Cần giúp: Làm như thế nào để giúp con học tốt?

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi Viet Future, 27/7/2015.

  1. minhhacxuongmai

    minhhacxuongmai Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    24/6/2014
    Bài viết:
    1,100
    Đã được thích:
    137
    Điểm thành tích:
    103
    Đứa lớn của mình cũng là con trai hơn 10 năm nay mình nín thở nay đã được thở phào nhẹ nhõm. Cháu sinh ra cũng giống như những đứa trẻ khác nhưng 1 tuổi cũng chỉ nói được ba,bà, mẹ và 2 tuổi cũng chả tiến triển gì nhưng đến khi 3 tuổi thì nói được cả câu và biết đánh vần và đọc được báo. 2 bà cháu ở nhà cùng với ti vi cháu thuộc chương trình giới thiệu của VTV1 cháu đọc bà chép và bà chép sót cháu phát hiện ra luôn. 3 tuổi rưỡi mới cho đi học mẫu giáo. Vì bận đi làm nên mọi việc khoán cho bà nội vả lại nhà mới có đứa cháu nên bà cũng k cho ai động vào và đưa đón cháu đi học. Đi học trường tư lớp 50-60 con bà xót cháu cho cô tiền để cô cho cháu bà thoải mái tự do đi lại thích làm gì thì làm. Nhưng học được 2 tháng con đã nhớ hết tất cả tên của các bạn trong lớp về nhà cháu đọc tên các bạn cho bà chép nếu bà chép sót tên bạn nào là phát hiện ra. Mình cũng thấy con khác người nhưng bận rồi cũng cho qua rồi con 5 tuổi bắt đầu mua vở tập tô về để tô chữ nhưng con chỉ viết được chữ in như các mục chính của báo con lên học lớp 1 là cả 1 vấn đề gian nan. Con không chịu ngồi yên một chỗ, không tập trung được như các con khác chỉ có cái gì thích thì chỉ cần đọc 1 lần là nhớ. Mình lên mạng và xem thì rất giống 1 thể tự kỷ nhưng đi khám ở BV Nhi bảo không sao, đến việ tâm lý học cả nhà đi tư vấn thì cũng bảo k sao nhưng đến các trung tâm thì bảo có vấn đề rồi cũng qua cấp 1 nhưng cực nhất là cấp 2. Con thì bảo các bạn 1 lũ không biết gì nhưng lực học của con lên xuống thất thường hôm thì điểm cao ngất ngưởng hôm thì thấp tè. Con thuộc típ hiền lành nên toàn bị các bạn nam khác bắt nạt này nào con đi học về có chuyện nhưng do mình đi làm tối ngày có việc gì ở nhà bà đều dấu nhẹm hết nây chỉ việc qua lâu rồi mình mới biết. Con thi lên cấp 3 không đậu nguyện vọng nào cả cũng do kết quả của con thi không tốt chỉ được 38 điểm nhưng cũng do mình không biết để chọn trường phù hợp rồi phải nhờ người quen xin cho con học trường gần nhà và Ba phải dẹp bớt công việc để tham gia ban phụ huynh của lớp rồi của trường. Lên cấp 3 con tự tin hơn hẳn học khá lên năm lớp 12 có anh con bác đỗ trường ngoại thương nên cho về ở cùng đẻ dạy kèm và mẹ lật nhóm mời giáo viên dạy dạy toán, lý, văn, anh. Vừa rồi thi Đại học QG được 87 điểm và thì đại học A1 được 20.25 D1 được 20.5. Từ thằng anh mình rút kinh nghiệm cho đứa em là lập nhóm học từ lớp 7 nay đang học lớp 8 mẹ nhàn hẳn so với thằng anh. Nên con của bạn năm nay mới lên lớp 6 mà kiểu dạy cấp 1 và cấp 2 khác nhau như con của bạn thì đừng cho đi học đại trà theo lớp không thu lại được kết quả vừa mất tiền vừa tốn thời gian. Nên tạo từng nhóm 5-7 con cùng với giáo viên quan tâm con lực học của con sẽ tiến bộ rõ rệt. Chúc bạn thành công
     
    Đang tải...


  2. tindothoitrang2012

    tindothoitrang2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    10/4/2012
    Bài viết:
    1,138
    Đã được thích:
    174
    Điểm thành tích:
    103
    Lứa tuổi này đang thay đổi tâm, sinh lí nên cần nhiều thời gian trò chuyện, tìm hiểu hoạt động sở thích, cởi mở với con thì con sẽ trò chuyện cởi mở với mình, qua đó thì mình sẽ hiểu biết rõ hơn về con, sẽ có cách xử lí tốt hơn mn ạ !!
     
