Thông tin: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi hienbt79, 19/12/2012.

  1. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Thực phẩm “vàng” trong mùa đông để con không ốm

    Hoa quả có múi, nấm hay hải sản có vỏ,... cực kì tốt cho các bé khi thời tiết trở lạnh.

    Gió mùa về, mẹ nào cũng lo lắng việc chăm sóc con mình như thế nào để con không bị ốm. Xin mách mẹ những loại thực phẩm tốt cho sức đề kháng của trẻ trong mùa đông dưới đây:

    Hoa quả họ cam chanh

    Các loại trái cây có múi như cam, bưởi, quýt,... rất giàu vitamin C – nhân tố không thể thiếu để sản xuất các tế bào bạch cầu, giúp chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Mùa đông cũng là mùa chín rộ của những loại quả này, vì thế mà mẹ hãy tận dụng món quà tuyệt vời của thiên nhiên để bổ sung lượng vitamin C cần thiết cho con, giúp con tăng sức đề kháng.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Các loại trái cây có múi như cam, bưởi, quýt,... rất giàu vitamin C – nhân tố không thể thiếu để sản xuất các tế bào bạch cầu, giúp chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút gây bệnh. (Ảnh minh họa)

    Các loại hạt

    Cũng như vitamin C, vitamin E là chất chống ô xy hóa tuyệt vời giúp cơ thể bé chống lại sự nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Các loại hạt như hạt dẻ, óc chó, lạc, hạnh nhân,... đều rất giàu vitamin E. Lưu ý những loại hạt này ẩn chứa nguy cơ hóc nghẹn và dị ứng cao đối với trẻ dưới 1 tuổi nên mẹ chỉ được cho những bé từ 1 tuổi trở lên được ăn và nhớ nghiền nhỏ để các bé không gặp tai nạn đáng tiếc.

    Nấm

    Nấm là vũ khí hữu hiệu giúp cơ thể chống lại những cơn cảm cúm mùa đông. Với nguồn selen cùng các nhóm vitamin D, vitamin B dồi dào, nấm tăng cường hiệu quả hoạt động cho hệ miễn dịch còn non yếu của bé. Do đó, mẹ nên bổ sung nấm thường xuyên vào thực đơn hàng ngày của bé.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Nấm là vũ khí hữu hiệu giúp cơ thể chống lại những cơn cảm cúm mùa đông. (Ảnh minh họa)

    Sữa chua

    Nhắc đến các thực phẩm cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh, ít ốm, không thể không kể đến sữa chua – “nhà vô địch” chứa hàng ngàn lợi khuẩn, tốt cho hệ miễn dịch của bé. Nhiều trường hợp bé bị dị ứng hoặc khó hấp thụ sữa bột nhưng lại có thể ăn sữa chua rất tốt là nhờ lợi ích tuyệt vời đối với tuyến đường ruột non yếu của trẻ mà sữa chua mang lại. Sữa chua cũng giàu vitamin D, giúp bé chống lại nguy cơ nhiễm cảm cúm trong mùa đông.

    Nước

    Mùa đông, mọi người đều có xu hướng lười uống nước vì không ra mồ hôi nhiều, không có cảm giác khát, vì thế mà hay dẫn đến hiện tượng mất nước. Trẻ nhỏ lại càng có nguy cơ mất nước cao hơn so với người lớn. 70-75% cơ thể người là nước, nước giúp hòa tan các chất cặn bã và độc tố, giúp triệt tiêu và tống chúng ra ngoài cơ thể. Do đó, các bậc phụ huynh cần khuyến khích con uống đủ nước từ nhiều nguồn: nước lọc, sữa, nước hoa quả, canh, súp,... trong mùa đông, uống kể cả khi không cảm thấy khát để đảm bảo cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa uống được nước, hãy cho bé bú mẹ hoặc sữa công thức thường xuyên.

    Hải sản có vỏ

    Các loại sò, ngao,... rất giàu kẽm – nhân tố cực kì đắc lực trong việc chống lại sự xâm nhập của vi rút. Kẽm giúp sản sinh và kích hoạt các tế bào bạch cầu để hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, ăn những thực phẩm giàu kẽm từ hải sản có vỏ còn hỗ trợ làm lành lại các vết thương nhanh chóng.



    Súp lơ xanh

    Súp lơ xanh là loại rau cực kì quen thuộc của mùa đông. Loại rau này chứa nhiều vitamin A, C và các chất chống ô xi hóa, không chỉ cung cấp nhiều dưỡng chất cho bé phát triển mà còn bảo vệ cơ thể bé khỏi những tác nhân gây hại từ bên ngoài.



    Theo Gia Thành (prevention) (Khám phá)
     
    Đang tải...


  2. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    "Tôi đã sai khi cầm thìa cố nhét thức ăn vào miệng con"

    Cho con ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy, chị Thu Phương (Hà Nội) cũng đã từng rơi vào trạng thái khủng hoảng trước áp lực từ gia đình.

    Khi con gái đầu lòng, bé Sóc được 6 tháng tuổi và bước vào giai đoạn ăn dặm, chị Nguyễn Thu Phương (sinh năm 1989, Hà Nội) lựa chọn cho con phương pháp Ăn dặm kiểu Nhật (ADKN) sau khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng về lý thuyết và kinh nghiệm của các mẹ đi trước.

    Vậy nhưng chị thất bại ngay sau vài buổi thực hành bởi bé Sóc không chịu cho mẹ đút thìa, ngay khi đó, bà mẹ trẻ đã quyết định đổi hướng sang phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (BLW).

    Từ đó đến nay, bé Sóc đã được hơn 10 tháng tuổi, ăn vui, ăn ngoan và ăn tốt rất nhiều loại thực phẩm, độ thô khác nhau.

    Chị Thu Phương chia sẻ lại những quan điểm và kinh nghiệm vô cùng thiết thực của mình cho các bà mẹ trẻ đang bắt đầu cùng con bước vào giai đoạn ăn dặm.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]
    Bé Sóc, con gái chị Thu Phương



    Cho con ăn dặm theo trào lưu thì chắc chắn là không bền



    Bây giờ số lượng chị em theo ADKN và BLW không phải là ít, thậm chí còn thành trào lưu. Thế nhưng cũng không ít người "được vài bữa là bỏ", quan điểm của chị thế nào?

    Nếu cho con ăn theo trào lưu thì chắc chắn là không bền rồi vì phương pháp này khác hẳn hoàn toàn với phương pháp ăn dặm truyền thống. (cười).

    Một tình huống dẫn đến việc 'được vài bữa là bỏ" phổ biến là: con đang ăn rất vui vẻ và hợp tác, nhưng cho con tự ăn không tránh khỏi sự bừa bộn, thức ăn vung vãi, con bôi cả đồ ăn lên đầu, lên người, ông bà chê bẩn thỉu, dọn dẹp mệt mẹ lại nản. Từ đó dẫn đến nản lòng, từ bỏ.

    Hoặc chưa nói đến sự phản đối của ông bà, người thân mà ngay cả mẹ, nếu chưa tìm hiểu kĩ sẽ rất hoang mang với các diễn biến tâm lý và các hành động của con rồi cũng nhanh chóng bỏ cuộc.



    Hoang mang với các diễn biến tâm lý và hành động của con, cụ thể là gì?



    Ví dụ như có một thời gian con không ăn gì cả, chỉ mút mút đồ ăn và ném đi hoặc cắn nhai xong nhả đồ ăn đi. Đó hoàn toàn là diễn biến tâm lý bình thường của các em bé, nhưng mẹ không tìm hiểu kĩ, mẹ lại nghĩ mình đang sai lầm rồi chăng? Con không ăn thì con lấy năng lượng ở đâu? Rồi sợ con không ăn thì chết đói, thì bị còi, rồi bị áp lực của người khác lại đè con ra, ép con ăn.

    Khi đó, con lại càng hoang mang và hoảng sợ tột độ, càng không ăn thế là mẹ kết luận phương pháp này con mình không hợp và bỏ, quay lại phương pháp truyền thống.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]



    Đừng mang con mình ra thí nghiệm

    Theo chị, nguyên nhân sâu xa nhất cho sự bỏ cuộc của nhiều bà mẹ là gì?

    Tôi nghĩ nguyên nhân lớn nhất mà các mẹ cho ăn vài bữa là bỏ đó là các mẹ quá kì vọng vào phương pháp này, nghĩ phương pháp này sẽ giúp con ăn nhiều hơn, đỡ mệt và vất vả hơn nhưng khi áp dụng thực tế thấy mọi chuyện không như là mơ nên cảm thấy hụt hẫng, thất vọng.

    Tôi xin nói luôn, ăn theo phương pháp này con không hề ăn nhiều, thậm chí là ít so với các bạn ăn phương pháp truyền thống. Nhưng cái được là con ý thức được chuyện mình được ăn, ăn vui vẻ, ngồi ăn nghiêm túc, không ăn sẽ bị đói, còn đâu lượng bé cần thế nào bé sẽ ăn như vậy. Bạn cho bé tự chỉ huy thì phải tôn trọng ý kiến cá nhân của con, mẹ chỉ cung cấp đồ ăn, không hơn.

    Còn chuyện nhàn hơn, đỡ vất vả hơn? Đồng ý là chế biến đồ ăn cho con sẽ nhanh hơn vì con ăn thức ăn như người lớn, nhưng khoản dọn dẹp mẹ phải luyện cho mình tinh thần thép.

    Với các bé BLW muộn, tức là đã quen được đút ăn, thì khi bắt đầu BLW mẹ đừng hi vọng con sẽ biết cho đồ ăn vào miệng cắn và nuốt ngay được.Trong trí nhớ của bé chỉ nhớ rằng việc ăn là được mẹ đút và nuốt, thế thôi. Còn bây giờ bạn đưa đồ ăn cho bé, bé hoàn toàn không biết đấy là đồ ăn, không biết phải làm gì với nó, bé chỉ nghĩ đó là đồ chơi mẹ cho mà thôi, không có gì thú vị thì bé quăng đi. Bạn phải hướng dẫn bé bốc thức ăn lên, cho thức ăn vào miệng, cắn, nhai và nuốt, nếu không ăn sau đó sẽ bị đói. Đây là một chuỗi hành động mà không chỉ 1-2 buổi mà con thành thạo được. Nếu mẹ không kiên nhẫn thì bỏ cuộc cũng là điều dễ hiểu.





