Học Sinh Mong Lịch Sử Được Viết Và Dạy Theo Nhiều Chiều

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi webmaster, 17/11/2015.

  1. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Cho rằng lịch sử sẽ không khô khan nếu thầy cô có phương pháp truyền đạt hiện đại, học sinh THPT mong SGK đổi mới theo hướng cung cấp kiến thức dưới nhiều chiều thay vì chỉ lúc nào cũng “hân hoan với chiến thắng”.

    Đinh Tuấn Huy, học sinh lớp 12 chuyên Lịch sử, Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam (Hà Nội):"Thầy cô có thâm niên dạy sử rất khô khan..."

    [​IMG]
    Đinh Tuấn Huy, học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. ​

    Hiện nay ở trường việc dạy học môn Lịch sử với các giáo viên trẻ mới vào trường em thấy thầy cô còn nhiều nhiệt huyết, rất tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Thầy cô có thể minh họa thêm tranh ảnh, clip, gợi mở vấn đề để học sinh trao đổi, thảo luận và hiểu được câu chuyện lịch sử ở nhiều chiều.

    Tuy nhiên các thầy cô có thâm niên thì cách dạy vẫn còn khô khan dù học sinh có hiểu nhưng không hứng thú.

    Điều em thấy còn hạn chế là hiện nay các cô hiện vẫn giảng dạy qua sách vở quá nhiều. Những cái đó học sinh đã được biết nhưng học sinh muốn nghe thêm những câu chuyện xung quanh một sự kiện để kiến thức mới hơn, hào hứng hơn.

    Các cô cũng cần cho học sinh được thảo luận, trao đổi nhiều hơn về một chuyên đề nào đó mang tính gợi mở để học trò tranh luận.

    SGK Lịch sử không hấp dẫn, quá nhiều con số, tranh ảnh nhiều khi chỉ mang tính minh họa, không sinh động, trực quan. Nhiều khi viết về một vấn đề lịch sử học sinh chỉ được nhìn ở một chiều, chiến thắng của ta thường viết rất hân hoan - nhưng những thất bại, bài học lịch sử lại không được nói rõ như thế nào.

    Nếu được góp ý, em mong SGK bớt đi những số liệu không cần thiết, phản ánh sự kiện lịch sử một cách chính xác, nhiều chiều khác nhau, chiến thắng cho bên này ý kiến thế nào cho cả bên thắng và bên thua,…

    Với môn Giáo dục công dân em thấy rất cần thiết cho cuộc sống. Các thầy cô trường em ngoài giảng bài trong SGK còn rất hay bàn luận, kể chuyện về cuộc sống xã hội, con người, chính trị. Điều đó cần thiết cho bản thân mỗi học sinh.

    Giáo dục công dân không chỉ dạy về kiến thức chung trong sách mà kiến thức xã hội, thực tế cũng phải được hiểu đc biết và em nghĩ môn Lịch sử cũng rất cần làm như vậy.

    Nguyễn Nhật Bình, học sinh lớp 11 Trường THPT Việt Đức, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội: "Dạy như hiện nay, chúng em coi môn Sử chỉ là môn phụ"


    [​IMG]
    Nguyễn Nhật Bình, học sinh Trường THPT Việt Đức, Hoàn Kiếm, Hà Nội.​

    Không phải là học sinh chuyên Lịch sử nhưng em vẫn yêu thích môn học này bởi nó cung cấp cho chúng ta nhận thức và lý giải được hiện thực xã hội mà mình đang sống.

    Tuy nhiên nếu dạy và học môn Lịch sử vẫn như hiện nay thì học sinh không hứng thú và coi đây là môn học phụ. Lý do vì môn học này lý thuyết nhiều quá, thầy cô vẫn chủ yếu giảng rồi cho học sinh ghi chép vào trong vở. Kiến thức trong SGK được trình bày khoa học nhưng chưa hấp dẫn.

    Thầy cô nên thay đổi phương pháp dạy để học sinh hứng thú hơn. Các tiết học truyền thống nên được đổi mới bằng cách cho học sinh xem các clip, giảng dạy dưới các chuyên đề, cho học sinh đi tham quan tìm hiểu di tích, giáo viên thành người hướng dẫn, học sinh có thể trả bài bằng các bài luận dưới những góc nhìn khác nhau thay vì các bài kiểm tra khô khan, máy móc.