  3. sieusaodadon

    sieusaodadon Thành viên tập sự

    Tham gia:
    17/9/2009
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    Ôi giờ ơi, có gì phải lo. Nhưng nói đùa thôi, trẻ mà không theo dõi thì dễ hư, chắm kỹ quá ích kỷ, tự kỷ. Mình cũng vậy, mệt với con cái quá
     
  4. viemlathiensu

    viemlathiensu Thành viên mới

    Tham gia:
    25/12/2010
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    mình thì rút ra kinh nghiệm từ chính bản thân mình ngày xưa, đã là trẻ con thì phải ham chơi , và thi thoảng không vâng lời cha mẹ. Nhưng lên cấp 2 bắt đầu nhiều bài vở thì việc học cần được tự giác chứ bố mẹ không thể kè kè bên hông để thúc ép được nữa.
    Mình vẫn nhớ năm lớp 6 vẫn ham chơi nhưng biết sợ bố, mỗi lần bị điểm kém là sợ bố, rồi sau này thì thấy cảnh bố mẹ phải làm việc vất vả kiếm tiền, mình thì chỉ biết có duy nhất con đường học tốt mới đỡ vất vả được. thế là thôi quyết tâm và tự bản thân chăm chỉ dần lên.
    Nên mình có lời khuyên là gia đình bạn dành cho con nhiều thời gian hơn, trò chuyện, làm việc cùng nhau, cho con thấy được việc học nó sẽ mang đến cho con kiến thức và có cuộc sống tốt hơn sau này.
     
  5. Viet Future

    Viet Future Thành viên mới

    Tham gia:
    27/7/2015
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Thanks bạn nhiu :)
     
  6. Minh Còi

    Minh Còi Thành viên tập sự

    Tham gia:
    30/7/2015
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Trí nhớ và ký ức được ví như những viên gạch tạo nền tảng cho quá trình học hỏi của con sau này. Bố mẹ hãy tạo tiền đề giúp con học tập tốt hơn với 5 bí kíp đơn giảndưới đây.

    Tiến sĩ Lisa Oakes, chuyên gia nghiên cứu tâm lý tại Trung tâm Trí nhớ và Não bộ Đại học California, Mỹ giải thích thêm rằng: “Quá trình ghi nhớ và thu lượm thông tin từ môi trường xung quanh giúp trẻ phát triển các giác quan và kỹ năng sống”.

    Trẻ không thể ghi nhớ như người lớn, vì chúng chưa có khả năng hồi tưởng chi tiết.

    Theo thời gian, điều này sẽ dần được cải thiện. Ngay từ khi chào đời, bộ não của bé đã bắt đầu làm việc cật lực. Đầu tiên, là dạng trí nhớ tiến trình như các kỹ năng vận động: cách bú mẹ, nuốt, tạo ra âm thanh, cuộn người, theo nghiên cứu của tiến sỹ Stephen Christman – giáo sư tâm lý trường đại học Toledo, Ohio, Mỹ.

    Đến 6 tuần tuổi, trẻ sẽ bắt đầu phát triển bộ nhớ ngữ nghĩa. Nhờ vậy trẻ nhận ra bố mẹ và phân biệt được bố mẹ với người khác. Bắt đầu từ đó trẻ cũng sẽ có cảm nhận về thức ăn, món nào mặn, món nào ngọt, món nào chúng thích.

    Tiếp đó, bé có khả năng nhớ tên mình hay hiểu được ý nghĩa của các từ đơn giản như: quả bóng, con gà, cây kem…. Bước phát triển thứ ba của trí nhớ điển hình như nhớ được lần đầu đi sở thú sẽ bắt đầu ở thời điểm trẻ đến tuổi đi học.

    Mặc dù ghi nhớ là tiến trình tự nhiên, nhưng cha mẹ vẫn có thể giúp con phát triển và thúc đẩy khả năng nhận biết tốt hơn với những gợi ý dưới đây:

    1. Tạo môi trường học tập cho trẻ

    Tiến sỹ Christman chỉ ra “Khi trẻ lần đầu tiếp xúc với con người, sự vật, sự viêc, sẽ có một bộ phận trong não chịu trách nhiệm lưu trữ và ghi nhớ. Đó là do não bé tạo sự kết nối giữa các dây thần kinh. Càng tạo ra nhiều kết nối thì trẻ càng có khả năng học hỏi nhanh hơn”.

