Thông tin: Tổng hợp các vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ nhỏ

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Finger.vn, 2/11/2015.

  1. Finger.vn

    Finger.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    HỘI CHỨNG RUNG LẮC TRẺ
    - Nguồn: Bs. Huyên Thảo -

    Đây là một hình thức “ngược đãi” hoặc “bạo hành” trẻ em, xảy ra khi người lớn, hoặc trẻ lớn, cầm vai, tay hoặc chân trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh, và lắc trẻ một cách rất bạo lực. Chỉ cần rung lắc bạo lực vài giây thôi, cũng đã có thể gây sang chấn vĩnh viễn cho trẻ nhỏ.
    Trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ từ 2-4 tháng, là có nguy cơ cao nhất, vì những trẻ này khóc lâu hơn, thường xuyên hơn, và dễ “cầm” để lắc hơn trẻ lớn hơn.
    Nguyên nhân của hội chứng này?
    Thường thường, hội chứng này thường xảy ra trong ngữ cảnh trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh quấy khóc quá nhiều, quá lâu, người trông trẻ lại bị các stress khác như mất ngủ, mệt mỏi kéo dài, có những trục trặc trong các quan hệ (vợ chồng chẳng hạn), tiền bạc....Trong ngữ cảnh này, người trông trẻ có thể quá stress và mất kiểm soát, cầm nắm trẻ lên và lắc mạnh trẻ, trong giận dữ nhất thời, với mong muốn làm trẻ “im miệng” lại. Và thảm cảnh xảy ra!
    Những hoạt động bình thường hàng ngày, như chơi đùa với trẻ, đu đưa, lúc lắc trẻ trên tay hoặc trên võng, đu đưa trẻ trên gối, hoặc thảy nhẹ trẻ lên rồi bắt lấy trẻ (cái này các ông bố hay chơi lắm nè), KHÔNG THỂ gây ra hội chứng rung lắc trẻ.
    Hậu quả của hội chứng rung lắc trẻ?
    Triệu chứng ngay tức thì của hội chứng rung lắc trẻ bao gồm mệt mỏi, không ăn uống, nói cười, khó nuốt, khó nút, hoặc khó thở, ói, lừ đừ, khó đánh thức, hoặc trẻ cứng người lại, không đáp ứng.
    Việc rung lắc hung bạo có thể gây tổn thương não, bại não, mù, điếc, động kinh, những vấn đề về học hành, hành vi, và tử vong.
    Người ta thống kê rằng khoảng 1000 đến 3000 trẻ tại Mỹ bị hội chứng này mỗi năm. Trong 4 trẻ bị hội chứng rung lắc, 1 trẻ tử vong, và 80% trẻ sống sót sẽ bị tổn thương thần kinh, não vĩnh viễn.
    Phòng ngừa hội chứng rung lắc trẻ:
    Điều quan trọng là giáo dục ba mẹ và người chăm sóc trẻ về nguy hiểm của hội chứng này. Bất kỳ người trông trẻ nào cũng nên biết rằng, nếu trẻ không thoải mái, bị bệnh, và không dỗ nín trẻ được, chúng ta vẫn có thể đặt trẻ vào một nơi an toàn, như cũi nằm của trẻ, và tự cho mình có thời gian thư giãn.
    Ba mẹ mới có con cũng nên biết rằng, việc trẻ nhỏ khóc liên tục 3-4 giờ mỗi ngày, hoặc hơn, là một chuyện khá phổ biến.
    Nếu bạn nghi ngờ trẻ có hội chứng này, nên cho trẻ đi bệnh viện hoặc gọi cấp cứu ngay.
    Bs. Huyên Thảo
    Nguồn:
    Shaken baby syndrome : Facts and Figures – New York State Deparmtnet of Health, America
    Shaken baby syndrome – A preventable tragedy – Center of diseases control and prevention, America.
     
    Đang tải...


  2. Finger.vn

    Finger.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    VIỆC CẦN LÀM KHI TRẺ BỊ HÓC DỊ VẬT VÀ NGẠT THỞ

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
     
  3. Finger.vn

    Finger.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    KHOAI TÂY, HÀNH TỎI MỌC MẦM CÓ ĂN ĐƯỢC KHÔNG?
    - Nguồn: Bs. Anh Nguyen -

    KHOAI TÂY, HÀNH TỎI MỌC MẦM ĂN ĐƯỢC KHÔNG NHỈ?
    Có bao giờ bạn đặt câu hỏi này chưa? Mình tin rằng các bạn thấy khá khó chịu khi nhìn thấy chúng phải không và hành động sau đó là: “Thui cắt bỏ đi là xong, cho an toàn”. Có bao nhiêu lần bạn cắt bỏ mầm của khoai tây , hành và tỏi rùi? Cắt bỏ rùi, liệu ăn chúng có an toàn không? Sự thật về MỌC MẦM đằng sau 3 loại này rất khác nhau và thậm chí có rất nhiều thú vị. Vậy, Các chuyên gia sức khỏe và nhà nghiên cứu cận lâm sàng nói gì về sự thật thú vị này:

    VỀ KHOAI TÂY, Vấn đề liên quan đến sức khỏe quan tâm hiện nay là hợp chất glycoalkaloids chứa trong KHOAI TÂY, gồm 2 chất có thể gây độc cho con người với nồng độ cao là SOLANINE và CHACONINE. Bản thân khoai tây tươi, vỏ và thịt nó đều chứa 2 chất này. Tuy nhiên, Vỏ khoai tây chứa nồng độ 2 chất này cao hơn thịt khoai tây từ 3-10 lần tùy loại khoai tây. Tỷ lệ gia tăng các chất này phụ thuộc vào ánh sáng và nhiệt độ khi bảo quản. Nếu bảo quản trong tối ở nhiệt độ 7oC thì tỷ lệ tích trữ solanine chỉ bằng 1/5 so với bảo quản ở 24oC và nơi có ánh sáng. Nấu nướng không làm mất chất độc solanine. Người 80kg nếu ăn 180mg solanine/100g vỏ khoai tây có thể bị ngộ độc Solanine. Trong một bản tin Khoa học Safespectrum, GS. Montario từ trường Cornell University nhấn mạnh mức độ SOLANINE tập trung cao ở những KHOAI TÂY MỌC MẦM (lúc này nồng độ Solanine khoảng 30mg/100g trọng lượng tươi), đặc biệt khu vực và phần vỏ quanh mầm, trong khi phần thịt trung tâm lõi thì ít solanine hơn.

    Ngộ độc khoai tây tuy hiếm gặp, chủ yếu là ngộ độc solanine (khi ăn khoai tây chứa lượng lớn solanine) gây ra các triệu chứng sau nhứt đầu, đau bụng, ói, mệt mỏi, tiêu chảy. Đây là ngộ độc cấp. Nên nhập viện ngay khi có các dấu hiệu trên sau khi ăn khoai tây để được xử lý cấp cứu khử độc, vì có thể nguy hiểm đến tính mạng.

    BẢO QUẢN KHOAI TÂY: khoai tây mua về bỏ vào túi giấy, để vào ngăn mát tủ lạnh và dùng trong 7 ngày (tránh bảo quản lâu, để hạn chế chất độc solanine tập trung cao nhất)

    LƯU Ý KHI ĂN KHOAI TÂY:
    -->NẾU thấy khoai tây có vùng vỏ xanh nhiều thì nên gọt bỏ vỏ khoai tây khi chế biến và ăn.
    -->NẾU khi ăn khoai tây thấy đắng hơn bình thường thì không nên ăn nó nữa vì solanine đã tích trữ cao, có thể gây độc.
    -->NẾU KHOAI TÂY MỌC MẦM thì cắt sâu và bỏ vùng khu vực màu xanh quanh mầm, chỉ nên ăn vùng thịt khoai tây ở giữa. Tốt nhất nên ăn khoai tây tươi và bảo quản lâu, vỏ sáng màu, không mọc mầm.
    Theo Hướng dẫn về chất độc thực phẩm tự nhiên của Cơ Quan quản lý Tiêu Chuẩn Thực phẩm Anh Quốc (FSA): Trong khi bảo quản, Khoai tây có vỏ chuyển màu xanh hay mọc mầm thì tốt nhất KHÔNG ĂN NÓ. NẾU đã gọt vỏ bỏ phần màu xanh và cắt sâu bỏ vùng mầm (nếu có), mà ăn vẫn thấy đắng thì TUYỆT ĐỐI KO ĂN.

    Các mẹ nên lưu ý về lưa chọn khoai tây cho các bé nhé!

    TỎI VÀ HÀNH MỌC MẦM CÓ ĐỘC KHÔNG?
    Khác với Khoai tây, mầm của tỏi và hành chỉ có độc với VK và côn trùng nhưng KHÔNG ĐỘC VỚI CON NGƯỜI và động vật. NGƯỢC LẠI, trong 1 một nghiện cứu gần đây cho thấy TỎI MỌC MẦM 5 ngày tuổi CHỨA NHIỀU CHẤT CHỐNG OXY HÓA NHẤT so với bình thường. Đó là kết luận của nhóm nghiên cứu của GS. Zakarova năm 2014 sau khi phân tích dịch chiết từ giống tỏi thông dụng (Tên khoa học là Allium sativum).

    VỀ CỦ HÀNH, củ hành chứa 2 hợp chất γ-glutamyl peptides rất quan trọng cho cơ thể: (E)-γ-Glutamyl- S-(prop-1-en-1-yl)cysteine sulfoxide (gọi tắt là GPCS) VÀ S-(2-carboxypropyl)glutathione. Gần đây một nghiên cứu trên động vật của GS. Wetli từ trường University of Bern ở Switzerland cho thấy hợp chất GPCS là có khả năng cải thiện BỆNH LOÃNG XƯƠNG, thông qua ức chế việc mất Calcium. Hứa hẹn cho những nghiên cứu về tác dụng của hành trên bệnh loãng xương của con người, đặc biệt là phụ nữ. Tuy nhiên, HÀM LƯỢNG HỢP CHẤT GPCS GIẢM 50% KHI CỦ HÀNH MỌC MẦM (Đó là kết luận từ nhóm nghiên cứu của GS. VELÍŠEK đăng trên tạp chí Khoa học thực phẩm của Công Hòa Czech năm 2006). Do đó, để lấy chất dinh dưỡng tốt nhất, các bạn nên dùng những củ hành chưa mọc mầm nhé!

    BẢO QUẢN HÀNH VÀ TỎI: Hành và tỏi mua về bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng, có không khí lưu thông (không nên bỏ vào tủ lạnh), TỐT NHẤT nên để trong hộp giấy đựng trứng dùng rùi (mình đang đựng hành tỏi trong hộp giấy 12 trứng, rất dễ thương và lại tốt cho môi trường nữa) hoặc túi lưới. Có thể bảo quản vài tuần.

    LỢI ÍCH KHI ĂN HÀNH TỎI: không phải ngẫu nhiên, hành và tỏi lại là bạn song hành trong nấu nướng các bạn đâu. Chúng là cùng thuộc loài Allium, cả hai luân phiên giúp bạn bổ sung đầy đủ 20 loại γ-glutamyl peptides cho cơ thể, hành tỏi rất nổi tiếng về chất chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, giảm cholesterol, có lợi trong tim mạch, gần đây HÀNH còn có vai trò trong bệnh loãng xương cho nữ giới. Theo TS.BS. Hicks, hành và tỏi là SUPERSTARs phải có trong nhà bếp các bạn, ăn đều đặn 2-3 tép/người mỗi ngày sẽ giúp bạn khỏe mạnh, và đặc biệt đừng bỏ những củ tỏi mọc mầm nhé!

