩ Lê Vinh Phúc và nhạc sĩ Trần Thanh Tùng cùng đồng quan điểm rằng, hiện nay ít có chương trình âm nhạc dành cho thiếu nhi, nếu có thì phát vào những giờ mà trẻ em không xem được hoặc không có chất lượng cao.
    [​IMG]

    Nhận ra những điều đó, từ nhiệm kỳ VII, Hội Âm nhạc TP HCM đã thành lập Ban thiếu nhi chuyên chăm lo và sáng tác cho các em thiếu nhi. Trưởng ban là nhạc sĩ Vy Nhật Tảo. Cuối tháng 7 vừa qua, Hội Âm nhạc TP HCM đã có chuyến giao lưu tặng quà cho các em thiếu nhi ở Long An và Cần Thơ. Đoàn gồm 70 người, trong đó có 50 nhạc sĩ và có nhiều nhạc sĩ viết nhiều ca khúc cho thiếu nhi, như: nhạc sĩ Trần Long Ẩn, nhạc sĩ Trương Quang Lục...

    “Trong đợt giao lưu này, các nhạc sĩ giao lưu và tìm hiểu về đời sống tâm lý của các em để tìm cảm hứng sáng tác những ca khúc mới phù hợp với trẻ em hôm nay để các em thích hát. Vì trẻ em hôm nay khác với thế hệ trẻ em ngày xưa nên cần những ca khúc phù hợp với không khí hôm nay. Chúng tôi phối hợp với một đơn vị nghệ thuật giới thiệu các ca khúc và mời HTV đưa tin và dựng hình. Dự kiến sẽ tổ chức biểu diễn tại sân khấu Sen Hồng ở công viên 23-9 vào ngày 20-11” - nhạc sĩ Quang Vinh - Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc TP HCM cho biết.

    Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng, cần đưa âm nhạc vào trong nhà trường để dạy một cách bài bản, chuyên sâu cho đến cấp ba. Từ đó mới hình thành nền âm nhạc có chất lượng, mới mong có những ca khúc thiếu nhi hay. Để phát triển âm nhạc thiếu nhi nhiều ý kiến cũng cho rằng, cần có thêm nhiều kênh truyền hình, phát thanh… phát những chương trình ca nhac thieu nhi có chất lượng để các em tiếp cận được.

    “Ngoài ra có thể vận động sáng tác cho thiếu nhi, có kênh cho trẻ em bình chọn để tìm ra bài hát hay, phù hợp với các em. Hiện nay, các kênh âm nhạc dành cho thiếu nhi bị thu hẹp lại, nên các em phải xem những chương trình khác, những chương trình người lớn. Đó cũng là một nguyên nhân khiến cho âm nhạc thiếu nhi bị sụt giảm”- nhạc sĩ Trần Thanh Tùng nói.

    Còn nhạc sĩ Vinh Phúc bày tỏ: “Trước đây HTV có chương trình “Những bông hoa nhỏ” phát vào 7 giờ tới thứ 7 rất phù hợp cho các em xem nhưng hiện không còn. Tôi nghĩ nên có những chương trình âm nhạc thiếu nhi phát vào đầu buổi tối để các em có thể xem được”.
     
  5. hiepchevalier

    hiepchevalier Thành viên tập sự

    Tham gia:
    26/8/2015
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng

    Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng của nhạc sĩ Phong Nhã là một trong những ca khúc hay nhất của thế kỷ XX. Ra đời vào năm 1946, ca khúc vẫn luôn vẹn nguyên trong trái tim của nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam suốt chặng đường lịch sử.
    => Xem thêm ca khúc nhạc thiếu nhi chu voi con

    Ca từ giản dị, trong sáng và gần gũi làm toát lên hình ảnh vị Chủ tịch vĩ đại như một người ông, người cha già thân thương.