    Có rất nhiều mẹ hỏi tôi là, con mình giờ không chịu ăn gì cả, ăn phải ép rất khổ sở, thậm chí phải bơm xi lanh, giờ muốn thử cho con ăn theo phương pháp này xem con có tiến bộ hơn không thì tôi cũng có nói luôn: Đừng mang con mình ra thí nghiệm! Nếu bạn xác định theo phương pháp này, hãy nghiên cứu thật kĩ, nắm chắc các mấu chốt vấn đề, các khó khăn sẽ gặp phải và bạn tự tin để bắt đầu chiến đấu thì hẵng làm, đừng thử, hãy làm thật!

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    [​IMG] [​IMG][​IMG]



    Nhìn ảnh bữa ăn của bé, có thế thấy chị cho con ăn thô khá sớm và miếng ăn có nhiều miếng thậm chí khá to. Chị không "cố quá" chứ?

    Nhiều mẹ hỏi tôi cho con ăn thế có sợ con nghẹn không. Trước khi áp dụng bất kì điều gì cho con tôi đều nghiên cứu rất kĩ càng để xem có phù hợp với con, với hoàn cảnh hay không, tôi có theo được phương pháp này hay không?

    Điều quan trọng cần nhớ khi cho con ăn BLW là: Thức ăn được thái phù hợp với kĩ năng của con chứ không phải là theo tháng tuổi. Con sẽ biết tự xử lý khi cắn miếng quá to không nuốt được, con sẽ oẹ ra.



    Ngoài ra, người mẹ nên phân biệt rõ giữa oẹ và hóc. Mẹ nên trang bị cho mình kiến thức xử lý tình huống khi con bị hóc, tuyệt đối không móc tay vào miệng con hay cho con uống nước, dị vật sẽ càng đi sâu vào trong gây ngạt thở.

    Chị có nhắc đến "thức ăn được thái phù hợp với kỹ năng". Thế nào là thức ăn phù hợp với kĩ năng?

    Ở giai đoạn bắt đầu, con còn vụng về nên thức ăn hầu hết là được thái dài, to khoảng bằng ngón tay của mẹ. Thức ăn hầu hết là củ quả luộc, không cho bé ăn thức ăn quá dai, quá trơn hoặc quá nhỏ. Khi con đã thành thạo kĩ năng nhai - nuốt và có dấu hiệu thích nhặt những mẩu thức ăn nhỏ hơn là con đã bước qua giai đoạn mới: Giai đoạn bốc nhón.

    Khi này, con sẽ thích bốc những mẩu thức ăn nhỏ, con đã xử lý thức ăn tốt hơn. Mẹ sẽ có thể giới thiệu thêm nhiều loại thức ăn cho bé hơn.

    Sóc vào giai đoạn bốc nhón rất tự nhiên khi được 8 tháng 12 ngày. Một hôm mẹ dọn tủ còn đậu Hà Lan nên mẹ thử cho em ăn xem, ai dè bạn ý bốc nhón quá siêu mẹ há hốc cả miệng (cười). Sau đó, tôi chăm cắt nhỏ các loại thức ăn cho bạn ý hơn, bạn ý cũng vui vẻ lắm. Hôm nào bò nhiều đói bụng thì ăn ùm ùm, hôm nào lười thì lại nghịch đồ ăn là chính.

    Đến giai đoạn này thì bạn ý đã ăn được tất cả các món rồi, trừ các món quá dai và cứng, ăn nhiều hơn, phân đẹp, thích cắn đồ ăn rồi nhổ ra, tháng tăng 1cm chiều cao và 200g cân nặng, hoàn toàn bình thường.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]
    Mức độ thô của các món ăn được chị Thu Phương tăng dần theo từng giai đoạn.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Chị nói mình từng theo ADKN, rồi chuyển sang BLW, đổi qua đổi lại giữa các phương pháp như vậy, chị có nguyên tắc nào nhất định cho việc cho con ăn dặm của mình không?

    Dù theo phương pháp nào tôi cũng tuân thủ quy tắc:

    - Không nêm đường, không nêm muối vào đồ ăn để con được trải nghiệm vị ngon tự nhiên của từng món ăn. Để con biết con thích ăn gì ghét ăn gì chứ không phụ thuộc nào nêm nếm gia vị. Dưới 1 tuổi cơ thể em bé chưa tự chuyển hoá được muối, ăn mặn rất hại thận của con, còn ăn đường dễ khiến con bị nghiện ăn ngọt, nguy cơ béo phì sau này.

    - Dưới 1 tuổi sữa vẫn là thức ăn chủ yếu của con, ăn dặm chỉ là giới thiệu hương vị mới. Sóc bú mẹ hoàn toàn và tôi cũng sẽ cố gắng duy trì sữa mẹ vì sữa mẹ mới là tốt nhất cho trẻ nhỏ

    - Không bắt ép con ăn, không làm trò khi ăn, không ăn rong, ăn uống tập trung nếu con không thích nữa cho con dừng ăn luôn. Gầy một chút cũng được, miễn là con không có thói quen ăn uống xấu

    - Đa dạng phong phú đồ ăn cho con,cho con thử nghiệm nhiều món mới.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]



    Tôi đã từng sai lầm khi cố nhét thức ăn vào miệng con



    Lý thuyết ăn dặm thì nhiều, thực tế có khi lại không giống. Chị từng đã mắc sai lầm gì?



    Nếu bạn làm đúng thì lý thuyết rất hữu ích cho từng giai đoạn.

    Khi bắt đầu cho Sóc ăn dặm BLW, tôi cũng đã định kết hợp với ADKN nhưng Sóc nhà tôi từ chối đút thìa ngay ở bữa thứ 3 thứ. Tôi quyết định cho bé BLW hoàn toàn và phải chống chọi với rất nhiều áp lực.

    Một lần tôi đã không chịu nổi vì mọi người bảo con không lên cân, ăn thế này không lớn được nên tôi đã ép con ăn. Tôi cầm thìa thức ăn và nhét vào miệng con dù con khóc rất thảm thiết và lắc đầu nguầy nguậy, nhổ ra phì phì. Lúc đấy con khóc, mẹ khóc. Con khóc vì không hiểu sao hôm nay mẹ lại làm như thế trong khi mọi khi con tự gậm nhấm rất vui, mẹ khóc vì bất lực, vì thương con.

    Sau lần đấy tôi rất hối hận và quyết định bỏ ngoài tai tất cả. Tôi chọn tin tưởng vào bản năng của con, không quá coi trọng cân nặng nữa miễn là con vẫn phát triển các kĩ năng đều là được.

    Đến giờ Sóc đã ăn được mọi thứ, đi đâu tôi cũng cho Sóc đi cùng mà không phải lo lắng gì cả, tôi tin tôi đã lựa chọn đúng. Tuy nhiên quãng đường còn dài, Sóc phải tập xúc thìa và dùng bát nữa mới hoàn thiện được kĩ năng ăn, nhưng tôi không vội vàng nữa vì tôi biết là con sẽ làm được.



    Chị có lời khuyên gì cho các mẹ tránh đi vào "vết xe đổ" của mình?



    Lời khuyên của tôi cho các mẹ là, hãy tin tưởng con, tin tưởng vào phương pháp mình đã chọn. Nuôi con là chặng đường dài, đừng đo từng gram cân nặng của con làm gì. Đừng stress và áp lực về điều đó, đừng làm con sợ hãi trước mỗi bữa ăn. Hãy để con ăn vui vẻ, để con cảm thấy hạnh phúc vì được ăn ngon.

    Xin cám ơn chị vì đã chia sẻ!

    Theo Anh Minh (Khám Phá)
     
  3. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Tắm cũng có thể phát hiện ung thư sớm ở trẻ

    Theo các chuyên gia, khi tắm rửa cho bé, mẹ thấy bụng bé to, thường nằm ở bên hông bé, hay dưới da trẻ có chỗ u lên…, thì cần phải đưa trẻ đi khám, vì đó có thể là dấu hiệu khởi phát của bệnh ung thư.

    Ung thư đang là căn bệnh “giết người” đứng thứ 2, chỉ sau bệnh tim mạch. Tuy nhiên, hầu hết các căn bệnh ung thư hiện nay khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh, mà chỉ xác định được các yếu tố nguy cơ. Bởi vậy, việc trang bị những kiến thức phòng bệnh ung thư là vô cùng quan trọng.

    Nhằm giúp độc giả phòng, chống được căn bệnh nguy hiểm này, chúng tôi đăng tải loạt bài viết về các căn bệnh ung thư hiện đang có nhiều người mắc nhất hiện nay. Mời quý độc giả đón đọc.

    Hiện nay, trên thế giới ung thư đang là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ hai ở trẻ thuộc các nước phát triển (chiếm khoảng 10-12,3%). Theo thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), hiện trên thế giới có khoảng 250.000 trẻ em đang bị ung thư. Riêng tại Việt Nam, số ca ung thư nhi mắc mới ước tính trong một năm ở trẻ dưới 19 tuổi là khoảng 4.200 trường hợp.

    Nhiều dấu hiệu phát hiện khối u sớm ở trẻ

    Theo các chuyên gia, ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, có thể gặp ở mọi cơ quan trong cơ thể, xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ mới sinh có thể do đột biến gen từ lúc bào thai. Đa số bệnh ung thư hình thành các khối u, nhưng ở giai đoạn sớm u hình thành chưa rõ.

    Bởi vậy, trong quá trình phát triển khối u, các tế bào ác tính có khả năng di căn tới các hạch bạch huyết hoặc các tạng ở xa hình thành các khối u mới. Đặc biệt, nhiều dạng ung thư ở trẻ em khác với ung thư ở người lớn về điều trị và kết quả sống thêm. Vì thế, những hiểu biết về bệnh ung thư ở trẻ em là điều cần thiết để giúp cho việc phát hiện bệnh sớm.