    Nguồn video: Đoạn trích từ bản tin sức khỏe GeoBeats News cho cộng đồng [https://www.youtube.com/watch?v=ppjB0RCo630]

    Notes:
    1. GS. VELÍŠEK và cộng sự (2006) Biosynthesis of Food Constituents: Peptides – a Review. Tạp chí Khoa học thực phẩm của Công Hòa Czech (Czech journal of Food Sci., số 24, trang 149–155.
    2. GS. Wetli và cộng sự (2005) A γ-Glutamyl Peptide Isolated from Onion (Allium cepa L.) by Bioassay-Guided Fractionation Inhibits Resorption Activity of Osteoclasts. Tập chí Journal of Agricultural and Food Chemistry , số 53 (9), pp 3408–3414.
    3. GS. Zakarova và cộng sự (2014) Garlic sprouting is associated with increased antioxidant activity and concomitant changes in the metabolite profile. Tập chí Journal of Agricultural and Food Chemistry , số 26;62(8):1875-80
    4. GS. Montario từ trường Cornell University báo cáo trong Bản tin khoa học an toàn Thực phẩm (2015)http://www.safespectrum.com/bibliography.php#greening [truy cập 2/8/2015]
    5. Hướng dẫn thực hành chất độc tự nhiên từ thực phẩm của FSA ANH QUỐC: http://www.food.gov.uk/sites/default/files/natural-toxins-factsheet.pdf
     
  4. Finger.vn

    Finger.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    TRỨNG
    - Nguồn: Bs. Anh Nguyen -

    TRỨNG CÚT-TRỨNG GÀ-TRỨNG ĐÀ ĐIỂU- ôi toàn là trứng
    Cứ như luật bất thành văn rằng: cái gì mua từ siêu thị hay ở chợ về phải rữa sạch trước khi sử dụng và chế biến. Tuy nhiên dường như luật này KO NÊN áp dụng cho trứng...
    5 ĐIỀU VỀ TRỨNG
    1. Chỉ có trứng luộc chín mới có thể giữ trong tủ lạnh ăn trong 2-3 ngày (nếu ăn ko hết), KO bảo quản TRỨNG LUỘC CÒN SỐNG (TRỨNG HỒNG ĐÀO).
    2. Thức ăn nào chế biến có trứng bên trong thì nên ăn ngay sau khi chế biến, nếu nhiều quá ăn không hết, thì nên chia ra, làm lạnh nhanh phần muốn bảo quản, bỏ vào tủ lạnh và ăn trong 2 ngày.[ làm lạnh nhanh rất đơn giản: gói kỹ vào giấy bạc, bỏ trên dĩa nước lạnh HOẶC bỏ phần thức ăn vào cài chén đặt giữa tô lớn, cho nước lạnh vào tô, để 2-3 phút, quá trình làm lạnh nhanh kết thúc, bỏ vào vật đựng, cho vào tủ lạnh]
    3. Trứng có thời gian bảo quản trong 28 ngày (ngày hết hạn ghi trên vỏ hộp), NÊN DÙNG trong thời gian này. Theo bản tin sức khỏe của Bộ Y tế Anh (2015), nếu quá thời gian hết hạn, BẠN CÓ THỂ DÙNG trong 2 ngày, tuy nhiên phải nấu chín. Sau đó, các bạn có thể để tủ lạnh và dùng trong 3 ngày. ĐÓ LÀ TIN VUI cho các bạn có nhiều trứng quên sử dụng mà lỡ vừa hết hạn.
    4. Không dùng 2 quả trứng để đập vỡ vỏ.
    5. Không rửa trứng với nước trước khi bảo quản và chế biến. Hầu hết các trứng được bán ở trên thị trường trên thế giới (kể cả VN) trừ Châu Âu đều đã được rữa sạch bằng công nghệ cao không làm hại lớp cutin trước khi đóng gói (Châu Âu ko mấy thích rữa trứng, và họ chỉ cho phép trứng loại A được rửa thui, vì họ nói rằng điều này không cần thiết, gà họ nuôi và trứng họ bán là đảm bảo chất lượng EU, hoàn toàn sạch- ĐÓ MỚI LÀ CHẤT LƯỢNG EU). GS. Samiullah nhấn mạnh RỬA NƯỚC SẼ LÀM HƯ HẠI LỚP MÀNG CUTIN BÊN NGOÀI CỦA VỎ TRỨNG, VỐN LỚP MÀNG NÀY CÓ THỂ BẢO VỆ CHỐNG VI KHUẨN XÂM NHẬP, đặc biệt VK gam dương. Do đó, TỐT NHẤT KHÔNG RỬA TRỨNG TRƯỚC KHI BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN.

    BẢO QUẢN TRỨNG:
    Trứng nên bảo quản ở nhiệt độ dưới 20oC, TỐT NHẤT LÀ trong tủ lạnh (KHÔNG để ở cửa tủ lạnh nhé), lưu trữ lên đến 3 tuần (nhớ check ngày hết hạn nhé). Một lí do KO nên lưu trữ ở nhiệt độ phòng vì theo GS. Adabi một lượng lớn vitamin E có thể bị mất khi bảo quản trứng ở 25oC.
    Một cách bảo quản khác từ GS. Ryu và GS. Prinyawiwatkul từ ĐH bang Louisian, Mỹ đề nghị trên tạp chí khoa học thực phẩm năm 2011, nếu các bạn không có tủ lạnh hay ko thích để tủ lạnh, bạn nên dùng dầu đậu nành quét lớp mỏng quanh vỏ trứng bạn có thể giữ trứng ở nhiệt độ phòng 250C, mà chất lượng ko thay đổi.

    THÔNG TIN THÚ VỊ CHO CÁC BẠN LÀM BÁNH
    TỐT NHẤT là làm từ trứng tươi. Nhưng nếu dùng trứng bảo quản trong tủ lạnh, Bếp Trưởng chuỗi nhà hàng Rose Bakery tại Paris chia sẽ: nên bỏ trứng ra ngoài ít nhất 1 giờ rùi hãy chế biến bánh kem, thì bánh vẫn ngon bình thường.

    LƯU Ý CHO CÁC MẸ VÀ BÉ
    Trứng hồng đào hay ăn trứng sống/tái tuyệt đối không khuyến khích cho các bé dưới 2 tuổi, các mẹ đang mang thai, người già và người có sức khỏe yếu. Tất cả các nhóm đối tượng trên nên ăn trứng nấu chin, kỹ.

    CÁCH LUỘC TRỨNG HỒNG ĐÀO:
    Trứng nên bỏ vào nồi, đổ nước lạnh vào, đun lửa cho đến điểm sôi, giữ cho 3 phút (nếu trứng nhỏ); 4 phút (nếu trứng vừa); 4.5 phút (nếu trứng to. Sau đó, rữa qua nước lạnh, cho vào cái cốc đựng trứng và enjoy.
    Nguyên tắc luộc trứng cho hồng đào và trứng chin: phải đun trứng từ nước lạnh đến điêm sôi. (Mình thấy các bạn hay lười như sau: đun bình siêu tốc, sau đó đổ vào nồi, cho trứng vào,rùi đếm 1-2-3 phút, ok, NHƯ VẬY, VK xâm nhập có thể vẫn còn sống, rất nguy hiểm nếu bạn ăn trứng hồng đào.

    TRỨNG CÚT-TRỨNG GÀ- TRỨNG ĐÀ ĐIỂU- TRỨNG nào tốt???
    Theo GS.Tokuşoğlu, một cách thú vị, TRỨNG CÚT có hàm lượng protein cao hơn trứng gà. Tổng axid béo tốt omega-3 là 1.16% (trứng cút sống) và 0.82% (trứng cút hồng đào).Trong 1 nghiên cứu, GS.Adabi kết luận rằng TRỨNG ĐÀ ĐIỂU có cholesterol là thấp nhất, chất béo tốt omega-3 cao nhất so với trứng gà, trứng cút. Cả 3 loại trứng này đều cho thấy vitamin E giảm khi bảo quản ở nhiệt độ phòng (250C)

    Notes:
    GS. Samiullah (2014) The eggshell cuticle of the laying hen. Tạp chí World's Poultry Science Journal, Vol. 70.
    GS. Adabi Egg yolk fatty acid profile of avian species – influence on human nutrition. Tạp chí Journal of Animal Physiology and Animal Nutrition Volume 97, Issue 1, pages 27–38,
    Bếp trưởng chuỗi nhà hàng Rose Bakery tại Paris. Sách How to cook an egg-NXB Rose Bakery
    GS. Tokuşoğlu và cộng sự (2006) The quality properties and saturated and unsaturated fatty acid profiles of quail egg: the alterations of fatty acids with process effects. Tập chí International journal of food sciences and nutrition 57:7-8 pg 537-45
    GS. Ryu và GS. Prinyawiwatkul (2011) Internal Quality and Shelf Life of Eggs Coated with Oils from Different Sources. Tập chí Journal of Food Science Vol. 76, Nr. 5.
    Bản tin sức khỏe của Bộ Y tế Anh (2015):http://www.nhs.uk/Livewell/Goodfood/Pages/eggs-nutrition.aspx
     
  5. Finger.vn

    Finger.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    CAFFEINE
    - Nguồn: Bs. Anh Nguyen -

    1. Caffeine ngoài việc tìm thấy trong café, trà, chocolate, mà còn được tìm thấy trong nước ngọt có ga hay không có ga, đặc biệt với số lượng rất đáng quan tâm trong nước tăng lực (các bạn ở UK lưu ý- chúng ta gọi bên này là Energy drinks). Ví dụ như Red Bull (nước bò húc) có đến 80mg/lon.

    2. Các bạn biết Cục Quản Lý Thuốc và Thực phẩm của Mỹ (FDA) quy định như thế nào nếu thành phần caffeine (> 100mg) trong những viên thuốc bán tại nhà thuốc không? Họ có 2 quy định cảnh báo viết thành văn bản năm 2007:
    -->Thuốc chứa tp caffeine (>100mg) là liều cao, khi dùng nên giảm các chất kích thích khác như café, trà, chocolate, bởi vì nếu quá nhiều gây một số triệu chứng nóng nảy, cáu kỉnh, mất ngủ, thỉnh thoảng tim đập nhanh.
    --> Không dùng trẻ dưới 12 tuổi. Người lớn hoặc trẻ trên 12 tuổi dùng liều 100-200mg ko nhiều hơn trong 3-4 giờ.

    Vậy mà trong những nước ngọt, đặc biệt một số nước tăng lực (ít nhất 130 loại) có hàm lượng caffeine cao hơn 500mg lại không có những cảnh báo này và không có thông tin về hàm lượng caffeine trên nhãn. Đó là mối quan tâm trong nghiên cứu về caffeine trong nước tăng lực của GS.BS. Reissig từ ĐH Y danh tiếng Johns Hopkins của Mỹ năm 2009. Và một nghiên cứu khác gần đây, tức 4 năm sau đó, năm 2013, GS.BS. Kole và Barnhill cũng công bố rằng hàm lượng về caffeine vẫn không được ghi trên nhãn hiệu của những nước uống như vậy bởi vì FDA cũng ko có động tĩnh gì. ĐÓ LÀ SỰ THẬT THỨ 2 VỀ CAFFEINE – mà theo GS.BS Kole gọi nguyên văn là “Caffeine Content Labeling: A Missed Opportunity for Promoting Personal and Public Health”

    3. Thai phụ dùng những thực phẩm và thức uống chứa nhiều Caffeine cho thấy liên quan đến sinh thiếu cân và gia tăng nguy cơ sinh những em bé nhỏ hơn tuổi thai, có thể sẽ gia tăng nguy cơ tử vong (theo GS.BS. sản khoa Sengpiel, bệnh viện ĐH Sahlgrenska, Mỹ). Theo Bộ Y Tế của Mỹ và Anh quy định về an toàn cho mẹ và bé, thai phụ tuyệt đối không nên dùng thực phẩm chứa caffeine nhiều hơn 200mg/ngày. Như vậy, có nghĩa rằng nếu bạn uống 2 cốc vừa trà xanh Nhật Bản Matcha (tức khoảng khoảng 4g bột trà=2 muỗng cafe bột trà), chứa 140mg Caffeine, THÌ LÚC NÀY BẠN GẦN CHẠM GIỚI HẠN, do đó ko nên ăn hay uống bất kì thức phẩm hay thức uống bổ xung caffeine (lưu ý những thực phẩm ẩn danh bạn ko biết vì như đã nói ở trên Caffeine chưa được ghi trên nhãn hiệu). Một cách nhấn mạnh, Giáo sư BS Sản Khoa Sengpiel khuyên rằng tốt nhất tất cả các thai phụ nên tránh các sản phẩm có caffeine.

    4.Theo Cơ Quan Quản lý chất lượng Thực Phẩm Anh Quốc (FSA), 1 tách café pha sẵn (gói) có 100mg caffeine, Café pha fin có 140mg caffeine /tách, Nước ngọt có ga hay không có ga có lên đến 40mg caffeine và nước tăng lực là lên đến 80mg, Ly lớn latte Starbucks là hàm lượng lên đến 160mg.