    Mẹ âu yếm, chỉ cho bé cách nắm đồ vật, hay cùng nhau vui đùa trên thảm cỏ…. là những cách đơn giản giúp trẻ học hỏi tốt hơn. Một điều quan trọng nữa là hãy khuyến khích trẻ tự mình khám phá một khả năng nào đó ví dụ như cầm một quyển sách, bứt một chiếc lá….

    2. Liên tục lặp lại

    “Bộ não cần thời gian để củng cố các kết nối và kiến thức đã nhận biết, quá trình này đòi hỏi sự lặp lại” tiến sỹ Oakes chia sẻ “Điều này giống như bạn xem một bộ phim lần thứ hai và phát hiện ra những chi tiết bị bỏ sót lần trước. Trẻ sơ sinh hình thành ký ức sâu sắc hơn nếu được tiếp xúc nhiều lần”. Vì thế hãy lặp lại một bài hát, chơi trò chơi yêu thích hàng ngày vào giờ cố định…, hãy thiết lập thói quen, thời gian biểu và thi thoảng thay đổi chúng một chút (ví dụ thay đổi “bà” bằng “ba” trong bài hát quen thuộc) sẽ giúp bé củng cố kiến thức cũ và tiếp nhận những điều mới.

    3. Dùng ngôn ngữ của bạn nói chuyện với trẻ

    Những đứa trẻ thường xuyên giao tiếp với cha mẹ từ nhỏ sẽ có vốn từ vựng phòng phú và học nói nhanh hơn vì chúng có khả năng lưu giữ lượng từ vựng đã được nghe. Ngay khi con bắt đầu bập bẹ ở thời điểm 4-6 tháng tuổi, cha mẹ hãy tạo ra các tương tác như: mỉm cười, giao tiếp bằng ánh mắt, nhắc lại âm thanh trẻ vừa tạo ra và dừng lại cho bé phản ứng. “Việc trao đổi qua lại này giúp bé hiểu cách giao tiếp luân phiên, nghe, hiểu và nhắc lại” theo nghiên cứu của chuyên gia ngôn ngữ Sherry Artermeko, người sáng lập tổ chức “Play on words”.

    Đọc sách là cách hiệu quả giúp trẻ học từ mới. Ví dụ, một câu chuyện về con cừu sẽ có những từ như: cừu, cây cối, cánh đồng, nước…trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Với các hoạt động trong ngày, nên cố gắng miêu tả lại đơn giản và rõ ràng để bé nghe, ví dụ như “Hãy đặt tay con lên chiếc áo kẻ sọc” hay “Gió thật mát, không khí thật trong lành”. Nói chuyện thật nhiều, bé không thể đáp lại bạn nhưng chúng hiểu ý nghĩa và cả cảm xúc khi bạn nói.

    4. Tạo ra các giai điệu

    Trẻ ghi nhớ thông tin tốt hơn nếu chúng có giai điệu, theo các nhà nghiên cứu ở đại học Carnegie Mellon, Pittsburgh. “Những bài hát với nhịp điệu, vần điệu, cấu trúc nhịp nhàng giúp việc ghi nhớ dễ dàng hơn” tiến sỹ Artermenko giải thích. Vì thế hãy cho trẻ thường xuyên nghe những bài hát thiếu nhi đơn giản, có nhịp điệu vui tươi và lặp lại. Khi nói chuyện với bé, hãy dùng vần điệu. Ví dụ, bạn cho bé xem bức ảnh bà ngoại và ngân nga “Đây là bà ngoại, bà ngoại của Bi”….

    5. Tạo không khí vui vẻ

    Trẻ có xu hướng tái hiện lại các cảm xúc tích cực tốt hơn. Trong một nghiên cứu gần đây ở Đại học Brigham, Utah, một đứa trẻ năm tháng tuổi ghi nhớ các dạng hình học tốt hơn khi được tiếp xúc với người hướng dẫn có giọng nói và khuôn mặt vui vẻ, hạnh phúc. Điều đó chỉ ra rằng những cảm xúc tốt sẽ giúp trẻ tập trung và học tập tốt hơn. Vì thế khi cùng chơi hay nói chuyện với bé, cha mẹ hãy thể hiện những biểu cảm vui tươi từ khuôn mặt cho đến giọng nói để con ghi nhớ thông tin tốt hơn nhé.
     