    Trao đổi với phóng viên, GS Nguyễn Chấn Hùng – Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam cho biết, ban đầu ung thư ở trẻ em thường rất mập mờ. “Thậm chí, ngay cả khi tắm rửa cho bé, mẹ thấy bụng bé to, thường nằm ở bên hông bé, hay dưới da trẻ có chỗ u lên, một cục cứng hoặc chạy tới chạy lui, có khi là các vết lấm tấm đỏ hoặc bầm tím.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    GS Nguyễn Chấn Hùng – Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam

    Coi chừng một nhóm hạch cứng, không đau, hai ba tuần lễ không teo lại. Đồng thời, cảnh giác với những chồi thịt trong miệng, mũi, lỗ tai, âm đạo. Còn nếu ở mắt thì cảnh giác khi con ngươi có đốm trắng hoặc trong xanh như mắt mèo, bé nhìn nghiêng nghiêng, khi đó là báo động ung thư mắt …”, GS Chấn Hùng cảnh báo các dấu hiệu sớm nghi ngờ trẻ mắc bệnh ung thư.

    Theo GS Hùng, trong các bệnh ung thư ở trẻ em mắc phải thì có đến hơn một nửa là ung thư máu và ung thư hạch, số còn lại là các loại bướu đặc, mọc từ các tế bào non thời kỳ thai phôi hay còn gọi là bướu nguyên bào ở trẻ từ 0 đến 5 tuổi, bướu này thường nằm ở thận, mọc ở mắt, ở gan, buồng trứng và tinh hoàn.

    Đạt được nhiều tiến bộ trong điều trị

    Nói về tính hiệu quả trong điều trị các bệnh ung thư ở trẻ em, GS Nguyễn Chấn Hùng cho biết, hiện nay nhờ các tiến bộ y học, trên thế giới ngày càng có nhiều trẻ được trị tốt ở nhiều trung tâm chuyên khoa rồi về nhà và lớn lên như những trẻ khác. Theo thống kê, có khoảng 50 đến 70% các trẻ được trị khỏi. Tuy nhiên, việc điều trị còn phải tùy thuộc vào loại bệnh, thời kỳ diễn tiến của bệnh và tuổi của bé.

    Cũng theo GS Hùng, hiện nay trong số các căn bệnh ung thư, bệnh bạch cầu hay còn gọi là bệnh ung thư máu chiếm tỷ lệ mắc nhiều nhất. Theo đó, bệnh khởi phát là do tủy xương sản sinh ra các bạch cầu không bình thường ngày một nhiều, các bạch cầu không bình thường này lấn lướt các bạch cầu lành và khiến bệnh càng trầm trọng.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Khi tắm rửa cho bé, mẹ thấy bụng bé to, thường nằm ở bên hông bé, hay dưới da trẻ có chỗ u lên…, thì cần phải đưa trẻ đi khám, vì đó có thể là dấu hiệu khởi phát của bệnh ung thư. (Ảnh minh họa)

    Các biểu hiện chính của bệnh thường là thiếu máu, da xanh, xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc, đau xương, sốt thất thường, ra nhiều mồ hôi về đêm, nổi hạch nhiều hoặc hạch to thất thường, bụng chướng do gan, lách to, nhiễm trùng khó điều trị.

    Một số bệnh nhân có biểu hiện phì đại lợi, lồi mắt, tổn thương da. Nếu những triệu chứng này xuất hiện kéo dài vài ngày hoặc vài tuần thì cha mẹ phải đưa trẻ đi khám ngay để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

    Việc điều trị cho bệnh nhi ung thư máu phụ thuộc nhiều vào thể ung thư và thời gian phát hiện bệnh sớm hoặc muộn. Ở trẻ bị ung thư máu, người ta nhận thấy có sự tăng sinh bất thường và ác tính trong quá trình tạo máu của thành phần bạch cầu gốc trong tủy xương.

    Hiện nay, một số yếu tố môi trường và di truyền có liên hệ với bệnh bạch cầu cấp đã được ghi nhận do môi trường, virus, tia phóng xạ, hóa chất, bất thường nhiễm sắc thể (trẻ bị hội chứng Down)…

    Những dấu hiệu cần phải đưa trẻ đi khám

    Nếu ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm trẻ có nhiều cơ hội được cứu sống. Mặc dù các triệu chứng và biểu hiện của ung thư tùy thuộc vào dạng bệnh, vị trí trong cơ thể nhưng 85% trẻ ung thư có dấu hiệu gợi ý dưới đây:

    - Khối u hoặc sưng nề bất thường ở ổ bụng.

    - Sốt kéo dài không lý giải được.

    - Mệt mỏi, xanh xao, sút cân nhanh.

    - Dễ xuất hiện vết bầm tím và chảy máu không lý giải được.

    - Đau kéo dài không lý giải được, đau đầu kèm theo nôn.

    - Thay đổi đột ngột khả năng thăng bằng hoặc thay đổi đột ngột hành vi.

    - Đầu bị sưng nề.

    - Xuất hiện vệt sáng trắng ở mắt.

    Trẻ em có một trong những triệu chứng trên trong vài ngày hoặc vài tuần, cần phải đưa đi khám bệnh ngay để phát hiện các triệu chứng này và chẩn đoán bệnh.





    Theo Lê Phương (Khám phá)
     
  4. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    5 bí quyết giúp con thích học môn toán

    Ngay từ bé, bố mẹ có thể cho con học về con số từ các nút bấm điều khiển, điện thoại - giống như một trò chơi.

    Ngay khi đi học mẫu giáo, các con đã được tiếp cận với những con số và phép tính đơn giản. Nhưng không phải bé nào cũng thích thú với các con số "khô khan" đó nên vì thế cũng ít hứng thú với môn toán. Để cải thiện vấn đề này, chị Bích Hằng, một bà mẹ có con học lớp 3 ở phố Lò Sũ, Hà Nội đã áp dụng 5 "tuyệt chiêu" dưới đây.

    1. Bắt đầu cho con làm quen với các con số từ khi còn nhỏ

    Khi mua đồ chơi cho các con, bố mẹ nên lựa chọn đồ chơi thông minh để phát triển tư duy. Sớm được làm quen và nhận diện các con số trên đồ chơi mà con yêu thích sẽ làm con bắt đầu có cảm tình với môn toán. Ngoài ra, bố mẹ có thể cho con xem các chương trình ti vi, phim hoạt hình và ca nhạc thiếu nhi có giới thiệu cách đếm số với hình ảnh sống động, ngộ nghĩnh về các con số để thu hút con.

    Theo chia sẻ của chị Hằng, do biết con mình ngay từ nhỏ đã thích bật-tắt các nút công tắc, thích bấm vào các phím có dạng lồi như phím đàn, nút bấm điện thoại hay nút bấm điều khiển ti vi, chị đã nghĩ ra một cách để con có thể vừa chơi vừa học. Đó là hàng ngày, chị đều cố tình nhờ con bật ti vi, chuyển kênh. Hay với điện thoại để bàn, chị nhờ con bấm số của ông bà để chị gọi điện. Mỗi lần nhờ con như vậy, chị đều đọc to các con số để con có thể thao tác bấm số tương ứng ghi trên điện thoại hay điều khiển. Vì vậy, con nhận diện các con số rất nhanh và cũng hào hứng khi làm đúng thì được mẹ khen ngợi, động viên.

    2. Khuyến khích con ghi nhớ các con số

    Khuyến khích con học thuộc hay ghi nhớ các con số, một dãy số cũng là cách hay để con có thể rèn luyện trí nhớ, tư duy toán của mình. Tuy nhiên, ghi nhớ dãy số bất kỳ là một việc không dễ và không nhiều thú vị đối với nhiều đứa trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên giúp con ghi nhớ các con số bằng cách gắn với những đồ vật, môn học mà con yêu thích.

    Ví dụ, nếu con thích xem các chương trình thể thao, bố mẹ hãy thường xuyên hỏi con về tỷ số của một trận bóng hay trận đấu. Nếu con thích các loại ô tô, xe máy, hãy đố con nhớ được biển số xe của bố mẹ và người thân trong gia đình. Để trả lời được câu hỏi của bố mẹ, con sẽ dần hình thành thói quen ghi nhớ các con số. Đối với con mê địa lý, việc đố diện tích, dân số của một vùng lãnh thổ là một cách hay vừa giúp con tìm hiểu sâu và ghi nhớ đầy đủ các thông tin liên quan đến chủ đề này.

    [​IMG]
    Việc làm quen với các con số từ sớm sẽ giúp con có niềm yêu thích với môn toán khi đi học. Ảnh minh họa: Anthenticparent.

    3. Đưa con số và tính toán vào cuộc sống của con

    Nhiều đứa trẻ rất thích theo mẹ đi mua sắm, đi siêu thị. Bố mẹ có thể qua đây nhờ con tính hộ những phép tính như tiền phải thanh toán, tiền thừa phải trả lại để tăng khả năng tính nhẩm của con hay giúp con tư duy về các dạng toán đố đơn giản. Đối với con còn nhỏ, việc đếm số bạn trong lớp hay đếm số thành viên trong gia đình cũng là cách tốt để con học với các con số.

    4. Chọn mua các loại sách toán và giải toán cùng con

    Bố mẹ có thể chọn mua các loại sách có liên quan đến con số, sách toán về suy luận logic cho con và cùng con giải toán. Đối với các con còn nhỏ, bố mẹ chú ý mua sách có hình ảnh, màu sắc đẹp, con số được in to, rõ ràng và các con số có thể được nhân cách hóa ngộ nghĩnh để tăng hứng thú cho con. Thời gian giải bài toán không nên quá dài, khoảng 30 phút lại giải lao để các con không cảm thấy áp lực mà đơn giản chỉ là vừa học vừa chơi.

    5. Khuyến khích con tham gia thi các cuộc thi toán và trắc nghiệm toán

    Ở các trường học thường tổ chức những cuộc thi như thế này nhưng nhiều trẻ lại rụt rè, nhút nhát, không tự tin tham gia. Bố mẹ cần theo dõi các thông báo của nhà trường, tham khảo thông tin trên mạng và của người quen để nắm được thời gian thi. Bố mẹ không nên tỏ thái độ "chắc thắng", "thi là phải có giải" vì điều đó sẽ tạo áp lực cho con. Khi con đạt kết quả chưa cao, bố mẹ cũng không nên tỏ vẻ thất vọng mà hãy động viên con "thua keo này ta bày keo khác", "lần này thi để lấy kinh nghiệm, là thử sức" để con loại bỏ được cảm giác thất bại, tự ti hay chán nản rồi từ đó ghét môn toán.