    5.Theo Bộ Y tế Anh thông cáo về những hệ quả của việc sử dụng lâu dài những nước uống bổ sung cao caffeine, liên quan đến những vấn đề tim mạch, nhịp tim, hành vi bất thường ở trẻ em và thanh thiếu niên. Tuy nhiên, hiện tại, Cơ quan có sức ảnh hưởng toàn thế giới nhất là FDA Mỹ chưa có hướng dẫn về caffeine cho trẻ em, nhưng dưới sức ép sức khỏe về caffeine, láng giềng Canada có hướng dẫn cho trẻ em 4-6 tuổi không quá 45mg/ngày (tương đương uống 1 lon cola), trẻ từ 7-9t không quá 65mg/ngày; từ 10-16t ko quá 85mg/ngày (theo GS. Warzak và cộng sự đăng tạp chí Nhi Khoa 2014).

    Nguồn video: từ cuộc thí nghiệm của GS.BS tim mạch Brrey từ DH Glasgow và BS phẫu thuật nổi tiếng Weston của BBC Trust me, I'am a doctor [https://www.youtube.com/watch?v=FrRgQT6weUY ]

    Notes:
    1. GS.BS. Kole và Barnhill (2013)Caffeine Content Labeling: A Missed Opportunity for Promoting Personal and Public Health. Tạp chí JOURNAL OF CAFFEINE RESEARCH, số 3
    2. GS.BS. Reissig và cộng sự (2011) Caffeinated energy drink-a growing problem, tạp chí Drug Alcohol Dependence, số 99.
    3. GS.BS Warzark và cộng sự (2011) Caffeine Consumption in Young Children, tạp chí nhi khoa.
    4. Food and Drug Administration (FDA), 2007. Stimulant drug products for over-the-counter human use. Code of Federal Regulations. Title 21 volume 5, Sec. 340.50.
    5. FSA (2015) http://www.nhs.uk/chq/Pages/limit-caffeine-during-pregnancy.aspx?CategoryID=54&SubCategoryID=130
    6. Bản tin của bộ Y tế Anh (2011)http://www.nhs.uk/news/2011/02February/Pages/study-examines-energy-drink-risk.aspx
    7. GS.BS Sengpiel (2013) Maternal caffeine intake during pregnancy is associated with birth weight but not with gestational length: results from a large prospective observational cohort study. BMC Medicine 2013, 11:42
     
  6. Finger.vn

    Finger.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    BẢO QUẢN SỮA MẸ
    - Nguồn: Bs Lê Ngọc Anh Thy, IBCLC, Chuyên viên sữa mẹ quốc tế -

    CHUẨN BỊ

    - Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sạch trước khi vắt/hút sữa là điều quan trọng.
    Lý do: bàn tay bẩn là điều kiền truyền đi vi rút và vi trùng vào sữa, và gây bệnh. Những mẹ vệ sinh tay sạch, thì sữa mẹ ít vi trùng hơn hẳn và protein trong sữa mẹ cũng nhiều hơn hẳn (do vi trùng k có sử dụng) (11)
    - Vệ sinh bình trữ sữa: sức rửa bình thật kỹ bằng nước xà phòng nóng, sau đó úp ngược để ráo khô hoàn toàn. Tiệt trùng những dụng cụ hút sữa theo hãng hướng dẫn.

    DỤNG CỤ TRỮ SỮA
    Bình Trữ Sữa

    - Bình thủy tinh là lựa chọn đầu tiên vì nó ít độc nhất, vệ sinh dễ, tuy nhiên dễ vỡ, tốn diện tích.
    - Tiếp theo là bình nhựa mềm, hơi đục, bằng polypropylen. Khi mua, trên chai có khi ký hiệu PP (nghĩa là polypropylen), BPA free (không có BPA)
    Trữ sữa bằng chai nhựa cũng có khuyết điểm là chiếm diện tích.
    - Bình trữ loại nào thì cũng phải có nắp đậy kín chắc chắn để tránh nhiễm khuẩn từ môi trường tủ lạnh.

    Túi Trữ Sữa
    - Túi chuyên dụng trữ sữa mẹ phải có đặc điểm là dày (khó thủng), khóa zip chắc chắn. Túi có lợi thế ít chiếm diện tích, dùng 1 lần, không phải vệ sinh như bình. Bất lợi của nó là tốn kém hơn.
    - Không nên dùng các loại túi zip thông thường (trữ thức ăn) để trữ sữa mẹ, vì loại túi này thường mỏng dễ thủng trong quá trình lưu trữ, va chạm, nó cũng đóng không kín, dễ gây rỉ sữa và nhiễm khuẩn.

    Lưu ý

    - Sữa chứa trong chai hay túi đều phải chừa trống khoảng 2,5cm ở phía trên để có chỗ cho sự giãn nở của chất lỏng.
    - Ép hết không khí trong túi trước khi khóa túi.
    - Nên chứa mỗi 60-120ml cho 1 chai/bịch hay tương đương 1 cữ bú của bé, để việc rã đông được nhanh chóng, dễ dàng, và cũng tránh lãng phí.
    - Không trộn sữa mới vắt vào chung với sữa đang cấp đông hay sữa đang để ngăn mát, vì nhiệt độ sữa cấp đông hay sữa đang để ngăn mát sẽ không còn đủ lạnh.
    Các cữ sữa vắt được ở những thời điểm khác nhau trong ngày nên được làm lạnh cùng một nhiệt độ rồi trộn chung vào với nhau, sau đó có thể cấp đông như thường.
    - Nên ghi ngày tháng đã vắt lên bình/túi để biết ngày hết hạn
    - Dựng đứng bình/túi trữ sữa khi đặt vào tủ lạnh.

    THỜI GIAN TRỮ SỮA MẸ
    Thời gian ghi nhận trong bảng đã được các nghiên cứu đưa ra kết luận. Những con số nhỏ trong dấu () tương ứng với nghiên cứu được dánh số ở phần Tài Liệu Tham Khảo.
    TỐT NHẤT nên lấy MỐC LÝ TƯỞNG với điều kiện khí hâu và vệ sinh ở Việt Nam.
    [​IMG]

    Theo lý thuyết của hãng, túi giữa nhiệt kèm đá khô của Medela giữ sữa lạnh trong vòng 12 giờ. Trên thực tế tham khảo các mẹ, có lẽ do xứ của ta là xứ nhiệt đới, nên thời gian giữ lạnh được 6-8 tiếng (mùa lạnh có thể được 8 tiếng)

    RÃ ĐÔNG SỮA MẸ
    1. Rã đông chậm: cho sữa từ ngăn đông xuống ngăn mát qua đêm, có thể mất từ 8-12 giờ để sữa rã đông hoàn toàn.
    2. Rã đông nhanh:
    - Cho chai/túi sữa chảy dưới vòi nước ấm (loại vòi nước có chế độ nóng lạnh, không dùng nước nóng quá 40 độ) hoặc
    - Cho chai/túi sữa vào 1 cái tô có nước ấm (nước không nóng quá 40 độ), thay nước ấm thường xuyên để giúp sữa mau rã đông, cho đến khi rã đông hoàn toàn. Lúc này sữa đã rã đông vẫn còn lạnh.
    Có thể cho bé bú ngay khi sữa đang lạnh hoặc hết lạnh mà không cần làm ấm.
    Việc làm sữa ấm lên là để giúp sữa có nhiệt độ giống với nhiệt độ khi bé bú mẹ trực tiếp, chứ hoàn toàn không có tác dụng thanh trùng sữa. Chất lượng sữa lúc chưa làm ấm so với lúc đã làm ấm là như nhau.

    LÀM ẤM SỮA
    - Trút sữa đã rã đông vào bình 1 lượng vừa đủ bé bú, phần còn lại tiếp tục để ngăn mát tủ lạnh.
    - Cho chai/túi sữa vào 1 cái tô có nước ấm (nước không nóng quá 40 độ), thay nước ấm thường xuyên để giúp sữa mau ấm.
    - Hoặc mình có thể dùng máy hâm sữa, nhiệt độ chuẩn và ổn định, giúp tiết kiệm thời gian do không phải ngồi canh nước nguội thay nước mới
    - Khi nhỏ sữa lên mặt trong cẳng tay thấy vừa là nhiệt độ đó có thể cho bé bú.

    * Cách dùng máy hâm sữa:
    - Cho nước vào đúng vạch máy quy định.
    - Chỉnh nhiệt độ mong muốn. Các loại máy hâm sữa sẽ có nút vặn để điều chỉnh nhiệt độ đạt mức mong muốn (40 - 70 - 100 độ C). Có máy ghi rõ nhiệt độ, có máy chỉ là các ký hiệu. Các ký hiệu trên máy có thể khác nhau, mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết mức độ nào của máy là bao nhiêu độ C.
    - Để bình sữa vào trong máy, đợi sữa ấm.

    * Lưu ý:
    - Không đun sữa trực tiếp trên bếp, rất dễ bị nóng quá nhiệt độ cần thiết.
    - Không hâm sữa bằng lò vi sóng, sẽ làm mất chất và sữa có những "điểm nóng" gây bỏng miệng bé.
    - Không cấp đông lại sữa đã rã đông

    SỮA MẸ TÁCH LỚP
    Sữa mẹ khi để tủ lạnh sẽ bị tách lớp, chất béo sẽ tách lên trên, điều này hoàn toàn bình thường.
    Sau khi làm ấm xong, mẹ dùng thìa khuấy nhẹ cho chất béo tan đều là được.

    SỮA CÓ MÙI HÔI NHƯ MÙI XÀ PHÒNG
    Sữa trữ để tủ lạnh sẽ có mùi xà phòng, thường thì sữa sau rã đông có mùi "nặng" hơn sữa để ngăn mát.

    Lý do: men lipase trong sữa mẹ bẻ gãy chất béo thành các axit béo. Ở bé bú trực tiếp, quá trình này thường xảy ra sau khi sữa vào hệ tiêu hóa của bé, mục đích hỗ trợ bé tiêu hóa tốt sữa mẹ. Vì vậy, nó hoàn toàn không có hại gì với các bé, nhưng có một số bé sẽ từ chối.

    Nếu Bé Vẫn Chịu Bú Thì Mẹ Cứ Cho Bú. Nhiều bé vẫn chấp nhận "mùi" này.

    Nếu bé không chiu bú, me có thể thực hiện như sau:
    1. Trộn lẫn sữa đã rã đông với sữa chưa cấp đông theo tỉ lệ 1:1 để bớt mùi rồi cho bé bú
    2. Bé nào vẫn không hợp tác thì tăng tỉ lệ sữa mới vắt nhiều hơn nữa. Khi bé quen, mẹ giảm bớt tỉ lệ sữa mới vắt dần
    3. Nếu bé vẫn không hợp tác thì khử mùi trước cấp đông:
    - Sau khi hút sữa ra, mẹ sẽ đun lửa thật nhỏ trên bếp. Khi sữa bắt đầu nổi bong bóng ở rìa thì tắt bếp để nguội rồi đem cấp đông như thường, tuyệt đối không để sữa sôi, sẽ mất hết chất. Cách này giúp giảm mùi rõ rệt. Tuy nhiên nó vẫn mất 1 số kháng thể, nhưng không mất hết.
    - Cho bú sữa khử mùi cách này vẫn đủ chất cho bé phát triển, vẫn tốt hơn so với bú sữa công thức. (sữa công thức thì hoàn toàn k có kháng thể rồi)
    - Sữa đã có mùi rồi thì không cách nào khủ mùi được nữa.

    Khuyến cáo: Nếu không cần thiết thì hãy hút sữa để ngăn mát, và cho con dùng sữa ở ngăn mát, khỏi cấp đông.

