Thực hành dinh dưỡng

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi phongkhamdinhduonghn, 22/4/2013.

  1. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Tắm nắng cho trẻ đúng cách và hiệu quả

    [​IMG]

    1. Không nên tắm nắng cho trẻ quá sớm
    Việc tắm nắng cho trẻ khi mới 03 ngày tuổi là sai lầm vì lúc sau sinh là thời gian cho trẻ dần thích nghi với môi trường, cuộc sống bên ngoài, cho trẻ tắm nắng sớm quá sẽ không thích nghi được sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng, miễn dịch, gây dị ứng viêm da, bỏng da,… Tốt nhất là cho bé tắm nắng từ 1 tuần – 10 ngày sau sinh.

    2. Tắm nắng cho trẻ thực sự có hiệu quả và phát huy tác dụng khi được thực hiện đúng cách, đúng thời điểm, đúng liều lượng.
    Một tuần chỉ cần tắm nắng cho trẻ khoảng 02 tiếng, chia đều cho các ngày, mỗi ngày khoảng 15 – 20 phút là đủ. Tuy nhiên, thời gian đầu chỉ cần cho trẻ tắm nắng vài phút rồi tăng dần cho trẻ thích ứng và có thể hấp thu, tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời tốt nhất. Trẻ từ 3 tháng tuổi có thể tắm nắng cho bé tối đa 30 phút/ngày.

    3. Xác định thời gian tắm nắng phù hợp
    Thời gian tắm nắng cho trẻ rất quan trọng, ánh nắng quá gay gắt sẽ gây tổn thương làn da non nớt, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
    - Mùa hè, các mẹ nên tắm nắng cho con trước 8 giờ sáng (6h30-7h30)
    => Tuyệt đối không được tắm nắng cho bé trong khoảng 9 giờ sáng – 4 giờ chiều.
    - Mùa đông nên tắm nắng cho bé trong khoảng thời gian 7 – 9 giờ sáng.
    Tuy nhiên, buổi sáng mùa đông thường ít nắng và nhiều gió, các mẹ có thể tranh thủ cho bé tắm nắng từ 16h – 17h chiều.

    4. Không tắm nắng cho trẻ qua khung cửa kính
    Nhiều mẹ lo ngại trẻ ra ngoài tắm nắng gặp khói bụi, ô nhiễm,… nên cho trẻ tắm nắng qua khung cửa kính, việc tắm nắng như vậy sẽ không có tác dụng. Hãy để những vùng da của bé cần tắm nắng được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời với điều kiện địa điểm tắm nắng phải đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, không khí trong lành và không có gió lùa.

    5. Không nên cởi hết quần áo cho trẻ khi tắm nắng
    Tắm nắng cho trẻ cần thực hiện lần lượt trên từng vùng da nhất định, trước hết nên tắm nắng bàn chân, cổ chân, sau đó đến lưng, bắp chân, đùi, ngực, tay, cổ,… không nên cởi hết quần áo của trẻ. Để đảm bảo an toàn khi tắm nắng, chỉ cần cho bé mặc quần áo thông thoáng, tuyệt đối không để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào đầu, mắt, mặt của trẻ sẽ gây tổn thương nhất định tới các bộ phận nhạy cảm này (nên đội mũ cho bé khi tắm nắng).

    6. Không phải trẻ nào cũng cần phải tắm nắng
    Tắm nắng cho trẻ là rất tốt nhưng không phải trẻ nào cũng cần, có thể tắm nắng. Với những trẻ bị basedow, eczema, dị ứng da, viêm nhiễm da hay đang dùng kháng sinh nhóm quinolon… thì tuyệt đối không tắm nắng vì nó sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng và giảm tác dụng điều trị của thuốc.
    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
    Đang tải...


  2. tranduchue

    tranduchue Thành viên mới

    Tham gia:
    29/3/2013
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    nhiều công thức dinh dưỡng ha quá, phải học tập để nấu cho cả nhà mới được
     
    phongkhamdinhduonghn thích bài này.
  3. tranduchue

    tranduchue Thành viên mới

    Tham gia:
    29/3/2013
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    mỗi trẻ cần 1 chế độ ăn riêng nhất là khi bị bệnh, mẹ cháu sẽ cố gắng ghi nhận để chăm sóc con trẻ tốt hơn, topic hay quá ạ
     
    phongkhamdinhduonghn thích bài này.
  4. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Phòng khám rất cảm ơn bạn đã quan tâm!
     
  5. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Một số loại thực phẩm giúp trẻ phát triển chiều cao

    [​IMG]

    Muốn cho con trẻ phát triển chiều cao một cách tối ưu nhất, bên cạnh các biện pháp như:
    - Hướng dẫn, tạo điều kiện cho trẻ tập luyện thể dục, thể thao đúng kỹ thuật, đều đặn hàng ngày.
    - Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý cho trẻ, tạo cho bé giấc ngủ ngon, sâu giấc,…
    - Chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ giúp trẻ phát triển toàn diện
    - Tăng khả năng miễn dịch cho trẻ, chăm sóc sức khỏe thường xuyên, giảm nguy cơ mắc bệnh cho bé.

    CÁC LOẠI THỰC PHẨM GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO HIỆU QUẢ
    Bên cạnh các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác, các mẹ nên biết:
    1. Sữa
    Là thực phẩm phát triển chiều cao hiệu quả nhất mà các mẹ cần bổ sung cho bé ngay từ những năm tháng đầu đời cho tới khi trẻ phát triển chiều cao đạt tối ưu bởi trong sữa có chứa rất nhiều canxi, một loại chất dinh dưỡng giúp tạo xương và giữ cho xương chắc khỏe. Sữa bao gồm sữa mẹ, sữa công thức và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát, bơ,… đều chứa hàm lượng canxi rất cao. Chính vì vậy, trong 6 tháng đầu tiên cần cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, tiếp đó trong thời kỳ ăn dặm và thời gian sau đó cần bổ sung đầy đủ sữa hàng ngày cho trẻ đáp ứng đủ yêu cầu hấp thu canxi của cơ thể trẻ vào giai đoạn tăng trưởng. Nếu trẻ không thích uống sữa, mẹ có thể thay thế bằng các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai,…

    2. Khoai lang
    Loại thực phẩm quen thuộc này rất có ích cho sức khỏe đặc biệt có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, cung cấp lượng canxi dồi dào tạo điều kiện phát triển chiều cao toàn diện nhất.
    Trong 1 củ khoai lang có khoảng 76mg canxi, do đó các mẹ nên sử dụng khoai lang làm nguyên liệu chế biến cho trẻ những món ăn thơm ngon, hấp dẫn, kích thích phát triển chiều cao hiệu quả.

    3. Trứng gà
    Bên cạnh canxi thì protein đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ, trứng gà là loại thực phẩm chứa hàm lượng protein khá cao. Các mẹ nên cho trẻ ăn trứng gà thường xuyên, chế biến các những món ăn đa dạng, phù hợp với trẻ.

    4. Hải sản
    Là thực phẩm chứa hàm lượng canxi cao, bên cạnh đó còn có nhiều dưỡng chất hỗ trợ cơ thể trẻ hấp thụ canxi tốt như: vitamin D, K, B1,kẽm … Các mẹ cần bổ sung tôm, cua, sò, cá hồi,….vào bữa ăn cho bé thật điều độ, hợp lý. Tuy nhiên, bé chưa đầy 1tuổi phải lưu ý khi chế biến để tránh nguy cơ bị dị ứng, rối loạn tiêu hóa.

    5. Trái cây, rau xanh
    Đây chính là nguồn cung cấp vitamin, các loại khoáng chất tự nhiên cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ, trong đó có phát triển chiều cao.