    Lệ Thúy
     
  5. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Tư thế nằm ngủ an toàn và nguy hiểm nhất cho trẻ sơ sinh

    Theo bác sĩ Nguyễn Minh Thanh (BV phụ sản Hà Nội), nằm ngửa là tư thế thích hợp và an toàn nhất cho trẻ sơ sinh khi ngủ.

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và ổn định hệ thần kinh của trẻ sơ sinh. Trung bình một ngày, em bé sơ sinh ăn, khóc và đi vệ sinh khoảng 4 giờ; còn lại 20 giờ dành cho thời gian ngủ. Nếu trẻ không đảm bảo ngủ đủ thời gian sẽ trở lên khó chịu, kém ăn, tăng cân và giảm khả năng miễn dịch, thậm chí thường xuyên bị bệnh. Tuy nhiên, để duy trì một giấc ngủ ngon cho trẻ là điều không hề đơn giản. Nhiều chị em lần đầu làm mẹ không hề biết cho con nằm ngửa, sấp hay nghiêng là đúng cách.

    Bác sĩ Nguyễn Minh Thanh, Khoa sản- BV phụ sản Hà Nội đã đưa ra lời khuyên nên cho con nằm tư thế nào khi ngủ là tốt nhất. Đồng thời, chỉ rõ cách chọn, kê gối cho trẻ khi nằm.

    Tư thế nằm nguy hiểm cho trẻ

    Bác sĩ Thanh cho biết, các mẹ sau sinh không nên cho trẻ sơ sinh nằm sấp vì sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ. Đặc biệt, nằm sấp khiến bé rất dễ bị ngạt và dẫn đến đột tử. Bên cạnh đó, bé nằm sấp rất khó duỗi chân tay, máu lưu thông kém và gây áp lực lên vùng bụng.

    Tư thế nằm an toàn cho trẻ

    Tư thế nằm của trẻ sơ sinh nên là tư thế ngửa hoặc nghiêng. Trong tư thế ngửa, cơ của trẻ luôn trong tình trạng thoải mái nhất. Lưu lượng máu lưu thông trong cơ thể cũng không gặp bất cứ trở ngại nào. Các nội cơ quan như tim, dạ dày cũng không phải chịu sự chèn ép hay gặp áp lực. Đặc biệt, nằm nghiêng hay ngửa giúp trẻ không bị trớ khi ăn xong bởi dạ dày của em bé nằm chếch bên phải”, bác sĩ Thanh đưa là lời khuyên cho các mẹ sau sinh.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Tư thế nằm của trẻ sơ sinh nên là tư thế ngửa hoặc nghiêng (Ảnh minh họa)



    Ngoài ra, trong tư thế này, mẹ sau sinh có thể dễ dàng sửa tay, chân con nếu bị vướng hoặc quan sát xem những biểu hiện trên gương mặt bé trong lúc ngủ. Đây cũng chính là tư thế khá an toàn bảo vệ cho bé tránh khỏi nguy cơ đột tử do bị ngạt bởi các vật thể bên ngoài như chăn, gối…





    Cách chọn, kê gối

    Để trẻ sơ sinh có giấc ngủ ngon và tốt cho quá trình hô hấp khi ngủ, các mẹ sau sinh nên chọn cho trẻ những loại gối mềm, mỏng và chất liệu êm ái. Bởi, cơ thể của trẻ sơ sinh khá nhạy cảm với mội trường bên ngoài. Ngược lại, những chiếc gối mềm quá sẽ không có tác dụng hỗ trợ cột sống cho bé. Đồng thời không có lợi cho tuần hoàn máu, thậm chí cản trở hô hấp do diện tích đầu và mặt tiếp xúc với gối lớn khi bé nằm thẳng hay nằm nghiêng.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Mẹ nên chọn cho trẻ những loại gối mềm, mỏng và chất liệu êm ái

    Để chọn gối nằm cho trẻ hợp lí, bác sĩ Thanh đã đưa ra lời khuyên chọn và kê đặt gối: “Các mẹ sau sinh nên cho trẻ gối đầu khi nằm. Tuy nhiên, các mẹ cần chọn những chiếc gối mềm mỏng có chiều dày từ 2 tới 3 cm và kê qua vai của trẻ. Như vậy sẽ bảo vệ cổ, cột sống cổ khỏi những ảnh hưởng cơ học vật lí như xương bé còn non yếu. Một chiếc gối vừa vặn sẽ giúp bé có tư thế nằm ngủ đúng và ngon giấc”.





    Theo Vân Anh (Khám Phá)
     
  6. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Muốn con thông minh: mẹ năng nấu cháo bí đỏ

    Bí đỏ từ xưa vẫn được coi là món ăn bổ não bởi hàm lượng axit glutamine rất dồi dào trong loại quả này.

    Bí đỏ từ xưa vẫn được coi là món ăn bổ não bởi hàm lượng axit glutamine rất dồi dào trong loại quả này đóng vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng thần kinh, trợ giúp cho các phản ứng chuyển hóa ở các tế bào thần kinh và não. Các mẹ bầu được khuyến khích ăn bí đỏ trong thai kì để em bé phát triển não bộ tốt từ trong bụng mẹ.

    Bí đỏ thịt mềm, vị thơm ngọt, màu vàng bắt mắt nên bé nhà mình khá thích ăn. Thực đơn của bé một tuần phải có đến 3-4 bữa cháo bí đỏ. Mình thường xuyên nấu thay đổi, hôm nấu với thịt bò, hôm nấu thịt heo, hôm lại nấu tôm, nấu cá hồi,... cho con lạ miệng. Hôm nay, xin chia sẻ với các mẹ công thức cháo tôm bí đỏ thơm ngon siêu đơn giản, siêu nhanh chóng để các mẹ tham khảo nhé:

    Nguyên liệu:

    - Gạo tẻ: 3 nắm nhỏ

    - Gạo nếp: 1 nắm nhỏ

    - Tôm sú: 50 gr

    - Bí đỏ: 50 gr

    - Dầu ăn ô liu

    - Mắm ngon

    Cách làm

    Bước 1: Gạo tẻ trộn với gạo nếp, xay vỡ rồi vo sạch cho vào nồi ninh nhỏ lửa.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Bước 2: Trong lúc đợi cháo chín, tôm sú rửa sạch, bóc lớp vỏ và xắt hạt lựu, xào tôm với chút dầu ăn, nêm ½ thìa mắm ngon. Phần vỏ và chân tôm giã ra lọc lấy nước rồi cho vào nồi xào tôm đun sôi khoảng 1 phút thì tắt bếp.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Bước 3: Bí đỏ gọt lớp vỏ ngoài, rửa sạch, cắt mỏng và hấp chín rồi nghiền nhuyễn.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Bước 4: Cháo chín múc lượng cháo vừa đủ cho vào máy xay, thêm thịt tôm, bí đỏ vào xay nhuyễn. Đổ ra nồi nhỏ đun khoảng 1-2 phút, tắt bếp đổ bột ra đĩa, nêm 1 thìa canh dầu ô liu.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Như vậy là mẹ đã có món cháo tôm sú với bí đỏ cho bé yêu rồi nhé.

    Theo Mẹ Socola (Khám Phá)
     
  7. đatphuongnam

    đatphuongnam Thành viên mới

    Tham gia:
    26/8/2014
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    LƯU Ý ĐỂ SỬ DỤNG SỮA ONG CHÚA MỘT CÁCH HIỆU QUẢ

    Sữa ong chúa – một “thần dược thiên nhiên” được con người rất ưa chuộng.Chính khả năng chữa hầu hết các bệnh, khả năng chống lão hóa, tăng cường tuổi thọ và chống ung thư, tăng cường sinh lý…một cách hiệu quả là lý do nó trở thành “con cưng” trong tủ thuốc mỗi nhà.

    Tuy nhiên, sữa ong chúa vốn không dễ uống và sử dụng với những người mới bắt đầu. Do đó, chúng ta cần lưu ý để sử dụng một cách hiệu quả.
    Đối với trẻ em thì chỉ dùng sữa ong chúa cho trẻ trên 2 tuổi và bị mắc bệnh còi xương. Vì sử dụng sữa ong chúa có thể làm trẻ phát dục sớm.
    chi tiết :SỮAONGCHÚAalright.vn
     
  8. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Cho cho bú nhiều: Tuyệt chiêu chữa tắc tia sữa

    Bác sĩ Nguyễn Minh Thanh cho rằng, khi sản phụ bị tắc tia sữa sau sinh, nên cho con bú mút càng nhiều càng tốt.

    Sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất của tự nhiên, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ trong những tháng ngày đầu tiên. Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ mang lại lợi ích cho bé mà còn tốt cho các mẹ bầu. Hiện nay, nhiều mẹ bầu sau khi sinh bị rơi vào tình trạng tắc tia sữa mà không biết rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa.

    Nguyên nhân tắc tia sữa

    Sữa mẹ được sản xuất từ các nang sữa, theo các ống dẫn đổ về và chứa sữa ở phía sau quầng vú, dưới tác dụng kích thích của động tác bú mút của trẻ, sữa sẽ chảy ra ngoài. Tuy nhiên, vì một số lí do mà lòng ống dẫn sữa bị bít lại, sữa sẽ không thể thoát ra ngoài. Đó gọi là tắc tia sữa ở bà mẹ sau sinh.

    Bác sĩ Nguyễn Minh Thanh, Khoa sản - BV Phụ sản Hà Nội đã chỉ ra nguyên nhân quan trọng khiến các mẹ bầu bị tắc tia sữa sau sinh: “Ngay sau khi sinh 2 đến 3 ngày, lượng sữa của các mẹ về nhiều, chủ yếu là các tia sữa non và đặc. Khi đó tâm lý chung của các mẹ sau sinh nghĩ là sữa về chưa đủ cho trẻ ăn nên thường sợ trẻ đói và cho trẻ bú sữa ngoài. Khi lượng sữa về nhiều mà không được trẻ bú cũng như vắt ra thì sẽ đọng lại tạo thành khối trong tuyến sữa. Đồng thời, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, làm cho các ống dẫn trước chỗ tắc càng bị căng giãn. Hiện tượng này gây chèn ép các ống dẫn sữa khác, tạo ra một vòng xoắn bệnh lí, làm tình trạng tắc sữa nặng hơn ”.