    Những ngày gắn với các sự kiện lịch sử có thể tổ chức tọa đàm, giao lưu với các nhân chứng lịch sử chắc chắn sẽ lôi cuốn học sinh.

    Về môn giáo dục công dân hiện nay ở trường em, các giáo viên khá thoải mái, giảng dạy kiến thức ví dụ rất thực tế nên bài học trở nên thú vị.

    Ngọc Ánh, học sinh lớp 12 Trường THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm, Hà Nội:"Môn Sử cần có vị trí xứng đáng trong trường học"

    Cái học sinh cần là giáo viên thay vì đọc chép mà kể chuyện, hướng dẫn một cách tâm huyết thì học sinh sẽ thích thú, sẽ học.

    [​IMG]
    Ngọc Ánh (bên trái), học sinh Trường THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm, Hà Nội​

    SGK cũng cần cô đọng, súc tích, không dài dòng, lan man như hiện nay. Những danh nhân, câu chuyện lịch sử học, nền văn hóa của một dân tộc,.. học sinh rất thích nghe nhưng lại không được nói đến nhiều.

    Thêm nữa, em nghĩ môn học này cần có vị trí xứng đáng trong trường học. Ở trên trường chúng em có quá nhiều môn phải học để thi, trước chủ yếu là 3 môn thi đại học thì nay mở rộng hơn ra các môn cho kỳ thi THPT quốc gia. Học sinh tối ngày bận bịu với học thêm và các kỳ thi với khối lượng kiến thức đồ sộ.

    Học sinh bây giờ học để đi thi nhiều, môn nào không phục vụ cho thi cử thì đương nhiên học sinh sẽ không học. Và không học thì không tiếp xúc, không biết được môn đó có hay hay không.

    Văn Chung (Ảnh: NVCC)
    Nguồn: Vietnamnet
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi webmaster
    Đang tải...


  2. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ: Suy nghĩ từ thực tế của một số nước

    Vũ Minh Giang
    Tạp chí Tia sáng (2006)


    Cách đây ít năm, khi có dịp đến một nơi nghỉ mát ở Nga, tình cờ gặp một lớp học sinh phổ thông đi cắm trại, tôi có thử hỏi: “Trong các môn học, em thích môn nào nhất?" thật bất ngờ khi cả một số bạn bè của tôi là những người làm khoa học tự nhiên, khi nhận được câu trả lời của 7 trong số 10 em được hỏi rằng đó là môn Sử. Tôi hỏi tiếp: "Vì sao các em thích học môn Sử”, các em đều trả lời khá giống nhau là thầy dạy hay, kể chuyện lịch sử rất hấp dẫn. Học môn này thường được học ngoại khóa ở các bảo tàng, xem phim lịch sử và có em còn nói rằng thích học sử vì hiểu sâu về lịch sử được các bạn coi là người uyên bác, có trí tuệ! Lần gặp ấy để lại cho tôi những ấn tượng mạnh và không ít những điều suy nghĩ. Quả thực, không phải không có cách làm cho thanh thiếu niên yêu thích, thậm chí say mê lịch sử. Với ý thức tìm lời giải đáp cho vấn đề này nên mỗi khi có điều kiện đến một nước nào đó tôi cũng luôn cố gắng tìm hiểu những cách họ làm mà tôi cho là hay. Sau đây là một số suy nghĩ bước đầu:

    Giáo dục không áp đặt

    Mỗi sự kiện lịch sử tự nó đã nói lên nhiều điều. Thông thường trong giáo trình sách giáo khoa lịch sử của nhiều nước, người ta chỉ đưa ra một số sự kiện lịch sử tiêu biểu (vấn đề là chọn sự kiện nào và trình bày nó như thế nào để đạt được mục đích của giáo dục). Người đọc tiếp thu những kiến thức này một cách tự nhiên mà không cảm thấy bị gò ép bởi một loạt những phân tích áp đặt. Tiếp theo đó là những câu chuyện lịch sử hấp dẫn có tính chất minh họa. Những sự kiện chọn lọc và những câu chuyện sẽ gợi mở cho người đọc tiếp tục suy nghĩ và tất yếu dẫn họ tới những kết luận cần thiết. Cách làm này vừa phát huy được trí sáng tạo của người học vừa làm cho họ dễ tiếp thu, dễ nhớ. Trong việc truyền thị, giáo viên giữ vai trò hết súc quan trọng. Ngoài khả năng sư phạm, người dạy sử thường phải đọc và hiểu biết rất nhiều. Thầy giáo luôn được ý thức rằng dạy trên lóp và sách giáo khoa không trái ngược nhau là hai yếu tố bỏ trợ cho nhau, nhưng không lặp lại nhau. Những giáo viên dạy sử hay thường là những người giúp các em để nhớ các sự kiện bằng những cách diễn giải sinh động và những chuyện kể hấp dẫn. Chỉ bắt học thuộc lòng những trang dày đặc những sự kiện và nhũng điều áp đặt thì khó lòng gây được sự ham thích của giới trẻ. Giỏi lắm chỉ khuyến khích thói học vẹt để có điểm cao. Thi xong là quên hết.