    SỮA HỎNG
    Mẹ nên nếm/ngửi qua sữa của mình khi mới vắt, khi để ngăn mát, sau khi rã đông, để biết mùi vị thế nào là bình thường.
    Sữa bị hỏng là sữa ngửi mùi và vị không còn giống như khi nếm/ngửi thử, thường thì nó sẽ có mùi hôi khó chịu (không phải mùi như mùi xà phòng), và có vị chua.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Ajusi JD, Onyango FE, Mutanda LN, et al. Bacteriology of unheated expressed breastmilk stored at room temperature. East Afr Med J 1989;66:381–387.
    2. Evans TJ, Ryley HC, Neale LM, et al. Effect of storage and heat on antimicrobial proteins in human milk. Arch Dis Child 1978;53:239–241.
    3. Ezz El Din ZM, Abd El Ghaffar S, El Gabry EK, et al. Is stored expressed breast milk an alternative for working Egyptian mothers? East Mediterr Health J 2004;10:815–821.
    4. Food Safety and Inspection Service, U.S. Department of Agriculture. October 2005. http:==www.fsis.usda.gov=Fact_ Sheets=Focus_On_Freezing=index.asp (last accessed March 10, 2010).
    5. Friend BA, Shahani KM, Long CA, et al. The effect of processing and storage on key enzymes, B vitamins, and lipids of mature human milk. I. Evaluation of fresh samples and effects of freezing and frozen storage. Pediatr Res 1983;17: 61–64.
    6. Hamosh M, Ellis LA, Pollock DR, et al. Breastfeeding and the working mother: Effect of time and temperature of shortterm storage on proteolysis, lipolysis, and bacterial growth in milk. Pediatrics 1996;97:492–498
    7. Igumbor EO, Mukura RD, Makandiramba B, et al. Storage of breast milk: Effect of temperature and storage duration on microbial growth. Centr Afr J Med 2000;46:247–251.
    8. Martinez-Costa C, Silvestre MD, Lo´pez MC, et al. Effects of refrigeration on the bactericidal activity of human milk: A preliminary study. J Pediatr Gastroenterol Nutr 2007;45:275–277.
    9. Silvestre D, Lopez MC, March L, et al. Bactericidal activity of human milk: Stability during storage. Br J Biomed Sci 2006;63:59–62.
    10. Ogundele MO. Effects of storage on the physicochemical and antibacterial properties of human milk. Br J Biomed Sci 2002;59:205–211.
    11. Pardou A, Serruys E, Mascart-Lemone F, et al. Human milk banking: Influence of storage processes and of bacterial contamination on some milk constituents. Biol Neonate 1994;65:302–309
    12. Pittard WB 3rd, Anderson DM, Cerutti ER, et al. Bacteriostatic qualities of human milk. J Pediatr 1985;107;240–243.
     
  7. Finger.vn

    Finger.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ BỎNG

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
     
  8. Remyfala

    Remyfala Thành viên tập sự

    Tham gia:
    1/12/2015
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Các bài viết hay và bổ ít quá, không biết có bài nào nói về trẻ bị chàm, dị ứng đạm sữa bò không bạn!
     
  9. Finger.vn

    Finger.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    DỊ ỨNG ĐẠM SỮA BÒ
    Trẻ bị dị ứng sữa là một trong những dị ứng phổ biến nhất dễ gặp ở trẻ. Các bậc cha mẹ cũng không nên quá lo lắng khi con mình bị dị ứng sữa bò. Hãy cùng xem bài dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa dị ứng sữa bò nhé.
    Theo bác sĩ Hoàng Thị Tín, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM, có khoảng 2-3% trẻ em trên toàn cầu bị dị ứng sữa bò (tức cứ 100 bé thì có 4 cháu mắc căn bệnh này). Trong đó 50% em hết bị dị ứng sữa khi tròn 1 tuổi, 70% bé tròn 2 tuổi và khi trẻ lên 3.

    [​IMG]
    Hiện vẫn chưa được kết luận chính xác nguyên nhân sữa gây dị ứng ở trẻ. Tuy nhiên theo bác sĩ, các yếu tố di truyền kết hợp với việc cho trẻ bú sữa bò hay sữa đậu nành quá sớm có thể là tác nhân gây nên hiện tượng trên.
    Cũng theo bác sĩ Tín, triệu chứng dị ứng sữa bò có thể xuất hiện trong vài tháng sau sinh. Một số trẻ có triệu chứng dị ứng tức thì ngay sau khi bú sữa bò nhưng một số trẻ khác có biểu hiện chậm hơn.
    Theo các khảo sát, nếu cả bố mẹ đều bị dị ứng thức ăn thì tỷ lệ bé bị dị ứng là trên 60%; còn nếu chỉ một người mắc chứng này thì tỷ lệ di truyền cho trẻ gần 40%. Thức ăn gây dị ứng ở trẻ ngoài sữa còn có lòng trắng trứng, lạc, lúa mì, bột cá.
    Kiểu phản ứng dị ứng nhanh thường xảy ra đột ngột với các biểu hiện như ói mửa, thở khò khè, nổi ban đỏ, mặt sưng phù. Nặng hơn là phản ứng phản vệ toàn thân. Biểu hiện của phản ứng dị ứng chậm thường nhẹ hơn như quấy khóc, tiêu chảy, nôn trớ, đầy hơi, tăng cân chậm.
    Bác sĩ Chu Chí Hiếu, Trưởng phòng Dị nguyên, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, dị ứng là phản ứng của mỗi người trước từng loại thực phẩm khác nhau. Riêng bản thân của sữa bò nói chung đã có chứa sẵn thành phần có thể gây dị ứng. Còn hiện tượng dị ứng có xảy ra hay không lại phải tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người sử dụng.
    Cũng theo ông Hiếu, muốn tìm hiểu chính xác nguyên nhân dị ứng cần phải có điều tra dịch tễ chi tiết với nhiều xét nghiệm, phân tích lâm sàng khác nhau.
    Tiến sĩ Nguyễn Văn Đoàn, Trưởng bộ môn Dị ứng, Đại học Y Hà Nội, cho biết, hiện tượng dị ứng thường sẽ giảm dần theo thời gian. Tức sau 5 năm giảm xuống còn 50%, sau 10 năm giảm đến 80%, tuy nhiên cũng có trường hợp người cơ địa nhạy cảm phải tránh luôn những loại thức ăn gây dị ứng đến suốt đời.
    Do không có xét nghiệm để dự báo trước cơ địa bị dị ứng thức ăn nói chung hoặc dị ứng sữa nói riêng, nên theo các chuyên gia, việc phát hiện dị ứng phụ thuộc vào mỗi người. Tức nếu sau ăn, uống một loại thực phẩm nào đó mà có những phản ứng bất thường, thì lần sau nên tránh hoặc đổi thức ăn.
    Riêng các trẻ được xác định dị ứng protein sữa bò thì cần chuyển sang dùng thử các loại sữa có thành phần protein ít gây phản ứng dị ứng như sữa gạo, sữa hạnh nhân, sữa có công thức Non-dairy hay Pareve. Trẻ sơ sinh, tốt nhất nên dùng sữa mẹ. Tuy nhiên mẹ cũng phải cẩn thận trong khẩu phần ăn vì sữa bò có thể hấp thu vào sữa mẹ nếu mẹ dùng sữa bò.
    Các bác sĩ khuyên, với những trẻ có cơ địa dị ứng, phụ huynh nên kiểm tra thành phần ghi trên nhãn sản phẩm trước khi sử dụng. Ngay cả những sản phẩm dùng quen vẫn phải đọc lại thông tin trên nhãn vì nhà sản xuất có thể thay đổi thành phần. Việc thông báo cho người chăm sóc trẻ như bảo mẫu, cô giáo, ông bà về tình trạng dị ứng của bé là thực sự cần thiết.
    Trong trường hợp trẻ có biểu hiện xấu sau khi dùng thức ăn như đau bụng, chóng mặt, đau đầu, tím tái, cần nhanh chóng đưa đi bệnh viện để được tìm hiểu nguyên nhân xem bé bị ngộ độc hay dị ứng với thức ăn và kịp thời xử trí.

    Dị ứng sữa bò là gì? Tại sao trẻ lại bị dị ứng?
    Trước tiên cần phải phân biệt với tình trạng bất dung nạp Lactose, là một tình trạng hoàn toàn khác với tình trạng dị ứng sữa bò. Bất dung nạp Lactose xảy ra khi cơ thể mất khả năng tiêu hóa Lactose, một loại đường có trong sữa. Còn dị ứng với sữa bò là tình trạng hệ miễn dịch trong cơ thể của trẻ “tấn công” một cách bất thường những thành phần protein đã được định lượng một cách chuẩn mực trong thành phần của sữa dành cho trẻ, gây ra phản ứng dị ứng.
    Theo các thống kê cho thấy, có từ 1-7,5% trẻ nhỏ bị dị ứng với các protein chứa trong sữa bò. Khi bị dị ứng với sữa bò, việc đầu tiên các thầy thuốc thường khuyến cáo cha mẹ là cho trẻ chuyển sang uống sữa đậu nành thay cho sữa bò, tuy nhiên lại có khá nhiều trẻ bị dị ứng sữa bò cũng bị dị ứng với các protein trong thành phần của sữa đậu nành.
    Cho đến nay, mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về lĩnh vực miễn dịch học ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa hiểu rõ hoàn toàn nguyên nhân gây ra dị ứng thực phẩm nói chung và dị ứng sữa bò nói riêng, cũng như tại sao lại có một số trẻ bị dị ứng còn một số trẻ khác lại không? Nhưng người ta tin rằng, nguyên nhân gây ra dị ứng sữa bò là do sự kết hợp giữa những yếu tố về di truyền học và việc cho trẻ bú sữa bò hay sữa đậu nành quá sớm. Một số nghiên cứu đã cho thấy những trẻ được bú sữa mẹ sẽ ít bị nguy cơ dị ứng hơn so với những trẻ chỉ bú sữa bò hay sữa đậu nành. Tuy nhiên, để có được những giải đáp một cách thấu đáo, cần có nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa.

    Những biểu hiện của tình trạng dị ứng sữa
    Những triệu chứng của tình trạng dị ứng sữa bò nói chung thường xuất hiện trong vòng 6 tháng tuổi đầu tiên và sẽ thuộc 1 trong 2 kiểu biểu hiện: Phản ứng dị ứng nhanh hoặc chậm. Trong đó biểu hiện phản ứng dị ứng chậm là thể lâm sàng thường gặp.
    • Kiểu biểu hiện phản ứng dị ứng nhanh thường xảy ra đột ngột với các biểu hiện như: ói mửa, thở khò khè, nổi ban đỏ, mặt sưng phù, hay nặng hơn là phản ứng phản vệ toàn thân. Có những trẻ nhạy cảm với sữa đến mức chỉ dùng khăn có dính sữa lau miệng hay uống chung ly của trẻ khác có dính ít sữa còn sót lại cũng gây nên phản ứng dị ứng.
    • Biểu hiện phản ứng dị ứng chậm thường nhẹ, không rõ ràng. Những triệu chứng gợi ý tình trạng dị ứng có thể là: trẻ bứt rứt khó chịu, quấy khóc thường xuyên, ói mửa, đau bụng, đi cầu phân lỏng (có thể có ít máu trong phân), chậm tăng cân và tăng trưởng không đạt mức bình thường. Thể lâm sàng này thường khó chẩn đoán vì những biểu hiện triệu chứng trên cũng có thể gặp trong nhiều bệnh lý khác. Hầu hết trẻ em ở thể bệnh này sẽ hết tình trạng bất dung nạp với sữa vào lúc 2 tuổi.
    Cần phân biệt những triệu chứng của bất dung nạp Lactose với dị ứng sữa bò. Bất dung nạp Lactose thường có biểu hiện triệu chứng là: chướng bụng, đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy do không tiêu hóa được đường Lactose có trong thành phần sữa.
    Chẩn đoán bệnh ra sao?
    – Nếu những triệu chứng xảy ra rõ ràng, nhất là ở thể phản ứng dị ứng nhanh, việc chẩn đoán thường không khó, nhưng nếu là thể phản ứng dị ứng chậm thì khó hơn vì có thể nhầm với những bệnh lý khác.
    – Tình trạng bứt rứt khó chịu và quấy khóc ở trẻ là biểu hiện bình thường, bất kỳ trẻ nào cũng có thể có, nhưng nếu xảy ra quá nhiều thì có thể có một sự bất thường nào đó. Vì không thể chắc được đây là những quấy rối bình thường của trẻ hay là bệnh lý, và có phải do dị ứng sữa bò hay do một tình trạng nào khác hay không? Do đó tốt nhất nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để có được chẩn đoán chính xác. Tại phòng khám, để xác định chẩn đoán, các bác sĩ sẽ thăm hỏi kỹ lưỡng về tiền sử dị ứng của gia đình bạn, khám bệnh, đồng thời sẽ làm những xét nghiệm đặc hiệu cho trẻ.
    – Xét nghiệm phân có thể giúp xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng. Phân của trẻ bị dị ứng sữa bò thường có lẫn máu. Trong khi đó phân của trẻ bị bất dung nạp Lactose lại có tính acid và chứa thành phần đường không tiêu hóa được.
    – Xét nghiệm thử phản ứng dị ứng trên da được thực hiện bằng cách tiêm một ít protein có trong sữa bò vào dưới da để tạo ra phản ứng miễn dịch. Nếu có dị ứng thì sẽ thấy nổi một đốm đỏ, cứng ở chỗ tiêm mà thông thường hay được gọi là nổi mề đay. Tuy nhiên, test này vẫn chưa phải là đặc hiệu hoàn toàn vì có rất nhiều trẻ nhỏ bị dị ứng với sữa bò vẫn cho kết quả âm tính, và nhiều trẻ lớn hơn không bị dị ứng sữa lại cho kết quả dương tính.