    Ngoài ra, hiện tượng tắc tia sữa ở mẹ còn xuất phát từ nguyên nhân: Không vắt bỏ sữa thừa khi trẻ bú không hết, đồng thời cũng làm giảm tiết sữa.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Mẹ bầu bị tắc tia sữa sau sinh, nên cho con bú mút, càng nhiều càng tốt (ảnh minh họa)

    Dấu hiệu nhận biết

    Mẹ bầu bị tắc tia sữa sau sinh có thể nhận biết bằng thị giác và cảm giác. “Khi thấy bầu vú căng to hơn so với bình thường và càng ngày càng căng dần, đau tức và tia sữa ra không đều hoặc không tiết ra sữa thì chứng tỏ mẹ bầu đã bị tắc tia sữa”, bác sĩ Thanh chỉ rõ dấu hiệu.

    Bác sĩ Thanh cũng cho biết thêm, có những dấu hiệu khác nhau để nhận biết mẹ bầu bị tắc tia sữa tùy vào mức độ nghiêm trọng:

    - Đối với những mẹ tắc tia sữa nhẹ sẽ có dấu hiệu: Căng, cương cứng và đau. Khi phát hiện bầu vú căng, mẹ bầu cần chú ý quan sát bề mặt vú có sưng và đau không(?). Nếu có, mẹ bầu phải nhanh chóng tìm cách làm tan sữa đã vón kết.

    - Đối với những mẹ bầu tắc tia sữa nhẹ mà không kịp điều trị sẽ dẫn đến tình trạng bầu vú: sưng, đỏ, đau và viêm tuyến sữa.

    Cách phòng, chữa

    Bác sĩ Thanh khuyến cáo, mẹ bầu bị tắc tia sữa nên cho con bú, càng cho con bú mút nhiều càng tốt. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng như các mẹ bầu khác để sữa về. Đặc biệt, khi trẻ bú xong bữa mà sữa mẹ còn nhiều, mẹ bầu phải vắt cạn lượng sữa còn lại để sữa tiếp tục tiết ra.

    Đồng thời, bác sĩ Thanh có đưa ra những biện pháp thông và phòng ngừa tắc tia sữa cho các mẹ bầu:

    Cách phòng tránh tắc tia sữa

    - Maseger đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh.

    - Giữ vệ sinh sạch sẽ đầu vú.

    - Vắt bỏ sữa thừa khi trẻ không bú hết.

    - Chế độ dinh dưỡng phù hợp.

    - Tinh thần thoải mái, vui vẻ.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Chế độ dinh dưỡng phù hợp là cách phòng tránh tắc tia sữa (ảnh minh họa)

    Cách thông tia sữa

    Mẹ bầu có thể chườm nóng bằng nước nóng hoặc cơm nóng bọc vào khăn xô. Dưới tác động của nước nóng, sữa đông kết tan dần, giúp tuyến sữa được lưu thông.

    Sau đó dùng mu bàn tay day nhẹ nhàng cường độ mạnh dần vào vùng ngực có tuyến sữa bị tắc. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết. Mẹ bầu nên day nhẹ nhàng trong mức đau có thể chịu được và day từ từ theo chiều kim đồng hồ, khoảng 20-30 lần và ngược lại.

    Sau khi đã chườm và day thì bạn nên vắt sữa ra và tốt nhất là nên cho bé bú luôn khi sản phụ chưa bị tắc tia sữa dạng apxe.

    (Bài viết không đề cập đến một số bệnh lí gây tắc tia sữa).





    Theo Vân Anh (Khám Phá)
     
  9. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Mẹo trị con ăn vạ không cần la mắng

    Không cần gào thét, chẳng cần mắng mỏ, cha mẹ vẫn có thể xoa dịu cơn mè nheo, hờn dỗi của con bằng những cách dưới đây.

    Trẻ con có thể nổi giận hoặc hờn dỗi mà chẳng vì lý do cụ thể nào cả, chúng có thể quấy khóc mà bố mẹ không có cách nào dỗ được. Tuy nhiên, một vài mẹo nhỏ dưới đây có thể sẽ giúp ích rất nhiều cho các ông bố bà mẹ.

    Khi một cơn giận giữ xảy ra, điều quan trọng là ở bên trẻ và giúp trẻ bình tĩnh trở lại. Dần dần bé con sẽ học được cách quản lý những cảm xúc của chính mình.

    1.Tìm hiểu nguyên nhân và ngăn chặn cơn giận dữ

    Trong khi hình thành một cơn giận giữ, trẻ sẽ trở nên choáng ngợp với những cảm xúc. Trẻ sẽ khó chịu, bực tức, rất khó tính hoặc cố chấp. Trẻ có thể hành động kiểu ngớ ngẩn hoặc "bùng nổ". Mẹ nên để ý những hành động cũng như thói quen của trẻ và nếu đã hình thành một khuôn mẫu, cố gắng thực hiện những gì bạn có thể làm để ngăn chặn cơn giận dữ. Ví dụ, nếu những cơn giận giữ luôn luôn xảy ra vào thời điểm ăn tối, hãy để trẻ giúp bạn chuẩn bị bữa ăn, hoặc có một khoảng thời gian đặc biệt với trẻ ở thời điểm đó trong ngày.

    Cố gắng giải quyết những vấn đề làm trẻ bực bội. Có thể là những thứ rất nhỏ đối với bạn, nhưng có thể lớn đối với trẻ. Nếu vấn đề lên đến đỉnh điểm của sự căng thẳng hoặc mất phương hướng, điều đó có thể làm trẻ ngoài tầm kiểm soát.

    2. Lắng nghe bé

    Hãy tưởng tượng ra sự thất vọng của một đứa trẻ khi cố gắng thể hiện một điều gì đó với bố mẹ mà không được. Đó chính là một trong những nguyên nhân gây nên sự cáu giận ở bé. Lắng nghe cẩn thận những gì con bạn đang cố gắng để nói, cũng giống như bạn làm với một người lớn khác. Thì thầm rằng bạn hoàn toàn hiểu được lý do tại sao chúng khóc và bạn đang ở đây để giúp đỡ chúng. Hỏi xem chúng muốn gì vỉ khi trẻ biết bạn đang kết nối với chúng, chúng sẽ kể lể. Tuy nhiên có trẻ sẽ không hợp tác ngay nếu chúng đang cơn khóc, hãy kiên nhẫn dỗ dành chúng sẽ nghe và khóc bé dần.

    3. Thể hiện sự kiên quyết với bé

    Khi đối phó với những bé khóc dai dẳng, bố mẹ phải duy trì sự kiên quyết của mình bởi trẻ con thường không dễ đầu hàng, đừng để con nhận ra bố mẹ sắp bỏ cuộc và chịu thua trước đòi hỏi của con. Hãy quyết tâm dập tắt các hành động không ngoan để dạy con hiệu quả. Thậm chí bạn còn cần thể hiện sự giận dữ của mình một cách có ý thức trước mặt chúng. Con bạn sẽ rất sốc và việc khóc lóc sẽ chấm dứt.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Khi đối phó với những bé khóc dai dẳng, bố mẹ phải duy trì sự kiên quyết của mình bởi trẻ con thường không dễ đầu hàng. (Ảnh minh họa)

    4. Ôm ấp bé

    Thông thường, ăn vạ là dấu hiệu của một đứa trẻ không nhận được sự quan tâm và tình cảm mà chúng đang tìm kiếm. Nhiều bậc cha mẹ mắc sai lầm khi bỏ qua cơn nóng giận của con, mà thực chất chúng chỉ nhằm mục đích thu hút sự chú ý của mọi người, khiến cơn giận của trẻ càng trở nên trầm trọng. Đôi khi một cái ôm đơn giản có thể làm dịu tình hình và mang lại bình tĩnh và hòa bình.

    5. Cắt giảm những loại đồ ăn không tốt cho bé

    Đây là biện pháp mang ý nghĩa lâu dài. Bởi vì những đồ ăn có mức dinh dưỡng thấp nhưng lại có quá nhiều chất “không tốt” như đường, mỡ, và muối có hại cho cơ thể lại là những món thông thường trẻ thích như món khoai tây chiên , pizza, bánh kẹo,... Những món ăn này thường là đồ khoái khẩu của các bé, nhưng không nên dùng thường xuyên dễ bị mập và cao mỡ, cao máu. Hơn thế nữa, đồ ngọt có thể gây ra các biến lượng đường trong máu gây ra thay đổi tâm trạng còn cafein trong đồ uống có ga còn khiến trẻ nổi nóng. Chính vì vậy, để hạn chế cơn cáu giận của trẻ thì mẹ tốt nhất nên hạn chế những loại đồ ăn này trong khẩu phần hàng ngày của bé.

    Theo Huyền My (discipline) (Khám phá)
     
  10. Bơ Bụ Bẫm

    Bơ Bụ Bẫm Thành viên tích cực

    Tham gia:
    10/11/2015
    Bài viết:
    912
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    cám ơn chủ top , bài viết thật hữu ích ^^
     
  11. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    4 việc không nên làm trước mặt ông bà

    Đánh mắng con trước mặt ông bà có thể khiến ông bà có suy nghĩ không được tôn trọng.

    Một gia đình có 3 thế hệ gồm ông bà, bố mẹ và con cái chung sống đôi lúc vẫn gặp phải những tình huống khó xử hoặc hiểu lầm nhau do cách sử xự không mấy khéo léo của các cặp vợ chồng trẻ khiến ông bà tự ái, buồn lòng. 15 năm sống chung với bố mẹ chồng, chị Hoài Phương (Ba Đình, Hà Nội) bảo, bên cạnh những bất tiện trong sinh hoạt vì gia đình đồng người thì vợ chồng chị cũng phải chú ý tới cả lời ăn, tiếng nói và các dạy con để giữ không khí gia đình luôn êm ấm. Trong đó, có 4 việc dưới đây mà chị Phương cho rằng, các cặp vợ chồng cần tuyệt đối tránh làm trước mặt ông bà.