    6. Nước
    Đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển chiều cao của trẻ. Phải cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, nước giúp trẻ thanh lọc cơ thể, bài trừ độc tố, thúc đẩy tăng trưởng cơ bắp, tạo điều kiện cho các hệ cơ quan hoạt động hiệu quả, giúp xương chắc khỏe, phát triển tốt.
    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
  6. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ
    [​IMG]

    Trào ngược dạ dày là hiện tượng thức ăn bị đẩy ngược từ dạ dày về thực quản, gây nôn ói ở trẻ nhỏ. Chứng trào ngược dạ dạy thực quản khiến bé quấy khóc, chậm lớn và dễ gặp các vấn đề liên quan đến hô hấp.

    1. Nhận biết chứng trào ngược dạ dày
    Các dấu hiệu bao gồm:
    - Ho, đặc biệt là sau khi bú mẹ, uống sữa.
    - Quấy khóc.
    - Nôn trớ nhiều, nhất là sau khi bú. Nôn thường đi kèm với nhiễm khuẩn đường hô hấp tái phát như: hen, xuất hiện những cơn tím tái ngất
    - Bú kém hoặc không chịu bú
    - Sút cân
    - Trẻ có cảm giác rát bỏng sau xương ức, khó nuốt.
    - Chậm tăng cân
    - Thở khò khè và có vấn đề về hô hấp

    2. Phân loại
    Có 2 loại trào ngược dạ dày: trào ngược sinh lý và trào ngược bệnh lý:
    - Trẻ dưới 6 tháng tuổi bị trớ sữa vài lần/ngày nhưng vẫn khỏe, lên cân tốt, không bị khò khè,… thì chỉ là trào ngược sinh lý.
    - Nếu trẻ ọc sữa thường xuyên sau 1 tuổi, chậm lên cân, gầy gò, sợ ăn, khò khè, viêm phổi tái phát nhiều lần,…thì nhiều khả năng trào ngược chuyển thành bệnh lý.

    3. Chẩn đoán bệnh?
    Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản thường được bác sỹ chẩn đoán dựa trên các triệu chứng kể trên và thăm khám cơ thể. Bé cũng có thể trải qua một số xét nghiệm bao gồm:
    - Đo và ghi thứ tự độ pH đoạn dưới thực quản.
    - Chụp X – quang dạ dày thực quản.
    - Chụp X – quang phần trên của hệ thống tiêu hóa.
    - Soi thực quản thấy có viêm thực quản hoặc loét do luồng trào ngược

    4. Nguyên nhân của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
    - Dạ dày trẻ chưa phát triển hoàn thiện, dạ dày trẻ nằm ngang, cao hơn dạ dày người lớn do vậy thức ăn dễ đi ngược từ dạ dày lên thực quản.
    - Thức ăn của trẻ lỏng, dễ dàng bị lọt ngược ra ngoài.
    - Cho bé ăn sai tư thế.
    - Do những bệnh lý khác ảnh hưởng đến chức năng co bóp, tiêu hóa của dạ dày, ruột như viêm dạ dày, bại não, nhiễm khuẩn.

    5. Các biện pháp phòng tránh trào ngược dạ dày
    - Chế biến đồ ăn thành dạng sệt để trẻ dễ nuốt để tránh hiện tượng thức ăn quá lỏng dễ lọt ra ngoài đi ngược lên thực quản.
    - Hạn chế cho bé ăn một số loại thực phẩm làm tăng khả năng trào ngược dạ dày: nước cam, quít, bưởi, thực phẩm giàu chất béo, sôcôla, cà phê, tỏi, hành, thức ăn cay,…
    - Cho trẻ bú đúng tư thế, không nên cho bé nằm ngay sau khi ăn. Đặt bé ngủ nên để đầu cao so với giường khoảng 30 độ.
    - Cho trẻ ăn đúng giờ, đủ bữa, cho ăn thành nhiều bữa nhỏ.
    - Các phụ huynh tránh hút thuốc, uống rượu bia,… trong phòng trẻ ở.
    - Sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ.
    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
  7. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Trẻ biếng ăn, tăng trưởng kém do thiếu kẽm và selen
    [​IMG]

    Trong quá trình chăm nuôi trẻ nhỏ, vòng quay luẩn quẩn trẻ biếng ăn – thiếu dưỡng chất – giảm sức đề kháng – ốm – lại biếng ăn… liên tục xảy ra. Sự thiếu hụt vi chất trong nguồn dinh dưỡng cho bé không những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, trí tuệ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển mà còn ảnh hưởng đến phát triển trí não, tâm sinh lý của bé. Trong đó các mẹ lưu ý tới một số vi khoáng chất quan trọng cho sức khỏe của con trẻ nhé.

    1. Vai trò của kẽm và selen
    * Thiếu kẽm, selen là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng biếng ăn, suy giảm hệ miễn dịch khiến bé bị suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, viêm nhiễm đường hô hấp, mắc các bệnh viêm da,…
    * Kẽm là vi khoáng được tìm thấy trong da, gan, thận,… kẽm tham gia vào thành phần các enzyme trong cơ thể, giúp tăng tổng hợp protein, phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng, tăng cảm giác ngon miệng. Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây nên tình trạng biếng ăn do rối loạn vị giác. Mặt khác, thiếu kẽm làm giảm phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, làm tổn thương chức năng miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, từ đó khiến bé hay ốm vặt, chậm lớn, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ.
    * Selen đóng vai trò chống lại các chất có thể gây tổn hại đến các tế bào. Thiếu selen dẫn đến ức chế khả năng đề kháng chống nhiễm trùng, nếu để thiếu selen kéo dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư, bệnh viêm nhiễm và nhiều bệnh lý khác bao gồm cả lão hóa, hình thành đục thủy tinh thể.

    2. Bổ sung kẽm và selen cho trẻ
    Kẽm và selen là những vi chất không tự sinh ra trong cơ thể con người mà được hấp thụ từ thức ăn tự nhiên như sò huyết, tôm, cua, thịt bò, thịt lợn màu đỏ, củ cải trắng, họ đậu,… Ở trẻ biếng ăn, khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém hơn trẻ bình thường, nên ngoài việc bổ sung cho trẻ kẽm, selen từ nguồn thực phẩm tự nhiên các mẹ nên cho bé dung các loại cốm vi sinh và các sản phẩm chức năng khác để bổ sung kẽm, selen trực tiếp cho trẻ giúp hệ tiêu hóa và miễn dịch phục hồi nhanh chóng.
    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
  8. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Suy dinh dưỡng và chế độ chăm sóc cho trẻ suy dinh dưỡng
    [​IMG]

    I. Định nghĩa suy dinh dưỡng
    Là tình trạng bệnh lý xảy ta khi cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu protein và năng lượng. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Suy dinh dưỡng thường kèm theo tình trạng dễ nhiễm khuẩn và ngược lại nhiễm khuẩn làm suy dinh dưỡng nặng thêm.
    Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới (WHO), trên thế giới có tới 500 triệu trẻ bị thiếu dinh dưỡng ở các nước đang phát triển, gây nên 10 triệu trẻ tử vong mỗi năm. Theo điều tra của viện dinh dưỡng quốc gia năm 2004 trẻ suy dinh dưỡng ở Việt Nam giảm còn 26,6%, năm 2007 còn 21,2%.

    II. Nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng
    1. Ăn uống
    Không đảm bảo chế độ dinh dưỡng, bà mẹ thiếu kiến thức về nuôi con:
    - Cai sữa sớm (dưới 12 tháng)
    - Cho ăn dặm quá sớm (hoặc quá muộn)
    - Thức ăn sử dụng cho trẻ không đảm bảo chất lượng và số lượng theo lứa tuổi.