    Ðiều trị dị ứng sữa bò ở trẻ em
    Nguyên tắc điều trị dị ứng sữa bò chủ yếu là tránh tác nhân gây dị ứng và thay đổi lối sống, việc dùng thuốc cần phải có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Vấn đề chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ là vô cùng cần thiết.

    Tránh tác nhân gây dị ứng và thay đổi lối sống:
    – Ngưng sử dụng sữa bò cho trẻ. Nếu con bạn bị dị ứng thuộc kiểu phản ứng dị ứng nhanh, cần chuyển sang sử dụng sữa đậu nành vì trong đó cũng khá đầy đủ những thành phần dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
    – Nếu đã chuyển sang sử dụng sữa đậu nành nhưng triệu chứng vẫn không hết thì có thể con bạn đồng thời cũng bị dị ứng với thành phần protein có trong sữa đậu nành. Ở thể phản ứng nhanh, chỉ có 8%-15% trẻ nhỏ bị dị ứng với protein của sữa đậu nành, nhưng ở thể phản ứng chậm lại chiếm tỷ lệ khá cao là khoảng 50%.
    Lúc này, bạn phải chuyển sang sử dụng những loại thực phẩm có thành phần protein ít gây ra phản ứng dị ứng. Những loại protein này đã được xử lý đặc biệt để hạn chế tối đa việc gây dị ứng, tuy nhiên giá thành của chúng thường đắt gấp ba lần so với sữa bò. Có thể sử dụng một số sản phẩm sau: sữa gạo (rice milk), sữa hạnh nhân, những sản phẩm ghi ngoài nhãn là Non-dairy hay Pareve (sản phẩm không chứa sữa như: kem, chocolate, pho mát, sữa chua)…
    – Thời gian sử dụng sản phẩm ít gây kích ứng dị ứng ít nhất phải là 2 tháng, cũng có khi phải kéo dài đến 12 tháng. Sau thời gian này, cần cho trẻ dùng lại sữa bò để xem trẻ có dung nạp được hay chưa? Nếu vẫn còn dị ứng thì lại dùng tiếp sản phẩm thay thế và cứ mỗi 3-6 tháng lại cho trẻ dùng lại sữa bò để kiểm tra vấn đề dung nạp.
    – Có thể chuyển sang cho trẻ bú mẹ nếu trẻ còn nhỏ và mẹ còn sữa, tuy nhiên chế độ ăn của mẹ phải được thiết lập bởi một bác sĩ chuyên về dinh dưỡng để có thể đảm bảo đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết. Cần lưu ý rằng các protein có trong sữa bò có thể đi qua sữa mẹ, vì vậy cần phải loại bỏ hết những thực phẩm có chứa sữa trong chế độ ăn của người mẹ.

    Sử dụng thuốc:
    Các loại thuốc sử dụng khi có dị ứng cần phải theo chỉ định của bác sĩ. Các thuốc thường được dùng trong điều trị là: Cromolyn, Antihistamin, Ketotifen, Corticosteroid và các thuốc ức chế tổng hợp Prostaglandin. Epinephrine được sử dụng trong trường hợp bị phản ứng phản vệ cấp tính.

    Phòng ngừa dị ứng sữa bò ở trẻ
    • Luôn luôn phải kiểm tra thành phần ghi trên nhãn sản phẩm trước khi sử dụng. Ngay cả với những sản phẩm đã dùng quen vẫn phải đọc lại vì nhà sản xuất có thể thay đổi thành phần của sản phẩm.
    • Cần báo cho những người chăm sóc con bạn như người trông trẻ, cô giáo, ông bà… về tình trạng dị ứng của trẻ để họ tránh cho trẻ sử dụng sữa hay những sản phẩm có chứa sữa.
    • Nếu cần, có thể dán một miếng giấy nhỏ lên những thực phẩm có chứa sữa.
    • Phải ghi rõ tiền sử dị ứng của con bạn trong những hồ sơ liên quan.
    • Chuẩn bị sẵn một số thuốc chống dị ứng tại nhà để dùng khi cần thiết. Ở một số nước đã có loại Epinephrine được định liều sẵn trong một ống tiêm nhỏ nhằm có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
    • Nếu con bạn bị phản ứng phản vệ cấp cần phải nhanh chóng đưa trẻ đi bệnh viện ngay.
    Các bậc cha mẹ hãy trang bị cho mình những kiến thức trên để phòng ngừa và biết cách xử lý khi trẻ bị dị ứng sữa nhé. Chúc các bé luôn khỏe.
     
  10. Finger.vn

    Finger.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    Mình đăng bài về dị ứng đạm sữa bò rồi bạn nhé
    Về trẻ bị chàm mình sẽ tìm và đăng sau nhé
     
  11. mẹ bo02

    mẹ bo02 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    7/12/2015
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    38
    Điểm thành tích:
    28
    nhiều thông tin bổ ích quá
     
  12. Finger.vn

    Finger.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    THỨC ĂN TRÁNH DÙNG CHO TRẺ NHỎ
    - Nguồn: Bs. Huyên Thảo -

    Đây là những lời khuyên từ Hội đồng nghiên cứu y khoa và sức khỏe quốc gia của Úc:
    • Tránh cho ăn các loại HẠT CÒN NGUYÊN, và các thức ăn cứng tương tự cho trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, để giảm nguy cơ mắc nghẹn ở trẻ.
    • Không cho trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi ăn hoặc uống MẬT ONG, nhằm phòng ngừa ngộ độc Botulism (gây liệt cơ, suy hô hấp)
    • Sữa động vật không điều chỉnh không nên được sử dụng làm thức uống chính cho trẻ dưới 12 tháng.
    • Không nên dùng sữa không được tiệt trùng/thanh trùng
    • Sữa bò không nên dùng làm thức uống chính cho trẻ dưới 12 tháng.
    • Sữa bò tiệt trùng/thanh trùng là nguồn rất tốt cung cấp protein, calcium và các dưỡng chất khác, và có thể được dùng cho trẻ uống từ khoảng 12 tháng tuổi, và tiếp tục cho tới 2 tuổi và sau 2 tuổi
    • Do những nguy cơ tiềm tàng liên quan đến việc cho trẻ nhũ nhi dưới 12 tháng uống SỮA DÊ, việc sử dụng sữa dê không được khuyến cáo.
    • SỮA ÍT KEM (SKIM MILK) không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi.
    • Đậu nành (ngoại trừ sữa công thức từ đậu nành), và CÁC LOẠI SỮA TỪ THỰC VẬT khác, không đầy đủ dưỡng chất (vd như sữa gạo, sữa dừa, sữa hạnh nhân, sữa yến mạch, vân vân) không thể là lựa chọn thay thế thích hợp để thay cho sữa mẹ hoặc sữa công thức, trong 12 tháng đầu của trẻ.
    • Sữa đậu nành bổ sung dưỡng chất, hoặc sữa gạo bổ sung thêm canxi, hoặc các thức uống từ yến mạch, có thể được sử dụng sau 12 tháng, với điều kiện phải có sự theo dõi của nhân viên y tế, và phải có nguồn bổ sung protein và vitamin B12 khác trong chế độ ăn.
    • NƯỚC TRÁI CÂY là không cần thiết và cũng không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.
    • Không cho trẻ dưới 12 tháng tuổi uống trà, các loại trà thảo mộc, cà phê, hoặc các thức uống có đường.
    Bs. Huyên Thảo.
    Theo:
    Eat for health: Infant feeding guidelines – Information for health workers; National health and medical research council, Australian Government, 2012.
     
    thaonguyen0820 thích bài này.
  13. Finger.vn

    Finger.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    CHĂM SÓC DÂY RỐN SAU XUẤT VIỆN
    - Nguồn: Bs. Huyên Thảo -

    Khi còn nằm trong bụng mẹ, dây rốn là một liên kết sống còn của trẻ với mẹ. Tuy nhiên, khi trẻ ra đời, dây rốn không còn cần thiết nữa, và sẽ được cắt và kẹp lại gần cuống rốn, chỉ vài phút sau sinh. Kẹp cuống rốn trong giai đoạn này cần thiết để ngăn chảy máu từ các mạch máu trong dây rốn.
    Khi trẻ xuất viện về nhà, dây rốn bắt đầu héo lại, khô đi. Sau khoảng 1 tuần, khi dây rốn hoàn toàn khô hẳn, chúng ta có thể lấy kẹp rốn ra, và dây rốn sẽ tự rung đi khi trẻ được khoảng 2-3 tuần tuổi. Trong giai đoạn chờ đợi dây rốn tự rụng và cuống rốn tự lành hẳn, dây rốn có thể là đường vào tốt của các nhiễm trùng, và vì vậy, việc chăm sóc dây rốn là quan trọng.
    Hiện nay, khuyến cáo chung nhất là giữ dây rốn khô, sạch, và thoáng – tiếp xúc với khí trời.
    Tắm cho trẻ và phần dây rốn bằng nước sạch và xà bông tắm dành cho trẻ nho cho đến khi dây rốn rụng đi. Bạn chỉ cần vệ sinh riêng phần dây rốn khi thấy dây rốn có dịch nhầy hoặc bị dơ, bằng gạc mềm thấm nước xà phòng nhẹ dành cho trẻ sơ sinh, pha với nước ấm, và chà nhẹ lên phần muốn vệ sinh.
    Không quấn tã lên phần dây rốn. Một số loại tả có chừa một lỗ trống cho phần dây rốn. Đối với những loại tã khác, bạn có thể gập rìa trên của tã xuống, tránh phần dây rốn.
    Một số nơi có thể sử dụng các loại dịch sát trùng như betadine để bôi vào phần dây rốn, nhưng hiện nay ở Mỹ và Úc không còn sử dụng nữa, mà khuyến cáo để khô sạch tự nhiên.
    Không được dán băng cá nhân, hoặc gạc lên phần rốn.
    Không bao giờ thử tự kéo dây rốn cho dây rốn rụng.
    Khi dây rốn gần rụng, hoặc vài ngày sau khi rụng, có thể có một ít máu rỉ ra, và có thể có ít dịch nhầy. Điều này là bình thường, và sẽ khỏi nhanh sau vài ngày.
    Thường ba mẹ thường lo trẻ bị rốn lồi ra, hoặc lõm sâu vào. Nhưng việc rốn lồi hay lõm đã được “lập chương trình” từ trước, nên bạn sẽ không can thiệp được vào chuyện này. Vì vậy, việc băng chèn đồng xu, hoặc vật cứng lên rốn bé không có tác dụng gì cả.
    Ở một số trẻ, ba mẹ ông bà có thể thấy có một phần lồi ở bụng, xung quanh lỗ rốn, đặc biệt khi trẻ khóc – làm tăng áp lực bụng. Phần lồi này là do cơ bụng của trẻ bị yếu, và được gọi là “thoát vị rốn”. Tình trạng này có thể nên được tư vấn bác sĩ xem có cần can thiệp gì không. Tuy nhiên, đa số thoát vị rốn thường tự hết khi bé lớn lên, thành cơ bụng mạnh hơn.
    Nên cho trẻ khám bác sĩ nếu:
    • Bạn thấy có máu chảy từ cuống rốn
    • Bạn thấy có mủ (dịch vàng hoặc trắng)
    • Bạn thấy vùng xung quanh rốn bị sưng, đỏ
    • Bé có dấu hiệu khó chịu, đau ở vùng rốn.
    • Dây rốn vẫn chưa tự rụng khi bé được 1 tháng tuổi.
    Những thông tin cần ghi nhớ:
    • Chăm sóc dây rốn nằm gọn trong ba từ: vệ sinh – khô thoáng – không can thiệp thêm
    • Không làm gì để có thể thay đổi việc rốn bé sẽ lồi hay lõm.
    • Nên cho trẻ nghi thoát vị rốn đến bác sĩ để đánh giá. Đa số thoát vị rốn sẽ tự hồi phục khi trẻ lớn lên.
    • Cho bé đi khám bác sĩ ngay nếu nghi ngờ có nhiễm trùng rốn, hoặc nếu có chảy máu bất thường.
    Bs. Huyên Thảo.
    Nguồn tham khảo:
    Umbilical Cord Care - The Children’s Hospital of Philadelphia – America.
    Umbilical Cord Care – Umbilical Cord Care Net – Australia.
     