    1.Không nên đánh mắng con trước mặt ông bà

    Khi bố mẹ quát mắng, đánh con trước mặt ông bà, có thể khiến ông bà tự nghĩ rằng "chúng nó đánh con để chỉ trích ông bà" hay "chúng nó coi thường ông bà"... Có trường hợp, ông bà cảm thấy bất bình ngay lập tức và mắng bố mẹ té tát, đẩy mâu thuẫn gia đình lên cao. Dù rơi vào trường hợp nào, bố mẹ cũng nên cân nhắc việc dạy con trước mặt ông bà vì người già hay cả nghĩ, sẽ khó có thể chấp nhận khi thấy cháu nội (ngoại) yêu quý của mình bị mắng, bị đòn dù cháu thực sự có lỗi. Bố mẹ hãy kiềm chế, khéo léo chọn thời điểm phù hợp đưa con lên phòng riêng để dạy dỗ, nhắc nhở.

    2.Không nên to tiếng trước mặt ông bà

    Ông bà nào cũng mong muốn vợ chồng con mình sống hòa thuận, hạnh phúc. Vì thế, khi thấy các con to tiếng thì đều rất buồn lòng. Nhiều người biện minh rằng, do nhà chật nên khi vợ chồng "cơm chẳng lành canh chẳng ngọt" thì tránh sao việc mọi người biết chuyện nhưng trong những tình huống như thế này, vợ chồng nên "đóng cửa bảo nhau" để không ảnh hưởng đến tinh thần của ông bà lớn tuổi.

    [​IMG]
    Khi nhiều thế hệ cùng chung sống, mỗi thành viên phải chú ý trong cách cư xử và ăn nói. Ảnh minh họa: BKZ.

    3.Không nên than vãn chuyện tiền bạc trước mặt ông bà

    Kinh tế luôn là vấn đề nhạy cảm khi gia đình có nhiều thế hệ chung sống. Ông bà đã nghỉ làm việc, thu nhập chủ yếu là lương hưu chỉ có tiền lương hưu (hoặc không có). Nhiều cặp vợ chồng do gặp phải khó khăn, giảm thu nhập nên khi thường xuyên chồng mắng vợ, vợ cằn nhằn chồng về chuyện tiền bạc, chi tiêu khiến ông bà nghe xong cảm thấy bị tổn thương và tủi thân. Thậm chí, một số ông bà còn cảm thấy bất lực vì không thể giúp các con rồi tự nghĩ mình là gánh nặng của gia đình... Vậy nên các cặp vợ chồng hãy tế nhị trong việc bàn bạc chi tiêu tiền bạc trước mặt ông bà để tránh những hiểu lầm đáng tiếc.

    4.Không nên tự ý bỏ các đồ vật cũ của ông bà

    Người già hay hoài niệm về tuổi trẻ nên thích giữ lại những vật kỷ niệm gắn liền với những năm tháng đáng nhớ. Hoặc người già bản tính hay nhặt nhạnh, tiết kiệm và ki cóp nên cũng thường thu gom chai nhựa, túi nilon… để có dịp đem ra dùng. Thói quen này có thể làm cho nhà cửa chật chội, bừa bộn nhưng không nên vì thế mà tự ý bỏ đi các món đồ của ông bà. Khi dọn dẹp nhà cửa, vợ chồng cũng nên xin ý kiến của ông bà để thu dọn hoặc bỏ bớt các đồ không cần thiết đi, tránh trường hợp ông bà phật ý và cho rằng mình không được tôn trọng, không có được một không gian riêng.

    Lệ Thúy
     
  12. Mẹ bé Cá

    Mẹ bé Cá Tất cả vì con em chúng ta

    Tham gia:
    10/11/2015
    Bài viết:
    859
    Đã được thích:
    103
    Điểm thành tích:
    83
    rất hữu ích :)
     
  13. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Những vụ trẻ "mang họa" từ thói quen cổ hủ của người lớn

    Chỉ vì hay dùng đũa của mình đút cho cháu ăn, bà nội vô tình lây bệnh cho đứa trẻ.

    Một trang tin điện tử ở Trung Quốc đưa bài về một vụ việc bé 2 tuổi bị xuất huyết dạ dày chỉ vì bà nội quen dùng đũa của mình gắp thức ăn cho cháu. Cụ thể sự việc được kể lại là: Có một gia đình ở nước này, hai vợ chồng vì công việc đều khá bận nên từ trước đến giờ đều gửi con cho ông bà trông giúp, cứ đến cuối tuần vợ chồng mới đón con về.

    Kết quả là tuần trước khi đón con về, đứa trẻ không chịu ăn uống gì cả, dù dỗ dành thế nào cũng không chịu ăn.

    Buổi tối cuối tuần hôm đó vợ chồng cô tiễn bà nội về nhà ngủ, nửa đêm nhận được điện thoại của bà nói đứa bé đang nôn mửa, hơn nữa còn nôn ra thứ có màu nâu đậm. Hai vợ chồng lúc đó mơi vội vàng chạy xe về nhà bà nội đưa đứa bé đến bệnh viện. Sau khi nội soi cho bé gái xong kết quả cho thấy đứa trẻ đã bị loét dạ dày dẫn đến xuất huyết dạ dày.

    Thì ra nguyên nhân là do người bà từ trước luôn dùng đũa ăn của mình đút cho cháu ăn, hơn nữa bà còn dùng nước rửa mặt của mình rửa lại cho cháu vì bà muốn tiết kiệm nước.

    Qua kiểm tra cho thấy bà nội đã bị nhiễm một loại vi rút, loại vi rút này đối với người lớn thì không sao nhưng đối với trẻ nhỏ thì lại bị ảnh hưởng rất lớn bởi sức đề kháng của trẻ rất kém, dạ dày khá mỏng.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]
    Người lớn dùng đũa của mình đút cho trẻ nhỏ ăn có thể vô tình làm lây bệnh cho đứa trẻ.(ảnh minh hoạ)

    Đây chỉ là một trong số rất nhiều trường hợp gần đây ở Trung Quốc có trẻ vô tình bị "mắc bệnh oan" vì những thói quen sai lầm và tai hại của người lớn. Các vụ việc này sẽ là một bài học kinh nghiệm đáng nhớ cho tất cả các bậc phụ huynh khi chăm con nhỏ.

    Bà mớm cơm, cháu bị lây giang mai

    Tháng 4/2014, một cặp vợ chồng ở Thẩm Dương, Trung Quốc đã tá hỏa khi phát hiện con mình mắc bệnh giang mai khi mới 2 tuổi. Vì bận rộn, không có thời gian chăm sóc con cái nên từ đầu năm ngoái, cặp vợ chồng này đã quyết định gửi Ali, con gái mình về quê cho bà ngoại chăm sóc.

    Theo mẹ của Ali, ngày nay vì chuyện cơm áo gạo tiền, hầu hết trẻ con đều để ở nhà cho ông bà trông và vợ chồng cô cũng không ngoại lệ. Bà ngoại Ali rất yêu cháu gái, thường xuyên ngủ cùng cháu, không chỉ ôm cháu suốt ngày mà còn thích mớm cơm cho cháu ăn.

    “Tôi thấy bà mớm cơm cũng hơi mất vệ sinh nhưng nghĩ mẹ mình đã nuôi mình khôn lớn, chẳng lẽ lại không biết cách nuôi con mình. Vì vậy, tôi để mẹ thoải mái chăm cháu”.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]
    Mớm cơm cho trẻ nhỏ là thói quen của khá nhiều người. (ảnh minh hoạ)

    Sau 3 tháng sống với bà ngoại, mặt, cổ, cánh tay và chân của Ali bắt đầu xuất hiện phát ban. Lúc đầu, những vết phát ban đó chỉ là những nốt màu đỏ tươi, to cỡ hạt đỗ, một số nốt có vảy, rải rác khắn cơ thể. Ali cũng không thấy có triệu chứng sốt. Chính vì vậy ban đầu bố mẹ cô bé nghĩ con mắc bệnh viêm da không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên cách đây không lâu, khi bộ phận sinh dục và hậu môn của con gái cũng xuất hiện những vết phát ban, hậu môn còn có những mảng da đỏ lên như chàm thì bố mẹ Ali tá hỏa.

    Lúc này, bà ngoại của Ali mới thấy cháu gái phát ban quá lâu và cũng có nhiều biểu hiện giống bà. Bố mẹ Ali đã nhanh chóng đưa con gái vào viện.

    Kết quả xét nghiệm huyết thanh chuẩn đoán Ali bị mắc bệnh giang mai và mục cóc phẳng trong khi kết quả xét nghiệm bệnh của bố mẹ hoàn toàn âm tính. Lúc này, mọi sự chú ý mới được đổ dồn vào bà ngoại của cô bé 2 tuổi.

    Tôi nghĩ rằng bệnh giang mai chỉ có thể lây qua đường tình dục, do đó không quá quan tâm đến bệnh này. Tôi vẫn điều trị tại nhà”, bà ngoại của Ali ân hận nói.

    Bà ngoại cô bé 2 tuổi mắc bệnh giang mai thứ cấp, truyền nhiễm. Bệnh này tái phát khi bà bị ốm. Tuy nhiên vì không có ý thức cách ly với cháu gái, bà vẫn chăm cháu, mớm cơm cho cháu ăn và ngủ cùng cháu hàng ngày. Khả năng miễn dịch của trẻ 24 tháng tuổi còn tương đối thấp, điều đó đã khiến Ali cũng bị mắc bệnh giang mai.

    Bé 2 tuổi bị mù mắt vì đùa nghịch khi bà nội ngậm tăm

    [​IMG] [​IMG][​IMG]
    Những đồ vật rất nhỏ như chiếc tăm, nếu không cẩn thận có thể gây tai nạn thương tâm cho trẻ nhỏ (ảnh minh hoạ)

    Mới đây ở Thượng Hải – Trung Quốc xảy ra một sự việc khá thương tâm. Bà nội cháu bé ăn tối xong và ngậm một chiếc tăm trong miệng để xỉa răng. Sau đó, bà lau rửa cho cháu trai 2 tuổi để cho cháu đi ngủ. Sau khi lau rửa sạch sẽ và mặc quần áo cho cháu thì cháu liền lao vào đòi ôm bà nội. Thế là chiếc tăm trong miệng bà đâm trúng vào mắt phải của cháu bé này. Bà nội theo phản xạ đã lập tức rút chiếc tăm ra. Thật không ngờ rằng hành động đó lại đem lại thảm cảnh đau xót là cháu bé này bị mù.