    2. Nhiễm khuẩn
    Khi trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như sởi, viêm phổi, tiêu chảy,… các bà mẹ không biết cách chăm sóc, cho ăn,… nên dễ bị suy dinh dưỡng.

    3. Những nguyên nhân khác
    - Cân nặng lúc đẻ thấp hơn 2,5kg
    - Đẻ sinh đôi
    - Gia đình đông con
    - Mẹ chết hoặc ốm yếu
    - Mẹ không có sữa hoặc ít sữa
    - Nhà ở chật chội, thiếu ánh sáng

    III. Phân loại mức độ suy dinh dưỡng
    Có nhiều cách phân loại. Thang phân loại được dùng thông dụng nhất hiện nay (theo khuyến nghị của WHO) dựa trên tỷ lệ cân nặng/tuổi theo quy định:
    - Từ dưới -2SD đến -3SD: suy dinh dưỡng nhẹ (độ 1).
    - Từ dưới -3SD đến -4SD: suy dinh dưỡng vừa (độ 2).
    - Từ dưới -4SD : suy dinh dưỡng nặng (độ 3).
    (Chú ý: 1SD tương đương với 10% cân nặng )

    IV. Nguyên tắc điều trị suy dinh dưỡng
    - Suy dinh dưỡng nhẹ: chỉ cần điều trị tại nhà, hướng dẫn người chăm sóc trẻ điều chỉnh chế độ ăn hợp lý và theo dõi sự tăng cân của trẻ dựa vào “Biểu đồ tăng trưởng”. Cho trẻ ăn các thực phẩm năng lượng cao, thức ăn giàu protein động vật, các loại rau xanh, quả tươi,…tiếp tục cho bé bú sữa mẹ, không cai sữa khi trẻ đang bị suy dinh dưỡng.
    - Suy dinh dưỡng độ 2 : có thể điều trị ngoại trú tại các phòng khám, bệnh viện,…Vì suy dinh dưỡng độ 2 có thể có bội nhiễm vi khuẩn. Chế độ ăn như suy dinh dưỡng độ 1.
    - Suy dinh dưỡng nặng (độ 3): phải điều trị tại bệnh viện. Trẻ thường gặp các biến chứng: Hạ đường huyết, hạ thân nhiệt, rối loạn điện giải, tổn thương tim và tử vong rất nhanh, phải có 1 liệu pháp dinh dưỡng hợp lý, kịp thời mới có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa các biến chứng này.

    V. Dự phòng suy dinh dưỡng cho trẻ
    1. Chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và cho con bú
    - Tư vấn, giáo dục cho bà mẹ mang thai.
    - Cho mẹ uống viên sắt, acid folic, uống vitamin liều cao sau khi đẻ.
    - Quản lý tốt thai nghén và chăm sóc mẹ sau sinh.

    2. Ăn bổ sung hợp lý
    Trong 6 tháng đầu, sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất đối với trẻ. Từ tháng thứ 6 trở đi, sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ. Vì vậy, phải cho bé ăn bổ sung. Trong giai đoạn ăn bổ sung cần lưu ý:
    - Thức ăn cho trẻ phải chuyển dần từ lỏng sang bán lỏng rồi mới đặc dần.
    - Thức ăn bổ sung phải có đủ và cân đối các chất dinh dưỡng.

    3. Tiêm chủng
    - Thực hiện tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.
    - Điều trị sớm các bệnh nhiễm khuẩn.

    4. Nuôi dưỡng tốt khi trẻ bị bệnh
    Kết hợp tốt các hoạt động lồng ghép chăm sóc trẻ ốm cả về y tế và nuôi dưỡng. Phải thay đổi các quan niệm lạc hậu, không phù hợp về kiêng khem quá mức khi trẻ tiêu chảy,… dẫn đến suy dinh dưỡng.

    5. Sinh đẻ có kế hoạch
    Mỗi bà mẹ chỉ nên có từ 1 – 2 con để có điều kiện nuôi con tốt.

    6. Tổ chức giáo dục, tư vấn dinh dưỡng taị cộng đồng, gia đình, theo dõi biểu đồ tăng trưởng
    Suy dinh dưỡng trẻ em thường xảy ra từ từ, đến khi nhận biết được thường là muộn, theo dõi tăng trưởng của trẻ là biện pháp quan trọng để phòng chống suy dinh dưỡng để các bà mẹ đánh giá đúng tình trạng sức khoẻ của con.

    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
  9. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ
    [​IMG]
    Phương pháp điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ trẻ bị suy dinh dưỡng. Nguyên tắc cơ bản là bổ sung các chất dinh dưỡng còn thiếu cho cơ thể và điều trị các bệnh do suy dinh dưỡng gây ra.
    Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy dinh dưỡng trẻ em là do cha mẹ chăm con không đúng cách, cai sữa sớm, cho trẻ ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn, thành phần thức ăn nghèo nàn hoặc không hợp khẩu vị của trẻ, kiêng khem quá mức, trẻ có nhiều giun, sán,…

    1. Trẻ bị suy dinh dưỡng ở mức độ nhẹ và trung bình
    Trẻ suy dinh dưỡng (mức độ nhẹ, trung bình), cụ thể: cân nặng còn 60 – 80% so với mức bình thường, có dấu hiệu biếng ăn, rối loạn tiêu hóa,… có thể điều trị tại nhà bằng cách: điều chỉnh khẩu phần ăn mà trọng tâm vẫn là sữa mẹ. Nếu trẻ không ăn được phải kiên nhẫn cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày, sau cho trẻ ăn ít bữa dần, đồng thời theo dõi sự tăng cân của trẻ dựa vào biểu đồ tăng trưởng.
    Đối với trẻ đang bú sữa mẹ, phải tiếp tục cho trẻ bú đến khi được 18 – 24 tháng tuổi. Tuyệt đối không được cai sữa khi bé bị suy dinh dưỡng vì sữa mẹ rất an toàn và nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng hỗ trợ trẻ điều trị bệnh. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng khi đã cai sữa, cho trẻ ăn thêm sữa bò, sữa công thức, sữa đậu nành,… Khi trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như rối loạn tiêu hóa, viêm đường hô hấp, tai, mũi, họng… phải chữa trị ngay, ngoài ra phải cho trẻ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.

    2. Trẻ bị suy dinh dưỡng mức độ nặng
    Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng ở mức độ nặng, phải cho trẻ điều trị tại bệnh viện theo hướng dẫn của bác sỹ. Trẻ suy dinh dưỡng nặng thường hay tiêu chảy, nôn trớ, dễ bị mất nước do đó cần phải cho trẻ bủ nước và chất điện giải. Trong 6 giờ đầu, cho trẻ uống 50 – 100ml/kg, sau đó 6 giờ kiểm tra lại nếu trẻ có diễn biến tốt có thể cho bú sữa mẹ hoặc uống sữa pha loãng (theo tỷ lệ 1:2). Nếu tình trạng trẻ không thay đổi, cho uống oresol(ors) với liều lượng như ban đầu.
    - Chế độ ăn: ăn từ thức ăn lỏng đến đặc, chia làm nhiều bữa. Đối với trẻ chưa cai sữa, sữa mẹ là chính. Trẻ uống sữa ngoài nên cho ăn bằng thìa, cốc, không được cho trẻ bú bính. Tuần đầu nếu trẻ không ăn được, cho ăn bằng Sonde dạ dày nhỏ giọt. Từ tuần thứ 3 trở đi có thể cho ăn thức ăn theo lứa tuổi,… và quay về chế độ ăn bình thường. Bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết cho trẻ theo hướng dẫn của bác sỹ.
    - Chống thiếu máu, chống nhiễm khuẩn, chống hạ đường huyết trong thời thời gian điều trị vô cùng quan trọng. Trẻ phải được truyền máu, uống viên sắt, uống kháng sinh chống nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa,… và tiêm glucose tĩnh mạch khi trẻ co giật, hôn mê (dấu hiệu hạ đường huyết). Để tránh trường hợp trẻ bị hạ thân nhiệt về đêm (kèm với hạ đường huyết), các mẹ nên ủ ấm cho con và nằm cạnh trẻ.
    - Trẻ bị suy dinh dưỡng mức độ nặng bị phù, lở loét da,… có thể nhiễm khuẩn huyết nên các mẹ phải chú ý vệ sinh da sạch sẽ cho trẻ, bôi xanh methylen vào chỗ loét 1 – 2 lần/ngày.
    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
  10. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ khi mang thai
    [​IMG]

    Chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng tới sức khỏe của thai nhi, vì vậy chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ rất quan trọng cho sức khỏe của 2 mẹ con.

