[Infographic] - 4 điều bố mẹ đặc biệt lưu ý để bé phòng bệnh Chân - Tay - Miệng

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi blackeny_jee, 5/10/2015.

  1. blackeny_jee

    blackeny_jee Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    6/12/2010
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    [​IMG]
    Đề phòng bệnh Chân tay miệng cho trẻ nhỏ
    ----------------------------------
    Bệnh tay chân miệng xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi. Các trẻ nhỏ thường dễ bị biến chứng nặng hơn. Trẻ em có nhiều khả năng bị lây nhiễm và bị bệnh bởi chúng có ít kháng thể hơn người lớn và khả năng miễn dịch khi tiếp xúc bệnh kém hơn.
    Virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước, hoặc phân của người bị nhiễm bệnh. Người bị bệnh có thể làm lây lan bệnh nhiều nhất trong tuần đầu tiên mắc bệnh, nhưng thời gian lây nhiễm có thể kéo dài trong vài tuần (do virus vẫn tồn tại trong phân).

    Để phòng bệnh tay chân miệng Cục y tế dự phòng (Bộ Y tế) đưa ra khuyến cáo:
    - Cho trẻ ăn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống sôi; đồ dùng phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày
    - Không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
    - Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
    - Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
    - Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.

    Ngoài ra, cả người lớn và trẻ nhỏ cần duy trì thói quen rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn nhiều lần trong ngày, dưới vòi nước chảy. Các thời gian quan trọng cần rửa tay là sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn hoặc cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm và sau khi thay tã, làm vệ sinh cho trẻ.

    (Nguồn: https://www.facebook.com/benhvienhathanh - Bệnh viện đa khoa tư nhân Hà Thành)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi blackeny_jee
    Đang tải...


  2. blackeny_jee

    blackeny_jee Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    6/12/2010
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Bệnh viện đa khoa tư nhân Hà Thành xin chia sẻ chút kinh nghiệm với bố mẹ nhé!
     
  3. gia1612

    gia1612

    Tham gia:
    7/10/2013
    Bài viết:
    13,549
    Đã được thích:
    2,378
    Điểm thành tích:
    863
    sạch luôn tốt nhưng cũng mất thời gian, sự tỉ mỉ. nhiu khi là do kháng thể nhiều
     
  4. three2910

    three2910 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/10/2013
    Bài viết:
    708
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    83
    ui thi thoảng vẫn mớm ..cho sâu
     
  5. blackeny_jee

    blackeny_jee Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    6/12/2010
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Cháu bé nhà em hồi mới đi học cũng bị bệnh này! Cả nhà sợ quýnh quáng cho ra Hà Thành khám ngay (vì gần nhà) lấy thuốc uống 1 thời gian là khỏi! Nhưng đến mùa dịch này cũng vẫn đang lo sốt vó vì bé đã còi zin lười ăn lại hiếu động, chuyên môn nghịch ngợm tay chân xong ăn uống linh tinh!!!!
    Sáng nay đọc tin này trích lại cho các mẹ đọc đề phòng cho con nhé:
    Dịch tay chân miệng tấn công trẻ con mùa tựu trường
    Từ cuối tháng 9 đến nay, hơn 300 bệnh nhi tay chân miệng nhập viện Nhi đồng 1, tăng gấp 3 lần so với tháng trước.
    Tiến sĩ Ngô Ngọc Quang Minh, Trưởng Phòng kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết số trẻ nhập viện vì tay chân miệng đang tăng nhanh, bắt đầu từ mùa tựu trường đến nay. Vào tháng 8 khoảng 80 trẻ nhập viện một tuần, đến giữa tháng 9 đã lên đến 150 trẻ và những tuần cuối tháng 9 tăng lên 300 bệnh nhi. Có hơn 10 bé mắc tay chân miệng nặng độ 3, 4.

    [​IMG]
    Trẻ nhập viện vì tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: Lê Phương.

    Theo các bác sĩ khoa nhiễm, đỉnh của dịch tay chân miệng thường vào tháng 10 và 11. Hiện mới đầu mùa dịch nhưng số bệnh nhân gia tăng nhanh chóng, các phụ huynh nên cảnh giác. Triệu chứng tay chân miệng thường là sốt nhẹ 2 ngày, hết sốt thì bỏng miệng, có bé bỏ ăn sau đó nổi mẩn, bóng nước. Trẻ sốt cao khó hạ, nôn ói nhiều, ngủ giật mình chới với là có triệu chứng bị tay chân miệng. Một số trẻ bị run tay chân, nổi bóng, nổi vân, tay chân lạnh là dấu hiệu quá nặng, có biến chứng. Có bé không sốt nhiều, lở miệng, nổi bóng nước, qua ngày thứ 3-4 thì diễn tiến nặng hơn rất nhanh.

    Gia đình có trẻ mắc bệnh thì phải báo ngay với trường để nhà trường kịp thời khử trùng, vệ sinh lớp học đề phòng dịch bệnh lây lan cho học sinh khác. Trẻ bị nhiễm cần phải cách ly đến trường tối thiểu 10 ngày. Có thể phòng ngừa bệnh bằng cách vệ sinh nơi ở, rửa tay dưới vòi nước, rửa bằng xà phòng để virus trôi đi.
     
  6. blackeny_jee

    blackeny_jee Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    6/12/2010
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    benhvienhathanh.vn
     

Chia sẻ trang này