  7. dochoicaocap

    dochoicaocap Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    3/8/2015
    Bài viết:
    1,211
    Đã được thích:
    251
    Điểm thành tích:
    153
    Dành tâm trí và thời gian nhiều hơn cho con, mọi vấn đề sẽ được cải thiện
     
  8. nguyenvan157

    nguyenvan157 vanviva

    Tham gia:
    25/3/2013
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Cha/mẹ nào cũng hết mực yêu quý con tuy nhiên cách thể hiện tình yêu với con cái như thế nào mới là điều quan trọng...
     
  9. tindothoitrang2012

    tindothoitrang2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    10/4/2012
    Bài viết:
    1,138
    Đã được thích:
    174
    Điểm thành tích:
    103

    hay ạ !
     
  10. Nguyễn Quang Sáng

    Nguyễn Quang Sáng Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    23/11/2015
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Hãy lập ra nguyên tắc ! bạn cũng cần thực hiện mà con bạn cũng cần thực hiện ... nếu bạn phá bỏ nguyên tắc của bạn thì con bạn sẽ ko có nguyên tắc
     
  11. Quyên Siu Nhơn

    Quyên Siu Nhơn Thành viên tập sự

    Tham gia:
    25/11/2015
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Vấn đề dạy con sao cho ngoan , học tốt thì có rất nhiều vấn đề còn phải tranh luận. Hiện mình đang là giáo viên luyện chữ tại trung tâm luyện chữ cho trẻ. Mình xin chia sẻ với mẹ cách của mình trên cái tâm của 1 người giáo:

    Muốn cho trẻ học tốt hơn, hiểu bài giảng của cô giáo thì cần tập trung chú ý. Muốn tập trung chú ý , cần loại bỏ 15 điều có tác động đến một điều gì đó xấu như đã nói ở phần trước và phát huy cao độ khả năng của MẮT ( nhìn ) , TAI ( nghe ) , TRÁN ( nghĩ suy ): mắt phải biết xem xét kỹ lưỡng , tai phải biết lắng nghe , trán phải biết suy nghĩ.

    Hướng dẫn bé mắt phải biết quan sát tốt
    Là nhìn thật kỹ. Nhìn thật kỹ cái gì? Là nhìn kỹ theo cử động của bàn tay , của thước kẻ hay ngón của bàn tay có chỉ/ trỏ đang chỉ dẫn trên bảng hoặc nét viết trên bảng. Không nhìn chỗ khác ( nhìn bằng hữu , nhìn lên tường , nhìn lên trần nhà , nhìn xuống gầm bàn , nhìn ra ngoài cửa sổ , nhìn chiếc bút của mình , nhìn áo cô đang mặc… ). Ví như đã trót nhìn lạc hướng thì mau chóng bỏ quá và lập tức nhìn đúng hướng ( theo hoạt động chỉ dẫn của cô giáo ).

    Chỉ cho bé cách lắng nghe thật kỹ
    Lắng nghe là nghe thật kỹ. Nghe kỹ cái gì? Nghe kỹ lời giảng của cô , không nghe các tạp âm khác ( tiếng bạn chuyện trò , tiếng bàn ghế cọt kẹt , tiếng chim kêu ngoài cửa sổ , tiếng rao bán hàng từ xa vọng tới… ). Ví như đã trót nghe phải các tạp âm đó thì mau chóng bỏ quá , ngay tức thì hướng tới tiếng nói , lời giảng của cô giáo.

    Suy nghĩ đúng đắn, logic
    Là biết nghĩ suy đúng hướng , nghĩ suy về lời giảng của cô , về các câu hỏi cô giáo đặt ra , về nhiệm vụ cô giao… Tóm lại là biết nghĩ suy về nhiệm vụ của mình ( hiểu được bài giảng của cô ). Đầu biết nghĩ suy là không nghĩ chuyện lan man , nghĩ suy lạc hướng ( nghĩ về mẹ , nghĩ về ngày sinh nhật của mình , về em bé , về cái răng sắp gẫy , về mai sau được đi chơi công viên… ). Ví như đã trót nghĩ chuyện lan man như vậy thì mau chóng bỏ quá và ngay tức thì hướng tới bài giảng của cô , về nhiệm vụ hiểu bài , nhiệm vụ làm bài tập của mình.