    “Bác chúng em dáng cao cao, người thanh thanh

    Bác chúng em mắt như sao, râu hơi dài”
    [​IMG]
    Nói về cảm hứng sáng tác, nhạc sĩ Phong Nhã từng chia sẻ: “Thấy đàn cháu đứng reo lên Hồ Chí Minh muôn năm, Bác nhoài người ra vẫy tay bằng cả hai tay, thân thiết như người ông thân yêu của đàn cháu. Giây phút ấy tôi rất cảm động vì Bác là một chủ tịch nước nhưng đối với các cháu lại thân mật như một người ông vậy. Tôi cảm thấy cần phải có một bài hát về Bác nhưng phải thật gần gũi và thân thương.
    => Click xem thêm ca khúc chu voi con o ban don

    Và trong buổi sinh hoạt đội, anh phụ trách đố các em là: Ai yêu Bác Hồ nhất? Các em nói rằng nhi đồng yêu Bác Hồ nhất rồi cùng nhau hô: Bác Hồ yêu thiếu nhi nhất và thiếu nhi yêu Bác Hồ nhất… Tôi nảy ra ý tứ và cứ thế phát triển”.
     
  6. hiepchevalier

    hiepchevalier Thành viên tập sự

    Tham gia:
    26/8/2015
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Những cảnh như thế chưa bao giờ là hiếm mặc dù luật pháp đã qui định và xã hội đã gióng những hồi chuông. Ừ thì xót, không xót có mà người vô tâm vô hồn à? Nhưng tại vì đấy là những trẻ ranh nơi thôn dã, nhà đã kiết xác, đã rớt mồng tơi không mò mẫm bưng bê khuân vác thì lấy gì mà đổ vào mồm? Loại nào lợi dụng trẻ ấy thì cũng là loại ngu, loại hèn, cảnh cáo, lên án và có khi xộ khám nhốt tạm vài “cục lịch” cho trắng mắt ra thì cũng chả oan ức gì. Can cái tội bắt trẻ con làm việc, làm trò người lớn.
    [​IMG]

    Có một kiểu khôn rạch giời là bắt trẻ con làm việc người lớn mà vẫn được hoan hô nhiệt liệt bởi : A a a... Đây rồi tinh hoa nước ta. Khốn khổ! Nhiều đấy chứ không ít đâu, nhưng xót, thương, cười, vỗ tay và hài hước với cái cảnh trẻ con làm việc người lớn lại được bày binh bố trận đàng hoàng giữa bàn dân thiên hạ. Nẫu hết ruột gan khi xem trò rồi liên hệ với câu "tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình".

    Ấy là câu chuyện của những chương trình "giọng hát Việt nhí. Đồ rê mí..." Khi mà mấy bống mấy cún sún răng, nổi gân nổi cốt thể hiện tác phẩm lớn như: Xa Khơi (Nguyễn Tài Tuệ), Việt Nam Quê Hương Tôi (Đỗ Nhuận), Huyền Thoại Hồ Núi Cốc ( Phó Đức Phương).... trong chương trình nhac thieu nhi . Những tác phẩm mà: xin lỗi nhiều ca sỹ nghệ sỹ tầm tầm bậc trung chả dám mon men thể hiện. Tuổi gì mà đòi đú?

    Ấy vậy mà người ta cứ khoác ách vào cổ trẻ con để rồi nó lên gân lên cốt, quặn thắt ruột gan mà rú cho đúng cung đúng quãng. Đúng làm sao được hả giời ? Nhất là khi gặp cái cung cái quãng quá cao trẻ tắc cổ nổ hầu quặn cả ruột gan không đu lên nổi thì cả giám khảo và không ít khán giả lại ngả nghiêng cười sằng sặc!

    Rồi khi không thành công, không có giải thì bé bỏ ăn mà khóc ba ngày chưa cắt cơn tức tưởi. Khốn nỗi nhiều cha mẹ lại cũng muốn khoe con, muốn cái đứa bé gân cổ lên mà thỏa mãn cái mơ ước hão huyền của mình. Hình như hành trẻ cũng là một thú vui ! Con ơi, cháu ơi, vì con đi thi thố tài năng hay kiếm cơm kiếm gạo mà để đến nỗi cái hạt mít của ông bà bố mẹ phải vã mồ hôi, sôi nước mắt và tủi đến nhường này ?! Thôi thì cái "Giọng Hát Việt Nhí" dù sao mấy cái sún răng cũng đã nên vóc nên hình thì còn cố mà gò chân cho nó vừa giầy. Ai dè đến cái sân "Đồ Rê Mí" cũng lại bưng luôn cái phom cái cữ cái kiểu "trẻ con vác gạch" ấy ra.