    Bác sĩ cho biết, lẽ ra tổn thương này có thể đã không trầm trọng như thế nhưng bởi vì rút tăm ra nên võng mạc bị tổn thương dẫn đến mắt bị mù.

    Bé sơ sinh tử vong vì bị người đến thăm hôn

    [​IMG] [​IMG][​IMG]
    Anh Douglas và cô con gái non nớt xấu số của mình.

    Em bé Eloise Lampton chào đời khoẻ mạnh ngày 1/11 vừa qua bằng phương pháp sinh mổ tại Bệnh viện Mackay ở phía Bắc Queensland (Anh). Vậy nhưng chỉ kịp tồn tại 24 ngày ngắn ngủi, em đã đột ngột tử vong sau khi vô tình bị nhiễm virus Herpes Simplex từ một nụ hôn của ai đó bị loét miệng.

    “Khi chúng tôi đưa con về nhà, con chỉ ngủ suốt ngày và thậm chí không buồn khóc. Các bác sỹ ban đầu chỉ cho rằng con gặp vấn đề về chuyện ăn uống. Mọi chuyện xảy ra quá nhanh, chỉ trong vòng vài giờ. Chúng tôi đưa con vào viện khám và nghĩ con vẫn ổn. Vâỵ nhưng sau đó, họ nói với tôi rằng con có thể sẽ không qua khỏi đêm nay”, chị Sarah Pugh (28 tuổi), mẹ của Eloise vừa khóc vừa nói với tờ Dailymail.

    Eloise sụt mất 1kg chỉ trong 1 tuần đầu sau sinh và sau chẩn đoán, các bác sỹ cho biết em bé đã bị nhiễm virus Herpes Simplex. Cả chị Sarah và anh Douglas – cha của em bé đều đã xét nghiệm và cho kết quả âm tính với virus này. Các bác sỹ kết luận em bé đã bị nhiễm virus do tiếp xúc miệng với một người bị loét miệng “và đó có thể là bất cứ ai đã đến thăm con" – chị Sarah cho biết.

    Cái chết của Eloise là một cú sốc lớn không chỉ với gia đình mà còn với tất cả các bà mẹ Anh Quốc. Chị Sarah hy vọng câu chuyện này sẽ giúp cộng đồng có ý thức hơn về virus Herpes Simplex và những gì nó có thể ảnh hưởng đến một em bé sơ sinh.

    Theo An An (tổng hợp) (Khám Phá)
     
  14. minhnhanalan

    minhnhanalan mekenhouse.com

    Tham gia:
    2/10/2013
    Bài viết:
    784
    Đã được thích:
    51
    Điểm thành tích:
    28
    Độc thấy hữu ích, cảm ơn chủ top
     
  15. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Sai lầm khi nấu thịt khiến con dễ nhiễm bệnh

    Từ 4 độ C đến 60 độ C là “vùng nguy hiểm” khiến vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong thịt, theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ.

    Dưới đây là những sai lầm mẹ cần tránh trong quá trình chế biến món thịt cho bé:

    Rã đông thịt sai cách

    Rã đông thịt ở nhiệt độ phòng hay bằng nước nóng đều không tốt.

    “Vùng nguy hiểm” - hay là nhiệt độ thích hợp nhất để vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong thức ăn - là từ 4 độ C đến 60 độ C, theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ. Do đó để thịt rã đông tự nhiên ở nhiệt độ thường sẽ khiến món thịt dễ bị nhiễm khuẩn.

    Nhiều người mất kiên nhẫn nên dùng nước nóng để thúc đẩy quá trình rã đông. Tuy nhiên, dùng nước nóng cũng không hề an toàn hơn việc để thịt ở nhiệt độ thường vì nhiệt độ của thịt đông lạnh khi gặp nước nóng cũng có xu hướng dịch chuyển xuống “vùng nguy hiểm”.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Cách tốt nhất để rã đông thịt cho bé là ngâm thịt trong nước lạnh. (Ảnh minh họa)

    Cách tốt nhất để rã đông thịt cho bé là ngâm thịt trong nước lạnh. Hãy cho nguyên túi thịt còn buộc kín vào nồi/bồn nước mát và 30 phút thay nước một lần để thịt tiếp tục được rã đông. Cách

    Khi rã đông bằng bồn nước lạnh, hãy cho nguyên túi/hộp thịt vào nồi nước mát. Cứ 30 phút thì thay nước một lần. Việc rã đông theo cách này nhanh hơn trong tủ lạnh. Cách làm này sẽ mất khoảng 1 tiếng đối với 4-5 lạng thịt. Tuy không nhanh bằng rã đông với nước nóng nhưng sẽ đảm bảo an toàn hơn.

    Nấu nhiều loại thịt cùng với nhau

    Không nên nấu nhiều loại đạm (protein) khác nhau cùng một lúc vì điều này sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm. Do đó, mỗi bữa mẹ chỉ nên chọn một loại thịt để nấu cho con, chẳng hạn như đã có thịt bò rồi thì không cần bỏ thịt gà hay thịt heo vào nữa.

    Làm đông lạnh thịt không đúng cách

    Khi mua thịt từ ngoài hàng về, đừng vội ném túi thịt vào ngăn đá tủ lạnh. Chất lượng thịt sẽ được duy trì tốt hơn nêu mẹ gói thịt kĩ càng trong giấy nhôm và cho vào túi, buộc kín rồi mới để vào ngăn đá.

    Dùng chung thớt để thái rau và thịt sống

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Nên dùng 2 chiếc thớt để thái riêng thịt sống và rau. Nếu mẹ chỉ có một chiếc thớt, hãy thái rau trước rồi mới thái đến thịt hoặc cá. (Ảnh minh họa)

    Thịt sống sẽ để lại vi khuẩn lên bất cứ nơi nào nó chạm đến. Cục Kiểm dịch và An toàn Thực phẩm khuyên dùng thớt riêng để thái thịt và thái rau. Nếu mẹ chỉ có một chiếc thớt, hãy thái rau trước rồi mới thái đến thịt hoặc cá.

    Để thịt sống trong tủ lạnh quá lâu

    Đối với các loại thịt xay, thịt gia cầm và hải sản sống, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ khuyên chỉ nên làm lạnh không quá 2 ngày.

    Theo Gia Thành (businessinsider) (Khám phá)
     
  16. Xuongrong66

    Xuongrong66 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    24/1/2014
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    55
    Điểm thành tích:
    28
    Những thông tin quá bổ ích dù là đã làm mẹ hay chưa làm mẹ đều nên đọc! Cảm ơn các mẹ chia sẻ nhìu nhìu
     
  17. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Con tử vong vì cốc sữa đậu nành tự làm của mẹ

    Nguyên nhân sự việc là lời cảnh báo đến nhiều chị em đang có thói quen tự nấu sữa đậu cho con

    Thời gian gần đây, trên một số trang tin của Trung Quốc có đăng tải một vụ tử vong đáng tiếc của một bé trai, nguyên nhân chỉ do thói quen uống sữa đậu nành mẹ tự làm.

    Theo đó, người mẹ này sau khi nghe nói sữa đậu nành có nhiều chất dinh dưỡng hơn sữa bò, đã quyết định tự mua đậu nành về nghiền tay rồi nấu thành sữa cho con uống các buổi sáng. Vì sáng ra phải vội vàng đưa con đến trường nên bà mẹ có thói quen luộc nhanh nước đậu nành xay, cho con uống một cốc rồi đưa đến trường. Sau một thời gian, đứa trẻ bỗng xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, khó thở và cuối cùng bị ngộ độc khi đang học ở trường và đã không qua khỏi.

    Sau khi tiến hành kiểm tra thì nguyên nhân gây ra cái chết thương tâm của cậu bé lại chính từ những cốc sữa đậu nành “chưa chín” của mẹ.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]
    Sai lầm khi nấu sữa đậu nành có thể gây hại cho sức khoẻ

    Theo đó, sữa đậu nành thường hay có một hiện tượng gọi là “sôi giả”. Đây là hiện tượng chất saponin trong sữa đậu nành sống nở ra, tạo bọt khí nổi lên khi gặp nhiệt độ 80 độ C. Như vậy, dù chưa phải ở nhiệt độ sôi (thường là 100 độ C) nhưng vì thấy bọt sủi lên nên người nấu cứ nghĩ là đã sôi. Hoặc do muốn tiết kiệm thời gian buổi sáng cho con đi học nên người mẹ đã chủ quan nấu không kỹ sản phẩm, dẫn đến những chất độc hại trong đậu nành và vi khuẩn chưa bị tiêu diệt hết.

    Đáng lẽ ra khi nấu đậu nành, nguyên tắc người mẹ nên nhớ là thấy sữa sôi vẫn cần tiếp tục nấu thêm 5 phút cho đến khi bọt khí hoàn toàn biến mất, lúc này sữa đậu nành mới thực sự đã chín.

    Bài viết cũng cảnh báo cha mẹ những lưu ý như sau:

    - Mua sữa đậu nành nóng trên đường phố, nếu thấy sữa có nhiều bọt thì tốt nhất không nên uống mà mua về đun lại thêm lần nữa.

    - Không uống sữa lúc đói hoặc nhịn ăn chỉ uống sữa. Khi uống sữa đồng thời với việc ăn bánh mì, bánh ngọt và các loại thực phẩm giàu tinh bột khác, protein trong sữa đậu nành sẽ được tiêu hoá hoàn toàn, vì vậy mà hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng.

    - Không nên cho đường nâu vào sữa đậu nành vì đường nâu và sữa sẽ tạo ra một chất kết tủa không có lợi cho tiêu hoá, đồng thời giảm tác dụng dinh dưỡng của sữa đậu nành.

    Theo Anh Minh (chinadaily) (Khám Phá)
     
  18. babyboy1122

    babyboy1122 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    1/6/2015
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    64
    Điểm thành tích:
    28
    Bài viết hữu ích quá, cảm ơn chủ thớt ạ
     
  19. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    10 siêu thực phẩm tốt cho não bộ của trẻ nhỏ

    Muốn bé nhớ nhanh, tiếp thu tốt, mẹ đừng quên bổ sung vào thực đơn của con những thực phẩm bổ não sau.