    Hình thức đa dạng, phong phú.

    Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy giáo dục lịch sử có hiệu quả thường không phải cứ dừng ở các bài giảng trong nhà trường mà phải kết hợp với rất nhiều hình thức bổ trợ khác, đặc biệt là tham quan di tích lịch sử, các bảo tàng và xem phim lịch sử. Ở nhiều nước, tham quan bảo tàng không phải là ngoại khóa mà nằm trong chương trình chính khóa. Tại đây người xem được sống lại trong khung cảnh của lịch sử. Thông qua các hiện vật họ như cảm nhận được quá khứ một cách trực tiếp. Phim lịch sử (gồm cả phim truyện và phim tài liệu) cũng là một hình thức giáo dục lịch sử có hiệu quả rất cao. Phải nói Nguyễn Thị Kim (Hà Nội) rằng trong lĩnh vực này Trung Quốc là một trong những nước thành công. Những bộ phim lịch sử dài tập được dàn dựng công phu và rất hấp dẫn chắc chắn sẽ lôi cuốn thanh thiếu niên và qua đó người ta có thể nói được rất nhiều điều mà không cần tới bất kỳ một phân tích gò ép nào.

    Đưa nội dung lịch sử vào các cuộc thi trí tuệ, kiến thức là một hình thức khuyến khích thanh niên tìm hiểu lịch sử. Làm cho thanh thiếu niên thấy một cách tự nhiên rằng hiểu biết lịch sử là một tiêu chuẩn đánh giá sự uyên bác và trí tuệ. Trong hầu hết các cuộc thi trí tuệ ở nước ngoài tôi thấy hầu như ở đâu cũng có những câu hỏi liên quan đến lịch sử. Thậm chí đến các đề thi Toffle, hình thức thi đánh giá tiếng Anh ta cũng bắt gặp không ít những câu mà nếu không thiếu kiến thức lịch sử thì chắc chắn là làm sai.

    Sáng tạo ra nhiều hình thức giáo dục, truyền bá lịch sử

    Tùy từng đối tương mà tìm ra nội dung thích hợp. Tại Tokyo có một khu phố sách (Jimbocho) tôi thấy loại sách có hai chữ lịch sử bày la liệt và bán rất chạy. Xem kỹ thì thấy hầu như cái gì cũng có sách viết về lịch sử. Chính vì vậy, mỗi người đều có sở thích riêng nhưng đều tìm đến lịch sử. Chẳng hạn người thích bóng đá có sách lịch sử bóng đá, người đi câu cá có sách lịch sử nghề câu cá, người chơi tem có lịch sử chơi tem. Ngoài những kiến thức có tính chuyên môn, loạt sách này cung cấp những kiến thức giúp người ta hiểu biết sâu sắc thêm thú vui của họ, làm cho họ uyên bác thêm và cứ như vậy, vô hình chung lịch sử trở thành sở thích chung cho mọi người. Tôi ngạc nhiên và thích thú khi nghe câu trả lời của một Giáo sư nổi tiếng khi được hỏi vì sao người Nhật có thể tiến hành thành công cái cách Meiji rằng chính vì người Nhật rất yêu lịch sử và văn hóa của mình. Và với ý thức tự tôn dân tộc, họ không muốn thua kém bất cứ ai. Mở cửa, cải cách là để bảo vê bản sắc dân tộc.

