Mình đồng ý với bạn này. Mình post bài sơ cứu đó lên đây cho mọi ng tiện theo dõi Xử trí khi trẻ bị hóc dị vật Giadinh.net - Hôm 6/11, cháu T.T.Q.Nh. 30 tháng tuổi (TP HCM) được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2 trong tình trạng tim ngừng đập, không còn thở do bị hóc hạt quả hồng xiêm. Sau đó, cháu Nh. đã tử vong do được đưa đến bệnh viện quá muộn. > Cháu bé tử vong vì hóc hạt hồng xiêm > Trẻ có thể tử vong chỉ vì hóc hạt Trẻ thường hiếu động và tò mò với những vật tròn, nhỏ xung quanh và thường rất hay cho vào miệng theo phản xạ. Vì thế, cha mẹ cần hạn chế tối đa những vật nhỏ như hạt hoa quả, hạy vòng, hạt tròn... xuất hiện trong không gian chơi của trẻ nhỏ. Khi trẻ bị hóc hạt, cần hết sức bình tĩnh xử trí theo các bước sau đây và đưa ngay trẻ tới bệnh viện gần nhất để cấp cứu, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Phụ huynh đứng phía sau hoặc quì tựa gối vào lưng trẻ, vòng 2 tay ngang thắt lưng, đặt một nắm tay vùng hõm ức, bàn tay kia đặt chồng lên rồi đột ngột ấn mạnh theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên 5 lần liên tiếp. Với trẻ nhỏ, đặt trẻ nằm sấp đầu thấp trên một cánh tay, dùng lòng bàn tay kia vỗ lưng 5 lần mạnh và nhanh vùng giữa 2 xương bả vai. Sau đó lật ngửa trẻ. Nếu còn khó thở, dùng 2 ngón tay ấn ngực 5 lần. Đúng là khi bị bỏng fải ngâm ngay vào nước lạnh. Việc bôi lòng trắng trứng gà thì chị chưa nghe đến, nhưng thấy có lý vì lòng trắng trứng se khô lại rất nhanh.
Ðề: Làm cha mẹ cần biết... Thanks bạn nhiều. Một bài viết rất hữu ích, mình cũng đánh dấu để thỉnh thoảng dở ra đọc lại.
Ðề: Làm cha mẹ cần biết... Tớ đóng góp thêm bài này về dị vật đường thở, các mẹ xem có ok không nhé Cách xử trí với dị vật đường thở Sự cố dị vật đường thở rất nguy hiểm, nhẹ thì bị ho sặc tím tái, viêm phổi, nặng sẽ tử vong. Nếu không được cấp cứu kịp thời và đúng mức, bệnh nhân có thể tử vong do ngưng thở. Bất kỳ tuổi nào cũng có thể bị dị vật đường thở, song phổ biến nhất là từ 1 đến 3 tuổi, nam nhiều hơn nữ. Dị vật có thể là thực vật như hột dưa, hột đậu phộng, hột mãng cầu..., hoặc có nguồn gốc động vật như xương cá, đốt sống cá, vỏ tép. Ngoài ra còn có dị vật kim loại như kim ghim vải, đinh hoặc thậm chí chất lỏng như sữa, cháo... Các vị trí của dị vật: - Dị vật to thường mắc ở thượng thanh môn, như hột chôm chôm. - Dị vật nhỏ hơn có thể bị kẹt ở thanh môn, như xương cá. - Dị vật có thể đi xuống dưới thanh môn, khí quản hay phế quản. - Dị vật có thể nằm im trong khí quản hay phế quản như hột mãng cầu; di động lên xuống theo nhịp thở như hột dưa; ghim vào thành khí phế quản như lưỡi câu, kim... Các hội chứng của người bị dị vật đường thở: - Hội chứng xâm nhập: trẻ đang ăn hoặc chơi tự nhiên thì bị ho sặc, khó thở, tím tái cần nghĩ ngay đến dị vật lọt vào đường thở. - Khó thở thanh quản: thở hước, thở rít, trẻ ráng sức hít vào, bứt rứt, vật vã do đường thở bị bít tắc. - Nếu dị vật không gây các triệu chứng trên, hoặc có song thoáng qua, có thể bị bỏ qua khiến bệnh nhân sau đó bị viêm phổi tái phát. - Khám phổi bằng ống nghe có thể phát