    Ăn gì để bé thông minh luôn là băn khoăn của rất nhiều ông bố bà mẹ. Mời các bậc phụ huynh tham khảo loạithực phẩm có tác dụng tăng cường khả năng tập trung và trí nhớ cho bé dưới đây:

    Lòng đỏ trứng

    Trứng là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cung cấp protein cho trẻ. Đặc biệt, lòng đỏ trứng là bộ phận chứa rất nhiều choline – một dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của trí nhớ ở trẻ.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Lòng đỏ trứng là bộ phận chứa rất nhiều choline – một dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của trí nhớ ở trẻ. (Ảnh minh họa)

    Rau lá có màu xanh đậm

    Rau lá có màu xanh đậm là biểu hiện của hàm lượng sắt dồi dào ở trong rau. Khi cơ thể thiếu sắt, không những thể lực sụt giảm mà trí nhớ cũng suy kém, não bộ kém tập trung. Vì vậy, để nuôi dưỡng một trí nhớ tuyệt vời cho con, hãy bổ sung thường xuyên vào thực đơn của bé những món rau như cải bó xôi, súp lơ xanh, rau ngót,... giàu chất sắt.

    Các loại hạt

    Hạt lạc, hạnh nhân, óc chó, hướng dương,... đều là những loại thực phẩm tốt cho não bộ và hệ thần kinh nhờ hàm lượng cao axit béo omega 3 và omega 6, vitamin B6 và vitamin E. Đặc biệt, vitamin E có tác dụng ngăn ngừa nhiều bệnh về mất trí nhớ. Lưu ý, trẻ từ 1 tuổi trở lên mới có thể tập ăn các loại hạt và cần phải xay nhuyễn hạt trước khi ăn để ngăn ngừa nguy cơ bé bị hóc nghẹn.

    Quả mọng

    Các loại quả mọng như dâu tằm, dâu tây, việt quất,... có chứa hoạt chất anthocyanin có tác dụng tăng cường hiệu quả trí nhớ. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong những quả này còn hỗ trợ hệ miễn dịch của bé, giúp bé chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn, vi-rút.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Các loại quả mọng như dâu tằm, dâu tây, việt quất,... có chứa hoạt chất anthocyanin có tác dụng tăng cường hiệu quả trí nhớ. (Ảnh minh họa)

    Cá chứa dầu

    Các loại cá chứa dầu như cá hồi, cá ngừ,... có hàm lượng axit béo omega 3 rất cao, đặc biệt tốt cho hệ thần kinh, củng cố và tăng cường khả năng tập trung và ghi nhớ cho bé.

    Socola đen

    Ăn socola đen có thể giúp tinh thần trở nên phấn chấn, tươi tỉnh lên nhanh chóng. Ngoài ra, chất cocoa trong socola đen còn tăng tuần hoàn máu lên não, nhờ đó mà trí nhớ cũng được cải thiện.

    Cà chua

    Cà chua giàu lycopene – một chất chống oxy hóa cực mạnh giúp phục hồi những tổn thương ở tế bào não và làm tăng cường trí nhớ.

    Củ cải đỏ

    Hàm lượng nitrate trong củ cải đỏ có tác dụng như chất tăng cường lưu lượng máu tới não. Củ cải đỏ còn giàu sắt và anthocyanin, vừa tăng chức năng nhận thức của não bộ, vừa giảm nguy cơ mắc các bệnh về mất trí nhớ.

    Tôm

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Tôm có hàm lượng vitamin B12 cao, đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của các tế bào thần kinh và ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ. (Ảnh minh họa)

    Món hải sản tươi ngon này có hàm lượng vitamin B12 cao, đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của các tế bào thần kinh và ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ. Ngoài ra, tôm cũng chứa nhiều axit béo omega 3 giúp trẻ phát triển trí não.

    Lựu

    Cũng giống như các loại quả mọng, lựu cũng giàu chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do (một trong những nguyên nhân gây nên suy giảm trí nhớ).

    Theo Gia Thành (eatingwell) (Khám phá)
     
  20. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Dẹp bỏ tâm lý sợ thua của trẻ quen được nuông chiều

    Sẽ là một thiệt thòi lớn cho con nếu không được bố mẹ dạy cho cách đối diện với thất bại.

    "Con sợ thua, bố mẹ đau đầu" - Đó là chia sẻ rất thật của vợ chồng anh Mạnh, quận Long Biên Hà Nội khi nói về cậu con trai, bé Nam 8 tuổi của mình. Anh chị cho biết, ngay từ nhỏ, con được ông bà, bố mẹ cưng chiều, chơi cái gì cũng được mọi người nhường cho thắng cuộc. Vì vậy, khi chơi với các bạn, thắng thì không sao nhưng nếu bị thua là con khóc, ăn vạ và thậm chí bỏ chơi luôn. Nhận thức được tâm lý sợ thua của con có thể sẽ làm ảnh hưởng đến tinh thần thi đua, vượt qua khó khăn của con sau này, vợ chồng anh Mạnh đã quyết tâm tìm hiểu cách "điều trị" cho con, kiên trì phối hợp thực hiện. Sau một thời gian, bé Nam đã tiến bộ rõ rệt, mạnh dạn và tự tin chơi với các bạn mà không còn tâm lý sợ thua như ban đầu nữa.

    Tìm hiểu lý do con sợ thua

    Tùy theo từng hoàn cảnh, môi trường sống mà con sẽ có những lý do sợ thua của riêng mình. Tuy nhiên, hầu hết các con sợ thua bởi vì nếu thua, con sẽ bị bố mẹ, anh chị hay bạn bè trêu chọc theo kiểu "lêu lêu, thế mà cũng bị thua, thế mà cũng không làm được kìa" hoặc "chơi kém thế, bảo sao toàn thua" hoặc "đứa thua là đứa dốt nhất nhà"... Có lý do khác, giống như trường hợp nhà anh Mạnh, từ nhỏ vì được người lớn nhường cho thắng nên bé Nam lầm tưởng con là giỏi nhất, là người luôn chiến thắng. Vì vậy, khi ra ngoài chơi với bạn, khi bị thua, con chưa chuẩn bị cho "tâm lý thua" nên cảm thấy "sốc", khóc lóc và bỏ chơi. Ngay cả khi con là một cá nhân ưu tú, luôn thắng trong nhiều trò chơi hay giành giải nhất trong học tập, bố mẹ cũng cần chuẩn bị "tâm lý thua" cho con để không bị cay cú, thất vọng khi mình thực sự bị thua.

    Nói chuyện với con về câu chuyện thắng thua

    Bố mẹ có thể bắt đầu nói với con câu chuyện về chiến thắng trước và truyện "Rùa và thỏ" là một câu chuyện hay để dạy cho con bài học về lòng kiên trì cùng giá trị của chiến thắng. Sau đó, bố mẹ phát triển theo hướng, con có thể thắng trong trận đấu bóng này nhưng trận khác, con vẫn có thể bị thua. Vì thế, con không nên tỏ ra kiêu ngạo, đắc thắng và tự cho mình là giỏi nhất rồi chế giễu người thua cuộc. Còn khi con bị thua, con không nên tự ti cho rằng mình kém cỏi mà không thể giành chiến thắng. Bố mẹ hãy cho con biết thua cuộc không phải là điều tồi tệ nhất mà có thể lại là một lợi thế vì từ đó con sẽ học được nhiều kinh nghiệm quý giá.

    [​IMG]
    Trẻ không được dạy cách đối mặt với thất bại sẽ khó thành công. Ảnh minh họa: HTB.

    Khích lệ và cùng con tham gia các cuộc chơi, các môn thể thao đối kháng

    Trẻ có tâm lý sợ thua thường hay chọn các môn thể thao mang tính đồng đội như đá bóng, bóng ném, bóng rổ hay môn mang tính biểu diễn như múa, hát, võ thuật. Bố mẹ nên lưu ý để vẫn cho con chơi các môn con thích nhưng khuyến khích con tham gia thêm môn thể thao đối kháng như bóng bàn, cầu lông hay đá cầu để con được đối mặt với mỗi trận thắng thua của riêng mình.

    Trước tiên, bố mẹ hãy chơi cùng con, đóng vai là đối thủ của con, khích lệ con chơi một cách "sòng phẳng" để có được một kết quả chân thực nhất. Dù thắng hay thua, con cũng sẽ dần quen với cảm giác đón nhận một kết quả vô tư, không thể đoán trước hoặc không bị "dàn xếp". Anh Mạnh chia sẻ: "Lúc đầu, bố chơi đá cầu với con, con bị thua liên tục. Con rơm rớm nước mắt và định bỏ chơi. Nhưng khi nghe bố động viên, con quay lại chơi và có sự tiến bộ rõ rệt". Sau này, bé Nam đã thích chơi đá cầu với các bạn, nếu thua, bé chẳng ngại kể về thất bại của mình cho bố mẹ nghe và còn quyết tâm ngày mai con chơi tốt con sẽ thắng thôi..

    Cùng con chia sẻ tâm trạng sau mỗi cuộc chơi

    Sau mỗi lần con tham gia thi đấu thể thao, thi đua các môn học ở trường... dù kết quả tốt hay xấu, thắng hay thua so với kỳ vọng, bố mẹ nên cùng con chia sẻ một cách thẳng thắn. Nếu con là người chiến thắng, bố mẹ hãy chỉ con chia sẻ niềm vui chiến thắng bằng cách biết tôn trọng người thua cuộc, không tự kiêu ngạo mạn. Nếu con thua hoặc đạt thành tích kém, bố mẹ tránh tỏ ra cay cú, tức giận rồi trách mắng con mà hãy để cho con "gặm nhấm" thất bại một lúc rồi hãy ở bên con và lau nước mắt cho con. Sau đó, cũng chính bố mẹ là người động viên con, truyền cho con cảm hứng để tiếp tục tham gia vào các cuộc thi khác, tự tin vào bản thân mình chứ không bị chìm đắm vào cảm giác thua cuộc quá lâu.

    Lệ Thúy
     

Chia sẻ trang này