    Trong cách thức truyền đạt tôi cũng đã từng biết những sáng kiến mà hiệu quả của nó rất cao. Một trong những sáng kiến đó phương pháp giảng dạy tôi tạm gọi là "lội ngược dòng thời gian” của GS Kelth Taylor. Khi được mời sang Singapore giảng dạy về lịch sử Việt Nam. TS Kelth gặp một khó khăn lớn là ở đây người ta biết rất ít về lịch sử Việt Nam và dường như không có mấy hứng thú học lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên ông nhận thấy người ta rất quan tâm đến tình hình thời sự ở Việt Nam (khi ấy chiến tranh đang còn). Ông đã quyết định thử nghiệm mộ phương pháp giảng dạy mới. Phương pháp này mới nhìn có vẻ ngược với logic lịch sử nhưng theo ông lại hợp với logic nhận thức. Thay vì dạy lịch sử Việt Nam từ thời Hùng Vương đến thời hiện đại, ông làm ngược lại, bắt đầu từ những gì đang diễn ra những điều mà Sinh viên của ông có thể xem trên TV, dẫn đắt họ ngược dần về quá khứ. Có nghĩa là ông để dạy lịch sử từ hiện đại đến cổ đại. Nhờ phương pháp này mà rất nhiều Sinh viên đã thích thú với môn Lịch sử Việt Nam. Phương pháp này gợi cho chúng ta rất nhiều điều đáng suy nghĩ

    Tìm ý nghĩa đích thực của việc giáo dục lịch sử

    Không phải tất cả thanh thiếu niên sau này đều trở thành các nhà sử học nên việc giáo dục lịch sử không nên nhằm cái đích làm cho thanh thiếu niên phải biết phải nhớ nhiều sự kiện, nhân vật lịch sử (và trên thực tế có muốn như vậy cũng không làm được). Kinh nghiệm một số nước mà tôi có điều kiện tìm hiểu cho thấy họ chí tập trung vào 4 mục tiêu

    Truyền bá những kinh nghiệm được đúc rút từ lịch sử, điều mà ai cũng thấy là bổ ích. Điều này rất cần tới sự đóng góp của các nhà Sử học chuyên nghiệp.

    Nhận thức được mình là ai, hay nói cách khác là nắm được cái thần thái của lịch sử dân tộc. Chúng ta đã từng gặp không ít trường hợp người biết rất nhiều sự kiện nhưng lại không hiểu được những đặc trưng xuyên qua các sự kiện ấy. Tôi có dịp xem một bảo tàng ở Tokyo. Người ta trưng bày các bức tranh cổ của Nhật Bản theo từng thời kỳ. Cạnh mỗi bức tranh Nhật người ta treo kèm một bức tranh Trung Quốc cùng thời mà không có bình luận (chỉ dẫn xuất xứ, tác giả và niên đại). Sau khi xem xong toàn bộ người xem tất đi đến nhận xét hội họa Nhật bản học ở Trung Quốc rất nhiều và tiến bộ rất nhanh. Nếu như những bức tranh đầu tiên trông rõ là kém xa tranh Trung Quốc thì những bức sau trông chẳng kém gì, thận chí còn có nhiều nét sáng tạo hơn. Chỉ một thí dụ rất nhỏ như vậy cũng đủ thấy người ta rất tinh tế khi muốn truyền đạt tới người xem một tính cách Nhật Bản được thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử của họ là biết xác định các đỉnh cao, cố chi học theo. Khi đuổi kịp họ sự sáng tạo thêm làm cho giá trị của họ lớn hơn cái họ học được. Qua đó người xem còn có dễ dàng nhận xét rằng một khi biết cách học về quyết chí học, người Nhật có thể tiến bộ rất nhanh.

    Dung dưỡng và phát huy tình cảm dân tộc lòng yêu nước. Mitterrand đã từng cho rằng những người không hiểu lịch sử dân tộc chỉ là những kẻ mồ côi. Chính vì vậy mà Chính phủ Pháp thời ông làm Tổng thống đã có rất nhiều biện pháp nhằm chấn hưng sử học, đẩy mạnh việc giáo dục và truyền bá lịch sử.

    Nguồn:Tạp chí Tia sáng (2006)
     
  3. auturmspring

    auturmspring Ước j tua lại thời gian

    Tham gia:
    8/11/2008
    Bài viết:
    6,251
    Đã được thích:
    1,715
    Điểm thành tích:
    913
    Hôm qua nghe BT Bộ học trả lời trước QH mà rầu quá cơ, chẳng biết nền học của mình rồi sẽ đi về đâu.
     

Chia sẻ trang này