hiện tiếng thở rít do đường thở bị hẹp hay một số triệu chứng của viêm phổi, khí thũng phổi, hoặc dấu cờ bay lật phật do dị vật di chuyển theo nhịp thở. Cách xử trí: - Nếu dị vật là chất lỏng: bệnh nhân khó thở do phản xạ co thắt thanh môn. Để cấp cứu, đặt trẻ nằm sấp trên lòng bàn tay hay trên đùi rồi vỗ mạnh vào lưng 2-3 cái. Nếu trẻ lớn hơn, để trẻ nằm ngửa rồi ấn tay vào thương vị, nhồi 2-3 cái để trẻ ho bắn ra và thở trở lại. Nếu trẻ vẫn chưa thở được, phải hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực nếu ngưng tim. - Nếu dị vật cứng: + Trường hợp bệnh nhân không khó thở thì đưa ngay đến bệnh viện để kiểm tra, nếu có sẽ tiến hành soi gắp dị vật. + Khi người bệnh khó thở tím tái, cách xử trí giống như khi bị sặc chất lỏng. Nếu bệnh nhân lớn có thể làm nghiệm pháp Heimlic: để bệnh nhân đứng, người cúi ra trước, người cấp cứu đứng phía sau, hai tay bắt vào nhau thành một nắm đấm để vào vùng thượng vị của bệnh nhân, sau đó giật mạnh từ trước ra sau và từ dưới lên trên để làm tăng áp lực trong lồng ngực nhằm có thể tống dị vật ra. Nếu không kết quả phải tìm cách đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện để soi gắp dị vật. + Nếu bệnh nhân lờ đờ, vật vã, phải thọc tay móc ngay dị vật ra vì thường đây là dị vật to gây bít tắc thanh môn. Còn với vật nhỏ hơn, có thể thổi miệng đẩy luôn dị vật xuống sâu để bệnh nhân có thể thở được, sau đó chuyển đến bệnh viện. Sau khi soi, bệnh nhân cần dùng thuốc kháng viêm và kháng sinh trong 7-10 ngày.
Ðề: Làm cha mẹ cần biết... Tớ thì thấy cuốn sách này hay và cần có này, các mẹ tìm mua, nếu ko tìm thấy mà thấy hay thì có thể PM cho mình nhé. hi vọng mọi người ko khó chịu vì mình post lên ntn giá bìa có 34K/ cuốn.
Ðề: Làm cha mẹ cần biết... bác sĩ bảo với em là bé cứ sốt trên 38,5 độ là cho uống hạ sốt, vì trẻ con sốt cao hay bị co giật, mà co giật thì rất nguy hiểm
Ðề: Làm cha mẹ cần biết... mình nghĩ là ko nên băng bó đâu bạn, vì để cho nó mát da chừng nào hay chừng đó. Khi bạn băng rồi, bạn mang bé đến CS y tế thì các bác sĩ cũng phải gỡ miếng gạc đó ra, điều đó làm đau bé... Mình ko nghe nói là đắp cái gì vào... Tại sao sợ nhiễm trùng mà lại bôi đủ thứ như thế. Hồi đó, bác sĩ dạy mình nói là:làm mát da chừng nào hay chừng đó...
Ðề: Làm cha mẹ cần biết... Qua 36 độ là đã phải lo mà lau mát, đặt bé nơi thoáng mát. Lau nước ấm liên tục ( nước phải phù hợp hoặc thấp hơn nhiệt độ thân trẻ, vì nếu sử dụng nước quá nóng-lạnh thì dễ làm trẻ bị cảm). Nếu như sốt trên 39 độ, trẻ dễ bị co giật, dễ bị tổn thương não, trẻ có tật cắn lưỡi khi co giật, rất nguy hiểm. Sốt suốt 3 ngày thì nên đi bệnh viện...
Ðề: Làm cha mẹ cần biết... Cảm ơn bác đã đưa lên những thông tin rất bổ ích. Đánh dấu để đến lúc cần dùng.
Ðề: Làm cha mẹ cần biết... các mẹ nên mua 1 cuốn về bệnh Nhi về mà nghiên cứu. Mình cũng có cuốn Bệnh học Nhi, ai có nhu cầu thì liên lạc với mình, gửi PM qua DD.Giúp được ai cái gì thì mình giúp.
Ðề: Làm cha mẹ cần biết... Bạn quảng cáo thật là thô và các mẹ sẽ dị ứng với bạn. hic hic, tớ mà là tư vấn viên bảo hiểm ko bao giờ làm như bạn.