    I. Các vi, khoáng chất cần thiết cho mẹ
    1. Canxi
    Là khoáng chất thiết yếu cho cơ thể với số lượng cao hơn các khoáng chất khác. Canxi cần thiết cho cả mẹ và con, là chất thiết yếu để tạo xương ở thai nhi. Người mẹ mang bầu thiếu canxi có thể thấy mệt mỏi, đau nhức bắp cơ, tê chân. Thai nhi thiếu canxi sẽ suy dinh dưỡng ngay trong bụng mẹ, bị còi xương, thấp lùn,… canxi có ở sữa, cá hồi, hoa quả, rau xanh đậm.

    2. Sắt
    Nhu cầu về sắt khá cao khi mang thai. Sắt là nguyên tố cần thiết tạo ra hồng cầu trong máu của thai nhi. Thiếu sắt các mẹ bầu thấy mệt mỏi, chóng mặt, có khi ngất xỉu. Sắt có nhiều ở thịt màu đỏ, rau xanh, đỗ,… Ngoài ra thiếu sắt còn là nguyên nhân gây sinh non, thiếu cân ở trẻ sơ sinh.

    3. Kẽm
    Cần thiết cho chức năng hoạt động của cơ thể. Thiếu kẽm gây mất cân bằng lượng đường trong máu, trao đổi chất chậm. Gây hiện tượng bà mẹ nôn ói kéo dài, kèm theo rối loạn thai nhi như: dị dạng bào thai, giảm cân nặng, chiều cao của bé, chậm phát triển trí tuệ. Kẽm có ở: thịt, cá, trứng, sữa.

    4. Acid folic
    Rất quan trọng cho dinh dưỡng bà bầu, là nhân tố quyết định chống lại những dị tật bẩm sinh, gây nguy cơ xảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, sinh con bị khuyết tật. Acid folic có ở hoa quả, rau xanh, ngũ cốc.

    5. Vitamin D
    Giúp ích cho việc hấp thu các chất khoáng như canxi, photpho. Nếu thiếu vitamin D, cơ thể chỉ hấp thu được lượng canxi (20%). Các mẹ bầu nên hoạt động ngoài trời nhiều và sử dụng trứng, dầu cá để bồi bổ sức khỏe.

    II. Bổ sung các chất dinh dưỡng cho bà bầu
    Ngoài chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng (đủ 4 thành phần đạm, tinh bột, chất béo, đường,…), các bà bầu chú ý bổ sung các loại thực phẩm sau:

    1. Nước cam: giàu vitamin C, acid folic và có nhiều kali cần thiết cho mẹ. Bổ sung đầy đủ hoa quả giàu Vitamin C có thể phòng chống bệnh thiếu máu.​

    2. Sữa chua: giàu protein, canxi.​

    3. Bông cải xanh: cung cấp canxi, vitamin C, axit folic và vitamin B6 cho mẹ.​

    4. Đậu lăng: rất giàu acid folic, ngoài ra còn chứa nhiều sắt, protein, chất xơ ngăn chặn táo bón trong thời gian mang thai​

    5. Quả sung: chứa nhiều kali, chất xơ, canxi, sắt rất cần thiết cho thai phụ.​

    III. Uống sữa rất tốt cho bà bầu
    Sữa nói chung và sữa bà bầu cung cấp nhiều canxi, các vitamin A, D,… rất tốt cho mẹ.

    1. Bà bầu nên chọn sữa phù hợp
    Các chuyên gia khuyên nếu các mẹ ăn uống tốt, có điều kiện ăn rau xanh, hoa quả, uống sữa tươi,… thì không cần phải bổ sung bằng sữa bà bầu.

    2. Uống sữa đúng cách
    Nếu các mẹ thấy sữa có vị khó uống thì không nên ép phải uống, có thể thay bằng sữa bột thông thường. Nếu mẹ bầu không hấp thu được sữa thì có thể chia nhỏ cốc sữa thành nhiều bữa trong ngày,… để cơ thể quen dần và hấp thu tốt hơn.
    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
  11. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Dinh dưỡng cần thiết cho tuổi dậy thì ở trẻ
    [​IMG]

    Khi dậy thì, cơ thể có thêm sự hoạt động của hormon sinh dục, kích thích sự tăng trưởng chiều cao, cơ bắp, phát triển các cơ quan sinh dục phụ như tinh hoàn, tuyến vú, tổ chức mỡ...Cần có một chế độ dinh dưỡng thật tốt cho trẻ ở tuổi này, khác với những lứa tuổi khác.

    I. Dậy thì là gì?
    Giai đoạn dậy thì là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của con người, đánh dấu giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn.

    1. Khái niệm dậy thì
    Dưới góc độ sinh học, tuổi dậy thì là thời kỳ trưởng thành sinh dục, nghĩa là bắt đầu có khả năng sinh con. Ở trẻ gái được thể hiện bởi sự có kinh nguyệt lần đầu và ở trẻ trai là sự phóng tinh lần đầu (mộng tinh).
    Các trẻ gái thường bắt đầu dậy thì ở độ tuổi từ 9 - 14 và ở các trẻ nam dậy thì muộn hơn ở độ tuổi từ 12 - 15. Nhìn chung, nữ dậy thì sớm hơn nam khoảng 2 - 3 tuổi. Các bạn trẻ có người sẽ dậy thì sớm hơn và cũng có người dậy thì muộn hơn một vài năm.

    2. Dậy thì sớm?
    Là khi kinh nguyệt và đặc tính sinh dục phụ xuất hiện trước tuổi lên 8. Đây là trường hợp bất bình thường và cần đi khám sức khỏe để tìm nguyên nhân, có thể do não, có thể do buồng trứng hoặc do tuyến thượng thận.

    3. Dậy thì muộn?
    Là khi đến 17 tuổi vẫn chưa xuất hiện những biểu hiện của sự trưởng thành sinh dục, dậy thìsớm thường gặp hơn. Dậy thì muộn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có khi do di truyền, do nguyên nhân tâm thần hoặc những dị tật bẩm sinh ở cơ quan sinh dục và buồng trứng.