    thaonguyen0820 thích bài này.
  14. thaonguyen0820

    thaonguyen0820 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    21/10/2011
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Nhưng ở viện bé được các y tá dùng gạc để băng kín gạc kẹp dây rốn các mẹ nhỉ. Minh sợ không dám đụng vào, phải thuê y tá đến nhà tắm cho con
     
  15. Finger.vn

    Finger.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    SÂU RĂNG SỚM Ở TRẺ NHỎ
    - Nguồn: Bs. Huyên Thảo -
    Những điều nên biết về nguy cơ, ảnh hưởng, và phương pháp phòng ngừa hợp lý!
    Hiện nay, không hiếm gặp những trẻ đến khám bệnh có bộ răng rất tội nghiệp. Cả hai hàm tiền đạo đều bị xỉn màu, và mòn đi trông thấy, trống hoác ngay chính giữa. Có trẻ chỉ mới 2-3 tuổi đã bị tình trạng này. Đây là những trường hợp sâu mòn răng nặng, và trẻ sẽ bị ảnh hưởng đáng kể đến sự nhai, nếm thức ăn, và vì vậy, sẽ ảnh hưởng đến phát triển cơ hàm, cũng như sự ngon miệng cho trẻ - rất quan trọng cho sự phát triển đúng của trẻ. Đa số những trẻ này đều được bú bình thường xuyên, có lúc bú ngậm bình suốt đêm. Và vì con trẻ khó ăn, hay không ăn được do mòn răng nặng, ba mẹ lại cho con bú nhiều hơn. Đây là cách thực hành gây hại cho trẻ về lâu dài. Nhiều ba mẹ lại quan niệm rằng hư răng sữa thôi mà, không sao, mai mốt mọc răng vĩnh viễn thay thế rồi. Nhưng vấn đề không đơn giản như thế. Chúng ta hãy tìm hiểu tại sao, cũng như cách chăm sóc con trẻ đúng cách để có thể tránh vấn đề này cho trẻ, nhé!
    Đầu tiên, chúng ta cần biết rằng, nguy cơ sâu răng bắt đầu ngay từ khi trẻ bắt đầu có cái răng đầu tiên mọc lên.
    Các vi khuẩn đặc biệt trong miệng sẽ được “nuôi” bằng các loại đường từ thức ăn và thức uống của trẻ. Những vi khuẩn này sẽ tiết ra acid làm tổn thương màng răng, và dần dần sẽ dẫn đến sâu răng ngày càng nặng, nếu không được phòng ngừa.
    Một điều rất nên nhớ rằng, các vi khuẩn này thường không có sẵn ở trẻ, mà được “truyền” từ người chăm sóc trẻ bằng nhiều cách như: liếm muỗng/thức ăn của trẻ xem có vừa miệng hay đủ nguội chưa trước khi cho trẻ ăn, nhai thức ăn trước khi bón cho trẻ, làm sạch núm vú giả của trẻ bằng miệng của mình, ăn uống chung chén, muỗng….. Nguy cơ truyền vi khuẩn này càng nhiều nếu người trông trẻ có răng sâu không điều trị. Vì vậy, người lớn chăm sóc trẻ cũng cần chăm sóc răng miệng của mình.
    4 răng giữa, hàm trên của trẻ thường là răng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Sâu răng ở trẻ nhỏ trước đây còn được gọi là “hội chứng răng bú bình”, vì có bằng chứng cho thấy tình trạng này rất dễ xảy ra nếu trẻ được cho bú sữa/sữa công thức/nước uống có đường trong bình để ngủ. Khi được cho bú để ru ngủ như thế, sữa/nước ngọt sẽ đọng trong miệng, và các thể đường sẽ dễ dàng vỗ béo vi khuẩn gây sâu răng khi bé ngủ, trong khi đó, nước miếng lại không tiết ra nhiều khi ngủ, và vì vậy không bảo vệ răng được tốt như khi bé thức.
    Những thức uống có đường, như nước trái cây, nước ngọt….khi cho trẻ nhỏ uống thường xuyên cũng có thể gây sâu răng.
    Tại sao sâu răng sớm ở trẻ nhỏ lại quan trọng?
    • Nghiên cứu cho thấy, nếu trẻ bị sâu răng sữa sớm, sẽ dễ bị sâu răng vĩnh viễn khi trẻ trưởng thành. Đồng thời, răng sâu, xấu, làm cho trẻ mất tự tin, vì không có nụ cười đẹp. Những trẻ có hàm răng khỏe mạnh, nụ cười tươi, có thể giúp trẻ tự tin hơn.
    • Răng sâu cũng gây đau, khó chịu cho trẻ khi tiêu thụ thức ăn. Vì vậy, trẻ sâu răng nhiều có thể trở thành trẻ lười ăn hoặc khó ăn, và trẻ có thể không lấy đủ năng lượng, vitamine và các khoáng chất theo nhu cầu phát triển của cơ thể.
    • Khi răng sâu bị rụng sớm, các răng gần đó có thể lấn sang chỗ trống này, và gây ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn, làm hàm răng vĩnh viễn bị biến dạng, không theo hàng lối, và khó vệ sinh hơn. Chưa kể nhu cầu cần chỉnh răng/niềng răng về sau.
    Phương pháp phòng ngừa sâu răng ở trẻ nhỏ:
    • Khi trẻ nhỏ bú sữa xong, cho trẻ rời vú mẹ, hoặc lấy bình ra khỏi miệng trẻ. Không cho trẻ bú bình để ngủ.
    • Bắt đầu tập cho trẻ uống ly từ 6 tháng tuổi. Khi trẻ được 12 tháng, trẻ chỉ nên uống bằng ly (có nghĩa là nên cai bú bình luôn từ 12 tháng-18 tháng tuổi).
    • Nước trái cây không cần thiết và không được khuyến cáo cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì chứa nhiều đường và nhiều acid.
    • Không nên chấm núm vú giả vào đường/mứt/mật ong để làm trẻ dễ chịu.
    • Đối với trẻ trên 12 tháng, nên cho trẻ uống sữa bò nguyên kem, và nước lọc là hai loại nước uống chính.
    • Bắt đầu vệ sinh răng trẻ ngay từ khi răng đầu tiên mọc lên – sử dụng một khăn mềm ướt hoặc bàn chải dành cho trẻ nhỏ - chỉ sử dụng nước mà thôi.
    • Từ lúc trẻ 18 tháng đến 6 tuổi, bắt đầu sử dụng kem đánh răng chứa ít fluoride vào bàn chải của trẻ - chỉ quét một vệt mỏng trên bề mặt bàn chải (từ 18 tháng đến 3 tuổi), hoặc xịt kem bằng kích thước hạt đậu phộng nhỏ (từ 3 tuổi đến 6 tuổi).
    • Sau 6 tuổi, trẻ có thể sử dụng kem đánh răng chứa fluoride bình thường, như của người lớn.
    • Vệ sinh răng và nướu răng 2 lần một ngày – một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.
    • Nên đánh răng cho trẻ cho đến khi trẻ tự làm được tốt, đàng hoàng (thường khoảng 8 tuổi)
    • Nên cho trẻ đi khám răng khi trẻ được 2 tuổi, hoặc sớm hơn khi có nghi ngờ sâu răng, để có thể được phát hiện dấu hiệu sâu răng sớm – có thể phòng ngừa và điều trị được. Đừng đợi đến khi quá trễ.
    • Tránh những hành vi có thể truyền vi khuẩn sâu răng từ người lớn sang cho trẻ (như kể ở phần đầu).
    Nghe có vẻ hơi phức tạp, nhưng thật ra nếu để ý, các bạn sẽ thấy khuyến cáo này rất giống như khuyến cáo về cách cho ăn ở trẻ nhỏ trong cách thực hành cho bú/ăn/uống và cách lựa chọn thức ăn, thức uống trong những bài viết trước.

    Nguồn tham khảo:
    Tooth decay –young children; Better health channel – Victoria state government – Australia.
    Tooth decay in baby teeth – Patient education center – ADA – American Dentistry Academy – America
    Policy on early childhood caries (ECC): Classifications, consequences, and preventive strategies – Collaboration between the American Academy of Pedodontics and the American academy of pediatrics - Oral health policies - 2014
     
  16. Finger.vn

    Finger.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    CHẾ ĐỘ ĂN & NGUYÊN TẮC BÙ ĐIỆN GIẢI CHO TRẺ BỊ NÔN
    Nguồn: Bs. Trần Thu Thủy - Bệnh viện Nhi TW
    - Sau khi bé nôn
    Nên để dạ dày nghỉ hoàn toàn trong vòng ít nhất 30 - 60 phút. Sau thời hạn này có thể bắt đầu cho trẻ thử một thìa con Oresol (5 ml), nếu bé giữ được dịch này thì cho uống lại một thìa sau 3-5 phút. Cho trẻ uống nhiều lần với số lượng nhỏ tốt hơn là uống một lần nhiều dịch, số lượng cụ thể như sau:
    Với trẻ <1 tuổi: cho uống 5-10 ml Oresol mỗi 5 phút (dùng thìa hoặc bơm tiêm không kim). Nếu chưa có Oresol trong tầm tay, mẹ có thể vắt sữa và cho bé uống bằng thìa theo cách trên.
    Với trẻ >1 tuổi: cho uống 5-15 ml Oresol (tùy theo tuổi) mỗi 5 phút.
    Một sai lầm mà phụ huynh thường mắc trong chăm sóc trẻ bị nôn là không chia nhỏ và tăng dần lượng dịch mà cho bé uống nhiều dịch cùng một lúc. Lượng dịch lớn này có thể kích thích dạ dày, khiến trẻ nôn trở lại.

    - 4 giờ sau khi ngừng nôn
    Tăng lượng dịch gấp đôi.
    Nếu trẻ nôn trở lại khi uống lượng dịch này thì cần cho dạ dày nghỉ hoàn toàn trong 1 giờ và bắt đầu lại với lượng dịch nhỏ hơn. Phương pháp cho bé uống từng thìa này hiếm khi thất bại.

    - 8 giờ sau khi ngừng nôn
    Một sai lầm mà cha mẹ thường mắc phải khi chăm trẻ bị nôn là cho trẻ ăn thức ăn đặc quá sớm và để trẻ ăn uống bao nhiêu tùy thích. Việc tuân thủ các hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bé sớm phục hồi:
    Điều chỉnh chế độ ăn từ từ và trở lại chế độ ăn bình thường trong vòng 24 giờ sau khi bắt đầu ăn trở lại.
    Dùng thực phẩm nhẹ, dễ tiêu như cháo, bánh quy mặn (để cung cấp thêm muối), bánh mỳ. Sau khi những thực phẩm này được dung nạp mới chuyển dần sang cơm, thực phẩm giàu cacbohydrat hay giàu đạm, nhưng nên tránh thực phẩm nhiều chất béo và thức ăn nhiều gia vị.
    Với trẻ đang dùng sữa công thức thì nên giảm lượng sữa khoảng 30-50 ml mỗi lần bú.
    Đối với trẻ lớn hơn, nên ngừng dùng sữa, các chế phẩm sữa và thực phẩm nhiều chất béo trong vòng vài ngày vì dạ dày của trẻ gặp khó khăn trong hấp thu những thực phẩm này.
    Tránh không cho trẻ tiếp xúc với các mùi vị mạnh như nước hoa, khói thuốc lá, mùi thức ăn đang nấu.