    Mình thấy cách này rất hiệu quả. Mẹ nó tham khảo xem có áp dụng được với bé nhà mình không:
    http://luyenchudepchobe.blogspot.com/2015/11/xay-dung-kha-nang-tu-duy-tich-cuc-cho-tre.html

    Chúc con nhà mình ngoan ngoãn, học giỏi.
     
  12. VitNgann

    VitNgann Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    18/11/2015
    Bài viết:
    496
    Đã được thích:
    73
    Điểm thành tích:
    28
    mình thấy bm phải có thời gian nói chuyện với con , tạ thói quen cho con thích với việc học chứ bé đã sơ học thì k thể tốt được
     
  13. Yến Sào An Nhiên

    Yến Sào An Nhiên Công ty TNHH Yến sào An Nhiên 0938115267

    Tham gia:
    26/12/2014
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Theo mình bạn nên tâm sự cùng con, quan tâm tới con, hãy dùng tình cảm mà khuyên con bạn ạ.Tuổi này đừng dùng roi vì con không sợ nhưng ngược lại còn khó bảo lắm
     
  14. ChuyennhaKienVang

    ChuyennhaKienVang Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    28/10/2015
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    8
    mn đừng chiều con nữa, hãy làm bạn với con để xem tâm lý con thế nào, rồi từ từ chuyển con theo hướng của mình
     
  15. vungoc8482

    vungoc8482 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    27/11/2015
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Với vấn đề này mình nghĩ bạn nên cho bé kiểm tra tâm lý đi chắc do tâm lý bé không ổn định dẫn đấn nhút nhát.
     
  16. rongvang1505

    rongvang1505 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    25/11/2014
    Bài viết:
    1,166
    Đã được thích:
    248
    Điểm thành tích:
    103
    Nên cứ rắn hơn khi dạy con, nhà con phải biết sợ một người mới ổn Đừng chiều chuộng quá nhẹ nhàng ko được thì phải cứng. Nhà mình hai đứa chỉ cần bố lừ mắt là biết sợ, mặc dù bố chăm chút và gần như làm hết thay mình từ tắm rửa đến cho con ăn dạy con học. Nhưng cũng đánh đòn khi con quá hư. Mẹ nó nên bảo bố cùng hợp tác.
     
  17. timgiasuhanoiedu

    timgiasuhanoiedu Tìm gia sư nhanh tại hà nội

    Tham gia:
    8/8/2015
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    mình nghĩ mọi nguyên tắc đều phải được giữ nguyên, có thể mẹ mềm thì bố phải rắn, bố mềm thì mẹ phải rắn, gia đình và xã hội đều như vậy ! có nhiều nguyên tắc không thay đổi và không thế thay đổi. tất nhiên mọi nguyên tắc đều phải tích cực
     
  18. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Liệu có phải cu cậu muốn được quan tâm của bố mẹ và muốn bố mẹ quan tâm đến mình nhiều hơn không?
     
  19. hoangngan1990

    hoangngan1990 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    27/8/2015
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    65
    Điểm thành tích:
    28
    Chị hãy dành nhiều thời gian để hiểu tính cách của con hơn. Và lắng nghe con nói. Và chị thử dùng đến sinh trắc học vân tay, có thể giúp chị hiểu được tính cách, tài năng thiên bẩm của con để chị có hướng cho cháu các môn học mà cháu yêu thích, và cháu học theo chiều hướng nào phù hợp để chau tiếp thu.
    (Em nói thêm về Sinh trắc học vân tay:
    - vân tay được xuất hiến từ tuần thứ 13-19 thai kỳ và nó không thay đổi suốt cả cuộc đời, mỗi loại vân tay là tương ứng đến phần não bộ của con người, nên nó khả năng phát hiện tài năng thiên bẩm của con người, phong cách học tập, các chỉ số IQ, AQ, EQ, tích cách, ...để cho mọi người có thể hòa hợp và hiểu nhau hơn, định hướng cho các con tốt hơn,đó chỉ mới nói sơ lượt thôi. Mẹ nào có muốn tìm hiểu thêm về loại hình khoa học này thì liên hệ với em nhé, e sẽ phổ biến cụ thể hơn. Cmt)
     
  20. HNT_English

    HNT_English Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/10/2015
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    mn cho con đi học nhiều mà không dạy dỗ, chia sẻ với con thì cũng vậy thôi, quan trọng nhất vẫn là sự dạy dỗ của ba mẹ, thầy cô cũng chỉ là một phần nào đó thôi
     

Chia sẻ trang này