    II. Dinh dưỡng cần thiết ở tuổi dậy thì
    * Canxi: Mỗi ngày cần 1.000 - 1.200 mg. Canxi có nhiều trong sữa, các chế phẩm từ sữa như pho-mai, trong những loại đậu, trong xương cá, cua đồng. Ít nhất một ngày cần uống 300 - 500 ml sữa.
    * Sắt: Mỗi ngày cần 18mg, trẻ gái cần hơn trẻ trai do mất máu trong chu kỳkinh nguyệt. Sắt có nhiều trong thịt, cá, rau xanh (rau ngót, rau muống...).
    *I ốt: Khoảng 15 mg mỗi ngày. I ốt có nhiều trong hải sản và phải sử dụng muối i ốt khi nấu ăn. Thiếu i ốt trẻ sẽ bị bướu cổ, kém thông minh...
    * Vitamin: Các vitamin nhóm B, C, A, D, axit folic... cũng cao do tăng chuyển hóa năng lượng. Vì vậy, cần phải ăn đa dạng thực phẩm và là những thực phẩm tươi càng ít qua chế biến thì càng ít mất chất dinh dưỡng. Lượng rau cần thiết trong ngày là 300 - 500g.
    * Chất đạm:
    Trong giai đoạn dậy thì cần khuyến khích trẻ ăn nhiều đạm để xây dựng các cấu trúc tế bào và hoàn thiện phát triển các nội tiết tố về giới tính. Trẻ dậy thì phát triển cơ bắp nên lượng đạm cần cao hơn người trưởng thành.
    Chất đạm chiếm 14 - 15% năng lượng (70 - 80 g/ ngày). Lượng đạm lấy từ thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, tôm cua, các loại đậu... (khoảng 200-300g/ngày).
    * Chất béo: Là chất cung cấp năng lượng cao và là dung môi tăng hấp thu vitamin D (rất cần cho sự hấp thụ canxi) nên cần chiếm 20 - 25% (50 - 60 g/ngày). Chất béo no có trong thức ăn chứa đạm động vật còn chất béo chưa no thì phải bổ sung bằng dầu ăn và cá.
    * Bột đường: Là chất cung cấp năng lượng chính chiếm 60 - 70% năng lượng (300 - 400 g), là những thực phẩm giàu bột đường như gạo, bột mỳ, khoai củ... Nên chọn những loại bột đường thô để cung cấp chất xơ tốt cho đường tiêu hóa và phòng chống béo phì.
    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
  12. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Chăm sóc trẻ không có phương pháp đúng khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng
    [​IMG]
    Chăm sóc em bé đòi hỏi cha mẹ phải lưu ý tới những điều nhỏ nhặt nhất, loại bỏ những quan niệm sai lầm khiến bé chán ăn, chậm lớn,… Dưới đây là 1 số khuyến cáo của các bác sỹ dinh dưỡng về các sai lầm của bố mẹ trong quá trình chăm sóc con.

    1. Luôn sử dụng nước hầm xương
    Quan niệm hoàn toàn sai lầm là sau khi hầm nhừ một loại thực phẩm nào đó, tất cả những chất bổ của thực phẩm đã tan vào trong nước. Thực ra, qua các phân tích thành phần dinh dưỡng cho thấy chất đạm (thịt, cá, tôm,…), chất xơ (rau củ) có ninh, nấu trong bao lâu thì vẫn chỉ có ở trong phần xác mà không tan được vào trong nước. Vì vậy, muốn nhận đủ các chất dinh dưỡng phải cho trẻ ăn cả phần cái (xác) của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm,…

    2. Nếm gia vị trong đồ ăn của trẻ vừa miệng người lớn
    Khi chăm sóc em bé, bố mẹ lưu ý giữ đồ ăn có vị nhạt hơn vì lưỡi trẻ rất nhạy cảm. Trẻ nhỏ có vị giác tốt hơn người lớn rất nhiều vì lưỡi của cha mẹ bị “chai đi” và có trường hợp mất cả cảm giác. Vì vậy khi nếm thức ăn cho trẻ cần nhạt hơn lưỡi của cha mẹ một chút.

    3. Hâm lại thức ăn
    Khi hâm lại đồ ăn cho bé (lần 1, 2,…) lượng vitamin trong rau,.. sẽ mất đi gần hết và có mùi vị khó ăn, trẻ sẽ ngán và không muốn ăn.

    4. “Lạm dụng” máy xay sinh tố
    Nhiều trẻ đã 3 – 4 tuổi, răng mọc đầy đủ mà vẫn phải ăn đồ ăn xay bằng máy xay sinh tố. Nên tập cho bé ăn những thực phẩm phù hợp với độ tuổi của trẻ. Trẻ từ 06 tháng tuổi tập ăn bột loãng rồi đặc dần, 7 – 8 tháng ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc. 12 tháng, tập quen với cháo nấu còn hột và các thực phẩm mềm như phở, bún,… Trẻ 2 tuổi mọc đủ răng hàm thì ăn cơm.
    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
  13. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Tăng cường sức đề kháng cho trẻ để phòng chống dịch bệnh

    [​IMG]

    I. Những công việc cần thiết cho trẻ bố mẹ nên làm
    Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để tăng cường sức đề kháng cho trẻ ngoài việc có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tốt, các chuyên gia y tế khuyên các bậc cha mẹ cần phải kết hợp những việc làm sau:

    1. Cho trẻ bú sữa mẹ
    Sữa mẹ có đủ các vitamin, dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Sữa mẹ bổ sung kháng thể giúp trẻ phòng bệnh. Trẻ bú sữa mẹ ít bị mắc các bệnh nhiễm trùng hơn trẻ bú bình. Các mẹ nên cho con bú đến khi trẻ được 2 tuổi.

    2. Thường xuyên âu yếm, vuốt ve trẻ
    Thường xuyên vuốt ve, trò chuyện khiến thai nhi, con trẻ cảm nhận tốt thế giới bên ngoài, kích thích hệ thần kinh phát triển. Bé sinh trưởng nhanh. Sự âu yếm, vuốt ve có tác dụng cải thiện hệ tuần hoàn máu, nâng cao khả năng miễn dịch, giúp trẻ hấp thụ tốt, bớt quấy khóc, mất ngủ.

    3. Tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ
    Các mẹ nên đưa bé đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch để phòng 1 số bệnh nguy hiểm như: sởi, thủy đậu, viêm não, viêm gan, bạch hầu, ho gà, uốn ván,…

    4. Tạo các thói quen tốt cho trẻ
    Cha mẹ nên hướng dẫn, hỗ trợ trẻ hình thành các thói quen cho bản thân như ngủ đúng giờ, đủ giấc, năng vận động, thể dục thể thao,… Điều này rất tốt để kích thích hệ miễn dịch phát triển. Trẻ vận động thường xuyên, hạn chế chơi game, sử dụng máy tính sẽ khỏe mạnh và ít ốm đau hơn những trẻ khác.

    5. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường vi chất
    Bố mẹ phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ số lượng, chất lượng cho trẻ để tăng cường sức đề kháng giúp chống các loại bệnh tật. Các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, quá mặn, quá ngọt không tốt cho sức khỏe của trẻ.

    6. Uống nhiều nước
    Có tác dụng tốt trong việc thanh lọc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa.

    7. Cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với môi trường
    Tiếp xúc với thiên nhiên, môi trường,… giúp trẻ có sức đề kháng tự nhiên tốt hơn do cơ thể đã được rèn luyện, tập làm quen với những tác nhân gây hại (nếu có) trong môi trường, tạo nên hệ miễn dịch giúp trẻ hình thành khả năng có lợi cho sự phát triển toàn diện.

    8. Giữ vệ sinh sạch sẽ
    Rèn cho bé thói quen giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh,… tránh đưa vi khuẩn vào người.

    9. Không nên tùy ý dùng thuốc kháng sinh
    Điều này hoàn toàn không tốt vì sẽ dẫn tới hiện tượng "kháng" thuốc, khiến cơ thể không thể chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn trong môi trường xung quanh.

    II. Một số thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ
    1. Sữa chua
    Có chứa các lợi khuẩn (probiotic), giúp cơ thể bé chống lại bệnh tật, cải thiện hệ tiêu hóa.