    Lại những tác phẩm đã ghi dấu ấn những Anh Thơ, Trọng Tấn, Tùng Dương, Năm Dòng Kẻ, Cỏ Lạ.... Chất lên vai lũ vắt mũi chưa sạch, nhiều đứa còn chưa kịp giã từ con gấu nhựa ở trường mầm non. Búng ra sữa thì đã biết cái gì mà ve vãn rủ rê: Em về đội chị. Rồi thì tập, rồi thì hát, hát mà chả cần biết cái bài hát ấy nội dung nó thế nào, ý nghĩa ra làm sao... Thôi thì cứ người lớn vẽ sao trẻ con làm vậy. Để rồi có bé gào thét vừa xong mồ hôi mướt mát thở không ra hơi, ông "chú Cuội" Xuân Bắc hỏi: Con có biết cái bài Ngựa Ô con vừa hát đó thì mang âm hưởng của làn điệu dân ca nào không ? Bống nhà ta hồn nhiên: Dân ca quan họ ạ. Phùuuuu... Lại nữa: Thế con có biết ngựa ô lông nó màu gì không ? Lại tự tin: Dạ lông nó màu vàng ạ. Thôi xong ! Hàn lâm và bác học hơn là "Chị Hằng" Châu Anh còn hỏi sún: Con cảm nhận thế nào về bài con vừa hát nhỉ? Hợ... Mất điện đi sún ! Câu này thì phụ huynh con cũng xin cấm khẩu ạ cô ạ chú chứ mấy cái tuổi thì làm sao phát biểu. Người hỏi không có lỗi, đứa trẻ không có lỗi mà lỗi là do cái người dạy nó hát, xui nó hát.

    Công bằng mà nói nhiều bé thực sự có tài năng thiên phú, nếu như các bé được hát những bài hát của lứa tuổi mình thì sẽ gây được nhiều cảm xúc hơn làm cho lứa tuổi thiếu nhi sẽ thích xem chương trình hơn và cũng dễ đánh giá tài năng hơn. Người ta cũng quên một điều là "Giọng hát Việt nhí" hay "Đồ Rê Mí" nhưng lại rất íttrẻ emthích xem và không có hứng thú khi mà phải nghe toàn các bài hát của người lớn, các em có mấy khi để ý đến đâu mà biết đúng sai hay dở thế nào. Cuối cùng thì chủ yếu là người lớn xem, nhưng xem ra cũng chẳng mấy thích thú lắm. Trẻ con không có tội và nó cũng chẳng sai đâu. Huấn luyện cho nó thế nào, bày vẽ cho nó cái gì thì nó biết cái ấy, bảo nó hát thì nó hát thôi. Bắt cái bọn trẻ ấy thét những tác phẩm ấy thì có gì khác với người lớn bắt trẻ ranh vác lúa, bốc gạch, xách hồ... đâu.

    Có ai nghĩ mà xót xa tự hỏi: Có nhất thiết phải thế không ? Những bài hát ca nhac thieu nhi , của học trò đã từng ghi dấu qua bao thế hệ đã từng là giai điệu tự hào như: Đi Học, Bụi Phấn, Đưa Cơm Cho Mẹ Đi Cày, Hạt Gạo Làng Ta... Rất nhiều những bài hát thiếu nhi ấy, đấy chính là công việc của các em đấy, vừa sức các em đấy. Các em sẽ làm sẽ hát, hát mà vui mà rộn ràng mà hồn nhiên mà lay động tâm hồn... Những bài hát ấy không có cung có quãng, không có luyến có láy, không có nhạc, không có tiết tấu giai điệu sao? Sao cứ phải vác gạch, xách hồ... mới là tài năng? Mà như thế thì từ nay luật nên bỏ cái tội bóc lột sức lao động trẻ em đi và thấy "ông trẻ" bảy tuổi vác hai chục viên gạch là nên trao giải tài năng nhí được rồi.
     

Chia sẻ trang này