    Chế độ ăn cho trẻ bú mẹ

    Vấn đề then chốt là cho bé bú ít hơn bình thường.
    Nếu bé mới nôn một lần thì không cần thay đổi chế độ ăn.
    Nếu bé nôn hai lần thì có thể tiếp tục cho bé bú mẹ nhưng chỉ cho bú một bên và kéo dài 5 phút, các cữ bú cách nhau 30-60 phút. Sau 4 giờ không nôn thì trở lại chế độ ăn bình thường, cho bé bú đủ cả 2 bên.
    Nếu trẻ nôn nhiều lần thì cần chuyển sang dùng Oresol trong vòng 4 giờ. Dùng thìa hoặc bơm tiêm cho bé uống 5-10 ml Oresol mỗi 5 phút.
    Nếu bé đi tiểu ít hơn bình thường, có thể cho uống Oresol xen kẽ các cữ bú trong vòng 24 giờ.

    Thuốc uống

    Nếu có thể thì nên tránh cho trẻ uống bất kỳ thuốc gì trong vòng 8 giờ sau khi nôn. Thuốc uống có thể kích thích dạ dầy và khiến bé nôn nhiều hơn.
    Nếu bé sốt cao và không thể giữ lại các thuốc uống đường miệng thì nên dùng thuốc paracetamol dạng đặt hậu môn để hạ nhiệt.
    Chỉ nên dùng thuốc chống nôn khi thật sự cần thiết, theo chỉ định của bác sĩ.

    Khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ?
    - Trẻ nôn liên tục và tiêu chảy phân toàn nước.
    Nôn giai đoạn 1 kéo dài hơn 8 giờ (trẻ <1 tuổi), 12 giờ (trẻ 1-3 tuổi), 16 giờ (trẻ >3 tuổi)
    - Có biểu hiện mất nước (không tiểu tiện trong vòng 8 giờ, miệng khô, khóc không nước mắt).
    - Nôn ra nhiều máu: Nếu vết rách ở họng quá lớn do áp lực của các cơn nôn, trẻ có thể mất nhiều máu và cần được đưa đi cấp cứu ngay. Rất may điều này hiếm khi xảy ra, đa phần các vết rách đều nhỏ, chỉ gây chảy máu nhẹ.
    - Đau bụng ngoài cơn nôn.
    - Lơ mơ, khó đánh thức, mê sảng.
    - Nghi viêm màng não nếu trẻ đau đầu dữ dội, có hiện tượng đau và cứng gáy, sốt cao, nôn vọt.
    - Nghi nhiễm trùng tiết niệu nếu trẻ sốt cao, nôn và đái buốt.

    Diễn biến thông thường của nôn trong viêm dạ dày ruột và cách xử lý
    + Giai đoạn 1: Nôn mạnh, các lần cách nhau 5 - 30 phút.
    Lúc này đừng tìm cách cho trẻ ăn hay uống bất cứ thứ gì vì thực phẩm đưa vào sẽ bị nôn ra hết. Nên cho ruột nghỉ hoàn toàn và chờ cho những cơn nôn nặng nề nhất kết thúc.
    Nếu trẻ đòi bú hoặc uống nước thì chỉ cho bé nhấp mỗi lần một vài ngụm nhỏ, và cũng khó hi vọng trẻ giữ được những thứ này trong người.

    + Giai đoạn 2: Nôn thưa hơn, các lần cách nhau 1-2 giờ
    Cho trẻ nhấp một chút dịch, các lần cách nhau 5-10 phút.
    Hai loại dịch tốt nhất cho trẻ là sữa mẹ và Oresol.
    Không cho trẻ uống các loại nước chứa nhiều đường vì các thứ nước này sẽ làm tăng tình trạng tiêu chảy và mất nước.

    + Giai đoạn 3: nôn giảm còn 2-4 lần mỗi ngày rồi ngừng hẳn
    Lúc này trẻ lớn có thể ăn nhẹ trở lại.
    Trẻ bú mẹ thì tiếp tục bú mẹ
    Trẻ nuôi bộ có thể bắt đầu dùng sữa công thức trở lại. Một số phụ huynh nhận thấy việc pha loãng sữa công thức với một nửa Oresol giúp bé dung nạp tốt hơn.
    Cho bé uống Oresol như trong giai đoạn 2.
    Đừng quá lo lắng nếu bé nôn những thức ăn vừa dùng. Có thể việc cho bé ăn trở lại vào lúc này là còn sớm, bạn nên lùi lại một bước và thực hiện các chỉ dẫn trong giai đoạn 2 cho tới khi các cơn nôn dịu lại.

    * Một số lưu ý:

    Bé có thể khá lên một hay hai ngày rồi nôn trở lại. Điều này không có gì nguy hiểm. Cha mẹ cần tiếp tục đánh giá tình trạng bệnh của bé theo 3 giai đoạn nêu trên và áp dụng cách xử lý thích hợp.
    Bé có thể sốt cao trong vài ngày.
    Có thể thấy những tia máu trong chất nôn của bé. Đó là máu chảy ra từ những vết rách nhỏ ở cổ họng do áp lực tăng khi trẻ nôn. Điều này không nguy hiểm và sẽ tự hết.
    Nôn thường kết thúc sau 6-24 giờ, thay đổi trong chế độ ăn có thể giúp ngăn ngừa nôn quá mức và mất nước.
    Tiêu chảy (nếu có) thường kéo dài vài ngày.
    Nếu bé nôn kéo dài hơn 24 giờ mà không có tiêu chảy đi kèm thì có thể bé bị bệnh lý gì đó nguy hiểm hơn.
     
  17. Finger.vn

    Finger.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    NGỪA ĐẦU DẸP Ở TRẺ NHỎ - được hay không?
    - Nguồn: Bs. Huyên Thảo -

    Trong sáu tháng đầu đời, trẻ nên được cho nằm đầu ngửa – đây được xem là cách cho ngủ tốt nhất, làm giảm nguy cơ xảy ra hội chứng đột tử ở trẻ nhũ nhi (SIDS – sudden infant death syndrome). Đây là một hội chứng mà trẻ khỏe mạnh bình thường dưới 1 tuổi tử vong bất ngờ, không rõ nguyên nhân, trong khi ngủ.
    Khung xương đầu của trẻ trong thời điểm này rất mềm, và vì vậy có thể bị ảnh hưởng bới áp lực. Trong khi đó, trẻ dưới 6 tháng có cơ cổ yếu, và vì vậy, chỉ “đặt đâu nằm đó” – và thường sẽ nằm ngửa với đầu nghiêng về một phía duy nhất – chứ không tự nghiêng qua phía khác được. Vì lý do này, khung xương đầu của trẻ có thể bị dẹt đi, và được gọi là “đầu dẹt”.
    Một số trẻ bị dẹt ít ít, có thể tự “tròn” lại về sau. Một số bị dẹt nhiều, có thể không tự “tròn” lại được. Người ta thấy, tình trạng dẹt đầu sẽ nhiều nhất khi trẻ khoảng 4 tháng tuổi, và từ từ cải thiện vào khoảng 6 tháng tuổi hoặc sau đó, khi cơ cổ vững hơn, trẻ ngồi được, và ít nằm hơn. Tuy nhiên, tình trạng dẹt đầu ít hay nhiều đều KHÔNG ẢNH HƯỞNG GÌ đến não bộ hoặc phát triển của trẻ về sau.
    Chúng ta có thể ngừa được tình trạng dẹt đầu hay không?
    Câu trả lời là có thể.
    Phương pháp rất đơn giản, dựa theo cơ chế gây dẹt đầu như trên, và nhiều ba mẹ đều biết, đó là thay đổi bên nằm cho trẻ thường xuyên, và nên bắt đầu rất sớm, trước khi trẻ được đầy tháng – vì đây là giai đoạn dễ làm đầu dẹt nhất.
    Tuy nhiên, không cần quá thường xuyên, nửa tiếng, vài giờ đã đổi bên, như chúng ta thường áp dụng. Chúng ta chỉ cần đổi bên nằm MỖI NGÀY. Có nghĩa là, hôm nay cho trẻ nằm nghiêng bên trái, thì hôm sau cho trẻ nằm nghiêng bên phải. Vậy là đủ. Tuy nhiên, đổi gì đổi cũng phải nghĩ đến “thân chủ” một xíu, nên cho trẻ nghiêng về phía “thú vị” mà trẻ quan sát được nhiều thứ xung quanh, quan sát được người thân hoạt động trong nhà. Chứ cho người ta nằm chết một bên, nhìn thẳng vô cái bức tường vô cảm, thì thật là tội nghiệp quá, phải không! Cho nên, đơn giản là chúng ta có thể cho trẻ nằm “đổi đầu”, hướng về phía sinh động của phòng. Vd nằm cũi hay giường, thì hôm nay nằm hướng đầu giường, hôm sau nằm hường cuối giường!
    Đồng thời, trong ngày, chúng ta không nên cho trẻ nằm ngửa hoài. Trẻ được khuyến cáo nên có ít nhất 3 lần trong ngày, nằm bụng – “tummy time”, mỗi lần 10-15 phút, trong lúc trẻ thức, và có người quan sát khi trẻ nằm bụng. Việc có “tummy time” như thế này còn giúp thúc đẩy phát triển chung của trẻ.
    Nếu trẻ vẫn bị dẹt đầu sau khi đã áp dụng đủ phương pháp thì sao?
    Nên cho trẻ đi khám bác sĩ để được đánh giá và tư vấn. Đa số các trường hợp dẹt đầu tư thế nhẹ và trung bình sẽ không cần can thiệp, và chỉ cần chú ý thay đổi tư thế và theo dõi cải thiện. Các trường hợp dẹt đầu nặng có thể cần can thiệp đôi chút – tùy từng trường hợp riêng lẻ. Bác sĩ cũng có thể đánh giá những yếu tố, hoặc bất thường kèm theo có thể làm nặng hơn tình trạng dẹt đầu để tư vấn can thiệp – ví dụ như bất thường cơ ở cổ. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra xem có nghi ngờ các bệnh nền về biến dạng xương đầu hay không, mặc dù những trường hợp bệnh này đa số rất hiếm gặp.
    Những thông tin cần ghi nhớ:
    • Đầu dẹt tư thế là một tình trạng lành tính, đa số không cần can thiệp gì.
    • Nên phòng ngừa càng sớm càng tốt bằng phương pháp “đổi đầu” đơn giản, và cho trẻ thời gian “tummy time”
    • Nếu trẻ bị đầu dẹt, nên cho trẻ đi khám bác sĩ để được tư vấn và đánh giá phù hợp.

    Nguồn tham khảo:
    Preventing flat heads in babies who sleep on their backs – Caring for kids – Paediatric Society of Canada.
    Prevention and management of positional skull deformities in infants – American academy of Paediatrics – America – 2011.
     