    2. Tăng cường rau, củ, quả
    Trong đó chưa nhiều vitamin A, C, D, E giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

    3. Khoáng chất và axit béo Omega-3
    Kẽm:quan trọng cho sự phát triển tế bào bạch cầu, giúp cho việc tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus xâm nhập, có thể bổ sung kẽm qua các loại thực phẩm: thịt bò, hàu, thịt lợn,sữa, sữa chua.
    Selen: giúp các tế bào bạch cầu sản xuất các cytokine-protein để loại bỏ virus gây bệnh(virus cúm) ra khỏi cơ thể. Selen có nhiều trong hàu, tôm hùm, cua, sò.
    Sắt: Cũng như kẽm, thiếu sắt dẫn tới suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
    Axít béo omega-3: có tác dụng giúp tăng cường hoạt động của các tế bào bạch cầu tiêu diệt vi khuẩn. Có nhiều trong dầu lanh, hạt, quả óc chó, cá thu, cá hồi, cá ngừ,…
    Lưu ý: tránh đồ ăn chứa nhiều đường.​
    TS. Nguyễn Công Tảo, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
    Sửa lần cuối: 19/11/2015
  14. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Các mẹ bầu nuôi bé yêu từ trong bào thai thế nào?
    [​IMG]
    Để có những đứa con khỏe mạnh, thông minh, xinh xắn đáng yêu các mẹ bầu cần trang bị kiến thức về dinh dưỡng trong thời kỳ thai nghén để giúp con phát triển tốt, mẹ khỏe mạnh để nuôi con khôn lớn, “vượt cạn” an toàn, và sẽ cùng con trên suốt chặng đường đời. Các mẹ bầu tham khảo bài viết sau đây:
    Mẹ ăn gì con ăn nấy, điều đó cho thấy dinh dưỡng của bé trong bụng mẹ phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của người mẹ. Khi có thai mẹ cần ăn uống nhiều hơn bình thường cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm cần thiết. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến trẻ chậm phát triển trong tử cung, trẻ thấp cân (< 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén, thai chết lưu.
    Ngoài chế độ ăn thông thường để đảm bảo năng lượng 2.200Kcal/ngày, phụ nữ mang thai cần tăng thêm năng lượng phụ thuộc vào tháng thai: 6 tháng đầu cần tăng thêm 350Kcal/ngày, 3 tháng cuối cần tăng thêm 475 Kcal/ngày. Đặc biệt tăng đạm 15 - 18g/ngày (bình thường 75g/ngày). Vitamin A tăng 300mcg/ngày (bình thường 500 mcg/ngày). Acid folic tăng 200 mcg/ngày (bình thường 400 mcg/ngày). Sắt tăng 20mg/ngày (bình thường 39,2mg/ngày). Canxi tăng 200mg/ngày (bình thường 1.000mg/ngày).

    Protein
    có vai trò thúc đẩy phát triển rau thai, thai nhi và các mô trong cơ thể mẹ (tử cung, vú…), đặc biệt lúc thai 18 tuần là giai đoạn tăng trưởng liên quan đến tế bào não. Protein chiếm 12 - 14% năng lượng/ngày, đạm động vật (thịt, trứng, cá, tôm, cua, sữa) chiếm 2/3, đạm thực vật chiếm 1/3 (các loại đậu: đậu phụ, đậu đỗ…) để cung cấp đầy đủ acid amin cần thiết cho cơ thể mẹ và thai nhi. Thịt, trứng, cá, tôm, cua các loại cần 200 - 250 g/ngày.

    Lipid
    là nguồn cung cấp năng lượng cao, là dung môi để hòa tan các vitamin tan trong chất béo (vitamin A, D, E, K). Bao gồm acid béo no và acid béo không no chiếm 20 - 25% tổng năng lượng/ngày. Acid béo không no đa nối đôi như acid alpha linolenic (omega-3), tiền tố của DHA, DHA cần thiết cho sự phát triển của tế bào não, võng mạc và mạch máu của thai nhi, có nhiều trong cá thu, cá hồi, cá trích…. . Acid linoleic (omega-6), tiền tố của AA, AA giúp cho các bộ phận của thai nhi phát triển bình thường, có nhiều trong các loại dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu lạc, dầu ngô, dầu hướng dương). Các bà mẹ nên ăn 100 g cá/bữa, 2 - 3 lần/tuần và 20 g dầu/ ngày.

    Glucid
    là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu trong khẩu phần, chiếm 60 - 65% tổng năng lượng, bao gồm chất bột đường, chất xơ (gạo, ngô, khoai, rau quả). Chất xơ cần 20 - 22g/ngày.

    Vitamin và khoáng chất
    có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất trong cơ thể mẹ, thúc đẩy phát triển thai nhi, tăng cường miễn dịch cho mẹ và bé. Có nhiều trong thực phẩm nguồn gốc từ động vật (thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa…), thực vật (đậu đỗ, ngũ cốc, rau, quả). Chế độ ăn thiếu vitamin và khoáng chất trong thời kỳ mang thai sẽ liên quan đến một số bệnh của mẹ, thai nhi và trẻ sơ sinh. Thiếu vitamin A mẹ dễ bị quáng gà, trẻ thiếu vitamin A tiền lâm sàng. Thiếu acid folic gây tổn thương não thai nhi, dị tật ống thần kinh, nứt đốt sống. Thiếu vitamin D, canxi làm chậm quá trình phát triển xương của thai nhi, còi xương sớm từ trong bào thai, co giật do thiếu canxi… Thiếu iốt có thể gây sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non, trẻ sinh ra đần độn. Thiếu kẽm ảnh đến phát triển chiều cao từ trong bào thai. Thiếu sắt gây thiếu máu nhất là 3 tháng cuối.. Thiếu máu nặng gây sẩy thai, đẻ non và sau sinh trẻ bị thiếu máu, tăng nguy cơ tử vong mẹ và con. Vì vậy bà mẹ cần uống thêm 1 viên sắt/ngày (60mg sắt nguyên tố + 400 mcg acid folic) trong suốt thời gian mang thai và kéo dài sau đẻ 1 tháng. Ngoài ra, phải đảm bảo đủ nước 2,5 l /ngày (kể cả nước uống và nước trong chế độ ăn.

    Những điều cần lưu ý:
    Do ảnh hưởng của hormone, nhu động ruột giảm nên bà mẹ có thai dễ bị táo bón, cần uống đủ nước và ăn thêm thực phẩm giàu chất xơ (rau, quả tươi…)
    Hạn chế sử dụng đường tinh chế, đường từ nước ngọt dễ gây béo phì và nguy cơ đái tháo đường thai kỳ.
    Do ảnh hưởng của hormone, mẹ cũng có thể khó ngủ cần nghỉ ngơi thư giãn hợp lý, tránh lo lắng, buồn phiền, cáu giận. Không nên ăn, uống các thực phẩm có chất kích thích, cay nóng. Nên ăn uống những thực phẩm có tính chất an thần, mát, bổ dưỡng (cháo hạt sen…) Kết hợp với mát xa vùng đầu mặt, ấn nhẹ những điểm huyệt an thần trên cơ thể sẽ giúp các mẹ thoải mái hơn để dần dần vào giấc ngủ, tuyệt đối
    không được sử dụng thuốc an thần để ngủ nếu không có chỉ định của bác sỹ.
    Cần thiết phải bổ sung vi chất cho các mẹ bầu, song bổ sung như thế nào là phù hợp để tốt cho cả mẹ và bé, các mẹ cần được tư vấn và theo chỉ định của bác sỹ sản khoa, bác sỹ dinh dưỡng.
    BSCKII. Mai Thị Lệ Tịch, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
  15. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ

    [​IMG]
    Để có thể chuẩn bị cho con trẻ những bữa ăn đầy đủ, đúng chất, không quá thừa đạm, không thiếu chất xơ,… không phải bà mẹ nào cũng có kiến thức về dinh dưỡng bữa ăn cho trẻ. Các bác sỹ, chuyên gia dinh dưỡng có lời khuyên, hướng dẫn cho các mẹ nhé:

    I. Xây dựng chế độ dinh dưỡng đúng cho trẻ
    1. Đa dạng thực phẩm trong bữa ăn
    - Không có loại thức ăn nào có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, do đó cần phải đa dạng thực phẩm.
    - Một số trẻ chỉ thích ăn 1 loại thực phẩm, các mẹ phải giúp bé sử dụng những thực phẩm khác cùng nhóm để thay đổi (trong đó rau xanh là loại thực phẩm không có sự thay thế).
    - Thực đơn hàng ngày phải đủ 5 nhóm dinh dưỡng ( chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin khoáng chất và nước)

    2. Cân bằng các loại thực phẩm cho trẻ
    - Mỗi thực phẩm có thành phần dinh dưỡng, mỗi loại dưỡng chất nhất định, có quy định rõ về lượng. Cho trẻ ăn ít hơn hay nhiều hơn đều không tốt.
    - Trẻ ăn nhiều loại thực phẩm ưa thích, ăn ít hoặc không ăn thứ không thích, dù có đa dạng thực phẩm thì cũng dẫn tới phá vỡ sự cân bằng tổng tỷ lệ các chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể.

    3. Tập cho bé ăn uống đúng giờ
    - 03 bữa chính trong ngày là nguồn cung cấp dưỡng chất, năng lượng cơ bản cho cơ thể. Ăn vặt không giờ giấc, ăn sát với bữa chính đều làm ảnh hưởng tới dung nạp dinh dưỡng của bữa chính.
    - Cha mẹ nên chuẩn bị đồ ăn cho bé sau khi tan học (nhưng không được quá nhiều) để không ảnh hưởng đến bữa chính.

    4. Cho bé ăn no vừa phải
    - Tổng năng lượng đưa vào cơ thể của 3 bữa phân chia như sau: sáng (30%), trưa (40%), còn lại là bữa tối.
    - Không ăn hoặc ăn ít vào bữa sáng ảnh hưởng đến sức khỏe, làm giảm thể lực, ảnh hưởng đến hoạt động của đại não.

    5. Không ăn thừa chất, ăn uống thanh đạm
    - Tỷ lệ năng lượng trẻ nạp vào mỗi ngày như sau: lương thực (50%), protein (17%), chất béo (25%), còn lại là chất xơ, vitamin, khoáng chất,…
    - Thức ăn nhiều dầu mỡ quá ngấy, khó tiêu hóa, lại thiếu chất xơ dẫn đến chứng táo bón, viêm dạ dày…

    6. Chọn thức ăn phù hợp với thể chất của bé
    Thức ăn dùng để nuôi người nhưng cũng có thể hại người. Cha mẹ nên hiểu rõ thuộc tính thuộc tính ôn nóng, mát của thực phẩm để lựa chọn thức ăn phù hợp với thể chất, thời tiết,… giúp con ăn uống và hấp thụ tốt.

    7. Bữa ăn văn minh
    Môi trường của bữa ăn: yên tĩnh, vui vẻ, tạo thói quen nhai kỹ, nuốt chậm. Giúp trẻ hiểu biết thêm về giá trị dinh dưỡng của thức ăn, kích thích nhu cầu ăn uống của trẻ.

    II. Những sai lầm trong dinh dưỡng của trẻ
    1. Cẩn trọng, không áp dụng ngay những quan điểm về dinh dưỡng được “truyền miệng”

    2. Cho con ăn hoa quả và uống sữa cùng lúc
    - Dễ xảy ra ngộ độc thực phẩm, dẫn đến tiêu chảy,…
    - Các mẹ nên dành thời gian tìm hiểu, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng sản phẩm để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

    3. Cho bé ăn dặm sớm
    - Dẫn tới rối loạn hấp thu, tiêu chảy do men tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện.
    - Ăn dặm trễ sẽ làm bé suy dinh dưỡng, do chỉ ăn sữa sẽ không đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của bé.
    - Độ tuổi ăn dặm thích hợp nhất là từ 06 tháng tuổi.

    4. Không cho trẻ ăn dầu mỡ
    Bé cần 30 – 40% lượng calo từ chất béo mỗi ngày để giúp não bộ và cơ thể phát triển nhanh chóng. Tốt nhất là cho trẻ ăn chất béo từ dầu thực vật, mỡ cá có chứa hàm lượng omega-3 cao giúp tăng sức đề kháng, giảm các căn bệnh viêm nhiễm.

    5. Kiêng khem khi trẻ bị ốm
    Tuyệt đối không nên kiêng ăn vì bé cần dinh dưỡng để chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, do bị bệnh mà bé không cảm thấy ngon miệng, các mẹ không cần lo lắng mà ép bé ăn, cho ăn thành nhiều bữa, nhiều món trong ngày.

    6. Quá ưu tiên đạm
    Lượng đạm quá nhiều dễ làm bé bị rối loạn tiêu hóa và nguy cơ gia tăng chứng biếng ăn.
    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
  16. Mẹ bé Cá

    Mẹ bé Cá Tất cả vì con em chúng ta

    Tham gia:
    10/11/2015
    Bài viết:
    859
    Đã được thích:
    103
    Điểm thành tích:
    83
    cũng cần học hỏi nhiều.note :)
     
    phongkhamdinhduonghn thích bài này.
  17. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Phòng khám cảm ơn bạn đã quan tâm!
     
  18. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi mãn tính có khả năng tiếp thu, học tập kém hơn hẳn so với trẻ phát triển bình thường

    [​IMG]
    Kết quả nghiên cứu của tổ chức y tế bảo vệ – chăm sóc trẻ em quốc tế qua điều tra, khảo sát hàng nghìn trẻ em tại Ấn Độ, Etiopia, Peru và Việt Nam cho thấy chế độ dinh dưỡng thiếu, không hợp lý có thể làm suy giảm trầm trọng khả năng học tập của trẻ. Trẻ 8 tuổi do suy dinh dưỡng thấp còi có nguy cơ nhầm lẫn, làm sai các bài toán hết sức đơn giản, rất khó khăn khi đọc, viết 1 câu đơn giản. Tỷ lệ biết đọc, viết cũng thấp hơn so với trẻ được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ khoảng 20%. Tuy vậy, kết quả nghiên cứu nói trên chỉ chính xác với nhóm trẻ suy dinh dưỡng thể nặng (chỉ số BMI thấp hơn hẳn so với trẻ bình thường). Những trẻ có BMI không quá thấp thì mức độ ảnh hưởng không nhiều. Trong trường hợp này, chỉ số BMI cho thấy các em có vóc dáng nhỏ con hơn các bạn cùng lứa nhưng cơ thể, trí não các em vẫn phát triển hoàn toàn bình thường. Do vậy, phần lớn trẻ suy dinh dưỡng mãn tính gặp phải vấn đề chậm phát triển trí não dễ bắt gặp ở vùng sâu vùng xa, khu vực có tình trạng kinh tế gia đình khó khăn, hiểu biết của cha mẹ thấp kém, nhất là trong lĩnh vực nuôi và chăm sóc trẻ. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay tại các khu vực đồng bằng, đô thị cũng bắt gặp không ít những hiện trạng nói trên.

    Để tránh tình trạng này, bên cạnh việc nâng cao đời sống của người dân, việc cần làm hiện nay là nâng cao hiểu biết của cha mẹ trẻ trong việc nuôi dạy trẻ nhất là cha mẹ quá trẻ tuổi.

    Theo kết quả nghiên cứu của viện dinh dưỡng quốc gia thì suy dinh dưỡng mãn tính liên quan rất nhiều đến thể lực, tầm vóc, sự dẻo dai và phát triển trí tuệ của trẻ sau này.

