Kỹ năng sống là hành trang giúp bé tự tin và độc lập khi trưởng thành. Vì vậy, bậc làm cha mẹ có thể đang vô tình đánh rơi kỹ năng sống của con khi giúp quá nhiều. Nhiều bậc làm cha mẹ đã quá bao bọc, cấm đoán khiến con không được tự mình đùa nghịch, khám phá để học hỏi những điều bổ ích trong cuộc sống xung quanh Tất cả mọi người đều muốn con mình lớn lên trong điều kiện tốt nhất. Vì vậy nhiều bậc làm cha mẹ đã quá bao bọc, cấm đoán khiến con không được tự mình đùa nghịch, khám phá để học hỏi những điều bổ ích trong cuộc sống xung quanh. Dưới đây là những kỹ năng sống quan trọng bố mẹ nên rèn cho bé nếu muốn bé luôn độc lập, vui vẻ, tự tin. 1. Tự ăn mà không cần bố mẹ hỗ trợ Mọi người đã quá quen thuộc với hình ảnh những đứa bé chạy loăng quăng trong nhà, theo sau là ông bà, bố mẹ với bát cháo, cơm cầm trên tay. Tuy nhiên, điều này không có gì là sai trái bởi bố mẹ bón cơm cho bé sẽ vệ sinh và tiết kiệm thời gian để làm những việc khác. Nhưng bậc làm cha mẹ này không hề hiểu rằng khi bé được tự mình đưa miếng cơm vào mồm, dù có rơi vãi, làm bẩn sàn nhà cũng là lúc bé vẫn học được rất nhiều điều đằng sau đó, bé sẽ hào hứng với bữa cơm hơn và cảm thấy phấn khích vì kỹ năng này. Nếu bố mẹ cứ mãi bón cơm cho con như thế, vô tình họ đã tước bỏ quyền lợi được học bài học đầu đời về sự tự lực, tính kiên trì của con. Trẻ cũng sẽ không có cảm giác về giá trị của bản thân. 2. Làm mọi việc hộ trẻ Rất nhiều người luôn nói: “Con để bố/ mẹ cầm hộ cho, con sẽ rơi mất, con sẽ làm đổ mất,...”. Sau một thời gian, đứa bé luôn được bố mẹ làm hộ mọi việc ấy cũng sẽ trở nên lười biếng, không muốn giúp đỡ mọi người. Thế nên, bố mẹ hãy phân việc cho bé theo từng lứa tuổi phù hợp. Tuy ban đầu bé có thể làm rơi, vỡ, nhưng sau này bé học được cách giữ đồ vật khéo léo hơn. Trong tiềm thức bé cũng hình thành thói quen sẵn sàng giúp đỡ người khác khi có thể. Đặc biệt, điều này rèn luyện tính tự lập, không dựa dẫm người khác khi thưởng thành cho bé. 3. Không cho con vẽ Phát triển trí tưởng tượng của con trên những trang giấy là điều ít bố mẹ nào tạo cơ hội cho con. Cha mẹ thường có tâm lý sợ con làm bẩn tường, bẩn quần áo hoặc bẩn tay chân vì nghịch sáp màu. Tuy nhiên cách phát triển trí tưởng tượng hiệu quả nhất không gì khác chính là vẽ. Việc làm này còn gúp biết cách biểu lộ cảm xúc thông qua những bức vẽ. 4. Nói thay những gì con nghĩ Nói thay cho những ý nguyện, mong muốn của con là việc làm thường thấy của nhiều bậc cha mẹ. Đây chính là yếu tố làm hạn chế khả năng tự suy nghĩ, tự bảo vệ chính kiến của trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần đối xử với con bình đẳng, để cho con có tiếng nói của riêng mình, tạo cơ hội cho con có thể thoải mái bày tỏ tâm tư, ý kiến mà không sợ sai. 5. Nhảy nhót, gào thét trong nhà Bé có thể chạy nhảy, la hét ầm ĩ trong chính ngôi nhà của mình bởi đây là quyền lợi của trẻ con. Trẻ vui chơi thoải mái sẽ được giải tỏa năng lượng, là cách tốt nhất để con trẻ biểu lộ cảm xúc. Vì thế, thay vì cấm tiệt bố mẹ hãy đưa ra giới hạn, kỷ luật trong khuôn khổ với bé nhé! 6. Vui chơi ngoài trời Khi bé ra ngoài chơi, bố mẹ thường nói những câu kiểu như “cẩn thận con, đừng sờ vào đấy, bẩn đó…”. Những câu cấm đoán trẻ như vậy bố mẹ có thể thay thế bằng cách dạy con cách tự bảo vệ mình khi vui chơi ngoài trời. Trong thực tế, bé đùa nghịch mà làm bẩn quần áo một chút cũng không sao, điều quan trọng là bé được vui vẻ và thoải mái khám phá những điều bổ ích 7. Xem hoạt hình Những thiết bị công nghệ đôi lúc không quá nguy hiểm như nhiều bố mẹ lầm tưởng. Nếu bố mẹ chọn lựa cho con xem loại phim phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp bé không những phát triển ngôn ngữ, nói nhiều hơn mà mẹ cũng có thể rảnh tay một chút khi bé ngồi im xem phim hoạt hình. Bố mẹ có thể ngồi xem phim cùng bé và thuyết minh giảng giải theo chủ đề phim cho bé hiểu.
Cháu nhà mình thì suốt ngày bố mẹ nó cho nó ăn cháo mà không thay đổi sang món khác mặc dù nó đã 2 tuổi rồi. Giờ cho nó ăn nó chỉ nuốt chứ chẳng nhai bao giờ, răng thì đầy hàm mà nhiều khi thấy nó chán cháo lắm rồi, ăn không muốn nuốt. Góp ý mãi mà không được cảm thấy bực mình kinh khủng
Để trẻ nô nghịch và hét lớn trong nhà thì ko phải lúc nào cũng ko có giới hạn được. Nhiều trường hợp cần nghiêm khắc!
giống cháu nhà mình, nó hai tuổi rồi vẫn còn ăn cháo, đồ ăn phải xay nhuyễn, không xay nhuyễn không ăn được. Con cứ thích chạy nhảy leo cầu thang một tí là mẹ lại bế ra cho ngồi rồi mang đồ chơi hay điện thoại cho xem giờ 2 tuổi rồi không nói được câu nào ngoài bà và mẹ, không biết chào, biết bye bye, chán quá. Nói mãi mà bố mẹ nó cứ kệ
em đồng ý các ý mà mn đưa ra nhưng sao nhìn cái ảnh vui chơi ngoài trời kia chắc em không bao giờ mất.