  18. Finger.vn

    Finger.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    TRẺ SƠ SINH KHỤT KHỊT
    - Nguồn: Bs. Huyên Thảo -

    Chuyện cái lỗ mũi – phần 1: bé sơ sinh khụt khịt – lo hay không lo?
    Việc một bé nhỏ dưới 6 tháng hơi bị nghẹt mũi xíu, khụt khịt khụt khịt, là một chuyện khá phổ biến. Trẻ nhỏ mới sinh có ống mũi bên trong rất nhỏ và hẹp, đường kính mỗi ống mũi trong chỉ khoảng 2-3 mm mỗi bên mũi mà thôi. Vì vậy, khi niêm mạc mũi bên trong sản xuất ra chất nhầy, dễ có trường hợp khó tống chất nhầy này đi, làm chất nhầy tập trung lại, và gây đầy ống mũi, tạo ra tiếng khụt khịt khi trẻ hít vào thở ra. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây khụt khịt ở trẻ trong độ tuổi này, và không cần phải can thiệp gì, nếu ngoại trừ âm thanh hơi khó nghe trên, trẻ hơi ho vài cái, hắt xì hơi vài cái, nhưng vẫn tươi vui, khỏe khoắn, không sốt, chơi tốt, bú tốt và ngủ tốt.
    Một số trẻ bị đầy mũi như trên, mặc dù là một tình trạng bình thường, có thể cần can thiệp chút, khi tình trạng này làm trẻ khó chịu, hoặc khó bú hơn. Lý do là vì, từ lúc sinh ra cho đến khi được 3-4 tháng tuổi, trẻ vẫn chưa phát triển được phản xạ thở bằng miệng thay cho thở bằng mũi, khi đường mũi bị “nghẹt”. Chỉ khi trẻ khóc to, lúc đó trẻ mới thở bằng miệng được. Ở những trẻ bị ảnh hưởng, trẻ sẽ tỏ rõ vẻ khó chịu, vì không thở bằng mũi tốt được, mà không tìm ra cách thở thay thế. Đặc biệt khi bú, trẻ sẽ ngừng bú thường xuyên vì bị “ngạt”, và sau đó rất giận dữ, quấy, vì cảm thấy bị quấy rầy vì bị ảnh hưởng đến chuyện ăn uống khi đói của mình. Đây là những trẻ mà việc khụt khịt cần được quan tâm hỗ trợ.
    Hiện nay, phương pháp hỗ trợ được khuyến khích phổ biến nhất là nhỏ/xịt nước muối sinh lý vài lần một ngày, để có thể giúp trẻ “thông ống mũi” tạm thời, cho trẻ bớt khó chịu và dễ bú hơn. Trong nước muối sinh lý không có bất kì hóa chất hay thành phần thuốc gì, vì vậy nên rất an toàn khi dùng cho trẻ. Tuy nhiên, việc nhỏ/xịt nước muối này có thể làm cho trẻ khó chịu, vì vậy chỉ dùng khi cần, và trẻ sẽ từ từ làm quen khi nhận biết mình “đỡ” hơn sau khi được nhỏ/xịt mũi. Việc hút mũi trẻ nên được sử dụng cẩn thận, vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi mỏng manh của trẻ, vì vậy chỉ nên sử dụng khi có nhiều dịch nhầy trong mũi mà các bạn thấy rõ ràng, và hút nhanh, nhẹ, để giúp thông mũi nhanh hơn cho trẻ. Không nên dùng hút mũi khi các bạn không thấy dịch nhầy nào, và hút “cầu may”.
    Ở các môi trường không khí khô, lạnh, có thể sử dụng phương pháp "xông hơi" (vd mở nước nóng trong phòng tắm, đóng cửa phòng tắm lại), giúp cho không khí trẻ thở ấm hơn, ẩm hơn, làm chất nhầy bớt dính hơn và dễ thông hơn. Nhưng vì có liên quan đến nhiệt, nên phải rất cẩn thận khi dùng.
    Ở các trẻ khụt khịt bình thường, khi trẻ bị viêm đường hô hấp, hoặc bị hít khói thuốc nhiều, hoặc khí trời, độ ẩm thay đổi đột ngột, gây tăng tiết dịch nhầy, trẻ có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn về việc thở, bú, và quấy. Lúc đó mới nên sử dụng các biện pháp để giúp thông mũi trẻ.
    Một số trẻ có thể bị khụt khịt do bệnh lý, như các bất thường về cấu trúc mũi, thành mũi. Nhưng các bệnh này khá hiếm gặp, và thường sẽ biểu hiện bằng việc nghẹt mũi nặng, gây ảnh hưởng đến trẻ, và không đáp ứng với phương pháp rửa mũi bằng nước muối như trên. Những trường hợp này nên được đi khám bác sĩ để được đánh giá và tư vấn hợp lý.
    Hiện nay chưa thấy có một khuyến cáo nhất định nào về việc sử dụng rữa mũi mỗi ngày cho trẻ nhỏ bình thường, dưới 6 tháng, cũng như chưa có bằng chứng rõ ràng nào về lợi ích phòng ngừa bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm mũi dị ứng, hay các bệnh khác, của thực hành này.
    Những thông tin cần nhớ:
    1. Khụt khịt là tình trạng phổ biến bình thường ở đa số các trẻ nhỏ dưới 6 tháng.
    2. Khụt khịt chỉ cần can thiệp hỗ trợ khi ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt của trẻ, như thở, và bú
    3. Nên cho trẻ đi khám bác sĩ nếu khụt khịt kéo dài, ảnh hưởng đến trẻ, và không cải thiện bằng rửa mũi.
    4. Không có khuyến cáo nhất định về việc rửa mũi thường qui cũng như chưa có bằng chứng về lợi ích nhất định của thực hành này ở trẻ bình thường, khỏe mạnh. (Nói thẳng ra là: đừng làm nữa, nhé!!!)
    Bs. Huyên Thảo.
    Nguồn tham khảo:
    Blocked nose in babies (snuffles) – EMIS – Egton Medical Information Systems Limited, United Kingdom
    Breathing issues in your newborn – Dr. Nina Shapiro, Director of Pediatric Ear, Nose and Throat – Matter Children’s Hospital – UCLA, America.
     
  19. Finger.vn

    Finger.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    TỰ KỶ
    - Nguồn: Bs. Huyên Thảo -

    Tìm hiểu về Tự Kỷ
    Hiện nay, từ “Tự kỷ” được ghi nhận và sử dụng khá nhiều, đến mức hơi bị quá đà và vô tội vạ. Chuyện gặp một ba mẹ nào đó, hỏi chuyện bệnh xong, thòng thêm một câu “Bác sĩ ơi, bác sĩ có thấy con em nó giống bị Tự kỷ không vậy?” trở nên không hiếm gặp. Chuyện người lớn cảm thấy trẻ hơi “bất thường”, và gán câu “bị Tự kỷ” cũng trở nên phổ biến hơn. Điều này không những gây bất an cho chính trẻ, vì trẻ nhỏ khi hiểu lời nói cũng nhận biết có điều bất thường gì đó trong cách “đặt danh hiệu” này, còn gây tổn thương và lo lắng ngầm cho người chăm sóc trẻ. Nhưng trên hết, việc sử dụng một cách hời hợt từ ngữ này, có thể gây tổn thương sâu sắc cho những người làm ba làm mẹ, làm ông bà của những trẻ bị tự kỉ thật, vì chính họ là người hiểu được sâu thẳm tận cùng những trải nghiệm đặc biệt, nhưng không được gọi là tuyệt vời, của những gì gắn liền với hai từ chẩn đoán giản đơn này. Vì vậy, bài này được viết với mong muốn giúp chúng ta hiểu được phần nào, về căn bản, của bệnh Tự kỷ, và nhằm giúp chúng ta nhận biết được khi nào cần quan tâm và nhờ trợ giúp đối với con em mình, và hy vọng cũng giới hạn được việc sử dụng hai từ này một cách cân nhắc hơn.
    Đầu tiên, Tự Kỷ, không đơn thuần là một bệnh nữa. Hiện nay, người ta sử dụng thuật ngữ: Rối loạn phổ tự kỷ (Autistic Spectrum Disorder – viết tắt là ASD), để chỉ một nhóm bệnh khá giống nhau về căn bản, nhưng khác nhau về nhiều khía cạnh chẩn đoán, tiên lượng, và sinh bệnh học, bao gồm: bệnh Tự kỷ (Autism), Hội chứng Aspergers, và Rối loạn phát triển diện rộng không xác định. Thuật ngữ Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) được sử dụng, vì trẻ bị ASD, không trẻ nào giống trẻ nào, mặc dù trẻ có thể có những vấn đề phát triển giông giống nhau.
    Một điều rất cần ghi nhớ, là đây là một khuyết tật phát triển sẽ theo trẻ trong suốt cuộc đời, và gây khó khăn cho trẻ trong ba mặt chính: giao tiếp, tương tác xã hội, và tưởng tượng-vui chơi, và vì vậy có tiềm năng ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động cá nhân, đời sống xã hội, tình cảm, gia đình và công việc khi trẻ trưởng thành.
    Dấu hiệu và triệu chứng:
    Trẻ ASD thường có các vấn đề về kỹ năng xã hội, tình cảm, và giao tiếp. Trẻ có thể lặp lại một hành vi nào đó, và không muốn thay đổi hành vi này trong hoạt động hàng ngày. Nhiều trẻ ASD cũng có những cách học, chú ý, hoặc phản ứng khác lạ. Những dấu hiệu ASD bắt đầu từ thời thơ ấu, và thường theo trẻ suốt đời.
    Trẻ em hoặc người lớn ASD có thể:
    • Không chỉ vào đồ vật một các thích thú (vd không chỉ máy bay đang bay trên đầu)
    • Không nhìn vào vật mà người khác chỉ cho trẻ xem
    • Khó khăn trong việc liên hệ với người khác, hoặc không có bất kỳ tò mò/thích thú vì với người khác cả
    • Tránh tiếp xúc mắt nhìn, và muốn ở một mình
    • Khó khăn trong việc hiểu cảm xúc của người khác, hoặc nói về cảm xúc của chính mình
    • Trẻ không thích được ôm nựng, hoặc chỉ ôm khi trẻ muốn mà thôi
    • Trẻ có vẻ không nhận ra người khác nói chuyện với mình, nhưn đáp ứng với những tiếng động khác
    • Có thể rất thích thú về người khác, nhưng không biết cách nói chuyện, chơi, hoặc liên hệ với họ
    • Lặp đi lặp lại từ ngữ hoặc câu chữ được người khác nói với trẻ, hoặc lặp đi lặp lại từ ngữ, câu chữ khi nói chuyện
    • Gặp khó khăn trong việc biểu hiện nhu cầu của mình, sử dụng những từ ngữ, hành động điển hình
    • Không chơi những trò “giả vờ” được (như giả bộ cho búp bê ăn)
    • Lặp đi lặp lại hành động nào đó
    • Gặp khó khăn thích ứng khi một thói quen nào đó bị thay đổi
    • Có phản ứng khác lạ về mùi, vị, cảm giác, hoặc âm thanh
    • Mất đi các kỹ năng mà trẻ từng có (vd như trẻ ngưng nói những từ mà trẻ từng nói trước đây)
    Nguyên nhân ASD:
    Các nhà nghiên cứu gợi ý rằng ASD là một bệnh về gien, mang tính di truyền. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa biết được chính xác gien nào gây ASD. Hiện nay có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân và nhằm tìm ra nhiều lựa chọn điều trị hơn cho tình trạng này.
    Chẩn đoán:
    Việc chẩn đoán ASD có thể khá khó khăn, vì không có một xét nghiệm nào để chẩn đoán được ASD.
    Thường, bác sĩ sẽ đánh giá hành vi và phát triển của trẻ để đưa ra chẩn đoán. ASD đôi khi được chẩn đoán rất sớm từ 18 tháng tuổi hoặc sớm hơn. Tuy nhiên, nhiều trẻ không được chẩn đoán cho đến khi trẻ lớn, vì vậy những trẻ được chẩn đoán muộn sẽ không được giúp đỡ sớm như mong muốn.
    Điều trị:
    Hiện nay chưa có phương pháp điều trị khỏi ASD. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, các biện pháp can thiệp sớm có thể giúp cải thiện phát triển của trẻ. Những can thiệp sớm có thể giúp trẻ học được những kỹ năng quan trọng, ví dụ như các phương pháp giúp trẻ nói chuyện, giao tiếp, đi đứng, và tương tác với người khác.
    Vì vậy, nếu bạn nghĩ con mình có thể bị ASD hoặc các vấn đề phát triển khác, nên nói chuyện với bác sĩ của mình. Ngay cả nếu trẻ không được chẩn đoán ASD, trẻ cũng có thể cần những phương pháp hỗ trợ sớm khác, như hỗ trợ về nói chuyện cho những trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ.
    Bs. Huyên Thảo.
    Nguồn tham khảo:
    Autism spectrum disorder – Kids health info – Royal children’s Hospital, Melbourne, Australia.
    Facts about ASD – CDC website – Centers for disease control and prevention; America.
     
  20. Finger.vn

    Finger.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    QUÁ TRÌNH MỌC RĂNG Ở TRẺ
    - Nguồn: Bs. Huyên Thảo -
    Bạn có biết?
    Răng của trẻ bắt đầu phát triển trước khi sinh. Trung bình, trẻ sẽ mọc xong bộ răng sữa hoàn chỉnh (20 cái răng) vào lúc 3 tuổi.
    Hình minh họa: Răng màu trắng là răng mới mọc, răng màu xám là răng đã mọc rồi.
    [​IMG]
     

Chia sẻ trang này