    Bên cạnh đó, nhiều người Việt đã được xếp vào nhóm thừa cân, có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường... Nguyên nhân một phần do tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi khi còn nhỏ.

    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
  19. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Hướng dẫn sử dụng sữa mẹ và sữa công thức cho trẻ

    [​IMG]

    I. Sữa mẹ
    Sữa mẹ là loại sữa tốt nhất dành cho bé. Các bác sỹ dinh dưỡng luôn khuyên bé nên uống sữa mẹ hoàn toàn trong 06 tháng đầu, sữa mẹ bao gồm những thành phần chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe con trẻ:

    1. Chất béo
    Chất béo trong sữa mẹ thường đi kèm với một enzyme (lipase) có tác dụng giúp các chất béo được trẻ hấp thu tốt hơn, đó chính là nguồn năng lượng đặc biệt giúp bé phát triển và sinh năng lượng.

    2. Protein
    Lượng protein trong sữa mẹ thấp nhưng các acid amin tạo nên các protein này rất quan trọng, trong đó có 1 acid amin đặc biệt (taurin) có số lượng lớn trong sữa mẹ có vai trò quan trọng trong việc phát triển não bộ của trẻ.

    3. Khoáng chất
    Trong sữa mẹ gồm canxi, photpho và sắt, được hình thành ở dạng dễ được cơ thể bé hấp thu, khoảng 50 – 75% chất sắt có trong sữa mẹ sẽ được bé hấp thu.

    4. Thành phần dinh dưỡng khác
    Ngoài Lipase, các enzyme có trong sữa mẹ để hỗ trợ tiêu hóa cho bé, yếu tố tăng trưởng biểu bì có số lượng lớn trong sữa mẹ giúp phát triển các mô tiêu hóa cho bé. Các kích thích tố có trong sữa mẹ giúp cho quá trình trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển sinh lý và tăng cường nhận thức cho bé.

    II. Sử dụng sữa mẹ - sữa công thức
    Do điều kiện công việc hoặc vì lý do nào đó mà nhiều bà mẹ chọn cách cho bé bú song song sữa mẹ và sữa công thức. Tuy vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng không nên pha chung 2 loại sữa này cùng 1 bình, các mẹ nên cho bé bú hết sữa mẹ trước sau đó mới đến sữa công thức. Lý do:

    1. Pha chung 2 loại sữa sẽ rất lãng phí lượng sữa mẹ quý giá nếu bé không ăn hết cả bình sữa. Sữa mẹ luôn được ưu tiên hơn sữa công thức nên việc cho bé bú riêng từng loại sữa sẽ tốt hơn.​

    2. Trong sữa mẹ đã có đủ và cân đối lượng nước. Thành phần chất dinh dưỡng và tỷ lệ các thành phần ở sữa mẹ và sữa công thức không giống nhau. Sữa mẹ đã cân bằng thành phần hoàn hảo cho bé còn sữa công thức cần được pha theo đúng tỷ lệ đã hướng dẫn. Nếu pha chung 2 loại sữa vào 1 bình thành phần nước sẽ bị dư thừa, không tốt cho bé,… Đặc biệt, với trẻ 0 – 6 tháng tuổi, uống nhiều nước làm cản trở khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, nồng độ natri trong cơ thể có thể bị loãng gây nhiễm độc nước ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của bé.​

    3. Khi cho bé bú sữa công thức, các mẹ cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng về lượng sữa và lượng nước phù hợp. Mẹ phải dùng nước đun sôi để nguội pha sữa cho bé, bình sữa và núm ti phải được vô trùng. Nhiệt độ chuẩn để pha sữa cho bé là 40 – 60 độ C và chỉ sử dụng trong vòng 30 phút.​
    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
  20. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Dị ứng thực phẩm ở trẻ nhỏ

    [​IMG]
    Trong khi hầu hết trẻ sơ sinh đều có thể ăn nhiều thực phẩm khác nhau mà không gặp bất kỳ rắc rối nào, một số ít trẻ nhỏ lại bị dị ứng thức ăn. Dị ứng thức ăn tưởng chừng không có gì nguy hiểm nhưng lại có thể gây tử vong. Do đó, các bậc cha mẹ nên làm quen với các triệu chứng cũng như tìm hiểu cách điều trị khẩn cấp khi bé bị dị ứng.

    1. Dị ứng thức ăn là gì?
    Dị ứng thức ăn là một phản ứng không bình thường với thức ăn, gây ra bởi hệ miễn dịch của cơ thể. Trẻ em có hệ miễn dịch và đường ruột còn non yếu, tính thấm của niêm mạc đường tiêu hóa cao, nếu tiếp xúc với những thức ăn có tính dị nguyên cao thì dễ phát triển thành dị ứng.

    2. Triệu chứng dị ứng
    - Triệu chứng dị ứng thức ăn ở trẻ sơ sinh có thể là phát ban, chàm mãn tính hoặc khó thở. Với một số trẻ, triệu chứng thể hiện ở đường tiêu hóa (tiêu chảy, nôn mửa)
    - Những phản ứng nặng hơn có thể gây tử vong, do đó bố mẹ không nên coi nhẹ triệu chứng dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ.

    3. Những trẻ nào dễ bị dị ứng?
    - Trẻ em dưới 1 tuổi đến khi trẻ bắt đầu ăn dặm thường là những đối tượng dễ bị dị ứng nhất vì ở độ tuổi này hệ thống miễn dịch và hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện.
    - Trẻ nào có cả hai bố mẹ cùng mắc các bệnh dị ứng thì 50-80% nguy cơ mắc phải.

    4. Thực phẩm gây dị ứng
    Bất kỳ thực phẩm nào cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng. Dưới đây là những chất phổ biến gây dị ứng ở trẻ sơ sinh:
    - Trứng
    - Sữa
    - Lúa mì
    - Đậu tương, đậu phộng
    - Cây quả hạch ( hạt điều, quả óc chó và quả hạch Brazil)
    - Cá (cá tuyết, cá hồi, cá ngừ)
    - Động vật có vỏ (như cua, tôm hùm, tôm)

    5. Phòng bệnh và điều trị cho trẻ
    5.1. Với tất cả các trẻ
    Sữa mẹ có vai trò quan trọng trong phòng ngừa dị ứng, bé bú mẹ hoàn toàn ít nhất 4 tháng cho đến 6 tháng có thể giúp giảm tần suất viêm da dị ứng ở trẻ dưới 2 tuổi; giảm khởi phát sớm những cơn khò khè ở trẻ dưới 4 tuổi; giảm tần suất dị ứng protein sữa bò trong 2 năm đầu đời.

    5.2. Với những trẻ nguy cơ cao
    - Bao gồm những trẻ không được bú mẹ, nên được cho uống sữa thủy phân đến 4 tháng tuổi. Bà mẹ cho con bú cũng nên hạn chế những thực phẩm có thể gây dị ứng cho trẻ nhằm làm an toàn hoá sữa mẹ.
    - Tuyệt đối tránh những thức ăn mà trẻ bị dị ứng, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi, lứa tuổi bị dị ứng thức ăn cao nhất. Sự kết hợp ăn kiêng với một chế độ bù dưỡng chất từ thực phẩm bổ sung là một giải pháp an toàn.
    - Nhiều đứa trẻ khi lớn lên có khả năng dung nạp các thực phẩm vốn đã từng gây ra dị ứng khi còn nhỏ. Do vậy, cần cho trẻ làm quen dần với những thực phẩm này ở độ tuổi đến trường để nhanh chóng trả lại cho trẻ một chế độ ăn cân bằng và đa dạng.
    Lưu ý: Khi bố mẹ thấy bé có biểu hiện dị ứng cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và tư vấn cụ thể.
    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     

Chia sẻ trang này